Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Tư tưởng của Phạm Quỳnh về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


HOÀNG MINH QUÂN





TƯ TƯỞNG CỦA PHẠM QUỲNH VỀ VẤN ĐỀ
XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học








HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



HOÀNG MINH QUÂN




TƯ TƯỞNG CỦA PHẠM QUỲNH VỀ VẤN ĐỀ
XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01



Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Đỗ Thị Hòa
Hới






HÀ NỘI - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của tôi, dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS,TS. Đỗ Thị Hòa Hới. Luận văn có sự kế thừa các công trình
nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc và có sự bổ sung những tƣ liệu đƣợc cập nhật

mới nhất.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài.

Người cam đoan



Hoàng Minh Quân




















LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn quá trình dạy dỗ tận
tình, thấu đáo của các thầy, cô giáo khoa Triết học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đặc biệt, em gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS,TS. Đỗ Thị Hòa Hới, ngƣời
đã trực tiếp hƣớng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ. Sự chỉ bảo
tận tình của cô đã tạo động lực và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Luận văn này chắc chắn không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, em rất mong
nhận đƣợc sự góp ý của các thầy, cô giáo để em có thể tiếp tục phát triển hƣớng
nghiên cứu này.


Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2014

























MỤC LỤC


Trang
A. MỞ ĐẦU

1
B. NỘI DUNG
17
CHƢƠNG 1:
ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ
TƢỞNG CỦA PHẠM QUỲNH VỀ VẤN ĐỀ XÂY
DỰNG NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC
17
1.1.
Những điều kiện, tiền đề khách quan: Bối cảnh chính trị,
kinh tế, xã hội, văn hóa, tƣ tƣởng ở Việt Nam và thế giới
đầu thế kỷ XX
17
1.1.1.
Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa ở Việt Nam và
thế giới đầu thế kỷ XX
17
1.1.2.

Tiền đề tƣ tƣởng
25
1.2.
Những nhân tố chủ quan: Thân thế, cuộc đời, sự nghiệp và
di thảo của Phạm Quỳnh
36
CHƢƠNG 2:
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG
CỦA PHẠM QUỲNH VỀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NỀN
VĂN HÓA DÂN TỘC
39
2.1.
Quan niệm của Phạm Quỳnh về những cơ sở xác lập cho
việc giải quyết vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc
39
2.1.1.
Về khái niệm văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa với
chính trị
39
2.1.2.
Về văn hóa phƣơng Đông, văn hóa phƣơng Tây và mối
quan hệ giữa hai nền văn hóa Đông Tây
47
2.1.3.
Về mối quan hệ giữa truyền thống với hiện đại và vấn đề
tiếp nhận văn hóa
55
2.2.
Quan niệm của Phạm Quỳnh về đƣờng hƣớng xây dựng nền
văn hóa dân tộc

59
2.2.1.
Ý tƣởng về một nền văn hóa mới trên cơ sở điều hòa văn
hóa Đông – Tây
59
2.2.2.
Hai phƣơng diện của việc xây dựng nền văn hóa dân tộc:
Thâu thái và bảo tồn
61
2.2.3.
Một số biện pháp xây dựng nền văn hóa dân tộc
70
2.3.
Những giá trị và hạn chế chủ yếu trong tƣ tƣởng của
Phạm Quỳnh về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc
80
2.3.1.
Giá trị
80
2.3.2.
Hạn chế
84
C. KẾT LUẬN

88
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
90

1


A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Phạm Quỳnh (1892 – 1945) là một học giả lớn ở nƣớc ta trong những năm
đầu thế kỷ XX. Ông là nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp trí thức Tây học, đƣợc đào
tạo bởi nền giáo dục Pháp – Việt ở thời kỳ này. Đƣợc biết đến nhƣ một trong bốn
nhà trí thức Tây học lớn thời bấy giờ, bên cạnh Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn,
Nguyễn Văn Tố, viết báo từ khi còn rất trẻ, lại là chủ bút của một tờ báo lớn là tạp
chí Nam Phong, Phạm Quỳnh thực sự có một tầm ảnh hƣởng lớn đối với tầng lớp
thanh niên trí thức, cũng nhƣ nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX. Di sản mà ông
để lại rất phong phú. Ông là một ngƣời uyên bác, trƣớc tác ở rất nhiều lĩnh vực khác
nhau, nhƣ triết học, văn hóa, văn học, khảo cứu, phê bình, dịch thuật… Mặc dù
không để lại một chuyên luận lớn nào, nhƣng với sức viết đáng nể của mình, ông
vẫn xây dựng đƣợc cho mình một hệ thống quan điểm riêng, khá nhất quán, thông
qua những bài báo, bài tiểu luận. Và mặc dù ngòi bút của ông đƣợc phân tán ra rất
nhiều lĩnh vực, chúng ta vẫn có thể nhận ra văn hóa là mối quan tâm hàng đầu của ông.
Qua những di sản Phạm Quỳnh để lại, chúng ta có thể nhận thấy, ông là nhà
tƣ tƣởng có ý thức sâu sắc về vận mệnh của nền văn hóa dân tộc và vấn đề xây dựng
nền văn hóa mới cho dân tộc Việt Nam trong bối cảnh hết sức phức tạp của những
năm đầu thế kỷ XX. Có thể nói đó là mối quan tâm hàng đầu của Phạm Quỳnh, là
nội dung quan trọng, đặc sắc nhất trong tƣ tƣởng của Phạm Quỳnh, cũng là lĩnh vực
ghi dấu những đóng góp chủ yếu của ông. Vì vậy, nghiên cứu sự nghiệp và tƣ tƣởng
Phạm Quỳnh, không thể bỏ qua tƣ tƣởng của ông về vấn đề văn hóa nói chung, vấn
đề xây dựng nền văn hóa dân tộc nói riêng. Thế nhƣng những tƣ tƣởng ấy của ông
đã nảy sinh trong một giai đoạn đầy phức tạp của lịch sử Việt Nam, và cách chọn
lựa cho mình chỗ đứng trong giai đoạn ấy, cùng những hành trạng của Phạm Quỳnh,
đã khiến ông trở thành một nhân vật, một hiện tƣợng khó xét đoán. Quả thực, xung
quanh vấn đề đánh giá Phạm Quỳnh và tƣ tƣởng của ông, cho đến nay, vẫn còn tồn
tại nhiều ý kiến trái ngƣợc. Có những quan điểm, trong khi phê phán lập trƣờng
chính trị của Phạm Quỳnh, đã phủ nhận những đóng góp của ông. Bên cạnh đó,

cũng có những ý kiến, đặc biệt là trong thời gian gần đây, dựa trên nhiều tƣ liệu mới,
đã khẳng định cách thể hiện tinh thần yêu nƣớc của ông, đồng thời khẳng định
2

những đóng góp to lớn của ông cho nền văn hóa nƣớc nhà. Những tranh luận này
đến nay dƣờng nhƣ vẫn chƣa hề ngã ngũ. Phạm Quỳnh và tƣ tƣởng của ông vẫn
đồng thời nhận đƣợc cả những lời khen và chê. Nhƣng việc các tác phẩm của Phạm
Quỳnh đƣợc sƣu tầm và xuất bản một cách chính thức trong khoảng mƣời năm trở
lại đây đã là cơ sở cho thấy sự thừa nhận của giới nghiên cứu đối với vị trí của ông
trong tiến trình văn hóa dân tộc, cũng nhƣ cho thấy việc tiếp tục nghiên cứu làm rõ
tƣ tƣởng và đóng góp của ông vẫn là một việc làm cần thiết. Thực tế đó đã thúc đẩy
chúng tôi đi vào tìm hiểu tƣ tƣởng của Phạm Quỳnh, mà cụ thể hơn là tìm hiểu về
bộ phận quan trọng nhất của nó: tƣ tƣởng về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc.
Chúng tôi thấy rằng, khi đọc các tác phẩm của ông, chúng ta không chỉ hiểu đƣợc
phần nào các vấn đề văn hóa, tƣ tƣởng, học thuật của dân tộc trong những năm đầu
thế kỷ XX, mà còn có thể thấy trong đó nhiều gợi mở cho chúng ta khi đứng trƣớc
những vấn đề văn hóa đƣơng đại. Hơn nữa, nghiên cứu, tìm hiểu tƣ tƣởng của Phạm
Quỳnh về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc, một mặt, giúp chúng ta hiểu thêm
về một khuynh hƣớng xây dựng văn hóa dân tộc trong sự phát triển của tƣ tƣởng ở
nƣớc ta thế kỷ XX, qua đó góp phần khẳng định những đóng góp của ông cho lịch
sử tƣ tƣởng Việt Nam; mặt khác, từ đó góp phần giúp chúng ta có đƣợc những bài
học, những kinh nghiệm khi đối mặt với những vấn đề văn hóa của dân tộc trong
thời đại toàn cầu hóa. Với những lý do đó, chúng tôi chọn vấn đề “Tƣ tƣởng của
Phạm Quỳnh về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc” làm đề tài luận văn thạc sỹ
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một học giả lớn ở nƣớc ta những năm đầu thế kỷ XX, Phạm Quỳnh đã
sớm nhận đƣợc sự quan tâm tìm hiểu của nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực
khác nhau. Những nghiên cứu và đánh giá về Phạm Quỳnh nói chung, về sự nghiệp
và tƣ tƣởng văn hóa của ông nói riêng, khảo sát theo tiến trình lịch sử, có thể thấy,

bao gồm các giai đoạn: những nghiên cứu, đánh giá trƣớc Cách mạng tháng Tám
1945; những nghiên cứu, đánh giá trong giai đoạn 1945 – 1975 (ở cả hai miền Nam,
Bắc); những nghiên cứu từ 1975 đến nay.
* Ở giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám 1945: Phạm Quỳnh đƣợc chú ý
nghiên cứu chủ yếu với tƣ cách một nhà văn. Những công trình nghiên cứu văn học
tiêu biểu của giai đoạn này đều đề cập đến Phạm Quỳnh và sự nghiệp của ông. Tiêu
3

biểu nhất là hai công trình văn học sử: Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc Phan
và Việt Nam văn học sử yếu (1941) của Dƣơng Quảng Hàm. Vũ Ngọc Phan nhìn
nhận Phạm Quỳnh ở hai điểm chính: ghi nhận đóng góp của ông đối với nền quốc
văn Việt Nam và khẳng định chủ trƣơng văn hóa của Phạm Quỳnh: “Ông là ngƣời
chủ trƣơng cái thuyết: đọc sách Tây là để thâu thái lấy tƣ tƣởng, lấy tinh thần văn
hóa Âu Tây để bồi bổ cho nền quốc văn còn khiếm khuyết, để chọn lấy cái hay của
ngƣời mà dung hòa với cái hay của mình, ngõ hầu gìn giữ cho cái học của mình
không mất bản sắc, mà vẫn có cơ tiến hóa đƣợc” [54, tr.82]. Trong khi đó, Dƣơng
Quảng Hàm cũng chia sẻ với Vũ Ngọc Phan trong việc đánh giá vai trò của Phạm
Quỳnh với nền quốc văn. Mặt khác, ông ghi nhận Phạm Quỳnh nhƣ một ngƣời có
thiên hƣớng về học thuật tƣ tƣởng trong việc dịch thuật, và góp công phổ biến tƣ
tƣởng phƣơng Tây ở Việt Nam: “ông Quỳnh thì có công dịch thuật các học thuyết
tƣ tƣởng của Thái tây và luyện cho tiếng Nam có thể diễn đƣợc các ý tƣởng mới”
[13, tr.411]. Nhƣ vậy, có thể thấy, cả Vũ Ngọc Phan và Dƣơng Quảng Hàm không
chỉ nói đến những đóng góp của Phạm Quỳnh đối với nền văn học Việt Nam, mà
còn khẳng định những đóng góp của ông đối với nền văn hóa (trong việc đƣa ra một
chủ trƣơng văn hóa) và tƣ tƣởng (trong việc phổ biến tƣ tƣởng) của dân tộc. Cùng
với hai công trình này, cũng có thể nhắc đến cuốn Phê bình và cảo luận (1933) của
Thiếu Sơn. Cuốn sách này là tuyển tập những bài phê bình của Thiếu Sơn về một số
tác giả văn học nổi bật ở Việt Nam đƣơng thời. Trong cuốn sách này, Phạm Quỳnh
đƣợc đặt ngay đầu cuốn sách. Về nội dung, có lẽ phần phê bình Phạm Quỳnh trong
Phê bình và cảo luận đã cho thấy chân dung của học giả Phạm Quỳnh rõ nét hơn cả,

so với hai cuốn sách ở trên, bởi nó không chỉ nhìn nhận ông với tƣ cách một nhà
văn thuần túy. Thiếu Sơn đã chỉ ra, mấu chốt trong quan niệm của Phạm Quỳnh là
chủ nghĩa quốc gia. Từ đó, ông phân tích chủ trƣơng văn hóa, chính trị của Phạm
Quỳnh. Việc phân tích quan điểm chính trị của Phạm Quỳnh là điều mà cả Vũ Ngọc
Phan và Dƣơng Quảng Hàm đều chƣa nhắc đến. Cũng ở sách này, Thiếu Sơn đã
sớm đƣa ra nhận định về việc Phạm Quỳnh tham gia vào quan trƣờng. Theo tác giả,
việc dấn thân vào làm chính trị là một sai lầm của Phạm Quỳnh: “để cho ông ở cái
địa vị hòa bình mà giúp nƣớc, còn ích hơn bắt ông ra phấn đấu ở trên trƣờng chánh
trị, là thứ không hợp với cái khuynh hƣớng của ông” [85, tr.22]. Nhìn chung, có thể
4

thấy, trong đánh giá của những nhà nghiên cứu giai đoạn trƣớc năm 1945, Phạm
Quỳnh là một học giả có nhiều đóng góp cho nền văn hóa dân tộc, nhất là trong văn học.
Tuy nhiên, Phạm Quỳnh không phải là một nhà văn thuần túy. Nói đúng hơn,
Phạm Quỳnh không chỉ là ngƣời chuyên về một lĩnh vực nào đó. Ông viết ở rất
nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó khiến cho các bài viết của ông động đến rất
nhiều vấn đề, chứ không chỉ là văn học: văn hóa, tƣ tƣởng triết học, chính trị, giáo
dục… Chính vì vậy, ở những khía cạnh khác, Phạm Quỳnh cũng nhận đƣợc sự đánh
giá khác nhau từ nhiều học giả cùng thời, chứ không chỉ từ những nhà nghiên cứu
văn học. Trong số những đánh giá đó, nổi bật hơn, lại là những đánh giá mang tính
phê phán. Trƣớc tiên, cần phải nhắc đến “vụ án Truyện Kiều”, một cuộc tranh luận
giữa các nhà Nho Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng với ông chủ bút Nam Phong,
xung quanh câu nói nổi tiếng của Phạm Quỳnh trong bài diễn thuyết nhân ngày giỗ
Nguyễn Du năm 1924: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nƣớc ta còn”
[64, tr.93]. Đây không đơn thuần là những đánh giá ở khía cạnh văn học, trong một
cuộc tranh luận văn học thuần túy. Bởi, ngay cả trong quan niệm của những ngƣời
xem Truyện Kiều là một kiệt tác văn học, chứ không phải “tà thƣ”, “dâm thƣ”, thì
nhận định của Phạm Quỳnh cũng vẫn là đối tƣợng của sự phê phán. Vấn đề không
phải ở chỗ Phạm Quỳnh ca ngợi Truyện Kiều, mà ở chỗ ông gắn số phận của một
đất nƣớc với tác phẩm ấy. Ngô Đức Kế, từ lập trƣờng của một nhà Nho, đã phê

phán Phạm Quỳnh một cách nặng nề: “một anh giả dối lóp lép, đứng đầu sùng bái
Kiều, mà một bọn u mê hờ hững gào hơi rán sức để họa theo” [91, tr.309]. Mấu
chốt của sự tranh luận này là ở chỗ, Phạm Quỳnh và Ngô Đức Kế có cách tiếp cận
khác nhau về Truyện Kiều, một bên nhìn nhận từ góc độ ngôn ngữ văn tự, một bên
thiên về chuẩn mực luân lý. Rốt cuộc, sự khác nhau trong cách tiếp cận của họ đã
gây nên “vụ án Truyện Kiều” nổi tiếng. Nhƣng trƣớc sự công kích từ phía Ngô Đức
Kế, Phạm Quỳnh đã không hồi đáp. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự phê phán tiếp
theo, từ phía một ngƣời đã từng là cộng sự của ông ở Nam Phong tạp chí: Phan
Khôi, và tiếp đến, một nhà chí sĩ lão thành: Huỳnh Thúc Kháng. Trong bài viết
“Cảnh cáo các nhà học phiệt”, Phan Khôi hƣớng sự phê phán không phải vào nhận
định của Phạm Quỳnh về Truyện Kiều, mà hƣớng vào thái độ “im lặng” của ông
trƣớc sự công kích của Ngô Đức Kế. Vấn đề ông đặt ra không còn là vấn đề Truyện
Kiều nữa, mà là vấn đề trách nhiệm và thái độ sẵn sàng đối thoại, tranh luận của
5

ngƣời trí thức. Phạm Quỳnh đã có sự hồi đáp sự công kích này trên Nam Phong tạp
chí số 152. Tiếp sau bài viết đó, Huỳnh Thúc Kháng đã viết bài “Chánh học cùng tà
thuyết có phải là vấn đề quan hệ chung không?” để phê phán Phạm Quỳnh. Ở bài
viết này, Huỳnh Thúc Kháng, đứng về phía Ngô Đức Kế, phê phán cách nhìn thuần
túy ngôn ngữ, văn tự của Phạm Quỳnh về Truyện Kiều, đồng thời cũng phê phán cả
nhân cách của Phạm Quỳnh. Cũng phải thấy rằng, trong những đánh giá về Phạm
Quỳnh, Phan Khôi giữ một thái độ có phần khách quan hơn. Thậm chí, Phan Khôi
sẵn sàng chia sẻ với Phạm Quỳnh ở những vấn đề mà hai ông cùng chung quan
điểm. Chính vì thế, chính Phan Khôi sau đó lại có bài phê phán bài viết phê phán
Phạm Quỳnh của Huỳnh Thúc Kháng. Nhƣ vậy, vấn đề Truyện Kiều, ở đây, đã ra
ngoài địa hạt văn chƣơng thuần túy. Những tranh luận xung quanh nó liên quan đến
một loạt những vấn đề rộng hơn: đạo đức, văn hóa, chính trị. Sự bất đồng chủ yếu
xuất phát từ cách tiếp cận khác nhau của những nhà trí thức thời đó. Và sự phức tạp
của cuộc tranh luận này còn đƣợc thể hiện rõ hơn khi nó lại trở thành đề tài cho một
cuộc tranh luận khác trong giới nghiên cứu Sài Gòn sau đó, vào năm 1962. “Vụ án

Truyện Kiều” là một sự kiện có ảnh hƣởng lớn đến Phạm Quỳnh và cách đánh giá
về Phạm Quỳnh. Vì vậy, không khó hiểu khi cho đến những ngày cuối đời, những
suy nghĩ về Kiều vẫn theo đuổi Phạm Quỳnh. Trong bài “Cô Kiều với tôi”, ông
nhắc lại: “Câu ấy (tức câu nói trong bài diễn thuyết năm 1924 – TG), ngƣời mình có
ngƣời không hiểu, có ngƣời hiểu lầm” [81, tr.68]. Điều đáng tiếc là câu này nằm
trong những dòng cuối cùng của một bài tùy bút còn dang dở. Phạm Quỳnh đã
không thể viết tiếp sự lý giải của mình. Nếu Phạm Quỳnh hoàn tất bài viết này,
chúng ta sẽ có thêm căn cứ để hiểu ông hơn.
Bên cạnh đó, cũng cần phải kể đến sự nhìn nhận về Phạm Quỳnh của hai nhà
trí thức lớn ở Việt Nam đầu thế kỷ XX: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Nếu
nhƣ Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi là những ngƣời trực tiếp đƣa ra
những tranh luận và phê phán Phạm Quỳnh trong các bài viết của mình, thì Phan
Bội Châu và Phan Châu Trinh không hề có một bài viết nào trực tiếp hƣớng đến
Phạm Quỳnh. Đánh giá của họ về Phạm Quỳnh đƣợc bày tỏ trong khi họ đƣa ra
quan điểm của mình về một số vấn đề. Phan Bội Châu tỏ ra bất đồng với Phạm
Quỳnh trong lĩnh vực hiến pháp. Trong bài trả lời phỏng vấn của báo Đông Tây, khi
đƣợc hỏi ý kiến về Hiến pháp Phạm Quỳnh, ông trả lời: “Nhƣng hiến pháp PQ chỉ
6

là hiến pháp PQ mà thôi (Thị Phạm Quỳnh tiên sinh chi hiến pháp dã). Tôi không
cần nói nhiều” [2, tr.455]. Bản thân ông không phủ nhận sự cần thiết phải có một
bản hiến pháp cho Việt Nam, nhƣng với bản hiến pháp Phạm Quỳnh thì ông không
tán thành. Ở đây, Phan Bội Châu không nói rõ ông không đồng ý với bản Hiến pháp
đó ở điểm nào, song qua bài trả lời phỏng vấn của Phan Bội Châu, có thể thấy sự
bất đồng của ông đối với Phạm Quỳnh trong lĩnh vực chính trị. Trong khi đó, Phan
Châu Trinh lại phê phán quan điểm văn hóa của Phạm Quỳnh. Có lúc ông phê phán
một cách gián tiếp: “Sự đó nói dễ mà khó làm, vì phải hiểu cái gì là tốt của ta thực
mới đƣợc, còn nhƣ các nhật báo bên ta thƣờng thƣờng gọi là quốc túy, đồ ấy là nói
nhảm cả” [102, tr.207]. Mặc dù không chỉ đích danh Phạm Quỳnh, nhƣng hoàn toàn
có thể nhận ra Phan Châu Trinh đang nhắc đến ai. Cũng có lúc ông trực tiếp nhắc

đến tên Phạm Quỳnh: “nhƣ các anh nhƣ Phạm Quỳnh thì tôi thấy trong một hai bài
trong nhật trình không những là giả dối vẽ vời mà lại nói lắm điều hại cho thanh
niên nhiều lắm” [102, tr.211]. Mặc dù chỉ nhắc đến Phạm Quỳnh trong một câu
ngắn gọn, Phan Châu Trinh đã phê phán Phạm Quỳnh ở một trong những điểm cốt
yếu nhất: “Quốc hồn”, “Quốc túy” – vốn là những khái niệm cơ bản và đƣợc đề cập
trở đi trở lại trong những bài viết của Phạm Quỳnh và nhóm Nam Phong. Nếu đó
quả thực là những khái niệm sáo rỗng nhƣ Phan Châu Trinh nhận định, thì quả
Phạm Quỳnh không để lại đƣợc đóng góp gì đáng kể cho nền văn hóa Việt Nam, và
toàn bộ tƣ tƣởng của ông sẽ trở nên những lời hô hào giả tạo. Nhƣng trên thực tế, từ
sự nhận thức về “quốc hồn”, “quốc túy”, Phạm Quỳnh đã tạo cơ sở cho những hoạt
động cụ thể nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của Nam Phong. Vì vậy, cũng
không thể xem đó chỉ là những lời hô hào suông, sáo rỗng. Cũng cần nói thêm rằng,
Phan Châu Trinh chƣa đề cập nhiều đến vấn đề đƣờng hƣớng chính trị trong quan
điểm văn hóa của Phạm Quỳnh, điều đƣợc tập trung nghiên cứu nhiều hơn ở các
công trình giai đoạn sau cách mạng tháng Tám 1945. Nhƣ vậy, có thể thấy, ngay từ
trƣớc năm 1945, những đánh giá về Phạm Quỳnh đã phân ra hai hƣớng rõ rệt: một
bên là sự đánh giá cao từ phía những nhà nghiên cứu nhƣ Vũ Ngọc Phan, Dƣơng
Quảng Hàm, Thiếu Sơn, và một bên là những đánh giá mang tính phê phán từ phía
những nhà Nho yêu nƣớc cùng thời không đồng quan điểm với Phạm Quỳnh: Ngô
Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và ít nhiều là Phan
7

Khôi. Điều này cho thấy tính phức tạp trong việc đánh giá, nhìn nhận con ngƣời, sự
nghiệp và tƣ tƣởng của Phạm Quỳnh.
* Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám đến năm 1975: Cách mạng Tháng
Tám đã đánh dấu một bƣớc ngoặt to lớn cho lịch sử Việt Nam, đồng thời cũng tạo
một cột mốc cho cuộc đời và cho cả những đánh giá, nhận định về Phạm Quỳnh
hàng chục năm sau đó. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Phạm Quỳnh bị
những ngƣời tham gia khởi nghĩa ở Huế bắt giữ và trong một tình huống đặc biệt,
ông bị xử tử. Sự kiện này, ở thời điểm đó, đƣợc nhắc đến nhƣ một vụ xử án những

tay sai của thực dân và phong kiến. Nhiều chi tiết xung quanh nó phải đến nhiều
thập niên sau mới đƣợc đƣa ra nhìn nhận lại và làm sáng tỏ. Song rõ ràng, nó đã chi
phối rất nhiều đến những đánh giá về Phạm Quỳnh trong giai đoạn này. Nếu trƣớc
năm 1945, việc Phạm Quỳnh cộng tác với Pháp hay ra làm quan có thể khiến nhiều
ngƣời bất bình, song ở một chừng mực nào đó, ông vẫn nhận đƣợc một sự đánh giá
cao từ nhiều học giả, và ít nhiều là sự chia sẻ, cảm thông. Ngay cả một nhà văn hiện
thực phê phán vốn hƣớng sự phê phán của mình vào chính quyền thực dân phong
kiến nhƣ Nguyễn Công Hoan cũng thừa nhận Phạm Quỳnh là nguyên mẫu cho nhân
vật Kép Tƣ Bền trong truyện ngắn nổi tiếng của ông, và nhận định Phạm Quỳnh là
ngƣời yêu nƣớc: “Vậy một ngƣời yêu nƣớc nhƣ Phạm Quỳnh, sở dĩ phải có mặt trên
sân khấu chính trị chẳng qua chỉ là làm một việc miễn cƣỡng, trái với ý muốn, để
khuyến khích bạn đồng nghiệp làm việc cho tốt hơn, chứ thực lòng, là một ngƣời
dân mất nƣớc, ai không đau đớn, ai không khóc thầm” [22, tr.161]. Nhƣng sau năm
1945, với cái chết của mình, Phạm Quỳnh đƣợc nhìn nhận nhƣ một tội nhân của
cách mạng, một nhân vật phản động, tay sai và bồi bút của thực dân. Dƣờng nhƣ
mọi đánh giá về Phạm Quỳnh đều hƣớng đến điểm này. Bản thân Nguyễn Công
Hoan, sau khi thừa nhận cách nhìn của ông về Phạm Quỳnh trƣớc 1945, đã thêm
vào một nhận định mang tính đánh giá lại: “Có lạ gì trình độ chính trị của tôi thời
này. Nếu tôi tinh khôn thì tôi đã hiểu hai thuyết trực trị và lập hiến chẳng qua chỉ là
thủ đoạn của bọn cƣớp nƣớc bảo hai tên tay sai (Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh
– TG) bày ra để lòe bịp, để ru ngủ ngƣời ta đƣơng đƣợc chủ nghĩa cộng sản thức
tỉnh” [22, tr.161]. Đây cũng là tinh thần chung của những nghiên cứu, đánh giá về
Phạm Quỳnh ở miền Bắc trước năm 1975. Trong giới nghiên cứu miền Bắc, ở giai
đoạn này, Phạm Quỳnh ít đƣợc chú ý. Đáng kể nhất là phần viết về tƣ tƣởng Phạm
8

Quỳnh của Trần Văn Giàu trong cuốn sách Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ
thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám. Trong bộ sách này, tƣ tƣởng của Phạm
Quỳnh đƣợc nhắc đến ở chƣơng Các màu sắc chủ nghĩa dân tộc tư sản, tiểu tư sản,
là chƣơng cuối tập II, tập sách có nhan đề Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó

trước các nhiệm vụ lịch sử. Ở đây, tác giả đã trình bày từ góc độ lịch sử tƣ tƣởng về
tƣ tƣởng của Phạm Quỳnh, bao gồm cả tƣ tƣởng chính trị - xã hội và chủ trƣơng về
vấn đề cải cách văn hóa dân tộc của ông. Trần Văn Giàu đã khách quan chỉ ra một
số nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng của Phạm Quỳnh về cải cách văn hóa dân tộc.
Theo Trần Văn Giàu, những vấn đề văn hóa quan trọng nhất mà Phạm Quỳnh quan
tâm là: vấn đề xây dựng một tầng lớp thƣợng lƣu trí thức với tƣ cách tầng lớp chịu
trách nhiệm gây dựng nền văn hóa mới theo chủ đích của nhóm Nam Phong, vấn đề
điều hòa văn hóa Đông – Tây và vấn đề tiếng Việt. Tuy nhiên, khi đánh giá về tƣ
tƣởng của Phạm Quỳnh trong lĩnh vực này, tác giả cho rằng ở Nam Phong và Phạm
Quỳnh, ý nghĩa thực sự của sự điều hòa Đông - Tây là sự liên minh giữa tƣ sản với
phong kiến, là sự hợp tác Pháp – Việt để tạo nên một giai tầng thống trị mới, đã
không mâu thuẫn với kẻ xâm lƣợc, trái lại, giống nhƣ ý đồ của kẻ xâm lƣợc mong
muốn; và từ góc nhìn chính trị, ông cho rằng, những tƣ tƣởng của Phạm Quỳnh đơn
thuần là một sự biện hộ, minh họa, một sự bảo vệ cho sự cai trị của thực dân Pháp ở
Việt Nam. Mặc dù trong nhận định về tƣ tƣởng Phạm Quỳnh, tác giả hoàn toàn phủ
nhận những đóng góp của ông, vốn dĩ đã đƣợc những nhà nghiên cứu trƣớc năm
1945 ghi nhận, song cần phải thấy rằng, việc khách quan đặt tƣ tƣởng Phạm Quỳnh
trong bối cảnh tƣ tƣởng Việt Nam đầu thế kỷ XX, cùng với việc phân tích toàn diện
quan điểm của ông, đã giúp ngƣời đọc hiểu về Phạm Quỳnh, với tƣ cách một đại
diện của một khuynh hƣớng tƣ tƣởng, chứ không chỉ với tƣ cách một nhà văn thuần
túy. Ở điểm này, Trần Văn Giàu đã có những đóng góp quan trọng trong việc
nghiên cứu về tƣ tƣởng Phạm Quỳnh. Nhìn chung, sau năm 1945, và sau 1954 ở
miền Bắc, những đánh giá về Phạm Quỳnh đều theo hƣớng phê phán. Những nghiên
cứu về Phạm Quỳnh là không nhiều, và nếu có, cũng chỉ chú ý đến phê phán lập trƣờng
chính trị của ông.
Trong khi đó, ở miền Nam, trong giai đoạn 1954 – 1975, Phạm Quỳnh lại là
một nhân vật đƣợc chú ý khá nhiều trong giới nghiên cứu. Nhƣng ở đây, Phạm
Quỳnh cũng vẫn là một nhân vật gây tranh cãi. Có những nghiên cứu đánh giá cao
9


Phạm Quỳnh, có những nghiên cứu phê phán ông, và cũng có những nghiên cứu cố
gắng đƣa ra một cách nhìn nhận có chừng mực hơn. Thậm chí, Phạm Quỳnh còn là
chủ đề cho một cuộc tranh luận sôi nổi trong giới nghiên cứu ở miền Nam giai đoạn
này, mà hai nhân vật chính là Nguyễn Văn Trung và Thanh Lãng. Đây cũng là hai
nhà nghiên cứu về Phạm Quỳnh nổi bật trong giai đoạn này. Căn nguyên của cuộc
tranh luận là bài diễn thuyết của Nguyễn Văn Trung tại trƣờng Quốc gia Âm nhạc
ngày 06/10/1962 với nhan đề: “Chính trị và văn học. Một quan điểm mới về cuộc
tranh luận Phạm Quỳnh – Ngô Đức Kế qua Truyện Kiều”. Ở đây, Nguyễn Văn
Trung đã phê phán lập trƣờng chính trị của Phạm Quỳnh, đƣa ra nhận định về mối
liên hệ giữa chủ trƣơng chính trị với chủ trƣơng và sự nghiệp văn hóa của ông. Ông
đồng thời cho rằng, cuộc tranh luận giữa Ngô Đức Kế và Phạm Quỳnh thực chất là
một cuộc tranh luận chính trị, chứ không phải văn học
1
. Đây là quan điểm xuyên
suốt của ông trong đánh giá Phạm Quỳnh, mà ông kiên trì giữ vững ở những nghiên
cứu đƣợc công bố sau đó. Bài diễn thuyết này ngay lập tức nhận đƣợc sự phản hồi
của đông đảo ngƣời nghiên cứu, hầu hết là theo hƣớng phản bác. Trong đó có thể kể
đến loạt bài trên báo Tự do: “Thử nhận xét quan điểm của Nguyễn Văn Trung trong
vụ án Truyện Kiều” (Tác giả Đỗ Lăng, báo Tự do, 18/10/1962), “Nhân buổi diễn
thuyết của ông Nguyễn Văn Trung” (Tác giả Tân Văn Hồng, báo Tự do,
24/10/1962), “Đặt vấn đề với ông Nguyễn Văn Trung về văn học và chính trị” (Tác
giả Ái Linh, báo Tự do, 11/11/1963), “Quan điểm phê bình mới của ông Nguyễn
Văn Trung” (Tác giả Song Thai, báo Tự do, 3, 4, 5/11/1963). Nhƣng đáng chú ý
nhất trong loạt bài phản bác Nguyễn Văn Trung là bài viết “Trƣờng hợp Phạm
Quỳnh” của Thanh Lãng (đăng trên 4 số 3, 4, 5, 6, Tạp chí Văn học, Sài Gòn,
1963)
2
. Trong loạt bài này, Thanh Lãng đã tranh luận với từng luận điểm của
Nguyễn Văn Trung. Những đánh giá của Thanh Lãng về Phạm Quỳnh, ở đây, chủ
yếu xoay quanh vấn đề lập trƣờng chính trị của ông. Thực ra, Thanh Lãng không

đƣa ra một kết luận xác quyết về lập trƣờng chính trị của Phạm Quỳnh, về việc
Phạm Quỳnh có yêu nƣớc hay không, mà ông dừng lại ở việc chứng minh những
nhận định của Nguyễn Văn Trung là thiếu cơ sở. Những nghiên cứu thực sự toàn
diện về Phạm Quỳnh của Thanh Lãng không nằm ở loạt bài này, mà nằm ở công


1
Chúng tôi không tiếp cận đƣợc toàn văn văn bản bài diễn thuyết của Giáo sƣ Nguyễn Văn Trung, mà chỉ biết đến
phần nào nội dung của nó thông qua những bài viết phản bác lại quan điểm của ông trong thời gian này.
2
Những bài báo này đã đƣợc đăng tải lại trên trang web .
10

trình Bản lược đồ văn học Việt Nam, quyển hạ, xuất bản năm 1967. Trong cuốn
sách đó, Phạm Quỳnh đã đƣợc Thanh Lãng giành cho một vị trí trang trọng, với
nhận định: “Với chủ trƣơng trình bày một lƣợc đồ văn học cận đại, thƣờng ít khi tôi
đi vào chi tiết. Nhƣng nghĩ Phạm Quỳnh, cũng nhƣ Nguyễn Văn Vĩnh, không
những là ông tổ mà còn là ngƣời lãnh đạo có uy tín nhất của văn học cận đại, nên tôi
cố gắng trình bày một cách cặn kẽ hơn về Phạm Quỳnh” [34, tr.188]. Đúng với tinh
thần đó, Phạm Quỳnh đƣợc nhắc đến trong hầu hết các mục của cuốn sách này.
Thanh Lãng đã đƣa ra một cái nhìn khá toàn diện về sự nghiệp của Phạm Quỳnh,
trong đó nhấn mạnh đến chủ trƣơng văn hóa của ông: chủ trƣơng điều hòa tân cựu.
Song, khác với một số nhà nghiên cứu nhấn mạnh khía cạnh phục cổ của Phạm
Quỳnh, Thanh Lãng lại cho rằng, Phạm Quỳnh nghiêng về phía tân hơn là cựu, Tây
hơn là Đông. Nhìn chung, quan điểm của tác giả là đánh giá cao vị trí và đóng góp
của Phạm Quỳnh, không chỉ với nền văn học, mà cả nền tƣ tƣởng của dân tộc: “sự
nghiệp Phạm Quỳnh to tát biết bao nhiêu về phƣơng diện xoay chiều cho tƣ tƣởng
Việt Nam” [34, tr.286]. Trái lại, Nguyễn Văn Trung vẫn kiên trì luận điểm mà ông
đã phát biểu năm 1962 với hai công trình Chủ đích Nam Phong (1974) và Trường
hợp Phạm Quỳnh (1975). Ở cuốn thứ nhất, Nguyễn Văn Trung đã hƣớng sự phê

phán đến không chỉ Phạm Quỳnh, mà cả những ngƣời nghiên cứu Phạm Quỳnh nhƣ
Vũ Ngọc Phan, Dƣơng Quảng Hàm, Thanh Lãng… Ở đây, ông đòi hỏi phải xác lập
một quan điểm chính trị khi nghiên cứu và viết văn học sử. Kết luận đƣợc ông rút ra
là: Nam Phong tạp chí là một tạp chí tuyên truyền chính trị, phục vụ mục đích chính
trị chứ không phải là văn hóa, việc nghiên cứu nó, vì thế, không thể không đếm xỉa
đến mặt chính trị này. Tất nhiên, với Phạm Quỳnh cũng vậy, bởi Phạm Quỳnh vừa
là ngƣời đứng đầu trên danh nghĩa chủ bút, vừa là đại diện về mặt tƣ tƣởng của Nam
Phong. Ở cuốn sách thứ hai, Nguyễn Văn Trung tiếp tục nhấn mạnh khía cạnh
chính trị trong những hoạt động văn hóa của Phạm Quỳnh. Ông cũng thử đứng từ
phía Phạm Quỳnh để tìm hiểu Phạm Quỳnh. Trong công trình này, Nguyễn Văn
Trung dựa trên ba văn bản mà ông cho rằng thể hiện con ngƣời Phạm Quỳnh nhiều
nhất (Pháp du hành trình nhật ký, Thƣ gửi Louis Marty và Hoa đường tùy bút) để
nhìn Phạm Quỳnh. Nhƣng cuối cùng ông đi đến khẳng định, cả ba văn bản khả dĩ có
thể biện hộ cho Phạm Quỳnh rốt cuộc cũng không biện hộ nổi. Ông để ngỏ khả
năng Phạm Quỳnh là ngƣời yêu nƣớc, song cũng cho rằng, điều đó là không đủ để
11

biện minh cho những hoạt động của Phạm Quỳnh. Những đánh giá này của Nguyễn
Văn Trung thống nhất với những gì ông phát biểu năm 1962, và còn tiếp tục đƣợc
ông bảo lƣu trong thời gian sau đó. Đến năm 1993, khi xuất bản cuốn Trương Vĩnh
Kỹ nhà văn hóa, ông vẫn khẳng định: “Sau 20 năm, nhìn lại những gì đã viết để phê
phán Phạm Quỳnh, Trƣơng Vĩnh Ký, chúng tôi thấy không thay đổi những lối nhìn
phê phán đối với Phạm Quỳnh” [105, tr.46]. Có thể thấy, Thanh Lãng và Nguyễn
Văn Trung đại diện cho hai cực trong việc đánh giá vai trò và đóng góp của Phạm
Quỳnh trong nền văn hóa dân tộc. Cả hai đều giữ vững quan điểm của mình, và
cuộc tranh luận rốt cuộc chƣa ngã ngũ.
* Giai đoạn từ năm 1975 đến nay: Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ kết
thúc, đất nƣớc thống nhất, cả nƣớc cùng nhau bắt tay vào khắc phục hậu quả chiến
tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở cả hai miền Nam, Bắc. Những tranh luận về
Phạm Quỳnh ở miền Nam cũng không đƣợc tiếp tục. Và trên thực tế, cho đến trƣớc

Đổi mới, thậm chí là nhiều năm sau Đổi mới, Phạm Quỳnh không đƣợc chú ý nhiều
bởi giới nghiên cứu, và nếu có, thì chủ yếu là tiếp tục phê phán, nhƣ những gì đã
diễn ra trƣớc đó. Năm 1992, một cuộc hội thảo về Phạm Quỳnh đã đƣợc dự kiến tổ
chức, nhƣng sau đó hoãn lại. Một trong số những bài viết gửi đến hội thảo này, phải
hơn mƣời năm sau mới đƣợc công bố
3
. Điều đó cho thấy, sự chú ý của những nhà
nghiên cứu đối với Phạm Quỳnh đã gia tăng, nhận định về Phạm Quỳnh sau Đổi
mới, đã ít nhiều thay đổi, song vẫn cần có một độ lùi về mặt thời gian và cơ sở tƣ
liệu mới cho sự nhận thức lại đó. Phải đến năm 2001, Phạm Quỳnh mới có một tác
phẩm đƣợc chính thức xuất bản ở Việt Nam kể từ sau năm 1945 (không kể ở miền
Nam giai đoạn 1954 – 1975), đó là cuốn sách Mười ngày ở Huế (thực ra bao gồm
hai tác phẩm: Mười ngày ở Huế và Một tháng ở Nam Kỳ). Trƣớc đó, những bài viết
của Phạm Quỳnh cũng có xuất hiện lẻ tẻ trong một số ấn phẩm, nhƣng đó là những
ấn phẩm mang tính chất tuyển tập của nhiều tác giả, chính vì vậy, Mười ngày ở Huế
có thể coi là tác phẩm đầu tiên đƣợc xuất bản của Phạm Quỳnh ở giai đoạn này.
Trong Lời nhà xuất bản, Nhà xuất bản Văn học đã có sự phân định rạch ròi giữa
Phạm Quỳnh – nhà chính trị với Phạm Quỳnh – nhà văn hóa, và cho rằng, trong khi
cần phê phán Phạm Quỳnh ở lĩnh vực chính trị, thì vẫn cần phải ghi nhận đóng góp


3
Đó là bài viết của Vƣơng Trí Nhàn: Vai trò của trí thức trong quá trình tiếp nhận văn hóa phương Tây ở
Việt Nam đầu thế kỷ XX, chúng tôi sẽ đề cập ở sau.
12

của ông trong lĩnh vực văn hóa: “Ông đã, đang, và sẽ còn đƣợc phân tích, đánh giá,
phê phán trên lĩnh vực này (lĩnh vực chính trị - TG), nhƣng về mặt văn hóa, văn học,
về tiến trình phát triển của văn xuôi quốc ngữ thì công lao đóng góp của ông cần
đƣợc nhìn nhận lại” [77, tr.8]. Kể từ cột mốc đó, cho đến nay, qua hơn mƣời năm,

những di thảo của Phạm Quỳnh ngày càng đƣợc xuất bản nhiều hơn, với dung
lƣợng ngày càng lớn. Hiện nay, những cuốn sách của tác giả Phạm Quỳnh đã đƣợc
xuất bản sau Mười ngày ở Huế bao gồm: Luận giải văn học và triết học (2003),
Pháp du hành trình nhật ký (2004), Thương chi văn tập (2005), Tiểu luận viết bằng
tiếng Pháp trong thời gian 1922 – 1932 (2007), Hoa Đương Tùy bút và 51 bản dịch
thơ Đỗ Phủ (2011), Tuyển tập du ký (2013). Những ấn phẩm này đã cho thấy khá
đầy đủ sự nghiệp trƣớc tác của học giả Phạm Quỳnh, đồng thời bƣớc đầu mở ra
những thuận lợi cho việc nghiên cứu về tƣ tƣởng và sự nghiệp của ông.
Cùng với việc những di thảo của Phạm Quỳnh chính thức đƣợc xuất bản, các
nghiên cứu về ông ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Nhìn chung, những công trình
này có thể đƣợc phân thành hai hƣớng tiếp cận: một bên là hƣớng tiếp cận lịch sử,
tập trung vào những sự kiện trong cuộc đời Phạm Quỳnh, và một bên là hƣớng tiếp
cận chú trọng vào việc phân tích những di sản mà ông để lại, để làm rõ những đóng
góp của ông cho nền văn hóa, văn học, tƣ tƣởng Việt Nam. Ở hƣớng tiếp cận thứ
nhất, có thể kể đến những bài viết nổi bật nhƣ: Những điều chưa biết về nhà văn
hóa Phạm Quỳnh (tác giả Xuân Ba, đăng trên Tiền Phong Chủ nhật số 44, 45, 46,
năm 2005), Người nặng lòng với nước (tác giả Phạm Tôn, đăng trên tạp chí Xưa và
Nay, số 267, năm 2006), Phạm Quỳnh và bản án tử hình đối với ông (tác giả Nhật
Hoa Khanh, đăng trên Tạp chí Xưa và Nay, số 269, năm 2006)… Những bài viết
này đã cung cấp những thông tin, tƣ liệu mới về cuộc đời Phạm Quỳnh, thông qua
nhiều nguồn khác nhau (hồi ký, lời kể của các nhân vật liên quan, di cảo của Phạm
Quỳnh…). Thông qua đó, các tác giả chủ yếu tập trung làm sáng tỏ hai vấn đề: bản
án và cái chết của học giả Phạm Quỳnh và mối quan hệ giữa ông với những nhà yêu
nƣớc ở Việt Nam, đặc biệt là với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở vấn đề thứ nhất, thông
qua những tƣ liệu mới, phần lớn đều thống nhất nhận định Phạm Quỳnh bị xử tử là
do sự bột phát trong tình huống khẩn trƣơng của những ngƣời tham gia cƣớp chính
quyền, chứ không phải là do chủ trƣơng từ những ngƣời lãnh đạo Cách mạng Tháng
Tám, từ trung ƣơng cho đến địa phƣơng (Huế). Vì vậy, không thể xem Phạm Quỳnh
13


là tội nhân của cách mạng nhƣ quan điểm phổ biến trƣớc đây. Ở vấn đề thứ hai, các
tác giả đề cập đến thái độ của một số nhà yêu nƣớc, những ngƣời tham gia cách
mạng, đặc biệt là chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Phạm Quỳnh. Theo đó, chủ tịch Hồ
Chí Minh là ngƣời đã từng gặp gỡ Phạm Quỳnh tại Pháp và rất coi trọng ông. Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng có ý định mời ông ra cộng tác với chính quyền cách
mạng sau khi khởi nghĩa thành công, nhƣng không kịp. Một số nhà nghiên cứu đã
nhắc lại câu nói của Hồ Chí Minh nhắn đến các con Phạm Quỳnh (đƣợc biết đến
thông qua lời kể lại của Huy Cận): “Cụ Phạm là ngƣời của lịch sử sẽ đƣợc lịch sử
đánh giá lại” [theo 37, tr.128]. Đây là một căn cứ quan trọng để một loạt những
công trình đánh giá lại về Phạm Quỳnh đƣợc triển khai. Chi tiết này, một mặt,
khẳng định thêm vấn đề thứ nhất, mặt khác, khẳng định tinh thần yêu nƣớc của
Phạm Quỳnh. Phạm Quỳnh là “ngƣời nặng lòng với nƣớc” có thể xem là kết luận
đƣợc đƣa ra thông qua những nghiên cứu này. Những thông tin, tƣ liệu mới về
Phạm Quỳnh sau đó đã một lần nữa đƣợc tổng hợp và thể hiện qua những một số
công trình đƣợc xuất bản: Phạm Quỳnh – con người và thời gian (tác giả Khúc Hà
Linh, năm 2010)
4
, và bộ sách hai tập Phạm Quỳnh – Một góc nhìn (tác giả Nguyễn
Văn Khoan, tập 1: năm 2011, tập 2: năm 2012). Những ấn phẩm này đã cung cấp
khá đầy đủ tƣ liệu cho việc tìm hiểu cuộc đời và con ngƣời Phạm Quỳnh. Nhƣ vậy,
thông qua những tƣ liệu mới về Phạm Quỳnh, những nhà nghiên cứu theo hƣớng
này đã khằng định một điều: Phạm Quỳnh là ngƣời có tinh thần yêu nƣớc, nhƣng
theo cách của ông. Đây là một nhận định hoàn toàn mới so với những đánh giá vẫn
tồn tại trƣớc đó về nhân vật Phạm Quỳnh, đồng thời mở ra một cách nhìn mới về
chính tƣ tƣởng của ông.
Sau mảng công trình nhận thức lại về con ngƣời và cuộc đời của Phạm
Quỳnh, là các công trình nhận thức lại về di sản và quan niệm, tƣ tƣởng của Phạm
Quỳnh. Ở hƣớng nghiên cứu này, có thể kể đến: Báo chí và văn chương qua một
trường hợp: Nam Phong tạp chí (Tác giả Nguyễn Đình Chú, Trịnh Vĩnh Long, đăng
trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2, năm 2005), Vai trò của trí thức trong quá

trình tiếp nhận văn hóa phương Tây ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
5
(tác giả Vƣơng Trí
Nhàn, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 7, năm 2005), Đọc lại tạp chí Nam


4
Cuốn sách sau đó đƣợc tái bản có bổ sung năm 2012, với nhan đề Phạm Quỳnh trong dòng chảy văn hóa dân tộc
5
Thực chất là khảo sát qua trƣờng hợp Phạm Quỳnh
14

Phong và Phạm Quỳnh (tác giả Đỗ Lai Thúy, đăng trên Tạp chí Tia sáng, số 12,
năm 2006), Văn trên Nam Phong tạp chí – Diện mạo và thành tựu (tác giả Nguyễn
Đức Thuận, Nhà xuất bản Văn học, năm 2008)… Những công trình nghiên cứu này
đã trình bày quan niệm và sự nghiệp văn hóa của Phạm Quỳnh và Nam Phong tạp
chí. Đối với chủ trƣơng văn hóa của ông, mặc dù đều khẳng định Phạm Quỳnh là
ngƣời dung hòa Đông Tây, tân cựu, song các tác giả lại có những nhận định khác
nhau. Vƣơng Trí Nhàn cho rằng, ở Phạm Quỳnh có sự dung hòa nhuần nhị giữa
Đông và Tây, trong khi Đỗ Lai Thúy lại cho rằng: “Là ngƣời dung hòa Đông Tây,
nhƣng căn cốt Phạm Quỳnh, có lẽ, vẫn là một nhà Nho, một ông đồ Tây” [103,
tr.45]. Những nhận định này đều khác so với nhận định của Thanh Lãng, mà chúng
tôi đã đề cập ở trên. Nhƣng dù sao, vai trò của ông đối với nền văn hóa dân tộc đều
đƣợc khẳng định: “Tiếp nối sự nghiệp của những Trƣơng Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh
Của… ông thuộc loại xây nền đắp móng cho nền văn hóa mới” [50, tr.57]. Nói
chung, những nghiên cứu, đánh giá trong giai đoạn này hầu hết đều khẳng định
những đóng góp của Phạm Quỳnh đối với nền văn hóa Việt Nam, thể hiện sự nhìn
nhận lại, đánh giá lại di sản của Phạm Quỳnh. Nhƣng cũng có một thực tế là, trong
quá trình “nhận thức lại” Phạm Quỳnh, cũng có những quan điểm tách rời bối cảnh
lịch sử cụ thể, dƣờng nhƣ quá đề cao ông. Ví dụ, có quan điểm cho rằng, việc Phạm

Quỳnh tán dƣơng thực dân Pháp chỉ là một hành động mang tính “đánh đĩ ngòi bút”,
nhƣ quan điểm của Phạm Thị Nhung: “Phạm Quỳnh, một nhà trí thức thông minh,
tài hoa, đã phải bôi tro trát trấu ra hợp tác công khai với chính quyền bảo hộ, phải
để chính ngòi bút của mình cùng các ngòi bút khác của Nam Phong viết một số bài
“nịnh Tây”, hay nói nhƣ một số dƣ luận chống đối bấy giờ: “hót Tây”, hay “bồi
Tây” hay tệ hơn nữa là phải “đánh đĩ ngòi bút” để phục vụ cho quan thầy bảo hộ,
cũng chỉ vì muốn mua chuộc cảm tình, lấy lòng tin của họ cho mình đƣợc lo việc
thế giáo, cho mình đƣợc yên thân hoạt động văn hóa phụng sự dân tộc” [Theo 92,
tr.111]. Theo chúng tôi, đây là một nhận định có phần chủ quan. Trong nghiên cứu,
đánh giá về Phạm Quỳnh, cần phải nhìn nhận cả những giá trị và hạn chế của ông,
để đƣa ra một nhận định thực sự khách quan.
Tóm lại: Nhìn lại các giai đoạn đã qua trong việc nghiên cứu Phạm Quỳnh và
tƣ tƣởng về văn hóa của ông, có thể thấy: Thứ nhất, Phạm Quỳnh đã thu hút đƣợc
sự quan tâm nghiên cứu của những nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực: văn học,
15

sử học, triết học, điều này phản ánh thực tế là Phạm Quỳnh đã để lại một di sản rất
phong phú, bao trùm lên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên ở các công trình này, rõ ràng
những nghiên cứu về Phạm Quỳnh với tƣ cách một nhà văn vẫn chiếm ƣu thế nhiều
hơn, trong khi những nghiên cứu ở góc độ lịch sử tƣ tƣởng vẫn chƣa nhiều; Thứ hai,
những nghiên cứu về Phạm Quỳnh, ở mỗi giai đoạn, lại mang một đặc điểm khác
nhau do sự chi phối của điều kiện lịch sử, nhƣng dù ở thời kỳ nào, Phạm Quỳnh
cũng đều nhận đƣợc đồng thời những đánh giá trái ngƣợc, và cho đến nay, vẫn chƣa
có sự thống nhất trong nhận định của giới nghiên cứu. Thực tế đó cho thấy, việc tiếp
tục đi vào tìm hiểu Phạm Quỳnh và di sản của ông, đặc biệt là tƣ tƣởng của ông về
vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc, từ góc nhìn lịch sử tƣ tƣởng, vẫn là một điều
cần thiết. Kế thừa những thành tựu mà các nhà nghiên cứu đã đạt đƣợc, chúng tôi
mong muốn có thể góp thêm một cách đánh giá, nhìn nhận của mình về tƣ tƣởng
của Phạm Quỳnh về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc, từ góc độ tiếp cận lịch sử
tƣ tƣởng triết học Việt Nam.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích mà luận văn hƣớng tới là phân tích, làm rõ tƣ tƣởng của Phạm
Quỳnh về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc trong bối cảnh những thập niên đầu
thế kỷ XX.
Để thực hiện đƣợc mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành tƣ tƣởng của Phạm
Quỳnh về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc.
- Phân tích quan niệm của Phạm Quỳnh về những cơ sở xác lập cho việc xây
dựng nền văn hóa dân tộc.
- Phân tích quan niệm của Phạm Quỳnh về đƣờng hƣớng xây dựng nền văn
hóa dân tộc.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Luận văn sử dụng cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vận dụng vào nghiên cứu
các vấn đề về lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam.
* Phƣơng pháp nghiên cứu: phƣơng pháp thống nhất logic – lịch sử; phƣơng
pháp phân tích, tổng hợp; phƣơng pháp so sánh, đối chiếu.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
16

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên đây, đối tƣợng mà luận văn sẽ hƣớng
đến là tƣ tƣởng của Phạm Quỳnh về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc trong
những thập niên đầu thế kỷ XX.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là phân tích điều kiện hình thành và một số
nội dung cơ bản nhất của tƣ tƣởng về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc của
Phạm Quỳnh. Về mặt tƣ liệu, chúng tôi triển khai luận văn trên cơ sở khảo sát các
bài viết của Phạm Quỳnh đã đƣợc tuyển chọn, dịch (đối với một số tiểu luận viết
bằng tiếng Pháp) và công bố chính thức trong các cuốn sách đã xuất bản, cùng với
những bài viết quan trọng khác bằng chữ quốc ngữ của ông đã đƣợc đăng trên Đông
Dương Tạp chí và Nam Phong Tạp chí, nhƣng chƣa đƣợc tuyển chọn vào các ấn

phẩm xuất bản.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
* Ý nghĩa lý luận:
- Luận văn có thể đƣa ra một cách nhìn, một hƣớng tiếp cận tƣ tƣởng của
Phạm Quỳnh về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc, bƣớc đầu chỉ ra những nội
dung, giá trị và hạn chế chủ yếu trong tƣ tƣởng đó. Qua đó, chúng tôi muốn góp
một góc nhìn của mình về nhân vật lịch sử vốn dĩ đã gây ra nhiều tranh cãi này từ
góc nhìn của tiến trình lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam.
- Luận văn có thể đặt cơ sở cho hƣớng nghiên cứu tiếp theo: Vị trí, vai trò,
đóng góp và tƣ tƣởng của tầng lớp trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX về văn hóa và
xây dựng nền văn hóa dân tộc.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Luận văn có thể cung cấp một phần tài liệu tham khảo cho những ai quan
tâm đến tƣ tƣởng của học giả Phạm Quỳnh nói riêng và những vấn đề lịch sử tƣ
tƣởng Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, phần Nội
dung của luận văn bao gồm 2 chƣơng, 5 tiết.
17

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH
TƯ TƯỞNG CỦA PHẠM QUỲNH VỀ VẤN ĐỀ
XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC

1.1. Những điều kiện, tiền đề khách quan: Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn
hóa, tư tưởng ở Việt Nam và thế giới đầu thế kỷ XX
1.1.1. Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa ở Việt Nam và thế giới đầu thế kỷ XX
Sự nghiệp của Phạm Quỳnh nằm trọn trong nửa đầu của thế kỷ XX. Đây là
một giai đoạn gắn liền với những biến cố, những thay đổi mạnh mẽ trên cả thế giới

và ở Việt Nam. Ở Pháp, từ cuối thế kỷ XIX, nhà cầm quyền đã đẩy mạnh việc xâm
chiếm thuộc địa ở cả châu Á và châu Phi, bất chấp những bất ổn trong đời sống
chính trị, đƣa Pháp trở thành một trong những nƣớc đế quốc sừng sỏ. Sau khi hoàn
tất công cuộc thôn tính nƣớc ta năm 1884, Pháp đã tiếp tục xâm lƣợc Lào,
Campuchia, tham gia xâu xé Trung Hoa. Cùng với đó, thực dân Pháp cũng tăng
cƣờng mở rộng thuộc địa ở châu Phi. Một loạt nƣớc châu Phi đã trở thành thuộc địa
của Pháp trong thời kỳ này, nhƣ Tuynisia, Congo, Madagascar, Senegal… Quá trình
này còn tiếp tục trong những năm đầu thế kỷ XX (năm 1912, Pháp đã biến Maroc
thành xứ bảo hộ). Điều này đã khiến cho chỉ trong một thời gian ngắn, thuộc địa của
Pháp đƣợc mở rộng nhanh chóng. Bƣớc sang những năm đầu thế kỷ XX, khi tình
hình quốc tế trở nên căng thẳng, các nƣớc đế quốc ráo riết chuẩn bị cho một cuộc
chiến tranh nhằm phân chia lại thị trƣờng, thuộc địa, giai cấp tƣ sản Pháp cũng
không đứng ngoài vòng xoáy đó. Nhà cầm quyền tăng cƣờng mọi hoạt động để đƣa
nƣớc Pháp vào cuộc chiến tranh đế quốc. Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ
nhất nổ ra, nƣớc Pháp nằm trong phe Hiệp ƣớc (cùng Anh, Nga, Ý…) đối đầu với
phe Liên minh (gồm Đức, Áo – Hung, Thổ Nhĩ Kỳ…). Nƣớc Pháp tham chiến đồng
nghĩa với việc các thuộc địa của Pháp không khỏi bị lôi cuốn vào vòng chiến. Thực
dân Pháp đã huy động tối đa sức ngƣời, sức của từ các nƣớc thuộc địa để phục vụ
cho chiến tranh, kèm với đó là những thay đổi chính sách cai trị ở thuộc địa cho phù
hợp với thời chiến. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Sau bốn năm diễn ra, để
lại nhiều mất mát, tổn thất lớn cho nhân loại, cuộc chiến tranh kết thúc với chiến
thắng thuộc về phe Hiệp ƣớc. Mặc dù là nƣớc thắng trận, nhƣng Pháp vẫn phải
18

hứng chịu những tổn thất nặng nề. Để phục hồi nền kinh tế, chính quyền Pháp, một
mặt thúc đẩy sản xuất trong nƣớc, mặt khác tăng cƣờng mở rộng khai thác các nƣớc
thuộc địa. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam, bắt đầu từ sau
chiến tranh thế giới thứ nhất, cũng nhằm phục vụ cho ý đồ này.
Trong khi đó, ở Việt Nam, ngay sau khi bình định nƣớc ta về cơ bản, thực
dân Pháp đã bắt đầu kiện toàn bộ máy cai trị và tiến hành khai thác thuộc địa, chứ

không đợi đến sau thế chiến thứ nhất. Điều này đã tạo nên những thay đổi căn bản
trên mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa ở Việt Nam những năm
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đặc biệt là giai đoạn sau chiến tranh thể giới thứ
nhất (những năm 20, 30 của thế kỷ XX).
Về chính trị, thực ra, ngay từ khi mới bắt đầu xâm lƣợc Việt Nam, và chiếm
đƣợc ba tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp đã thiết lập ngay một bộ máy cai trị của mình.
Sau đó, cùng với quá trình mở rộng xâm lƣợc Việt Nam, bộ máy cai trị của thực dân
Pháp ngày càng đƣợc kiện toàn và trở nên hoàn chỉnh. Quyền lực của ngƣời Pháp ở
Việt Nam ngày một gia tăng, trong khi triều đình Huế không còn thực quyền, chỉ là
bù nhìn trong tay Pháp. Tuy nhiên, trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất,
thực dân Pháp đã có một số điều chỉnh trong chính sách cai trị. Pháp đã nới rộng
quyền hạn cho triều đình phong kiến, mở rộng cơ hội tham gia vào bộ máy hành
chính ở Việt Nam cho ngƣời bản xứ. Sau chiến tranh, thực dân Pháp còn lập ra cả
Viện Dân biểu Bắc Kỳ, Trung Kỳ. Số lƣợng ngƣời bản xứ trong các cơ quan chính
quyền cũng đƣợc tăng lên. Có thể thấy, chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt
Nam những năm đầu thế kỷ XX đã chuyển sang hƣớng trấn áp kết hợp với ôn hòa,
nhằm ổn định tình hình thuộc địa, xoa dịu quần chúng, đồng thời lôi kéo, dụ dỗ một
bộ phận ngƣời Việt ở tầng lớp trên của xã hội, những nhà tƣ sản, địa chủ và cả
những trí thức tiểu tƣ sản… về phía mình. Trên thực tế, chính sách này của họ đã
gây ra những ảo tƣởng cho một bộ phận ngƣời Việt, mong muốn và tin rằng, có thể
dựa vào Pháp, nhờ vào sự giúp đỡ của Pháp để giúp đất nƣớc tiến bộ và dần dần đi
đến độc lập về mặt chính trị. Đây là lực lƣợng xã hội quan trọng của các khuynh
hƣớng tƣ tƣởng ôn hòa trong giai đoạn này.
Cùng với việc ổn định nền cai trị ở Việt Nam, thực dân Pháp cũng nhanh
chóng tiến hành khai thác thuộc địa. Cho đến những thập niên đầu thế kỷ XX, Pháp
đã thực hiện hai cuộc khai thác thuộc địa, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ
19

trong đời sống kinh tế ở nƣớc ta. Nông nghiệp nƣớc ta thời thuộc địa vẫn là ngành
sản xuất chủ yếu, đƣợc thực dân Pháp đầu tƣ khá mạnh, nhất là trong cuộc khai thác

lần thứ hai. Bên cạnh trồng lúa, việc trồng các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cao
su, cà phê đã đƣợc đẩy mạnh. Thêm vào đó, sự tích tụ, tập trung ruộng đất cũng
diễn ra khá mạnh mẽ, tạo điều kiện cho việc xuất hiện những đồn điền với quy mô
lớn. Rõ ràng, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã có những bƣớc chuyển rõ rệt.
Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam thời kỳ này, trên thực tế, không đƣợc chú trọng
phát triển theo hƣớng hiện đại, nên nhìn chung vẫn ở trong tình trạng nghèo nàn, lạc
hậu. Những máy móc, kỹ thuật hiện đại không đƣợc đầu tƣ, phƣơng thức canh tác,
bóc lột kiểu phong kiến (phát canh thu tô) vẫn còn rất phổ biến. Công nghiệp cũng
đƣợc thực dân Pháp đặc biệt chú trọng đầu tƣ. Một nền công nghiệp hiện đại, với
một phƣơng thức sản xuất mới đã hiện hình. Nhƣng giới tƣ bản Pháp đầu tƣ chủ yếu
vào ngành công nghiệp khai khoáng và một số ngành công nghiệp nhẹ. Còn công
nghiệp nặng, cho đến sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất vẫn chƣa đƣợc phát triển.
Rõ ràng, nền công nghiệp mà thực dân Pháp xây dựng ở Việt Nam không nằm
ngoài giới hạn cung cấp nguyên liệu cho chính quốc, phục vụ nền công nghiệp
chính quốc. Thực dân Pháp, một mặt, thâu tóm quyền lợi vào trong tay tƣ sản Pháp,
mặt khác, không để cho nền công nghiệp Việt Nam đƣợc phát triển một cách toàn
diện. Phải đến sau chiến tranh thế giới thứ nhất, do sản xuất công nghiệp bị ngừng
trệ, thực dân Pháp mới nới lỏng hơn cho các nhà tƣ sản Việt Nam, nhờ đó thế lực
của các nhà tƣ sản trong ngành công nghiệp ở Việt Nam có mạnh lên; nhƣng vẫn bị
lép vế so với tƣ sản Pháp và tƣ sản Hoa kiều. Nền công nghiệp Việt Nam, đến
những năm đầu thế kỷ XX, đã có những bƣớc tiến nhất định, nhƣng nói chung, vẫn
là một nền công nghiệp lạc hậu, phát triển một cách què quặt, mất cân đối. Trong
lĩnh vực thương mại, tình hình cũng tƣơng tự. Các nhà tƣ sản Việt Nam có rất ít khả
năng cạnh tranh với ngƣời Pháp và ngƣời Hoa. Tuy thế, khi chiến tranh thế giới xảy
ra, tƣ sản Pháp phần nào mất đi ƣu thế trong nền thƣơng mại Việt Nam, do giao
thông giữa Pháp với Việt Nam trở nên khó khăn, vốn đầu tƣ hạn chế, và hàng hóa
cũng giảm sút. Nhờ đó, những nhà tƣ sản Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này
phần nào thoát khỏi sự kìm kẹp của ngƣời Pháp, vƣơn lên mở rộng thị trƣờng nội
địa. Tuy thế, các hoạt động thƣơng mại lớn vẫn nằm trong tầm khống chế của các
nhà buôn Pháp và Hoa kiều. Nhƣ vậy, nền kinh tế Việt Nam những năm đầu thế kỷ

20

XX đã có những bƣớc phát triển theo hƣơng tƣ bản chủ nghĩa, nhƣng về cơ bản vẫn
là một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, với những yếu tố mới cũ đan xen. Nó đủ để
đem lại những khoản lợi nhuận lớn cho thực dân Pháp, và cũng đủ để giữ cho nền
kinh tế Việt Nam lệ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế ở chính quốc.
Mặc dù chƣa tạo nên một thay đổi triệt để trong nền kinh tế, nhƣng những
bƣớc phát triển ấy cũng đã tạo nên những biến chuyển căn bản trong cơ cấu xã hội
Việt Nam thời bấy giờ. Ở thế kỷ XIX, nói chung, xã hội Việt Nam vẫn chƣa có
những biến đổi sâu sắc. Nhƣng bƣớc sang thế kỷ XX, cùng với việc thực dân Pháp
đẩy mạnh khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến rõ rệt,
những giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện, những giai cấp, tầng lớp cũ cũng bắt đầu
chuyển hóa. Giai cấp vô sản Việt Nam đã ra đời cùng với sự phát triển của nền
công nghiệp. Giai cấp này thậm chí còn ra đời trƣớc cả giai cấp tƣ sản bản xứ. Họ
chủ yếu xuất thân từ nông dân, trở thành ngƣời công nhân làm thuê theo những con
đƣờng khác nhau, hoặc do không còn tƣ liệu sản xuất nên buộc phải trở thành ngƣời
làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp, hoặc đi làm thuê theo mùa vụ,
hoặc do bị cƣỡng bức. Giai cấp công nhân ngày càng gia tăng về số lƣợng, cùng với
sự phát triển của nền công nghiệp. Đặc biệt, từ sau chiến tranh thế giới, công nhân
Việt Nam ngày càng đông đảo. Giai cấp công nhân nƣớc ta đã sớm có tinh thần đấu
tranh, những cuộc bãi công, đình công đã sớm đi liền với từng bƣớc phát triển của
giai cấp này. Bên cạnh đó, giai cấp tư sản Việt Nam cũng bắt đầu hình thành, dù
muộn hơn giai cấp vô sản bản xứ, vì họ không có những tiền đề kinh tế từ trƣớc,
phải trải qua quá trình tích lũy vốn, kinh nghiệm sản xuất, phát triển sản xuất. Trong
những năm 20 của thế kỷ XX, giai cấp tƣ sản Việt Nam, tuy có những bƣớc phát
triển rõ rệt, nhƣng trên thực tế, vẫn phải chịu lép vế so với tƣ sản Pháp và tƣ sản
Hoa kiều. Phạm vi kinh doanh của họ còn hẹp, vốn ít, lại chịu ảnh hƣởng ít nhiều
của tƣ tƣởng cũ, nên các nhà tƣ sản Việt Nam hầu nhƣ không có đƣợc một thế lực
ngang bằng với tƣ sản nƣớc ngoài. Bên cạnh bộ phận tƣ sản mại bản gắn quyền lợi
của mình với quyền lợi của thực dân, những nhà tƣ sản dân tộc Việt Nam thời kỳ

này đã thể hiện tinh thần yêu nƣớc của mình, dùng hoạt động kinh doanh để hỗ trợ
cho phong trào duy tân đất nƣớc. Một hệ quả quan trọng khác của cuộc khai thác
thuộc địa là sự ra đời và lớn mạnh nhanh chóng của tầng lớp tiểu tư sản, đặc biệt là
tiểu tƣ sản trí thức, nhƣ viên chức, học sinh, sinh viên. Chính tầng lớp này đã có

×