Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Quan trắc môi trường nước mặt đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.76 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
1
Chương 1: Mục tiêu, nhiệm vụ quan trắc môi trường
tỉnh Đồng Tháp
1.1 Mục tiêu
1.1.1 Mục tiêu chung
Mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Đồng Tháp được nghiên cứu thiết kế và xây
dựng sẽ cần bảo đảm đạt được các mục tiêu tổng quát sau đây:
- Kiểm tra tác động lâu dài cuả các chất ô nhiễm trong môi trường.
- Đánh giá hiệu quả cuả chiến lược khống chế ô nhiễm.
- Cung cấp số liệu cho quy hoạch sử dụng đất.
- Nghiên cứu nguồn ô nhiễm.
- Quan sát chiều hướng ô nhiễm.
- Hiệu chỉnh mô hình lan truyền các chất ô nhiễm.
- Báo động và cảnh giới ô nhiễm.
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm.
- Nghiên cứu bản chất và tác động giữa các chất ô nhiễm.
- Đánh giá đúng hiện trạng ô nhiễm và dự báo xu thế diễn biến ô nhiễm.
- Nghiên cứu, làm rõ bản chất và tác động giữa các chất ô nhiễm, xác định các
xu hướng biến động trong trạng thái tài nguyên và môi trường.
1.1.2 Mục tiêu cụ thể
Một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với công tác quan trắc môi trường
là cung cấp các số liệu quan trắc và phân tích các chỉ thị, chỉ tiêu chất lượng môi
trường một cách chính xác, trung thực và khách quan về bản chất môi trường, đánh
giá hiện trạng môi trường và diễn biến môi trường, giúp cho các cơ quan quản lý
môi trường, chính quyền địa phương và nhân dân có giải pháp phòng chống hiệu
quả.
- Xây dựng năng lực quan trắc và phân tích môi trường của Sở Tài nguyên và
Môi trường, các Phòng Tài nguyên và Môi trường của các huyện, thị.
2
- Đào tạo kiến thức cơ sở về môi trường và quan trắc môi trường cho các cán


bộ Phòng tài nguyên và môi trường huyện, thị và các cán bộ phụ trách địa
chính và môi trường cấp xã.
- Lập kế hoạch đầu tư về nhân lực, trang thiết bị, kinh phí phục vụ thiết thực
yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong giai đoạn 2008-2010 và
định hướng đến năm 2020 nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Đồng Tháp trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá trên địa bàn tỉnh.
1.1.3 Mục tiêu lâu d*i
Chương trình quan trắc chất lượng môi trường của tỉnh Đồng Tháp về lâu dài sẽ đạt
được các mục tiêu chủ yếu sau:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng chất lượng môi trường tỉnh Đồng Tháp,
đảm bảo độ tin cậy và phù hợp với quy định, tiêu chuẩn quốc gia để phục vụ
công tác quản lý môi trường, báo động ô nhiễm trong vùng.
- Tạo cơ sở dữ liệu để đánh giá khả năng lan truyền ô nhiễm trong vùng và lưu
vực, phục vụ công tác đánh giá và dự báo khả năng tác động môi trường do ô
nhiễm.
- Tạo cơ sở dữ liệu để dự báo và đề xuất các phương án phòng chống ô nhiễm
và sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và vùng ĐBSCL.
- Xây dựng tiềm lực về con người và thiết bị kỹ thuật để có đủ khả năng quản
lý, điều hành hệ thống quan trắc môi trường, sử dụng thành thạo công nghệ
thông tin GIS và các mô hình lan truyền chất ô nhiễm trong lưu vực phục vụ
công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong khu vực.
1.2 Nhiệm vụ
1.2.1 Nhiệm vụ chung
Để thực hiện các mục tiêu trên, cần đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chung như sau:
- Thực hiện quan trắc, giám sát môi trường hàng năm.
- Xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm.
3
- Thực hiện các nghiên cứu chuyên đề làm rõ tác động của các chất ô nhiễm
tác động tới môi trường.

1.2.2 Nhiệm vụ cụ thể
Với mục đích nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng mạng lưới môi
trường cấp tỉnh phục vụ cho công tác quản lý môi trường của địa phương, thì các
nhiệm vụ cụ thể của dự án có thể được xác định như trình bày dưới đây :
- Nghiên cứu xác định vị trí các điểm quan trắc môi trường, lựa chọn các thông
số quan trắc.
- Tập hợp, đánh giá các tài liệu, số liệu môi trường toàn tỉnh.
- Quan trắc thăm dò: Khảo sát, đo đạc các thông số môi trường và đánh giá
hiện trạng môi trường.
- Thiết kế mạng lưới quan trắc.
- Đề xuất các phương án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực phù
hợp điều kiện thực tế và kế hoạch thực hiện dài hạn.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường trên phần mềm máy tính.
4
Chương 2: Nghiên cứu lựa chọn các địa điểm quan trắc
2.1 Hiện trạng mạng lưới sông ngòi của tỉnh Đồng Tháp
Với gần 120 km sông Tiền và khoảng 30 km sông Hậu, cùng với những con sông
lớn như sông Sở Thượng và sông Sở Hạ, tỉnh Đồng Tháp còn có hệ thống khoảng
1.000 kênh rạch lớn nhỏ với tổng chiều dài dòng chảy là 6.273 km, mật độ sông
trung bình 1,86 km/km
2
.
a) Sông Tiền là dòng chảy chính chảy qua 114 km, chia tỉnh Đồng Tháp thành 2
vùng lớn: Vùng phía Bắc sông Tiền thuộc khu vực Đồng Tháp Mười và vùng phía
Nam sông Tiền thuộc khu vực trũng giữa sông Tiền - sông Hậu. Chiều rộng sông
biến động trong khoảng 510 - 2.000m, chiều sâu lòng sông trung bình từ 15m - 20m,
lưu lượng bình quân 11.500 m
3
/s, lớn nhất 41.504 m
3

/s, nhỏ nhất 2.000 m
3
/s.
b) Sông Hậu dài khoảng 30 km trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, chiều rộng biến động
trong khoảng 300 – 500m và chiều sâu lòng sông thay đổi từ 10m-30m.
c) Các dòng chảy khác
- Hệ thống các kênh rạch ngang chuyển nước từ sông Tiền vào Đồng Tháp Mười:
như kênh Trung Ương, kênh Đồng Tiến, kênh Nguyễn Văn Tiếp, Trong đó, quan
trọng nhất là kênh Trung Ương chiếm 40% tổng lượng nước các kênh ngang cấp cho
nội đồng.
- Hệ thống các kênh dọc: Kênh 2/9, kênh Thống Nhất, kênh Tân Công Chí, kênh
Tân Công Sính, kênh Phước Xuyên, trong đó nước sông Tiền theo kênh 28-Phước
Xuyên lên rất xa là nguồn bổ sung nước quan trọng cho vùng Đồng Tháp Mười.
- Hệ thống các sông rạch tự nhiên như rạch Sở Thượng, Sở Hạ, Ba Răng, Cần Lố,
đã góp phần khá lớn trong việc cấp và thoát nước ở các huyện phía Bắc sông Tiền.
- Phía Nam sông Tiền ngoài sông rạch tự nhiên như rạch Sa Đéc, rạch Cái Tàu, còn
có những tuyến kênh quan trọng nhất như kênh Lấp Vò, kênh Mương Khai, nối
sông Tiền và sông Hậu.
Mùa lũ ở tỉnh Đồng Tháp kéo dài từ tháng VII đến tháng XI. So với các huyện phía
Bắc sông Tiền, lũ xuất hiện tại các huyện phía Nam sông Tiền chậm hơn Tân Châu
5
10 - 20 ngày. Vào tháng VII, khi nước sông dâng cao, nội đồng tích nước, mực nước
bình quân cao dần. Những vùng ngập sớm trước 15/VIII là huyện Hồng Ngự, Tam
Nông, Thanh Bình, một phần huyện Tân Hồng, Cao Lãnh, Tháp Mười. Các vùng
còn lại của ĐTM và bờ Nam sông Tiền như Tân Mỹ, Tân Khánh Đông ngập trước
1/IX. Các vùng ven sông Hậu ngập từ 1/IX đến 15/IX. Cường suất lũ lên từ 3-4
cm/ngày, cá biệt có khi lên đến 10 cm/ngày. Mùa kiệt bắt đầu không đồng bộ trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp, chậm dần từ phía Bắc xuống phía Nam, thường kéo dài từ
tháng XII đến tháng V, kiệt nhất là vào tháng IV. Trong mùa kiệt, lưu lượng sông
Tiền và sông Hậu giảm mạnh, nhưng mức nước trên sông Tiền luôn luôn cao hơn

mức nước trên sông Hậu.
Trong điều kiện lũ trung bình (tương đương lũ năm 1999, tần suất 50%), độ sâu
ngập lũ lớn nhất khoảng 3,25m.
- Khu vực ngập sâu >3m : Diện tích nhỏ, tập trung ở khu vực Thường Phước
(huyện Hồng Ngự).
- Khu vực ngập từ 2-3m phân bố ở các diện tích thấp của Đồng Tháp Mười như
khu vực Ngũ Thường (Hồng Ngự), kênh Thống Nhất, kênh Tân Công Sính,
- Khu vực ngập từ 1-2m phân bố phần lớn ở các huyện Thanh Bình, Tam Nông,
Tháp Mười, phía Bắc huyện Cao Lãnh và một phần diện tích trũng của các
huyện phía Nam sông Tiền (Lấp Vò, Lai Vung).
- Khu vực ngập <1m phân bố ở ven sông Tiền, các gò cao của huyện Tân Hồng,
phía Nam các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, TP Cao Lãnh và các huyện phía
Nam sông Tiền.
Trong điều kiện lũ lớn, độ sâu ngập lũ lớn nhất lên đến 4,25 m. Diện tích vùng ngập
sâu 2-3m tăng lên rất nhiều. Diện tích của vùng ngập sâu < 1 m thu hẹp chỉ còn ở
Gò Sa Rài, ở khu vực Kênh số 1 và kênh Hội Đồng Tường (huyện Cao Lãnh) và
diện tích ở vùng ven sông Hậu và các huyện phía Nam như Châu Thành và Tx. Sa
Đéc. Về thời gian ngập, trong những năm lũ trung bình và lớn, phần lớn diện tích
ngập 4-5 tháng nằm ở phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp. Hầu hết diện tích còn lại
của tỉnh ngập từ 1-3 tháng. Diện tích ngập dưới 1 tháng không lớn, nằm ven sông
Tiền của huyện Cao Lãnh (giáp với Tiền Giang)
6
2.2 Xây dựng hệ thống tiêu chí v* tiêu chuẩn lập điểm quan trắc
2.2.1 Lựa chọn theo nhiệm vụ v* các đối tượng phục vụ của mạng lưới quan
trắc môi trường tỉnh
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005, có thể lựa chọn mạng lưới quan trắc môi
trường nước mặt cho tỉnh Đồng Tháp theo các tiêu chí pháp lý chính như sau :
1). Dạng quan trắc môi trường gồm : a). Quan trắc hiện trạng môi trường nước mặt
tỉnh và b). Quan trắc các tác động môi trường từ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. (Điều 94, Chương X).

2). Hệ thống quan trắc môi trường gồm: a). Các trạm lấy mẫu, đo đạc phục vụ hoạt
động quan trắc môi trường và b). Các phòng thí nghiệm, trung tâm phân tích mẫu,
quản lý và xử lý số liệu quan trắc môi trường (Điều 95, Chương X).
3). Chương trình quan trắc môi trường gồm : Chương trình quan trắc hiện trạng môi
trường nước mặt và chương trình quan trắc tác động môi trường từ các hoạt động
kinh tế - xã hội (Điều 97, Chương X).
Như vậy, với định hướng và yêu cầu thiết kế xây dựng mạng lưới quan trắc môi
trường nước mặt tỉnh Đồng Tháp đã xác định ở trên, thì việc nghiên cứu thiết kế
mạng lưới này sẽ phải bao quát được đồng thời ít nhất 02 nhiệm vụ là : quan trắc và
giám sát chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
2.2.2. Lựa chọn theo các công đoạn xây dựng v* hoạt động của mạng lưới quan
trắc môi trường
Vì các vấn đề môi trường mang tính chất liên ngành cao, hơn nữa hoạt động quan
trắc môi trường là hoạt động rất tốn kém, vì vậy việc phối hợp giữa Bộ TN&MT và
các Bộ khác có liên quan, giữa Bộ TN&MT với các Sở TN&MT và các sở, ban,
ngành địa phương khác là rất quan trọng. Cơ sở để thành lập các trạm quan trắc là
các thoả thuận liên bộ giữa Bộ TN&MT và các bộ, ngành, địa phương liên quan.
Việc tham gia của các bộ, ngành, địa phương vào Mạng lưới quan trắc môi trường
quốc gia cũng như vào mạng lưới quan trắc môi trường địa phương đã mang lại
những ưu điểm và thuận lợi cơ bản sau :
(a). Đối với mạng lưới trạm quan trắc Quốc gia
7
- Bộ TN&MT tận dụng được tiềm lực quan trắc sẵn có tại các bộ, ngành, địa
phương, không cần đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu, sử dụng ngay nhân lực, kỹ
thuật sẵn có để thực hiện quan trắc. Chính nhờ cơ chế này mà ngay từ năm 1995
Mạng lưới QT&PTMT quốc gia đã có thể thực hiện được kế hoạch QT&PTMT
quốc gia đầu tiên với chất lượng ngày càng được nâng cao.
- Thông qua hoạt động trong Mạng lưới QT&PTMT quốc gia, các trạm có cơ hội
được đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực và chất lượng quan trắc, tận dụng được tốt
hơn trang thiết bị sẵn có lẫn trang thiết bị mới đầu tư để phục vụ hoạt động chuyên

môn của cả kế hoạch quan trắc quốc gia lẫn của bộ, ngành mình.
- Kết quả quan trắc có thể phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường quốc gia cũng
như phục vụ cho công tác quản lý của các bộ, ngành chủ quản, đồng thời các trạm
thuộc các bộ, ngành, địa phương trên cả nước có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, thống
nhất về quy trình, thủ tục và phương pháp quan trắc.
Căn cứ vào mạng lưới quan trắc môi trường Quốc gia đã có, từ đó mới xây dựng
mạng lưới quan trắc môi trường địa phương cho phù hợp.
(b). Đối với mạng lưới quan trắc địa phương
Trên cơ sở mạng lưới quan trắc Quốc gia đã có, mạng lưới quan trắc địa phương sẽ
được thiết kế bổ sung số điểm quan trắc, tăng thêm tầng suất quan trắc, bổ sung
thêm một số thông số đặc thù sao cho mạng lưới quan trắc địa phương không trùng
lắp với các trạm quan trắc quốc gia trên địa bàn địa phương.
Thực tế hoạt động QT&PTMT trong thời gian qua cho thấy các địa phương đã cố
gắng sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị đã được đầu tư. Kết quả QT&PTMT đã
giúp địa phương có các thông tin dữ liệu phục vụ cho công tác lập báo cáo hiện
trạng môi trường và quản lý môi trường tại địa phương. Tuy nhiên, hầu hết các địa
phương đang lúng túng trong việc triển khai công tác QT&PTMT và kết quả quan
trắc còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần xây dựng kế hoạch phát triển toàn diện các trạm
địa phương để từng bước hoà nhập vào mạng lưới quan trắc của quốc gia, nhất là
trên địa bàn các vùng kinh tế trọng điểm.
Chương trình hoạt động của mạng lưới quan trắc và giám sát chất lượng môi trường
nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp sẽ nhằm thu thập thông tin về hiện trạng chất
lượng môi trường nước mặt toàn tỉnh, cập nhật thông tin về quan trắc tác động môi
8
trường, diễn biến ô nhiễm nước mặt trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại những “ điểm
nóng ô nhiễm “ để từ đó đề xuất các cơ chế, chính sách và biện pháp phòng ngừa,
kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Tuy
nhiên, một điểm rất không thuận lợi cho tỉnh Đồng Tháp là trên địa bàn tỉnh chưa có
trạm quan trắc môi trường quốc gia dẫu cho theo kế hoạch đến năm 2005 Bộ
TN&MT đã dự kiến phát triển trạm này tại Đồng Tháp, cho nên tỉnh sẽ cần phải xây

dựng mạng lưới quan trắc môi trường của mình từ đầu, không tận dụng được ưu thế
về cơ sở vật chất - kỹ thuật và nguồn nhân lực ngoài tỉnh, mà như vậy sẽ cần nguồn
vốn đầu tư xây dựng mạng lưới lớn hơn.
Các công đoạn xây dựng và hoạt động của mạng lưới quan trắc, giám sát chất lượng
môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh bao gồm :
- Xác định mục tiêu quan trắc và giám sát.
- Chọn địa điểm quan trắc, giám sát; thông số quan trắc, giám sát và thời gian
quan trắc, giám sát.
- Lựa chọn phương pháp lấy mẫu.
- Lựa chọn thiết bị quan trắc, giám sát.
- Chuẩn phương pháp.
- Phân tích kết quả.
- Xử lý số liệu.
- Báo cáo kết quả.
Sơ đồ hệ thống quan trắc và giám sát môi trường được trình bày trong hình 2.1.
9



Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống quan trắc và giám môi trường.
10
Mục tiêu
Chọn địa điểm
Thông số quan trắc
Thời gian quan
trắc
Phương pháp lấy mẫu
Lựa chọn thiết bị
Chuẩn phương
pháp

Phân tích kết quả
Xử lý số liệu
Báo cáo đánh
giá
2.2.3. Lựa chọn theo khả năng đầu tư kinh phí xây dựng v* hoạt động của
mạng lưới quan trắc môi trường
Kinh nghiệm của Thái Lan và Inđônesia đã cho thấy : đối với các nước đang phát
triển việc đầu tư xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường đã có rất nhiều khó khăn
do chi phí lớn và rất tốn kém, song việc bảo đảm nguồn kinh phí cho hoạt động ổn
định và hiệu quả, cho phép huy tối đa nguồn trang thiết bị kỹ thuật hiện có của mạng
lưới quan trắc môi trường quốc gia sẽ còn khó khăn hơn nhiều. Tình huống tương tự
xảy ra ở các địa phương của nước ta.
Vì vậy, đối với tỉnh Đồng Tháp việc thiết kế xây dựng mạng lưới quan trắc chất
lượng môi trường nước mặt sẽ phải có sự lựa chọn nghiêm ngặt về quy mô xây dựng
mạng lưới quan trắc môi trường, sao cho đáp ứng tốt khả năng đầu tư kinh phí xây
dựng và hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường của tỉnh.
2.2.4. Lựa chọn theo kinh nghiệm xây dựng v* hoạt động mạng lưới quan trắc
môi trường của một số tỉnh có điều kiện tương đồng
Một số kinh nghiệm xây dựng và hoạt động mạng lưới quan trắc môi trường của một
số tỉnh phía Nam có điều kiện tương đồng được nghiên cứu ứng dụng cho tỉnh Đồng
Tháp, bao gồm các tỉnh, thành vùng KTTĐPN như : Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương,
Đồng Nai và vùng ĐBSCL như : Long An, Cần Thơ và Kiên Giang.
Trong đó, nếu như kinh nghiệm của các tỉnh, thành có mức độ CNH cao là : Tp. Hồ
Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương và Đồng Nai, đòi hỏi phải thiết lập mạng lưới
quan trắc môi trường với các điểm trạm quan trắc khá dày, nhất là gồm cả việc quan
trắc tác động liên tục đối với chất lượng nguồn nước mặt trên các con sông quan
trọng như : sông Đồng Nai – Sài Gòn, Thị Vải, sông Tiền và sông Hậu, sông Vàm
Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, là hiện tại chưa phù hợp với tỉnh Đồng Tháp, thì kinh
nghiệm của các tỉnh Long An, Kiên Giang là khá thích hợp cho tỉnh Đồng Tháp còn
có mức độ CNH, ĐTH thấp, với 01 trạm quan trắc địa phương trung tâm (Trung tâm

Quan trắc và Phân tích Môi trường) và khoảng 100 – 150 điểm trạm mạng lưới.
Kinh nghiệm này sẽ được ứng dụng phù hợp cho tỉnh Đồng Tháp.
2.2.5. Phương pháp luận của việc xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường
2.2.5.1. Lựa chọn thiết bị cho trạm quan trắc v* giám sát chất lượng nước,
không khí
11
(a). Tiêu chuẩn lựa chọn thiết bị
Lựa chọn thiết bị cho trạm quan trắc và giám sát chất lượng nước mặt cần dựa trên
cơ sở trang thiết bị hiện có, nhu cầu đầu tư bổ sung, mục tiêu cần đạt được và nguồn
lực có thể cung cấp. Trang bị hệ thống quan trắc và giám sát chất lượng nước cho
Trung tâm QT&PTMT Đồng Tháp cần lựa chọn phù hợp với mục tiêu quan trắc và
giám sát. Dạng các thiết bị phù hợp với từng mục tiêu quan trắc và giám sát được
đưa ra trong bảng 1.
Bảng 2.1 : Tiêu chuẩn lựa chọn thiết bị cho trạm quan trắc và giám sát chất lượng
nước mặt
Mục đích sử dụng Dạng thiết bị
(a). Kiểm tra sức khỏe và tác động lâu dài cuả các chất
ô nhiễm
Máy liên tục hoặc bán liên tục
(b). Đánh giá hiệu quả, chiến lược khống chế ô nhiễm Máy liên tục hoặc bán liên tục
(c). Cung cấp số liệu cho quy hoạch sử dụng đất Máy lấy mẫu đơn giản, gián đoạn
(d). Nghiên cứu nguồn ô nhiễm Máy liên tục hoặc bán liên tục
(e). Quan sát chiều hướng ô nhiễm Máy lấy mẫu đơn giản, gián đoạn
(f). Hiệu chỉnh mô hình phát tán ô nhiễm Máy liên tục hoặc bán liên tục
(g) : - Báo động và cảnh giới ô nhiễm.
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm.
- Nghiên cứu bản chất, tác động giữa các chất ô
nhiễm.
Máy liên tục hoặc bán liên tục
(b). Tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị

Tiêu chuẩn để lựa chọn phương pháp và thiết bị quan trắc, giám sát bao gồm :
- Độ chính xác và sai số.
- Độ nhậy và thang đo.
12
- Độ ổn định.
- Đặc trưng kỹ thuật.
- Thời gian lấy mẫu trung bình.
- Độ tin cậy.
- Yêu cầu bảo trì.
- Khả năng tác động của các yếu môi trường bên ngoài (nhiệt độ, áp suất, độ
ẩm).
- Các đặc trưng hiệu chỉnh.
2.2.5.2. Thông số quan trắc v* giám sát chất lượng nước mặt
a). Quan trắc đa mục tiêu :
- Nhiệt độ, độ đục, độ trong, màu.
- pH, oxy hoà tan (DO), độ mặn, độ dẫn điện (EC), chất rắn lơ lửng (SS).
- Amoni (NH
4
+
), nitrat (NO
3
-
), tổng nitơ (N), phosphat (PO
4
3-
), tổng Photpho (P).
- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD).
- Tổng sắt, nhôm, HCO
3
-

, Cl
-
, SO
4
2-
, Ca
2+
, Na
+
.
- Dầu mỡ, phenol.
- Một số kim loại nặng thường có trong vùng như : Zn, Cu, Pb, Cd, Cr, Hg.
- Một số hóa chất BVTV như : các chất clo hữu cơ và phốtpho hữu cơ.
- Vi sinh : tổng Coliform, E.Coli.
b). Quan trắc theo chuyên đề :
- Axít hóa, lan truyền nước phèn : pH, Al, Fe.
- Xâm nhập mặn : EC, độ mặn, Cl
-
.
- Phú dưỡng hóa : NH
4
+
, NO
3
-
, tổng N, tổng P, DO, clorofil.
- Ô nhiễm do kim loại nặng : các kim loại nặng chọn lọc, pH.
- Nước thủy lợi : EC, Cl
-
, tỷ số hấp thụ Na (SAR).

13
- Nước thủy sản : độ mặn, EC, độ đục, độ trong, DO, BOD, NH
4
+
, một số kim loại
nặng (chọn lọc), phenol, dầu mỡ, hóa chất BVTV (chọn lọc).
- Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt : DO, BOD, NH
4
+
, NO
3
-
, tổng N, tổng P, tổng
Coliform, E.Coli.
- Nước bãi tắm : độ đục, độ trong, BOD, NH
4
+
, NO
3
-
, một số kim loại nặng (chọn
lọc), phenol, dầu mỡ, hóa chất BVTV, tổng Coliform, E.Coli.
- Ô nhiễm do nước thải công nghiệp : pH, DO, BOD, dầu mỡ, kim loại nặng (chọn
lọc), phenol và một số thông số bổ sung dựa theo bản chất nước thải từng ngành
công nghiệp.
c). Đo đạc thủy văn :
Các thông số này được xác định theo quy trình của ngành khí tượng, thuỷ văn, bao
gồm tốc độ dòng chảy, lưu lượng dòng chảy, mực nước,
2.2.5.3. Cơ sở của việc xác định tần suất quan trắc v* giám sát
Tuỳ theo mục đích sử dụng số liệu mà chúng ta lựa chọn thời gian lấy mẫu, tần suất

lấy mẫu và dạng thiết bị sao cho phù hợp, tốn ít công sức và tiền bạc nhất mà vẫn
đảm bảo các mục tiêu đề ra. Cơ sở lựa chọn thời gian và tần suất lấy mẫu phù hợp
với mục đích sử dụng số liệu như được trình bày trong bảng 2.
Bảng 2.2 : Cơ sở lựa chọn thời gian và tần suất quan trắc, giám sát theo mục đích sử
dụng.
Mục đích sử dụng Thời gian
lấy mẫu
Tần suất
lấy mẫu
Ghi chú
(a). Kiểm tra sức khỏe và tác động lâu dài
cuả các chất ô nhiễm
Vài năm Cao Hàng giờ hoặc
ngắn hơn
(b). Đánh giá hiệu quả cuả chiến lược
khống chế ô nhiễm
Một đến vài
năm
Trung bình Vài giờ
(c). Nghiên cứu nguồn ô nhiễm Vài tháng
đến 1 năm
Thấp 24 giờ
14
(d). Quan sát chiều hướng ô nhiễm Nhiều năm Thấp 24 giờ
(e). Hiệu chỉnh mô hình phát tán ô nhiễm Dưới 1 năm Cao Hàng giờ hoặc
ngắn hơn
(f) : - Báo động và cảnh giới ô nhiễm. Không xác
định
Cao Hàng giờ hoặc
ngắn hơn

- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm. Không xác
định
Cao Hàng giờ hoặc
ngắn hơn
- Nghiên cứu bản chất và tác động
giữa các chất ô nhiễm.
Vài tháng tới
vài năm
Cao Hàng giờ hoặc
ngắn hơn
2.2.5.4. Cơ sở của việc lựa chọn phương pháp thu mẫu v* phân tích chất lượng
nước mặt
Phương pháp lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường, các dụng cụ lưu giữ mẫu, bảo quản
mẫu, vận chuyển mẫu và tiếp nhận mẫu phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn kỹ thuật
trong các tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng và dựa theo quy trình/quy phạm quan trắc
và phân tích môi trường của Cục Bảo vệ môi trường. Các thủ tục đảm bảo chất
lượng lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường phải được tuân thủ đúng theo hướng dẫn
đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong quan trắc và phân tích
môi trường của Cục Bảo vệ Môi trường.
Dưới đây là một số vấn đề cần phải lưu ý đối với việc thực hiện lấy mẫu và đo đạc
ngoài hiện trường :
- Các yếu tố thủy văn được đo ngay tại hiện trường bằng các máy móc có độ chính
xác cao.
- Tại mỗi điểm quan trắc, để đảm bảo tính đại diện cao và tiết kiệm các chi phí quan
trắc, mỗi mẫu đều được lấy ở 3 tầng khác nhau theo mặt cắt thẳng đứng hoặc thu
mẫu ở 3 vị trí khác nhau : Bờ trái, bờ phải và giữa dòng theo các mặt cắt ngang.
Mẫu đem phân tích là mẫu trộn chung của 3 mẫu tại 3 vị trí nêu trên.
15
- Các chỉ tiêu hóa lý (DO, pH, nhiệt độ, độ đục, độ dẫn điện, độ mặn) được xác định
ngay tại hiện trường bằng thiết bị đo nhanh. Các thông số còn lại được xác định

bằng cách thu mẫu và phân tích tại phòng thí nghiệm.
- Đối với các điểm quan trắc ở hồ, cho phép lấy duy nhất 01 mẫu đại diện tại vị trí
thích hợp nhất.
- Khi tiến hành quan trắc tại hiện trường cần lập hồ sơ mẫu như : Địa điểm lấy mẫu,
ký hiệu mẫu, thời gian lấy mẫu, các thông số đo nhanh, phương thức lấy mẫu và bảo
quản, các ghi chú nhận xét về nguồn lấy mẫu, điều kiện thời tiết, trạng thái màu
nước,…
- Đối với một số vị trí đặc biệt (các điểm lấy nước vào nhà máy nước, các sông lớn),
yêu cầu lấy nước theo các tầng độ sâu khác nhau tại vị trí giữa dòng nhằm phản ánh
chính xác tình trạng chất lượng nước.
Phương pháp đo đạc và phân tích nước được thể hiện qua bảng 3.
Bảng 2.3: Phương pháp đo đạc và phân tích chất lượng nước.
Stt Thông số Phương pháp phân tích
1 pH -Đo bằng máy đo theo TCVN 4559 – 1998; TCVN 6492: 1999
-Phương pháp đo điện thế pH APHA 4500 – H
+
B
2 Nhiệt độ -Xác định theo TCVN 4557 – 1998
-Máy đo
3 SS -Phương pháp khối lượng sau khi lọc, sấy mẫu ở nhiệt độ 103 – 105
0
C
đến khối lượng không đổi theo TCVN 4560 – 1988
-APHA – 2540D (Phương pháp xác định tổng chất rắn lơ lửng sấy khô
ở 103 – 105
0
C).
4 Độ đục -Đo bằng máy đo độ đục với các thang đo NTU hoặc FTU theo TCVN
6184 – 1996.
-APHA – 2130 B (Phương pháp Nephelometric).

5 EC -Đo bằng máy đo độ dẫn điện
16
6 Độ mặn -Xác định bằng máy đo độ mặn chuyên dụng WTW 197
7 DO -Phương pháp Winkler theo TCVN 5499 – 1995
-Phương pháp điện hoa ISO 5814 – 1990
8 COD -Phương pháp oxy hóa bằng K
2
Cr
2
O
7
trong môi trường axit theo TCVN
6491 – 1999
-APHA – 5220 B (Phương pháp hồi lưu mở)
-APHA – 5220D (Phương pháp chưng cất hồi lưu đóng, trắc quang)
9 BOD
5
-Phương pháp cấy và pha lõang theo TCVN6001 – 1995
-APHA – 5210 B (Xác định BOD
5
ngay)
10 NH
4
+
-Phương pháp chưng cất và chuẩn độ theo TCVN 5988 – 1995
-Phương pháp trắc quang Nessler theo TCVN 4563 – 1998 hay TCVN
6179 – 1996
-APHA – 4500 D (Phương pháp điện cực chọn lọc ion)
-APHA – 4500 E (Phương pháp điện cực chọn lọc ion thêm chuẩn)
11 NO

2
-
-Phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử theo TCVN 6178 – 1996
-Phương pháp sắc ký ion theo ISO – 10340 – 1: 1992
12 NO
3
-
-Phương pháp trắc quang theo TCVN 6180: 1996
-Phương pháp sắc ký ion theo ISO - 10340 – 1: 1992
-APHA – 4500 NO
3
-
E (Phương pháp khử bằng Cadimi)
13 PO
4
3-
-Phương pháp trắc quang dùng amoni molipdat theo TCVN 6202 –
1996
-APHA – 4500P E (Phương pháp axit Ascorbic)
14 SO
4
2-
-Phương pháp trọng lượng dùng BaCl
2
theo TCVN 6200 – 1996
-Phương pháp độ đục, APHA 4500 – SO
4
-2
E
-Phương pháp sắc ký ion theo ISO 10340 – 1: 1992

17
Ghi chú :
- Lấy và bảo quản mẫu nước hồ, ao tự nhiên và nhân tạo : theo TCVN 5992-
1995, TCVN 5993-1995, TCVN 5994-1995.
- Lấy mẫu nước sông suối theo tiêu chuẩn : TCVN 5992-1995, TCVN 5993-
1995, TCVN 5996-1995.
2.2.5.5. Cơ sở của việc xác định vị trí đặt trạm quan trắc
(a). Xác định vị trí đặt trạm quan trắc theo nguyên tắc chung
Sau khi xác định rõ mục đích quan trắc và giám sát, cần xác định vị trí đặt các trạm
quan trắc nhằm thu thập các số liệu đáp ứng được yêu cầu đề ra. Vị trí đặt trạm quan
trắc có thể lựa chọn phù hợp với các mục tiêu sau :
- Xác định phân bố theo không gian mức độ ô nhiễm.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm so với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
- Xác định chiều hướng ô nhiễm.
- Xác định ảnh hưởng cuả các chất ô nhiễm đến sức khoẻ.
- Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm.
- Đánh giá hiệu quả cuả các chương trình khống chế ô nhiễm.
- Cảnh giới và báo động ô nhiễm.
Xác định vị trí đặt trạm quan trắc và giám sát chất lượng nước mặt: Dựa vào đặc
điểm khí tượng thủy văn và địa chất thuỷ văn, phân bố dân cư, phát triển công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và hoạt động giao thông, hệ thống quan trắc môi
trường nước mặt, nước ngầm tại Đồng Tháp sẽ được lựa chọn.
(b). Xác định vị trí đặt trạm quan trắc theo phương pháp khoanh vùng nhạy cảm
ô nhiễm trọng điểm
Một phương pháp xác định vị trí đặt trạm quan trắc rất phù hợp và hiệu quả, cho
phép kết hợp tốt với nguyên tắc chung là phương pháp khoanh vùng nhạy cảm ô
nhiễm trọng điểm. Nội dung cốt lõi của phương pháp này là: “Trên cơ sở đánh giá
đúng về hiện trạng và dự báo xu hướng diễn biến môi trường chiến lược tỉnh Đồng
Tháp đến năm 2020 tại các phân vùng lãnh thổ phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm
của tỉnh theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở ứng dụng phương pháp

18
lập bản đồ (GIS), để từ đó quy hoạch và thiết kế xây dựng mạng lưới quan trắc môi
trường nhằm đáp ứng tốt các nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 “.
Phương pháp này cho phép lồng ghép chặt chẽ các vấn đề bảo vệ môi trường chiến
lược vào trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp ở quy mô
các phân vùng lớn theo các thành phần tài nguyên và môi trường tự nhiên, rồi ứng
dụng nguyên tắc chung cho việc thiết kế mạng lưới theo quy mô và phân bố của các
phân vùng quản lý môi trường trọng điểm này, rồi lập bản đồ mạng lưới quan trắc
trên quy mô toàn tỉnh. Ưu điểm của phương pháp này là mạng lưới quan trắc sẽ
được thiết lập phù hợp tối ưu và phục vụ hiệu quả cho công tác lập chiến lược/quy
hoạch/kế hoạch hành động bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, đồng
thời phục vụ đa năng cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo các
nhiệm vụ quan trắc, kiểm soát, giám sát ô nhiễm và suy thoái môi trường, đánh giá
và xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh,… và đề xuất các cơ chế, chính sách
và các giải pháp bảo vệ môi trường chiến lược tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
Ví dụ, đối với địa bàn cụ thể của tỉnh Đồng Tháp, chúng ta có thể tiến hành phân
vùng nhạy cảm ô nhiễm trọng điểm bao gồm:
- Phân vùng quản lý môi trường công nghiệp: Gồm các tiểu vùng là các KCN, CCN
tập trung; các cơ sở TTCN và làng nghề; các mỏ khai thác khoáng sản.
- Phân vùng quản lý môi trường đô thị : Gồm các tiểu vùng là Tp. Cao Lãnh, Thị xã
Sa Đéc; các thị trấn trung tâm huyện và các khu, cụm dân cư tập trung.
- Phân vùng quản lý môi trường nông thôn : Gồm các tiểu vùng là tiểu vùng trồng
trọt, chăn nuôi; nuôi trồng thuỷ sản; chợ, cửa hàng dịch vụ nông thôn.
- Phân vùng quản lý môi trường du lịch : Gồm các tiểu vùng là cụm, tuyến, điểm và
khu du lịch; các di tích văn hoá, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng và các danh lam, thắng
cảnh.
- Phân vùng quản lý môi trường đất ngập nước : Gồm các kiểu vùng là kiểu vùng
đất ngập nước ven sông và kiểu vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười.
- Phân vùng quản lý môi trường khu bảo tồn thiên nhiên : Gồm các kiểu vùng là

kiểu vùng rừng vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và kiểu vùng khu bảo tồn đa
dạng sinh học.
19
- Phân vùng quản lý môi trường khu xử lý chất thải : Gồm các kiểu vùng là kiểu
vùng phát triển đô thị và KCN (xử lý khí thải, nước thải); kiểu vùng bãi rác, bãi
chôn lấp (xử lý chất thải rắn sinh hoạt và nguy hại) và kiểu vùng nghĩa trang, nghĩa
địa.
- Phân vùng quản lý môi trường nhạy cảm thiên tai và sự cố : Gồm các kiểu vùng là
kiểu vùng thiên tai và kiểu vùng sự cố môi trường.
Bảng 2.4 : Dự báo diễn biến môi trường chiến lược đến năm 2020 theo các phân
vùng quản lý môi trường trọng điểm của Đồng Tháp.
St
t

hiệu
Tên tiểu, kiểu vùng Ước quy
mô, ha
(*)
Dự báo diễn biến môi trường
chiến lược đến năm 2020
0
1
ĐT Tiểu vùng đô thị : 4.850 Chịu tác động mạnh do khí
thải; độ ồn; nước thải và chất
thải rắn. Môi trường dễ bị tổn
thương do ô nhiễm, suy thoái,
rủi ro và sự cố
ĐT1. Tp. Cao Lãnh 2.500
ĐT2. Thị xã Sa Đéc 1.300
ĐT3. Các thị trấn trung tâm 800

ĐT4. Các đô thị mới, cụm xã 250
0
2
CN Tiểu vùng công nghiệp : 489 Chịu tác động mạnh do khí
thải; độ ồn, rung; nước thải và
chất thải rắn. Môi trường dễ bị
tổn thương do ô nhiễm, suy
thoái, rủi ro và sự cố
CN1. Các KCN, CCN 350
CN2. TTCN&làng nghề 100
CN3. Mỏ khoáng sản 49
0
3
NT Tiểu vùng nông thôn : 261.752 Chịu tác động mạnh do chất
thải chăn nuôi, sinh hoạt, dịch
vụ, nuôi trồng cá; phân bón,
hoá chất BVTV. Môi trường
dễ bị tổn thương do ô nhiễm,
NT1. Trồng trọt 259.282
NT2. Chăn nuôi 253
NT3. Nuôi trồng thuỷ sản 2.097
20
suy thoái, thiên tai, hạn hán
NT4. Chợ, cửa hàng nông
nghiệp
120
0
4
DL Tiểu vùng du lịch : 7.447 Chịu tác động mạnh do chất
thải sinh hoạt và dịch vụ. Môi

trường dễ bị tổn thương do ô
nhiễm, suy thoái và tác động
của con người
DL1. Cụm, tuyến, điểm, khu
du lịch
35
DL2. Khu di tích văn hoá,
lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng
217
DL3. Khu danh lam, thắng
cảnh
7.195
0
5
NN Kiểu vùng đất ngập nước : 26.366 Chịu tác động mạnh do chất
thải sản xuất và sinh hoạt; phú
dưỡng; sình lầy; xói lở; chiếm
dụng,… Song, môi trường có
thể phục hồi và cải thiện khá
nhanh
NN1. Ven sông 2.366
NN2. Vùng Đồng Tháp Mười 24.000
0
6
BTT
N
Kiểu vùng bảo tồn thiên
nhiên :
8.370 Chịu tác động mạnh do chất
thải sản xuất và sinh hoạt khác

nhau; cháy, chặt phá rừng; săn
bắn, khai thác trái phép, chiếm
dụng,… Môi trường và đa
dạng sinh học dễ bị tổn
thương do ô nhiễm, suy thoái,
rủi ro và sự cố môi trường
BTTN1. Rừng phòng hộ 1.185
BTTN2. Vườn quốc gia 7.185
BTTN3. Bảo tồn sinh học 7.185
0
7
XLC
T
Kiểu vùng xử lý chất thải : 5.570 Chịu tác động mạnh do khí
thải; độ ồn; nước rác rò rỉ; mùi
21
hôi; ruồi muỗi và vi khuẩn gây
bệnh; sự cố môi trường
XLCT1. Khí thải 5.339
XLCT2. Nước thải 5.339
XLCT3. Chất thải rắn 63
XLCT4. Nghĩa trang, nghĩa
địa
168
0
8
TTSC Kiểu vùng nhạy cảm thiên tai
và sự cố môi trường :
26.366 Chịu tác động mạnh do lũ lụt;
lốc; hạn hán; chất thải, tràn

dầu, xói lở,… Các thành phần
môi trường và các hệ sinh thái
trên cạn, dưới nước dễ bị tác
động bi kịch, cấp bách có tính
xung đột và huỷ hoại, gây
thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội
TTSC1. Thiên tai (lũ lụt, lốc,
xói lở, sạt lở, sụt lún đất,…)
26.366
TTSC2. Sự cố môi trường
(xói lở bờ sông, sự cố trên
sông,…)
2.366
Nguồn : Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường (CESAT), tháng 04/2008.
Ghi chú : (*)- Quy mô diện tích (ha) dự kiến tương đối cho từng tiểu, kiểu vùng và
từng thành phần của chúng (có tính chất trùng lặp về ranh giới).
Trên cơ sở quy mô không gian và vị trí cụ thể của các phân vùng quản lý môi trường
trọng điểm của tỉnh Đồng Tháp như đã trình bày trong bảng 5, chúng ta có thể dễ
dàng lựa chọn vị trí và quy mô các trạm quan trắc nước mặt. Trong đó, các đối
tượng phục vụ quan trọng nhất là : các đô thị lớn và thị trấn trung tâm; các KCN,
CCN tập trung; cơ sở TTCN và làng nghề; các mỏ khai thác khoáng sản; các khu
chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản; các khu vực đất ngập nước; các khu vực rừng
phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên; các khu vực xử lý nước thải và chất thải rắn; các
khu vực nhạy cảm thiên tai và sự cố môi trường. Nhìn chung, phương pháp này cho
phép lựa chọn các điểm quan trắc một cách tiết kiệm và hiệu quả cao.
2.2.5.6. Hướng dẫn thiết lập, hoạt động các trạm quan trắc v* giám sát chất
lượng nước mặt
(a). Giai đoạn chuẩn bị
22
Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, trước khi quyết định xây dựng hệ

thống quan trắc, giám sát chất lượng nước mặt, sẽ cần phải thu thập và phân tích các
số liệu liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời hạn ít nhất là 12 tháng
trước khi bắt đầu thực hiện chương trình quan trắc môi trường.
Vấn đề này còn tương đối thiếu hụt tại tỉnh Đồng. Vì vậy, hệ thống các cơ sở dữ liệu
về chủng loại, vị trí các nguồn thải là tương đối yếu tại tỉnh Đồng Tháp, nên dự án
đã buộc phải tiến hành các nội dung nghiên cứu như : tập hợp, đánh giá các tài liệu,
số liệu môi trường toàn tỉnh hiện có và quan trắc thăm dò gồm khảo sát, đo đạc các
thông số và đánh giá hiện trạng môi trường, trước khi tiến hành nhiệm vụ thiết kế
mạng lưới quan trắc môi trường.
Ý nghĩa của công việc thu thập số liệu và quan trắc thăm dò nêu trên là :
- Lựa chọn vị trí đặt trạm quan trắc phù hợp.
- Lựa chọn thiết bị quan trắc phù hợp.
- Giảm tối đa việc thu thập các thông tin trùng lặp.
- Cung cấp đủ thời gian để đánh giá phản ứng thưa kiện của cộng đồng.
- Là cơ sở để đánh giá số liệu đo đạc trong tương lai.
- Quan hệ cộng tác với các cơ quan địa phương có liên quan.
- Chuẩn bị điều tra sơ bộ nguồn khí thải, nước thải.
- Lựa chọn và chuẩn bị đào tạo nhân sự.
Trong đó, việc đào tạo cán bộ, nhân sự cho công tác vận hành, bảo trì và sửa chữa
thiết bị, khảo sát thực địa, lấy mẫu và phân tích môi trường, phải được xem là nhiệm
vụ hàng đầu.
(b). Bố trí nhân sự
Nhu cầu nhân sự của các trạm quan trắc cố định và lưu động tương đối cao, bao gồm
nhiều ngành nghề khác nhau. Đội ngũ cán bộ sẽ tham gia 100% thời gian hoặc một
phần thời gian vào chương trình quan trắc môi trường bao gồm :
- Chủ nhiệm dự án (100% thời gian).
- Kỹ sư hoá hoặc thiết bị (100% thời gian).
23
- Chuyên gia hoá học (TS, ThS) (1 phần thời gian).
- Chuyên gia thống kê (1 phần thời gian).

- Chuyên gia khí tượng (1 phần thời gian).
- Kỹ sư điện tử hoặc kỹ thuật viên lành nghề (100 %).
- Các kỹ thuật viên (100% thời gian).
Trình độ của kỹ sư điện tử và các kỹ thuật viên phân tích môi trường rất quan trọng
vì :
- Thiết bị điện tử thường xuyên trục trặc.
- Chuẩn bị đúng linh kiện và thay thế khi cần thiết.
- Đo sai kết quả.
- Cần chuẩn hoá thường xuyên các thiết bị kỹ thuật đo và các phương pháp
phân tích thông số, chỉ thị môi trường.
- Cần bảo đảm loại trừ tối đa các sai số ngẫu nhiên và hệ thống trong quá
trình khảo sát thực địa, lấy mẫu và phân tích môi trường.
- Tay nghề của các kỹ thuật viên cần đồng đều để bảo đảm tính lặp lại tin cậy
cho các kết quả đo và phân tích môi trường.
(c). Tổ chức thực hiện
Theo kinh nghiệm của nhiều nước đang phát triển cơ quan thực hiện chương trình
quan trắc và giám sát môi trường thường là cơ quan quản lý môi trường hoặc cơ
quan tài chính. Trong nhiều trường hợp các cơ quan nghiên cứu trang bị thiết bị và
làm dịch vụ lấy mẫu phân tích kết quả. Điều này cho phép giảm kinh phí đầu tư ban
đầu và tránh tăng nhân sự cho cơ quan quản lý môi trường Nhà nước, mà vẫn thực
hiện hiệu quả được các chương trình quan trắc và giám sát môi trường vốn là các
chương trình lâu dài và có tính phức tạp cao.
Đối với tỉnh Đồng Tháp, Sở TN&MT tỉnh là cơ quan quản lý chương trình quan trắc
và giám sát môi trường, còn Trung tâm QT&PTMT tỉnh là cơ quan tổ chức thực
hiện chính. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các cơ quan nghiên cứu khác cũng có
24
thể sử dụng thiết bị sẵn có để tham gia vào các chương trình quan trắc và giám sát
chất lượng môi trường nước mặt của tỉnh Đồng Tháp.
(d). Hợp tác quốc tế
Chương trình quan trắc và giám sát môi trường cần phải được hỗ trợ về nguồn lực

tài chính, chuyên gia, thông tin và đào tạo của các Tổ chức quốc tế hoặc hợp tác
song phương, đa phương. Hợp tác với WHO, UNEP và Chương trình giám sát ô
nhiễm toàn cầu (GEMS) là rất quan trọng và cần thiết. Ngoài ra, cũng cần quan tâm
tới việc hợp tác với các tổ chức môi trường trong khu vực, nhất là các tổ chức phi
Chính phủ nhằm trao đổi thông tin và kinh nghiệm quan trắc giữa các nước có điều
kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tương tự nước ta.
(e). Trạm quan trắc và giám sát cố định
Chương trình quan trắc và giám sát môi trường cần phải thực hiện từng bước. Số
thông số đo, phân tích và số lượng trạm sẽ tăng dần hàng năm, khi có kinh nghiệm
thực hiện ở một số phân vùng quản lý môi trường trọng điểm. Kinh nghiệm cho thấy
không nên chọn các thiết bị tự động hoàn toàn trong thời gian 5 năm đầu của
Chương trình.
(f). Trạm quan trắc và giám sát lưu động
Ưu điểm của các trạm quan trắc và giám sát lưu động là ở khả năng thực hiện quan
trắc môi trường trên một địa bàn rộng với mức đầu tư có thể chấp nhận là thấp hơn
so với các trạm cố định. Các trạm này còn thuận tiện cho việc khảo sát, chọn địa
điểm xây dựng dự án mới và đánh giá các vấn đề ô nhiễm đặc thù (ô nhiễm tại các
nhà máy, xí nghiệp).
Trạm quan trắc và giám sát môi trường lưu động có chất lượng cao cũng rất đắt tiền.
Tuy nhiên, có thể thực hiện quan trắc và giám sát môi trường di động với mức đầu
tư không lớn trên cơ sở đáp ứng được các yêu cầu sau :
- Thiết kế an toàn và tháo ráp được.
- Đặt tại các địa điểm có sẵn có người canh gác (như trạm cảnh sát giao
thông, các cơ quan có người trực bảo vệ).
- Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan địa phương.
25

×