Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tìm hiều sắc thái dục tính trong Truyền kỳ mạn lục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 110 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





LÊ THỊ HOÀI THU



TÌM HIỂU SẮC THÁI DỤC TÍNH TRONG
“TRUYỀN KỲ MẠN LỤC”

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21


LUẬN VĂN THẠC SĨ




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Trần Ngọc Vƣơng




Hà Nội - 2014



2
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là những thầy cô giáo trong khoa Văn học đã tận
tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường và tạo rất nhiều điều kiện tốt
để em có thể hoàn thành chương trình cao học này.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, GS.TS Trần Ngọc Vương –
người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã luôn tạo
điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
.
Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn


Lê Thị Hoài Thu

3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của Giáo sư- Tiến sĩ Trần Ngọc Vương. Luận văn được
trình bày theo yêu cầu, quy định của khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn đề ra.
Tác giả luận văn


Lê Thị Hoài Thu






4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÌM HIỂU
VẤN ĐỀ SẮC THÁI DỤC TÍNH TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC 17
1.1. Khái niệm dục tính và dục tính trong văn hóa cổ trung đại 17
1.1.1. Khái niệm dục tính 17
1.1.2 Dục tính trong văn hóa cổ trung đại 20
1.2. Vấn đề dục tính trong văn học 24
1.2.1. Dục tính trong văn học thế giới 24
1.1.2. Vấn đề dục tính trong văn học trung đại Việt Nam 30
1.3. Một số nét khái quát về tác giả Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục 38
1.3.1. Tác giả Nguyễn Dữ 38
1.3.2. Vài nét về Truyền kỳ mạn lục 41
1.4. Tiểu kết 45
CHƢƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA SẮC THÁI DỤC TÍNH TRONG TRUYỀN
KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ 47
2.1. Dục tính biểu hiện qua đề tài 47
2.2. Dục tính biểu hiện qua các nhân vật 59
2.3. Dục tính biểu hiện qua những biểu tượng dục tính 70
2.4. Tiểu kết 74
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN SẮC THÁI DỤC TÍNH TRONG
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ 76
3.1. Yếu tố kỳ ảo 76
3.2 Ngôn ngữ nhân vật 83
3.3. Ngôn ngữ thơ 86

3.3. Không gian nghệ thuật 94
3.4. Thời gian nghệ thuật 98
3.5. Tiểu kết 100
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105


5
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Dữ là cây bút văn xuôi xuất sắc nhất của văn học Việt Nam thế kỷ
XVI. Chỉ với một tác phẩm Truyền kỳ mạn lục cũng đã đủ khẳng định tên tuổi của
Nguyễn Dữ trong lịch sử văn học Việt Nam. Tác phẩm được coi là mẫu mực của thể
truyền kỳ, là “thiên cổ kỳ bút”, là “áng văn hay của bậc đại gia”, đánh dấu bước
phát triển quan trọng của thể loại tự sự hình tượng trong văn học chữ Hán.
Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục từ khi ra đời đến nay đã chiếm được bao cảm
tình của người đọc. Đó là tác phẩm có giá trị châu lục. Nhiều những công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước đã định giá tác phẩm này trên các phương diện cả
về nội dung và nghệ thuật, coi tác phẩm là một biểu hiện vinh dự cho nền văn học
nước nhà. Truyền kỳ mạn lục vừa có giá trị hiện thực vừa là một tác phẩm có giá trị
nhân đạo. Tác phẩm còn thể hiện tinh thần táo bạo, phóng túng của Nguyễn Dữ khi
ông miêu tả những cuộc tình si mê đắm đuối đậm màu sắc dục. Tất cả những điều
đó được chuyển tải qua hình thức nghệ thuật có nhiều thành tựu của tác phẩm. Tác
phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và
ca kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi văn biến ngẫu
và thơ ca. Sử dụng các yếu tố kì ảo, lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa.
Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục ra đời vào thế kỷ XVI, thuộc thời kỳ văn học
trung đại Việt Nam. Đó là nền văn học mang đậm nét ảnh hưởng của Nho giáo. Con
người bị đặt trong các mối quan hệ luân thường, bị ràng buộc bởi những điều cấm
kỵ của Nho giáo. Trong xã hội đó, người phụ nữ phải tuân theo những qui định chặt

chẽ của Nho giáo như tam tòng, tứ đức. Họ còn bị coi như nguồn gốc của sự cám
dỗ, đe dọa đạo đức. Những tư tưởng của nho giáo đối với người phụ nữ thực chất là
sự tước đoạt quyền lợi của nữ giới và tạo nên một xã hội vận hành theo kiểu nam
quyền. Người đàn ông thống ngự nữ giới và áp đặt các chuẩn mực của họ về cái
đẹp, về đức hạnh.Vấn đề dục tính được coi là bản năng vốn có, một phần quan trọng
trong đời sống con người lại bị xem như một trong những điều cấm kỵ. Vì vậy trong
các sáng tác thơ văn của các nhà nho rất hiếm có hình ảnh người phụ nữ và vấn đề


6
tình dục xuất hiện. Nhưng trong tác phẩm của mình, Nguyễn Dữ đã đề cập đến vấn
đề này. Là một nhà Nho, Nguyễn Dữ vẫn đứng trên lập trường đạo đức của Nho gia
để nhìn nhận, đánh giá con người, những vấn đề của con người trên quan điểm đạo
đức. Tuy nhiên, một tác giả văn học lớn luôn có tinh thần nhân đạo cao cả, Nguyễn
Dữ trong không ít trường hợp, dù là vô thức hay có ý thức đã đưa những dòng ngợi
ca vẻ đẹp, tình yêu, hạnh phúc cá nhân, đề cao những khát vọng, nhu cầu của người
phụ nữ. Những câu chuyện tình trong tác phẩm đã làm “xôn xao cả cõi trần thế, cả
chốn thủy cung, cả nơi thiên giới. Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây là một bài ca đầy huyền
ảo về tình yêu nhục cảm”[26 ]. Quan niệm chính thống xem văn chương dùng để
thể hiện “tâm, chí, đạo” dường như không còn nữa khi Nguyễn Dữ miêu tả những
cuộc tình si mê đắm đuối đậm màu sắc dục công khai quyền sống của người phụ nữ
về thân xác.
Như vậy, chúng ta thấy văn hóa nhà nho là văn hóa thanh giáo, tiết dục thế
mà Truyền kỳ mạn lục lại là tập truyện có nhiều chất dục tính. Hơn nữa Truyền kỳ
mạn lục là một trường hợp đặc biệt ở chỗ tác giả nhà Nho vừa tuân thủ những
nguyên lý đạo đức Nho gia, lại vừa có thể phá vỡ những nguyên lý ấy ở mức độ
nhất định để đến với vấn đề dục tính trong phạm vi mà thời đại cho phép. Vấn đề
này đã được người nhiều người quan tâm nhưng đánh giá vai trò, ý nghĩa giải thích
cho hệ thống, có lí luận về hiện tượng này vẫn còn là điều cần tiếp tục bàn luận.
Chính vì vậy việc nghiên cứu hệ thống đề tài này là một việc làm hết sức cần thiết.

Điều đó sẽ giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ hơn, toàn diện hơn về tác phẩm.
Đồng thời cũng cho thấy được vai trò, vị trí của việc thể hiện dục tính trong thể loại
truyền kì nói riêng và văn xuôi tự sự trung đại nói chung. Từ đó thấy được những
đóng góp của Nguyễn Dữ khi thể hiện vấn đề này. Đó cũng là nguyên nhân chính
khiến chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu sắc thái dục tính trong Truyền kỳ
mạn lục”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là tác phẩm có giá trị về nội dung tư tưởng và nghệ thuật nên Truyền kỳ mạn
lục từ khi ra đời đến nay đã chiếm được bao cảm tình của người đọc trong và ngoài


7
nước. Trong bề dày lịch sử nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục, nhiều ý kiến đánh giá
khác nhau, thậm chí đối lập nhau về những vấn đề đặt ra trong tác phẩm và những
vấn đề có liên quan đến tác giả, tác phẩm đã xuất hiện.
Ý kiến đánh giá sớm nhất về tác phẩm Truyền kỳ mạn lục phải kể đến lời tựa
Truyền kỳ mạn lục do Hà Thiện Hán viết năm Vĩnh Định sơ niên ( tháng 7 năm
1547). Trong lời tựa đó, ông có giới thiệu về tác giả, tác phẩm như sau : Tập lục
này là trứ tác của Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu. Ông là người con trai
cả của cụ Tiến sỹ triều trước Tường Phiêu. Cụ này đỗ Tiến sỹ khoa Bính Thìn, năm
Hồng Đức hai mươi bảy; 1496, làm quan đến chức Thượng thư. Thủa nhỏ (Nguyễn
Dữ) học hành chăm chỉ, học rộng nhớ dai, muốn lấy văn chương nối nghiệp nhà,
vượt đỗ hương tiến, nhiều lần trúng thi Hội, làm tri huyện Thanh Tuyền. Nhưng mới
được một năm thì ông từ bỏ huyện đường (về nhà) nuôi mẹ để làm tròn đạo hiếu,
chân không bén mảng tới chốn thành thị đã ngoài mấy sương. Thế rồi ông viết sách
Truyền kỳ mạn lục này để gửi gắm tâm sự. Xem văn từ thì không vượt ra ngoài phên
giậu Tông Cát (Cù Tông Cát có soạn cuốn Tiễn Đăng tân thoại), nhưng có ý khuyên
răn, có ý nêu quy củ khuôn phép, đối với việc giáo hóa ở đời, há có phải bổ khuyết
nhỏ đâu!” [4]. Lời tựa này đã nhận định Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ ít nhiều
ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại và cũng thể hiện mục đích sáng tác riêng của

Nguyễn Dữ.
Đến thế kỷ XVIII- XIX, nhiều học giả nổi tiếng đã từng ca ngợi Truyền kỳ
mạn lục.Vũ Khâm Lân trong Bạch Vân am cư sĩ phả kí đã đánh giá Truyền kỳ mạn
lục là một “thiên cổ kì bút”, Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí thì
khen tác phẩm là “áng văn hay của bậc đại gia”[8 ], Lê Quí Đôn trong Kiến văn
tiểu lục ca ngợi văn chương Truyền kỳ mạn lục với “ lời lẽ thanh tao,tốt đẹp, người
bấy giờ lấy làm ngợi khen”[16]. Những lời nhận định đó đã khẳng định vị trí, vai
trò của Truyền kỳ mạn lục trong nền văn học Việt Nam.
Nhiều công trình nghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục theo thời gian dần tăng
lên. Từ những năm sáu mươi của thế kỷ XX, Truyền kỳ mạn lục đã được dịch ra


8
tiếng Nga và các nhà nghiên cứu khoa học nước ngoài như Nhật Bản, Korea, Đài
Bắc… và các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm nghiên cứu tác phẩm này.
Có những bài viết, công trình nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục chủ yếu đi vào
tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của tác giả, về văn bản, về những bản dịch bởi đây
là tác phẩm văn học trung đại, tài liệu ghi chép lưu truyền phần nhiều bị thất lạc. Có
thể kể đến là: Bài viết “Vấn đề tên tác giả Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Quang
Hồng “Nguyễn Dữ hay Nguyễn Tự ?”[23]; “Bàn thêm tên tác giả - tác phẩm Truyền
kỳ mạn lục”[24] của Lại Văn Hùng; “Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời
điểm sáng tác Truyền kì mạn lục”[25] của Nguyễn Phạm Hùng”; “Bàn thêm cách
gọi tên tác giả và tác phẩm Truyền kì mạn lục”[41] của Phạm Luận …
Có những bài viết, công trình nghiên cứu chủ yếu đi vào tìm hiểu các nguồn
ảnh hưởng đến Truyền kỳ mạn lục. Nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về mối
quan hệ giữa Truyền kỳ mạn lục với các tác phẩm của Trung Quốc, Hàn Quốc như
Ca tỳ tử (Otogiboko)và Vũ nguyệt vật ngữ (Ugetsumonogatan) với Truyền kì mạn
lục[58] của Nguyễn Thị Oanh; “Đề tài tình yêu trong Kim ngao tân thoại của Hàn
Quốc (So sánh với Truyền kì mạn lục của Việt Nam)” [65] của Kim Seona; “Lược
đồ quan hệ tiểu thuyết Hán Nôm Việt Nam và tiểu thuyết cổ các nước trong khu

vực”[57] của Trần Nghĩa; “Quá trình truyền nhập và lưu hành Tiễn đăng tân thoại
ở Việt Nam”[49] của Nguyễn Nam; “Nghiên cứu,so sánh một tiểu thuyết truyền kì
trong Kim ngân tân thoại, Truyền kì mạn lục và Tiễn đăng tân thoại”[33] của Toàn
Huệ Khanh; “Truyền kỳ mạn lục dưới góc độ so sánh” [47] của Nguyễn Đăng Na;
So sánh chuyện tình giữa Người và Hồn ma trong "Tiễn đăng tân thoại" và "Truyền
kỳ mạn lục"[35] của PGS.TS Đinh Thị Khang; Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết
truyền kì Hàn Quốc - Trung Quốc- Việt Nam[25] của Toàn Huệ Khanh; “Về mối
quan hệ giữa Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục” [7] của Phạm Tú Châu. Ở
những công trình này, đa số các nhà nghiên cứu đi vào tìm hiểu giữa mối quan hệ
giữa Truyền kỳ mạn lục với Tiễn đăng tân thoại. Họ nhận định Nguyễn Dữ chịu ảnh
hưởng nhiều từ sáng tác của Cù Hựu– một tác giả Trung Quốc đời nhà Minh (do
tiếp thu tình tiết, mô típ và bút pháp thể loại). Nhưng tập truyện truyền kỳ này vẫn


9
thể hiện sức sáng tạo nghệ thuật của nhà văn tài năng họ Nguyễn. Đặc biệt có hai
công trình nghiên cứu so sánh quan trọng nhất là học giả Đài Loan Trần Ích Nguyên
với Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục[55] và Tiến sỹ
Nguyễn Nam với Luận án tiến sỹ Writing as Response and Translation – Jiandeng
Xinhua and the Evolution of the Chuanqui Genre in East Asia, Particularly in
Vietnam [50]. Trong công trình nghiên cứu của mình, Trần Ích Nguyên khảo sát về
các truyện của Cù Hựu và của Nguyễn Dữ và cho rằng cần phải lý giải “cảm giác
quen quen nhưng nếu muốn chỉ ra xem nó giống truyện nào của Tiễn đăng tân thoại
thì không thật dễ”[55]. Nhà nghiên cứu còn chỉ ra các nguồn văn bản ảnh hưởng
đến Truyền kỳ mạn lục: chịu ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại, cải biến từ thần
thoại và chí quái Việt Nam, chép lại truyền thuyết dân gian địa phương. Đặc biệt
nhà nghiên cứu cho rằng ngay cả Tiễn đăng tân thoại cũng mô phỏng chí quái
truyền kỳ và ghi chép truyền thuyết dân gian địa phương, một quy trình tương tự
như sự sáng tạo Truyền kỳ mạn lục. Không phải chỉ cho rằng Nguyễn Dữ đã chịu
ảnh hưởng nhiều từ sáng tác của Cù Hựu (do tiếp thu tình tiết, mô típ và bút pháp

thể loại…), nhưng vẫn thể hiện sức sáng tạo khéo léo và tài năng nghệ thuật của
mình mà còn phải quan tâm đến một hiện tượng có tính quy luật của văn học trung
đại. Đó là nhiều mô típ folklore, các type truyện dân gian của Việt Nam, Trung
Quốc khá gần gũi nhau. Đó cũng là hiện tượng tồn tại trong nhiều nền văn học thế giới .
Về vấn đề dục tính trong Truyền kỳ mạn lục qua tìm hiểu tư liệu, chúng tôi
thấy đã được một số nhà nghiên cứu như Bùi Kỷ, Bùi Duy Tân, Trần Đình Sử,
Phạm Tú Châu, Trần Thị Băng Thanh, Nguyễn Phạm Hùng, Trần Nho Thìn, Trần
Ích Nguyên… bàn đến trong các bài viết và công trình nghiên cứu của mình. Các
nhà nghiên cứu đã cho rằng Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm có yếu tố dục tính, việc
thể hiện dục tính trong tác phẩm của Nguyễn Dữ mang tính chất lưỡng phân và bày
tỏ nhận định khác nhau về vấn đề này.
Có những nhà nghiên cứu đứng trên quan điểm đạo đức để bày tỏ thái độ
không đồng tình về vấn đề dục tính trong Truyền kỳ mạn lục. Nhà nghiên cứu Bùi
Kỷ trong Truyền kỳ mạn lục với Lời giới thiệu Truyền kỳ mạn lục (bản dịch của


10
Trúc Khê Ngô Văn Triện xuất bản năm 1940) đứng trên lập trường nhà Nho để nhìn
nhận nhân vật đã bàn về vấn đề dục tính trong truyện. Ông cho rằng: “Truyện 3
(Chuyện cây gạo), cũng như truyện 5 (Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây), truyện 11
(Chuyện yêu quái ở Xương Giang) có ý bài xích những thói đắm đuối trong vòng
tình dục của bọn thiếu niên” [82,tr.234]. “Bọn thiếu niên” mà ông muốn nói đến ở
đây là nhân vật nam và nữ. Những tác phẩm có màu sắc dục tính đó là để phê phán
chứ không đồng tình với dục tính.
Giáo sư Bùi Duy Tân trong bài nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục, một thành tựu
của truyện ký văn học viết bằng chữ Hán cũng cho rằng những hành động táo bạo
và phóng túng của kiểu người phụ nữ như Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo, Đào
Hồng Nương, Liễu Nhu Nương trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây là “thật xa lạ với
quan niệm lành mạnh về cuộc sống, về tình yêu nam nữ trong truyện Nôm bình dân,
trong văn nghệ dân gian. Đối với những truyện này, Nguyễn Dữ đã có lời bình để

phê phán những quan niệm đồi trụy và khẳng định lại những giáo điều về đức hạnh,
tiết nghĩa. Sự phê phán và khẳng định đó xuất phát từ thái độ bảo thủ của Nho giáo,
nhưng xét về mặt khách quan thì cũng phù hợp với cuộc đấu tranh để giữ gìn phẩm
giá con người” [66,tr.519]. Như vậy ông vẫn đứng trên lập trường Nho gia để thể
hiện thái độ phê phán những người phụ nữ dám chủ động đi tìm tình yêu và hạnh
phúc ái ân, không sống theo chuẩn mực của đạo đức Nho gia.
Có những nhà nghiên cứu thì cho rằng việc thể hiện vấn đề dục tính trong
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã thể hiện quan niệm mới về con người của ông
và đem đến cho tác phẩm giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong Về con người cá nhân trong văn học cổ
Việt Nam đã nhận định: Nếu nói con người trong thơ thiền Lý- Trần, thơ Nguyễn
Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, bên cạnh lý tưởng cao thượng là lý tưởng thoát tục, diệt
dục, thuần khiết, trong sáng, thì với Truyền kỳ mạn lục đã gặp một thế giới những
con người sống trong bể dục, tình dục”[63,tr.161]. Đánh giá của Trần Đình Sử
nghiêng về phía ngợi ca khi ông cho rằng: “Khuynh hướng của tác giả là khuyến
thiện, trừng ác, đề cao công đức, lên án vật dục, tình dục, theo tư tưởng Tống Nho:


11
diệt nhân dục, tồn thiên lý. Nhưng mặt khác, cái “dục” của cá nhân tự do trong tình
yêu nam nữ, tuy không được thừa nhận trong các lời bình, nhưng lại được miêu tả
như những cuộc tình kỳ ngộ lãng mạn đáng nhớ và như thế Truyền kỳ mạn lục là
một cái mốc mới trong quan niệm về tự do cá nhân khi thể hiện “tình dục”, “vật
dục” này”[63,tr.162].
Trong Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam, t.2, NXBĐHSP, 2007, các
nhà viết sách nhận định: Chính Nguyễn Tự là “cha đẻ của dòng thơ sexy Việt Nam”
[51,tr.51].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phạm Hùng trong bài viết Tìm hiểu khuynh hướng
sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ cho rằng chỉ có Truyền kỳ mạn
lục mới viết nên "những câu chuyện tình đã làm xôn xao cả cõi trần thế, cả chốn

thuỷ cung, và cả nơi thiên giới" [26,tr.117].Ông đã đưa ra một số nhận định về vấn
đề dục tính: Một quan niệm mới về việc phản ánh con người đã xuất hiện. Truyền kỳ
mạn lục là như vậy. Nó ca ngợi vẻ đẹp của con người, cả về vật chất và tinh thần.
Những hình ảnh da thịt hồng hào, tươi tốt, hở hang rất dễ gặp trong tác phẩm này.
Những dục vọng, ước muốn thoát ra ngoài sự tỏa chiết của tư tưởng Nho gia về “tu,
tề, trị, bình” với người quân tử, “công, dung, ngôn, hạnh” đối với người phụ nữ
phong kiến cũng rất dễ gặp ở đây. Con người, đó không phải là những tấm gương
chói lòa về các anh hùng, liệt nữ lưu danh sử sách mà là những con người của đời
sống thực tế sôi động, cay nghiệt”[26,tr.501]. Nhận định này của ông thiên về ca
ngợi mà không thấy hạn chế nhất định trong những hình tượng này cũng như trong
tư tưởng Nguyễn Dữ. Nhận định này có phần cực đoan, bởi lẽ, tuy Nguyễn Dữ đã
có nhiều điểm nhân văn tiến bộ hơn so với nhà Nho đương thời nhưng những nhân
vật của ông ở một chừng mực nhất định vẫn được khen, chê theo tiêu chí Nho gia,
những khát vọng mang hơi hướng vật chất trong truyện không được Nguyễn Dữ
công khai ca ngợi, thậm chí ít nhiều còn bị ông phê phán.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung
đại chỉ ra rằng: Trong thế giới truyền kỳ, người đọc được tiếp xúc với các nhân vật
chỉ xuất hiện trong tưởng tượng…Đó là thế giới vừa hư vừa thực, có cả cái thấp


12
hèn và cái cao thượng, có cả ma và thánh, quỷ và tiên… Đồng thời có cả những
sinh hoạt thường ngày có ái ân, tình dục, ghen tuông, đố kỵ, lọc lừa”[46]. Ông
khẳng định giá trị độc đáo riêng biệt của Truyền kỳ mạn lục: “Nếu Lê Thánh Tông
hướng văn học vào việc phản ánh con người, lấy con người làm đối tượng và trung
tâm phản ánh thì Nguyễn Tự đi xa hơn một bước: phản ánh số phận con người, chủ
yếu là số phận mang tính chất bi kịch của người phụ nữ. Nhờ đó mà Nguyễn Tự đã
mở đầu cho chủ nghĩa nhân văn trong văn học Việt Nam thời trung đại. Thông qua
số phận các nhân vật, Nguyễn Tự đi tìm giải pháp xã hội: Con người phải sống ra
sao để vươn tới hạnh phúc, để nắm bắt được hạnh phúc? Hạnh phúc tồn tại ở đâu:

trên trần gian này hay miền tiên giới, cõi thiên tào hay nơi thủy cung…? Đối với
người đàn ông, hạnh phúc là gì và đối với người phụ nữ, như thế nào là hạnh phúc?
Nguyễn Tự đưa ra nhiều giả thiết bằng những cuộc thử nghiệm, nhưng tất cả đều bế
tắc. Đó là thông điệp cuối cùng ông để lại cho người đọc…” [46, tr.216].
PGS.TS Đinh Thị Khang trong bài So sánh chuyện tình giữa Người và Hồn
ma trong “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kỳ mạn lục” đánh giá chất dục tính
trong Truyền kì mạn lục với thái độ ngợi ca: Không thể không nói rằng: nhà văn họ
Nguyễn đã thể hiện trong sáng tác của mình một sự đồng cảm, ngợi ca tình yêu –
hạnh phúc trần thế, tự nhiên của con người, của tuổi trẻ vượt qua khỏi sự ràng buộc
của quan niệm, tập tục, đạo đức, lễ nghi phong kiến…, phản ánh một góc nhìn
mang tư tưởng nhân văn”[35].
Cùng với quan điểm đó, trong bài viết Ngôn ngữ sắc dục trong một số tác
phẩm văn chương trung đại, tác giả Trần Thanh Thủy viết “Từ thế kỉ XVI trong tập
thiên cổ kì bút Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ đã không ít lần tỏ ra táo bạo và
phóng túng khi thể hiện quan hệ yêu đương không lành mạnh giữa trình Trung Ngộ
và Nhị Khanh (Chuyện cây gạo) giữa Hà Nhân và hai nàng Đào Liễu (Chuyện kỳ
ngộ ở trại Tây), giữa sư Vô Kỷ và Đào Hàn Than (Nghiệp oan của Đào Thị)” [81].
Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra tính chất lưỡng phân trong việc thể hiện vấn
đề dục tính của Nguyễn Dữ trong tác phẩm và những hạn chế nhất định trong việc
thể hiện vấn đề này. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong Về con người cá nhân


13
trong văn học cổ Việt Nam đã chỉ rõ tính lưỡng tính của Nguyễn Dữ khi thể hiện
vấn đề này trong tác phẩm: Có thể nói, cùng với Hà Ô Lôi trong Lĩnh Nam chích
quái, yếu tố tình dục lần đầu tiên được đưa vào văn học dưới dạng lưỡng tính – vừa
phủ định vừa khẳng định. Đặc biệt nhất là tình yêu tự do cá nhân không gắn liền
với giá thú, nghĩa vụ được khẳng định dưới hình thái tội lỗi, cấm kỵ chỉ có ở loài
yêu quái nhưng lại khiến cho người ta thích thú như được ăn trái cấm [63,tr.163].
Nhà nghiên cứu Phạm Tú Châu trong Vài suy nghĩ về tiểu thuyết tình dục

chữ Hán của Việt Nam cũng đã chỉ ra những dấu hiệu của việc miêu tả tình dục
trong Truyền kỳ mạn lục và cho rằng với điều đó đã đánh dấu bước tiến của văn
chương nhà nho trong quan niệm mới về con người nhưng bà vẫn nhận thấy những
hạn chế của Nguyễn Dữ khi thể hiện vấn đề này: “Tuy nhiên phần miêu tả "xuân
khuê tình trạng" bằng những "diễm từ tuyệt cú, khúc tận kì diệu" ấy chỉ được ông
khuôn trong cuộc mây mưa giữa kẻ "thất phu đa dục". Trình Trung Ngộ, kẻ "đồng
tâm đa dục" Hà Nhân với những dâm quỉ, hoa yêu để rồi sau đó lời cảnh giới, qui
châm có lợi cho thế giáo mới có dịp phát biểu ở phần lời bình cuối truyện. Do vậy
nếu có tình tiết "sex" ở "Truyền kì mạn lục, thì đó cũng thuộc loại "cổ điển": chất
"sex" chưa đi vào cuộc tình ân ái gối chăn của vợ chồng có cưới hỏi hẳn hoi” [6]
Nhận định về vấn đề dục tính trong Truyền kỳ mạn lục, PGS – TS Trần Nho
Thìn cũng đã chỉ ra hai mặt của việc thể hiện vấn đề dục tính trong tư tưởng
Nguyễn Dữ : “Một mặt, tác giả say sưa tả mối tính lãng mạn, sức mạnh mê hồn
của sắc đẹp và tài thơ của Hàn Than, nhưng mặt khác lại có ý phê phán gay gắt sự
nguy hại của sắc đẹp phụ nữ đối với nam giới”.“Phải chăng lời bình là cách tác
giả che giấu ý đồ thực của mình nhằm ca ngợi tình yêu nam nữ. Phải chẳng tác giả
không lên án người phụ nữ trong những cuộc tình này? Thật khó trả lời một chiều,
đơn giản. Nhưng chỉ biết, nhân chuyện kể về sự gian dâm của những người đàn ông
mà tác giả có cố chuyển vào truyện những diễn ngôn táo bạo về tình dục nam nữ
[80, tr.398 – 399].
Bên cạnh những công trình của các nhà nghiên cứu, phê bình, còn có rất
nhiều các khóa luận tốt nghiệp, công trình luận văn, của sinh viên và học viên cao


14
học tìm hiểu về Truyền kỳ mạn lục. Tiêu biểu là một số công trình Tìm hiểu nghệ
thuật miêu tả tâm lý, khắc họa tính cách nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục của
Phạm Thị Hường( Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn, 2001); Những triết lí nổi bật trong của Nguyễn Dữ của tác giả Phạm Thị Thu
Hằng (Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, 2005);

Nhân vật phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục nhìn từ quan điểm giới của tác giả Trần
Thị Nhung (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư Phạm Thái Nguyên, 2014); Hệ
thống lời bình ở Truyền kỳ mạn lục- Nguyễn Dữ trong mối quan hệ với phần chính
văn của tác giả Mai Thị Thu Huyền (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn , học Khoa học xã
hội và Nhân văn, 2014)…
Như vậy, tìm hiểu về vấn đề dục tính trong Truyền kỳ mạn lục các bài viết,
công trình nghiên cứu đã bàn về vấn đề này với những quan điểm khác nhau. Đó là
những gợi dẫn quan trọng cho chúng tôi nghiên cứu một cách có hệ thống về sắc
thái dục tính trong Truyền kỳ mạn lục.
3. Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn đề tài này, chúng tôi hướng đến hai mục đích sau:
Thứ nhất, chỉ ra biểu hiện của sắc thái dục tính trong Truyền kỳ mạn lục,
đồng thời nêu lên ý nghĩa của sắc thái dục tính trong tác phẩm này.
Thứ hai, nêu rõ nghệ thuật biểu hiện sắc thái dục tính trong Truyền kỳ mạn lục.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu
Trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là toàn bộ những
yếu tố thể hiện sắc thái dục tính trong Truyền kỳ mạn lục, cụ thể trong 20 truyện,
chúng tôi chọn được 10 truyện có sắc thái dục tính trong tác phẩm làm đối tượng
nghiên cứu chính. Đó là những truyện:
- Chuyện nàng Tuý Tiêu
- Chuyện Lệ Nương
- Chuyện cây gạo
- Chuyện nghiệp oan của Đào Thị
- Chuyện yêu quái ở Xương Giang


15
- Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây
- Chuyện đối tụng ở Long đình
- Chuyện Từ Thức gặp tiên

- Chuyện người con gái Nam Xương
- Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu
Ngoài ra chúng tôi sẽ khảo sát yếu tố thể hiện sắc thái dục tính trong một số
tác phẩm khác của các nhà thơ, nhà văn khác trong nền văn học trung đại để có cái
nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp, thao tác sau:
- Phương pháp lịch sử- xã hội: Chúng tôi tìm hiểu Truyền kỳ mạn lục và tác giả
trong bối cảnh thời đại của Nguyễn Dữ để thấy ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội tới
tác phẩm.
- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Chúng tôi vận dụng phương pháp tiếp cận văn
hoá học để nhìn nhận vấn đề dục tính thể hiện trong tác phẩm bởi những quan điểm
văn hoá của một quốc gia, một thời đại chi phối nhiều việc thể hiện sắc thái dục tính
trong tác phẩm.
- Thao tác thống kê, phân loại: thống kê, phân loại những yếu tố biểu hiện sắc thái
dục tính trong Truyền kỳ mạn lục.
- Thao tác so sánh: so sánh biểu hiện của sắc thái dục tính, nghệ thuật thể hiện sắc
thái dục tính trong Truyền kỳ mạn lục với một số tác phẩm của các tác giả cùng thời
để rút ra những điểm tương đồng và khác biệt.
- Thao tác phân tích - tổng hợp: dựa trên những cứ liệu thu thập được, tiến hành
phân tích những yếu tố, những biện pháp nghệ thuật thể hiện sắc thái dục tính trong
tác phẩm.
6. Đóng góp mới của luận văn
Đây là luận văn đầu tiên đi sâu tìm hiểu sắc thái dục tính trong Truyền kỳ
mạn lục một cách hệ thống và toàn diện. Đề tài góp phần làm rõ hơn một vấn đề


16
mới của chủ nghĩa nhân đạo: vấn đề dục tính và sự thức tỉnh ý thức cá nhân của con
người trong văn học trung đại.

Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho những người quan
tâm đến tác phẩm Truyền kỳ mạn lục và văn học trung đại Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chúng tôi dự
kiến luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tìm hiểu vấn đề sắc thái dục
tính trong Truyền kỳ mạn lục.
Chương 2: Sắc thái dục tính trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện sắc thái dục tính trong Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ.










17
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC TÌM HIỂU VẤN ĐỀ SẮC THÁI DỤC TÍNH
TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
1.1. Khái niệm dục tính và dục tính trong văn hóa cổ trung đại
1.1.1. Khái niệm dục tính
Vấn đề dục tính của con người là một vấn đề đang thu hút sự chú ý, quan tâm
không chỉ của lĩnh vực sinh học, tâm lý học mà còn của nhiều ngành khoa học và
lĩnh vực khác trong đó có văn học.Vậy dục tính là gì mà lại thu hút sự quan tâm của
nhiều lĩnh vực như vậy?

Dục tính theo Văn Tân và Nguyễn Văn Đạm trong Từ điển tiếng Việt định
nghĩa là: “thú vui xác thịt giữa nam và nữ”[70]. Còn Nguyễn Như Ý trong Đại từ
điển tiếng Việt thì cho rằng dục tính là những “đòi hỏi về quan hệ tính giao” [89,
tr.1593]. Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê nhà xuất bản Đà Nẵng, 2011 có định
nghĩa: “Tính dục đồng nghĩa với dục tính là sự đòi hỏi sinh lý về quan hệ tính giao,
hiểu biết về tính dục, thỏa mãn tính dục” [60].
Từ những năm 1970, Ủy ban giáo dục và thông tin về tình dục ở Mỹ đã đưa
ra định nghĩa hiện đại về tính dục như sau: Tính dục là tổng thể con người, bao gồm
mọi khía cạnh đặc trưng của con trai hoặc con gái, đàn ông hoặc đàn bà và biến
động suốt đời. Tính dục phản ánh tính cách con người, không phải chỉ là bản chất
sinh dục. Vì là một biểu đạt tổng thể của nhân cách, tính dục liên quan tới yếu tố
sinh học, tâm lý, xã hội, tinh thần và văn hóa của đời sống. Những yếu tố này ảnh
hưởng đến sự phát triển nhân cách và mối quan hệ giữa người với người và do đó
tác động trở lại xã hội.
Như vậy, qua những quan niệm, định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy dục
tính xét về mặt hoạt động là khái niệm chỉ hoạt động tính giao, còn gọi là giao hợp
hay giao cấu là đưa bộ phận sinh thực khí người nam vào bộ phận sinh dục người
nữ. Hoạt động này là thuộc tính của một sinh thể sống, một nhu cầu thiết yếu, là mặt
sinh vật tự nhiên thuộc bản năng của con người.


18
Nói đến dục tính chính là nói đến phần “thân” của con người trong quan hệ
với “tâm” theo quan niệm về con người thời xưa. “Thân” của con người là thân xác.
Để tồn tại trước hết cần nhu cầu ăn, mặc, ở…sau đó là vấn đề bản năng tình dục và
biểu tượng phồn thực để thờ cúng tổ tiên. Dục tính thuộc về cái tục. “Cái tục, theo
nghĩa rộng nhất chính là cái đời thường, cái hàng ngày, tồn tại trong mối quan hệ
vừa đối lập, vừa gián cách lại vừa bị thống trị bởi cái thiêng, cái linh thánh, nghĩa
là luôn luôn bị xác định là cái không mẫu mực, không chính thống, cũng có nghĩa là
ít hoặc không có giá trị”[87,tr.276].

Xét trong khái niệm với tình dục thì dục tính có ý nghĩa tổng quát hơn. Tình
dục: (Sexual desire): “ham muốn về nhục dục, về xác thịt” là nhu cầu tự nhiên của
con người về quan hệ tính giao. Còn dục tính: (Sexual intercourse): “điều dục ở
giữa giống đực và giống cái, về điều dục ở giữa trai gái”, là thú vui xác thịt giữa
nam và nữ. Dục tính không đơn thuần là một khái niệm nói về bản chất sinh dục mà
còn thể hiện tính cách con người. Dục tính người là toàn bộ con người đó và những
yếu tố tạo nên dục tính cũng là những thành phần làm nên nhân cách - tổng thể
những phẩm chất tâm lý đặc trưng ở một con người. Ẩn tàng trong sâu thẳm của
tiềm thức mỗi con người chính là dục tính, cơn hứng trỗi lên ngay giữa hai phái,
một sợi giây liên lạc vô hình, là sự quyến rũ vô biên. Dục tính vừa cho xác thịt vừa
cho tinh thần. Do đó người ta không còn sợ phải che giấu mà cần phải phơi bày để
thấy trọn vẹn chức năng của nó và ngợi ca nó. Đó là nguồn cơn tự sự của tình yêu,
là đề tài hứng khởi giữa con người với con người, là ngọn lửa luyến ái luôn thắp
sáng để hai nửa thế giới tìm đến nhau.
Thời xa xưa, ở những vùng sinh sống bằng nghề nông cần phải có nguồn
nhân lực dồi dào, mùa màng mới tươi tốt, con người cần duy trì nòi giống để phát
triển. Trần Ngọc Thêm cho rằng: Để duy trì cuộc sống, cần cho mùa màng tươi tốt.
Để cho phát triển cuộc sống cần cho con người sinh sôi. Trí tuệ của người bình dân
nhìn thấy thực tiễn đó ở một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà sùng bái nó như thần
thánh và kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực – tín ngưỡng cầu mong sự sinh
sôi nảy nở của tự nhiên và con người (phồn = nhiều, thực = nảy nở). Tín ngưỡng


19
phồn thực ở Việt Nam từng tồn tại theo suốt chiều dài lịch sử, và có tới hai dạng:
thờ cơ quan sinh dục và thờ bản thân hành vi giao phối. [76,tr.234].
Tín ngưỡng phồn thực là một hiện tượng tôn giáo phổ biến trong đời sống
nhân loại từ xa xưa. Biểu hiện chủ yếu của tín ngưỡng phồn thực này là thờ sinh
thực khí nam nữ. Những phong tục, lễ hội, nghệ thuật dân gian, trong vốn văn hóa
dân tộc còn biểu hiện những dấu vết của tín ngưỡng này Ở Ấn độ vẫn còn có

những lễ hội sùng bái dương vật, được ngắm nhìn, vuốt ve “cây-nhân-sinh” và đề
cao xác thịt để thụ hưởng hơn là hành xác, nhận thức được xác thịt đưa tới tồn lưu
của nhân loại và nhìn nhận nơi phát sinh ra nguồn gốc tồn lại của nòi giống.
Champa và các nước cận bang vẫn còn thờ thần dương vật Linga và thờ thần âm vật
Yoni được xem như một thần linh đã in sâu vào văn hoá của dân tộc họ và là một
nghệ thuật cao qúi trong dân gian. Ấn Độ, Trung Quốc, tín ngưỡng phồn thực còn
phát triển lên thành triết học, văn hóa tính dục. Phương Đông cổ đại lấy lý thuyết
âm dương và ngũ hành làm cơ sở để giải thích mọi hiện tượng trong đời sống tính
dục. Theo đó nam là dương, nữ là âm. Nếu âm dương không cân bằng, không hoà
hợp thì con người sẽ phát sinh bệnh tật và tổn thọ. Ở Hy Lạp, La Mã trong các buổi
lễ Tửu thần, người ta cúng Phallus –sinh thực khí nam.Cổ La Hy có nhiều tượng
trần truồng của nam và nữ, phần lớn được tô điểm lên nét vẽ và được nhìn nhận là
tuyệt tác phẩm nghệ thuật.
Theo Mác bản chất con người vừa là con người với tư cách là sản phẩm của
giới tự nhiên vừa là một thực thể xã hội “con người là tổng hoà của các quan hệ xã
hội”. Con người và con vật đều có những nhu cầu như ăn uống, tình dục nhưng con
người khác con vật ở chỗ con vật hoạt động theo bản năng, con người hành động
theo ý thức. Chính mặt xã hội của con người đã làm cho sinh vật trong con người
phát triển ở trình độ cao hơn những động vật khác. Hoạt động dục tính của con
người không chỉ để thỏa mãn nhu cầu dục tính ở con người mà còn gắn liền với đạo
đức, văn hóa, xã hội, đặc biệt là gắn liền với tình yêu. Tình yêu làm cho khát vọng
dục tính thăng hoa và khát vọng thỏa mãn nhu cầu dục tính làm cho tình yêu sâu sắc
hơn. Dục tính không chỉ đem đến cho hai cá thể sự thỏa mãn về thể xác mà còn là


20
thỏa mãn về tinh thần. Sự bồi đắp cho nhau trong những giây vẫy gọi mang đến bản
tình ca và vẻ đẹp viên mãn. Dục tính chính là sự thăng hoa của những xúc cảm
thẩm mỹ, đầy nhân tính: tình yêu, khát vọng, cội nguồn của sự sống, một hành vi
bản năng, được nhìn nhận như là sự khơi nguồn, khởi đầu cho tình yêu và những

cảm xúc nhân tính của con người.
Dục tính là bản năng sinh lý tự nhiên của con người, là một trong tứ khoái
của người bình dân. Mạnh Tử cũng đã từng khẳng định: “Thực sắc, tính dã” (Ham
ăn uống và sắc đẹp là bản tính của con người). Tuy nhiên, không phải bao giờ nhu
cầu dục tính của con người cũng được thỏa mãn. Khi những tiết chế về đạo đức cá
nhân, đạo đức xã hội không cho phép con người được đáp ứng nhu cầu dục tính thì
lúc đó xuất hiện những ẩn ức dồn nén trong tâm thức con người. Theo Freud: bản
năng con người không thể mất, không thể bị tiêu diệt dù bị áp lực của môi trường
văn hoá, lễ giáo đạo đức… Chúng chỉ bị dồn nén vào tiềm thức, đến khi gặp điều
kiện thuận lợi sẽ bùng phát. Nghĩa là chúng không thể bị triệt tiêu, chỉ ẩn náu dưới
một hình thức. Xã hội phong kiến quá nhấn mạnh kìm hãm, bó buộc, ẩn dấu dục
tính cho nên dẫn đến nhiều sai lầm. Cấm đoán và dục vọng đều tồn tại song song
trong con người. Khi nào sự cấm đoán mạnh xuất hiện thì dục vọng chỉ bị lấn lướt
chứ không bị gạt bỏ hoàn toàn. Kết quả của sự cấm đoán chỉ trấn áp dục vọng và
đẩy nó xuống vô thức. Và lúc gặp điều kiện thuận lợi nó lại “đâm trồi nảy lộc”.Và
một trong những cách để con người giải thoát khỏi ẩn ức dục tính chính là việc con
người hướng tới sáng tạo nghệ thuật.Vì thế trong nhiều tác phẩm nghệ thuật hội
họa, điêu khắc, văn học… chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy trong đó những ẩn ức
dục tính được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau.
1.1.2 Dục tính trong văn hóa cổ trung đại
Khi nói về dục tính, tình dục, người ta thường nghĩ đến đó là chuyện xác thịt,
chuyện thuộc về mặt sinh học của con người. Tuy nhiên, theo các nhà xã hội học thì
tình dục cũng mang tính xã hội và tâm lý, thay đổi tùy theo do sự kiến tạo xã hội và
trải nghiệm cá nhân. Tình dục chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các giá trị văn hóa và
truyền thống. Ở mỗi cộng đồng, quốc gia, mỗi nhóm xã hội, mỗi con người ở những


21
thời đại khác nhau lại có quan niệm về dục tính, cách ứng xử với dục tính khác
nhau. Và chính nền tảng kinh tế-xã hội, văn hóa tinh thần đã qui định sự khác nhau này.

Theo Foucault, tính dục (sexuality) là một hiện tượng văn hóa: “Không nên
nghĩ về tính dục như một cái gì đó tồn tại khách quan mà quyền lực cố gắng kiềm
chế hoặc như một lĩnh vực mờ tối mà tri thức cố gắng từng bước khám phá ra. Tính
dục là một tạo tác mang tính lịch sử (historical construct) ”. Tính dục, trong những
phân tích của Foucault không phải là cái được phát hiện ra (discovered) mà là cái
được tạo ra (produced) bởi những diễn ngôn (discourse) nhằm hợp thức hóa những
quan hệ quyền lực, nhằm thực hiện một dự đồ nào đó.
Trong nhân học văn hóa, quan niệm về sex (giới) và gender (giống) có sự
khác biệt : sex chủ yếu đề cập đến khía cạnh sinh vật học, khía cạnh của giải phẫu;
gender lại là một hiện tượng thuộc về văn hóa. Sex bị chi phối bởi gender. Dục tính
chịu ảnh hưởng của lịch sử, văn hóa, xã hội. Hay chính sự khác biệt trong vai trò xã
hội giữa giống đực và giống cái là có nguyên nhân từ tập quán, từ hoàn cảnh xã hội
hơn là có nguyên nhân từ tự nhiên. Vì thế ở mỗi thời, mỗi nơi lại có quan niệm khác
nhau về dục tính.
Nói đến phương Đông là nói đến một vùng không gian chịu ảnh hưởng của
những nền triết học lớn thời cổ ở Châu Á : Nho, Lão và Phật. Các triết học và tôn
giáo đó đã góp phần rất sâu sắc vào quan niệm về con người, về dục tính ở phương
Đông. Trong triết học Lão- Trang, Trang Tử cho rằng “tề vạn vật”, “vật ngã đồng
nhất”. Đạo Lão đề cao tính chất tự do, tự tại của con người, con người hòa đồng với
vũ trụ, con người tự nhiên, tự do, thoát khỏi luân lý, chính trị. Vì thế Lão giáo đề
cao người phụ nữ, cho rằng người phụ nữ tạo ra sự sống mới và gần gũi với thiên
nhiên. Quan hệ tính dục rất được coi trọng như sự hòa hợp giữa âm và dương.
Với Nho giáo, quan niệm về dục tính của con người khác Lão- Trang. Nho
giáo đặt con người trong các mối quan hệ luân thường, đạo lý. Nho giáo đề cao vấn
đề đạo đức, văn hóa, lý tưởng hơn vấn đề vật chất, thân xác. Con người bị ràng
buộc bởi nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, khinh miệt bản năng. Hành vi tính dục của con
người được Nho giáo khoác cho một ý nghĩa thiêng liêng như sự bắt chước trời và


22

đất giao nhau nhưng nó lại mang ý nghĩa xã hội, đạo đức sâu sắc. Nho giáo đời
Tống lên án vật dục, tình dục, chủ trương “Diệt nhân dục, tồn thiên lý”. Để củng cố
đạo đức gia đình và xã hội, nho giáo quan niệm đàn ông không thể có quan hệ tình
dục ngoài gia đình, phải kìm hãm mọi xúc cảm trong quan hệ với đàn bà. Với đàn
bà, Nho giáo coi họ là người giáo dục con cái, người nội trợ, người giúp chồng về
sự nghiệp nhưng lại coi họ như kẻ mang sức mạnh hỗn loạn có hại. Đặc biệt với
những người đẹp, nhà nho xa lánh, hắt hủi họ, xem họ như là nguyên nhân gây nên
mọi sự bất hạnh, tai họa cho gia đình, triều đại. Nên trong quan hệ với phụ nữ,
người đàn ông cần phải tuân theo đạo lý, không để bị lôi cuốn về mặt tình cảm.
Những xúc cảm tính dục của con người bị Nho giáo coi như bản năng thú vật. Qua
đó, chúng ta thấy, Nho gia kiểm soát bản năng tình dục của con người một cách gắt
gao và vấn đề bản năng dường như vắng bóng trong văn học nhà nho. Kiểm soát
bản năng tình dục là một hiện tượng tất yếu của lịch sử văn hóa nhân loại nói chung.
Con người lý tưởng thánh nhân quân tử chính là mẫu hình của con người văn hóa
theo quan niệm của nhà nho, có khả năng vượt lên trên cám dỗ dục vọng và mọi hấp
dẫn vật dục nói chung. Đạo Nho là đạo nội thánh ngoại vương, tu kỉ trị nhân. Nhà
Nho là mẫu người hành đạo, làm chính trị. Để lãnh đạo, cần tu dưỡng theo lý tưởng
thánh hiền…Thánh hiền tất là mẫu người đấng bậc, đứng cao hơn con người tự
nhiên, bản năng. Nhà nho đòi hỏi sự tu dưỡng rất nghiêm khắc với thân xác. Khắc
phục, kiểm soát bản năng được nhà nho đề cao. Họ đặc biệt coi trọng sự tu thân,
hướng đến mệnh đề “tồn thiên lí, khử nhân dục” (bảo tồn thiên lí, khử dục vọng bản
năng), “dĩ tâm khống thân” (dùng tâm để khống chế thân, lấy ý chí đạo đức khống
chế bản năng dục vọng). Văn hoá cổ đại Trung Quốc hình thành ba mệnh đề chính
về thuyết cấm dục: 1. Tồn thiên lí, diệt nhân dục; 2. Nam nữ thụ thụ bất thân; 3.
Vạn ác dâm vi thủ. Sách Lễ kí quy định rõ: “nam nữ đại phòng”, “nam nữ thụ thụ
bất thân”. Từ đó mà xuất hiện những cấm kỵ, như né tránh không đề cập đến đề tài
tình dục, hình thành quan niệm coi tình dục là thấp kém, xấu xa, lấy chuyện sinh
hoạt tình dục như một công cụ để hạ bệ uy tín một nhân vật nào đó và các hình phạt
nghiệt ngã nhằm vào những người có quan hệ tình dục bừa bãi ngoài hôn nhân để



23
duy trì trật tự đạo lý, biểu dương những mẫu người trinh tiết, ban thưởng bằng tiết
hạnh khả phong, làm thơ ca ngợi …
Còn đạo Phật quan niệm cái dục (ham muốn) là nguồn gốc của đau khổ,
trong đó có ham muốn về thân xác, nên Phật giáo chủ trương diệt dục, trừ khử mọi
ham muốn cũng là để kết liễu đau khổ. Phật giáo quan niệm “cảm quan nhục thể là
căn nguyên nhất thiết của tội ác và đau khổ”. Vì thế Phật giáo đề xuất “Cửu tưởng”
để phá “lục dục”, lục dục đó là :
1. Sắc dục tức sự quyến rũ của dung nhan.
2. Hình mạo dục, chỉ vóc dáng.
3. Uy nghi tư thái dục, chỉ sự quyến rũ của âm điệu lời nói
4. Ngôn ngữ âm thanh dục, chỉ sự quyến rũ của âm điệu lời nói.
5. Tế hoạt dục chỉ sắc đẹp và sự quyến rũ của da thịt.
6. Nhân tướng dục chỉ toàn thể vẻ đẹp nhân thể.
(…) Phép “cửu tưởng” mượn sự tưởng tượng chủ quan để phủ định sự tồn tại của
cái đẹp nhân thể, chứng tỏ sức quyến rũ của cái đẹp rất mãnh liệt với con người”
[62, Tr. 18-19]. Như vậy đạo Phật quan niệm cái dục (ham muốn) là nguồn gốc của
đau khổ, trong đó có ham muốn về thân xác. Toàn bộ cái đẹp cơ thể nữ tính đều có
sức quyến rũ gợi lòng ham muốn nên Phật giáo chủ trương diệt dục, trừ khử mọi
ham muốn về thể xác cũng là một trong những cách để kết liễu đau khổ của con người.
Như vậy có thể nói, về vấn đề dục tính thì mỗi tôn giáo có quan niệm, thái
độ, cách ứng xử riêng, trong đó đa phần là chưa coi trọng vấn đề này. Cho nên trong
xã hội phương Đông xưa, chúng ta thấy vẫn còn những quan niệm khắt khe về dục
tính, đề cao cái tâm và hạ thấp thân xác. Ở đó có tồn tại sự bất công của địa vị, vật
chất, giới tính đối với dục tính.
Đời sống dục tính có sự phân biệt về địa vị, giai cấp rất rõ nét. Những vua
quan quý tộc là người ở tầng lớp trên, đưa ra những luật lệ về bản năng dục tính vô
cùng khắt khe theo quan điểm của Nho giáo để người dân thi hành. Nhưng chính
bản thân họ lại đi ngược với những quy định mà mình đặt ra. Các vua chúa có hàng

trăm, ngàn cung nữ mà lại tuyên truyền sắc đẹp là điềm đáng sợ. Họ sống theo bản


24
năng một cách vô độ, bừa bãi nhất, thể hiện rõ đặc quyền đặc lợi trong quan hệ tình
dục của những kẻ giàu sang có quyền thế.
Trong đời sống dục tính cũng có sự bất công về bình đẳng giới. Ở đó, người
đàn ông thường có nhiều quyền hơn người phụ nữ. Người đàn ông có quyền lấy
“năm thê bảy thiếp”,còn người phụ nữ thì “Gái chính chuyên chỉ lấy một
chồng”.Vấn đề trinh tiết của người phụ nữ luôn được coi trọng và đề cao, điều đó
biểu hiện sự bất công đối với họ. Người phụ nữ luôn ở cái thế thụ động, tòng thuộc
vào xã hội nam quyền. Người phụ nữ đẹp thường không được xã hội xưa trân trọng,
đề cao, ngược lại còn bị lên án, căm ghét vì họ cho rằng sắc đẹp là mầm mống của
tai hoạ, tai ương.
Sự phân biệt quyền và cấm kỵ đối với đời sống bản năng giữa nam và nữ là
một trong những hiện tượng bất công của xã hội xưa.Và đây chính là cơ sở để nữ
quyền luận (feminism) ra đời như một phong trào xã hội rộng khắp trước khi trở
thành một khuynh hướng nghiên cứu văn học. Ở Trung Quốc và Việt Nam tồn tại
một thưc tế là trọng đức hơn trọng sắc. Về vấn đề này GS. Trần Đình Hượu nhận
xét:" Họ (các nhà nho) cho sắc đẹp là một thứ của "làm nước mất nhà tan", một
điềm "bất tường". Gia đình xã hội đề cao người con gái nết na, đoan trang, đảm
đang chứ không đề cao sắc đẹp. Khi dạm vợ cho con cháu, người ta thường tránh
người đẹp vì lo nó không mang phúc mà mang họa đến cho gia đình”[32]. GS-TS
Trần Ngọc Vương đưa ra lời nhận định về vấn đề này cũng rất sâu sắc "triết lý hồng
nhan bạc mệnh từ chỗ có nguồn gốc xã hội thuần túy duy vật, dần dần bị trừu tượng
hóa trở thành một triết lý tướng số, đậm chất tiên nghiệm, duy tâm"[86,tr.467].
Như vậy vấn đề “tài mệnh tương đố” (tài không tách rời tình) có căn nguyên xã hội
sâu sắc.
1.2. Vấn đề dục tính trong văn học
1.2.1. Dục tính trong văn học thế giới

Đại văn hào của nước Nga Xô Viết Mac-xim Gooc-ki đã từng nhận định
“Văn học là nhân học”.Văn học luôn hướng về con người và vì con người. Với chức
năng cao quý đó, văn học viết về con người ở mọi phương diện “thân” và “tâm”,


25
diễn biến nội tâm, cảm xúc, khát vọng, trong đời sống của con người, trong đó có
vấn đề dục tính.
Vấn đề dục tính gắn liền với văn hóa ở mỗi quốc gia, mỗi thời đại vì thế sắc
thái dục tính trong văn chương ở mỗi quốc gia, mỗi thời đại hiện lên với nhiều màu
vẻ. Nhìn lại toàn bộ toàn bộ nền văn học thế giới, những tác phẩm đề cập đến vấn
đề dục tính thật phong phú, đa dạng. Ở đây, chúng tôi chỉ xin điểm qua một số tác
phẩm thể hiện vấn đề này.
Thần thoại Hy Lạp là tác phẩm văn học xuất hiện sớm nhất trong văn học
thời cổ đại và có nhiều truyện, nhiều chi tiết đề cập đến vấn đề dục tính. Trong tác
phẩm này có một bộ phận truyện kể về sự gặp gỡ của các vị thần với nhau và với
người trần để tạo ra những người con anh hùng, nữ thần Aphorodite kết hợp với
Ankhises và sinh ra Aeneas, hay cuộc giao hoan giữa Peleus và nữ thần Thetis sinh
ra Achilles… Đặc biệt thần Zeus đấng tối cao, chúa tể của các vị thần hay đi quyến
rũ, cưỡng bức những người phụ nữ khiến vợ thần là nữ thần Hêra xinh đẹp lộng lẫy
đã bao lần phải đau khổ, tức giận vì những cuộc tình duyên ngoài hôn nhân đó.
Thần Zeus và Hera cũng từng chất vấn Tiresias (một kẻ lưỡng tính - androgyme)
rằng, nam hay nữ khoái cảm hơn trong tính dục. Tiresias trả lời rằng, nếu khoái cảm
chia làm mười phần, thì người phụ nữ có đến chín, nam giới chỉ có một. Sở dĩ có
những câu chuyện, chi tiết như thế là bởi trong quan niệm của người phương Tây cổ
đại, dục tính không chỉ là chuyện hết sức tự nhiên mà còn mang màu sắc thiêng
liêng. Dục tính vừa có chức năng sáng tạo ra con người, sự sống vừa là cội nguồn
sáng tạo anh hùng, văn hoá, thi ca, triết học, tôn giáo.
Ở phương Đông thời cổ đại có khá nhiều tác phẩm nghiên cứu về vấn đề dục
tính hoặc có đề cập đến vấn đề này. Trước hết phải kể đến hai bộ sách dục tính

Kamasutra và Tố nữ kinh của hai nền văn minh rực rỡ của Ấn Độ và Trung Quốc.
Hai bộ sách này đã được nhận xét là “xứng đáng được xem là những tác phẩm cổ
điển đề cập một cách sâu sắc đến lạc thú gối chăn trên bình diện khoa học”.
Kamasutra được biết đến là cuốn sách cổ điển của nhân loại viết về dục tính
do Vatsayayana – một nhà hiền triết nghiên cứu về tôn giáo ở Ấn Độ viết bằng tiếng

×