Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Thực trạng và triển vọng trong hợp tác năng lượng giữa Việt Nam với Liên bang Nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 113 trang )


i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ







TRẦN KHÁNH LINH







THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG TRONG HỢP TÁC NĂNG LƢỢNG
GIỮA VIỆT NAM VỚI LIÊN BANG NGA





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI













Hà Nội – 2014



ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





TRẦN KHÁNH LINH





THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG TRONG HỢP TÁC NĂNG LƢỢNG
GIỮA VIỆT NAM VỚI LIÊN BANG NGA

Chuyên ngành: KTTG&QHKTQT

Mã số: 603107



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI





NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN CẢNH TOÀN









Hà Nội – 2014


i
LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu, các Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên đã tham gia giảng dạy,
hướng dẫn luận văn lớp Cao học K18 - Kinh tế đối ngoại, đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tác giả được học tập nghiên cứu, làm cơ sở cho việc nghiên cứu

đề tài;
Toàn thể bạn bè và đồng nghiệp, đã quan tâm và động viên tác giả.
Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn TS. Nguyễn
Cảnh Toàn, đã dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ để chỉ dẫn giúp đỡ tác
giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Do điều kiện về thời gian cũng như hạn chế về trình độ của bản thân,
thêm vào đó vấn đề nghiên cứu còn mới mẻ nên đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của các thầy, Hội
đồng chấm đề cương luận văn tốt nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn./.
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn


Trần Khánh Linh






ii
MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn…………………………………………………………………
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt i
Danh mục các bảng số liệu ii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị iii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hợp tác kinh tế

về năng lượng trong bối cảnh toàn cầu hóa 7
1.1. Cơ sở lý luận 7
1.1.1 Hợp tác kinh tế quốc tế và nhu cầu hợp tác năng lượng
trong bối cảnh toàn cầu hóa 7
1.1.2. Các hình thức hợp tác năng lượng 9
1.2. Cơ sở thực tiễn 12
1.2.1. Tổng quan về lĩnh vực năng lượng của Việt Nam 12
1.2.2. Vị thế, tiềm năng của Liên bang Nga trong lĩnh vực năng lượng 20
1.2.3. Sự cần thiết phải tăng cường hợp tác năng lượng giữa
Việt Nam và Liên bang Nga … 29
1.3 Kinh nghiệm hợp tác kinh tế về năng lươ
̣
ng của Việt Nam
với một số nước … 31
Chương 2: Thực trạng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và Liên bang Nga … 35
2.1. Khái quát về quan hệ chính trị và kinh tế song phương 35
2.2. Hợp tác năng lượng trong các lĩnh vực chủ chốt………………………….41
2.2.1 Hợp tác trong lĩnh vực thủy điện và nhiệt điện 41
2.2.2 Hợp tác trong lĩnh vực dầu khí……………………………….…49
2.2.3 Hợp tác trong lĩnh vực điện hạt nhân 56
Chương 3: Những đánh giá, triển vọng và một số giải pháp thúc đẩy quan
hệ hợp tác năng lượng giữa Việt Nam - Liên bang Nga 67

iii
3.1 Đánh giá về thực trạng hợp tác hai nước trong lĩnh vực năng lượng… 67
3.2. Triển vọng hợp tác song phương 81
3.1.1. Vị trí và tầm quan trọng trong hợp tác năng lượng
giữa Việt Nam - Liên bang Nga 81
3.1.2. Một số dự báo về triển vọng hợp tác năng lượng
giữa Việt Nam - Liên bang Nga 82

3.3. Giải pháp thúc đẩy hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và Liên bang Nga …84
3.3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hợp tác năng lượng
giữa Việt Nam - Liên bang Nga 84
3.3.2. Các kiến nghị mang tính giải pháp 85
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89


























i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2
LB Nga
Liên bang Nga
3
NMĐHN
Nhà máy điện hạt nhân
4
PVN
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam
5
SNG
Cộng đồng các quốc gia độc lập




























ii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU


Số thứ tự
Số hiệu
Nội dung bảng
Trang
1
Bảng 1.2

Các nhà máy thuỷ điện lớn (>100MW)
của Việt Nam.
14
2
Bảng 2.1
Kim ngạch và phần trăm tăng trưởng
thương mại Việt Nam - LB Nga và giá
trị xuất nhập, khẩu của Việt Nam.
37
3
Bảng 2.2
Nội dung và kết quả đàm phán về Hiệp
định xây dựng NMĐHN Ninh Thuận 1
giữa Việt Nam và Nga.

57

























iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ



Số thứ
tự
Số hiệu
Nội dung bảng và đồ thị
Trang
1
Hình 1.1
Sản lượng và xuất khẩu than Việt Nam
từ năm 2003-2009
13















1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử phát triển của loài người, năng lượng luôn đóng một vai
trò quan trọng. Từ xa xưa con người đã biết khai thác các nguồn tài nguyên
năng lượng để phục vụ các hoạt động sản xuất, đi lại, xây dựng và đời sống
hàng ngày. Ngày nay, năng lượng đang trở thành là vấn đề cấp thiết, toàn cầu
khi mà các nguồn tài nguyên năng lượng trên thế giới bị con người khai thác
đang dần trở nên cạn kiệt trong khi nhu cầu ngày càng tăng cao. Chúng ta có
thể thấy rất rõ các vấn đề khủng hoảng năng lượng thường có tác động rất lớn
tới các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội của các nước trên thế giới. Do vậy
nhiều nước đã đưa vấn đề năng lượng thành quốc sách, đặt thành vấn đề ―an
ninh năng lượng‖ đối với sự phát triển của quốc gia trong đó có Việt Nam.
Việt Nam có nguồn tài nguyên năng lượng đa dạng đầy đủ các chủng
loại như than, dầu khí, thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo. Trong
những năm vừa qua, Việt Nam đã tiến hành khai thác tích cực các nguồn tài
nguyên sẵn có và quan tâm phát triển ngành năng lượng nhưng đến nay về cơ
bản ta vẫn chưa thể tự cung ứng năng lượng, bên cạnh việc xuất khẩu than và
dầu thô, ta vẫn phải nhập khẩu các nguồn năng lượng từ bên ngoài. Theo
nghiên cứu của Phó viện trưởng, Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và
môi trường, Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thế Chinh [48], từ năm 2025 đến

năm 2030 khả năng thiếu hụt năng lượng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế
là không tránh khỏi, đòi hỏi ngay từ bây giờ chúng ta phải có chiến lược đáp
ứng tổng cầu năng lượng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội lâu dài,
góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Một trong những
giải pháp quan trọng trong vấn đề năng lượng của Việt Nam hiện nay đó là
tăng cường hợp tác năng lượng với LB Nga. Bởi Nga là một cường quốc năng

2
lượng, hàng đầu thế giới. Việt Nam có thể tận dụng được nguồn vốn lớn và
công nghệ tiên tiến của Nga để thúc đẩy phát triển ngành năng lượng quốc
gia. Hơn nữa tăng cường hợp tác năng lượng với Nga, không chỉ làm sâu đậm
thêm quan hệ chính trị hai nước mà việc tham gia khai thác của Nga trong
khu vực thềm lục địa tại Biển Đông đã gián tiếp khẳng định chủ quyền biển
đảo của Việt Nam tại biển này.
Trong thời gian qua, lĩnh vực hợp tác năng lượng luôn được chính phủ
Việt Nam, LB Nga thường xuyên quan tâm, ủng hộ và đã có một số những
thành tựu đáng kể, tuy nhiên mức độ hợp tác hai bên hiện nay chưa xứng với
tiềm năng.
Những thực tế trên đã đặt ra nhiều câu hỏi: tại sao hợp tác năng
lượng với Nga là hiệu quả và phù hợp với lợi ích và định hướng phát triển
của hai nước? Những mặt hạn chế và thành công trong hợp tác năng lượng
với Nga? định hướng phát triển hợp tác năng lượng với Nga trong tương
lai?
Chính vì ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc hợp tác năng lượng
với LB Nga, việc nhìn nhận lại quan hệ hợp tác năng lượng Việt Nam - LB
Nga cũng như xem xét triển vọng của nó trong tương lai, tìm ra các phương
hướng biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác năng lượng giữa hai nước ngày càng
sâu rộng và có hiệu quả hơn đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích của hai
nước là hết sức thiết thực. Đây cũng là lý do tác giả chọn đề tài: ―Thực trạng
và triển vọng trong hợp tác năng lượng giữa Việt Nam với LB Nga‖

2. Tình hình nghiên cứu
Hợp tác giữa Việt Nam - LB Nga là vấn đề được nhiều người quan tâm
và bỏ nhiều công sức nghiên cứu, tuy nhiên tới nay chưa có một đề tài nghiên

3
cứu nào thực sự đi sâu vào vấn đề hợp tác năng lượng giữa Việt Nam - LB
Nga, có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu đã được công bố như:
Tác giả Nguyễn Công Khang và Nguyễn Quốc Minh (2010) trong
nghiên cứu về ―Triển vọng quan hệ hợp tác Việt - Nga về lĩnh vực dầu khí
trong khuôn khổ Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro‖ đã đề cập khá sâu sắc
về vấn đề hợp tác năng lượng Việt Nam và LB Nga trong lĩnh vực dầu khí
tuy nhiên nghiên cứu lại bị gói gọn trong hợp tác hai nước trong lĩnh vực dầu
khí và chỉ trong khuôn khổ xí nghiệp Vietsopetro.
Bên cạnh đó còn có bài viết như: Nhìn lại 10 năm chính sách đối ngoại
của LB Nga và quan hệ Việt Nam - LB Nga những năm đầu thế kỷ XXI của
tiến sỹ Nguyễn An Hà (2010); ―Thử phân tích chiến lược mới của Nga đối với
ASEAN và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam sau Thông điệp Liên bang
ngày 12/11/2009 của Tổng thống D.Medvedev‖ của tiến sỹ Nguyễn Cảnh
Toàn; bài ―Quan hệ Việt - Nga: Một mô hình của quan hệ truyền thống và đối
tác chiến lược‖ của tác giả Lê Quỳnh Nga (2010); bài Quan hệ đối tác chiến
lược Việt - Nga của tác giả Đinh Công Tuấn (2010); Sách ―Quan hệ kinh tế
Việt Nam - LB Nga, hiện trạng và triển vọng‖ của tác giả Bùi Huy Khoát,
Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1995; Sách ―Quan hệ Việt - Nga
trong bối cảnh quốc tế mới‖ của tác giả Võ Đại Lược - Lê Bộ Lĩnh, Nhà xuất
bản Thế giới (2005). Bài ―Quan hệ kinh tế Việt Nam - LB Nga (2001 - 2010)‖
của Nguyễn Sinh Cúc. Ngoài ra còn có nhiều bài viết có liên quan được đăng
trên các báo, tạp chí như: Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, Tạp chí Kinh tế
đối ngoại, mạng Internet, các báo Dân trí, báo Nhân dân, báo Tuổi trẻ. Dù
phong phú về số lượng và chủng loại song các công trình trên trên chỉ đưa ra
một cách khái quát về tình hình hợp tác năng lượng giữa hai nước như là một

phần trong cả một bức tranh tổng thể quan hệ hợp tác Việt Nam - LB Nga

4
hoặc đi sâu vào một trong những lĩnh vực hợp tác năng lượng nào đó giữa hai
nước, chứ chưa có bài nào đánh giá một cách tổng thể và đầy đủ về thực trạng
và triển vọng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam - LB Nga.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam - LB Nga.
Trên cơ sở đó đánh giá, dự báo triển vọng hợp tác năng lượng giữa hai nước
và đưa ra một số giải pháp mang tính chất tham khảo nhằm thúc đẩy mối quan
hệ hợp tác này trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng và triển vọng hợp tác năng lượng Việt
Nam - LB Nga.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác năng lượng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và LB Nga.
- Phạm vi nghiên cứu: Do mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu,
luận văn định hướng nghiên cứu vào thực trạng và triển vọng trong hợp tác
năng lượng giữa Việt Nam - LB Nga theo các lĩnh vực hợp tác như: thủy điện,
nhiệt điện, dầu khí, điện hạt nhân từ năm 2001 đến năm 2011.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
đồng thời kết hợp so sánh, phân tích đánh giá, tổng hợp, thống kê cùng với sử
dụng các nguồn tài liệu thu thập được trong sách báo, các tạp chí, trên cơ sở

5
thế giới quan và phương pháp luận Macxit, chúng tôi sử dụng phương pháp
nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic kết hợp với việc phân tích, tổng hợp,

hệ thống lại các vấn đề để có thể đưa ra bức tranh khái quát về đề tài nghiên
cứu, góp phần làm cho bài viết thêm mạch lạc và đầy đủ.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Trong bối cảnh hiện tại khi mà trữ lượng tài nguyên dầu mỏ, than đá
trên thế giới đang ngày trở nên cạn kiệt, năng lượng đã và sẽ là vấn đề cấp
thiết và nỏng bỏng đối với các nước, đặc biệt là đối với những nước đang trên
đà phát triển như Việt Nam.
Hợp tác năng lượng Việt Nam - LB Nga đã có truyền thống từ thời
Liên Xô và ngày càng phát triển cho đến ngày nay, không chỉ giúp ta đáp ứng
được yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng, tận dụng được những công nghệ
mới hiện đại của Nga trong lĩnh vực này mà còn củng cố, tăng cường đảm bảo
an ninh quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp biển đảo giữa ta và
Trung Quốc chở nên ngày càng diễn biến phức tạp.
Tuy vậy hiện nay, chưa có một đề tài nào nghiên cứu sâu và đầy đủ
toàn cảnh về thực trạng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và LB Nga. Do
vậy, đề tài nghiên cứu về ―Thực trạng và triển hợp tác năng lượng Việt Nam -
LB Nga‖ không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Luận văn đã tập hợp, lựa chọn và xử lý một khối lượng tư liệu lớn, rời
rạc để dựng thành một bức tranh tổng thể về thực trạng và triển vọng trong
hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và LB Nga. Trên cơ sở những khó khăn,
hạn chế trong quá trình hợp tác giữa hai nước, tác giả đã đưa ra những kiến
nghị, giải pháp có thể khắc phục và thúc đẩy hợp tác năng lượng giữa Việt
Nam - LB Nga.

6
7. Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, bảng chữ các viết tắt, kết luận, tài liệu tham khảo và
phần phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của hợp tác kinh tế về năng lượng trong
bối cảnh toàn cầu hóa.

Chương 2. Thực trạng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và LB Nga.
Chương 3. Những đánh giá, triển vọng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam -
LB Nga.















7
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của hợp tác kinh tế
về năng lƣợng trong bối cảnh toàn cầu hóa
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Hợp tác kinh tế quốc tế và nhu cầu hợp tác năng lƣợng trong bối
cảnh hiện nay
Quan hệ kinh quốc tế là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của
các quốc gia hay nói cách khác đó là tổng thể các mối quan hệ vật chất và tài
chính, các mối quan hệ kinh tế, khoa học và công nghệ giữa các quốc gia.
Liên kết kinh tế quốc tế Nhà Nước là những liên kết kinh tế được hình
thành trên cơ sở các hiệp định được ký kết giữa hai hay nhiều chính phủ nhằm lập
ra các liên minh kinh tế khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh

tế đối ngoại phát triển.
Một cách tổng thể, hợp tác kinh tế quốc tế là một hình thức trong đó
diễn ra quá trình xã hội hoá có tính chất quốc tế đối với quá trình tái sản xuất
giữa các chủ thể kinh tế quốc tế. Đó là sự thành lập một tổ hợp kinh tế quốc tế
của một nhóm thành viên nhằm tăng cường phối hợp và điều chỉnh lợi ích
giữa các bên tham gia, giảm bớt sự khác biệt về điều kiện phát triển giữa các
bên và thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế phát triển cả về chiều rộng và chiều
sâu. Liên kết, hợp tác kinh tế quốc tế được xem là mối quan hệ kinh tế vượt ra
khỏi lãnh thổ của một quốc gia, được hình thành dựa vào sự thỏa thuận hai
bên hoặc nhiều bên, ở tầm vĩ mô hoặc vi mô nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động kinh tế và thương mại phát triển. Quá trình liên kết kinh tế quốc tế
đưa tới việc hình thành một thực thể kinh tế mới ở cấp độ cao hơn với các
mối quan hệ kinh tế quốc tế phức tạp và đa dạng. Các bên tham gia liên kết

8
kinh tế quốc tế có thể là các quốc gia hoặc các tổ chức, doanh nghiệp thuộc
các nước khác nhau.
Toàn cầu hóa là xu thế khách quan của nhân loại mà không một quốc
gia nào có thể đứng ngoài. Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra trên
tất cả các lĩnh vực của cuộc sống và lĩnh vực năng lượng cũng không nằm
ngoài quy luật này. Thật vậy, sự ràng buộc giữa các quốc gia về năng lượng
ngày càng trở nên rõ ràng hơn khi mà hiện này mọi biến động (tăng, giảm giá
sản phẩm hay sản lượng hàng năm, hay tình hình chính trị ) trên thị trường
năng lượng đều tác động tới các nền kinh tế lớn nhỏ trên thế giới, không chỉ
tới các nước nhập khẩu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc mà còn tới
các nước xuất khẩu như Nga, Iran Chính vì vậy nhu cầu hợp tác trên thế
giới để đảm bảo sự thống nhất giữa các quốc gia về chính sách trong lĩnh vực
này nhằm tạo sự ổn định thị trường năng lượng thế giới là nhu cầu tất yếu,
không thể thiếu trong thời đại hiện nay. Một số tổ chức quốc tế được lập ra
đang điều hành và chi phối các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng như: Tổ

chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC); IEA (Cơ quan Năng lượng Quốc
tế); Hội đồng Năng lượng thế giới (WEC)
Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay nhu cầu về năng lượng của xã hội
ngày càng tăng trong khi các nguồn năng lượng tự nhiên sẵn có đang dần cạn
kiệt; việc nghiên cứu, tìm kiếm các nguồn năng lượng mới vẫn còn nhiều khó
khăn, hạn chế đòi hỏi sự đầu tư tích cực về vốn, lao động, công nghệ của xã
hội; việc tranh giành các nguồn năng lượng trên thế giới ngày càng nghiêm
trọng, đe dọa tới an ninh, hòa bình quốc tế đã cho thấy năng lượng đang trở
thành vấn đề có tính chất toàn cầu, nóng bỏng mà không quốc gia đơn lẻ nào -
ngay cả đối với những nước được cho là cường quốc năng lượng thế giới, có
thể tự giải quyết được nó đòi hỏi sự liên kết, phối hợp giữa các nước, khu

9
vực, thế giới.
Chính vì những lý do trên mà xu hướng hợp tác kinh tế quốc về năng
lượng trở thành là xu hướng tất yếu hiện nay. Hợp tác giúp các nước có thể
đảm bảo được nguồn cung năng lượng để phát triển, phát huy hết lợi thế so
sánh và tận dụng được các nguồn lực bên ngoài để đầu tư, thúc đẩy nội lực
bên trong; giảm chi phí khai thác và đầu tư công nghệ, nâng cao hiệu quả khai
thác và sản xuất. Ngoài ra, hợp tác giữa các nước trên thế giới về năng lượng
cũng tạo ra những cơ chế giúp đảm bảo sự ổn định, thống nhất trên thị trường
năng lượng cũng như việc hoạch định các chính sách năng lượng hợp lý từ đó
góp phần giảm nguy cơ xung đột, mâu thuẫn toàn cầu; tạo động lực hợp tác
khoa học kỹ thuật, tìm kiếm các tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế.
1.1.2. Các hình thức hợp tác năng lƣợng.
Theo lý thuyết thì có 6 hình thức kinh tế đối ngoại là hình thức hợp tác
trong lĩnh vực sản xuất; hình thức hợp tác khoa học kỹ thuật; ngoại thương
hay thương mại quốc tế; hình thức đầu tư quốc tế; hình thức tín dụng quốc tế;
hình thức thu ngoại tệ và du lịch quốc tế. Hợp tác kinh tế trong lĩnh vực năng
lượng về cơ bản cũng gói gọn trong 6 hình thức trên.

- Hình thức hợp tác trong lĩnh vực sản xuất: Là hình thức hợp tác trong
lĩnh vực sản xuất bao gồm gia công, xây dựng xí nghiệp chung, chuyên môn
hoá và hợp tác hoá sản xuất quốc tế các sản phẩm năng lượng.
Nhận gia công các bộ phận, máy móc thiết bị năng lượng là một hình
thức hợp tác hiệu quả, tận dụng được nguồn lao động, tạo nhiều việc làm và
tận dụng công suất máy móc hiện có. Muốn mở rộng việc nhận gia công cho
nước ngoài phải nắm bắt tốt những nhu cầu sản xuất hàng hóa của thế giới.

10
Về mặt pháp lý, xí nghiệp chung thường được tổ chức dưới hình thức
công ty cổ phần với trách nhiệm hữu hạn tương ứng với số vốn góp của các
thành viên. Các xí nghiệp này thường được ưu tiên xây dựng ở những ngành
nghề kinh tế quốc dân hướng vào xuất khẩu hay thay thế hàng nhập khẩu và
trở thành nguồn thu ngoại tệ chuyển đổi hay tạo điều kiện cho Nhà nước tiết
kiệm ngoại tệ. Do phân công lao động quốc tế tất yếu dẫn đến hợp tác quốc tế
trên cơ sở chuyên môn hoá, có thể là chuyên môn hoá giữa những ngành khác
nhau hay chuyên môn hoá trong cùng một ngành. Hình thức này làm cho cơ
cấu kinh tế ngành của các nước tham gia đan kết, phụ thuộc lẫn nhau.
- Hình thức hợp tác khoa học kỹ thuật: Hình thức này được thực hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau như phối hợp nghiên cứu khoa học kỹ thuật,
hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân, chuyển giao công nghệ
Đối với những nước lạc hậu về kỹ thuật, phương tiện vật chất kỹ thuật
còn thiếu, đội ngũ cán bộ mỏng, vốn đầu tư nghiên cứu ít thì việc hợp tác
khoa học kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các nước này nhanh chóng
rút ngắn khoảng cách lạc hậu về khoa học kỹ thuật với các nước phát triển.
- Hình thức ngoại thương hay thương mại quốc tế trong lĩnh vực năng
lượng là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ (các sản phẩm, thiết bị năng lượng như
dầu mỏ, ga, than đá, các thiết bị trong các công trình năng lượng; dịch vụ
thẩm định, thiết kế, xây dựng ) giữa các quốc gia.
Ngoại thương có vai trò rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là

đối với những quốc gia đang phát triển nhằm góp phần làm tăng của cải và
sức mạnh tổng hợp của mỗi nước. Nó là một động lực của sự tăng trưởng kinh
tế quốc dân, nâng cao trình độ công nghệ và ngành nghề trong nước, ―điều tiết
thừa, thiếu‖ của mỗi quốc gia, tạo điều kiện giao dịch việc làm cho người lao

11
động trong nước.
- Hình thức đầu tư quốc tế là quá trình trong đó hai hay nhiều bên có
quốc tịch khác nhau cùng góp vốn để xây dựng và triển khai một dự án đầu tư
trong lĩnh vực năng lượng nhằm đưa lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.
Đầu tư quốc tế có tác động hai mặt đối với các nước nhận đầu tư. Một
mặt làm tăng nguồn vốn, tăng công nghệ mới, nâng cao trình độ quản lý, tạo
việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tiếp cận kinh tế thị
trường hiện đại trên thế giới. Mặt khác, đối với các nước kém phát triển, nó sẽ
làm tăng sự phân hoá giữa các giai cấp trong xã hội, làm cạn kiệt tài nguyên,
ô nhiễm môi trường, tăng tính phụ thuộc vào bên ngoài.
Có hai hình thức đầu tư quốc tế:
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà quyền sở hữu và quyền sử dụng
quản lý vốn của bên đầu tư thông nhất với nhau, tức là bên có vốn đầu tư trực
tiếp tham gia vào việc tổ chức quản lý và điều hành dự án đầu tư, chịu trách
nhiệm về kết quả và rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận. Đầu tư trực tiếp
được thực hiện dưới các hình thức như hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp
đồng, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, xí nghiệp liên doanh
Đầu tư gián tiếp là loại hình đầu tư mà quyền sử hữu tách rời quyền sử
dụng vốn đầu tư, tức là bên có vốn đầu tư không trực tiếp tham gia vào việc tổ
chức, điều hành dự án mà thu lợi dưới dạng lợi tức cho vay hoặc lợi tức cổ
phần. Trong các hình thức đầu tư gián tiếp thì vốn viện trợ phát triển chính
thức (ODA) là bộ phận quan trọng nhất bao gồm các khoản hỗ trợ không hoàn
lại và các khoản tín dụng ưu đãi khác.
- Hình thức cho vay tín dụng: Đây là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước,


12
các tổ chức kinh tế, xã hội, các cá nhân trong nước với các chính phủ, các tổ
chức chính phủ và phi chính phủ, các cá nhân ngoài nước. Tín dụng có thể
dưới nhiều hình thức như vay nợ bằng tiền tệ, vàng, công nghệ, hàng hóa
hoặc thông qua hình thức đầu tư trực tiếp. Vốn tín dụng được dùng để mở
rộng sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng - những công trình năng lượng.
- Hình thức thu ngoại tệ khác: Hình thức này chủ yếu là xuất khẩu lao
động ra nước ngoài và tại chỗ, đáp ứng nhu cầu lao động trong lĩnh vực năng
lượng.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tổng quan về lĩnh vực năng lƣợng của Việt Nam
Ngành năng lượng Việt Nam đã có đóng góp đáng kể cho phát triển
kinh tế, tăng trưởng công nghiệp và xuất khẩu của đất nước. Việt Nam có
nguồn năng lượng đa dạng như: Dầu khí, than, thủy điện, năng lượng sinh
khối, năng lượng mặt trời, gió…nhưng không thật dồi dào.
Than là nguồn dự trữ năng lượng sơ cấp lớn nhất Việt Nam. Theo
Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), trữ
lượng than Việt Nam rất lớn: Quảng Ninh khoảng 10,5 tỷ tấn trong đó đã
tìm kiếm thăm dò 3,5 tỉ tấn, chủ yếu là than antraxit. Đồng bằng sông
Hồng dự báo tổng trữ lượng 210 tỉ tấn than Ábitum, các mỏ than ở các tỉnh
khác khoảng 400 triệu tấn và riêng than bùn phân bố hầu hết ở 3 miền
khoảng 7 tỉ m3, chủ yếu tập trung ở miền Nam Việt Nam. Ngành than
được điều khiển bởi Vinacomin. Vinaomin nắm giữ 51% ở hầu hết các
công ty than nên các hoạt động xuất khẩu hay bán cho một số khách hàng,
khối lượng cũng như giá cả của các công ty này bị phụ thuộc vào đơn vị
chủ quản Vinacomin.

13


Hình 1.1 Sản lƣợng và xuất khẩu than Việt Nam từ năm 2003-2009
(Nguồn: Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam 2011)
Từ hình 1.2 trên cho thấy lượng than sản suất ra trong các năm trở lại
đây khá đều không có nhiều sự đột biến, nhưng lượng than xuất khẩu gần
bằng 50% lượng sản xuất được là một thực trạng đáng lo ngại cho ngành
than Việt Nam. Trung Quốc vẫn là đối tác nhập khẩu than lớn nhất, chiếm
đến 81% tổng khối lượng than và 70% tổng giá trị than xuất khẩu của Việt
Nam.
Những năm gần đây, sản lượng tiêu thụ than của Việt Nam tăng
119.89%. Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ than
của
Việt Nam
được dự đoán tăng
trong những năm tiếp theo, do trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã phê
duyệt quy hoạch xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện tại các địa phương.
Từ những năm 90, Việt Nam chủ yếu sản xuất than để xuất khẩu, tuy
nhiên do yếu kém trong công tác quản lý, đầu tư, tạo nhiều kẽ hở, việc
xuất khẩu than tràn lan nên đến năm 2011, Việt Nam từ một nước xuất
khẩu than, với sản lượng hàng năm trong những nước hàng đầu của châu
Á, thành một nước phải nhập khẩu than. Hiện nay ta đã hạn chế xuất

14
khẩu, số lượng than trong nước tập trung đáp ứng nhu cầu than trong
nước.
Thủy điện: Tiềm năng thủy điện của hệ thống sông ngòi Việt Nam
rất phong phú, phân bố tương đối đều trên lãnh thổ với đầy đủ các dạng
nhà máy và quy mô công suất. Việt Nam có hơn 3.000 km bờ biển, bình
quân cứ 23 km lại có 1 cửa sông và khoảng 2.360 sông suối chiều dài trên
10 km, trong đó hệ thống sông chính có tiềm năng thủy điện đáng kể.
Tổng tiềm năng thuỷ điện Việt Nam dự tính khoảng 14.000 đến 17.000

MW, trong đó có khoảng 3.000 MW đã được phát triển và khoảng 800
MW đang được xây dựng. Công suất của thủy điện hiện nay chiếm
khoảng 55% của tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống liên kết, khoảng
5.300 MW. Các nghiên cứu từ trước tới nay đã xác định được tiềm năng
lý thuyết của các sông ngòi Việt Nam vào khoảng 300 tỷ kWh và được
phân theo các vùng như sau: Miền Bắc(181 tỷ kWh); Miền Trung (89 tỷ
kWh); Miền Nam (30 tỷ kWh). Thủy điện là một nguồn năng lượng có thể
khai thác được với trình độ kỹ thuật của ta và có hiệu quả về phương diện
kinh tế trong tình hình hiện nay.
Bảng 1.2: Các nhà máy thuỷ điện lớn ( >100MW) của Việt Nam
Số
thứ
Tự
Tên
Công suất lắp máy
(MW)
Tỉnh

A. Đang vận hành


1
Hòa Bình
1920
Hòa Bình
2
Thác Bà
108
Yên Bái
3

Yali
720
Gia Lai

15
4
Đa Nhim
160
Lâm Đồng
5
Hàm Thuận
300
Lâm Đồng
6
Đa Mi
175
Lâm Đồng
7
Thác Mơ
150
Bình Phước
8
Trị An
400
Đồng Nai

B. Đang xây dựng


1

Tuyên Quang
342
Tuyên Quang
2
Bản Chát
220
Lai Châu
3
Huội Quảng
520
Sơn La
4
Sơn La
2400
Sơn La
5
Bản Vẽ
300
Nghệ An
6
A Vương
210
Quảng Nam
7
Kanak-An Khê
173
Gia Lai
8
Sông Tranh 2
190

Quảng Nam
9
Sông Ba Hạ
220
Phú Yên
10
Đại Ninh
300
Lâm Đồng
11
Plei Krông
110
Kontum
12
Sêsan 3
260
Gia Lai
13
Sêsan 4
330
Gia Lai
14
Srêpok 3
220
Đắc Lắc
15
Buôn Kuôp
280
Đắc Lắc


16
16
Đồng Nai 3
240
Lâm Đồng
17
Đồng Nai 4
270
Lâm Đồng

C. Chuẩn bị


1
Nho Quế 3
135
Hà Giang
2
Lai Châu
1200
Lai Châu
3
Nam Chien
210
Sơn La
4
Trung Sơn
250
Thanh Hoá
5

Khe Bố
100
Nghệ An
6
Hủa Na
180
Nghệ An
7
A Sap
150
Thừa Thiên Huế
8
Sông Bùng 2
100
Quảng Nam
9
Sông Bùng 4
145
Quảng Nam
10
Đakmi 1
200
Quảng Nam
11
Đakmi 4
140
Quảng Nam
12
Thượng Kontum
260

Kontum

D. Qui hoạch


1
Đông Phù Yên
1200
Sơn La
2
Bác Ái
1050
Ninh Thuận
(Nguồn: Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam năm 2010)
Dầu khí: Việt Nam được xếp thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và thứ
31 trên thế giới về sản lượng dầu thô và khí đốt, có mức đóng góp khoảng

17
20% - 25% GDP hàng năm của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành dầu mỏ của Việt
Nam chỉ mới đi vào khai thác và chế biến nên vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu
cầu sử dụng trong nước. Hiện nay, nước ta chủ yếu vẫn là khai thác để xuất
khẩu dầu thô, nhập khẩu dầu tinh phục vụ cho nhu cầu nội địa. Một số nhà
máy lọc dầu đã đi vào hoạt động như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy
lọc dầu Nghi Sơn … nhưng mới chỉ cung cấp được khoảng 30% nhu cầu nội
địa. Sản lượng dầu khí Việt Nam từ năm 2001 - 2005 có sự tăng trưởng khá
cao và đều. Tuy nhiên, giai đoạn 2006 - 2008, sản lượng sụt giảm do diễn
biến ở các mỏ phức tạp, thời tiết xấu, sản lượng khai thác không đạt mức dự
kiến khi thăm dò…
Giai đoạn từ 2009 đến nay, công tác khai thác đã có những bước
tiến triển tốt. PVN liên tiếp hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. PVN đã

ký được 87 hợp đồng dầu khí với các công ty dầu khí của Mỹ, Nhật, Nga,
Anh, Malaysia, Singapore, Canada, Úc… và được phân bổ bố theo các bể
như: bể Sông Hồng, bể Phú Khánh, bể Tư Chính - Vũng Mây, bể Nam
Côn Sơn, bể Cửu Long, và bể Ma Lay - Thổ Chu. Ngoài ra, PVN đã triển
khai thành công hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác ở nước ngoài.
PVN tham gia đầu tư vào 13 dự án thăm dò khai thác dầu khí ở các nước
Cuba, Indonesia, Iran, Tuynidi, Myanmar, Lào, Campuchia, Công gô, và ở
Madagasca. Bên cạnh đó, còn có các dự án phát triển khai thác ở các nước
Nga, Venezuela, Algeria, và Malaysia.
Theo PVN trữ lượng dầu của Việt Nam ước đạt 4,1 - 4,9 tỷ tấn, theo
BP Anh

là khoảng 4,4 tỷ thùng vào cuối năm 2009. Mặc dù các con số về
trữ lượng chỉ mang tính chất tương đối nhưng cũng cho thấy trữ lượng dầu
khí Việt Nam vẫn còn nhiều và là cơ sở để ngành tiếp tục phát triển lâu
dài. Ngành dầu khí cũng đóng góp nhiều ngoại tệ nhất cho quốc gia. Xuất
khẩu dầu thô trong những 2004 - 2008, luôn đứng đầu trong các mặt hàng

×