Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ GIẢNG DẠY BỘ MÔN GDQP – AN NINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.42 KB, 26 trang )

A.MỞ ĐẦU
I. Lý do chän ®Ò tµi :
Giáo dục quốc phòng cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác
giáo dục quốc phòng toàn dân. Giáo Dục Quốc Phòng là môn học chính khóa nằm
trong chương trình giảng dạy của các trường Trung Học Phổ Thông nhằm rèn
luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố nền
quốc phòng toàn dân vững mạnh. Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên, những
năm qua, Ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh ho¸ luôn quan tâm chỉ đạo
và tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác Giáo Dục Quốc Phòng cho học sinh,
tổ chức hội thao quốc phòng toàn tỉnh hàng năm nhằm đánh giá kết quả học tập và
rèn luyện bộ môn Giáo Dục Quốc phòng tại các nhà trường.
Trong những năm qua, Sở Giáo Dục Đào Tạo Thanh Hóa đã chỉ đạo, xây
dựng kế hoạch hướng dẫn các nhà trường chọn nhiều hình thức tổ chức giảng dạy,
học tập môn học GDQP – AN. Trong các trường Trung học phổ thông giảng dạy
35 tiết mỗi năm học. Từ năm häc 2006 - 2007 đến nay, HS được nâng cao hiểu
biết về truyền thống vẻ vang của dân tộc. Quân đội Nhân dân Việt Nam và một số
nội dung cơ bản về quốc phòng, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể có kỷ luật
Nội dung thực hành luyện tập theo đúng nội dung, ®óng thời gian quy định. Các
nhà trường đều tổ chức thi, kiểm tra, hội thao đánh giá kết quả học tập.
1
Tuy nhiên, còn một số trường Trung học phổ thông và một số cấp ủy đảng,
chính quyền địa phương, các cấp, các ngành nhận thức chưa thật đầy đủ và sâu sắc
về trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giáo dục quốc phòng toàn dân.
Cơ chế tổ chức thực hiện thiếu thống nhất; chưa phối hợp đồng bộ giữa các ngành
chức năng; việc thực hiện công tác giáo dục quốc phòng trong học sinh, chất
lượng còn thấp, thậm chí có nơi thiếu những quy chế, quy định cụ thể về trách
nhiệm quản lý giáo viên và bảo đảm ngân sách. Còn nói đến lực lượng giáo viên
giáo dục quốc phòng phần đa số được đào tạo ngắn hạn liên kết với các trường đại
học hoặc học các lớp tập huấn 3, 4 ngày không có thời gian tự nâng cao trình độ,
tiếp cận với các thông tin kỹ thuật mới.
Qua đó tôi mạnh dạn viết chuyên đề mang ®Ò tµi : “CÁC GIẢI PHÁP


NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ GIẢNG DẠY BỘ MÔN GDQP –
AN NINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1. Mục đích.
Với mục đích đổi mới phương pháp dạy học theo tích cực, làm tăng sự tìm
tòi, tự học, tự phát huy tính sáng tạo của học sinh sao cho phù hợp với xu thế phát
triển của toàn xã hội, làm tăng tính hấp dẫn của môn học, tạo hứng thú và thu hút
học sinh nhiệt tình phối hợp với giáo viên trong việc dạy và học chính là vấn đề
cốt yếu của đề tài này.
2
2. Ý nghĩa
Nếu đề tài thành công, có ý nghĩa và vai trò rất lớn; sẽ tạo ra hứng thú học
của các em học sinh đồng thời chất lượng học tập của các em học sinh cũng sẽ
được nâng lên một cách đáng kể.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nhằm đi sâu vào một vấn đề và chỉ dừng ở mức độ sáng kiến kinh nghiệm
nên tôi chỉ giới hạn đề tài trong phạm vi nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất
lượng trong giảng dạy bộ môn GDQP – AN và tạo ra hứng thú học tập môn
GDQP, AN cho học sinh. Với phạm vi nghiên cứu như vậy, tôi hi vọng sẽ thu
được nhiều kết quả khả quan, góp phần thực hiện nhiệm vụ của một nhà giáo
trong giai đoạn mới.
4. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh THPT Trường THPT Cẩm Thủy I. Trong quá trình áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm, tôi có chú ý đành giá, phân chia theo lớp và phân loại đối tượng
học sinh theo trình độ Khá, Giỏi và học sinh Trung bình, Yếu. tôi lấy lớp 11A1,
11CA5.12C7, 12CA5 để nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chọn đề tài này để nghiên cứu, tôi đề ra những nhiệm vụ cho từng giai đoạn như
sau:
3

a) Giai on 1: (Hc k 1 nm hc 2012- 2013)
iu tra phõn loi gia cỏc lp ca trng. T ú mnh dn ỏp dng
nhng bin phỏp nhm giỳp hc sinh yờu thớch v hc tt b mụn GDQP, AN.
b) Giai on 2: (Hc k II nm hc 2012- 2013)
Phỏt trin sỏng kin kinh nghim thnh ti nghiờn cu. Tip tc ỏp
dng nhng bin phỏp nhm lụi cun hc sinh yờu thớch mụn hc GDQP - AN.
Kho sỏt kim tra ỏnh giỏ hc sinh ly lp 11A1, 11CA5, v 2 lp 12C7 v
12CA 5
B.NI DUNG
I. THC TRNG TRC KHI THC HIN:
1. Thun li :
- Bn thõn tụi c nh trng to iu kin cho i hc lp đào tạo GDQP-AN.
- Bờn cnh ú, tụi cng nhận c s ng tỡnh v giỳp , ng viờn ht sc
nhit tỡnh ca Ban giỏm hiu nh trng v ca bn bố ng nghip.
- Gi dy mụn giỏo dc quc phũng thc s mang li cho tụi s cm hng v
mun tỡm tũi, hc hi nhiu hn na.
2. Khú khn :
- Trang thit b dựng dy hc cng cũn hn ch.
- Sân bãi, nhà tập, mô hình học tập thực hành còn hạn chế cha phù hợp trong giảng
dạy các nội dung thực hành.
4
- Thực tế giảng dạy cha lâu nên kinh nghiệm còn hạn chế.
- B mụn ging dy khụng ỳng vi chuyờn nghnh o to chớnh quy.
II. GII PHP
- Giỏo Dc Quc Phũng -An Ninh trong ngnh giỏo dc ó cú nhng
chuyn bin mnh m t nhn thc ca i ng cỏn b qun lý cỏc cp n vic t
chc thc hin tng c s, nh trng, n v. Cỏc c quan qun lý giỏo dc ó
cú s ch o kiờn quyt thc hin tt nhim v giỏo dc quc phũng - an ninh
trong ton ngnh. i ng giỏo viờn giỏo dc quc phũng cp trung hc ph
thụng ó bc u c hỡnh thnh v phỏt trin. S giỏo dc v o to Thanh

hoá ó tng bc thc hin biờn ch giỏo viờn theo cỏc vn bn quy nh hin
hnh, vic t chc hc rải theo thời khoá biểu theo phõn phi chng trỡnh, kim
tra, ỏnh giỏ kt qu hc tp cho tng hc sinh ó c thc hin theo đúng quy
định. Giỏo dc quc phũng, an ninh cho hc sinh cỏc trng ngy cng cú cht
lng, hiu qu ó to ra mụi trng hc tp, rốn luyn cho hc sinh.
1. To hng thỳ cho hc sinh thụng qua i mi phng phỏp dy v hc:
i mi mnh m sõu rng phng phỏp dy v hc, phng phỏp kim tra,
ỏnh giỏ; Giỏo viờn cn phi i mi phng phỏp ging dy theo hng tớch cc
hoỏ hn na quỏ trỡnh hc tp ca hc sinh, phi to ra c c ch buc hc sinh
phi tham kho ti liu, ch ng nm bt ni dung mụn hc, nhm hiu sõu hn
na kin thc. ng thi, cn ci tin phng phỏp hc tp ca hc sinh, bi hot
ng ca giỏo viờn trờn lp ó bao hm hot ng ca hc sinh; cng nh vy,
5
hoạt động học của học sinh luôn chứa đựng vai trò giảng dạy của giáo viên. Để dự
báo năng lực học tập, tự giáo dục của học sinh, năng lực giảng dạy của giáo viên,
từ đó điều chỉnh, cải tiến phương pháp học tập của học sinh, phương pháp giảng
dạy của thầy thì việc kiểm tra, đánh giá là một công cụ hữu hiệu. Việc kiểm tra,
đánh giá đối với học sinh phải kích thức được sự tự kiểm tra và đánh giá của học
sinh về quá trình học tập của mình. Có như vậy, chúng ta mới thực sự biến quá
trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Ngoài mục đích đánh giá về kiến thức của
học sinh, phải đánh giá được kỹ năng của học sinh, từ đó điều chỉnh việc học của
học sinh, việc dạy của giáo viên.
Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình môn giáo dục quốc
phòng và tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất - kỹ thuật, các trang thiết bị,
phương tiện hỗ trợ công tác dạy và học môn giáo dục Quốc phòng, An ninh; Bên
cạnh những mặt tích cực của giáo trình, thì nội dung chương trình, giáo trình môn
giáo dục quốc phòng nói riêng, cũng như của tất cả các bộ môn khác nói chung có
phần thiên về các kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, nhiều khi nặng về quan
điểm chính trị, đôi chỗ còn hạn chế về hàm lượng khoa học. Chính vì vậy, môn
giáo dục Quốc phòng còn chưa có sức thuyết phục cao đối với những vấn đề do

thực tiễn cuộc sống đặt ra. Các nội dung truyền tải đôi khi còn mang tính trích
dẫn.
Cần phải lồng ghép một số nội dung môn GDQP vào các môn học khác như
Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân v.v để tránh chồng chéo về nội dung. Kiến
6
thức Quốc phòng, An ninh mang tính nội dung chính trị, trừu tượng là chính học
sinh tếp thu bài rất khó dẫn đến chán nản dẫn đến không ưa thích môn học; ví dụ
như trong bài truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam hay bài
truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt Nam, chúng ta nên kể lại
những trận đánh, nhưng tấm gương anh hùng như tô anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy
thân mình chèn bánh pháo, anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu
mai, anh hùng Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng…hay trong bài tác hại của
ma túy ở khối 10 giáo viên cần lấy những vụ án đã xảy ra trong thực tế mà được
được báo, đài đưa tin, những vụ như con giết cha, cháu giết ông, những vụ giết
người cướp của…
2. Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng, An ninh.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có hiệu quả rất nhiều
trong việc tạo hứng thú cho học sinh khi tiếp cận môn học . Từ chỗ giáo viên chỉ
hướng dẫn học sinh qua sách giáo khoa đến nay nhờ sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin bài học trở nên vô cùng phong phú và đa dạng . Học sinh có thể khai
thác thông tin trên mạng Internet để tìm hiểu trước kiến thức. Thực tế như khối 11
có bài giới thiệu súng tiểu liên AK , Muốn tạo sự hứng thú cũng như sự tìm tòi
sáng tạo của học sinh giáo viên phải chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi gợi ý trước
về một số nội dung lớn mà bài học yêu cầu, sau đó phân công, chia nhóm cho học
sinh tìm hiểu trước qua đó học sinh sẽ tự khám phá, tìm hiểu bài học trước. Qua
7
thực tế trải nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng các em không những tìm hiểu được
các câu hỏi giáo viên yêu cầu mà còn có rất nhiều thông tin mới, chi tiết, bởi vì
khi giảng bài này các em rất tò mò muốn được nhìn thấy và cầm thủ khẩu súng nó

như thế nào. Trong quá trình lên lớp, học sinh mang những điều mới lạ, những
điều còn chưa hiểu ra thắc mắc với giáo viên từ đó có thể thấy rằng không những
nội dung bài học được đảm bảo mà còn có những thông tin mới, lạ, bổ ích giúp
cho học sinh thực sự có hứng thú trong việc học tập.
Bên cạnh đó một số bài dạy trừu tượng cần có sự hỗ trợ của công nghệ thông
tin như bài Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK –K11 hay bài lựu đạn Khói - 11, sự hỗ
trợ về hình ảnh chuyển động của súng AK khi bắn, lựu đạn giúp cho học sinh nhìn
thấy rõ sự chuyển động bên trong khẩu súng và lựu đạn, hơn nữa hiệu ứng âm
thanh làm cho học sinh hứng thú khi học tâp. Học sinh vừa nhìn thấy chuyển động
của súng vừa được nghe âm thanh của tiếng súng nổ điều này thu hút khá nhiều
học sinh tập trung chú ý so với trước đó chỉ giới thiệu qua sách giáo khoa. Hay
cách lấy đường ngắm đúng, khi sử dụng CNTT với các hiệu ứng và các âm thanh
như đạn nổ. Và khi ra thực hành các em dễ dàng lấy được đường ngắm đúng. em
sẽ nhận biết nhanh đâu là đường ngắm đúng, biết được quỹ đạo đường đạn bay và
điểm các chạm của đạn trên bia.
3. Tạo hứng thú cho học sinh bằng biện pháp cho các em xem các tư liệu qua
tranh ảnh, mô hình, các đoạn phim.
8
Song song với sử dụng CNTT thì giáo viên nên trình chiếu các loại tranh,
ảnh, các thước phim tư liệu có liên quan đến bài học, điều này nhằm kích thích
tính tò mò, thích thú, tìm hiểu của các em. Ví dụ như ở khối 10 trong bài truyền
thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam hay bài truyền thống của Quân
đội và Công an nhân dân Việt Nam Giáo viên cho Học sinh xem đoạn phim tư liệu
“ Sự thật về chiến tranh Việt Nam” hay đoạn phim tư liệu về các chiến dịch trong
hai cuộc kháng chiến chống pháp và mĩ. Hay ở bài Bom đạn, thiên tai và cách
phòng tránh thì Giáo viên cho các em xem những hình ảnh, những thước phim về
động đất, lũ lụt, bão, hay sóng thần như ở nhật bản năm 3/2011… những sự kiện
này gắn liền thực tế và xẩy ra trong cuộc sống; Ở khối 12 trong bài Công tác
phòng không nhân dân, Giáo viên cho các em xem các hình ảnh về các loại vũ khí
tiên tiến như máy bay tàng hình, tên lửa hành trình, bom nguyên tử… đặc biệt là

cho các em xem các thước phim nói về sự ra đời và sử dụng của các loại vũ khí
tiên tiến được sử dụng trong các cuộc chiến tranh đã nổ ra.
Hay ở khối 11 trong bài giới thiệu súng tiểu liên AK và giới thiệu một số
loại lựu đạn Việt Nam, giáo viên cần có những mô hình về súng tiểu liên AK, lựu
đạn giả, bởi vì đây là những thiết bị mà hầu hết các em rất muốn tò mò, muốn
nhìn tận mắt và dùng tay cầm nó. Hoặc bài Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và Biên
giới Quốc gia; giáo viên trình chiếu đoạn phim tư liệu cập nhật tình hình Biển, đảo
của nước ta để các em kịp thời nắm bắt.
9
Tất cả những tư liệu về hình ảnh, mô hình, những thước phim đó học sinh
rất thích thú xem. Xuất phát từ điều đó chúng ta thấy rằng cho các em xem các tư
liệu qua tranh ảnh, các mô hình, các đoạn phim. Sẽ làm tăng sự hưng phấn học của
các em và chất lượng học sẽ được tăng lên.
Để thực hiện được điều này đòi hỏi Giáo viên phải sưu tầm tranh ảnh, các
thước phim tư liệu có liên quan đến bài học, chuẩn bị máy chiếu, âm thanh, mô
hình học cụ thật chu đáo.
4. Tạo hứng thú cho học sinh cần phải tổ chức các buổi hội thao quốc
phòng, trò chơi để các em có điều kiện giải trí, rèn luyện sức khỏe, thể hiện
năng lực của mình:
Môn Giáo dục Quốc phòng, An ninh là môn học đặc thù vừa có lí thuyết, vừa
có thực hành, vừa giáo dục tư tưởng, vừa giáo dục thể chất. Vì vậy học sinh sau
khi tiếp cận với kiến thức đòi hỏi phải biết vân dụng kiến thức đó vào thực tế.
Giáo viên phải năng động cho học sinh hội thao ngay sau mỗi tiết học, cho lớp học
chia thành nhiều nhóm thi đua với nhau thực hiện nội dung đã học . Qua thực tiễn
cho thấy đa số học sinh hứng thú khi được thi đua với nhau, đây là một sân chơi
vô cùng có ích. Học sinh vừa học vừa chơi, học đến đâu vận dụng ngay đến đó,
phần thưởng có thể chỉ là lời khen , hình thức thua phải chịu phạt như hát một bài
hát theo chủ đề v v Học sinh sẽ không còn thấy tiết học khô khan căng thẳng,
ngược lại sự vận động vui vẻ luôn luôn kèm theo tiếng cười sẽ giúp các em thư
10

giãn đầu óc, đồng thời thể lực cũng được rèn luyện và yêu thích môn học hơn.
Như tổ chức cho các em thi tháo và lắp súng tiểu liên AK được tính bằng giây
Trong bài súng tiểu liên AK Thi ném lựu đạn xa và trúng đích trong bài lựu
đạn…
Để giảng dạy tốt, giáo viên giáo dục Quốc phòng, An ninh trước hết phải có
kiến thức sâu rộng. Cho nên, việc có ý thức tự trau dồi, tích luỹ kiến thức qua việc
tự học, tự nghiên cứu, nhằm làm giàu tri thức phục vụ chuyên môn phải được coi
trọng, đặc biệt giáo viên cần có năng khiếu về điều khiển trò chơi. Ngoài ra, việc
cập nhật thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò hết sức
quan trọng, giúp cho giáo viên có nhiều kiến thức mới, phong phú.
- Những kết quả đạt được đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà
nước về công tác giáo dục quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, trong lãnh đạo, chỉ
đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh của các trường
còn bộc lộ một số hạn chế như sau :
* Nhận thức và trách nhiệm của một số cán bộ lãnh đạo các nhà trường và địa
phương đối với nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh chưa sâu sắc, từ đó chưa
thật sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư đúng mức cho công tác này. Còn có những
trường chưa coi giáo dục quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ lâu dài, ỷ lại vào sự
giúp đỡ của các đơn vị và cơ quan quân sự địa phương; chưa thực hiện tốt chế độ
11
báo cáo, sơ kết, tổng kết theo quy định dẫn đến việc quản lý, chỉ đạo chưa kịp
thời, kém hiệu quả.
* Đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng, an ninh chưa đáp ứng
kịp với yêu cầu phát triển cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt có trường gần
như chưa có giáo viên đã qua đào tạo dù ở bất cứ hình thức nào. Việc đào tạo giáo
viên cho các trường trung học phổ thông vẫn chưa thật sự mang tính chiến lược;
chưa có phương án và giải pháp cụ thể cho việc tạo nguồn giảng viên giáo dục
quốc phòng trong các nhà trường Trung học Phổ Thông. Điều đáng bàn ở đây là
có rất nhiều trường THPT chỉ học môn GDQP- AN qua loa, cho rằng đây là môn
phụ, cần dành thời gian cho những môn thi tốt nghiệp,cho nh÷ng m«n thi ®¹i häc.

Trên thực tế, tại các trường THPT hiện nay, sè lîng gi¸o viªn chuyªn tr¸ch về
GDQP cßn Ýt. Vì vậy, mặc dù hằng năm, ngành GD-ĐT phối hợp với Bộ Chỉ huy
Quân sự Tỉnh, trường Quân sự Tỉnh đã huy động hàng trăm giáo viên quân sự của
các trường về tham gia lớp tập huấn, song vẫn chưa bảo đảm đúng yêu cầu, quy
chế của môn học. Hầu hết các lớp học hiện nay đa số học sinh đều không có ý
thức và xem thường bộ môn Giáo dục quốc phòng… ảnh hưởng đến chất lượng
học tập.Trước thực tế ấy, các nhà trường cần phải tuyên truyền, vận động, nêu cao
ý thức, trách nhiệm của mỗi học sinh, giáo viên cÇn cùng nhau học tập và giảng
dạy bộ môn GDQP - AN tại trường. Để thuận lợi cho việc tổ chức giảng dạy, quản
lý và rèn luyện học sinh, khi học GDQP -AN, các nhà trường phổ thông nên phân
nhiệm vụ cho các tổ bộ môn để đổi mới hình thức, phương pháp giảng dạy môn
học GDQP -AN trong thời gian tới bao gồm: Tập trung bồi dưỡng, xây dựng đội
12
ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, phương pháp sư phạm tốt, tâm huyết
và gắn bó với nhiệm vụ GDQP -AN cho học sinh; Đặc biệt coi trọng việc nghiên
cứu cải tiến và đổi mới phương pháp dạy và học. Đổi mới phương pháp thi, kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; Tích cực chủ động biên soạn mới giáo
trình, tài liệu tham khảo cho môn học; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo; Đổi mới, cải tiến công tác quản lý đào tạo, nêu cao vai trò
của người dạy, người học.
Cụ thể:
Đối với giáo viên: Thực hiện đúng giờ giấc lên lớp, trang phục đúng quy
định, ngôn ngữ động tác phải đúng và chuẩn mực. Đặt công tác giáo dục nề nếp
lên ưu tiên hàng đầu trong giảng dạy bộ môn này. Tổ chức các hoạt động giáo dục
cần phong phú, đa dạng kích thích được sự ham học của học sinh. Chú trọng trong
công tác tuyển chọn, bồi dưỡng lực lượng tham gia hội thao GDQP toàn tỉnh hàng
năm.
Đối với học sinh: Đảm bảo trang phục theo đúng yêu cầu, thực hiện đúng
những nội quy giờ học.
* Việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học ở các trường, các cơ sở giáo dục và

đào tạo còn hạn chế. Hình thức tuyên truyền chưa đa dạng phong phú và chưa
thường xuyên, liên tục.
13
Nhằm khắc phục hạn chế, nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn
Giáo Dục Quốc Phòng – An ninh ở các trường THPT trong thời gian tới, tôi đề
xuất một số giải pháp chủ yếu sau :
Nâng cao hơn nữa nhận thức của giáo viên và học sinh về vị trí, vai trò của
môn Giáo Dục Quốc Phòng trong chương trình đào tạo: Nhìn chung, giáo viên và
học sinh đã có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của môn Giáo Dục Quốc
Phòng – An ninh trong chương trình đào tạo. Song phải thừa nhận một thực tế
rằng, ở một bộ phận không nhỏ học sinh và một số ít giáo viên có biểu hiện coi
thường, xem nhẹ môn học này. Việc nhận thức về môn học như vậy chắc chắn sẽ
ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Giáo viên không hoàn toàn chuyên tâm cho
chuyên môn, chỉ dạy làm sao cốt xong việc, không thể truyền nhiệt huyết cho học
sinh, chưa cổ vũ, động viên đúng lúc, đúng chỗ kịp thời trong nỗ lực học tập của
học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt lười học và yếu tố quan trọng đảm bảo thành
công của giờ giảng. Còn học sinh rơi vào tình trạng học đối phó, kém hào hứng
trong học tập. Do vậy, việc làm đầu tiên và cần thiết là phải nhanh chóng khắc
phục tình trạng này, có biện pháp nâng cao hơn nữa về mặt nhận thức trong toàn
ngành giáo dục. Cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục quốc phòng -An ninh một
cách sâu rộng, khơi dậy tinh thần trách nhiệm của tất cả mọi người đối với việc
học tập, nghiên cứu môn giáo dục quốc phòng - An ninh trong các nhà trường
THPT.
14
Tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên môn giáo
dục quốc phòng – An ninh. Như đã nêu ở trên, đội ngũ giáo viên môn giáo dục
quốc phòng – An ninh vẫn còn thiếu nhiều về số lượng. Do vậy, trong thời gian
tới, cần nhanh chóng phát triển đội ngũ, tránh tình trạng giáo viên phải đảm nhận
số giờ vượt chuẩn quá cao. Để đạt mục tiêu này, một mặt cần chú trọng vào đối
tượng sinh viên đang được đào tạo chuyên ngành môn giáo dục quốc phòng - An

ninh tại các trường đại học. Mặt khác cần tạo điều kiện thu hút tuyển dụng lực
lượng giáo viên từ bên ngoài (đáp ứng đầy đủ tiêu chí mà Sở giáo dục đào tạo đề
ra). Đủ giáo viên là điều kiện kiên quyết đảm bảo việc nâng cao chất lượng giảng
dạy.
Song song với việc chú ý số lượng, việc chú trọng chất lượng của đội ngũ
giáo viên là vô cùng quan trọng đây là yếu tố quyết định chất lượng của giáo dục.
Phải không ngừng bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lương
tâm và trách nhiệm nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng.
Phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng là một trong những tiêu chuẩn của người
giáo viên THPT. Đối với giáo viên giáo dục quốc phòng, điều này càng cần thiết,
bởi họ không chỉ là giáo viên quân sự, có nhiệm vụ truyền thụ kiến thức, huấn
luyện các kỹ năng quân sự phổ thông cơ bản, mà còn là người giáo dưỡng cho học
sinh đạo đức, hình thành lý tưởng, chuẩn mực đạo đức cho thế hệ trẻ, tuyên truyền
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc nâng
cao trình độ chuyên môn và khả năng nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên
15
giáo dục quốc phòng – An ninh là việc làm cấp bách, cần tiến hành thường xuyên.
Để giảng dạy tốt, giáo viên giáo dục quốc phòng – An ninh trước hết phải có kiến
thức sâu rộng. Cho nên, việc có ý thức tự trau dồi, tích luỹ kiến thức qua việc tự
học, tự nghiên cứu, nhằm làm giàu tri thức phục vụ chuyên môn phải được coi
trọng hàng đầu. Ngoài ra, việc cập nhật thông tin qua các phương tiện thông tin
đại chúng đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp cho giáo viên có nhiều kiến thức
mới, phong phú trong nội dung bài nói,bài giảng.
Mặt khác, đối với giáo viên giáo dục quốc phòng , công việc giảng dạy phải
gắn liền với nghiên cứu khoa học. Đây là con đường ngắn nhất để không ngừng
tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, gọt sắc tư duy, góp phần tìm ra những hình
thức, biện pháp thích hợp truyền đạt tri thức tới người học. Cần lưu ý rằng, để
phục vụ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, hướng nghiên cứu của
các giáo viên giáo dục quốc phòng nên tập trung trực tiếp vào nội dung kiến thức
môn học hay những yếu tố tham gia vào quá trình dạy và học như: Đổi mới

phương pháp giảng dạy, đổi mới nội dung chương trình học tập
Đổi mới mạnh mẽ sâu rộng phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm
tra, đánh giá. Giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích
cực hoá hơn nữa quá trình học tập của học sinh, phải tạo ra được cơ chế buộc học
sinh phải tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung môn học, nhằm hiểu sâu
hơn nữa kiến thức. Đồng thời, cần cải tiến phương pháp học tập của học sinh, bởi
hoạt động của giáo viên trên lớp đã bao hàm hoạt động của học sinh. Cũng như
16
vậy, hoạt động học của học sinh luôn chứa đựng vai trò giảng dạy của giáo viên.
Để dự báo năng lực học tập, tự giáo dục của học sinh, năng lực giảng dạy của giáo
viên, từ đó điều chỉnh, cải tiến phương pháp học tập của học sinh, phương pháp
giảng dạy của thầy thì việc kiểm tra, đánh giá là một công cụ hữu hiệu. Việc kiểm
tra, đánh giá đối với học sinh phải kích thÝch được sự tự kiểm tra và đánh giá học
sinh về quá trình học tập của mình. Có như vậy, chúng ta mới thực sự biến quá
trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Ngoài mục đích đánh giá về kiến thức của
học sinh, phải đánh giá được kỹ năng của học sinh, từ đó điều chỉnh việc học của
học sinh, việc dạy của thầy. Ở đây, có thể sử dụng thường xuyên hơn nữa các hình
thức: Kiểm tra giữa kỳ, bài tập về nhà, viết tiểu luận và thi vấn đáp.
Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình môn giáo dục quốc
phòng – An ninh và tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất , kỹ thuật, các trang thiết
bị, phương tiện hỗ trợ công tác dạy và học môn giáo dục quốc phòng – An ninh.
Bên cạnh những mặt tích cực của giáo trình, thì nội dung chương trình, giáo trình
môn giáo dục quốc phòng – An ninh nói riêng, cũng như của tất cả các bộ môn
khác nói chung có phần thiên về các kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, nhiều
khi nặng về quan điểm chính trị, đôi chỗ còn hạn chế về hàm lượng khoa học.
Chính vì vậy, môn giáo dục quốc phòng – An ninh còn chưa có sức thuyết phục
cao đối với những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra. Các nội dung truyền tải
đôi khi còn mang tính kinh viện, trích dẫn. Đổi mới nội dung, chương trình môn
học giáo dục quốc phòng – An ninh thời gian tới phải khắc phục được tối đa
17

những hạn chế kể trên. Cần phải lồng ghép một số nội dung môn GDQP - AN vào
các môn học khác như lịch sử, địa lý, giáo dục công dân v.v để tránh chồng chéo
về nội dung.
Một trong những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học
môn giáo dục quốc phòng – An ninh là cơ sở vật chất, các phương tiện hỗ trợ cho
quá trình dạy và học. Hiện nay, những điều kiện nêu trên mới chỉ dừng lại ở mức
độ đáp ứng được một phần yêu cầu. Do vậy, cần trang bị thêm những phương tiện
cần thiết nhất, bổ sung các loại giáo trình, sách báo, tài liệu tham khảo trong hệ
thống thư viện là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là các loại tài liệu tham khảo phải
được cập nhật thường xuyên, đảm bảo việc khai thác thông tin từ Internet. Tóm
lại, để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn học này, cần phải thực hiện
đồng bộ nhiều vấn đề, trong đó xây dựng, kiện toàn đội ngũ giáo viên giáo dục
quốc phòng đủ về số lượng, đảm bảo về trình độ, chất lượng chuyên môn, nghiệp
vụ được coi là trọng tâm, cơ bản. Nghiên cứu về thực trạng và giải pháp nâng cao
chất lượng dạy và học môn giáo dục quốc phòng – An ninh là một vấn đề lớn,
khó khăn và phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức, trí tuệ tập thể. Đây không chỉ là yêu
cầu đặt ra đối với riêng các nhà trường THPT ở Tỉnh Thanh ho¸ mà là vấn đề cấp
thiết trong cả hệ thống các trường trong cả nước. Vì vậy để giải quyết vấn đề, cần
có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa nhiều ban, ngành, cơ quan. Trong khuôn
khổ hạn hẹp của một bài viết, những vấn đề mà tôi đưa ra mới chỉ là những nghiên
cứu bước đầu, với hy vọng sẽ nhận được những đóng góp thiết thực và quý báu
18
của các nhà quản lý, của đội ngũ những người làm công tác giáo dục quốc phòng
– An ninh , nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn giáo dục quốc
phòng – An ninh ở các trường THPT ®Ó thực hiện tốt mục tiêu đào tạo chung,vµ
®¹t ®îc kÕt qu¶ cao trong c«ng t¸c gi¶ng d¹y.
III. KẾT QUẢ.
Bước đầu thực hiện các biện pháp trên so với trước đây, tôi nhận thấy kết
quả thật khả quan, sự hứng thú trong học tập môn Giáo dục Quốc phòng, An ninh
của học sinh được nâng lên rõ rệt. Tiết học không còn căng thẳng, khô khan hay

nhàm chán. Ngược lại học sinh có sự chuyển biến tích cực rất nhiều; chịu khó tìm
tư liệu nhiều hơn, những điều chưa hiểu cũng được mạnh dạn trao đổi với bạn bè
và Giáo viên. Hào hứng trong mỗi lần diễn ra hội thao nhỏ sau tiết học. Vì vậy kết
quả được tăng lên rõ rệt . Cụ thể như sau:
- Kết quả lớp được dạy ứng dụng công nghệ thông tin và lớp không sử
dụng ứng dụng công thông khi lấy đường ngắm đúng (Nội dung bài “Kỹ thuật
bắn súng tiểu liên AK” – Khối 11.
Lớp Số học sinh
Sử dụng CNTT trong giảng
dạy lấy đường ngắm đúng
Số em biết lấy
đường ngắm đúng
khi ra thực địa
Tỷ lệ
11A1 40 Có 30 75,0%
11CA5 45 Không 21 46,7%
19
- So sánh Kết quả học tập của 2 lớp chọn học kỳ I năm học 2012 – 2013 và
học kỳ II năm học 2012 - 2013
C. KẾT LUẬN
Như vậy chất lượng dạy và học môn Giáo dục Quốc phòng, An ninh sẽ
được nâng lên nếu như giáo viên tích hợp việc đổi mới phương pháp dạy học , đẩy
mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, sưu tầm và cho các em
xem tranh ảnh, các đoạn phim tư liệu liên quan đến bài học, tạo sân chơi lành
mạnh cho học sinh đan xen sau những tiết học, hoặc tổ chức hội thao cấp trường
cho học sinh có cơ hội thi đua với nhau tạo hứng thú trong học tập môn Giáo dục
Quốc phòng, An ninh cho học sinh. Góp phần nâng cao chất lượng của học sinh.
Muốn tạo ra được hứng thú cho học sinh học tập môn GDQP, AN để nâng
cao chất lượng của học sinh, cần trang bị thêm những phương tiện cần thiết nhất,
bổ sung các loại giáo trình, sách báo, tài liệu tham khảo trong hệ thống thư viện là

vô cùng cần thiết. Đặc biệt là các loại tài liệu tham khảo phải được cập nhật
thường xuyên; đảm bảo việc khai thác thông tin từ Internet.
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
TS Tỷ lệ TS Tỷ lệ TS Tỷ lệ TS Tỷ lệ TS Tỷ lệ
12C7 40 9 22,5 24 60 7 17,5 0 0 0 0
12CA5 45 22 48.9 19 42.2 4 8,9 0 0 0 0
20
I. Bài học kinh nghiệm
Trước hết, người thầy phải luôn có lòng yêu nghề , yêu người, có ý thức
trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp dụng
những cái mới vào trong thực tiễn giảng dạy.
Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, dự giờ đồng nghiệp, tham dự đầy
đủ các lớp tập huấn chuyên môn…để nắm bắt những thông tin về nội dung,
phương pháp của chương trình. Từ đó, giáo viên mới có thể lập một kế hoạch bài
học cho mình một cách khoa học, có sự tích hợp giữa kiến thức các môn học với
nhau.
Giáo viên cần nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho bản thân.
Cần đổi mới phương pháp dạy học như lồng ghép với các môn khác như
Lịch sử, Địa lý, GDCD…tránh sự nhàm chán, khô cứng của bộ môn.
Cần tích cực áp dụng CNTT và sử dụng các loại tranh ảnh, các đoạn phim
tư liệu vào trong quá trình giảng dạy, nhằm thu hút sự chú ý, tạo ra hứng thú học
tập và hiểu bài nhanh hơn của các em.
II. Kiến nghị
21
Với những kết quả ban đầu thu được sau một thời gian áp dụng sáng kiến
kinh nhiệm “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ TRONG GIẢNG DẠY BỘ
MÔN GDQP – AN BẬC THPT”
Tôi hy vọng sẽ nhận được những đóng góp thiết thực và quý báu của các
nhà quản lý, đồng nghiệp, của đội ngũ những người làm công tác giáo dục Quốc

phòng, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn giáo dục Quốc phòng,
An ninh ở các trường THPT nói chung và trường THPT Cẩm Thủy I nói riêng,
thực hiện tốt mục tiêu đào tạo chung.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Thanh hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Trần Ngọc Sự
22
Tài liệu tham khảo
1. SGK GDQP – lớp 11.
2. SGK GDQP – lớp 12
3. SGV GDQP – lớp 11
4. SGV GDQP – lớp 12
23
24
MỤC LỤC
A. Mở đầu Trang
I. Lí do chọn đề tài 1
1. Mục đích 1
2. Ý nghĩa 2
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Đối tượng nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
B. Nội dung 2
I. Thực trạng giảng dạy 2
1. Thuận lợi 3
2. Khó khăn 3
II. Giải pháp 3

1. Tạo hứng thú cho học sinh bằng biện pháp đổi mới phương pháp
dạy và học 5
25

×