Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Khả năng hình thành khu vực Thương mại tự do Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc Luận văn ThS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 111 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







NGUYỄN THỊ MAI HƢƠNG






KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH
KHU VỰC THƢƠNG MẠI TỰ DO
TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN - HÀN QUỐC







LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế







Hà Nội – 2014



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ MAI HƢƠNG







KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH
KHU VỰC THƢƠNG MẠI TỰ DO

TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN - HÀN QUỐC




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06






Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Quý Long







Hà Nội - 2014
3
MỤC LỤC

MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU 7
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1. Lý do chọn đề tài 8

2. Mục tiêu nghiên cứu: 9
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 9
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 11
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 12
7. Cấu trúc của luận văn 12
PHẦN NỘI DUNG 14
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XU THẾ 14
HÌNH THÀNH CÁC KHU VỰC THƢƠNG MẠI TỰ DO TRÊN 14
THẾ GIỚI VÀ ĐÔNG Á 14
1.1 Một số vấn đề lý luận về khu vực thƣơng mại tự do 14
1.1.1 Tổng quan về liên kết kinh tế quốc tế và khu vực 14
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm về Khu vực thương mại tự do 20
1.2 Thực tiễn hình thành khu vực thƣơng mại tự do trên thế giới và ở
Đông Á. 25
1.2.1 Thực tiễn hình thành khu vực thương mại tự do ở trên thế giới: 25
1.1.2 Thực tiễn hình thành khu vực thương mại tự do ở Đông Á 30
Tiểu kết: 35
CHƢƠNG 2: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI KHẢ NĂNG 37
HÌNH THÀNH KHU VỰC THƢƠNG MẠI TỰ DO 37
TRUNG QUỐC – NHẬT BẢN – HÀN QUỐC 37
4
2.1 Những nhân tố quốc tế và khu vực tác động tới Khả năng hình thành
khu vực thƣơng mại tự do giữa ba nƣớc 37
2.1.1 Tình hình kinh tế toàn cầu và khu vực 37
2.1.2 Các nhân tố về an ninh, chính trị trên thế giới và khu vực 44
2.2 Những nhân tố nội tại của ba nƣớc Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn
Quốc tác động tới khả năng hình thành khu vực thƣơng mại tự do
giữa họ 60
2.2.1 Trung Quốc 60

2.2.2 Nhật Bản 72
2.2.2 Hàn Quốc 82
Tiểu kết: 91
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH KHU VỰC
THƢƠNG MẠI TỰ DO TRUNG QUỐC – NHẬT BẢN – HÀN QUỐC
VÀ MỘT SỐ HÀM Ý 93
3.1 Đánh giá khả năng hình thành một Khu vực thƣơng mại tự do giữa
ba nƣớc Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc 93
3.1.1 Kịch bản 1 94
3.1.2 Kịch bản 2 95
3.1.3 Kịch bản 3 97
3.2 Dự báo những tác động của khu vực Thƣơng mại tự do Trung Quốc –
Nhật Bản – Hàn Quốc tới Việt Nam và một số gợi ý chính sách 97
3.2.1 Những tác động của việc hình thành Khu vực thương mại tự do
Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc tới Việt Nam 97
3.2.2 Một số gợi ý chính sách đối với nước ta trước khả năng hình thành
Khu vực thương mại tự do Trung – Nhật – Hàn 99
Tiểu kết: 102
KẾT LUẬN 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACFTA
ASEAN – China Free Trade Area
Khu vực thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN
ADB
Asian Development Bank
Ngân hàng phát triển châu Á
ASEAN

Association of South East Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
AFTA
Asian Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
AMF
Asian Monetary Fund
Quỹ tiền tệ châu Á
APEC
Asia Pacific Economic Cooperation
Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
ARF
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEM
Asia Europe Summit Meeting
Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu
CJK FTA
China – Japan – Korea Free Trade Area
Khu vực thương mại tự do Trung Quốc – Nhật Bản
– Hàn Quốc
CARICOM
Carribbean Community
Cộng đồng Caribbean
CER
Closer Trade Regions Trade Agreement
Hiệp định thương mại gần gũi hơn
EAS
East Asia Summit
Hội nghị thượng đỉnh Đông Á

6
EAFTA
East Asia Free Trade Area
Khu vực thương mại tự do Đông Á
EEA
European Economic Area
Khu vực kinh tế châu Âu
EEC
European Economic Community
Cộng đồng kinh tế châu Âu
EFTA
European Free Trade Association
Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu
EPA
Economic Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế
EU
European Union
Liên minh châu Âu
FTA
Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
GATT
General Agreement on Tariffs and Trade
Hiệp định chung về thương mại và thuế quan
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
LAFTA
Latin American Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do Mỹ La tinh
NAFTA
North American Free Trade Agreement
Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ
SCO
Shanghai Cooperation Organization
Tổ chức hợp tác Thượng Hải
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại quốc tế

7
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1.1: Sự bùng nổ Hiệp định thương mại khu vực trên toàn cầu (1948 – 2012) 27
Biểu đồ 1.2 Sự gia tăng các FTA được ký kết ở châu Á 33
Bảng 2.1: Tăng trưởng kinh tế thế giới 2011-2012 40
Bảng 2.2: Sơ lược kinh tế Đông Á trên thế giới (2008), (đơn vị: %) 42
Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP của nhật Bản giai đoạn 2004 - 2012 78













8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu hướng liên kết kinh tế khu vực ngày
càng nổi lên mạnh mẽ, nhất là sau khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
ra đời. Tuy nhiên, chỉ tới khi xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á
năm 1997, các nước khu vực Đông Á mới nhận thức được rằng mình đang đi
sau với xu hướng phát triển kinh tế thế giới và đã bắt đầu bắt kịp với xu thế
này. Cụ thể là sự ra đời của hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA)
giữa các nước trong khu vực với nhau, cũng như với các quốc gia, khu vực
khác trên thế giới.
Không nằm ngoài xu hướng đó, ba nền kinh tế phát triển nhất khu vực
là Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc, cũng đã tiến hành đàm phán ký kết
các Hiệp định thương mại tự do với nhiều nước trong và ngoài khu vực, và
đặc biệt họ cũng đang hướng tới một Khu vực thương mại tự đo với nhau. Dù
cho còn những mâu thuẫn về nhiều mặt song trước những lợi ích thiết thực từ
việc hợp tác kinh tế, ba nước đã ngồi lại với nhau nhằm mục đích nghiên cứu
tính khả thi và hướng tới hình thành một Khu vực thương mại tự do lớn thứ 3
thế giới (chỉ sau EU và NAFTA).
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là đối tác kinh tế truyền thống và
chiến lược của Việt Nam. Một khu vực thương mại tự do giữa ba nền kinh tế
đứng đầu Đông Á chắc chắn sẽ tác động không nhỏ tới nước ta. Mặc dù vấn
đề này cũng được bàn tới nhiều nhưng cho tới nay chưa có một công trình nào
viết đầy đủ cụ thể về nó. Đồng thời, nghiên cứu về chủ đề này phần nào sẽ
giúp Việt Nam có những đối sách phù hợp nếu như Khu vực thương mại tự do
giữa ba nước này được thiết lập. Hơn nữa, xuất phát từ sự quan tâm của bản
thân đối với các mối quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước trong khu vực, đặc
biệt là giữa các đối tác lớn của Việt Nam, cho nên tôi đã quyết định chọn đề
9
tài Luận văn là: “Khả năng hình thành khu vực thương mại tự do Trung Quốc

– Nhật Bản – Hàn Quốc”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản về lý thuyết liên kết kinh tế
quốc tế và xu hướng hình thành khu vực thương mại tự do trên thế giới và
khu vực Đông Á;
- Đánh giá những yếu tố tác động về kinh tế, an ninh - chính trị, xã hội
trên thế giới, khu vực và nội tại của ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc đối với khả năng hình thành Khu vực thương mại tự do họ, từ đó đưa ra
dự báo về một số kịch bản đối với khả năng hình khu vực thương mại tự do
này.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hóa các mặt lý thuyết và thực tiễn về xu hướng liên kết và
hội nhập trong quá trình toàn cầu hóa.
- Luận văn sẽ phân tích yếu tố ở các khía cạnh an ninh, chính trị, kinh
tế, xã hội trong nước, khu vực và quốc tế có tác động như thế nào tới khả
năng hình thành khu vực thương mại tự do giữa ba nền kinh tế chính của khu
vực Đông Bắc Á.
- Từ các kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ xây dựng một số kịch bản về
khả năng hình thành Khu vực thương mại tự do Trung Quốc – Nhật Bản –
Hàn Quốc trong giai đoạn ngắn hạn.
- Thông qua tất cả những nghiên cứu trên, tác giả sẽ dự báo những tác
động của khả năng hình thành khu vực thương mại tự do giữa ba nước tới
Việt Nam và một số gợi ý cho Việt Nam.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Như tác giả đã đề cập, đây không phải là đề tài hoàn toàn mới. Đã có
rất nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề tương tự của đề
10
tài. Có thể kể tới một số tác giả như: TS. Bùi Trường Giang, GS.TS Ngô
Xuân Bình, PGS. TS Phạm Quý Long…
Năm 2006, Viện trưởng viện nghiên cứu Đông Bắc Á lúc bấy giờ,

GS.TS Ngô Xuân Bình đã có bài phân tích “Liên kết kinh tế Đông Bắc Á –
Liệu có một FTA Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc?”, được đăng trên Tạp
chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 1(61) năm 2006. Bài viết tập
trung phân tích về các vấn đề chính sau: sự gia tăng hợp tác kinh tế giữa các
nước Đông Bắc Á; nhận diện những lợi ích và trở ngại đối với việc liên kết
kinh tế tại khu vực này; và nhận diện những cơ hội hướng tới một CJK FTA.
Cuốn Hướng tới chiến lược FTA của Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực
tiễn Đông Á do TS. Bùi Trường Giang chủ biên, được Nhà xuất bản Khoa
học và Xã hội phát hành năm 2010. Trong cuốn sách này tác giả tập trung
nghiên cứu các cơ sở lý luận về hội nhập kinh tế khu vực trong hệ thống
thương mại thế giới; làn sóng FTA toàn cầu và bối cảnh mới của quá trình hội
nhập kinh tế Đông Á; xu hướng chiến lược FTA của các quốc gia Đông Á; và
đánh giá triển vọng xu hướng FTA tại khu vực Đông Á và những hàm ý cho
một chiến lược FTA của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020.
Cuốn Đông Bắc Á – Những vấn đề kinh tế nổi bật (2011-2020) do
PGS. TS Phạm Quý Long chủ biên được Nhà xuất bản Từ điển bách khoa
phát hành năm 2011. Trong cuốn sách này, tác giả tập trung phân tích Bối
cảnh kinh tế khu vực Đông Bắc Á 10 năm đầu thế kỷ XXI (trong đó có phân
tích vị trí kinh tế của khu vực Đông Bắc Á trong nền kinh tế toàn cầu mới;
tiến trình liên kết kinh tế quốc tế ở Đông Bắc Á; giải quyết bài toán khủng
hoảng toàn cầu năm 2007-2009…); dự báo một số vấn đề kinh tế nổi bật ở
khu vực Đông Á; và đưa ra một số giải pháp định hướng để Việt Nam tăng
cường hợp tác với các đối tác thuộc khu vực Đông Bắc Á giai đoạn 2011-
2020.
11
Trên thế giới, kể từ năm 2003, các nhà khoa học của Trung tâm nghiên
cứu và phát triển Trung Quốc (DRC); Viện nghiên cứu phát phát triển quốc
gia Nhật Bản (NIRA) và Viện chính sách kinh tế thế giới Hàn Quốc (KIEP)
đã chính thức thực hiện nghiên cứu chung về các vấn đề xung quanh việc hình
thành khu vực thương mại tự do Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc, đặc

biệt là các ảnh hưởng về kinh tế (phân chia theo từng ngành hàng, mặt hàng
cụ thể) nếu như khu vực thương mại tự do giữa ba nước này được hình thành.
Học giả Lee Keun của Hàn Quốc, năm 2003 cũng đã có bài nghiên cứu về
Khả năng Hội nhập kinh tế khu vực Đông Bắc Á, nhìn từ góc độ an ninh; Học
giả Soung Chul KIM (Viện nghiên cứu Sejong) đã có bài viết về “Môi trường
quốc tế đối với việc hình thành Cộng đồng Đông Bắc Á”.
Ngoài ra còn rất nhiều các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước về các vấn đề liên quan tới đề tài như những mối quan hệ song phương
của ba nước, sự ảnh hưởng của yếu tố Mỹ, các tranh chấp còn tồn tại trong
quan hệ giữa ba nước Trung, Nhật, Hàn.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập chung nghiên cứu về khả năng hình thành khu vực thương
mại tự do giữa ba nước Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: đề tài nghiên cứu về khu vực Đông Bắc Á với 3 đối tác
kinh tế chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Về thời gian: đề tài giới hạn phân tích những yếu tố và số liệu có liên
quan kể từ những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay (2013) và một số đánh
giá dự báo cho một vài năm tới.
12
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Do đề tài luận văn có đề cập tới mối quan hệ song phương, đa phương
của ba nước trên các lĩnh vực chính trị và kinh tế nên phương pháp nghiên
cứu được sử dụng chủ yếu ở đây là các phương pháp nghiên cứu quốc tế và
phương pháp phân tích kinh tế.
Ngoài ra, đề tài được viết dựa trên phương pháp biện chứng, phương
pháp lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp phỏng vấn
chuyên gia nhằm rút ra những nhận định có tính tổng hợp phục vụ cho nghiên
cứu được chi tiết, xác thực hơn.

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn của xu thế hình thành các khu
vực thương mại tự do trên thế giới và Đông Á. Chương này nêu tổng quan về
liên kết kinh tế quốc tế và khu vực; khái niệm và đặc điểm về Khu vực
thương mại tự do. Đồng thời trình bày thực tiễn của việc hình thành khu vực
thương mại tự do trên thế giới và tại Đông Á.
Chương 2: Những yếu tố tác động tới khả năng hình thành khu vực
thương mại tự do Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc. Chương này sẽ tập
trung phân hai nội dung lớn: Thứ nhất là những nhân tố quốc tế và khu vực
tác động tới Khả năng hình thành khu vực thương mại tự do giữa ba nước;
Thứ hai là Những nhân tố nội tại của ba nước Trung – Nhật – Hàn tác động
tới khả năng hình thành khu vực thương mại tự do giữa họ. Đối với nội dung
lớn thứ nhất, tác giả sẽ phân tích về tình hình kinh tế toàn cầu và khu vực;
những nhân tố về an ninh, chính trị trên thế giới cụ thể là các mối quan hệ
song phương của ba nước và sự ảnh hưởng của yếu tố Mỹ trong khu vực. Đối
với nội dung lớn thứ hai, tác giả sẽ tập trung phân tích những nhân tố nội tại
của từng quốc gia, đó là: chính sách đối ngoại, quan điểm trước việc hình
thành CJK FTA, điều kiện kinh tế xã hội và dư luận xã hội.
13
Chương 3: Đánh giá khả năng hình thành Khu vực thương mại tự do
Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc và một số hàm ý. Nội dung chính của
Chương này sẽ đánh giá khả năng hình thành một Khu vực thương mại tự do
Trung – Nhật – Hàn bằng cách đưa ra 3 kịch bản. Từ đó sẽ dự báo những tác
động của việc hình thành Khu vực thương mại tự do giữa ba nước tới Việt
Nam và đưa ra một số gợi ý chính sách.






14
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XU THẾ
HÌNH THÀNH CÁC KHU VỰC THƢƠNG MẠI TỰ DO
TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐÔNG Á
1.1 Một số vấn đề lý luận về khu vực thƣơng mại tự do
1.1.1 Tổng quan về liên kết kinh tế quốc tế và khu vực
a. Khái niệm liên kết kinh tế quốc tế:
Về phương diện lý thuyết, liên kết kinh tế được các nhà kinh tế học
hiểu là sự hội nhập của các nền kinh tế và thị trường giữa các biên giới quốc
gia bắt nguồn từ luồng hàng hóa, dịch vụ và nhân tố sản xuất được tự do hóa.
Hay nói cụ thể hơn, liên kết kinh tế quốc tế là sự thành lập một tổ hợp kinh tế
giữa chủ thể của các nước trên cơ sở những quy định chung về phối hợp, điều
chỉnh và làm tăng cường sự thích ứng lẫn nhau giữa các thành viên nhằm thúc
đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển
1
.
Quá trình liên kết kinh tế quốc tế hình thành một thực thể kinh tế mới
có tính thống nhất ở cấp độ cao hơn là gia tăng sự phụ thuộc giữa các thành
viên thông qua các quan hệ kinh tế quốc tế. Liên kết kinh tế quốc tế góp phần
mở rộng quy mô và phạm vi của các quan hệ kinh tế quốc tế, đồng thời tạo
điều kiện xây dựng một cơ cấu kinh tế mới có tính chất khu vực hoặc liên khu
vực. Sự hình thành và phát triển kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan khi
lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định, quan hệ sản xuất mở
rộng đòi hỏi phải có sự liên kết để đảm bảo lợi ích giữa các thành viên.
b. Đặc điểm của liên kết kinh tế quốc tế:
- Các chủ thể tham gia liên kết kinh tế quốc tế có thể là Chính phủ các
nước hoặc cũng có thể là các tập đoàn kinh tế, các công ty quốc tế ở các quốc


1
Nguyễn Thanh Tùng (2013), Giáo trình Hội nhập kinh tế quốc tế và WTO, Nxb Thông tin và Truyền thông,
Hà Nội, tr.43
15
gia khác nhau nhưng luôn chịu sự tác động, điều tiết bởi chính sách kinh tế
của các chính phủ. Do đó, hoạt động của mỗi thành viên không những chỉ phụ
thuộc vào điều kiện trong nước, mà còn phụ thuộc cả vào sự điều chỉnh của
các chính sách của chính phủ nhằm đạt được sự cân bằng cần thiết với các
điều kiện bên ngoài.
- Liên kết kinh tế quốc tế là hình thức phát triển cao nhất của phân công
lao động quốc tế, là sự hoạt động tự giác của các thành viên nhằm điều chỉnh
có ý thức và phối hợp các chương trình phát triển kinh tế với những thỏa
thuận có đi có lại giữa các thành viên. Do vậy đây là cơ sở cho việc hình
thành một cơ cấu kinh tế mới và mối quan hệ giữa các nền kinh tế ngày càng
chặt chẽ hơn.
- Liên kết kinh tế quốc tế là sự liên kết về các hoạt động kinh tế diễn ra
trong quá trình tái sản xuất giữa các chủ thể ở các nước, góp phần từng bước
loại bỏ tính chất biệt lập của các nền kinh tế và chủ nghĩa cục bộ của các quốc
gia trong nền kinh tế mới làm cho các quốc gia ngày càng quan hệ thân thiện
hơn về mọi mặt. Đây chính là quá trình vận động, phát triển kinh tế thế giới
theo hướng toàn cầu hóa.
- Liên kết kinh tế quốc tế là khuôn khổ cho quá trình cạnh tranh giữa
các nhóm nước hay các tập đoàn kinh tế nhằm đảm bảo lợi ích của các thành
viên liên kết và lợi ích khu vực. Liên kết kinh tế quốc tế hiện nay phát triển
không chỉ trong một khu vực mà còn mang tính liên khu vực. Liên kết kinh tế
quốc tế thường hướng vào việc tạo lập thị trường quốc tế trong khu vực, dỡ
bỏ dần các rào cản thuế quan và phi thuế quan đã được tạo ra do xu hướng
bảo hộ thương mại, hình thành khuôn khổ kinh tế pháp lý cho các quan hệ thị
trường giữa các thành viên, thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển nhằm tạo ra
sức cạnh tranh mạnh hơn với các khu vực kinh tế khác.

c. Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế:
16
- Theo cơ chế liên kết, liên kết kinh tế quốc tế được chia thành hai hình
thức: các hình thức liên kết kinh tế quốc tế với cơ chế liên kết lỏng và các
hình thức liên kết kinh tế quốc tế với cơ chế liên kết chặt.
+ Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế với cơ chế liên kết lỏng là
những liên kết kinh tế chỉ mang tính chất thỏa thuận giữa các thành viên,
không mang tính chất cam kết bắt buộc hoặc những cam kết mang tính chất
pháp lý. Nói cách khác, liên kết lỏng là những liên kết mang tính linh hoạt và
đồng thuận, các thành viên có thể xem xét tham gia những chương trình hợp
tác đề ra một cách chủ động cho phù hợp với điều kiện cụ thể của mình chứ
không bị ràng buộc phải tham gia. Có thể kể tới một số tổ chức kinh tế quốc
tế đã hoạt động theo cơ chế liên kết lỏng như: Diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái
Bình Dương (APEC), Hợp tác Á - Âu (ASEM)…
+ Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế với cơ chế liên kết chặt là
những liên kết kinh tế mang tính cam kết bắt buộc giữa các thành viên, các
thành viên đã tham gia phải thực hiện đầy đủ những cam kết này và những
cam kết đó mang tính pháp lý. Nói cách khác, liên kết chặt là những liên kết
mang tính ràng buộc cao, các thành viên khi tham gia không có quyền lựa
chọn những chương trình tham gia hợp tác mà có trách nhiệm phải cam kết
tham gia đầy đủ các chương trình hợp tác. Thực tế đã có nhiều tổ chức kinh tế
quốc tế hoạt động theo cơ chế liên kết chặt như: Liên minh Châu Âu (EU), Tổ
chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN)…
- Xét theo chủ thể tham gia liên kết, liên kết kinh tế quốc tế được chia
làm hai hình thức: liên kết kinh tế quốc tế tư nhân (liên kết nhỏ) và liên kết
kinh tế quốc tế nhà nước (liên kết lớn).
+ Liên kết kinh tế quốc tế tư nhân là sự liên kết giữa các công ty, các
tập đoàn kinh tế ở các nước nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế chung
thông qua hợp đồng ký kết giữa các bên tham gia. Thực chất của liên kết kinh

17
tế quốc tế tư nhân là hình thành chuỗi giá trị toàn cầu bởi liên kết kinh tế quốc
tế tư nhân được thực hiện ở nhiều khâu khác nhau của quá trình sản xuất. Do
vậy, các hình thức liên kết kinh tế quốc tế tư nhân rất phong phú, đa dạng do
có thể xuất hiện công khai hoặc cũng có thể tồn tại dưới hình thức bí mật.
Tiêu biểu cho hình thức liên kết kinh tế quốc tế tư nhân được biểu hiện công
khai chính là việc liên kết để hình thành các công ty quốc tế (các công ty đa
quốc gia, xuyên quốc gia).
+ Liên kết kinh tế quốc tế nhà nước là sự liên kết của các quốc gia
thông qua hiệp định ký kết của Chính phủ nhằm phối hợp và điều chỉnh quan
hệ kinh tế quốc tế giữa các thành viên tham gia. Đây chính là hình thức liên
kết quốc tế mà Đề tài tập trung nghiên cứu.
Theo nghiên cứu của nhà kinh tế học người Hungary – Béla Balassa
(1928-1991), có bốn giai đoạn của liên kết quốc tế
2
, đó là:
- Khu vực Thương mại tự do (Free Trade Area - FTA): các bên tham
gia thỏa thuận xóa bỏ hầu hết hàng rào thương mại, thuế quan và phi thuế
quan cho nhau nhưng vẫn duy trì chính sách thuế quan riêng của mỗi bên đối
với các nước ngoài FTA. Các mối liên kết trong Khu vực thương mại tự do
chỉ tạo mối quan hệ ràng buộc trong hoạt động ngoại thương giữa các thành
viên, tuy vậy các nước thành viên vẫn có quyền thực hiện chính sách ngoại
thương độc lập với các nước ngoài khu vực. Mặt khác, các nước thành viên
tùy theo điều kiện đặc thù của mình về kinh tế mà có thể đưa ra thỏa thuận
đặc biệt khác với các nước thành viên. Thực tế đã hình thành nhiều khu vực
thương mại tự do như: Khu vực thương mại tự do Châu Âu (EFTA), Khu vực
thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực thương mại tự do ASEAN
(AFTA)…

2

Amr Sadek Hosny (2013), Theories of Economic Integration: A Survey of the Economic and Political
Literature, International Journal of Economy, Management and Social Sciences, Số 2(5), Pg. 133-155

18
- Liên minh Thuế quan (Custom Union - CU): các bên tham gia hình
thành FTA và có chính sách thuế quan chung đối với các nước bên ngoài liên
minh. Trong liên minh thuế quan, các nước thành viên trở thành một thị
trường hàng hóa, dịch vụ thống nhất với các nước ngoài khối và tạo ra sự
cạnh tranh bình đẳng với nhau. Tuy vậy, các nước tham gia vào khối liên kết
bị mất quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài khối
liên kết bởi sự ràng buộc của biểu thuế quan. Có thể kể đến một số liên minh
thuế quan đã tra đời trong lịch sử như: Liên minh thuế quan giữa Bỉ và
Luxembourg năm 1921, Hiệp định chung về mậu dịch và thuế quan GATT
năm 1948, Liên hiệp hải quan các nước Trung Mỹ (ADEANPACT)…
- Thị trường Chung (Common Market - CM): Các nước tham gia hình
thành Liên minh thuế quan đồng thời cho phép sự dịch chuyển tự do của các
nhân tố sản xuất là vốn và lao động. Trên thực tế, khối liên kết thị trường
chung thành công nhất là của Liên minh Châu Âu (EU) giai đoạn 1970-1985
với tên gọi Thị trường chung Châu Âu (ECM), ngoài ra còn có Thị trường
chung Trung Mỹ (CACM), Thị trường chung Nam Mỹ (MECOSUR –
Mercado Common del Sur).
- Liên minh Kinh tế (EU): Các bên tham gia hình thành thị trường
chung đồng thời xây dựng chính sách kinh tế chung toàn liên minh bằng cách
hài hòa hóa các chính sách tài khóa và tiền tệ quốc gia. Liên minh kinh tế với
những chính sách kinh tế thống nhất trong quan hệ giữa các nước thành viên
với các nước ngoài khối sẽ tạo ra những lợi ích cho các nước thành viên ngày
càng nhiều, nhưng các nước thành viên sẽ bị mất quyền độc lập tự chủ trong
quan hệ kinh tế với các nước ngoài khối. Liên minh kinh tế Benelux giữa Bỉ -
Hà Lan – Luxembourg năm 1960, Liên minh Châu Âu (EU) thực hiện mục
tiêu liên minh kinh tế bắt đầu từ năm 1985 đến năm 1992 với tên gọi là “Cộng

đồng kinh tế châu Âu – EEC”… là các khối liên minh kinh tế khá thành công.
19
d) Một số lý luận về hội nhập kinh tế khu vực
Cho tới nay, nghiên cứu “Vấn đề Liên minh thuế quan” của Jacob
Viner
3
xuất bản năm 1950 vẫn được coi là công trình tiên phong của lĩnh vực
nghiên cứu lý thuyết hội nhập kinh tế khu vực. Kể từ sau thế chiến II, lý luận
hội nhập kinh tế khu vực tập trung vào ba nhóm quan điểm chính
4
. Nhóm
quan điểm thứ nhất đã hội tụ vào một nhận định chung là những thỏa thuận
hội nhập kinh tế khu vực không nhất thiết mang lại những hiệu ứng phúc lợi
tích cực, ngay cả với các nước thành viên. Đại diện tiêu biểu cho nhóm này là
Vinner (phân tích tác động của việc hình thành Liên minh thuế quan tới sản
xuất, 1950) và Meade
5
(phân tích tác động của việc hình thành Liên minh
thuế quan tới tiêu dùng, 1955) hay Lipsey
6
(phân tích tác động của việc hình
thành liên minh thuế quan tới thương mại, 1957). Nhóm quan điểm thứ hai
triển khai lý luận theo nhận định rằng trong môi trường thương mại tự do toàn
cầu, các nước sẽ tái phân bổ nhân tố sản xuất để có cơ cấu thương mại, sản
xuất và việc làm phù hợp với lợi thế so sánh của mình, với những nghiên cứu
tiêu biểu của Johnson (1965), Cooper
7
và Massell (1965). Các tác giả đều tập
trung lý giải mục tiêu thật sự của các thỏa thuận hội nhập khu vực là gì nếu
chúng không chắc chắn mang lại những hiệu ứng phúc lợi kinh tế kỳ vọng.

Một hướng nghiên cứu khác tập trung vào khía cạnh kinh tế chính trị
của hội nhập kinh tế khu vực thông qua việc ký kết các FTA và hình thành
các khu vực thương mại tự do hay liên mình thuế quan, liên minh kinh tế. Các
công trình tiêu biểu phải kể đến Staiger & Tabelini (1987), Gossman &

3
Jacob Vinner (1892 – 1970): nhà kinh tế học người Canada, một trong người mở đường cho nghiên cứu hội
nhập kinh tế quốc tế.
4
Bùi Trường Giang (2010), Hướng tới chiến lược FTA của Việt Nam: Cơ sở thực tiễn Đông Á, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, tr. 51.
5
James Meade: Nhà kinh tế học người Anh – người đã thổi đường hướng mới cho việc xây dựng học thuyết
về thương mại quốc tế và dịch chuyển nguồn vốn quốc tế.
6
Richard Lipsey: nhà kinh tế học người Canada.
7
Richard N. Cooper: nhà kinh tế học người Mỹ
20
Helpman (1992), Irwin (1993)… Các tác giả đã tập trung phân tích những lợi
ích và chi phí kinh tế của các thỏa thuận liên kết kinh tế khu vực và song
phương như động cơ cải cách trong nước, duy trì hòa bình, an ninh khu vực
và quốc gia, tăng vị thế mặc cả trong quan hệ quốc tế, đảm bảo chủ quyền
quốc gia và lợi ích chiến lược, những biến đổi môi trường chính trị bên trong
quốc gia.
Các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về FTA gần đây trên
thế giới chủ yếu tập trung vào mối quan hệ giữa thương mại, chủ nghĩa khu
vực, hội nhập khu vực với phát triển. Ví dụ như nghiên cứu của Ali M. El-
Agraa năm 1999 về “Hội nhập khu vực: Kinh nghiệm thực tiễn, Lý thuyết và
Thước đo”, nghiên cứu của Maurice Schiff và Alan Winters năm 2003 về

“Hội nhập khu vực và phát triển”… Điểm chung giữa các công trình trên, đó
là thiếu vắng sự phân tích sâu thực tiễn chính sách hội nhập khu vực nói
chung và chính sách FTA nói riêng đối với một khu vực kinh tế năng động
nhất thế giới là Đông Á. Một điểm nữa chưa có trong các công trình trên
chính là thiếu tính cập nhật, đặc biệt là sau khủng hoảng kinh tế khu vực năm
1997-1998 đến nay là xu hướng tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và song
phương thông qua việc chính phủ các quốc gia Đông Á chuyển hướng mạnh
mẽ từ kênh đàm phán tự do hóa thương mại đa phương sang thúc đẩy đàm
phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do, hiệp định đối tác và hợp tác kinh
tế khu vực và song phương.
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm về Khu vực thương mại tự do
1.1.2.1 Khái niệm:
Bàn tới khái niệm “Khu vực thương mại tự do”, trước tiên cần đề cập
tới khái niệm về Hiệp định thương mại Khu vực (Regional Trade Agreement -
RTA). RTA là thuật ngữ được khung khổ GATT/WTO thống nhất dùng để
chỉ các thỏa thuận tự do hóa thương mại giữa các thành viên của GATT/WTO
21
trên nguyên tắc có đi có lại. Khái niệm RTA của GATT/WTO dung để chỉ hai
hình thức liên kết, hội nhập kinh tế là Khu vực thương mại tự do (FTA) và
Liên minh thuế quan (CU).
Theo quan điểm lý thuyết thương mại truyền thống về hội nhập kinh tế
khu vực của Jacob Viner, Hiệp định thương mại khu vực (RTA) có thể ở các
cấp độ cam kết hội nhập khác nhau, do đó có những khái niệm tương ứng như
hội nhập chỉ ở mức độ cắt giảm thuế quan cho nhau thì được gọi là Hiệp định
thương mại tự do và hội nhập sâu hơn ở mức độ thực hiện chính sách thuế
quan chung với nước thứ ba thì được gọi là Liên minh thuế quan.
Xét từ góc độ pháp lý thì Hiệp định thương mại tự do là dạng hiệp định
quá độ làm cơ sở pháp lý cho việc hình thành một Khu vực thương mại tự do
hoặc một Liên minh thuế quan sau một thời gian nhất định. Về bản chất “Hiệp
định/Khu vực thương mại tự do là một hiệp định có đi có lại trong đó các

hàng rào thương mại giữa các quốc gia tham gia hiệp định được xóa bỏ. Song
mỗi thành viên của hiệp định có quyền duy trì các hàng rào thương mại riêng
đối với các nước không phải là thành viên hiệp định”
8

- Khái niệm về “Khu vực thương mại tự do” theo Hiệp định GATT:
Theo như quy định tại mục 8, điều XXIV, Phần III Hiệp định GATT
1994, khu vực thương mại tự do được hiểu là một nhóm gồm hai hay nhiều
lãnh thổ quan thuế mà thuế quan và các quy tắc hạn chế thương mại (ngoại
trừ, trong chừng mực cần thiết, các hạn chế được phép theo quy định của các
Điều XI, XII, XIII, XIV, XV và XX)
9
được triệt tiêu về cơ bản trong trao đổi
thương mại các sản phẩm có xuất xứ từ các lãnh thổ lập thành khu vực thương
mại tự do.

8
Tim Martyn (2001), A complete guide to the regional trade agreements of the Asia – Pacific,
www.apec.org, pg.6
9
Điều XI: Triệt tiêu chung về hạn chế định lượng, Điều XII: Hạn chế về bảo vệ cán cân thanh toán, Điều
XIII: Áp dụng các hạn chế số lượng một cách không phân biệt đối xử, Điều XIV: Ngoại lệ của quy tắc không
phân biệt đối xử; Điều XV: Các thỏa thuận về ngoại hối; Điều XX: Các ngoại lệ chung.
22
Điều khoản này cũng quy định rất rõ ba yêu cầu đối với bất kỳ một
FTA nào hình thành, đó là:
Thứ nhất, FTA khi thành lập về tổng thể không làm tăng hàng rào đối
với hoạt động thương mại của bên thứ ba, nghĩa là các thành viên WTO khác
không tham gia FTA.
Thứ hai, FTA đó phải có quy định áp dụng với hầu như tất cả các hoạt

động thương mại của các bên tham gia FTA.
Thứ ba, FTA đó phải được hình thành trong một khoảng thời gian hợp
lý. Theo thông lệ và theo cách hiểu của GATT/WTO là trong vòng 10 năm kể
từ ngày ký kết.
Như vậy, có thể hiểu, khu vực thương mại tự do là hình thức liên kết
kinh tế giữa hai hay nhiều nước, được hình thành dựa trên việc ký kết các
Hiệp định thương mại tự do, trong đó áp dụng các biện pháp tiến tới xóa bỏ
thuế quan và rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ trong quan hệ
buôn bán giữa các nước thành viên nhằm hình thành thị trường thống nhất về
hàng hóa và dịch vụ.
1.1.2.2 Đặc điểm của khu vực thương mại tự do:
Trong khu vực thương mại tự do, các quốc gia thành viên miễn thuế
quan hoàn toàn cho nhau và thực hiện giảm ở mức độ lớn, thậm chí bãi bỏ
hoàn toàn các hàng rào phi thuế quan, tạo điều kiện cho hàng hóa được tự do
lưu thông giữa các quốc gia thành viên.
Quan hệ buôn bán thương mại giữa các quốc gia trong khu vực khác
với quan hệ buôn bán thương mại tự do đối với các quốc gia bên ngoài khu
vực là các quốc gia thành viên Khu vực thương mại tự do không quy định các
mức thuế quan với nhau. Các quốc gia thành viên có thể tự định mức thuế
quan của Nhà nước đối với các quốc gia bên ngoài khu vực. Điều này đã làm
xuất hiện một khoảng trống làm cho hàng hóa của các quốc gia ngoài khu vực
23
có thể đi vòng qua các quốc gia thành viên có mức thuế quan cao của tổ chức
này, từ đó thâm nhập thị trường các quốc gia có mức thuế quan thấp nhất
trong nội bộ khu vực mậu dịch tự do, sau đó thông qua các quốc gia này, sử
dụng điều kiện không phải nộp thuế mậu dịch trong khu vực, chuyển hàng
hóa vào các quốc gia có thuế quan cao trong khu vực.
Nếu hai hay một nhóm nước/ vùng lãnh thổ hình thành một Khu vực
mậu dịch tự do thì sẽ có thể mang lại một số lợi ích kinh tế sau:
- Thứ nhất, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất nhờ tăng tính chuyên môn

hóa theo quy luật lợi thế so sánh, nhờ quá trình tự do hóa thị trường của các
nước tham gia hiệp định.
- Thứ hai, tăng quy mô sản xuất do khái thác tốt hơn tính kinh tế nhờ
quy mô có từ dung lượng thị trường lớn hơn;
- Thứ ba, nâng cao vị thế đàm phán quốc tế nhờ quy mô gia tăng, do đó
điều kiện thương mại sẽ tốt hơn (hàng nhập khẩu rẻ hơn từ bên ngoài và giá
hàng xuất khẩu ra ngoài cao hơn);
- Thứ tư, tạo ra những thay đổi về tính hiệu quả nhờ gia tăng mức độ
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp;
- Thứ năm, mang lại những thay đổi có tác động tới cả số lượng và chất
lượng của các nhân tố sản xuất do những tiến bộ công nghệ có được từ thay
đổi trong hiệu quả nêu trên.
Ngoài ra, khi một Khu vực thương mại tự do (FTA) hình thành có
nghĩa là nhiều thị trường nhỏ hơn đã hợp nhất lại, do đó sẽ làm giảm mức độ
độc quyền vì nhiều doanh nghiệp từ các thành viên khác nhau phải cạnh tranh
với nhau. Sự gia tăng cạnh tranh như vậy, có thể đem lại một số lợi ích cụ thể
sau: Thứ nhất, cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí và tăng
doanh số, điều này giúp giảm các méo mó trên thị trường và có lợi cho người
tiêu dùng; Thứ hai, quy mô thị trường lớn hơn cho phép doanh nghiệp khai
24
thác hiệu quả kinh tế từ quy mô tốt hơn; Thứ ba, cạnh tranh khiến các hãng
phải đa dạng hóa sản phẩm, do vậy người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn sau
khi FTA hình thành; và cuối cùng, môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn
buộc các hãng phải loại bỏ bớt những hoạt động không hiệu quả bên trong hệ
thống doanh nghiệp và gia tăng năng suất, đồng thời người lao động cũng
phải nâng cao hiệu suất công việc để thích nghi với điều kiện làm việc cạnh
tranh hơn, dễ bị mất việc làm hơn.
Việc hình thành một FTA còn tạo ra những hiệu ứng quan trọng đối với
môi trường đầu tư và hành vi của nhà đầu tư. Một FTA hình thành có thể thúc
đẩy cả dòng đầu tư nội địa và dòng đầu tư nước ngoài, dòng đầu tư giữa các

thành viên FTA cũng như với bên ngoài FTA đó: Thứ nhất, việc hình thành
FTA đã làm giảm đáng kể các méo mó trong môi trường đầu tư, sản xuất của
các thành viên, do đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư về
mặt chất. Thứ hai, đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), việc
FTA mang lại cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn với sức mua lớn hơn sẽ thu
hút được dòng FDI mới vào nước thành viên FTA. Thứ ba, dòng FDI từ bên
ngoài vào một khu vực thương mại tự do thường tận dụng điều kiện tiếp cận
thị trường mới để vượt qua các hàng rào thuế quan không đồng nhất giữa các
thành viên FTA đó. Hơn nữa, dòng FDI lưu chuyển giữa các thành viên FTA
với nhau còn nhắm vào mục tiêu tận dụng lợi thế về chi phí các nhần tố đầu
vào sản xuất (như chi phí lao động rẻ từ một thành viên khác trong FTA).
Việc hình thành FTA tạo cơ hội cho các nước thành viên chia sẻ và
chuyển giao công nghệ cho nhau thuận lợi hơn, đặc biệt là giữa các thành viên
có trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Trở thành đối tác FTA với nước phát
triển hơn, cho phép một quốc gia có thể học hỏi từ những thực tiễn chính
sách, thông lệ tốt trong quá trình phát triển của nước đi trước. Cụ thể, đó có
25
thể là quá trình ứng dụng công nghệ mới, quá trình chuyển giao phương pháp
quản lý hay thực tiễn chính sách. Quá trình học hỏi này cũng đồng thời là quá
trình xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển, thể chế chính sách của một
quốc gia ở tầng nấc phát triển tốt thấp hơn. Hơn nữa, bản thân mỗi doanh
nghiệp cũng học hỏi được từ nhau và từ chính quá trình liên kết kinh tế sâu
rộng hơn thông qua các FTA.
Nếu nhìn từ góc độ kinh tế chính trị thì việc hình thành FTA tạo ra cơ
chế hợp tác và phối hợp chính sách mới giữa các nước, nhờ đó củng cố sự ổn
định và an ninh của một nhóm nước hay một khu vực, thậm chí là toàn cầu.
Bởi lẽ, một FTA hình thành có thể làm gia tăng lòng tin giữa các thành viên,
từ đó làm giảm đi những căng thẳng trong quan hệ.
1.2 Thực tiễn hình thành khu vực thƣơng mại tự do trên thế giới và ở
Đông Á.

1.2.1 Thực tiễn hình thành khu vực thương mại tự do ở trên thế giới:
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, tiến trình tự do hóa kinh tế, thương
mại toàn cầu bị chi phối bởi ba xu hướng lớn: Quá trình toàn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế; Cách mạng khoa học công nghệ và sự phát triển nền
kinh tế tri thức; Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc. Điều
này, một mặt đã thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế thế giới, mặt khác,
thúc đẩy xu hướng liên kết kinh tế toàn cầu ở mọi cấp độ, từ liên khu vực, khu
vực, tiểu khu vực và song phương đến phạm vi toàn cầu, ở các mức độ và
phạm vi khác nhau. Kết quả là hàng loạt các thỏa thuận liên kết kinh tế khu
vực được hình thành.
Đầu tiên ở Châu Âu với Liên minh thuế quan Benelux (1948), Cộng
đồng Than Thép Châu Âu (1950), Cộng đồng Kinh tế châu Âu – EEC (1958),
Hiệp hội Thương mại tự do Châu Âu – EFTA (1960). Tiếp đó, ở Châu Mỹ
La-tinh và Châu Phi, nhiều thỏa thuận mậu dịch khu vực cũng lần lượt được

×