Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 112 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







DƢƠNG THỊ THU HÒA





CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT NHIẾP ẢNH VIỆT NAM
THỜI KỲ ĐỔI MỚI






LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học












Hà Nội-2014

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







DƢƠNG THỊ THU HÒA





CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT NHIẾP ẢNH VIỆT NAM
THỜI KỲ ĐỔI MỚI






Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60.22.03.01





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Nghĩa









Hà Nội-2014
3

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 4
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁI ĐẸP VÀ NGHỆ
THUẬT NHIẾP ẢNH 12
1.1. Quan niệm về cái đẹp trong lịch sử mỹ học 12
1.1.1. Quan niệm về cái đẹp trong tư tưởng các nhà mỹ học trước Mác 12

1.1.2. Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về cái đẹp 20
1.1.3. Quan niệm về cái đẹp và cái đẹp trong nghệ thuật của các nhà mỹ
học Việt Nam 27
1.2. Khái quát về nhiếp ảnh và nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam 39
1.2.1. Một số nét khái quát về nghệ thuật nhiếp ảnh 39
1.2.2. Nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam 48
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT
NHIẾP ẢNH VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI 60
2.1. Những biểu hiện của cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam
thời kỳ đổi mới 60
2.2. Thực trạng sáng tạo, thƣởng thức, đánh giá cái đẹp trong nghệ thuật
nhiếp ảnh ở Việt Nam hiện nay 82
2.2.1. Những thành tích đạt được của nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam
hiện nay 83
2.2.2. Những hạn chế của nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam hiện nay 87
2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sáng tạo, thƣởng thức,
đánh giá cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam hiện nay 94
2.3.1. Giải pháp về chủ thể sáng tạo, thưởng thức, đánh giá. 94
2.3.2. Giải pháp về quy định, chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà
nước ta 100
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
4

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cái đẹp là một hiện tƣợng thẩm mỹ giữ vị trí quan trọng trong nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội. Cái đẹp xuất hiện trong các mối quan hệ của con
ngƣời, nhất là các hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Cái đẹp là nhu cầu sống của

mỗi ngƣời, mỗi cộng đồng ngƣời, mỗi dân tộc, thời đại và cả nhân loại.
Trong các loại hình nghệ thuật: điêu khắc, âm nhạc, thơ ca, hội họa,
điện ảnh, sân khấu… thì nhiếp ảnh - nghệ thuật của cái nhìn và khoảnh khắc,
là một trong những hình thức trẻ trung và có sức lôi cuốn, rất phát triển ở
nhiều nơi trên thế giới. Nhiếp ảnh không chỉ giúp con ngƣời thể hiện các cảm
quan thẩm mỹ, trong quan sát, cảm nhận sâu sắc về cuộc sống xung quanh mà
còn là một nguồn động lực khơi gợi, phát triển những sung lực sáng tạo mới
mẻ, lƣu giữ lâu dài những kỷ niệm về một thời khắc khó quên của lịch sử.
Nghệ thuật nhiếp ảnh đóng vai trò khá quan trọng trong nền văn hóa, góp
phần cởi mở những khả năng thẩm mỹ tiềm tàng của đời sống xã hội. Đây là
một loại hình nghệ thuật độc đáo, kết hợp đƣợc tính tài liệu với tính nghệ
thuật, tính chân thật lịch sử với những phút thăng hoa của mỹ cảm nói chung.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, nghệ thuật nhiếp ảnh đã trở thành
một trong những hình thức hoạt động mang tính quần chúng rộng rãi nhất. Nó
góp phần làm phong phú các hình thức tồn tại của cái đẹp và cùng góp phần
với các loại hình nghệ thuật khác đƣa cái đẹp từ đời sống đến tâm hồn ngƣời
thƣởng thức. Chính những điều này đã mang lại cho nghệ thuật nhiếp ảnh
những kết quả vô cùng quan trọng và cực kỳ phong phú, phản ánh những giá
trị đặc sắc của nền văn hóa, những cảm xúc dâng trào của nội tâm con ngƣời.
Nó mang tính tƣ tƣởng và đặc biệt là tính thẩm mỹ cao.
Do hoạt động có hiệu quả, ngành nhiếp ảnh đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện cho nhiếp ảnh phát triển. Tuy nhiên, nghệ
thuật nhiếp ảnh Việt Nam hiện nay còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết.
5

Một là, vẫn còn có những biểu hiện sai lệch trong thƣởng thức, đánh
giá, sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh. Rất nhiều tác phẩm, công
trình nhiếp ảnh đạt giải ở quốc tế, trong nƣớc, song chƣa có sự thẩm định giá
trị thực của từng tác phẩm, từng công trình đã có, do đó, các tác phẩm
đó chƣa thật sự đi vào cuộc sống của xã hội. Có sự ngộ nhận trong đánh giá

các tác phẩm, bởi có những Hội đồng chấm chƣa hẳn là đủ năng lực thẩm
định toàn diện một tác phẩm mang ý nghĩa, giá trị. Có nhiều tác giả Việt Nam
đạt rất nhiều giải thƣởng quốc tế, nhƣng các tác phẩm đó chỉ nằm im trong bộ
sƣu tập cá nhân và mau chóng bị lãng quên, đó cũng là một sự lãng phí chất
xám rất lớn.
Hai là, nạn đạo ảnh. Không hiếm hiện tƣợng vì lợi nhuận, danh vọng mà
một ngƣời mang một bức ảnh không phải của mình - có thể đã đạt giải ở một
cuộc thi nào đó - đem dự thi và thậm chí lại đoạt giải cao. Điều này không chỉ
thể hiện ý thức đạo đức cá nhân, sự chây lƣời trong sáng tạo nghệ thuật, mà còn
cho thấy năng lực của những ngƣời có nhiệm vụ đánh giá, thẩm định.
Ba là, do ảnh hƣởng của tâm thức hậu hiện đại và cách nhìn lệch lạc,
không ít bức ảnh quá đi sâu vào việc khai thác vẻ đẹp thể xác của con ngƣời
nhằm thỏa mãn những nhu cầu thẩm mỹ tầm thƣờng. Chức năng của nghệ
thuật là giáo dục thẩm mỹ, đồng thời còn có ý nghĩa phát hiện, hƣớng dẫn thị
hiếu về cái đẹp đối với ngƣời xem. Cùng với việc hội nhập quốc tế, các tác
phẩm nghệ thuật cũng có xu hƣớng hội nhập theo đó. Tuy nhiên, bên cạnh
những tác phẩm có giá trị thẩm mỹ thì cũng có không ít các tác phẩm độc
hại, thể hiện những thị hiếu thiếu lành mạnh. Theo dõi nghệ thuật nhiếp ảnh
trong những năm gần đây có thể thấy không hiếm những biểu hiện lệch chuẩn
về cái đẹp xuất hiện trong nghệ thuật nhiếp ảnh.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ƣơng khoá
VIII về xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: "Phƣơng hƣớng chung của
sự nghiệp văn học nghệ thuật nƣớc ta là phát huy chủ nghĩa yêu nƣớc và
6

truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cƣờng xây dựng
và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại,
làm cho văn hoá Việt Nam thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, vào từng

con ngƣời, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cƣ, vào
mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con ngƣời, tạo ra trên đất nƣớc ta đời sống
tinh thần cao đẹp, trình độ văn hoá cao, khoa học phát triển phục vụ đắc lực
cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu, nƣớc
mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bƣớc vững chắc lên chủ nghĩa xã
hội"[13, tr.54]. Nghệ thuật nhiếp ảnh cũng không nằm ngoài phƣơng hƣớng
chung đó.
Từ những vấn đề mà ngành nhiếp ảnh đặt ra hiện nay, từ đƣờng lối văn
hóa nghệ thuật của Đảng, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Cái đẹp trong nghệ
thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật xuất hiện muộn trên thế giới cũng
nhƣ ở Việt Nam. Tuy ra đời muộn nhƣng bộ môn nghệ thuật này đã phát triển
nhanh chóng và có tác động đến sự phát triển của nhiều nghệ thuật khác, tầm
ảnh hƣởng của nghệ thuật nhiếp ảnh sâu rộng đến các lĩnh vực đời sống xã
hội. Với những tính năng ƣu việt của mình, nhiếp ảnh dễ dàng đƣợc công
chúng yêu mến và hiện nay đã trở thành một bộ môn nghệ thuật mũi nhọn
trong đời sống xã hội.
Với đặc thù gắn nhiều với kỹ thuật máy móc, từ thời sơ khai mới ra
đời, nhiếp ảnh chƣa đƣợc coi là nghệ thuật. Chỉ đến khi cùng với máy móc kỹ
thuật để cho ra đƣợc những bức ảnh đẹp, nhiếp ảnh mới dần trở thành môn
nghệ thuật thật sự. Mới vào Việt Nam đƣợc hơn một thế kỷ nhƣng nhiếp ảnh
Việt Nam đã có nhiều thành tích đáng kể trong nƣớc cũng nhƣ trên trƣờng
quốc tế.
7

Trƣớc đổi mới, chủ đề sáng tác của nhiếp ảnh Việt Nam phần lớn xoay
quanh chủ đề chiến tranh, ngƣời anh hùng. Sách về nhiếp ảnh chủ yếu là
những cuốn sách ảnh tập hợp lại các bức ảnh đẹp của thời kỳ hay khu vực nào
đó và một số sách về kỹ thuật chụp ảnh. Vào những năm 1980 - 1985, có một

số cán bộ đƣợc cử đi đào tạo cơ bản về nhiếp ảnh nghệ thuật và nhiếp ảnh báo
chí ở Cộng hòa dân chủ Đức và Liên Xô cũ về nƣớc có giới thiệu trên tạp chí
Nhiếp ảnh và trong một số bài giảng tại các lớp nhiếp ảnh trung cấp và đại
học ở Hà Nội về tính tài liệu và tính thẩm mỹ của ảnh, về các thể loại ảnh báo
chí cũng nhƣ các thể loại ảnh nghệ thuật. Đáng lƣu ý trong thời kỳ này là
cuốn Mỹ học và ảnh nghệ thuật của M.X.Kagan (Liên Xô) do Nguyễn Huy
Hoàng dịch, nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội,1980 trình bày khá sâu về những
vấn đề cơ bản của nhiếp ảnh. Trên cơ sở mỹ học Mác - Lênin, tác giả đã phân
tích mối quan hệ qua lại giữa mỹ học và nhiếp ảnh, phân tích các khía cạnh
của ảnh nhƣ tính tài liệu, tính khoa học, tính nghệ thuật, bản chất hình tƣợng
nhiếp ảnh. Cuốn sách cũng trình bày nội dung và hình thức trong các tác
phẩm ảnh, phƣơng pháp sáng tác và cách diễn đạt, vị trí của ảnh trong nghệ
thuật tạo hình cũng nhƣ ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa thẩm mỹ của ảnh nghệ
thuật. Cuốn sách này có ảnh hƣởng lớn đến nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam
trong giai đoạn này. Tuy nhiên, ở thời điểm này chƣa có một nghiên cứu nào
cụ thể về biểu hiện của cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam chỉ có
cuốn kỷ yếu hội thảo "Nghệ thuật nhiếp ảnh - cuộc sống, con người thời đại”
năm 1983 của Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tập hợp các bài viết của các
nhà nhiếp ảnh, các nhà nghiên cứu yêu quý bộ môn nghệ thuật này.
Từ sau năm 1986, nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc
tế, nhiếp ảnh Việt Nam càng phát triển hơn, cùng với nó là sự phát triển của
công tác lý luận phê bình nhiếp ảnh. Nghiên cứu nghệ thuật nhiếp ảnh Việt
Nam có thể kể đến Tạp chí Nhiếp ảnh của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam,
tạp chí Ánh sáng đẹp của hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh, với
các bài viết về nghệ thuật nhiếp ảnh trên các số cùng việc đăng tải các bức
8

ảnh đẹp của các tác giả phát hành hàng tháng, cả các bài lý luận phê bình trên
trang điện tử của Hội cũng đề cập nhiều đến nhiếp ảnh Việt Nam và thế giới.
Với những đổi thay sâu sắc của chính sách đổi mới, nhiếp ảnh Việt

Nam có điều kiện để giao lƣu và học hỏi những tiến bộ của nhiếp ảnh quốc tế.
Các nhà nhiếp ảnh nƣớc ngoài không chỉ đến thăm Việt Nam mà còn bắt đầu
sống và làm việc ở đây. Các nhà nhiếp ảnh Việt Nam cũng bắt đầu sang
phƣơng Tây. Điều kiện cho việc giao lƣu, học hỏi kinh nghiệm cũng nhƣ củng
cố kiến thức về nhiếp ảnh đƣợc mở rộng. Các sách viết và dịch về nhiếp ảnh
phục vụ nghiên cứu, học tập đƣợc viết nhiều nhƣng chủ yếu là sách về kỹ
thuật chụp ảnh, những sách đề cập đến nghiên cứu nhiếp ảnh dƣới góc độ mỹ
học nghệ thuật có thể kể đến sách “Suy nghĩ về nhiếp ảnh” (1986) của Bectôn
Bailơ do Lê Phức dịch. Sách đề cập đến vẫn đề nghiên cứu lý luận nhiếp ảnh,
tầm quan trọng của nhiếp ảnh trong giáo dục thẩm mỹ, đặc điểm của quá trình
sáng tạo nhiếp ảnh và mối liên hệ giữa nhiếp ảnh và nghệ thuật tạo hình. Đây
là tài liệu có giá trị trong nghiên cứu nghệ thuật nhiếp ảnh dƣới góc độ mỹ
học.
Viết về nhiếp ảnh Việt Nam có sách “Nhiếp ảnh và hiện thực: Nghiên
cứu - Tiểu luận”, nhà xuất bản Văn hoá, Hà Nội, 1987 của Hội Nghệ sĩ nhiếp
ảnh Việt Nam viết về một số vấn đề về đặc trƣng bản chất và chức năng của
nhiếp ảnh; Các bài nghiên cứu tiểu luận về nhiếp ảnh và hiện thực nhƣ: Nhiếp
ảnh và cái đẹp; tính dân tộc trong nhiếp ảnh,… Sách “Lịch sử nhiếp ảnh Việt
Nam”, nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1993 do Lê Phức chủ biên,
trình bày lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam qua các quá trình du nhập từ nƣớc ngoài
vào, thời kỳ trƣớc Cách mạng Tháng Tám, thời kỳ xây dựng nền nhiếp ảnh
dân tộc và cách mạng (1945-1954), trong cuộc chiến tranh giải phóng miền
Nam và thời kỳ thống nhất đất nƣớc. Sách “Nhiếp ảnh - phê bình và tiểu
luận” của Lê Phức, nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội, 2002 trình bày về nhiếp
ảnh Việt Nam trong quá trình lịch sử và trong đời sống văn hoá văn nghệ dân
tộc và giới thiệu các tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc đƣợc giải thƣởng trong và
9

ngoài nƣớc. Đồng thời chỉ ra thực trạng của nhiếp ảnh Việt Nam trong tiến
trình hội nhập quốc tế, giao lƣu văn hoá cũng nhƣ những thành tựu của nhiếp

ảnh báo chí, nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam đạt đƣợc.
Bên cạnh các sách đã xuất bản về nhiếp ảnh, còn có nhiều bài viết về
nhiếp ảnh của các tác giả là nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà phê bình lý luận về nhiếp
ảnh đăng trên các báo, tạp chí, nhất là các tạp chí, website về nhiếp ảnh nhƣ
Tạp chí Nhiếp ảnh của Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Tạp chí Mỹ thuật -
Nhiếp ảnh của Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và triển lãm. Tuy nhiên, cho đến nay
chƣa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề biểu hiện của cái đẹp trong nghệ
thuật nhiếp ảnh Việt Nam trong thời kỳ đổi mới trên bình diện triết học, mỹ
học về nghệ thuật. Vì vậy, luận văn lần đầu tiên đi sâu nghiên cứu đề tài “Cái
đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới” từ góc độ mỹ học
dựa trên quan niệm mỹ học của chủ nghĩa Mác - Lênin và định hƣớng của
Đảng và Nhà nƣớc ta về văn hóa nghệ thuật.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là tìm hiểu, phân tích một cách khoa học những
biểu hiện của cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới
trên bình diện lý luận mỹ học mácxít.
Để thực hiện mục đích này, luận văn đặt ra các nhiệm vụ sau:
- Trình bày và phân tích một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận về
cái đẹp. Trong đó, làm rõ quan niệm về cái đẹp trong lịch sử mỹ học, đặc biệt
là quan niệm về cái đẹp của C.Mác và Ph.Ăngghen.
- Trình bày khái quát về nhiếp ảnh và nghệ thuật nhiếp ảnh.
- Tìm hiểu, phân tích một cách khoa học những biểu hiện của của cái
đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
- Phân tích thực trạng sáng tạo, thƣởng thức, đánh giá cái đẹp trong
nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao khả năng sáng tạo, thƣởng thức và đánh giá cái đẹp trong nghệ thuật
nhiếp ảnh ở Việt Nam hiện nay.
10

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp
ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới qua các tác phẩm tiêu biểu.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về nghệ thuật nhiếp ảnh và
sự biểu hiện của cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam qua sách báo
bàn về cái đẹp của nghệ thuật nhiếp ảnh kết hợp với thực tế sáng tác trong
lĩnh vực nhiếp ảnh trong thời kỳ đổi mới qua những bức ảnh đã đƣợc giải
thƣởng trong nƣớc và quốc tế. Bình luận và đề xuất vấn đề xung quanh những
chủ đề về cái đẹp của nhiếp ảnh trong thời kỳ đổi mới có liên hệ với nền
nhiếp ảnh quốc tế hiện đại.
5. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử, những nguyên lý mỹ học Mác - Lênin, các quan điểm
của Đảng và Nhà nƣớc về văn hóa nghệ thuật. Đề tài cũng dựa trên thực tiễn
đời sống thẩm mỹ cũng nhƣ nghệ thuật nhiếp ảnh ở nƣớc ta.
Luận văn sử dụng những phƣơng pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh,
lôgic - lịch sử, khái quát hóa, …
6. Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận, lần đầu tiên luận văn đi sâu nghiên cứu về biểu hiện
của cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới từ phƣơng
diện mỹ học mácxít.
Luận văn đã phân tích đƣợc thực trạng thƣởng thức, đánh giá, sáng tạo
cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam hiện nay và đề xuất đƣợc một
số giải pháp nâng cao khả năng sáng tạo, thƣởng thức, đánh giá cái đẹp trong
nghệ thuật nhiếp ảnh ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới thông qua những
phân tích của mỹ học mácxít.
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần phân tích, chỉ ra những biểu hiện của cái đẹp trong
nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới, đồng thời, phân tích thực
11


trạng và đề xuất những giải pháp cho việc nâng cao khả năng sáng tạo, thƣởng
thức, đánh giá cái đẹp trong nghệ thuật nhiếp ảnh hiện tại và tƣơng lai.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên
cao học ngành triết học, các sinh viên nghiên cứu về mỹ học, nghệ thuật học
của các trƣờng nghệ thuật.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 02 chƣơng và 05 tiết.

12

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁI ĐẸP VÀ NGHỆ THUẬT
NHIẾP ẢNH
1.1. Quan niệm về cái đẹp trong lịch sử mỹ học
1.1.1. Quan niệm về cái đẹp trong tư tưởng các nhà mỹ học trước Mác
Cái đẹp luôn là đề tài nghiên cứu muôn thuở của con ngƣời. Nhiều thế
kỷ trƣớc đây và có lẽ nhiều thế kỷ mai sau, cái mà con ngƣời yêu quý nhất,
trân trọng nhất chính là cái đẹp. Hạnh phúc lớn nhất của mỗi ngƣời là đƣợc
sống với cái đẹp, đƣợc trở thành một ngƣời đẹp, đƣợc tôn vinh trong cộng
đồng nhƣ một biểu tƣợng của cái đẹp. Bởi, từ cá nhân đến các cộng đồng và
toàn nhân loại đều từng ngày từng giờ hƣớng tới cái đẹp. Cái đẹp đi vào mọi
lĩnh vực của cuộc sống. Dù tiếp cận, nghiên cứu cái đẹp ở khía cạnh nào thì
đây vẫn là một lĩnh vực quan trọng và vô cùng phong phú trong lĩnh vực thẩm
mỹ của đời sống xã hội.
Lịch sử mỹ học nhân loại đã nghiên cứu cái đẹp theo nhiều trƣờng phái,
khuynh hƣớng khác nhau và đƣa ra những quan niệm, cách tiếp cận về cái đẹp
riêng. Trong lịch sử mỹ học trƣớc Mác, đã có nhiều nhà mỹ học nghiên cứu
về cái đẹp và khẳng định sự phong phú, vai trò của cái đẹp trong đời sống con
ngƣời. Theo cách giải quyết vấn đề nguồn gốc, bản chất của cái đẹp khác

nhau, có thể chia thành ba khuynh hướng chính.
Một là, khuynh hướng nghiên cứu cái đẹp chủ quan. Tiêu biểu cho
khuynh hƣớng này là Imanuen Cantơ (Imanuel Kant). Các tƣ tƣởng về cái đẹp
chủ quan đƣợc Cantơ trình bày trong tác phẩm “Phê phán năng lực phán
đoán”. Ông đã xây dựng hệ thống lý luận đồ sộ về tiếp cận cái đẹp từ lĩnh vực
chủ thể thẩm mỹ một cách đa dạng, phong phú. Theo I.Cantơ, không có khoa
học về cái đẹp, chỉ có phán đoán cá nhân về cái đẹp. Phán đoán về cái đẹp
không phải là phán đoán nhận thức mà là phán đoán thị hiếu. Đây là cơ sở lý
luận mỹ học quan trọng giải quyết một vấn đề rất cơ bản của cái đẹp trong
nghệ thuật nhiếp ảnh.
13

Theo Cantơ, cái đẹp không gắn liền với tính chất thực tiễn. Dù cái đẹp
có tồn tại trong tự nhiên, trong xã hội nhƣng nó chỉ tồn tại nhƣ các dạng vật
chất mà không phải là cái đẹp. Chỉ có hiện tƣợng nào đem lại những khoái
cảm và thỏa mãn những đòi hỏi tinh thần mang tính chất chủ quan của cá
nhân mới có thể là hiện tƣợng đẹp. Nguồn gốc của cái đẹp thực sự không do
tác động của ngoại cảnh đem lại mà là do sự thích thú chủ quan của con ngƣời
tạo nên. Cái gì tôi thích thì cái ấy đẹp, bản chất của cái đẹp nằm ở tình cảm
chủ quan của con ngƣời.
Khi nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất của cái đẹp, Cantơ đã chia
cái đẹp thành bốn phương diện để phù hợp với triết học chủ quan của ông. Đó
là cái đẹp về chất lượng, cái đẹp về số lượng, cái đẹp về tương quan và cái
đẹp về hình thái. Cái đẹp về chất lƣợng là những gì làm cho ta thấy hài lòng,
vô tƣ. Về mặt số lƣợng, cái gì làm cho nhiều ngƣời thích thú mà không cần
đến khái niệm thì là đẹp. Về mặt tƣơng quan, cái hình thức mục đích mà
không hình dung đó là mục đích thì đó là đẹp. Về hình thái thì cái gì đƣợc
thừa nhận hài lòng mà không cần đến khái niệm thì đó là đẹp. Tất cả bốn
phƣơng diện trên đều do chủ quan con ngƣời quyết định.
Cantơ cho rằng, cái đẹp là một phán đoán thẩm mỹ. Phán đoán thẩm

mỹ là phán đoán tình cảm, khác với phán đoán lôgic. Phán đoán thẩm mỹ là
phán đoán không những không có đối tƣợng mà còn không vụ lợi ích trực
tiếp. Quan điểm này nhằm tránh rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm thẩm mỹ đơn
thuần và tìm cách khắc phục những khuyết điểm của nó, khắc phục chủ nghĩa
duy lý. Trƣớc Cantơ, chủ nghĩa kinh nghiệm mỹ học đã có quan điểm cho
rằng, bất cứ một sự tác động của ngoại cảnh nào vào con ngƣời làm nảy sinh
tình cảm vui, buồn, hờn, giận, sung sƣớng hay căm ghét đều là tình cảm thẩm
mỹ, đều có quan hệ đến cái đẹp. Theo Cantơ, các khoái cảm mà thủ tiêu đối
tƣợng và nhờ đối tƣợng tác động vào hệ thần kinh thì không phải khoái cảm
thẩm mỹ. Bản chất của khoái cảm thẩm mỹ là khoái cảm tự do.
14

Khoái cảm thẩm mỹ là khoái cảm gắn với thị hiếu của cá nhân, vô tƣ,
không đối tƣợng, không mục đích, không gắn với nhận thức. Cantơ phân biệt
cái tốt và cái đẹp, nhận biết khoái cảm đạo đức và khoái cảm thẩm mỹ. Theo
ông, tốt là cái gì nhờ vào lý tính làm hài lòng thông qua những khái niệm đơn
thuần. Cantơ viết trong cuốn “Phê phán năng lực phán đoán”: “Để thấy cái
gì là tốt, lúc nào tôi cũng phải biết đối tƣợng ấy phải là một sự vật nhƣ thế
nào, tức là, có một khái niệm về nó. Còn để thấy cái gì là đẹp, tôi không cần
điều ấy. Đóa hoa, tranh vẽ tự do, những đƣờng nét đan nhau vô tình, với tên
gọi là hoa văn chẳng có ý nghĩa gì, không phụ thuộc vào một khái niệm nhất
định nào, nhƣng vẫn làm hài lòng”[33, tr.68].
Từ những quan điểm về mặt chất lƣợng của phán đoán thẩm mỹ trên,
Cantơ đã nghiên cứu cái đẹp về mặt số lƣợng, dựa trên cơ sở tính vô tƣ,
không mục đích, không đối tƣợng, không khái niệm của cái đẹp về mặt chất
lƣợng.
Nếu phán đoán lôgic cần quan tâm tới đối tƣợng, cần có tri thức về đối
tƣợng, cần hiểu tính chất của đối tƣợng thì phán đoán thẩm mỹ chỉ quan tâm
đến cảm giác chủ quan, khoái cảm của chủ quan về đối tƣợng. Đó là một hoạt
động khoái cảm về cái đẹp. Theo Cantơ, “Cái đẹp là cái gì đƣợc hình dung

nhƣ đối tƣợng của một sự hài lòng phổ biến, độc lập với mọi khái niệm”[33,
tr.75]. Tức là, khoái cảm về cái đẹp vừa có tính chất cá thể, lại phải mang tính
phổ biến. Phán đoán thẩm mỹ là phán đoán chủ quan nên cái có thể mang tính
phổ biến không phải là tri thức về đối tƣợng mà là trạng thái xúc động tự do.
Khi phân tích phán đoán thẩm mỹ xét về mặt tƣơng quan, Cantơ đã gắn
liền lôgic, đạo đức, thẩm mỹ trong “vẻ đẹp đơn thuần phụ thuộc”. Đó là cái đẹp
gắn liền mỹ cảm với nhận thức và đạo đức. Theo Cantơ, có hai vẻ đẹp là “vẻ
đẹp tự do” và “vẻ đẹp đơn thuần phụ thuộc”. Vẻ đẹp tự do không lấy khái niệm
phải nhƣ thế nào để làm tiền đề, gọi là những vẻ đẹp tự tồn cho mình của sự vật
này hay sự vật kia; vẻ đẹp đơn thuần phụ thuộc lấy khái niệm và tính hoàn hảo
15

của đối tƣợng tƣơng ứng với khái niệm ấy làm điều kiện tiên quyết, dành cho
những đối tƣợng phục tùng khái niệm về một mục đích nhất định.
Đẹp không mục đích nhƣng vẫn phải phù hợp mục đích, đẹp không
khái niệm nhƣng vẫn phải có khái niệm, đẹp không vụ lợi nhƣng vẫn phải gắn
với lợi ích,… đó là cách giải quyết và khắc phục những thiếu sót của chủ
nghĩa duy lý và chủ nghĩa kinh nghiệm trong lịch sử mỹ học cận đại.
Khi nghiên cứu mặt thứ tƣ của phán đoán thẩm mỹ - hình thái của phán
đoán thẩm mỹ, Cantơ đã giả định rằng mọi nhân thức đều có nguồn gốc tiên
nghiệm, phán đoán thẩm mỹ là một hình thức phán đoán đƣợc giả định có
“năng lực cảm giác chung”. Năng lực cảm giác chung là hình thái của phán
đoán thẩm mỹ. Nghiên cứu hình thái của phán đoán thẩm mỹ là ngiên cứu
mặt tự nhiên, của năng lực cảm giác chung. “Đẹp là cái gì đƣợc nhận thức
nhƣ là đối tƣợng của một sự hài lòng tất yếu, nhƣng độc lập với khái
niệm”[33, tr.134].
Cantơ đã chia cái đẹp của nghệ thuật làm ba hình thái. Hình thái tự
nhiên là cái đẹp thấp nhất, ít mang ý nghĩa sáng tạo. Hình thái lao động là cái
đẹp có tính chất thủ công, gắn liền với vụ lợi ích kiếm tiền, đó là cái đẹp loại
hai. Cái đẹp của tự do, cái đẹp trời cho, tức là cái đẹp trò chơi là cái đẹp cao

nhất, gắn với tài năng và thiên tài. Trong tác phẩm Phê phán năng lực phán
đoán, Cantơ cho rằng, nghệ thuật thủ công đƣợc coi là nghệ thuật làm thuê đã
tạo nên sự khó chịu, còn nghệ thuật trò chơi tạo ra sự bận rộn dễ chịu. Cái đẹp
của nghệ thuật trò chơi là khả năng tƣởng tƣợng tự do của các thiên tài.
Cách tiếp cận cái đẹp của Cantơ đi sâu vào thế giới chủ quan, phân tích
tình cảm chủ quan về phƣơng diện đẹp. Ông chỉ tìm hiểu nguồn gốc chủ quan
của cái đẹp, bản chất vô tƣ, không khái niệm của cái đẹp. Mỹ học Cantơ khi
đi tìm nguồn gốc và bản chất của cái đẹp đã tạo cầu nối giữa chủ nghĩa kinh
nghiệm và chủ nghĩa duy lý về nguồn gốc và bản chất của cái đẹp.
Hai là, khuynh hướng nghiên cứu cái đẹp từ linh cảm, trực giác, đại
diện là Ph.Hêghen (Georg Wilhelm Friedrich Hegel) trong tác phẩm “Mỹ
16

học”. Ông đã nghiên cứu cái đẹp, đặc biệt là cái đẹp trong nghệ thuật từ sự
vận động của ý niệm vào những quan hệ cụ thể trong đời sống. Ông đã nghiên
cứu sự vận động của ý niệm về cái đẹp trong các loại hình nghệ thuật từ kiến
trúc, điêu khắc đến âm nhạc, hội họa và thi ca. Tìm hiểu khuynh hƣớng này sẽ
làm sáng tỏ cái riêng và cái chung của cái đẹp trong các loại hình nghệ thuật.
Hêghen đã xuất phát từ những quan điểm trong hiện tượng luận tinh
thần để nghiên cứu về cái đẹp. Cái đẹp có nguồn gốc tinh thần và bản chất
của cái đẹp là thể hiện của ý niệm tuyệt đối. Ông thừa nhận có cái đẹp vật lý,
cái đẹp sinh học và cái đẹp tinh thần. Cái đẹp vật lý là cái đẹp đơn nhất và
nhất thời, cái đẹp sinh học là cái đẹp đang quá độ. Các cái đẹp này đều do tinh
thần sản sinh ra.
Hêghen trình bày về cái đẹp nhƣ sau: “Đời sống của vũ trụ là quá trình
thực hiện của ý niệm tuyệt đối. Chỉ có vũ trụ trong toàn khoảng không gian và
trong quá trình tồn tại của nó mới là sự thực hiện đầy đủ của ý niệm tuyệt đối,
còn trong một đối tƣợng nào đấy bị hạn chế trong những giới hạn của không
gian và thời gian thì ý niệm tuyệt đối không bao giờ đƣợc thực hiện đầy đủ
cả. Trong khi tự thực hiện, ý niệm tuyệt đối tự phân ra thành một loạt các

quan niệm nhất định và mỗi quan niệm nhất định lại cũng chỉ đƣợc thực hiện
đầy đủ trong muôn hình vạn trạng các đối tƣợng hoặc các vật mà nó bao trùm,
nhƣng nó không bao giờ đƣợc thực hiện trong một vật riêng lẻ.
… Nhìn nhận sự vật nhƣ thế chỉ là ảo ảnh (ist lin Shein) vì rằng ý niệm
không bao giờ biểu hiện một cách đầy đủ trong một đối tƣợng riêng lẻ; nhƣng
dƣới cái ảo ảnh ấy có ẩn náu chân lý, vì rằng ý niệm chung thực sự đƣợc thực
hiện đến một mức độ nào đó trong một ý niệm nhất định và một ý niệm nhất
định đƣợc thực hiện đến một mức độ nào đó trong một đối tƣợng riêng lẻ. Cái
ảo ảnh che dấu chân lý đó, cái ảo ảnh về sự biểu hiện đầy đủ của ý niệm trong
một vật riêng lẻ đó là cái đẹp (das schône)”[46, tr.17 - 18].
Đây cũng là quan niệm chung của chủ nghĩa duy tâm khách quan khi
nghiên cứu về cái đẹp. Hêghen khẳng định, ý niệm vận động đến tuyệt đối thì
17

sản sinh ra cái đẹp, cái đẹp của nghệ thuật là ý niệm đƣợc thể hiện trong hình
tƣợng. Cái đẹp của nghệ thuật là biểu hiện đầy đủ của ý niệm chung trong một
hiện tƣợng cá biệt. Cái đẹp của nghệ thuật là sự biểu hiện của tinh thần tuyệt
đối trong hình tƣợng. Ông cho rằng “Cái đẹp trong nghệ thuật cao hơn cái đẹp
trong tự nhiên. Đối tƣợng của mỹ học là vƣơng quốc rộng lớn của cái
đẹp”[16, tr.11].
Nhƣ vậy, Hêghen coi cái đẹp của tự nhiên là không đầy đủ và ông chỉ
quan tâm nghiên cứu cái đẹp trong nghệ thuật. Theo ông, cái đẹp nghệ thuật
nảy sinh hai lần từ tinh thần. Tinh thần và những sản phẩm của tinh thần càng
cao hơn tự nhiên bao nhiêu thì cái đẹp của nghệ thuật cao hơn cái đẹp tự
nhiên bấy nhiêu.
Trong sách “Mỹ học”, Hêghen đã nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất
của cái đẹp nói chung cũng nhƣ cái đẹp trong nghệ thuật từ ý niệm. Cái đẹp
và cái chân thực là một, bởi tự thân cái đẹp đã là chân thực. Cái đẹp bao giờ
cũng là một khái niệm thống nhất trong nó lý tƣởng khách quan vô hạn.
Đối với Hêghen, nguồn gốc của cái đẹp chính là tinh thần, bản chất của

cái đẹp là khái niệm đƣợc quan niệm nhƣ một thể thống nhất trực tiếp của
khái niệm đƣợc thể hiện trong tính cảm quan. Hêghen nghiên cứu các phƣơng
diện khác nhau của cái đẹp trong tự nhiên, cái đẹp của các hình thức trừu
tƣợng, tính đều đặn, sự phù hợp tính quy luật, sự hài hòa, cái đẹp lý tƣởng, cái
đẹp trong nghệ thuật. Từ quan niệm cái đẹp có nguồn gốc từ ý niệm gắn với
lý tƣởng mà Hêghen giải thích bản chất của cái đẹp trong nghệ thuật.
Hêghen nghiên cứu cái đẹp của nghệ thuật theo quan điểm lịch sử do
ông tự vạch ra cùng với các giai đoạn vận động của tinh thần tuyệt đối, tạo ra
các loại hình nghệ thuật khác nhau. Vào thời phƣơng Đông cổ đại, tinh thần
tuyệt đối tạo nên cái đẹp của nghệ thuật tƣợng trƣng, mà đặc điểm loại hình
của nó là nghệ thuật kiến trúc. Ở thời Hy Lạp, La Mã, tinh thần tuyệt đối tạo
nên cái đẹp cổ điển mà mẫu mực vĩnh cửu của nó là nghệ thuật điêu khắc. Sau
18

thời cổ điển, tinh thần tuyệt đối tạo nên những cái đẹp lãng mạn của nghệ
thuật âm nhạc Ý, hội họa Hà Lan và thơ ca Đức.
Ba là, khuynh hướng coi cái đẹp của nghệ thuật đồng nhất với việc bắt
chước và tái hiện cuộc sống. Đó là các quan niệm về cái đẹp có độ, có tỷ lệ,
cái đẹp là cái thật, cái tốt, cái đúng trong lý luận của Arixtốt, Điđrô, Bớccơ và
đặc biệt là quan niệm về cái đẹp của Tsénƣsépxki (Nikolay Gavrilovich
Chernyshevsky) trong luận án tiến sĩ “Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật với
hiện thực”. Ông coi cái đẹp có nguồn gốc từ cuộc sống và bản chất của cái
đẹp là cuộc sống theo quan niệm của con ngƣời. Cái đẹp phải gắn với sự
phong phú của cuộc sống, cơ sở của cái đẹp nằm trong chính bản thân hiện
thực.
Khi phê phán Hêghen, Tsécnƣsépxki cho rằng, quan niệm cái đẹp là ý
niệm dƣới một hình thức biểu hiện có hạn, cái đẹp là một đối tƣợng cảm tính
riêng lẻ, biểu hiện thuần túy của ý niệm trừu tƣợng là sự phù hợp hoàn toàn
giữa ý niệm và hình tƣợng của Hêghen là hoàn toàn sai lầm. Trong mỹ học
Hêghen, tƣ duy phát triển càng cao thì cái đẹp càng biến mất, và cuối cùng chỉ

còn lại cái chân thực chứ không còn cái đẹp. Quan niệm đó của Hêghen làm
hạn chế phạm vi thể hiện của cái đẹp, tách nguồn gốc, bản chất của cái đẹp ra
khỏi cuộc sống phong phú.
Theo Tsécnƣsépxki, sự phát triển của tƣ duy con ngƣời không hề thủ
tiêu mỹ cảm. Cái đẹp phải gắn với sự phong phú của cuộc sống: “Cái đẹp là
cuộc sống. Một thực thể đẹp là một thực thể trong đó ta nhìn thấy cuộc sống
đúng nhƣ quan niệm của chúng ta. Một đối tƣợng đẹp là đối tƣợng trong đó
cuộc sống đƣợc thể hiện hay là nhắc ta nghĩ đến cuộc sống”[46, tr.23]. Đối
với Tsécnƣsépxki, cuộc sống lao động đẹp hơn cuộc sống an nhàn. Ông
khẳng định rằng, những ngƣời nông dân má đỏ, da hồng hào thì đẹp hơn các
cô thiếu nữ thị thành ẻo lả.
Khi con ngƣời coi những sự vật, hiện tƣợng nào đó là đẹp thì đó không
phải xuất phát từ ý niệm mà dựa trên quan hệ của sự vật và hiện tƣợng đó đối
19

với cuộc sống con ngƣời một cách trực tiếp hay gián tiếp. Tsécnƣsépxki đã
đến gần với quan niệm về thực chất, bản chất xã hội của cái đẹp và đi đến kết
luận hết sức quan trọng về tính giai cấp - tính chất đƣợc quy định về mặt xã
hội của cảm thụ về cái đẹp. Mỗi giai cấp, mỗi thời đại, mỗi dân tộc đều có
những nhu cầu thẩm mỹ riêng. Ở những giai cấp khác nhau, quan niệm về cái
đẹp không giống nhau, thậm chí là đối lập nhau.
Những quan điểm mỹ học của Tsécnƣsépxki mang tính chất duy vật chủ
nghĩa và dân chủ cách mạng tiến bộ. Ông cũng không tránh khỏi những thiếu
sót khi nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất cái đẹp khi cho rằng: “Những sáng
tác nghệ thuật đều thấp hơn cái đẹp trong hiện thực”[46, tr.172]. Ông đã hạ
thấp vai trò của hoạt động sáng tạo nghệ thuật, coi nghệ thuật là sự mô phỏng
lại tự nhiên. Tsécnƣsépxki không thấy đƣợc cái đẹp với tƣ cách là hoạt động
sáng tạo của chủ thể, chƣa đánh giá đúng tác dụng cải tạo thế giới của hoạt
động thực tiễn vật chất. Tsécnƣsépxki không thấy rằng, trong khi biến đổi tự
nhiên, con ngƣời cũng biến đổi và phát triển những cảm xúc của chính bản

thân con ngƣời.
Tsécnƣsépxki coi cơ sở của cái đẹp là ở trong bản thân hiện thực, cái
đẹp thực tế cuộc sống khác cái đẹp trong tƣởng tƣợng chủ quan. Ông kêu gọi
cải tạo hiện thực cho phù hợp với quan niệm cách mạng dân chủ về cuộc
sống, đó là căn cứ của nền nghệ thuật hiện thực. Những luận điểm của ông đã
có giá trị to lớn với sự hình thành mỹ học Mác - Lênin.
Nhìn chung, các nhà mỹ học trƣớc Mác không vạch ra đƣợc nguồn gốc,
bản chất thật sự của cái đẹp, bởi họ không nắm đƣợc phép biện chứng duy
vật. Phần lớn trong họ coi cái đẹp cái vốn có của thị hiếu, của ý niệm, của
cuộc sống. Cái đẹp trong nghệ thuật là sản phẩm của các thiên tài, là sự thể
hiện của tinh thần tuyệt đối, là sự bắt chƣớc cuộc sống. Chỉ đến chủ nghĩa
Mác mới đƣa ra đƣợc cơ sở để nhận thức một cách khoa học cái đẹp trong
cuộc sống cũng nhƣ cái đẹp trong nghệ thuật.
20

1.1.2. Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về cái đẹp
Kế thừa những tƣ tƣởng của các nhà mỹ học trƣớc đó đã nghiên cứu về
cái đẹp, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tiếp cận cái đẹp từ lao động, từ bản chất xã
hội, quan hệ giá trị. Cách tiếp cận của các ông là sự thống nhất giữa cái đạo
đức và thẩm mỹ, giữa sở thích và lý tƣởng thẩm mỹ đã tạo ra một bƣớc tiến
mới trong việc lý giải bản chất và nguồn gốc của cái đẹp, gắn cái đẹp với
quan hệ sản xuất, đạo đức, giá trị xã hội. Lý luận về cái đẹp của C.Mác và
Ph.Ăng ghen đã khắc phục đƣợc nhiều nhƣợc điểm trong nghiên cứu cái đẹp
trƣớc đó và mở ra sự phát triển mới của cái đẹp trong đời sống con ngƣời.
Theo C.Mác và Ăngghen, cái đẹp không phải là sản phẩm thuần túy
chủ quan, thuần túy ý niệm và không phải là một hiện tƣợng vốn có của tự
nhiên. Cái đẹp là một hiện tƣợng xã hội. Cái đẹp nảy sinh trong quá trình lao
động của con ngƣời có mục đích rõ ràng, mang tính phổ biến gắn với vật chất
nhƣng không bị ràng buộc bởi nhu cầu vật chất trực tiếp. Hai ông đã tiếp cận
cái đẹp theo quan điểm thực tiễn và điều đó làm cho quan niệm của các ông

về cái đẹp khác với các quan niệm khác.
Trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, lần đầu tiên
C.Mác đã phát hiện ra nguồn gốc thật sự của cái đẹp đó là từ lao động. Đến
“Luận cương về Phoiơbắc”, C.Mác đã khẳng định thêm bí mật thật sự của cái
đẹp gắn với bản chất xã hội của con ngƣời là hoạt động thực tiễn. Hoạt động
lao động, đấu tranh, sáng tạo là thực tiễn cơ bản của con ngƣời. Lao động là
điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài ngƣời. Ông cho rằng:
“Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trƣớc đến nay - kể cả
chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc - là sự vật, hiện thực, cái cảm giác đƣợc, chỉ đƣợc
nhận thức dƣới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không đƣợc
nhận thức là hoạt động cảm giác của con ngƣời, là thực tiễn, không đƣợc nhận
thức về mặt chủ quan”[5, t.3, tr.9]. C.Mác đã chỉ ra cách tiếp cận mới đối với
tiến trình lịch sử của một thế giới quan mới. Quan điểm thực tiễn của C.Mác
21

có vai trò quan trọng trong việc giải thích lịch sử, trong đó có quan niệm về
nguồn gốc và bản chất của cái đẹp.
Ph.Ăngghen cũng cho rằng, quá trình lịch sử chính là quá trình sản xuất
xã hội. Những phát hiện của hai ông đã khắc phục đƣợc cách tiếp cận duy tâm
về nguồn gốc, bản chất của cái đẹp. Theo đó, trong quá trình hoạt động sống,
một mặt con ngƣời tác động vào tự nhiên, biến đổi cải tạo tự nhiên để phục vụ
nhu cầu của mình, mặt khác, con ngƣời cũng phát triển bản thân, năng lực
sáng tạo của mình. Khi đó, tự nhiên đƣợc con ngƣời tác động sẽ mang những
dấu vết của con ngƣời, con ngƣời cũng ngày càng phát triển về tinh thần, vật
chất để làm chủ tự nhiên.
C. Mác đã nói: “Toàn bộ cái gọi là lịch sử toàn thế giới chẳng qua chỉ
là sự sáng tạo con ngƣời kinh qua lao động của con ngƣời”[6, t.42, tr.182].
Ông đã tìm ra nguồn gốc, bản chất của cái đẹp chính là từ lao động. Phát hiện
này của C.Mác đã cho mỹ học cơ sở để hiểu rõ nguồn gốc của cái đẹp không
phải ở tình cảm của thị hiếu chủ quan của con ngƣời nhƣ Cantơ cũng không

phải ở ý niệm tuyệt đối nhƣ quan niệm của Hêghen.
Nguồn gốc đầu tiên của cái đẹp là khi con ngƣời lao động có ý thức,
biểu hiện rõ rệt nhất là khi con ngƣời sáng tạo ra công cụ lao động và biết sử
dụng nó. Với công cụ lao động, bàn tay của con ngƣời có thêm sức mạnh và
vƣợt qua đƣợc những thử thách mới của thiên nhiên. Xuất phát từ việc trong
quá trình hoàn thiện công cụ lao động, con ngƣời đã làm đẹp thêm cho các
sản phẩm của mình. Từ những sản phẩm chỉ mang giá trị thực dụng đơn
thuần, con ngƣời muốn những sản phẩm đó phù hợp với sở thích và mang lại
niềm vui cho con ngƣời khi ngắm nhìn. Từ đó, các sản phẩm của con ngƣời
tạo ra ngày càng đẹp và đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con ngƣời. Trong quá
trình đó, con ngƣời có cơ hội phát triển những năng khiếu, sự sáng tạo của
bản thân mình. Con ngƣời, từ chủ thể thực dụng thành chủ thể thẩm mỹ.
Phát triển quan niệm về nguồn gốc cái đẹp từ lao động, trong tác phẩm
“Biện chứng của tự nhiên”, Ph.Ăngghen đã mở rộng hơn quan điểm này. Bàn
22

tay con ngƣời cũng do lao động tạo thành. Lao động tạo nên những tác phẩm
nghệ thuật. Lao động đã tạo nên chủ thể thẩm mỹ, tạo nên đôi tai thính âm
nhạc, đôi mắt thấy cái đẹp của hình thức. Lao động tạo nên mối quan hệ giữa
đối tƣợng thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ. Trong lao động, cùng đôi tay, các
giác quan, bộ óc của con ngƣời cũng phát triển. Trong tác phẩm này
Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng, những tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất của
danh họa Raphaen và nhà điêu khắc lừng danh Tôvanxen đều sản sinh ra từ
lao động.
Đối với C.Mác và Ph.Ăngghen, cái đẹp của nghệ thuật phải kết hợp
đƣợc các giá trị thẩm mỹ cao và tính tƣ tƣởng sâu sắc. C.Mác yêu thích vẻ
đẹp của các tác phẩm do Sếchxpia (William Shakespeare) sáng tạo vì
Sếchxpia đã kết hợp tài tình quy mô thẩm mỹ rộng lớn của thời đại với ý
nghĩa tƣ tƣởng nhân văn cao đẹp trong tác phẩm của mình. Còn Ph.Ăngghen
ca ngợi vẻ đẹp trong các tác phẩm của Banzắc (Honoré de Balzac) bởi vì nhà

văn này đã miêu tả đƣợc một hiện thực điển hình trong các hoàn cảnh điển
hình.
Chủ thể thẩm mỹ là con ngƣời mang tính xã hội trong quá trình tác
động biện chứng với đối tƣợng thẩm mỹ nhằm mang lại các xúc cảm thẩm mỹ
cho con ngƣời. Cũng chỉ có con ngƣời mới có năng lực sáng tạo, đánh giá và
thƣởng thức các hoạt động thẩm mỹ. Đây là năng lực đặc biệt của con ngƣời,
xuất hiện và phát triển trong quá trình lịch sử xã hội loài ngƣời. Tình cảm
thẩm mỹ chính là đặc trƣng quan trọng nhất của chủ thể thẩm mỹ, đó là thái
độ với cuộc sống, niềm hạnh phúc, vui sƣớng, tình cảm đau khổ, xót xa,…
của chủ thể trƣớc các hiện tƣợng thẩm mỹ. Tình cảm thẩm mỹ có tác dụng
kích thích tính tích cực về mặt xã hội của con ngƣời, điều tiết các hành vi và
có tác động đến sự hình thành các lý tƣởng chính trị, xã hội, đạo đức, thẩm
mỹ,… của cá nhân.
Con ngƣời còn có thƣớc do thẩm mỹ gắn với quá trình sáng tạo thẩm
mỹ. Quá trình đó cũng sinh ra các thị hiếu thẩm mỹ - một năng lực biểu hiện
23

sự hài hòa giữa cảm xúc và nhận xét. Thị hiếu thẩm mỹ thể hiện khả năng nói
lên những nhận xét về phẩm chất thẩm mỹ của các đối tƣợng và hiện tƣợng tự
nhiên, xã hội, vật chất và tinh thần. Mặt khác, thị hiếu thẩm mỹ cũng thể hiện
ở sự biểu hiện cảm xúc, nhờ đó thấy đƣợc nhân tố chủ quan của cá nhân, sự
độc đáo của chủ thể. Dựa vào các thƣớc đo xã hội mà có thị hiếu tốt, thị hiếu
xấu, thị hiếu lành mạnh, thị hiếu không lành mạnh,… Khi lý giải về bản chất
cái đẹp, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, thị hiếu thẩm mỹ không hoàn toàn
mang tính cá nhân hay thần bí mà là thái độ, tình cảm của chủ thể trƣớc đối
tƣợng thẩm mỹ trong tự nhiên và trong cuộc sống. Cái tai thính âm nhạc, con
mắt thấy cái đẹp của hình thức đều là cái tai, con mắt gắn với thực tiễn xã hội,
tức là quá trình xã hội hóa các lực lƣợng lao động. Quan niệm này đã phủ
định lại các quan niệm về thị hiếu nghệ thuật của Cantơ, khi ông cho rằng thị
hiếu thẩm mỹ tách rời với thực tiễn thẩm mỹ, sản xuất thẩm mỹ. Theo C.Mác

và Ph.Ăngghen, thị hiếu thẩm mỹ xuất hiện cùng với nhu cầu hƣởng thụ, đánh
giá, sáng tạo cái đẹp mang tính chất xã hội. Nhu cầu ấy chỉ xuất hiện trong
quá trình lao động sản xuất và do tình cảm con ngƣời chi phối. Nhu cầu thẩm
mỹ mang tính chất vô tƣ, không vụ lợi và nhu cầu ấy càng phong phú thì năng
lực thƣởng thức thẩm mỹ của chủ thể càng cao. Tuy nhiên, không phải nhu
cầu thẩm mỹ nào cũng chính đáng. Nhu cầu thẩm mỹ chính đáng thƣờng đƣợc
biểu hiện ở những chủ thể thẩm mỹ có ý thức thẩm mỹ đúng đắn, trong sáng.
Ngƣợc lại, có những nhu cầu thẩm mỹ xa xỉ, giả tạo xuất hiện ở những chủ thể
thiếu tính thực tế, lƣời lao động, ích kỷ. Trong thực tế, cái đẹp không chỉ gắn
với nhu cầu thẩm mỹ mà còn gắn với lý tƣởng thẩm mỹ. Bởi trong cuộc sống
cũng nhƣ nghệ thuật, không phải lúc nào con ngƣời cũng thỏa mãn các nhu
cầu, thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh của mình. Vì vậy, để bù đắp những thiếu hụt
về nhu cầu thẩm mỹ đó, con ngƣời cần gắn cái đẹp với lý tƣởng cao đẹp.
Trong nội dung mỹ học của C.Mác và Ph.Ăngghen, quy luật của cái
đẹp bắt nguồn từ hoạt động ngƣời. Cảm giác về cái đẹp là cảm giác của con
24

ngƣời và đƣợc nảy sinh từ lao động, không phải là cảm giác vốn có của thần
thánh hay một hiện tƣợng tự nhiên nào.
Ph.Ăngghen đã nhận xét, C.Mác có hai phát kiến vĩ đại là chủ nghĩa
duy vật lịch sử và học thuyết về giá trị và sự bóc lột giá trị thặng dƣ. Cả hai
phát hiện này đều đƣợc vận dụng trong nghiên cứu về cái đẹp. Trong quá
trình tìm hiểu sự bóc lột giá trị thặng dƣ của nhà tƣ bản đối với công nhân,
ông cũng đã tìm ra sự tha hóa của cái đẹp trong xã hội tƣ bản.
Theo C.Mác, giá trị gắn với lợi ích và có nhiều loại giá trị với ý nghĩa
khác nhau. Giá trị sử dụng chỉ thỏa mãn đƣợc những nhu cầu vật chất của con
ngƣời và là dạng giá trị đầu tiên xuất hiện trong xã hội. Giá trị đạo đức là sự
thể hiện lợi ích gắn liền với cái thiện của con ngƣời. Giá trị thẩm mỹ đƣợc
nảy sinh trên giá trị sử dụng và giá trị đạo đức, không có trong nó những vụ
lợi, lo âu. Các giá trị thẩm mỹ không phải là các thuộc tính sẵn có của tự

nhiên và xã hội mà nó xuất hiện và phát triển nhờ lao động. Đó là lao động xã
hội lành mạnh.
Con ngƣời xuất hiện, bằng việc tác động vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên,
xã hội và bản thân mình, con ngƣời dần phát hiện ra những giá trị của tự
nhiên, trong đó có giá trị thẩm mỹ. Cái đẹp không phải là cái vốn có trong tự
nhiên thuần túy, cũng không phải là cái đƣợc nhận thức tùy tiện do cảm giác
chủ quan của cá nhân. Cái đẹp là một phạm trù giá trị, xuất hiện và không
ngừng phát triển trong thực tiễn sản xuất của con ngƣời, xã hội.
Trong các quan hệ thẩm mỹ xã hội, cái đẹp đƣợc quy định bởi quan hệ
chủ thể và khách thể. Ở trong những mối quan hệ khác nhau, thời đại, giai
cấp, dân tộc khác nhau thì các đối tƣợng mang giá trị thẩm mỹ là khác nhau.
Muốn hiểu đƣợc hiện tƣợng này là đẹp hay không đẹp thì cần quá trình lao
động xã hội làm thƣớc đo. Vì vậy, giá trị thẩm mỹ phải có tính khách quan xã
hội. Cái đẹp lại đƣợc đo từ mối quan hệ chủ quan và khách quan nên cái đẹp
mang giá trị với thƣớc đo riêng của cá nhân và thƣớc đo chung của xã hội.
Bởi cá nhân ấy phải ở trong một cộng đồng, giai cấp, một thời đại nhất định.
25

Cái đẹp trong học thuyết của Mác là một hiện tƣợng khách quan, không phụ
thuộc vào cá nhân cụ thể nào.
Trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, cái đẹp ra đời, tồn tại và
phát triển trong lao động sản xuất, đấu tranh giai cấp, cải tạo tự nhiên và xã
hội. Bản chất của cái đẹp là do các mối quan hệ quy định và luôn vận động,
biến đổi cùng các quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ thẩm mỹ. Bên cạnh đó,
C.Mác và Ph.Ăngghen còn có những luận giải sâu sắc về giá trị tƣ tƣởng và
giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật. Những tƣ tƣởng về cái đẹp trong nghệ thuật là
sự thống nhất giữa giá trị tƣ tƣởng cao và giá trị thẩm mỹ cao. Những tƣ
tƣởng này đã đặt cơ sở quan trọng cho một nền nghệ thuật cách mạng.
Gắn với sự vận động của xã hôi, cái đẹp cũng đƣợc chia ra làm nhiều
thời kỳ. Trong xã hội tƣ bản, giai cấp tƣ sản đã tạo ra thƣớc đo cái đẹp khác

với bản chất vốn có của nó. Vì vậy, việc đấu tranh để trả lại giá trị thật cho cái
đẹp và xây dựng thƣớc đo thẩm mỹ đúng đắn là hết sức cần thiết. Bởi, cái đẹp
là một phạm trù giá trị mang tính khách quan, tồn tại độc lập với nhận thức
của cá nhân riêng lẻ, vận động với sự đi lên của xã hội và nhu cầu thẩm mỹ
lành mạnh của xã hội.
Trong Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác đã khẳng định, về bản chất con
ngƣời là tổng hòa các quan hệ xã hội. Trƣớc khi con ngƣời xuất hiện, mọi vật
trên trái đất vẫn tồn tại với những thuộc tính riêng vốn có. Chỉ đến khi con
ngƣời xuất hiện với xã hội loài ngƣời thì các giá trị thẩm mỹ mới xuất hiện
với các thƣớc đo do con ngƣời đặt ra qua quá trình lao động. Cái đẹp không
tồn tại độc lập với con ngƣời và xã hội loài ngƣời. Những thay đổi về lịch sử
và xã hội cũng làm cho các mối quan hệ xã hội thay đổi, kể cả quan hệ thẩm
mỹ. Bản chất của cái đẹp vì vậy mà không chỉ gắn với lao động mà còn gắn
với các quá trình lịch sử xã hội với các thƣớc đo khác nhau của các dân tộc,
giai cấp, thời đại khác nhau.
Cái đẹp mang tính xã hội. Dù có trong các tình cảm cá nhân, nhƣng
những nhu cầu, thị hiếu, lý tƣởng, ý thức thẩm mỹ của mỗi cá nhân đều gắn

×