BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO!
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
NGUYỄN HÙNG SƠN
VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG TRẬT TỰ ĐÔNG Á
TỚI NĂ M 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 62 31 02 06
HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO!
!
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
NGUYỄN HÙNG SƠN
VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG TRẬT TỰ ĐÔNG Á
TỚI NĂ M 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 62 31 02 06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS PHẠM QUANG MINH
2. PGS. TS. NGUYỄN VŨ TÙNG
HÀ NỘI, 2012
i
Lời Cam đ oan
Tôi xin cam đoan luận án Tiến sỹ tiêu đề "VAI TRÒ CỦA ASEAN
TRONG TRẬT TỰ ĐÔNG Á TỚI NĂ M 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH
SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM" là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi, và tôi chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin, số liệu đưa ra
trong luận án.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2013
Nguyễn Hùng Sơn
Nghiên cứu sinh - Chuyên ngành quan hệ quốc tế
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
ii
Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học Viện Ngoại giao,
Bộ Ngoại giao, đ ặ c biệt là Giám đốc Học viện Ngoại giao Đặng Đình Quý, và
Khoa Sau Đại họ c đã động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và triển khai đề tài nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Phạm Quang Minh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Vũ Tùng, những người Thầy tâm huyết đã
tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định
hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án!
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Chiến lược đã hết sức tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi rất nhiệt tình về tư liệu, ý tưởng, giúp phản biện các lập luận
của luận án trong quá trình vừa học tập, thực hiện luận án, vừa thực hiện các
nhiệm vụ của cơ quan.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp công tác tại Viện Nghiên
cứu Chiến lược, Viên Biển Đông, tại các Khoa của Học Viện Ngoại giao, các
đồng nghiệp ở Bộ Ngoại giao, đã chia sẻ cho tôi nhiều thông tin, tư liệu quý giá,
đã không ngần ngạ i chia sẻ kinh nghiệm quý báu giúp tôi trong quá trình thực
hiện luận án, giúp tôi soát lỗi dự thảo luận án và hoàn thiện luận án. Sự động
viên, khích lệ, giúp đ ỡ của các bạn đã tiếp sức cho tôi rất nhiề u để giúp tôi tới
được đích.
Cuối cùng, nhưng vô cùng quan trọng, tôi dành toàn bộ tình cảm biết ơn
khôn xiế t tới những người thân trong gia đình, Bố, Mẹ, đồng chí Vợ, và các con
tôi đã không ngừng động viên, giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc, kể cả đóng góp ý
kiến giúp tôi có cái nhìn hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn về vấn đề. Tôi xin đặc biệt
cảm ơn Vợ tôi đã luôn ủng hộ, chia sẻ, đóng góp ý kiến và chia sẻ những vất vả
trong công việc với tôi, và các con tôi đã là nguồn động viên lớn giúp tôi hoàn
thành công trình này!
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB (Asia Development Bank)
Ngân hàng phát triển châu Á
ADMM (ASEAN Defence Ministerial Meeting)
Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN
AEC (ASEAN Economic Community)
Cộng đồng kinh tế ASEAN
AEM (ASEAN Economic Ministerial Meeting)
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN
AFTA (ASEAN Free Trade Area)
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
AIPO (ASEAN Inter-Parliamentary Organization)
Tổ chức liên nghị viện ASEAN
AMM (ASEAN Ministerial Meeting)
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation)
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
ARF (ASEAN Regional Forum)
Diễn đàn khu vực ASEAN
ASA (Association of Southeast Asia)
Hiệp hội Đông Nam Á
ASC (ASEAN Security Community)
Cộng đồng an ninh ASEAN
ASCC (ASEAN Socio-Cultural Community)
Cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN
ASEAN (Association of Southeast Asian Nations)
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN-ISIS (ASEAN Institutes of Strategic International Studies)
Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế của các nước ASEAN
ASEAN+1 (ASEAN Plus One)
iv
ASEAN + 1: Hợp tác ASEAN và từng Bên Đối thoại
ASEAN+3 (ASEAN Plus Three)
ASEAN + 3: Hợp tác ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
ASEAN+6 (ASEAN Plus six)
ASEAN + 6: Hợp tác ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Ấn Độ, Australia và New Zealand
ASEM (Asia – Europe Meeting)
Hội nghị Á - Âu
BIMP-EAGA (Brunei Darussalam-Indonesia-Malaysia-Philippines
East ASEAN Growth Area)
Khu vực tăng trưởng Đông ASEAN Bru-nây,
In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Phi-líp-pin
CAFTA (China - ASEAN Free Trade Area)
Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN
CBMs (Confidence-Building Measures)
Các biện pháp xây dựng lòng tin
COMECON (Council for Mutual Economic Assistance)
Hội đồng tương trợ kinh tế (khối SEV theo tiếng Nga)
CTBT (Comprehensive Nuclear Test-Ban Treaty)
Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện
DOC (Declaration on the Conduct of Parties)
Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông
EAFTA (East Asian Free Trade Area)
Khu vực mậu dịch tự do Đông Á
EAS (East Asia Summit)
Hội nghị Cấp cao Đông Á
EASG (East Asia Study Group)
Nhóm Nghiên cứu Đông Á
EC (European Community)
Cộng đồng châu Âu
EEZ (Exclusive Economic zone)
Khu vực đặc quyền kinh tế
EU (European Union)
v
Liên minh châu Âu
FDI (Foreign direct investment)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FEALAC (Forum for East Asia and Latin America Cooperation)
Diễn đàn hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh
G2 (Group of two) - C2 (Cooperate 2)
Nhóm G2 và C2 gồm hai nước Mỹ và Trung Quốc
GATT (General agreement on Tariff and Trade)
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
GDP (Gross Domestic Product)
Tổng thu nhập quốc nội
IAEA (International Atomic Energy Agency)
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế
IMT-GT (Indonesia-Malaysia-Thailand Growth Triangle)
Tam giác phát triển In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan
IMF (International Monetary Fund)
Quỹ tiền tệ quốc tế
JIM (Jakarta Informal Meeting)
Cuộc họp không chính thức Jakarta về vấn đề Căm-pu-chia
MERCOSUR
Cộng đồng các quốc gia Nam Mỹ
NATO (North Atlantic Treaty Organization)
Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
NPT (Non-Proliferation Treaty)
Hiệp ước không phổ biến hạt nhân
NWS (Nuclear Weapon States)
Các nước sở hữu vũ khí hạt nhân
ODA (Official Development Assisstance)
Viện trợ phát triển chính thức
SEANWFZ (Southeast Asia Nuclear Weapons Free Zone)
Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân.
vi
SEATO (Southeast Asia Treaty Organization)
Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á
SOM (Senior Officials Meeting)
Hội nghị Quan chức ngoại giao cao cấp ASEAN
TAC (Treaty of Amity and Cooperation)
Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á
TPP (Trans-Pacific Partnership)
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
UNDP (United Nations Development Program)
Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
WB (Word Bank)
Ngân hàng thế giới
WMDs (Weapons of Mass Destruction)
Các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt
WTO (World Trade Organization)
Tổ chức thương mại thế giới
ZOPFAN (Zone of Peace Freedom and Neutrality)
Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập tại Đông Nam Á
vii
MỤC$LỤC$
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục từ viết tắt iii
$
Mở$đầu$ 1!
CHƯƠNG!1! LÝ!LUẬN!VỀ!TRẬT!TỰ!TRONG!QUAN!HỆ !QUỐC!TẾ! 15!
1.1$Khái$niệm$trật$tự$trong$quan$hệ$quốc$tế$ 15!
1.1.1#Định#nghĩa#“trật#tự#thế#giới”# #15!
1.1.2#Biểu#hiện#và#các#dạng#thức#trật#tự#trong#quan#hệ#quốc#tế# #19!
1.1.3#Đặc#điểm#và#điều#kiện#để#trật#tự#thế#giới#tồn#tại# #23!
1.2$Nhân$tố$tác$động,$công$cụ$và$phương$cách$thiết$lập$trật$tự$
$trong$quan$hệ$quốc$tế$ 26!
1.2.1#Các#nhân#tố#tác#động#tới#trật#tự#thế#giới# #26!
1.2.2#Công#cụ#thiết#lập#trật#tự# #27!
1.2.3#Phương#cách#thiết#lập#trật#tự# #29!
1.3$Vai$trò$của$nước$vừa$và$nhỏ$trong$trật$tự$thế$giới$ 35!
1.3.1#Lý#luận#về#vai#trò#của#nước#vừa#và#nhỏ#trong#trật#tự#thế#giới# #35!
1.3.2#Một#số#trật#tự#điển#hình#trong#lịch#sử#và#vai#trò#của#các##
nước#vừa#và#nhỏ# #39!
1.3.3#Điều#kiện#phát#huy#vai#trò#của#các#nước#vừa#và#nhỏ#và#tiêu#chí#
đánh#giá#vai#trò#đó# #45!
viii
Tiểu$kết$ 47!
CHƯƠNG!2! VAI!TRÒ!CỦA!ASEAN!TRONG!TRẬT!TỰ!ĐÔNG!Á!TỪ!!
NĂM!1967!ĐẾN!NAY!VÀ!DỰ!BÁO!ĐẾN!NĂM!2020! 49!
2.1$Vai$trò$của$ASEAN$ở$Đông$Á$từ$năm$1967$đến$nay$ 49!
2.1.1#Sơ#lược#quá#trình#hình#thành#trật#tự#Đông#Á# #49!
2.1.2#Vai#trò#của#ASEAN#đối#với#trật#tự#Đông#Á#từ#1967#đến#nay# #55!
2.1.3#Trật#tự#Đông#Á#hiện#nay#và#vai#trò#của#ASEAN# #68!
2.2$Dự$báo$trật$tự$Đông$Á$đến$năm$2020$ 80!
2.2.1#Xu#thế#chuyển#biến#trật#tự#Đông#Á#đến#năm#2020# #80!
2.2.2#Triển#vọng#trật#tự#Đông#Á#đến#năm#2020# #96!
2.3$Dự$báo$vai$trò$của$ASEAN$trong$trật$tự$Đông$Á$đến$năm$2020$ 104!
2.3.1#Triển#vọng#vai#trò#của#ASEAN#trong#trật#tự#Đông#Á# #104!
2.3.2#Điều#kiện#để#ASEAN#tiếp#tục#phát#huy#được#vai#trò#trong#
#trật#tự#Đông#Á#đến#năm#2020# #108!
Tiểu$kết$ 110!
CHƯƠNG!3!!! KIẾN!NGHỊ!ĐỊNH!HƯỚNG!CHÍNH!SÁCH!ĐỐI!NGOẠI!!
VIỆT!NAM!ĐẾN!NĂM!2020! 113!
3.1$Trật$tự$thế$giới$và$chính$sách$đối$ngoại$của$Việt$Nam$ 113!
3.2$Vai$trò$của$ASEAN$trong$chính$sách$đối$ngoại$Việt$Nam$ 120!
3.2.1#Quá#trình#tham#gia#hợp#tác#ASEAN#của#Việt#Nam# #120!
3.2.2#Lợi#ích#của#Việt#Nam#khi#tham#gia#hợp#tác#ASEAN# #125!
3.2.3#Các#thách#thức#chủ#yếu#khi#tham#gia#hợp#tác#ASEAN# #128!
ix
3.3$Định$hướng$chính$sách$đối$ngoại$của$Việt$Nam$và$chính$sách$
đối$với$ASEAN$đến$năm$2020$ 129!
3.3.1#Định#hướng#CSĐN#trong#trật#tự#Đông#Á#đến#năm#2020# #129!
3.3.2#Định#hướng#chính#sách#đối#với#ASEAN#đến#năm#2020# #134!
Tiểu$kết$ 144!
KẾT!LUẬN! !! ! 146!
Danh%mục%các%công%trình%đã%công%bố% 151% %
Danh%mục%tài%liệu%tham%khảo% 152%
$
1
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài – tính cấp thiết của đề tài
Một chính sách đối ngoại hiệu quả phải có định hướng phù hợp với hoàn
cảnh quốc tế - thường được hiểu là trật tự thế giới - đồng thời phải có các công
cụ và phương tiện phù hợp để có thể triển khai được chính sách theo định hướng
đã chọn. Hiện nay, trật tự thế giới nói chung và trật tự khu vực Đông Á nói riêng
đang có những chuyển biến hết sức nhanh chóng và phức tạp do nhiều nguyên
nhân, song quan trọng nhất là sự thay đổi tư ơng quan sức mạnh về kinh tế, chính
trị, quân sự của các quốc gia trong và ngoài khu vực, đặc biệt là sự trỗi dạy của
Trung Quốc và những tham vọng bành trướng và mở rộng ảnh hưởng của quốc
gia này. Theo cơ quan phân tích thông tin tình báo địa chiến lược Stratfor, trật tự
thế giới đang có những xáo trộn lớn nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh cho
tới nay. Cũng có ý kiến cho rằng, trật tự thế giới, nhất là trật tự khu vực Đông Á
đang có những biến động tầm cỡ thế kỷ do sự trỗi dạy củ a Trung Quốc. Trong
bối cảnh đó, việc xác định đúng triển vọng phát triển của trật tự Đông Á là hết
sức cần thiết cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam, do đây là
khu vực có tác động trực tiếp tới môi trường đối ngoại của đấ t nước.
Trước những tác động của sự thay đổi trật tự khu vực Đông Á, trong 2-3
năm vừa qua, ASEAN đã trải qua rất nhiều bước thăng trầm, đã có những thành
tựu lớn, song cũng đã có những thất bại nặng nề lầ n đầu tiên gặp phải trong lịch
sử phát triển củ a tổ chức này. Trong khi đó, ASEAN đang ngày càng trở thành
một công cụ và phương tiện quan trọng giúp tạo thế và lực cho Việt Nam trong
trật tự Đông Á trong những năm tới, nhất là khi ASEAN đang có những bước
phát triển mới, mang tính lịch sử như việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vào
năm 2015, hay việc ASEAN nỗ lực duy trì vai trò trung tâm trong việc định hình
trật tự mới ở khu vực Đông Á. Do vậy, việc đánh giá thực chất vai trò của
2
ASEAN trong tiến trình xây dựng trật tự Đông Á đến năm 2020 để qua đó xác
định phương cách tham gia hợp tác ASEAN là rất cần thiết và cấp bách nhằm
giúp Việt Nam có được định hướng chính sách đối ngoại phù hợp trong những
năm tới.
Về mặt lý luận, nghiên cứu vai trò của ASEAN trong trật tự Đông Á đến
năm 2020 cũng sẽ giúp giải đáp câu hỏi liệu ASEAN với vai trò là tổ chức của
các nước nhỏ và vừa có ảnh hưởng được tới quá trình thiết lập trật tự khu vực và
thế giới hay không? Nếu có thì trong trường hợp nào? Nói cách khác, trong
những điều kiện nào ASEAN có thể phát huy hiệu quả nhất vai trò của mình
trong trật tự khu vực Đông Á? Câu hỏi nghiên cứu này xuất phát từ một tiền đề
đã được thừa nhận rộng rãi trong khoa học chính trị quốc tế là các nước lớn luôn
có vai trò và ảnh hưởng chính trong việc tạo dựng môi trường quan hệ quốc tế
nói chung và tới trật tự thế giới nói riêng.
Tuy là những vấn đề mang tính lý luận, thực tiễn và có tính cấp bách cao
như đã nêu ở trên, song việc đánh giá và dự báo Vai trò của ASEAN trong trật tự
Đông Á đến năm 2020 lại chưa được nghiên cứu một cách cơ bản ở cả trong
nước và ngoài nước, cả ở khía cạnh lý thuyết và khía cạnh thự c tiễn. Nguyên
nhân chính do trật tự Đông Á đang thay đổi quá nhanh chóng trong những năm
gần đây khiến việc nghiên cứu và dự báo trật tự khu vực có phần khó khăn. Việc
thiếu có các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này khiến việc hoạch
định đị nh hướng đối ngoại của Việt Nam trong những năm tới, nhất là cho Đại
hội XII, sao cho phù hợp với trật tự Đông Á và để sử dụng tối đa vai trò của
ASEAN cần có thêm cơ sở khoa học.
Với những ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi quyết định chọn chủ
đề "Vai trò của ASEAN trong Trật tự Đông Á tới năm 2020 và Định hướng
chính sách đối ngoại của Việt Nam" làm đề tài cho luận án Tiến sỹ chuyên
ngành Quan hệ quốc tế của mình.
3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Nghiên cứu về vai trò của ASEAN trong trật tự Đông Á
2.1.1 Nghiên cứu lý luận về khái niệm trật tự thế giới
Trong nghiên cứu quan hệ quốc tế nói chung, khái niệm trật tự được sử
dụng rất nhiều như một công cụ để mô tả, phân tích các hiện tượng quan hệ quốc
tế. Nhưng bản thân khái niệm trật tự ít khi trở thành đối tượng của nghiên cứu.
Các công trình có tính khởi đầu về trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ
hai là “The Grotian Conception of International Society” (Quan niệm theo
trường phái Grotian về xã hội quốc tế) của Hedley Bull năm 1966 và “Hobbes
and International Society” (Hobbes và xã hội quốc tế”) của Hedley Bull năm
1981 (được xuấ t bản lại trong sách “Hedley Bull on International Society” do
Alderson và Andrew Hurrel chủ biên năm 2000); “From International System to
International Society: Structural Realism and Regime Theory Meet the English
School” (Từ hệ thống thế giới tới xã hội thế giới: Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc
và Thuyết thiết chế có điểm đồ ng với trường phái lý luận Anh Quốc, Tạp chí
International Organisation, số 47(3), 1991) của Barry Buzan năm 1993. Các
công trình này bắt đầu nhận diện sự tồn tại của trật tự thế giới và quan sát thấy
một số đặc điểm của trật tự trong quan hệ quốc tế, qua đó dầ n dần phát triển
nhận thức về khái niệm này. Tuy nhiên trật tự chưa thành chủ đề nghiên cứu
chính của các công trình này nên lý thuyết về trật tự thế giới của các công trình
này chưa được phát triển đầy đủ, chưa thể sử dụng cho mụ c tiêu của luậ n án.
Trong khi trường phái tự do của Anh tiếp cận trật tự từ góc độ xã hội quốc
tế, trường phái tân hiện thực Mỹ thường sử dụng thuyết hệ thống để phân tích
trật tự thế giới. Cuốn “Theory of Internatinal Politics” (Lý thuyết về chính trị thế
giới, NXB Addison-Wesley, 1979) của Kenneth Watz đã so sánh các cách tiếp
cận và lý thuyết quan hệ quốc tế khác nhau, tập trung làm nổi bật lý thuyết hệ
4
thống trong quan hệ quốc tế. Các cuốn “Action and Reaction in World Politics:
International System in Perspectives” (Hành độ ng và phả n ứng trong chính trị
thế giới: Hệ thống quốc tế trong các quan điểm, NXB Little Brown, Boston,
1963) của Richard Rosecrane; “International System and International law” (Hệ
thống quốc tế và Luật quốc tế, NXB Praeger, New York, 1961) của Stanley
Hoffman; “System and Process in International Politics” (Hệ thống và Tiến trình
trong chính trị quốc tế, NXB Wisley, New York, 1957) của Kaplan Morton đã
xây dựng một số lý thuyết về trật tự thế giới, như chỉ ra các dạng trật tự tồn tại
trong các loại hệ thống quốc tế khác nhau, xác định nhân tố chủ đạo quyết định
trật tự thế giới là cấu trúc của hệ thống quốc tế và đưa ra các giải thích về việc
thay đổi trật tự thế giới. Tuy đã hữu ích hơn nhiều để phân tích trật tự thế giới, lý
thuyết hệ thống quan hệ quốc tế chưa phải là công cụ được xây dựng để phân
tích trật tự thế giới; cách tiếp cận hệ thống cũng quá thiên về quyền lực cứ ng
trong việc quyết định trật tự trong hệ thống mà chưa thấy hết vai trò của các
nhân tố khác. Do vậy, thuyết hệ thống cần phải đư ợ c sử dụng cùng với các công
cụ khác mới giải thích được đầy đủ trật tự thế giới.
Đến giữa những năm 1990, với sự xoay chuyển cục diện thế giới từ lưỡng
cực sang nhất siêu - đa cường, vấn đề trật tự thế giới mới lại được quan tâm và
thảo luận nhiều. Hedley Bulll bắt đầu coi trật tự như một hiện tượng trong quan
hệ quốc tế cần được nghiên cứu sâu hơn, với tác phẩ m “The Anarchical Society:
A Study of Order in World Politics” (Xã hội vô chính phủ : một nghiên cứu về
trật tự trong chính trị thế giới, NXB Columbia University Press, New York,
1995). Các tác phẩm “Approaches to World order” (Các cách tiếp cận đối với
Trật tự thế giới, NXB Cambridge University Press, 1996) của Robert Cox và
Timothy Sinclair; “International order” (Trật tự thế giới, NXB Cambridge, UK:
Polity Press, 1996) của John Hall; “Asian Security Order: Instrumental and
Normative future” (Trật tự an ninh Châu Á: tương lai phương tiện và quy chuẩn,
NXB Stanford University Press, Stanford, 2003) của Muthiah Alaggapa; “The
5
Rise of Great Powers and International Order” (Sự trỗi dậy của các cường quốc
và trật tự thế giới, Tạp chí Studies of International Politics, 2004) của Men
Honghua đã coi trật tự là chủ đề nghiên cứu chính, phát triển các lý thuyết về trật
tự, làm nền tảng cho việc nghiên cứu sâu hơn vấn đề trật tự quốc tế ở khu vực
Đông Á và Châu Á – Thái Bình Dương.
2.1.2 Nghiên cứu trật tự Đông Á
Trật tự Đông Á là chủ đề ngày càng được quan tâm trong nghiên cứu quan
hệ quốc tế, cả ở trong nước và ngoài nước. Các nghiên cứu này đã phân tích trật
tự Đông Á từ các khía cạnh khác nhau như từ góc độ lị ch sử, sự tương tác quyền
lực giữa các nước lớn trong khu vực, đến vai trò của các thể chế an ninh và kinh
tế khu vực đối với trật tự chung Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu
nước ngoài chưa viết về dự báo trật tự khu vực cho tới năm 2020. Các học giả
quốc tế đã có nhiều công trình, bài viết đáng chú ý là "The post-Cold War Asia
Pacific Security Order: Conflict or Cooperation?" (Trật tự Châu Á – Thái Bình
Dương hậu Chiến tranh lạnh: xung đột hay hợp tác, trong cuốn “Pacific
Cooperation: Building Economic and Security regimes in the Asia Pacific
region”, NXB Boulder West View, 1995) của Barry Buzan; “American
Hegemony and East Asian Order” (Chủ nghĩa bá quyền Mỹ và Trật tự Đông Á,
tạp chí Australian Journal of International Affairs, 2004) của John G. Ikenberry;
“China engages Asia: Reshaping Regional order” (Trung Quốc can dự Châu Á:
Thay đổi Trật tự khu vực, Tạp chí International Security, Số 29/3, năm 2004)
của David Shambough; "Great powers and Hierarchical order in South East
Asia: Analyzing Regional Security Strategies" (Nước lớn và trật tự thứ bậc ở
Đông Nam Á: Phân tích chiến lược an ninh khu vực, Tạp chí International
security, Số 3/3, năm 2008) của Evelin Goh; “East Asian Order Formation And
Sino-Japanese Relations” (Sự hình thành Trật tự Đông Á và quan hệ Trung –
Nhật, đăng trên trang web của Trung Tâm nghiên cứu kinh tế, Nhật bản, năm
6
2007) của Men Hongwa; “East Asian order and China’s role: A Historical
Perspective” (Trật tự Đông Á và vai trò của Trung Quốc: một quan điểm lịch sử;
Tạp chí Japan Association of Asian Studies, Số 57/1, 2011) của Ren Xiao. Một
số tài liệu đã cố gắng dự báo một số khía cạnh về quân sự, kinh tế hoặ c văn hóa,
xã hội của Châu Á như “Asia 2050” (Châu Á vào năm 2050, 2011) của ADB;
“Imagining Asia 2020” (Hình dung Châu Á vào năm 2020, năm 2010) do Tập
đoàn DBS xuất bản; “Defense Forecast” (Dự báo chi tiêu quốc phòng, tư liệu
hàng năm của Janes IHS); “The Global Economy’s Shifting Centre of Gravity”
(Kinh tế thế giới dịch chuyển trọng tâm, Tạp chí Global Policy, Số 2/1, 2011)
của Danny Quah ; bài báo “ASEAN in 2030” (ASEAN vào năm 2030, Tạp chí
East Asia Forum, 2011) của Amitav Acharya.
Các học giả trong nướ c cũng đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu trật tự Đông
Á. Các tác phẩm đáng chú ý là cuốn "Cục diện thế giới đến 2020", Bộ trưởng
Ngoại giao Phạm Bình Minh làm chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2010 đã
vẽ bức tranh tổng thể về cục diện thế giới và chỉ ra các xu thế thế giới chủ đạo
tác động tới cục diện thế giới đến năm 2020. Các bài viết “Cơ sở lý luận cho việc
nghiên cứu khu vực địa chính trị Đông Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số
4/2010, của Phạm Quang Minh, Trần Khánh (2010); “Lợi ích chiế n lược của các
nước lớn tại Đông Á trong thập niên đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Đông
Nam Á, số 4/2010, Trần Khánh; "Trung Quốc với trật tự thế giới hiện nay", Tạp
chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 7/107, năm 2010 Lê Văn Mỹ đã phân tích trật tự
Đông Á từ khía cạnh địa chính trị. Trong khi đó, các bài "Sự phát triển của Đông
Á từ góc nhìn hệ thống - loại hình văn hóa", Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số
3(91), Trần Ngọc Thêm. “Xây dựng Cộng đồng Đông Á: Những thách thức chủ
yếu”, Tạp chí Nghiên cứ u Đông Bắc Á, Số 7/67, năm 2006 của Nguyễn Huy
Dũng đã tiếp cận và phân tích trật tự Đông Á từ các góc độ văn hóa, cộng đồng.
Tuy đã giúp làm rõ hơn trật tự Đông Á, các công trình này chưa thực sự bàn về
trật tự Đông Á. Các bài “Về trật tự thế giới hiện nay”, Tạp chí Những vấn đề
7
Kinh tế và chính trị thế giới, số 11(151) năm 2008 của Vũ Dương Huân, “Quan
hệ Mỹ - Trung và trật tự khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”, Tạp chí Nghiên
cứu quốc tế, số 1/80, 2010 của Vũ Lê Thái Hoàng; "Đặc điểm và xu hướng biến
động của trật tự Đông Á hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2010,
của Nguyễn Hoàng Giáp và Phan Văn Rân đã đi sâu hơn vào vấn đề trật tự, nhấn
mạnh vai trò của quyền lực và quá trình chuyển giao quyền lực tới trật tự Đông
Á, đồng thời cũng nhận thấy vai trò của quyền lực "mềm", của các thế chế đa
phương, các vấn đề lịch sử cũng như vấn đề mới nổi đối với trật tự Đông Á. Một
số bài viết đã chú trọng phân tích những biến chuyển của trật tự Đông Á như
“Tiến trình xây dựng Cộng đồng Đông Á: Động lực và trở ngại”, Tạp chí Nghiên
cứu quốc tế, Số 64, 2008 của Luận Thùy Dương; “Môi trường an ninh Đông Á
những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, 2007 của
Nguyễn Thu Mỹ; “Sự chuyển dịch địa – chính trị khu vực Đông Á trong thế kỷ
XX và những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Thông tin nghiên cứu quốc tế, Số
1/25, 2009 của Phạm Văn Minh, tuy nhiên các bài này cũng đã cũ, chưa cập nhật
các chuyển biến trong 2-3 năm gần đây.
2.1.3 Nghiên cứu vai trò của ASEAN ở Đông Á
Đã có ngày càng nhiều nghiên cứu về vai trò củ a ASEAN ở Đông Á. Các
công trình tiêu biểu của nước ngoài là: “Ideas, Identity, and Institution-Building:
from the ASEAN Way to the Asia Pacific Way?”, (“Ý tưởng, Bả n sắc và Xây
dựng thể chế: từ Phương cách ASEAN đến phương cách Châu Á – Thái Bình
Dương”, Tạp chí Pacific Review, Số 10/3, 1997) và “Constructing a security
community in South East Asia” (Xây dựng một cộng đồng an ninh ở Đông Nam
Á, NXB Routledge, London, 2001) của Amitav Acharya; “Regional Security in
Southeast Asia: Beyond the ASEAN Way” (An ninh khu vực Đông Nam Á:
vượt qua phương cách của ASEAN, NXB Viện nghiên cứu ISEAS, Xing-ga-
po 2005) của Mely Caballero-Anthony đã phân tích “sức mạnh mềm” và các
8
đóng góp củ a ASEAN về mặt ý tưởng và củng cố các nguyên tắc, giá trị và
chuẩn mực khu vực. Các bài viết như “ASEAN and the security of South East
Asia” (ASEAN và an ninh Đông Nam Á, NXB Routledge, London 1989) của
Michael Leifer; “ASEAN and Regional Security in East Asia” (ASEAN và An
ninh khu vực Đông Á, Panorama – KAS, 2010) của Rizal Sukma; "ASEAN and
ARF in East Asia's Security Architecture: the role of norms and power"
(ASEAN và ARF trong Kiến trúc An ninh Đông Á: vai trò của chuẩn mực và
sức mạnh, 2008) của Erik Beukel (Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế Đan Mạ ch)
nhìn nhận và phân tích vai trò của ASEAN đối với an ninh khu vực từ góc nhìn
của chủ nghĩa hiện thực, nhất là trong giai đoạn gần đây khi ASEAN được coi là
trung tâm của cấu trúc an ninh khu vực Đông Á. “Still in the ‘Drivers’ Seat’, But
for How Long? ASEAN’s Capacity for Leadership in East - Asian International
Relations” (“Vẫ n nắm vai trò cầm lái? Nhưng trong bao lâu? Năng lực lãnh đạ o
của ASEAN trong Quan hệ quốc tế ở Đông Á”, Tạp chí Current Southeast Asian
Affairs, 2010), của Lee Jones phân tích vai trò của ASEAN như một người lãnh
đạo về mặt ngoại giao đa phương ở Đông Á. Tuy rất nhiều cách tiếp cận song
vẫn chưa có công trình nào đánh giá có hệ thống vai trò của ASEAN đối với sự
hình thành và phát triển của trật tự khu vực Đông Á.
Ở trong nước, các công trình nghiên cứu về ASEAN và vai trò của
ASEAN ở khu vực đáng chú ý là “ASEAN trong cục diện chính trị thế giới”, Tạp
chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, 2006 và “Vị thế địa – chính trị
Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI”, Tạ p chí Cộng sản, Số 811, 2010 của
Trần Khánh; “Đông Nam Á trong quan hệ Mỹ, Nhật, Trung Quốc và ảnh hưởng
của nó đối với Việt Nam”, Tạp chí Thời đại mới, số 8/2007; "Phản ứng chính
sách của ASEAN trướ c sự biến động địa chính trị Đông Á trong thập niên đầu
thế kỷ XXI", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2010 của Nguyễn Thu Mỹ đã chỉ
ra mối quan hệ qua lại giữa ASEAN và khu vực Đông Á và các nước lớn trong
khu vực. Một số tác phẩm đi sâu hơn phân tích vai trò của ASEAN và Đông
9
Nam Á trong quan hệ với một hoặc một nhóm nước nhất định ở Đông Á, như
“Hợp tác ASEAN+3: Quá trình hình thành và phát triển”, NXB Chính trị Quốc
gia, 2008 của Nguyễn Thu Mỹ; “15 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc: Nhìn lại
và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6/2006 của Nguyễn Thu
Mỹ; “Đông Nam Á trong cạnh tranh chiến lược Trung – Nhật”, Tạp chí Nghiên
cứu Đông Nam Á, số 1/106, 2009 của Trần Khánh. Các tác phẩm và công trình
nghiên cứu trong nước về vai trò của ASEAN ở Đông Á tuy khá phong phú,
song các công trình trong nước cũng chưa đi sâu đánh giá vai trò của ASEAN
đối với trật tự khu vực Đông Á một cách toàn diện và có hệ thống.
2.2 Nghiên cứu về chính sách đối ngoại Việt Nam trong trật tự Đông Á
Các công trình nghiên cứu về trật tự khu vực Đ ông Á để đề xuấ t định
hướng chính sách đối ngoại Việt Nam không nhiều hoặc không được công bố
rộng rãi. Nổi bật là các cuốn "Cục diện thế giới đến 2020” và “Định hướng
chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020”, NXB Chính trị quốc gia của Bộ
trưởng Phạm Bình Minh làm chủ biên đã đưa ra nhiề u khuyến nghị về định
hướng chính sách đối ngoại cho Đại hội Đảng XI. Cuố n “Chính sách đối ngoại
Đổi mới của Việt Nam”, NXB Thế giới, 2012 của Phạm Quang Minh đã phân
tích một cách có hệ thống quá trình điều chỉnh chính sách đối ngoại của Việt
Nam trong hơn 20 năm đổi mới. Bài viết “Việt Nam và công cuộc xây dựng
Cộng đồng ASEAN”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, 2008 của Nguyễn Thu
Mỹ; cuốn “Việt Nam – Thế giới và hộ i nhập”, NXB Giáo dục, 2007 của Vũ
Dương Ninh và “Việt Nam – ASEAN: Quan hệ đa phương và song phương”,
Nxb Chính trị quốc gia, 2005 của Vũ Dương Ninh đã đi sâu nhìn lại quan hệ
Việt Nam – ASEAN trong chính sách mở cửa và hội nhập của Việt Nam. Đi sâu
hơn nữa, bài viết “Quan hệ Trung Quốc – ASEAN – Nhật bản trong bối cảnh
mới và tác động của nó tới Việt Nam” , 2007 của Vũ Văn Hà phân tích tương tác
giữa tam giác chiến lược Trung – Nhật – ASEAN ở Đông Á đối với Việt Nam.
10
Có mộ t số chuyên đề và đề án của Bộ ngoại giao mà tác giả được tiếp cận
(thuộc diện không công khai) đã phân tích một số khía cạnh khác nhau của vấn
đề trật tự khu vực, như điề u chỉnh trong mục tiêu, chính sách, biện pháp, công cụ
thực thi chính sách đố i ngoại của Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, biện pháp ứng phó
của ASEAN trước sự gia tăng cạ nh tranh của các nước lớn trong khu vực; xem
xét vai trò của các thể chế đa phương quốc tế và khu vực trong việc tạo lập và
duy trì trật tự khu vực thông qua việc xây dựng các quy tắc, chuẩn mực ứng xử
khu vực và quốc tế, xây dựng các “luật mềm”, luật cứng trong quan hệ quốc tế,
kể cả luật pháp quốc tế, trên cơ sở đó đã đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam.
Các công trình nói trên đã có nhiều đóng góp căn bản vào việc luận giải
đường lối đối ngoại của Việt Nam thời gian qua, xác định hướng đi đối ngoại
của Việt Nam thời gian tới, tuy nhiên mới xác định được một số định hướng lớn
cho đối ngoại gắn với cục diện khu vực và thế giới, chư a đề xuất cách thức định
vị Việt Nam trong trật tự khu vực, và chưa đề xuất phươ ng hướng thúc đẩy hợp
tác ASEAN trong trật tự khu vực đến năm 2020.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đánh giá vai trò của ASEAN trong trật
tự Đông Á hiện nay và triển vọng đế n năm 2020, trên cơ sở phân tích thực trạng
và triển vọng của trật tự Đông Á đến năm 2020, từ đó xác định định hướng đ ối
ngoại phù hợp cho Việt Nam trong 10 năm tới.
Câu hỏi trung tâm của luận án là: "Các nước vừa và nhỏ như ASEAN có
thể có vai trò gì trong việc định hình trật tự Đông Á đến năm 2020?". Phần áp
dụng thực tiễn của luận án sẽ giải đáp câu hỏi: "Định hướng chính sách đối
ngoại của Việt Nam trong 10 năm tới như thế nào để phù hợp với Trật tự khu
vực Đông Á? Làm thế nào để phát huy được vai trò của ASEAN trong chính sách
đối ngoại của Việt Nam đ ế n năm 2020?".
11
Nhiệm vụ cụ thể của luận án là:
• Đánh giá vai trò của ASEAN trong trật tự Đông Á cho đến nay;
• Dự báo xu thế biến chuyển của trật tự Đông Á đến năm 2020 và dự
báo vai trò của ASEAN trong trật tự Đông Á đó;
• Kiến nghị định hướng chính sách đối ngoại Việt Nam đến năm 2020
và kiến nghị cách thức tham gia hợp tác ASEAN nhằm phát huy tối đa
lợi ích của Việt Nam và vị thế của ASEAN trong trật tự Đông Á đến
năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án là vai trò của ASEAN trong
trật tự Đông Á. Luận án không phân tích vai trò của ASEAN ở Đông Á theo
nghĩa rộng mà chỉ giới hạn trong việc phân tích vai trò đó với trật tự Đông Á.
Luận án sẽ có cách tiếp cận đa lĩnh vực, tuy nhiên do khái niệm trật tự liên quan
nhiều tới lĩnh vực chính trị - an ninh và kinh tế chính trị, luận án sẽ đi sâu hơn
vào phân tích vai trò của ASEAN trong môi trường chính trị - an ninh Đông Á.
Đối tượng chính là ASEAN, đối tượng nền và cơ sở phân tích là trật tự thế giớ i.
Đối tượ ng nghiên cứu kiến nghị chính sách là định hướng chính sách đối ngoại
Việt Nam nói chung và chính sách đối với tổ chức ASEAN nói riêng.
Phạm vi không gian của luận án là khu vực Đông Á mở rộng, được định
nghĩa bao gồm khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á và một số nhân tố nằm ngoài
khu vực Đông Á nhưng cũng có ảnh hưởng quan trọng tới trật tự Đông Á như
Mỹ, Nga, Ấn Độ, Úc
Phạm vi thời gian của nghiên cứu có trọng tâm là từ nay cho đến năm
2020, nhưng luận án cũng nhìn xuyên suố t chiều dài lịch sử Đông Á, nhất là từ
khi ASEAN được thành lập năm 1967 cho đến nay. Mốc 2020 được chọn do đây
là một mốc quan trọng trong chiến lược phát triển của Việt Nam, phù hợp với
12
khung thời gian của Chiế n lược phát triển Kinh tế - Xã hội 10 năm 2011-2020
mà Đại hội Đảng XI (2011) đã thông qua.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được luận án áp dụng là phương
pháp lịch sử, hệ thống, phân tích quan hệ quốc tế và phương pháp dự báo. Trong
quá trình phân tích, phương pháp tư duy biện chứng, đố i chiếu so sánh giữa lý
thuyết và thực tiễn, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia thông qua các hội thảo
khoa học trong nư ớc và quốc tế được áp dụng. Một số trường hợp điển hình
cũng được nghiên cứu nhằm củng cố thêm cơ sở khoa học của các lập luận.
6. Nguồn tài liệu
Trước hết, nguồn tài liệu được sử dụng gồm các tài liệu gốc, chính thức
của các nước, các tổ chức quốc tế, các vă n kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tiếp theo đó là các sách, bài viết nghiên cứu khoa học được công bố chính thức
trong nước và ngoài nước; các đề tài, chuyên đề nghiên cứu khoa học của Bộ
Ngoại giao; các tham luận của các học giả có uy tín tại các hội thảo khoa học
trong nước và quốc tế. Luận án cũng cố gắng tận dụng và khai thác nguồn thông
tin trên mạng, chú trọng sử dụng các nguồn thông tin tin cậy từ các trang WEB
chính thức của các tổ chức, các viện nghiên cứu có uy tín, hoặ c số liệu được các
hãng thông tấn báo chí lớ n công bố. Cuối cùng luận án cũng khai thác nguồn tài
liệu phỏng vấn các chuyên gia, các nhà hoạt động ngoại giao, các chính khách,
học giả trong và ngoài nư ớ c.
7. Đóng góp của luận án
Khi hoàn thành luận án này, tác giả hi vọng sẽ đóng góp một công trình
nghiên cứu có hệ thống đầu tiên ở trong nước về vai trò của ASEAN trong việc
hình thành trật tự Đông Á hiện nay và dự báo đến năm 2020, trên cơ sở đó kiến
13
nghị phương thức tham gia ASEAN phù hợp với vai trò của tổ chức này trong
trật tự khu vực từ nay tới năm 2020.
Đóng góp về phương pháp nghiên cứu của luận án là việc xây dựng và áp
dụng một khung phân tích tương đối hoàn chỉ nh về trật tự thế giới để giải thích
trật tự khu vực Đông Á. Trên cơ sở đó, luận án đã cung cấp thêm một cách tiếp
cận mới trong phân tích vai trò của ASEAN ở Đông Á.
Đóng góp về học thuật của luậ n án là thúc đẩy nghiên cứ u vai trò của các
nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc tế, khẳng định các nước vừa và nhỏ có thể
tác động vào việc xác lập trật tự khu vực và thế giới trong một số điều kiện nhấ t
định và đã chỉ rõ các điều kiện đó, đồng thời áp dụng các điều kiện mang tính
quy luật đó vào thực tiễn hoạt động của ASEAN để dự báo vai trò của ASEAN
tới năm 2020.
Đóng góp về mặ t chính sách của luận án là tạo thêm cơ sở lý luận mang
tính khoa học cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối
cảnh trật tự Đông Á đang có nhiều biến động trong những năm tới. Đặc biệt,
luận án đã tiếp cận có hệ thống và có tầm nhìn rộng hơn cho chính sách tham gia
ASEAN của Việt Nam, kiến nghị được định hướng tham gia ASEAN vừa mang
tính chiến lược, vừa mang tính cụ thể.
8. Bố cục của luận án
Chương I – Lý luận về trật tự trong quan hệ quốc tế: Làm rõ khái
niệm trật tự thế giới và trật tự khu vực Đông Á, phân tích vai trò của các nước
vừa và nhỏ trong việc hình thành trật tự thế giới, rút ra quy luật về điều kiện để
các nước vừa và nhỏ có vai trò trong trật tự thế giới và đề xuất các tiêu chí đánh
giá vai trò của các nước vừa và nhỏ đối với trật tự thế giới.