Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.7 KB, 20 trang )

Luật dân sự
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Quá trình công ngiệp hóa- hiện đại hóa đất nước mang lại sự tiến bộ vượt bậc về
khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, máy móc và thiết bị cho mọi lĩnh vực của đời sống.
Tuy nhiên kèm theo đó, một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả
nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất và sinh
hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát
triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương
lai. Vì vậy, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, cũng như việc giải quyết vấn đề
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp
quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của
toàn xã hội.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI.
1. Khái niệm về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự.
Khi một nghĩa vụ dân sự được xác lập, các bên phải thực hiện nội dung của nghĩa
vụ đó. Nếu một bên vị phạm nghĩa vụ, thì phải gánh chịu nhưng hậu quả bất lợi mà
pháp luật đã dự liệu.
Khoản 1 điều 302 BLDS quy định: “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có
quyền”.
Như vậy, các bên có nghĩa vụ dân sự đối với nhau kể từ khi quan hệ nghĩa vụ
được xác lập nhưng trách nhiệm dân sự chỉ xuất hiện khi có một bên không thực hiện,
thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình.
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự là một trong những loại trách
nhiệm pháp lý nói chung nên giống như loại trách nhiệm pháp lý khác,nó cũng có
những đặc điểm sau đây:
- Chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với
người có hành vi vi phạm đó;
- Là một hình thức cưỡng chế của Nhà nước và do cơ quan nhà nước có thẩm


quyền áp dụng;
Khoa Pháp luật kinh tế - Đại học Luật Hà Nội
1
Luật dân sự
- Luôn mang đến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp luật.
Ngoài những đặc điểm nêu trên, trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ còn có
những đặc điểm riêng biệt so với trách nhiệm pháp lý khác:
 Biểu hiện cụ thể của hành vi vi phạm pháp luật trong trách nhiệm dân sự là
việc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của người có
nghĩa vụ dân sự;
 Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ bao giờ cũng liên quan trực tiếp với
tài sản. Lợi ích mà các bên hướng tới trong quan hệ nghĩa vụ dân sự bao giờ cũng
mang tính chất tài sản, vì vậy việc vi phạm nghĩa vụ của bên này sẽ làm ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi ích vật chất của bên kia. Do đó, trách nhiệm dân sự của người vi
phạm là phải bù đắp cho bên bị vi phạm những lợi ích vật chất;
 Trách nhiệm dân sự được áp dụng với người có hành vi vi phạm nhưng cũng
có thể được áp dụng đối với người khác(người đại diện cho người chưa thành niên);
 Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu là việc bắt buộc
phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại để thỏa mãn quyền lợi
chính đáng của người bị vi phạm, khắc phục những hậu quả vật chất cho người bị vi
phạm.
Trách nhiệm dân sự nói chung là một chế tài của ngành luật dân sự và trách
nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là một chế tài trong nghĩa vụ. Đối với các chủ thể
tham gia một quan hệ nghĩa vụ, bên cạnh việc để cho các bên tự giác thực hiện, pháp
luật còn đặt ra các biện pháp cưỡng chế nhằm tác động đến ý thức tự giác của các chủ
thể, đồng thời để áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ dân sự.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự.
Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ không thực hiện, thực
hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ, thì sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự với
người có quyền. Tuy nhiên nếu sự vi phạm này chưa gây ra thiệt hại, thì người vi

phạm chỉ có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ. Mặt khác, nếu sự vi phạm nghĩa vụ
đã gây ra thiệt hại cho người bị vi phạm, thì người vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Vì vậy để xác định được có phải là trách nhiệm bồi thường thiệt hại
hay không thì phải tùy thuộc vào tính chất, hậu quả của sự vi phạm nghĩa vụ.
Khoa Pháp luật kinh tế - Đại học Luật Hà Nội
2
Luật dân sự
3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong bộ luật dân
sự. Theo quy định tại điều 281 BLDS, thì một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa
vụ dân sự là sự kiện (gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật) và tương ứng với căn cứ
này là các quy định tại chương XXI, phần thứ ba bộ luật dân sự “Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là
căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong trường
hợp này trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của người gây thiệt hại phải bồi
thường cho người bị thiệt hại. Nhà làm luật trong trường hợp này đã đồng nghĩa trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với “nghĩa vụ phát sinh theo hành vi trái
pháp luật”. Từ những quy định tại điều 604, điều 281 có thể nêu khái niệm về nghĩa
vụ bồi thường thiệt hại như sau: Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ
dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy
tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại phải
bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.
Người bị thiệt hại (người có quyền) và người gây ra thiệt hại (người có nghĩa vụ)
là các bên tham gia vào các quan hệ đó. Bên có quyền cũng như bên có nghĩa vụ có
thể có một hoặc nhiều người tham gia. Nghĩa vụ, hoặc quyền của họ có thể là liên đới,
riêng rẽ, hoặc theo phần tùy điều kiện hoàn cảnh và đối tượng bị xâm hại.
Khách thể của quan hệ nghĩa vụ này luôn thể hiện dưới dạng “hành động” phải
thực hiện hành vi “bồi thường” cho người bị thiệt hại. Cơ sở phát sinh nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” cho các chủ thể
khác. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại thể hiện trong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại

được gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, để phân biệt với trách
nhiệm theo hợp đồng. Cơ sở trách nhiệm bồi thường thiệt hại do pháp luật quy định
xuất phát từ những nguyên tắc chung của Hiến pháp và các nguyên tắc được quy định
trong BLDS (Điều 5, Điều 6 BLDS) đặc biệt Điều 11. Nguyên tắc được quy định
trong điều luật này buộc các chủ thể “không được xâm phạm” bởi vậy, nếu “xâm
phạm” sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế với mục đích khắc phục những hậu quả
về tài sản cũng như nhân thân do hành vi gây thiệt hại tạo ra.
Trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng
mang đặc tính của trách nhiệm dân sự. Đó là trách nhiệm tài sản nhằm phục hồi tài
Khoa Pháp luật kinh tế - Đại học Luật Hà Nội
3
Luật dân sự
sản của người bị thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Tuy nhiên,
việc khôi phục tình trạng tài sản bằng biện pháp bồi thường thiệt hại của người gây ra
thiệt hại không phải bao giờ cũng mang lại hậu quả như mong muốn. Vì rất nhiều
nguyên nhân khác nhau, người gây ra thiệt hại không thể bồi thường và người bị thiệt
hại không thể “phục hồi lại tình trạng tài sản ban đầu” như trước khi bị thiệt hại. Bởi
vậy, cần có các cơ chế và các hình thức khắc phục tình trạng tài sản của người bị thiệt
hại (các loại hình bảo hiểm đang đi theo hướng này và ngày càng có vai trò quan
trọng, có hiệu quả nhằm phục hồi, hạn chế thiệt hại của người bị thiệt hại do các hành
vi trái pháp luật gây ra).
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất
đã gây ra mà còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xã
hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hậu quả của việc
áp dụng trách nhiệm này luôn mang đến những bất lợi về tài sản của người gây thiệt
hại để họ bù đắp những thiệt hại mà họ đã gây ra cho các chủ thể khác, đặc biệt đối
với các hành vi phạm tội với động cơ vụ lợi. Vì vậy, trong pháp luật dân sự không thể
coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là việc áp dụng một biện pháp
hình sự hay hình phạt phụ. Điều 34 BLHS quy định bồi thường thiệt hại là một trong
những biện pháp tư pháp chứ không phải quy định nó trong danh mục hình phạt chính

hay phụ.
II. THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Theo quy định tại Điều 3 Luật bảo vệ môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu
tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Cũng theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường thì “Thành phần môi
trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh,
ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác”.
Theo quy định trên, hành vi làm ô nhiễm môi trường được hiểu là những hành vi
tác động đến các yếu tố của môi trường và gây ô nhiễm các yếu tố đó, làm tổn hại đến
các yếu tố nguyên thủy của môi trường dẫn đến thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính
mạng của người khác.
Khoa Pháp luật kinh tế - Đại học Luật Hà Nội
4
Luật dân sự
2. Thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường bao gồm:
2.1 Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
Môi trường có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sự vật. Xem xét dưới giác độ xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại thì
các yếu tố nhân tạo thường được nhìn nhận là các tài sản hiện hữu, thuộc quyền sở
hữu của một chủ thể xác định. Nếu chúng có bị suy giảm chắc năng, tính hữu ích thì
cần được hiểu là suy giảm chức năng, tính hữu ích của chính tài sản đó. Nói cách
khác, đó là các thiệt hại và người bị thiệt hại trong trường hợp này có thể là nhà nước
cũng có thể là một tổ chức, cá nhân cụ thể. Trong khi đó các yếu tố tự nhiên lại được
xem là những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại, phát triển chung của cả cộng đồng,
không do một tổ chức, cá nhân nào tạo ra và đương nhiên thuộc quyền sở hữu cộng
đồng mà đại diện là nhà nước, do đó, nếu có sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của
các yếu tố này thì đó là sự suy giảm các giá trị môi trường sống nói chung. Vì vậy,
nói đến thiệt hại trong lĩnh vực môi trường dưới góc độ chức năng, tính hữu ích của

môi trường bị suy giảm là nói đến sự suy giảm chức năng, tính hữu ích vốn có của
môi trường tự nhiên.
Xét một cách khái quát, nói đến chức năng, tính hữu ích của môi trường thì có
thể kể đến ba chức năng chính sau đây:
- Môi trường là không gian sinh tồn của con người.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên, kể cả vật liệu, năng lượng,
thông tin cần thiết cho cuộc sống và hoạt động của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng và xử lý chất thải do con người tạo ra trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất của mình.
Như vậy, sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường xảy ra khi:
- Chất lượng của các yếu tố môi trường sau khi sử dụng nhỏ hơn quy chuẩn kĩ
thuật về môi trường quy định.
- Lượng tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được sử dụng lớn hơn lượng được
khôi phục, tái tạo và lượng tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được khai thác, sử
dụng hơn lượng thay thế.
- Lượng chất thải vào môi trường lớn hơn khả năng tái sử dụng, tái chế hoặc
phân hủy tự nhiên.
Khoa Pháp luật kinh tế - Đại học Luật Hà Nội
5
Luật dân sự
2.2 Là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi
trường gây ra, cụ thể là:
 Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe do hậu quả của việc suy giảm chức năng,
tính hữu ích của môi trường. Tương tự với loại thiệt hại này trong lĩnh vực dân sự nói
chung, người gây thiệt hại phải chi trả các chi phí cữu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc,
phục hồi chức năng bị mất và các khoản thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do bị
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe gây ra từ tình trạng môi trường bị ô nhiễm.
 Thiệt hại về tài sản do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của
môi trường. Đây là những thiệt hại về vật chất của người bị thiệt hại như mất tài sản,

bị giảm sút tài sản… mà nguyên nhân của nó là do chức năng, tính hữu ích của môi
trường bị suy giảm. Chính những biểu hiện xấu này của môi trường đã làm cho bọ bị
mất, bị giảm sút tài sản, phải chi trả những chi phí cho việc sửa chữa, thay thế, ngăn
chặn và phục hồi tài sản.
 Thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy
giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Đây là những thiệt hại mà người bị
thiệt hại phải gánh chịu do việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường đã bị
suy giảm chức năng, tính hưu ích. Họ là những chủ thể được phép khai thác, sử dụng
một cách hợp lý các thành phần môi trường đó để phục vụ cho các hoạt động của
mình. Tuy nhiên, do các thành phần môi trường này đã bị ô nhiễm nên họ không thể
tiếp tục khai thác, sử dụng hoặc phải khai thác, sử dụng một cách hạn chế, dẫn đến lợi
ích vật chất của họ bị tổn hại.
III. ĐIỀU KIỆN LÀM PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường thuộc loại trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo pháp luật dân sự, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm môi trường phát sinh khi có các điều kiện sau đây:
1. Có thiệt hại xảy ra
Đây là điều kiện mang tính chất tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bởi
mục đích của việc áp dụng trách nhhiệm này là khôi phục tình trạng tài sản, sức
Khoa Pháp luật kinh tế - Đại học Luật Hà Nội
6
Luật dân sự
khoẻ… cho người bị thiệt hại. Thiệt hại thường là tổn thất thực tế được tính thành tiền
do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của cá nhân, tổ chức. Các thiệt hại
do ô nhiễm môi trường gây nên có thể bao gồm những thiệt hại sau đây:
- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Có thể là: tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng,
thiệt hại gắn liền với việc thu hẹp hoặc mất những lợi ích gắn liền với việc không sử
dụng, không khai thác hoặc bị hạn chế trong việc sử dụng, khai thác công dụng của tài

sản; những chi phí để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại. Thí dụ: một công ty xả nước
thải chưa được xử lý làm cho ruộng lúa, hoa màu của các hộ gia đình bị hại nên năng
suất bị giảm đáng kể. Hoặc do dầu tràn làm cho các ao hồ bị nhiễm độc, nguồn tài
nguyên thuỷ sản như tôm, cá bị chết rất nhiều. Hoặc khi nguồn nước và không khí bị
ô nhiễm, đồng cỏ bị nhiễm độc do các chất thải của các cơ sở công nghiệp làm cho
các gia súc, gia cầm bị ốm, bị chết gây thiệt hại cho nhân dân. Các khu du lịch do bị ô
nhiễm mà phải đóng cửa dẫn đến bị thất thu và nguồn lợi nhuận bị suy giảm …
- Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa,
bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút ; thu nhập thực tế của
người bị thiệt hại và người chăm sóc người bị thiệt hại bị mất , bị giảm sút… Thí dụ:
khi môi trường sống bị ô nhiễm (ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất…)
sức khoẻ con người bị giảm sút, bị mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hoá…
Những người mắc bệnh phải bỏ ra một khoản tiền chi cho việc khám bệnh, chữa bệnh
đồng thời thu nhập của họ bị giảm sút do không tham gia lao động…
- Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm
sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí mai táng; tiền cấp dưỡng cho những
người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại
có thể xảy ra khi có các sự cố môi trường như tràn dầu, nổ xăng dầu, cháy rừng…
2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất đa dạng phong phú. Có
thể liệt kê ra ở đây một số loại hành vi tương đối phổ biến:
- Những hành vi vi phạm điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường. Điều 7 Luật Bảo
vệ môi trường nghiêm cấm một số hành vi: đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một
cách bừa bãi gây thiệt hại đến môi trường, làm mất cân bằng sinh thái; thải khói, bụi,
khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát bức xạ, phóng xạ quá giới hạn cho
Khoa Pháp luật kinh tế - Đại học Luật Hà Nội
7
Luật dân sự
phép vào môi trường xung quanh; chôn vùi, thải vào đất các chất thải độc hại quá giới
hạn cho phép; thải dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép,

các chất thải, xác động vật,thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn và gây dịch bệnh vào
nguồn nước; nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; …
- Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu ghi tại
phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Vi phạm các quy định về bảo về nguồn tài nguyên thiên nhiên như các quy định
về bảo vệ rừng, khai thác, kinh doanh động vật, thực vật quý hiếm; bảo vệ nguồn đất,
bảo vệ đất; vi phạm các quy định về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên…
- Vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng như quy định về vận chuyển và xử
lý chất thải, rác thải; quy định về tiếng ồn, độ rung…
- Vi phạm các quy định về bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm; vi
phạm các quy định về phòng, chống sự cố môi trường trường trong tìm kiếm, thăm
dò, khai thác vận chuyển dầu khí; trong thăm dò, khai thác hầm mỏ…
3. Có lỗi của chủ thể gây thiệt hại
Điều 624 BLDS quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm
môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường
hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi
làm ô nhiễm chỉ được loại trừ trong trường hợp người bị hại có lỗi. Điều này có nghĩa
là trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nếu người bị
thiệt hại không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường luôn luôn đặt ra đối với người làm ô
nhiễm môi trường.
Thậm chí, trong một số trường hợp cụ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại không
được loại trừ ngay cả khi người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi. Khoản 2 điều
627 BLDS quy định: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại kể cả khi không có lỗi”. Quy định
này cần được áp dụng khi giải quyết các tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do các
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như các phương tiên giao thông vận tải, các nhà máy
công nghiệp đang hoạt động, các lò phản ứng hạt nhân, các nhà máy điện nguyên tử,
kho chưa vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, chất phóng xạ… Trong thời gian
Khoa Pháp luật kinh tế - Đại học Luật Hà Nội

8

×