Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Đánh giá tác động và tính tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất lúa nước tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.29 MB, 133 trang )

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC







NGUYỄN THỊ THÙY LINH






ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ TÍNH TỔN THƢƠNG DO BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SẢN XUẤT LÚA NƢỚC TỈNH NAM ĐỊNH







LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU











HÀ NỘI – 2014
ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC






NGUYỄN THỊ THÙY LINH






ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ TÍNH TỔN THƢƠNG DO BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SẢN XUẤT LÚA NƢỚC TỈNH NAM ĐỊNH






LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm



Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Phan Văn Tân





HÀ NỘI – 2014

iii

MỤC LỤC
MỤC LỤC I
DANH MỤC CÁC BẢNG VI
DANH MỤC CÁC HÌNH IX
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 3
1.1.1. Khái niệm tính dễ bị tổn thương(TDBTT) 3
1.1.2. Các phương pháp đánh giá TDBTT 5
1.2. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA NƢỚC TỈNH NAM ĐỊNH 22
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa nước của tỉnh Nam Định: 22

1.2.2. Cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ cho sản xuất lúa nước tỉnh Nam Định: 26
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 29
2.1. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU TỚI SẢN XUẤT LÚA NƢỚC 29
2.1.1. Xây dựng bài toán: 29
2.1.2. Xác định các chỉ số phụ và chỉ số thành phần của độ phơi nhiễm (E) 34
2.1.3. Xác định các chỉ số phụ và chỉ số thành phần của độ nhạy (S) 38
2.1.4. Xác định các chỉ số phụ và chỉ số thành phần khả năng thích ứng (AC)
40
2.2. SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU DÙNG CHO ĐÁNH
GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ TDBTT DO BĐKH TỚI SẢN XUẤT LÚA NƢỚC TỈNH
NAM ĐỊNH 43
2.2.1. Số liệu dùng để đánh giá tác động của BĐKH tới sản xuất lúa nước
trong giai đoạn hiện tại 43
2.2.2. Số liệu và phương pháp xử lý số liệu dùng để đánh giá tác động của
BĐKH tới sản xuất lúa nước giai đoạn năm 2020 44
2.2.3. Số liệu dùng để xác định chỉ số dễ bị tổng thương do tác động của
BĐKH tới sản xuất lúa nước tỉnh Nam Định. 64
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 65
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SẢN XUẤT LÚA
NƢỚC TỈNH NAM ĐỊNH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 65
3.1.1. Ảnh hưởng của bão, lũ: 65
3.1.1. Ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn: 67
iv

3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SẢN XUẤT LÚA
NƢỚC TỈNH NAM ĐỊNH TỚI NĂM 2020. 71
3.2.1. Tác động của BĐKH tới khả năng đáp ứng nhu cầu nước cho tỉnh Nam
Định tới năm 2020. 71
3.2.2. Tác động xâm nhập mặn và nước biển dâng tới sản xuất lúa nước tỉnh

Nam Định năm 2020 73
3.2.3. Tác động mưa 5 ngày max tới sản xuất lúa nước tỉnh Nam Định năm
2020. 81
3.3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƢƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU TỚI SẢN XUẤT LÚA NƢỚC TỈNH NAM ĐỊNH. 96
3.3.1. Mức độ tổn thương do tác động của BĐKH tới sản xuất lúa nước giữa
các vùng trong tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay. 96
3.3.2. Mức độ tổn thương do tác động của BĐKH tới sản xuất lúa nước giữa
các vùng trong tỉnh Nam Định năm 2020 với kịch bản hiện trạng thủy lợi 2010. 105
3.3.3. Mức độ tổn thương do tác động của BĐKH tới sản xuất lúa nước giữa
các vùng trong tỉnh Nam Định năm 2020 với quy hoạch thủy lợi 2020 hoàn thành. . 112
KẾT LUẬN 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
PHỤ LỤC 123





v

CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH
Biến đổi khí hậu
GDP
Tổng sản phẩm nội địa
HTTL
Hiện trạng thủy lợi
IPCC

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu.
KNK
Khí nhà kính
KTCTTL
Khai thác công trình thủy lợi
NBD
Nước biển dâng
PRA
Đánh giá nhanh có sự tham gia
SRES
Báo cáo về kịch bản phát thải
QHTL
Quy hoạch thủy lợi
TDBTT
Tính dễ bị tổn thương
UNFCCC
Chương trình khung về Biến đổi khí hậu Liên hợp quốc
XNM
Xâm nhập mặn

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. 1. Tính dễ bị tổn thương trong đánh giá của hội chữ thập đỏ 16
Bảng 1. 2. Bảng ma trận đánh giá tính DBTT do BĐKH trong hiện tại. 17
Bảng 1. 3 . Bảng ma trận đánh giá tính DBTT do BĐKH trong tương lai. 18
Bảng 1. 4 . Tăng trưởng và cơ cấu ngành nông nghiệp 24
Bảng 1. 5. Bảng thống kê diện tích các vụ lúa của tỉnh Nam Định năm 2010 và kế
hoạch 2020 ( Đơn vị: ha) 24

Bảng 1. 6. Bảng thống kê năng suất lúa nước của các vùng trong tỉnh Nam Định 25

Bảng 2. 1. Bảng sắp xếp dữ liệu chỉ số phụ theo vùng 31
Bảng 2. 2. Tác động của biến đổi khí hậu và các yếu tố liên quan tác động đến sản
xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa nước nói riêng 35
Bảng 2. 3. Bảng các biến thành phần của độ phơi nhiễm trong tính toán chỉ số DBTT
37
Bảng 2. 4. Bảng các biến thành phần của độ nhạy trong tính toán chỉ số DBTT 39
Bảng 2. 5 .Bảng các biến thành phần của khả năng thích ứng AC 42
Bảng 2. 6. Kịch bản biến đổi khí hậu năm 2020 ( Kịch bản B2) cho Nam Định 45
Bảng 2. 7. Danh sách các trạm khí tượng dùng trong tính toán nhu cầu nước 45
Bảng 2. 8. Diện tích cần cấp nước năm 2020 45
Bảng 2. 9. Số liệu dân số đô thị, nông thôn, công nghiệp tập trung trong tỉnh năm 2020
46
Bảng 2. 10. Các thông số thiết kế các hồ chứa phòng lũ thượng nguồn 49
Bảng 2. 11. Địa hình lòng dẫn sông Hồng- Thái Bình 51
Bảng 2. 12 . Các trạm thủy văn dùng đ th nghiệm và kim định mô hình 52
Bảng 2. 13. Kết quả hiệu chỉnh thông số mô hình 55
Bảng 2. 14. Kết quả kim định mô hình 56
Bảng 2. 15. Phân tích hiệu quả và so sánh độ mặn trung bình tính toán và thực đo tại
bước hiệu chỉnh và kim định mô hình 57
Bảng 2. 16. Phân vùng tiêu toàn tỉnh Nam Định 58
Bảng 2. 17. Lượng mưa lớn nhất năm có thời đoạn ngắn tại một số trạm đin hình 61
Bảng 2. 18. Bảng thống lượng mưa 3, 5, 7 ngày lớn nhất trung bình nhiều năm tại
các trạm tính toán 62
Bảng 2. 19. Thống kê tham số đường tần suất mưa 1,3,5,7 ngày max của trạm khí
tượng s dụng trong tính toán tiêu thoát nước 62
vii

Bảng 2. 20. Thống kê tham số đường tần suất mưa 1,3,5,7 ngày max của trạm Phủ Lý

63
Bảng 2. 21. Thu phóng mô hình mưa tiêu thiết kế 5 ngày max tại các trạm 63
Bảng 2. 22. Trạm khí tượng s dụng trong tính toán cho từng khu vực. 64

Bảng 3. 1. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn tới sản xuất lúa nước năm 2010 68
Bảng 3. 2. Nhu cầu nước cho các ngành nghề năm 2020 của tỉnh Nam Định có tính
đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ( tính theo từng tháng) 71
Bảng 3. 3 . Bảng kết quả tính toán cân bằng nước, khả năng đáp ứng nhu cầu nước
của tỉnh Nam Định năm 2020 dưới tác động của BĐKH 73
Bảng 3. 4 . Bảng thống kê diện tích ngập lụt và xâm nhập mặn năm 2020 TH hiện
trạng thủy lợi 75
Bảng 3. 5. Diện tích ngập lụt và xâm nhập mặn năm 2020 79
Bảng 3. 6. Bảng thống kê diện tích ngập theo chiều sâu ngập khu Bắc tỉnh Nam Định
năm 2020 với kịch bản hiện trạng thủy lợi 83
Bảng 3. 7. Bảng thống kê sơ bộ diện tích ngập lụt trong thời gian mô phỏng tại các ô
tiêu thuộc quản lý của công ty KTCTTL Nam Ninh năm 2020 với kịch bản HTTL 84
Bảng 3. 8 . Bảng thống kê sơ bộ diện tích ngập lụt trong thời gian mô phỏng tại các ô
tiêu thuộc quản lý của công ty KTCTTL Xuân Thủy năm 2020 với kịch bản HTTL 85
Bảng 3. 9. Bảng thống kê sơ bộ diện tích ngập lụt trong thời gian mô phỏng tại các ô
tiêu thuộc quản lý của công ty KTCTTL Hải Hậu năm 2020 với kịch bản HTTL 86
Bảng 3. 10 . Bảng thống kê sơ bộ diện tích ngập lụt trong thời gian mô phỏng tại các ô
tiêu thuộc quản lý của công ty KTCTTL Nghĩa Hưng năm 2020 với kịch bản HTTL 87
Bảng 3. 11. Diện tích ngập lụt năm 2020 của từng khu vực với kịch bản HTTL 88
Bảng 3. 12. Bảng diện tích ngập úng tại các ô tiêu thuộc công ty KTCTTL Bắc Hà
Nam ứng với kịch bản QHTL 90
Bảng 3. 13. Bảng diện tích ngập úng tại các ô tiêu thuộc công ty KTCTTL Nam Ninh
ứng với kịch bản QHTL 91
Bảng 3. 14. Bảng diện tích ngập úng tại các ô tiêu thuộc công ty KTCTTL Xuân Thủy
ứng với kịch bản QHTL 91
Bảng 3. 15 .Bảng diện tích ngập úng tại các ô tiêu thuộc công ty KTCTTL Hải Hậu

ứng với kịch bản QHTL 92
Bảng 3. 16. Bảng diện tích ngập úng tại các ô tiêu thuộc công ty KTCTTL Nghĩa
Hưng ứng với kịch bản QHTL 92
Bảng 3. 17. Diện tích ngập lụt với kịch bản quy hoạch thủy lợi 2020 đã hoàn thành . 93
viii

Bảng 3. 18 . So sánh diện tích ngập úng do mưa 5 ngày max năn 2020 với kịch bản
hiện trạng thủy lợi và QHTL hoàn thành 93
Bảng 3. 19. Bảng thông số đầu vào cho tính toán chỉ số độ phơi nhiễm E năm 2010 97
Bảng 3. 20. Bảng kết quả tính toán chỉ số độ phơi nhiễm E năm 2010 98
Bảng 3. 21. Bảng thông số đầu vào cho tính toán chỉ số độ nhạy S năm 2010 98
Bảng 3. 22. Bảng kết quả tính toán chỉ số độ nhạy S năm 2010 99
Bảng 3. 23. Bảng thông số đầu vào cho tính toán chỉ số độ nhạy S năm 2010 101
Bảng 3. 24. Bảng kết quả tính toán chỉ số khả năng thích ứng AC năm 2010 101
Bảng 3. 25 . Bảng kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thương V năm 2010 102
Bảng 3. 26 . Bảng thông số đầu vào cho tính toán chỉ số độ độ phơi nhiễm E năm 2020
với kịch bản hiện trạng thủy lợi năm 2010 105
Bảng 3. 27. Bảng kết quả tính toán chỉ số độ độ phơi nhiễm E năm 2020 với kịch bản
hiện trạng thủy lợi năm 2010 106
Bảng 3. 28 . Bảng thông số đầu vào cho tính toán chỉ số độ nhạy S năm 2020 với kịch
bản hiện trạng thủy lợi năm 2010 106
Bảng 3. 29. Bảng kết quả tính toán chỉ số độ phơi nhiễm E năm 2020 với kịch bản
hiện trạng thủy lợi năm 2010 107
Bảng 3. 30. Bảng thông số đầu vào cho tính toán chỉ số khả năng thích ứng AC năm
2020 với kịch bản hiện trạng thủy lợi năm 2010 108
Bảng 3. 31. Bảng kết quả tính toán chỉ số khả năng thích ứng AC năm 2020 với kịch
bản hiện trạng thủy lợi năm 2010 109
Bảng 3. 32 . Bảng kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thương V năm 2020 với kịch bản
hiện trạng thủy lợi năm 2010 110
Bảng 3. 33. Bảng kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thương V năm 2020 với kịch bản

quy hoạch thủy lợi 2020 hoàn thành 113
Bảng 3. 34 . Bảng kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thương V của các vùng với từng
kịch bản 115

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. 1. Biu đồ đánh giá tính dễ bị tổn thương, thích ứng và hành động 11
Hình 1. 2 . Sơ đồ đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu thành phố Đà
Nẵng 17
Hình 1. 3. Mô hình đánh giá tổn thương của hệ thống TN-XH (Cutter, 1996) 20
Hình 1. 4. Quy trình thành lập bản đồ hiê
̣
n tra
̣
ng va
̀
dự báo MĐTT TN-MT vùng bin
và đới ven bin Việt Nam theo kịch bản nước bin dâng 0,5 m và 1,0 m 21
Hình 1. 5. Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định 23

Hình 2. 1. Sơ đồ xác định chỉ số dễ bị tổn thương 31
Hình 2. 2. Sơ đồ quy trình xác định và tính toán chỉ số dễ bị tổn thương 34
Hình 2. 3. Sơ đồ tính toán cân bằng nước cho các khu thủy lợi Nam Định 47
Hình 2. 4. Sơ đồ mạng thủy lực sông Hồng – Sông Thái Bình và hệ thống biên trên-
dưới mô phỏng trên mô hình Mike11 48
Hình 2. 5 . Hệ thống các trạm kim tra mô phỏng trên mô hình 53
Hình 2. 6. Hệ thống các vị trí lấy nước trên lưu vực sông Hồng-Thái Bình 55
Hình 2. 7. Phân vùng tiêu tỉnh Nam Định 60


Hình 3. 1. Đường quá trình diễn biến mặn dọc sông Hồng ứng với tần suất 85% và
kịch bản nước bin dâng 12 cm 74
Hình 3. 2. Đường quá trình diễn biến mặn dọc sông Sò ứng với tần suất 85% và kịch
bản nước bin dâng 12 cm 74
Hình 3. 3. Đường quá trình diễn biến mặn dọc sông Ninh Cơ ứng với tần suất 85% và
kịch bản nước bin dâng 12 cm 75
Hình 3. 4 . Đường quá trình diễn biến mặn dọc sông Đáy ứng với tần suất 85% và kịch
bản nước biển dâng 12 cm 75
Hình 3. 5. Ranh giới mặn và ngập do NBD 12 cm năm 2020 với TH hiện trạng thủy lợi
76
Hình 3. 6. Quá trình mặn cống Đồng Liêu2 trước và sau khi có cống kịch dâng 12cm
78
Hình 3. 7. Đường diễn biến mặn lớn nhất dọc sông Đáy kịch bản dâng 12 cm 78
Hình 3. 8. Đường diễn biến mặn lớn nhất dọc sông Hồng kịch bản dâng 12 cm 78
Hình 3. 9 . Quá trình mặn cống trên sông Ninh Cơ trước và sau khi có cống kịch bản
dâng 12cm 79
Hình 3. 10. Đường diễn biến mặn lớn nhất dọc sông Đáy kịch bản dâng 12cm 79
x

Hình 3. 11. Ranh giới mặn và ngập do NBD 12 cm năm 2020 với QHTL hoàn thành 80
Hình 3. 12. Sơ đồ mạng lưới tiêu nội đồng tỉnh Nam Định 82
Hình 3. 13. Bảng đồ ngập úng của tỉnh Nam Định sau mưa 5 ngày max năm 2020 ứng
với kịch bản hiện trạng thủy lợi 89
Hình 3. 14. Bản đồ ngập úng tỉnh Nam Định với mưa 5 ngày max và NBD 12cm với
KBQLTL hoàn thành 94
Hình 3. 15. Biu đồ so sánh chỉ số dễ bị tổng thương giữa các vùng của tính Nam
Định năm 2010 102
Hình 3. 16. Bản đồ chỉ số DTTT do tác động của BĐKH tới sản xuất lúa nước năm
2010 103

Hình 3. 17 . Biu đồ so sánh chỉ số dễ bị tổn thương giữa các vùng năm 2020 với kịch
bản hiện trạng thủy lợi năm 2010 110
Hình 3. 18 . Bản đồ chỉ số DBTT do tác động của BĐKH tới sản xuất lúa nước năm
2020 với kịch bản HTTL 2010 111
Hình 3. 19. Biu đồ chỉ số DBTT (V) của các vùng năm 2020 ứng với QHTL 2020 . 113
Hình 3. 20. Bản đồ chỉ số DBTT do tác động của BĐKH tới sản xuất lúa nước năm
2020 với kịch bản QHTL 2020 hoàn thành 114


1

MỞ ĐẦU

Theo định nghĩa của Tổ chức Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), Biến đổi khí
hậu là sự biến đổi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua
sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong
một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu xuất
phát từ sự thay đổi cán cân năng lượng của trái đất do thay đổi nồng độ các khí nhà
kính, nồng độ bụi trong khí quyển, thảm phủ và lượng bức xạ mặt trời.
Thiên tai là hiện tượng tự nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, do biến đổi khí hậu
(BĐKH) trên phạm vi toàn cầu, thiên tai ngày càng gia tăng về số lượng, cường độ và
mức độ ảnh hưởng. Biểu hiện mạnh mẽ nhất của thiên tai do BĐKH là sự nóng lên
toàn cầu và mực nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại trong thế kỷ 21. Theo đánh giá của thế giới, Việt Nam, với bờ biển dài và hai
vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thì Việt
Nam là một trong những quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH.
Trong phạm vi nghiên cứu các tác động của biến đổi khí hậu và các biện pháp
giảm nhẹ, thích ứng thì nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương (TDBTT) là bước
trung gian sau khi đánh giá các tác động và trước khi đưa ra được các biện pháp giảm
thiểu và thích ứng. Để đưa ra được các biện pháp thích ứng và giảm thiểu tác động của

BĐKH đối với một lĩnh vực cụ thể nào đó thì trước tiên chúng ta phải đánh giá được
các tác động của BĐKH đối với lĩnh vực đó như thế nào, sau đó đánh giá TDBTT của
lĩnh vực đó, tức là đánh giá mức độ bị ảnh hưởng, mức độ nhậy cảm và khả năng thích
ứng. Từ các đánh giá tác động và TDBTT, lồng ghép với các kịch bản BĐKH, các cơ
chế, chính sách, chiến lược, định phát triển của ngành đó trong tương lai thì chúng ta
mới xác định được các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ.
Tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu là mức độ bị tổn thương và không thể
đối phó được của một hệ thống dưới tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, bao gồm cả
những dao động và hiện tượng khí hậu cực đoan. (IPCC,2001)
Cụ thể, đối với ngành nông nghiệp và nông thôn, một ngành được cho là dễ bị
tổn thương nhất, đặc biệt Nam Định 90% dân số sống bằng nghề lúa nước, thì tác động
của BĐKH tới vùng này càng đặt biệt nghiêm trọng.
Nền nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện thời tiết, chính vì vậy biến
đối khí hậu sẽ tác động rất mạnh tới ngành nghề này. Đặc biệt tỉnh Nam Định là vùng
có địa hình đa dạng từ đồng bằng tới vùng trung du, ven biển…, nên dưới tác động của
BĐKH, nền nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nước nói riêng bị ảnh hưởng khá

2

nặng nề với những diễn biến bất thương của thời tiết như bão, lũ, mưa lớn, hạn hạn và
cả nước biển dâng.
Cho tới nay, vấn đề về BĐKH đã được nhà nước và các bộ ban ngành khá quan
tâm và đang nghiên cứu, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về đánh giá tác
động và mức độ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu tới nông nghiệp của Nam
Định nói chung và sản luất lúa nước nói riêng, vì vậy rất cần có một nghiên cứu cụ thể
về vấn đề này giúp cho các nhà quản lý, các cơ quan chức năng có cái nhìn chi tiết về
mức độ tác động, từ đó có được các biện pháp giảm nhẹ, thích ứng và ứng phó, khuyên
nghị cho người dân giúp cho sản xuất lúa nước có thể phát triển hơn, năng suất cao
hơn.
Chính vì vậy tác giả chọn đề tài luận văn là “ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ

TÍNH TỔN THƢƠNG DO BĐKH ĐỐI VỚI SẢN XUẤT LÚA NƢỚC TỈNH
NAM ĐỊNH” nhằm đánh giá được tác động cũng như mức độ tổn thương do tác động
của BĐKH với sản xuất lúa nước của tỉnh Nam Định và từ đó khuyến nghị biện pháp
ứng phó và thích ứng.
Nội dung của luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Nói về các khung, phương pháp xác định tính dễ bị tổn thương trên
thế giới và ở Việt Nam, cũng như tổng quan về tình hình sản xuất lúa nước tỉnh Nam
Định.
Chương 2: Trình bày về phương pháp luận để xác định mức độ tổn thương của
sản xuất lúa nước tỉnh Nam Định, số liệu và phương pháp xử lý số liệu để dùng cho
luận văn.
Chương 3: Đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương của lúa nước tỉnh Nam
Định. Bao gồm bằng chứng tác động của Biến đổi khí hậu tới sản xuất lúa nước trong
những năm gần đây, đánh giá tác động của BĐKH tới nhu cầu nước của tỉnh tới năm
2020, tình hình xâm nhập mặn dưới tác động của BĐKH và nước biển dâng 12cm,
tình hình ngập úng của lúa nước ứng với mưa 5 ngày max của tỉnh năm 2020 trong hai
trường hợp là năm 2020 hệ thống công trình thủy lợi của tỉnh vẫn như năm 2010 và
trường hợp năm 2020 hệ thống thủy lợi của tỉnh đã hoàn thành quy hoạch năm 2020
cũng như mức độ tổn thương của lúa nước tương ứng với các tác động đó.





3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO TÁC
ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1.1. Khái niệm tính dễ bị tổn thƣơng(TDBTT)
1.1.1.1. Định nghĩa:
Khái niệm tính dễ bị tổn thương có xuất xứ từ các nghiên cứu về thảm hoạ tự
nhiên hoặc an ninh lương thực, hiện là một khái niệm còn gây nhiêu tranh cãi (Vincent,
2004: 1). Khái niệm tính dễ bị tổn thương được hiểu theo nhiều cách khác nhau, do đó
cũng được ứng dụng theo các hướng khác nhau
Theo Viện Giảm thiểu Thiên Tai (Disaster Reduction Institute – DRI) thì
TDBTT là sự kết hợp của các yếu tố về mức độ khắc nghiệt (Exposure), mức độ nhạy
cảm (Suscepbility) và khả năng thích ứng (Coping Capacity)
TDBTT =
Mức độ khắc nghiệt (Exposure) x Mức độ nhạy cảm (Suscepbility)
Khả năng thích ứng (Coping Capacity)

Turner (Chủ tịch Ủy ban Biến đổi khí hậu Anh) và các tác giả khác (2003) miêu
tả tính dễ bị tổn thương là hàm số có 3 đặc điểm chồng chéo: độ khắc nghiệt
(Exposure), mức độ nhạy cảm (Sensitivity) và khả năng thích ứng (Adaptation
Capacity). Metzger và các tác giả khác (2006) đã lý thuyết hóa khái niệm này và biểu
diễn bằng toán học tính dễ bị tổn thương (V) là hàm gồm độ khắc nghiệt (E), độ nhạy
cảm (S) và khả năng ứng phó (AC).
V = f(E, S, AC) (Metzger và cs, 2006)
Cũng theo Turner thì TDBTT có thể được biểu thị là hàm của các tác động tiềm
tàng (Potential Impacts – PI) và khả năng thích ứng (Adaptation Capacity):
V = f(PI, AC)
Như vậy, có thể nhìn nhận rằng khái niệm của DRI và khái niệm của Turner và
Metzger đều có chung các tác động tiềm tàng (hay nguy cơ) trong đó chúng là hàm
gồm độ khác nghiệt và độ nhạy cảm.
Trong biến đổi khí hậu, khái niệm được ứng dụng rộng rãi nhất là khái niệm do
IPCC (2007) xây dựng:
Tính dễ bị tổn thương là mức độ (degree) mà ở đó một hệ thống dễ bị ảnh
hưởng và không thể ứng phó với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, gồm các

dao động theo quy luật và các thay đổi cực đoan của khí hậu. Tính dễ bị tổn thương là

4

hàm số của tính chất, cường độ và mức độ (phạm vi) của các biến đổi và dao động khí
hậu, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống (IPCC, 2001).
Do đó TDBTT (Vulnerability) có thể được biểu thị là hàm của độ khắc nghiệt
(Exposure), mức độ nhạy cảm (Sensitivity) và khả năng thích ứng (Adaptation
Capacity)
V = f(E, S, AC) ( Nguồn IPCC, 2001)
Trong đó độ khắc nghiệt (Exposure) được IPCC định nghĩa là bản chất và mức
độ đến một hệ thống chịu tác động của các biến đổi thời tiết đặc biệt; mức độ nhạy
cảm (Sensitivity) là mức độ của một hệ thống chịu tác động (trực tiếp hoặc gián tiếp)
có lợi cũng như bất lợi bởi các tác nhân kích thích liên quan đến khí hậu; và khả năng
thích ứng (Adaptive Capacity) là khả năng của một hệ thống nhằm thích nghi với biến
đổi khí hậu (bao gồm sự thay đổi cực đoan của khí hậu), nhằm giảm thiểu các thiệt hại,
khai thác yếu tố có lợi hoặc để phù hợp với tác động của biến đổi khí hậu.
Định nghĩa của IPCC sẽ được sử dụng trong nghiên cứu về phương pháp đánh giá
tính dễ bị tổn thương trong sản xuất lúa nước tỉnh Nam Định
1.1.1.2. Mục đích đánh giá tính dễ bị tổn thương
Đánh giá mức độ tổn thương (Vulnerability) hay tác động (Impact) của BĐKH
là hết sức quan trọng vì nó cung cấp cho ta những thông tin làm cơ sở định hướng cho
những giải pháp thích ứng và cả giải pháp giảm thiểu như đã đề cập tới trong mục trên.
Đánh giá tính dễ bị tổn thương là điểm khởi đầu để hiểu được các ảnh hưởng
kinh tế xã hội, lý sinh vv… của biến đổi khí hậu và quan trọng hơn là hiểu được năng
lực thích ứng của cộng đồng đối với các tác động của biến đổi khí hậu và các hạn chế,
rào cản và các cơ hội liên quan tới việc thực hiện các chính sách và biện pháp thích
ứng. Vì thế đánh giá tính dễ bị tổn thương không đơn giản là điểm cuối của quá trình
phân tích mà trên hết là tính chất của các cộng đồng dân cư, khu vực sống và các hệ
sinh thái. Để hỗ trợ quá trình phân tích tính dễ bị tổn thương, năng lực thích ứng và

xác định các biện pháp can thiệp để phân tích các nhân tố dễ bị tổn thương, O‟Brien et
al (2004) gợi ý rằng “Lập bản đồ tính dễ bị tổn thương có thể được sử dụng để xác
định các điểm nóng dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu và các yếu tố căng thẳng
khác, đồng thời các nghiên cứu điển hình chuyên sâu sẽ cung cấp các kiến thức về các
nguyên nhân cơ bản và các cấu trúc định hình tính dễ bị tổn thương”.
Đánh giá tính dễ bị tổn thương sẽ chỉ ra các khu vực, các nhóm người và các hệ
sinh thái trong tình trạng rủi ro cao nhất, nguồn gốc tổn thương và làm thế nào để giảm
thiểu hay loại bỏ các tổn thương này. Vì thế, xác định các vùng và các nhóm người ở
mức độ rủi ro cao nhất và đánh giá nguồn gốc, nguyên nhân các tổn thương là rất cần
thiết cho việc thiết kế và thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực thích ứng. Đánh

5

giá tính dễ bị tổn thương sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách xác định được loại can
thiệp nào, ở đâu và khi nào có thể thực hiện các loại can thiệp này.
Đánh giá tính dễ bị tổn thương được dựa trên các kịch bản và các đầu ra mô
hình (toán học, vật lý) và là các bước khởi đầu để hiểu rõ hơn các tác động tiềm tàng
của biến đổi khí hậu trong tương lai và hướng tới công tác quản lý hiệu quả hơn và phù
hợp hơn, cuối cùng là các đầu tư về công trình để giảm thiểu tác động của biến đổi khí
hậu.
Đánh giá và lập bản đồ tính dễ bị tổn thương đối với các tác động khác nhau
được thiết kế để khẳng định các yếu tố tạo nên mức độ dễ bị tổn thương và sự phức tạp
trong các tương tác của chúng. Smit và Wandel (2006) cho rằng mục đích đánh giá
tính dễ bị tổn thương “không chỉ để xác định mức độ tổn thương hiện tại và tương lai
của một cộng đồng cụ thể bằng cách cho điểm (sử dụng phương pháp Weighting =
thiết lập thang điểm để đánh giá mức độ tổn thương của từng đối tượng) mà quan
trọng hơn là thu thập thông tin về bản chất của tình trạng tổn thương, nguyên nhân và
các yếu tố quyết định”.
1.1.2. Các phƣơng pháp đánh giá TDBTT
Hiện nay với sự phát triển của tin học, các chuyên gia đã xây dựng và phát triển

rất nhiều các phần mềm – mô hình, hỗ trợ đánh giá TDBTT. Các mô hình như
DSSAT,6 SPUR2,7 CLIRUN,8 and the Holdridge Life Zones Classification,9 and
WATBAL10 được ứng dụng trong hầu hết các ngành dễ bị tổn thương như tài nguyên
nước, nông nghiệp, sức khoẻ, vùng ven biển và lâm nghiệp. Ở các cấp độ cụ thể hơn,
các phân tích kinh tế xã hội cũng được áp dụng. Cần có chương trình tăng cường năng
lực và hoạt động trong khu vực để đánh giá tính dễ bị tổn thương và quan trọng hơn là
đánh giá tổng hợp bao gồm các phân tích kinh tế và liên ngành các phương án thích
ứng ở cấp quốc gia.
Trong các nghiên cứu về tác động của các ngành cụ thể, ở hầu hết các nước các
mô hình tác động được ứng dụng như:
- Decision Support System for Agrotechnology Transfer (DSSAT) - Hệ thống hỗ trợ
ra quyết định cho việc chuyển giao công nghệ nông nghiệp là một hệ thống phần
mềm lồng ghép các mô hình sinh trưởng của cây trồng với các số liệu về mùa vụ,
thời tiết và thổ nhưỡng và dự báo các thay đổi tiềm tàng về năng suất cây trồng
và sử dụng nước
- Bộ mô hình SPUR2 mô phỏng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các hệ
thống sinh thái đồng cỏ và chăn nuôi gia súc. Gói mô hình này bao gồm các mô
hình con về sinh trưởng cây trồng, thuỷ văn/đất đai, chăn nuôi ,

6

- CLIRUM - Mô hình cân bằng nước tổng hợp trên cơ sở phần mềm excel được
phát triển để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với dòng chảy lưu vực
sông;
- WATBAN mô hình cân bằng nước.
Các mô hình nói trên được sử dụng để đánh giá tính dễ bị tổn thương của hầu hết
các ngành trong đó có ngành nông nghiệp và tài nguyên nước. Bên cạnh đó, các phân
tích kinh tế xã hội cũng thường được ứng dụng.
Các nghiên cứu gần đây về tác động và tính dễ bị tổn thương sử dụng các mô
hình tác động tinh vi, phức tạp và các đánh giá trên cơ sở tính dễ bị tổn thương nhằm

xác định các nguồn dễ bị tổn thương.
Các nghiên cứu về tác động và mức độ dễ bị tổn thương trong những năm gần
đây đã sử dụng các mô hình đánh giá tác động phức tạp hơn và các đánh giá dựa trên
cơ sở tính dễ bị tổn thương, xác định nguyên nhân của tình trạng này, ví dụ bằng cách
điều tra phạm vi các dao động về biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ của các biến
đổi cực đoan của khí hậu trong quá khứ và khả năng ứng phó với các biến đổi này
trong tương lai. Đánh giá các nguồn lực (kinh tế, xã hội và chính trị) hiện tại và tương
lai đối với cộng đồng, đánh giá khả năng thích ứng với thay đổi. Đánh giá các cơ hội,
hiệu quả và chi phí của các hoạt động thích ứng. Và làm thế nào để lôi kéo sự tham gia
của các đối tác liên quan vào quá trình đánh giá.
Các cộng đồng địa phương và nông thôn bị ảnh hướng lớn nhất từ biến đổi khí hậu
và các phương pháp tiếp cận tập trung vào từ dưới lên nhận thức được các chiến lược
ứng phó của địa phương và các kiến thức bản địa và các công nghệ, duy trì tiềm năng
cao nhất, khi có thể bổ sung dễ dàng hơn vào năng lực thích ứng của cộng đồng địa
phương.
1.1.2.1. Các khung, phƣơng pháp đánh giá trên thế giới.

Dựa trên khái niệm cơ bản của tính dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi
khí hậu, để đạt được mục tiêu khác nhau, mỗi quốc gia, tổ chức đưa ra khung đánh giá
khác nhau:
1.1.2.1.1. Phương pháp đánh giá TDBTT của IPCC
Khung phương pháp luận đánh giá TDBTT của IPCC: Được đề xuất đầu tiên
vào năm 1991, khung đánh giá này kết hợp chặt chẽ đánh giá của các chuyên gia cùng
với việc phân tích các dữ liệu về kinh tế-xã hội và các đặc trưng về mặt vật lý để hỗ trợ
người sử dụng trong việc đánh giá toàn diện tác động của nước biển dâng bao gồm
đánh giá TDBTT. Khung đánh giá này gồm 7 bước:
- Mô tả vùng nghiên cứu;

7


- Xác định, kiểm kê các đặc trưng của vùng nghiên cứu;
- Xác định các nhân tố phát triển kinh tế-xã hội liên quan;
- đánh giá các thay đổi về mặt vật lý;
- Thiết lập chiến lược ứng phó;
- Đánh giá tính dễ bị tổn thương;
- Xác định nhu cầu trong tương lai. Việc thích ứng tập trung vào 3 lựa chọn là né
tránh, thích nghi và phòng vệ.
Phương pháp này được sử dụng hiệu quả và là tiền đề cho các nghiên cứu ở
mức độ cấp quốc gia và đặc biệt cho nhưng nơi hạn chế hiểu biết về dạng tổn thương
ven biển.
Phạm vi của phương pháp được sử dụng linh hoạt tại nhiều cấp độ khác nhau
như đánh giá cho vùng ven biển, cho tiểu vùng, cho cấp quốc gia và toàn cầu.
Phương pháp yêu cầu các thông số đầu vào là thông tin, số liệu về kinh tế xã
hội và đặc điểm vật lý của vùng nghiên cúu. Đầu ra của việc đánh giá sẽ là các yếu tố
dễ bị tổn thương, danh mục các chính sách trong tương lai nhằm thích ứng cả về mặt
vật lý cũng như kinh tế-xã hội.
1.1.2.1.2. Phương pháp tuyệt đối và tương đối hóa mức độ dễ bị tổn thương
Thực tế đã cho thấy cùng một công thức mô tả tính dễ bị tổn thương nhưng có
thể được áp dụng theo nhiều cách khác nhau mà cụ thể là (i) tuyệt đối hoá và (ii) tương
đối hoá mức độ tổn thương (Gleick, 1998; IPCC, 2007, Keskinen M., 2009; Op. cit.,
2009; Babel M. S. and Wahid S. M., 2009).
Theo cách thứ nhất, tất cả các mối ràng buộc đều được mô hình hoá và kết quả
đạt được là mức độ tổn thương được thể hiện bằng tiền. Ví dụ như khi đánh giá mức
độ tổn thương cho sản xuất nông nghiệp, ta phải xây dựng mô hình khí hậu để dự báo
diễn biến của khí hậu; mô hình thuỷ văn để dự báo được diễn biến của điều kiện thuỷ
văn, điều kiện biên của các hệ thống thuỷ nông; mô hình thuỷ lực để dự báo được tình
hình úng, hạn; và cuối cùng là mô hình kinh tế hay mô hình sinh học để định giá được
thiệt hại do úng, hạn gây ra. Cách tiếp cận này mang tính minh bạch (Explicit) vì nó
định lượng được mức độ tổn thương nhưng có nhiều nguy cơ đưa ra những sai số vì rất
khó có thể xây dựng được tất cả các mô hình một cách sát với thực tế. Hơn thế nữa,

khối lượng công việc cần tiến hành sẽ trở nên rất lớn khi mức độ tổn thương tổng quát
do nhiều hiện tượng cùng gây ra như bão, úng, hạn, sâu bệnh,
Theo cách thứ hai, mức độ tổn thương được đánh giá bằng cách liệt kê các yếu
tố gây tổn thương (xây dựng bộ chỉ tiêu) rồi cho điểm theo một thang điểm nào đó và
cuối cùng là tổng hợp lại bằng cách sử dụng trọng số cho từng chỉ tiêu. Kết quả đạt
được chỉ là một giá trị định tính (điểm trung bình) chứ không được qui đổi ra thành

8

tiền (Non-monetary). Khó khăn lớn nhất mà cách tiếp cận này gặp phải là xây dựng
thang điểm và xác định các trọng số cho từng chỉ tiêu; và kết quả là giá trị cuối cùng
luôn gây tranh cãi về tính thuyết phục (Implicit). Tuy nhiên, cách tiếp cận này vẫn
được sử dụng rộng rãi vì nó cho ta cái nhìn mang tính so sánh một cách tương đối giữa
các vùng (Comparative mapping).

1.1.2.1.3. Khung đánh giá tính dễ bị tổn thương BBC
Một khung đánh giá liên quan đến rủi ro và tính dễ bị tổn thương được phát
triển bởi Birkmann và Bogardi (2004) tại Đại học Liên Hiệp Quốc, Viện Bảo vệ Con
người và Môi trường (UNU-EHS - Institute for Environment and Human Security).
Khung đánh giá này được gọi là mô hình BBC, mô hình này dựa trên mô hình của
Cardona (2004b) (do đó mô hình được viết tắt là BBC) và tổng hợp các khía cạnh về
khả năng thích ứng và tác động trong khía cạnh dễ bị tổn thương do Chambers vad
Bohle đề xuất. Có 3 loại dễ bị tổn thương được miêu tả trong mô hình BBC, đó là tổn
thương về kinh tế, xã hội và môi trường.
Mô hình này sử dụng 4 kỹ thuật chính để xác định, định lượng và đánh giá tính
dễ bị tổn thương, khả năng thích ứng và xen kẽ với các công cụ phù hợp tập trung vào
các nguồn dữ liệu khác nhau, các đặc tính khác nhau của tính dễ bị tổn thương. 4 kỹ
thuật chính đó là:
- Đánh giá môi trường sử dụng viễn thám
- Đánh giá cơ sở hạ tầng chủ yếu và các lĩnh vực dễ bị tổn thương

- Đánh giá tính dễ bị tổn thương của các nhóm xã hội khác nhau sử dụng bảng
câu hỏi phỏng vấn điều tra.
- Đánh giá tính dễ bị tổn thương của các nhóm xã hội và cộng đồng địa phương
dựa trên các số liệu thống kê và các chỉ tiêu cơ bản.
1.1.2.1.4. Phương pháp đánh giá của Văn phòng Khí nhà kính Úc
Trong dự án “Đánh giá rủi ro do biến đổi khí hậu và kế hoạch thích ứng tại
vùng ven biển Mandurah - Úc” được thực hiển bởi Chính Phủ Úc năm 2009 thì việc
đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu chính là việc đánh giá rủi ro.
Phương pháp đánh giá cơ bản dựa trên khung đánh giá của Văn phòng Khí nhà kính
Úc (Australian Greenhouse Office – AGO) và sau đó là khung đánh giá rủi ro cho
vùng ven biển Mandurah. Khung đánh giá AGO gồm các bước chính như sau:
 Thiết lập bối cảnh.
- Xác định công việc của cơ quan tổ chức được đánh giá và phạm vi đánh giá
- Xác định mục tiêu của cơ quan tổ chức.
- Xác định các bên liên quan, mục tiêu và nhu cầu của họ.

9

- Thiết lập các tiêu chí đánh giá
- Phát triển các lĩnh vực chủ yếu.
- Xác định các kịch bản khí hậu liên quan cho việc đánh giá
 Xác định rủi ro.
- Những rủi ro gì có thể xảy ra;
- Các rủi ro này xảy ra như thế nào;
- Liêu tả và lập danh sách các tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực chủ
yếu;
 Phân tích rủi ro.
- Xem xét các cơ chế quản lý, giám sát và thích ứng hiện có đến từng loại rủi ro cụ
thể;
- Đánh giá các tác động của từng loại rủi ro đối từng lĩnh vực;

- Thu thập các đánh giá liên quan đến sinh kế của từng loại rủi ro và các tác động đã
được xác định;
- Xác định mức độ rủi ro đến các tổ chức cho từng kịch bản khí hậu được sử dụng
để phân tích.
 Đánh giá rủi ro
- Xác định lại các đánh giá;
- Phân cấp các rủi ro theo tính khốc liệt của chúng;
- Nghiên các loại rủi ro thứ yếu có thể loại bỏ để công việc được tập trung hơn. Các
loại rủi ro này cần được phân tích một cách chi tiết.
 Xử lý rủi ro
- Xác định các lựa chọn liên quan cho việc quản lý và thích ứng với các loại rủi ro và
tác động của chúng.
1.1.2.1.5. Phương pháp đánh giá của Văn phòng Pháp trin quốc tế Canada
Theo Hướng dẫn đánh giá tính dễ bị tổn thương, khả năng thích ứng và hành động
(CV&A) của Văn phòng Pháp triển quốc tế Canada thì CV&A bao gồm 6 giai đoạn
chính, đó là:
 Giai đoạn xác định các chính sách thích ứng: Xác định các khung chính sách có thể
hướng dẫn để thực hiện CV&A đến cộng đồng, các vấn đề quản lý và quy trình quy
hoạch từ cộng đồng đến quốc gia cần phải được xem xét trước khi thực hiện các
hoạt động thực địa.
 Giai đoạn xác định các rủi ro hiện tại và tương lai. Cộng đồng và tư vấn cùng nhau
xác định các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu của cộng đồng mà họ phải đối
mặt hằng ngày sử phượng phương pháp vừa làm vừa học có sự tham gia. Quá trình

10

xác định sẽ là sự kết hợp của việc nâng cao nhân thức và sự trao đối thông tin giữa
cộng đồng và tư vấn.
 Giai đoạn đánh giá các rủi ro hiện tại và tương lai. Đánh giá các nguyên nhân và
tác động của các rủi ro mà cộng đồng phải đối mặt hằng ngày. Việc đánh giá cần

phải kết hợp (liên quan) đến các rủi ro hiện tại mà cộng đồng phải đối mặt trong
hiện tại như thế nào và dự đoán các rủi ro này thay đổi như thế nào trong tương lai
theo kịch bản biến đổi khí hậu.
 Giai đoạn xây dựng và đánh giá các lựa chọn thích ứng.
- Xây dựng, phát triển các giải pháp khả thi của cộng đồng đối với các rủi ro. Các
giải pháp này khác các giải pháp khác như thế nào trong việc giảm thiểu tính dễ
bị tổn thương của cộng đồng. Các hành động thích ứng nào cần phải kết hợp
với các khung chính sách và quản lý hiện có của cộng đồng. Xem xét các giải
pháp thích ứng mang tính ưu tiên.
- Việc đánh giá các lựa chọn thích ứng được thực hiện bởi các chuyên gia vùng,
quốc gia hoặc địa phương để xác định các giải pháp nào cần được ưu tiên thực
hiện nhằm nhằm tính dễ bị tổn thương của cộng đồng đối với biến đổi khí hậu.
Các tiêu chí nào dùng để đánh giá (các tiêu chí này dựa trên các xem xét về môi
trường, kinh tế, chính trị hay xã hội). Làm thể nào để xác định các tiêu chí này.
 Giai đoạn thực hiện. Giai đoạn này nhằm thực hiện các giải pháp thích ứng đã được
xác định và đánh giá.
 Giai đoạn giám sát. Giám sát và đánh giá được thực hiện bới Nhóm chuyên gia về
Biến đổi khí hậu của quốc gia và địa phương.

11


Hình 1. 1. Biu đồ đánh giá tính dễ bị tổn thương, thích ứng và hành động
(Nguồn: Văn phòng Pháp trin quốc tế Canada)
1.1.2.1.6. Phương pháp của Trung tâm nghiên cứu Đại dương và Khí quyn NOAA –
Mỹ
Trung tâm nghiên cứu NOAA của Hoa Kỳ đã đưa ra phương pháp luận đánh giá
TDBTT như sau:
Bước 1: Xác định thảm họa
- Xác định các loại thiên tai như bão, lũ, gió, lốc, hạn hán, lở đất, cháy rừng và động

đất;
- Thiết lập mức độ đối với các thảm họa để thiết lập các ưu tiên đối phó cũng như
các biện pháp giảm thiểu theo công thức sau:
Bước 2: Phân tích thảm họa
- Lập bản đồ vùng rủi ro đối với các thảm họa;
- Thiết lập mức độ của từng thảm họa.
Bước 3: Phân tích dịch vụ hỗ trợ chủ yếu
- Xác định danh mục các dịch vụ hỗ trợ chủ yếu dễ bị tổn thương như trường học,
giao thông, chỗ ẩn náu, bệnh viện và thông tin liên lạc;
- Thống kê và lập cơ sở dữ liệu các dịch vụ hỗ trợ chủ yếu dễ bị tổn thương theo tên,
vị trí, người liên lạc và điện thoại liên lạc;

12

- Thực hiện đánh giá tính nhạy cảm đối với thiên tai đối với các loại dịch vụ hỗ trợ
chủ yếu này.
Bước 4: Phân tích cơ sở hạ tầng
- Xác định các loại cơ sở hạ tầng dễ bị tác động đối với thiên tai;
- Thống kê danh mục cơ sở hạ tầng đó.
Bước 5: Phân tích xã hội
- Xác định cộng đồng, đối tượng dễ bị tổn thương như dân tộc thiểu số, trẻ em, phụ
nữ, người nghèo và người già;
- Thống kê, xác định vị trí và mức độ dễ bị tổn thương.
Bước 6: Phân tích kinh tế
- Xác định các ngành kinh tế quan trọng (nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp…)
và xác định vị trí các trung tâm kinh tế;
- Xác định mức độ rủi ro đối với các ngành và các trung tâm kinh tế đối với thiên tai;
- Thống kê, lập cơ sở dữ liệu các ngành, trung tâm dễ bị tổn thương theo tên, vị trí,
người liên lạc và điện thoại liên lạc.
Bước 7: Phân tích môi trường

- Xác định vùng rủi ro đối với thiên tai thứ cấp và các vùng tài nguyên môi trường
quan trọng;
- Xác định vị trí vùng tài nguyên môi trường quan trọng và mức độ nhạy cảm với các
loại thiên tai thứ cấp.
Bước 8: Phân tích cơ hội thích ứng
- Xác định hiện trạng cơ chế, chính sách đối với rủi ro thiên tai;
- Xác định vùng chưa được phát triển và mối quan hệ với vùng rủi ro cao;
- Xác định vùng thay đổi mục đích sử dụng đất;
- Dự báo phát triển của từng ngành cũng như phát triển KT-XH;
- Xác định các kịch bản BĐKH.
1.1.2.1.7. Phương pháp đánh giá của Văn phòng Phát trin quốc tế Mỹ
Theo Văn phòng Phát triển quốc tế Mỹ - Chương trình Biến đổi khí hậu thì việc Đánh
giá tính dễ bị tổn thương và thích ứng (Vulnerability And Response Assessment –
VARA) gồm 5 bước chính như sau:
- Bước 1: Xác định các điểm đặc biệt của vùng đánh giá dễ bị tổn thương do tác
động của biến đổi khí hậu, ví dụ như vị trí, kích thước, và các nguồn tài nguyên.
- Bước 2: Đánh giá các tác động có thể đối vùng đánh giá ví dụ như hiện tượng ấm
dần, thay đổi lượng mưa, mực nước biển và sự thay đổi về tần suất và cường độ
của các hiện tượng thời tiết cực đoan.

13

- Bước 3: Đánh giá các tác động này đến vùng đánh giá theo từng đặc điểm đặc
biệt.
- Bước 4: Xác định khả năng thích ứng hiên tại và tương lai đối với các tác động
có thể của biến đổi khí hậu cho vùng đánh giá.
- Bước 5: Xác định các chiến lược khả thi nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu của
vùng đánh giá bao gồm cả các bước thực hiện các chiến lược này
1.1.2.1.8. Phương pháp đánh giá của Viện Môi trường Stockholm, Thụy Đin và Viện
Công nghệ Ấn Độ.

Theo Thomas E. Downing - Viện Môi trường Stockholm văn phòng tại Vương quốc
Anh và Anand Patwardhan - Viện Công nghệ Ấn Độ trong Báo cáo Kỹ thuật lần thứ 3
về Đánh giá tính dễ bị tổn thương để thích ứng thì việc đánh giá TDBTT gồm có 5
hoạt động chính:
- Hoạt động 1: Thiết lập cấu trúc đánh giá TDBTT bao gồm: Các định nghĩa,
khung đánh giá và mục tiêu.
- Hoạt động 2: Xác định các nhóm dễ bị tổn thương: Tác động và các biên đánh
giá
- Hoạt động 3: Đánh giá tính nhạy cảm: TDBTT hiện tại của các hệ thống và nhóm
dễ bị tổn thương
- Hoạt động 4: Đánh giá TDBTT trong tương lai
- Hoạt động 5: Lồng ghép các kết quả đánh giá TDBTT với các chính sách giảm
thiểu và thích ứng.
Trong các hoạt động trên, các bảng câu hỏi được sử dụng để xác định mục tiêu
cũng như phạm vi đánh giá TDBTT cho từng lĩnh vực cụ thể, các lĩnh vực riêng sẽ có
các bảng câu hỏi riêng. Bên cạnh đó trong hoạt động, là sự liên kết giữa các thảm họa
với các ngành phát triển kinh tế then chốt. Việc đánh giá TDBTT trong tương lai là
việc áp dụng các kịch bản như kịch bản phát triển KTXH, kịch bản NBD, kịch bản
nhiệt độ lượng mưa, để đưa ra các đánh giá. Các ma trận tác động được sử dụng để
đánh giá trong hoạt động này. Cuối cùng là sự liên kết giữa các đánh giá TDBTT hiện
tại và tương lai với các chính sách giảm thiểu, các chiến lược phát triển và định hướng
trong tương lai đối với vấn đề BĐKH.
Ƣu điểm
- Xác định được các nhóm và phạm vi dễ bị tổn thương.
- Xác định và đánh giá được tính dễ bị tổn thương trong hiện tại và tương lai, có thể
áp dụng chung cho đánh giá tác động đối với các nhóm, đối tượng cần đánh giá.
- Đã đề cập đến công cụ để thu thập số liệu, điều tra đánh giá (Sử dụng các bảng câu
hỏi phỏng vấn).

14


- Dễ sử dụng và hiệu quả trong trường hợp áp dụng tại Việt Nam.
Hạn chế của phƣơng pháp
- Phương pháp chưa đề cập đến quan hệ của các bên liên quan trong việc đưa ra các
biện pháp thích ứng và giảm thiểu.
- Phương pháp chưa đề cập đến các tiêu chí áp dụng để đánh giá tính dễ bị tổn
thương, tính nhạy cảm của các thành phần chịu tác động.
- Trong hoạt động đánh giá tính dễ bị tổn thương trong tương lai chưa thấy đề cập
đến sử dụng các kịch bản biến đổi khí hậu và các cơ chế, chính sách, chiến lược
phát triển trong tương lai.
1.1.2.2. Các khung, phƣơng pháp đánh giá TDBTT tại Việt Nam.
Đối với Việt Nam, hiện tại về phương pháp đánh giá TTDBT chưa có sự thống
nhất về phương pháp, các phương pháp được sử dụng đều dựa trên căn bản là đánh giá
và quản lý rủi ro thiên tai. Tuy nhiên nhìn chung các phương pháp đều sử dụng ở một
số bước điển hình như sau:
- Xác định thảm họa hiện tại
- Lập ma trận thảm họa và bản đồ vùng thảm họa
- Đánh giá khả năng thích ứng hiện tại
- Sử dụng các kịch bản BĐKH lồng ghép với các quy hoạch, chiến lược phát triển
của các ngành, các quy định, thể chế liên quan đến thích ứng và giảm nhẹ thiên tai
cũng như giảm thiểu tác động của BĐKH để xác định khả năng thích ứng trong
tương lai.
Một số phương pháp, khung đánh giá tính dễ bị tổn thương điển hình tại Việt Nam như
sau:
Trong đánh giá tính dễ bị tổn thương của con người trước những hiểm họa thì
Hội chữ thập đỏ Việt Nam đã xác định các yếu tố rủi ro của từng loại hiểm họa và
phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro (Nguồn Đánh giá tính dễ bị tổn thương và khả
năng (VCA) – Hội chữ thập đỏ Việt Nam – Tập 1, 1/2010) . Bên cạnh đó, quá trình này
mô tả tập hợp các điều kiện hoặc ràng buộc hiện có về mặt kinh tế, xã hội, vật chất
hoặc địa lý có cản trở, hạn chế khả năng của người dân trong giảm nhẹ, phòng ngừa và

ứng phó tác động của các hiểm họa
Tính dễ bị tổn thương được xác định trong quan hệ với 5 thành phần, hàm chứa hầu
hết các khía cạnh mà con người phải chịu đựng trong một hiểm họa tự nhiên cụ thể.
Một khi đã liên hệ VCA với các thành phần khác nhau của tính dễ bị tổn thương và
hiểu được mối quan hệ giữa chúng, sẽ dễ xác định các khả năng liên quan cần phải
tăng cường. 5 thành phần này là:

15

- Sinh kế và khả năng hồi phục xác định các điều kiện sống và liên quan đến tạo
nguồn thu nhập. Việc này lại quyết định điều kiện nhà ở và khu vực sống an toàn
của người dân (sự tự bảo vệ). Mặc dù giảm nghèo và bảo vệ tài sản không phải là
lĩnh vực hoạt động cụ thể của CTĐ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ, nhưng nhiều đánh giá
VCA cho thấy để có thể giảm tính dễ bị tổn thương thì cần bảo vệ và tăng cường
sinh kế cho người dân. Ví dụ như hoạt động tìm kiếm các tác động tích cực đối với
các sinh kế. Hoạt động này giúp tìm lại được nguồn nhân lực quan trọng cho một
hộ gia đình hoặc giúp họ lấy lại được những tài sản đã mất (và qua đó cải thiện về
mặt tinh thần và trí lực).
- Các điều kiện sống cơ bản về sức khỏe (gồm cả sức khỏe tinh thần) và dinh
dưỡng, rất quan trọng đối với khả năng hồi phục, đặc biệt trong trường hợp thảm
họa làm giảm nguồn lương thực và tăng nguy cơ về sức khỏe (ví dụ như nguồn
nước nhiễm bẩn). Vấn đề này liên quan đến các hoạt động của CTĐ và Trăng Lưỡi
Liềm Đỏ, như tiêm phòng và các nội dung y tế dự phòng khác (kể cả chương trình
HIV/AIDS), an ninh lương thực và dinh dưỡng, sơ cứu, nước và vệ sinh môi
trường.
- Sự tự bảo vệ có liên quan đến việc có một sinh kế đầy đủ để có thể đáp ứng cho
việc bảo vệ nhà và tài sản. Khả năng để xây một ngôi nhà có thể đứng vững trong
thảm họa (như động đất và bão) phụ thuộc một phần vào nguồn thu nhập, mặc dù
các yếu tố văn hóa và hành vi cũng ảnh hưởng đến việc người dân ưu tiên cho việc
bảo vệ bản thân trước các hiểm họa không thường xuyên. Sự trợ giúp cần thiết về

các kỹ năng và kỹ thuật và trợ giúp khuyến khích sự tuân thủ các biện pháp bảo vệ.
- Sự bảo vệ của xã hội nói chung là do các tổ chức địa phương (như các nhóm tự
giúp, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ, v.v.) cung cấp. Nó bao
gồm các biện pháp phòng ngừa khi người dân không tự giải quyết được, ví dụ như
bảo vệ khỏi lũ lụt hoặc tuân thủ các nguyên tắc xây dựng. Việc này thể hiện trong
các chương trình hoạt động của CTĐ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ như giảm thiểu hiểm
họa (ví dụ nhà trú bão ở Bangladesh, phòng ngừa lũ lụt ở Nepal và đảo Solomon).
- Tổ chức xã hội/chính quyền thể hiện qua việc hoạt động của bộ máy quyền lực
trong việc xác định, phân bổ các nguồn lực, nguồn thu nhập và sự có mặt và hoạt
động của các tổ chức dân sự (ví dụ: thảo luận mở trên phương tiện đại chúng về
những rủi ro, tồn tại các tổ chức dân sự có khả năng vận động để mang lại sự bảo
vệ đúng mức của xã hội đối với những người dễ bị tổn thương). Việc này gắn với
vai trò của CTĐ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ trong công tác vận động chính sách và hỗ
trợ cho chính quyền địa phương.

×