Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 132 trang )



ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN
*




nguyễn thị thanh chúc






Hoạt động th-ởng thức và bảo tồn
âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên
trên địa bàn Hà Nội hiện nay






LUậN VĂN THạC Sĩ
CHUYÊN NGàNH Xã HộI HọC












Hà Nội - 2014



ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN
*




nguyễn thị thanh chúc






Hoạt động th-ởng thức và bảo tồn
âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên
trên địa bàn Hà Nội hiện nay




LUậN VĂN THạC Sĩ
CHUYÊN NGàNH Xã HộI HọC
Mã số: 60 31 03 01



Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Th Vân Hạnh




Hà Nội - 2014


1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
DANH MỤC CÁC BIỂU 7
MỞ ĐẦU 8
1. Lý do chọn đề tài 8
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 9
3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn 16
3.1 Ý nghĩa khoa học 16
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 16
4. Đối tƣợng khách thể, phạm vi nghiên cứu 16
4.1 Đối tượng nghiên cứu 16
4.2 Khách thể nghiên cứu 16

4.3 Phạm vi nghiên cứu 16
4.3.1. Phạm vi không gian 16
4.3.2. Phạm vi thời gian 17
4.3.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu 17
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 17
5.1 Mục đích nghiên cứu 17
5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 17
6. Câu hỏi nghiên cứu 17
7. Giả thuyết nghiên cứu 18
8. Phƣơng pháp nghiên cứu 18
8.1. Phương pháp phân tích tài liệu 18
8.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến 18
8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân 20
9. Khung lý thuyết 21
NỘI DUNG 22
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 22
1.1. Những khái niệm công cụ 22


2
1.1.1. Thưởng thức âm nhạc 22
1.1.2. Bảo tồn 22
1.1.3. Di sản văn hóa phi vật thể 25
1.1.4. Sinh viên 25
1.1.5. Âm nhạc, âm nhạc dân gian truyền thống 25
1.2. Quan điểm của quốc tế và Việt Nam về bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa truyền thống 27
1.2.1 Quan điểm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trên Thế giới 27
1.2.2 Quan điểm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam 30
1.3. Một số lý thuyết xã hội học sử dụng trong đề tài 34

1.3.1. Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý 34
1.3.2 Lý thuyết xã hội hóa 35
1.3.3 Cách tiếp cận xã hội học văn hóa 36
1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 38
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THƢỞNG THỨC VÀ HÀNH VI BẢO TỒN
ÂM NHẠC DÂN GIAN TRUYỀN THỐNG CỦA SINH VIÊN 41
2.1. Âm nhạc dân gian trong quá trình hội nhập 41
2.2. Thực trạng thƣởng thức âm nhạc dân gian truyền thống của sinh
viên các trƣờng Đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay 46
2.2.1. Thể loại âm nhạc sinh viên yêu thích 46
2.2.2. Mức độ thưởng thức âm nhạc dân gian của sinh viên trên địa bàn
Hà Nội hiện nay 50
2.2.3. Các loại hình âm nhạc dân gian truyền thống mà sinh viên trên địa
bàn Hà Nội thường thưởng thức 52
2.2.4. Cách thức tiếp nhận âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên
trên địa bàn Hà Nội hiện nay 56
2.2.5. Đánh giá của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay về hoạt động
biểu diễn âm nhạc dân gian truyền thống 62
2.3. Hành vi bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên
địa bàn Hà Nội hiện nay 69


3
2.3.1. Đánh giá của sinh viên về sự cần thiết bảo tồn loại hình âm nhạc
dân gian truyền thống 69
2.3.2 Sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động bảo tồn âm nhạc dân
gian truyền thống 77
Chƣơng 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
THƢỞNG THỨC VÀ BẢO TỒN ÂM NHẠC DÂN GIAN TRUYỀN
THỐNG CỦA SINH VIÊN 83

3.1. Ảnh hƣởng của nhận thức đến hoạt động thƣởng thức và bảo tồn
âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên 83
3.2. Ảnh hƣởng của một số đặc trƣng nhân khẩu xã hội đến quá trình
thƣởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên 88
3.2.1. Nơi sống trước khi vào đại học 88
3.2.2. Trường sinh viên đang học 92
3.2.3. Giới tính 95
3.3. Quá trình giao lƣu hội nhập văn hóa 100
3.4. Các hoạt động giảng dạy, tuyên truyền âm nhạc dân gian truyền
thống hiện nay 103
KẾT LUẬN 111
1. Kết luận 111
2. Khuyến nghị 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
PHỤ LỤC


4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GD&ĐT
: Giáo dục và Đào tạo
VHTT&DL
: Văn hóa thể thao và du lịch
ĐH
: Đại học
GDĐH
: Giáo dục Đại học
THCS

: Trung học cơ sở
THPT
: Trung học Phổ thông
CLB
: Câu lạc bộ
KHXH&NV
: Khoa học xã hội và nhân văn
UBND
: Ủy ban nhân dân


5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Danh sách tổng hợp các Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại của UNESCO 30
Bảng 2.1: Hiểu biết của sinh viên về nội dung của các thể loại âm nhạc dân
gian truyền thống 42
Bảng 2.2: Thể loại âm nhạc sinh viên yêu thích nhất 46
Bảng 2.3: Mức độ thường xuyên nghe âm nhạc dân gian của giới trẻ 50
Bảng 2.4: Các loại thể loại và sự yêu thích của sinh viên đối với âm nhạc
dân gian mà sinh viên đã từng thưởng thức 53
Bảng 2.5: Các loại nhạc cụ truyền thống sinh viên đã được thưởng thức thông
qua biểu diễn trong âm nhạc dân gian 55
Bảng 2.6: Sinh viên thưởng thức âm nhạc dân gian một các trực tiếp 57
Bảng 2.7: Đánh giá của sinh viên về mức độ xuất hiện của những loại hình âm
nhạc dân gian truyền thống trên các phương tiện truyền thông 63
Bảng 2.8: Nhận định của sinh viên về mức độ xuất hiện loại hình âm nhạc
dân gian truyền thống nhiều nhất trên các kênh phương tiện
truyền thông 64
Bảng 2.9: Quan điểm của sinh viên về trang phục của các nghệ sĩ biểu diễn

âm nhạc dân gian truyền thống hiện nay 67
Bảng 2.10: Nhận định của sinh viên về cách trang điểm của các nghệ sĩ
biểu diễn âm nhạc dân gian truyền thống 68
Bảng 2.11: Quan điểm của sinh viên về sự “cải biến” âm nhạc dân gian truyền
thống theo hướng âm nhạc cách tân, tân cổ giao duyên, hay pha
giai điệu hiện đại 69
Bảng 2.12: Kiến thức của sinh viên về các loại hình âm nhạc dân gian truyền
thống được công nhận là di sản văn hóa thế giới 71
Bảng 2.13: Nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của việc những loại hình âm
nhạc dân gian truyền thống được công nhận là di sản văn hóa 76


6
Bảng 2.14: Nhận thức của sinh viên về cách thức để bảo tồn các giá trị âm
nhạc dân gian truyền thống 78
Bảng 3.1: Tương quan giữa ý kiến của sinh viên về: âm nhạc dân gian truyền
thống không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
hiện nay và mức độ thường xuyên nghe nhạc dân gian 84
Bảng 3.2: Mức độ cần thiết tuyên truyền về âm nhạc dân gian trong học
đường để bảo tồn, phát huy các giá trị nghệ thuật 85
Bảng 3.3: Tương quan giữa nhận thức về mức độ cần thiết tuyên truyền về
âm nhạc dân gian trong học đường để bảo tồn, phát huy các giá trị của
nó và mức độ thường xuyên nghe nhạc dân gian của sinh viên 86
Bảng 3.4: Mối quan hệ giữa nơi sống trước khi vào đại học và quan điểm nên
hiện đại hóa hoàn toàn "cải biến" âm nhạc dân gian truyền thống theo
hướng cách tân, tân cổ giao duyên, hay pha giai điệu hiện đại 91
Bảng 3.5: Kiểm định Anova giữa trường học và quan điểm nên hiện đại hóa
hoàn toàn "cải biến" âm nhạc dân gian truyền thống theo hướng
cách tân, tân cổ giao duyên, hay pha giai điệu hiện đại 93
Bảng 3.6: Phân tích Anova một yếu tố so sánh sinh viên giữa các trường

đại học 94
Bảng 3.7: Tương quan giữa giới tính và mức độ thường xuyên nghe nhạc
dân gian 95
Bảng 3.8: Tương quan giữa giới tínhvới đánh giá của sinh viên về mức độ
tâm huyết mức độ tâm huyết của các nghệ sỹ với vai diễn 98
Bảng 3.9: Lý do “âm nhạc dân gian truyền thống hiện nay không còn nhận
được sự quan tâm của giới trẻ” 100




7

DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu đồ 2.1: Đánh giá của sinh viên về nhận định:“âm nhạc dân gian truyền
thống không còn phù hợp với sự phát triển của kinh tế - văn hoá -
xã hội hiện nay” 44
Biểu đồ 2.2: Sinh viên thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống thông qua
các phương tiện truyền thông 59
Biểu đồ 2.3: Đánh giá của sinh viên về các hoạt động biểu diễn âm nhạc
dân gian truyền thống 63
Biểu đồ 2.4: Đánh giá của sinh viên về sự tâm huyết của các nghệ sĩ diễn
suất với vai diễn 66
Biểu đồ 2.5: Các hoạt động sinh viên tham gia bảo tồn âm nhạc dân gian
truyền thống 80
Biểu đồ 3.1: Nhà trường chủ trương tuyên truyền về âm nhạc truyền thống 108




8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghệ thuật truyền thống trong đó có âm nhạc dân gian truyền thống là
một phần không thể thiếu trong đời sống văn hoá, tinh thần của người Việt
Nam. Các loại hình nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là âm nhạc dân gian đã
góp phần làm cho đời sống của nhân dân thêm phong phú về tinh thần, nêu
cao những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Theo suốt chiều dài lịch sử
của dân tộc âm nhạc cổ truyền chứa đựng trong mình một không gian, một
thời gian sinh hoạt về các hoạt sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Âm
nhạc dân gian thể hiện rất nhiều khía cạnh của cuộc sống như tình yêu quê
hương đất nước, truyền thống lịch sử của dân tộc, những nét đẹp của văn hóa
vùng miền… Bên cạnh đó, thông qua những loại hình âm nhạc dân gian con
người gửi gắm trong đó những những tình cảm của mình, như những điệu hò,
điệu lý của vùng sông nước, những điệu dân ca của quan họ Bắc Ninh…nhất
là giới trẻ đã mượn những âm hưởng đó để thể hiện tình cảm, tình yêu một
cách tinh tế và sâu đậm.
Song, cùng với sự phát triển của xã hội khi nước ta hội nhập kinh tế, sự
giao lưu và tiếp xúc văn hoá cũng như sự phát triển mạnh mẽ của các phương
tiện truyền thông đại chúng đã đưa tới nước ta nhiều thể loại âm nhạc mới với
giai điệu sôi động, những phong cách mới lạ đã nhanh chóng được giới trẻ
đón nhận và trở thành một trong những hình thức giải trí của thanh thiếu niên
đặc biệt là học sinh, sinh viên.Thế hệ trẻ đã tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa
mới trước xu thế biến đổi của thời đại. [17]
Một thực tế dễ nhận thấy, khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội
cũng thay đổi theo, điều đó có nghĩa là khi xã hội vận hành và biến đổi thì các
cá nhân sống trong xã hội đó cũng có những thay đổi trong suy nghĩ, xu
hướng thưởng thức âm nhạc và sự thay đổi này tác động mạnh mẽ đến thế hệ
trẻ trong đó có sinh viên. “Sinh viên hiện nay có nhu cầu giải trí rất lớn đặc
biệt là âm nhạc. Sinh viên thường thưởng thức âm nhạc quốc tế, nhạc trẻ Việt



9
Nam nhất là những bài hát về tình yêu nam nữ” [1, tr.56]. Dường như thanh
niên, sinh viên hiện nay ít hứng thú, mặn mà với những làn điệu chèo, cải
lương, dân ca vốn trước kia là cái hồn của văn hoá dân tộc. Trên thị trường
âm nhạc Việt Nam dần vắng mặt những băng đĩa nhạc theo lối truyền thống
xưa mà thay vào đó là một thế hệ các thương hiệu quảng bá và những sô lô
nhạc trẻ cả trong nước lẫn quốc tế. Trong khi các thể loại âm nhạc mới đang
trở thành “thực đơn chính” trong xã hội âm nhạc, sinh viên thưởng thức, đón
nhận những âm nhạc dân gian truyền thống của dân tộc như thế nào? Và bản
thân những loại hình âm nhạc truyền thống có còn phù hợp với lối sống của
thời đại mới? Sinh viên làm gì để có thể bảo tồn những giá trị văn hóa truyền
thống của âm nhạc dân gian hiện nay. Đây là một trong những chủ đề được
giới phê nghệ thuật quan tâm và cũng được nhiều nhà nghiên cứu xem xét,
đánh giá nhất là trong mảng nghiên cứu về những giá trị truyền thống của dân
tộc. Chính vì vậy, với mong muốn tìm hiểu “Hoạt động thƣởng thức và bảo
tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
hiện nay” để qua đó tác giả muốn góp phần tìm ra những biện pháp để các
loại hình âm nhạc dân gian truyền thống có thể thu hút được khán giả trẻ.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Lịch sử nghiên cứu đã cho thấy có nhiều tác giả, nhiều công trình
nghiên cứu đề cập đến văn hóa truyền thống, những giá trị của văn hóa truyền
thống của dân tộc, trong đó có phân tích nghiên cứu về âm nhạc dân gian
truyền thống như là một giá trị của lịch sử dân tộc. Công trình “Về giá trị văn
hóa tinh thần Việt Nam” [58] tập thể tác giả gồm 2 tập) và “Giá trị tinh thần
truyền thống của dân tộc Việt Nam”[15] của Trần Văn Giàu đã phân tích một
cách sâu sắc về các giá trị tinh thần truyền thống của người Việt Nam. Đặc
biệt, ở góc độ sử học và đạo đức học đã phân tích sự vận động của những giá
trị tinh thần truyền thống qua những sự kiện phong phú của lịch sử Việt Nam.

Bàn về vai trò của văn hoá truyền thống trong giáo dục thế hệ trẻ tác giả
Nguyễn Hồng Hà đã viết cuốn “Văn hoá truyền thống dân tộc với việc giáo


10
dục thế hệ trẻ hiện nay”[17]. Trong tác phẩm tác giả đã đưa ra một số biện
pháp phát huy vai trò của văn hoá nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Trong cuốn sách này tác giả đi sâu vào việc phân tích thực trạng của văn hoá
truyền thống hiện nay trong việc qui chiếu so sánh với trước kia nhằm đưa ra
những số liệu để các cơ quan quản lý có những tác động phù hợp đến việc gìn
giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Bên cạnh đó có rất nhiều tác giả đã đề cập đến giá trị truyền thống Việt
Nam và những vấn đề đặt ra trong xu thế toàn cầu hóa; giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa.Trong đó, các tác giả nêu
lên thực trạng các giá trị truyền thống nói chung và giá trị truyền thống Việt
Nam nói riêng trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, và những giải pháp nhằm
giữ gìn, phát huy các giá trịtruyền thống Việt Nam trước thách thức toàn cầu
hóa. Có thể kể đến Đỗ Huy với tác phẩm “Giá trị truyền thống Việt Nam
trước thách thức của toàn cầu hóa” [15] ; Bùi Thanh Thủy: “Kế thừa và phát
huy những giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa”[42] các
giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ Quý trong cuốn “Tìm hiểu
giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá”[7]. Ngô Đức Thịnh [41.] (chủ biên): Bảo tồn, làm giàu và phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập
(2010); Cù Huy Chử [9]: Kế thừa giá trị truyền thống văn hoá dân tộc
trong xây dựng nền văn hoá nghệ thuật Việt Nam; Nguyễn Duy Bắc [3]:
Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay. Các công trình khoa học đề cập tương đối toàn
diện về vấn đề khai thác, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong
chiến lược phát triển con người Việt Nam toàn diện. Cũng theo hướng nghiên

cứu sự tác động của toàn cầu hóa đến giá trị truyền thống, tác giả Nguyễn
Đình Tường có bài báo “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống ở
Việt Nam trước tác động của toàn cầu hoá”[47]. Theo tác giả, toàn cầu hoá là
quá trình khách quan, quá trình đó một mặt tạo ra cơ hội cho các quốc gia dân


11
tộc mở rộng giao lưu hợp tác, mặt khác nó cũng đặt những giá trị văn hoá
truyền thống của mỗi quốc gia dân tộc trước nhiều thách thức. Do đó giữ gìn
và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc để văn hóa trở thành nền
tảng tinh thần xã hội đã và đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay. Một trong
những công trình đề cập tương đối toàn diện về sự tác động của toàn cầu hóa
đến các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực văn hóa, tinh
thần phải kể đến cuốn sách “Giá trị truyền thống trước những thách thức của
toàn cầu hóa”[8]. Cuốn sách gồm có hai phần, phần một các tác giả tập trung
làm rõ thực chất của toàn cầu hóa nhưng từ góc độ triết học và giá trị học.
Ngoài ra, các tác giả còn đi sâu phân tích nội dung, thực chất giá trị truyền
thống và giá trị truyền thống Việt Nam, trong đó có giá trị đạo đức truyền
thống; chỉ ra cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với việc giữ gìn và
phát huy các giá trị truyền thống. Trong phần thứ hai, các tác giả nói lên thực
trạng các giá trị truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đề
xuất những giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống Việt
Nam trước thách thức của toàn cầu hóa. Các công trình nghiên cứu trên đã
phân tích một cách tỉ mỉ về giá trị truyền thống trong văn hóa dân tộc trong đó
có âm nhạc dân gian truyền thống có ý nghĩa như một giá trị văn hóa tinh thần
quí báu của dân tộc.
Đồng thời, đã có nhiều cuộc hội thảo cũng như những nghiên cứu
chuyên sâu về âm nhạc dân gian như:
Hội thảo khoa học "Sân khấu và âm nhạc truyền thống Việt Nam với
người nước ngoài" [45] (2005) được Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát

huy văn hóa dân tộc tổ chức tại Hà Nội. Trong hội thảo các nhà nghiên cứu
thảo luận về âm nhạc truyền thống gồm các nội dung: ý niệm làm nhạc, hành
vi âm nhạc và cuối cùng mới là thực hành âm nhạc. Muốn hiểu được âm nhạc
dân gian phải trải qua cả ba giai đoạn đó. Ngày 24 tháng 11 năm 2010, Viện
Âm nhạc (thuộc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) đã tổ chức buổi tọa
đàm “Âm nhạc dân tộc học tại Việt Nam”. Trước nguy cơ mai một của nền


12
âm nhạc cổ truyền, trước đội ngũ theo nghề âm nhạc dân tộc học còn quá
mỏng, âm nhạc dân tộc đang bị mai một dần. Bên cạnh đó nhu cầu thưởng
thức âm nhạc dân gian trong đời sống xã hội đang bị lấn át bởi những hình
thức giải trí khác cũng như những loại hình âm nhạc khác đang thịnh hành
trên thị trường. Hội thảo khoa học quốc tế “Hát Ca trù người Việt” do Viện
Âm nhạc tổ chức ngày 20 tháng 6 năm 2006 tại Hà Nội đã có 24 bản tham
luận của các đại biểu đã tập trung phân tích và đánh giá một cách khoa học
những vấn đề về văn hoá, lịch sử, nghệ thuật, hiện trạng hoạt động ca trù
trong đời sống thường nhật và những đề xuất về kế hoạch hành động quốc gia
trong việc bảo tồn Di sản Ca trù ngày nay trong đời sống cộng đồng
Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu cũng có những tác phẩm phân tích một
cách sâu sắc về các loại hình âm nhạc dân tộc như: Bộ sách "Nghìn năm âm
nhạc Thăng Long - Hà Nội"[7] do Bộ VH,TT&DL và Nhà xuất bản Âm nhạc
thực hiện. Bộ sách đã khảo cứu tổng kết và phân tích khá đầy đủ và sâu sắc
về âm nhạc tồn tại trên đất Thăng Long - Hà Nội 1000 năm qua. Bộ sách gồm
5 quyển đi sâu vào phân tích và bình luận về âm nhạc (Quyển 1 - Âm nhạc
Cung đình; Ca trù, Quyển 2 - Nhạc cổ truyền, Quyển 3 - Nhạc cổ truyền cách
tân, Quyển 4 - Nhạc mới, quyển 5 - Bình). Bộ sách đã tổng kết các loại hình
âm nhạc, sự tồn tại, phát triển, hay mai một theo thời gian của của các loại
hình âm nhạc trên đất Thăng Long 1000 năm qua.
Cuốn “Thanh điệu tiếng Việt và âm nhạc cổ truyền”[27] của Hoàng Kiều

Sách được Viện Âm nhạc xuất bản vào nǎm 2001. Công trình được chia thành các
phần: mở đầu, phần thứ nhất, phần thứ hai và kết luận. Công trình đã nghiên cứu
mối quan hệ giữ thanh điệu tiếng Việt và âm nhạc dân gian, những vần điệu trong
tiếng việt và âm hưởng của âm nhạc dân tộc kết hợp với nhau theo luật bằng-chắc,
vần-điệu để tạo nên những tác phẩm âm nhạc dân tộc đặc sắc.
Tác giả Bùi Ngọc Phúc đã nghiên cứu “Âm nhạc cổ truyền Việt Nam
qua báo chí nửa sau thế kỷ XX”[18] và “Âm nhạc trong Hầu văn Huế”
Nghiên cứu là một tổng hợp luận, khoa học và mang tính thuyết phục tác giả


13
đã phân tích hiện trạng và sự biến đổi của âm nhạc cổ truyền Việt Nam trong
một thời kỳ nửa sau thế kỷ XX và một loại hình âm nhạc dân gian cụ thể là
Hầu văn không chỉ có ở Huế mà nó tồn tại ở nhiều nơi trong đời sống văn hóa
dân gian và tâm linh của người Việt, từ cấp làng, xã, huyện, tỉnh và cả nước.
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Liêm đã nghiên cứu khảo sát về Đờn ca Tài tử và đã
xuất bản “Góp phần nghiên cứu Đờn ca Tài tử”[29]. Trong tác phẩm tác giả
đã đưa ra định nghĩa về Đờn ca tài tử, đồng thời trong tác phẩm cũng phân
tích sự phát triển của đờn ca tài tử trong trong lịch sử, những mốc đánh dấu
quan trọng của loại hình nghệ thuật này.
Trong các đề tài nghiên cứu về thanh niên, sinh viên về cơ bản thường
nghiên cứu về lối sống, văn hóa, tư tưởng, nhân cách sinh viên. Tác giả Thái
Duy Tuyên đã “Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong
điều kiện kinh tế thị trường”[48], tác giả Trần Sỹ Phán: “Sinh viên với định
hướng giá trị nhân cách”[34]. Các tác giả đã phân tích sự định hướng các giá
trị cuộc sống cho sinh viên, và một số giá trị nhân cách định hướng cho sinh
viên Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Từ định hướng các giá trị nhân cách đó, giúp
sinh viên Việt Nam nhận thấy được vai trò và trách nhiệm của mình với bản
thân, gia đình, dân tộc.

Một số các tác giả khác chuyên đi sâu nghiên cứu về lối sống, giáo dục
đạo đức cho thanh niên, sinh viên. Phạm Khắc Hùng, Phạm Hồng Quang:
“Thực trạng lối sống sinh viên Đại học Thái Nguyên”, Lê Thị Hoài Thanh:
“Vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay” Võ
Minh Tuấn: “Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay”, Đỗ
Thị Lan: “Vấn đề xây dựng lối sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay
ở tỉnh Yên Bái”Trần Sỹ Phán:“Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay”[35]. Các tác giả chú ý đến
những lối sống, phong cách sống, nhu cầu giải trí, thưởng thức của sinh viên
trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, sự biến đổi về giá trị, thay đổi về đạo


14
đức cũng như vấn đề đặt ra về ý thức của sinh viên đối với giá trị văn hóa
truyền thống trong đó có âm nhạc dân gian. Các tác giả đã chỉ ra sinh viên
hiện nay trong tâm thế vẫn nhận định cần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống
nhưng những hành động cụ thể hoặc là sự ít yêu thích của sinh viên đối với
các loại hình văn hóa truyền thống.
Khi nghiên cứu về thị hiếu âm nhạc của sinh viên tác giả Hoàng Diệu
Anh[1] (2009) đã có nghiên cứu:“Nhu cầu âm nhạc của sinh viên: nghiên cứu
tại Đại học Quốc gia Hà Nội”. Đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận
của đề tài (các khái niệm, đặc điểm của nhu cầu thưởng thức âm nhạc, các yếu
tố ảnh hưởng đến nhu cầu thưởng thức âm nhạc của sinh viên …). Tiến hành
nghiên cứu nhu cầu thưởng thức âm nhạc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà
Nội qua điều tra khảo sát 140 sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và
nhân văn, 140 sinh viên Trường Đại học Khoa học tự nhiên và phỏng vấn sâu
20 sinh viên. Làm rõ nhận thức của sinh viên về âm nhạc, thực trạng nhu cầu
âm nhạc của họ, cụ thể là các loại hình âm nhạc sinh viên thưởng thức, nội
dung âm nhạc và phương thức thỏa mãn nhu cầu thưởng thức âm nhạc của sinh
viên. Nêu lên một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu âm nhạc của sinh viên và

tác động của nhu cầu âm nhạc đến đời sống tinh thần của sinh viên. Từ kết quả
đó, đề xuất các kiến nghị định hướng và nâng cao chất lượng nhu cầu thưởng
thức âm nhạc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội.
Âm nhạc dân gian truyền thống nói riêng và nghệ thuật truyền thống
nói chung là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Hoạt động
này diễn ra ở những thời điểm lịch sử khác nhau và ở từng giai đoạn của cuộc
sống khác nhau. Vấn đề về âm nhạc truyền thống được rất nhiều cơ quan
ngôn luận, các nhà khoa học nghiên cứu.
Trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu về “Thị hiếu nghệ thuật
của công nhân Quảng Ninh”. Có thể nói, đây là công trình xã hội học thực
nghiệm đầu tiên về nghệ thuật ở Việt nam do Viện nghiên cứu lý luận và lịch
sử nghệ thuật, Bộ văn hoá tiến hành năm 1980 theo mẫu bảng hỏi của viện


15
nghiên cứư nghệ thuật Liên xô. Quy mô của công trình này khá lớn, khoảng
2000 bảng hỏi như thế thời điểm xuất phát của các xã hội học thực nghiệm về
nghệ thuật ở Việt nam so với các nước khác trên thế giới không hề chậm trễ.
Tiếp đó trong nghiên cứu âm nhạc có công trình “Thị hiếu âm nhạc của
quần chúng qua điều tra hội ca- múa- nhạc năm 1980” (Nguyễn Phan Thọ-
Nguyễn Lam Sơn). Đây là đề tài nhằm tìm hiểu về thị hiếu âm nhạc của quần
chúng thông các hoạt động văn hoá nghệ thuật, đề tài đem đến cho chúng ta
cái nhìn khá toàn diện về thị hiếu âm nhạc của nhân dân, đề tài nghiên cứu
này là cơ sở để tìm hiểu những định hướng nghiên cứu về âm nhạc.
Ngoài những công trình nghiên cứu kể trên, còn có rất nhiều những bài
báo viết về mảng đề tài này như “Sân khấu sẽ ra sao vào năm 2000” của
Phùng Dũng, hay “Thực trạng và lối ra của sân khấu hiện nay” của Nguyễn
Văn Thành trích trong báo cáo đề dẫn hội nghị Trung ương về nghệ thuật
truyền thống Hầu hết các bài viết trên đều nhằm phản ánh thực trạng đang
diễn ra hiện nay là nghệ thuật truyền thống đang mất dần những giá trị tốt đẹp

và vai trò của nó trong đời sống nghệ thuật và xu hướng thưởng thức của người
dân trên cả nước, từ việc chỉ ra thực trạng đó các tác giả lên tiếng kêu cứu cho
nền nghệ thuật truyền thống nước nhà đã sắp thất truyền trong giới trẻ.
Các công trình khảo cứu trên thực hiện trên cơ sở những tiêu chuẩn hoá
nhằm thu thập thông tin xã hội học về nhu cầu, sở thích, thị hiếu mong đợi
nghệ thuật trong những tương quan về giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, học
vấn Hầu hết, những nghiên cứu này được tiến hành một cách bài bản, qui
mô và đem lại những kết quả khoa học thiết thực, đặc biệt là kết quả về sự
khác biệt về nhu cầu, sở thích, thị hiếu của công chúng nghệ thuật.
Tuy vậy, phần lớn các công trình nghiên cứu và những bài viết trên tập
trung vào mối quan hệ giữa tác phẩm và công chúng mà chưa đi tìm hiểu về việc
thưởng thức và bảo tồn, phát huy của các nhóm công chúng nói chung và của
sinh viên nói riêng đối với loại hình âm nhạc truyền thống. Trong đề tài nghiên
cứu của mình, tôi mong muốn hướng đến tìm hiểu thực trạng thưởng thức âm


16
nhạc dân gian truyền thống của sinh viên và quá trình bảo tồn, phát huy những
giá trị văn hóa truyền thống đó để làm rõ hơn một khía cạnh chưa được đề cập
tới nhiều trong các công trình nghiên cứu về âm nhạc dân gian truyền thống.
3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn
3.1 Ý nghĩa khoa học
Luận văn vận dụng các kiến thức của xã hội học vào nghiên cứu giải
thích một hoạt động trong lĩnh vực văn hóa lối sống của sinh viên, đồng thời
tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thưởng thức âm nhạc của
sinh viên hiện nay. Các kết quả trong nghiên cứu này phần nào góp phần kiểm
chứng một số lý thuyết xã học đại cương như: lý thuyết lựa chọn hành vi hợp
lý, lý thuyết xã hội hóa
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả của đề tài sẽ góp phần cung cấp những bằng chứng thực

tiễn, từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp để có thể đưa những loại hình âm
nhạc dân gian truyền thống đến gần với sinh viên hơn. Qua đó, góp phần để
bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống trong sinh viên
4. Đối tƣợng khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của
sinh viên.
4.2 Khách thể nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi chọn khách thể nghiên cứu là sinh viên các trường
trên địa bàn Hà Nội bao gồm: Đại học Khoa học xã hội và nhân văn; Đại học
Văn hoá Hà Nội (Khoa Văn hóa), Đại học Kinh tế quốc dân
4.3 Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Phạm vi không gian
- Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn.
- Trường Đại học Văn hoá (Khoa Văn hóa)
- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.


17
4.3.2. Phạm vi thời gian
- Từ tháng 11/2011-8/2014
4.3.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nội dung của đề tài này bao gồm
các thông tin chủ yếu sau:
Thực trạng thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên
các trường Đại học hiện nay: Loại hình âm nhạc dân gian sinh viên thường
xuyên thưởng thức; mức độ nghe và kênh thông tin sinh viên tiếp nhận âm
nhạc dân gian; đánh giá của sinh viên về hoạt động biểu diễn âm nhạc dân
gian truyền thống hiện nay.
Hành vi bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên.
Các yếu tố tác động đến quá trình thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian.

5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền
thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay, đồng thời chỉ ra những
nhân tố tác động đến quá trình thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống
của sinh viên, từ đó đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm gìn giữ,
bảo tồn những giá trị truyền thống trong sinh viên hiện nay.
5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu nhằm chỉ ra thực trạng thưởng thức âm nhạc dân gian
truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
- Tìm hiểu nhận thức và hành vi của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
trong việc bảo tồn các loại hình âm nhạc dân gian truyền thống .
- Tìm hiểu những yếu tố tác động tới hoạt động thưởng thức âm nhạc
dân gian truyền thống của sinh viên.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Hoạt động thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên
trên địa bàn Hà Nội hiện nay như thế nào? Các thể loại âm nhạc sinh viên yêu
thích là gì?


18
- Những hành vi bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống hiện nay của
sinh viên như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thưởng thức âm nhạc dân gian
truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội là gì?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay là những người ưa thích
những thứ năng động nên họ thích phong cách nhạc trẻ, có tiết tấu nhanh, vì
thế họ sẽ ít quan tâm đến việc thưởng thức các loại hình âm nhạc dân gian
truyền thống.

- Sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay thấy được vai trò quan trọng
của việc bảo tồn các giá trị văn hóa âm nhạc dân gian truyền thống nhưng họ
không có các hành động cụ thể để duy trì, bảo tồn.
- Có nhiều yếu tố tác động tới hoạt động thưởng thức âm nhạc dân gian
truyền thống của sinh viên, trong đó quá trình giao lưu, hội nhập văn hóa và
hoạt động tổ chức, biểu diễn, tuyên truyền, giảng dạy âm nhạc dân gian
truyền thống hiện nay có ảnh hưởng mạnh.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Trong đề tài này, tôi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu trên cơ sở
của việc tìm kiếm những bài viết, những nhận định, đánh giá của các tác giả
về những giá trị truyền thống, về các loại hình âm nhạc dân tộc nhằm làm
phong phú thêm nguồn tài liệu và là một căn cứ để đưa ra những nhận định
cho vấn đề nghiên cứu.
8.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến
Ở đề tài này, tôi tiến hành trưng cầu ý kiến những bạn sinh viên thuộc
ba khối trường Nhân Văn, Văn Hoá, Kinh tế để thấy được thực trạng thưởng
thức và ý thức bảo tồn của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay với âm
nhạc dân gian truyền thống.



19
Bảng hỏi gồm 05 phần. Bao gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Mức độ thưởng thức âm nhạc truyền thống của sinh viên
+ Hiểu biết của sinh viên về âm nhạc truyền thống
+ Quan điểm của sinh viên về bảo tồn và phát huy các giá trị của âm
nhạc truyền thống
+ Các hành vi bảo tồn âm nhạc truyền thống.
+ Các đặc trưng nhân khẩu xã hội của sinh viên.

Mẫu nghiên cứu được chọn từ 3 trường: Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Văn hóa, Đại học kinh tế quốc dân với cơ cấu mẫu như sau:
Tỉ lệ sinh viên các trường được lấy gần như bằng nhau ≈ 33%
Cơ cấu về số lƣợng sinh viên tại các trƣờng học:
Trƣờng
Tần số
Tỉ lệ %
ĐH Văn hóa
90
32,5
ĐH Kinh tế quốc dân
87
31,4
ĐH KHXH&NV
100
36,1
Tổng
277
100,0

Một trong những nhiệm vụ của nghiên cứu là tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống
trong đó có môi trường học tập. Cuộc điều tra diễn ra vào đầu năm học do vậy
tác giả không chọn sinh viên năm thứ nhất vì sinh viên năm thứ nhất vừa mới
vào trường đại học nên yếu tố tác động về môi trường học tập sẽ không thể
hiện rõ nét. Do vậy tác giả chỉ lựa chọn sinh viên năm thứ 2,3,4 cơ cấu mẫu
đã được điều tra như sau:
Cơ cấu về năm học của sinh viên:
Năm học
Tần số

Tỉ lệ %
Năm thứ 2
95
34,3
Năm thứ 3
125
45,1
Năm thứ 4
57
20,6
Tổng
277
100,0



20
Dựa vào quan sát, khảo sát thực tế và tìm hiểu thông tin tại các địa bàn
nghiên cứu tác giả nhận thấy sinh viên các trường đại học trong mẫu khảo sát
có số lượng nam giới chiếm tỉ lệ thấp hơn so với nữ giới và tỉ lệ sinh viên
thành thị ít hơn sinh viên có nguồn gốc xuất thân là nông thôn. Do vậy cơ cấu
mẫu trong cuộc khảo sát được chọn như sau:

Cơ cấu về giới tính của sinh viên
Giới tính
Tần số
Tỉ lệ %
Nữ
226
81,6

Nam
51
18,4
Tổng
277
100,0

Cơ cấu về nơi sinh sống trƣớc khi vào đại học
Nơi sinh
Tần số
Tỉ lệ %
Nông thôn
207
74,7
Thành thị
70
25,3
Tổng
277
100,0

8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Ở đề tài này, tôi tiến hành phỏng vấn sâu những bạn sinh viên thuộc ba
khối trường Nhân Văn, Văn Hoá, Kinh tế. Số lượng phỏng vấn sâu sinh viên
tại các trường học được chia đều cho các nhóm sinh viên theo năm học.
Trƣờng
Năm học
Tổng
số
Năm thứ 2

Năm thứ 3
Năm thứ 4
ĐH Văn hóa
2
3
2
7
ĐH Kinh tế quốc dân
2
2
2
6
ĐH KHXH&NV
2
3
2
7
Tổng
6
8
6
20



21
9. Khung lý thuyết








Điều kiện kinh tế - xã hội

Nhận thức
về âm nhạc

Đặc trƣng nhân
khẩu xã hội

Quá trình giao lƣu
hội nhập văn hóa
Hoạt động giảng
dạy, tuyên truyền
âm nhạc
Giới
tính
Nơi
sống
Trƣờng
học
Hành vi bảo tồn âm
nhạc dân gian
truyền thống
Thực trạng thƣởng thức
âm nhạc dân gian
truyền thống


Đánh giá hoạt động
biểu diễn
Kênh thông tin tiếp
nhận âm nhạc
Các loại hình âm nhạc
sinh viên thƣờng
thƣởng thức

Mức độ thƣờng
xuyên nghe âm
nhạc dân gian

Thể loại âm nhạc
sinh viên
yêu thích
Hành vi cụ thể bảo tồn
âm nhạc dân gian
truyền thống
Đánh giá về sự cần thiết
bảo tồn âm nhạc
dân gian


22
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Những khái niệm công cụ
1.1.1. Thưởng thức âm nhạc
Thưởng thức: theo từ điển tiếng Việt thưởng thức là hiểu biết và hưởng

thụ một cách thích thú về một loại hình văn hóa nghệ thuật. Như thưởng thức
thơ văn, thưởng thức văn nghệ [46, tr.658].
Thưởng thức âm nhạc có nghĩa là nhận biết, hiểu biết được và hưởng thụ
một cách thích thú về các giá trị, phong cách khác nhau của âm nhạc[56] .
Trong các lớp thưởng thức âm nhạc người ta thường giới thiệu những
bài học về lịch sử âm nhạc, hình thức và thể loại âm nhạc để giúp người học
hiểu được tại sao con người trong một thời kỳ này lại yêu thích một loại nhạc
nào đó và có khi loại nhạc được yêu thích trong thời kỳ đó là bị tẩy chay
trong các thế hệ sau."
Nhà soạn nhạc lừng danh người Mỹ gốc Nga - Igor Stravinsky đã từng
nói: “Nhìn chung, thưởng thức âm nhạc gặp phải khó khăn là người ta chú trọng
quá nhiều vào việc dạy âm nhạc mà lẽ ra nên dạy cách yêu mến nó”. Muốn
thưởng thức âm nhạc, chúng ta không cần phải biết chơi một nhạc cụ hay biết
đọc nốt nhạc, hiểu được tổng phổ. Khi khán giả có thể thưởng thức âm nhạc đó
thì họ sẽ có thể nghe hiểu được người sáng tác, hiểu được tác phẩm và có thể rút
ra được điều gì đó từ việc lắng nghe những tác phẩm đó.[2]
Khái niệm thưởng thức âm nhạc được dùng trong đề tài này được hiểu là
khả năng nhận biết, hiểu biết và hưởng thụ một cách thích thú về các giá trị,
phong cách khác nhau của âm nhạc. Khi đó người nghe sẽ có thể nghe hiểu được
người sáng tác, hiểu được tác phẩm và có thể rút ra được điều gì đó từ việc lắng
nghe những tác phẩm đó.
1.1.2. Bảo tồn
Bản thân lĩnh vực văn hóa là rất rộng lớn và người ta thường gắn khái
niệm “bảo tồn văn hóa” với những đối tượng cụ thể như: bảo tồn văn hóa truyền


23
thống, bảo tồn văn hóa vật thể, bảo tồn văn hóa phi vật thể, bảo tồn di sản văn
hóa Phật giáo, bảo tồn văn hóa nông thôn…Hiểu theo nghĩa chung nhất thì bảo
tồn văn hóa là giữ gìn, lưu lại những giá trị văn hóa.

Bảo tồn văn hóa không phải là hoạt động cản trở sự phát triển văn hóa, mà
trong một chừng mực nào đó còn là cơ sở cho sự phát triển văn hóa theo đúng
hướng. Bản thân quá trình phát triển văn hóa có sự đào thải yếu tố văn hóa lỗi
thời, lạc hậu, không phù hợp với hiện thực khách quan.[20]
Có nhiều khái niệm, định nghĩa về thuật ngữ “bảo tồn” và “phát huy” nhưng
để làm rõ hơn khái niệm về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, ta có thể hiểu như
sau: Bảo tồn di sản (heritage preservation) được hiểu như là các nỗ lực nhằm bảo
vệ và giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó. Phát huy di sản
(heritage promotion) có nghĩa là những hành động nhằm đưa di sản văn hóa vào
trong thực tiễn xã hội, coi đó như là nguồn nội lực, tiềm năng góp phần thúc đẩy sự
phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người, thể
hiện tính mục tiêu của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội.[44, tr.44]
Về quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá cũng có nhiều
quan điểm khác nhau. Nhưng trên thế giới vẫn tựu trung hai quan điểm như sau:
Bảo tồn nguyên vẹn và bảo tồn trên cơ sở kế thừa.
Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn: theo Gregory J.Ashworth, nó được phát
triển đầu tiên từ những năm 50 của thế kỷ XIX. Quan điểm bảo tồn nguyện vẹn
này được khá nhiều học giả ủng hộ, đặc biệt các nhà bảo tồn, bảo tàng trong lĩnh
vực di sản văn hóa. Những người theo quan điểm bảo tồn nguyên vẹn cho rằng,
những sản phẩm của quá khứ, nên được bảo vệ một cách nguyên vẹn, như nó
vốn có, cố gắng phục hồi nguyên gốc các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
cũng như cố gắng cách ly di sản khỏi môi trường xã hội đương đại. Họ cho rằng,
mỗi di sản chứa đựng những giá trị văn hóa - xã hội nhất định mà không phải lúc
nào thế hệ hiện tại có hiểu biết một cách cụ thể để có thể phát huy những giá trị
ấy một cách thích hợp. Hơn nữa, những giá trị văn hóa ấy luôn biến đổi theo
thời gian do những tác động của xã hội hiện tại và sẽ tạo nên những lớp văn hóa
khác không trùng nghĩa với lớp văn hóa mà thế hệ trước chuyển giao cho thế hệ

×