Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
o0o



BÙI TIẾN DŨNG




NGHIÊN CỨU PHƢƠNG THỨC QUẢN LÝ, BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
TẠI XÃ SƠN KIM 1, HUYỆN HƢƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG







Hà Nội - Năm 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
o0o


BÙI TIẾN DŨNG



NGHIÊN CỨU PHƢƠNG THỨC QUẢN LÝ, BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
TẠI XÃ SƠN KIM 1, HUYỆN HƢƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH


Chuyên ngành: Môi trƣờng trong phát triển bền vững
(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THỊ VÂN HUỆ




Hà Nội - Năm 2014
i
LỜI CẢM ƠN


Trong suốt hai năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Quốc gia Hà
Nội, dưới sự dạy bảo và hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo, ban Lãnh đạo,
cán bộ, công nhân viên Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES),
tôi không những được tiếp thu các kiến thức bổ ích liên quan đến chuyên ngành đào
tạo “Môi trường trong phát triển bền vững” đã lựa chọn mà tôi còn trưởng thành
hơn rất nhiều dưới môi trường đào tạo năng động, chuyên nghiệp. Đây là quãng thời
gian quý giá và có nhiều ý nghĩa trong cuộc đời tôi. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc,
tôi xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến sự giúp đỡ quý báu đó.
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận
được những ý kiến góp ý, chỉ bảo tận tình của cô giáo TS. Lê Thị Vân Huệ, các cán
bộ thuộc Liên minh chủ quyền sinh kế (LISO), thành viên Mạng lưới đất rừng Hà
Tĩnh và cộng đồng người dân thôn Khe Năm trong suốt thời gian nghiên cứu và
thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin dành tặng gia đình và tập thể lớp K9 cao học Môi trường trong
phát triển bền vững lời yêu thương và trân trọng nhất. Những con người cởi mở sẵn
sàng giúp đỡ tôi trong khoảng thời gian vừa qua.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc TS. Lê Thị Vân Huệ, các
thầy cô và cán bộ công nhân viên Trung tâm CRES luôn mạnh khỏe, công tác tốt;
chúc toàn thể cán bộ Liên minh LISO, Mạng lưới đất rừng (LandNet), cộng đồng
người dân thôn Khe Năm sức khỏe và luôn vững tin trên con đường mình đã lựa
chọn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!





ii
LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Bùi Tiến Dũng.
Học viên cao học: Môi trường trong phát triển bền vững.
Khóa 9 – Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường,
Đại học Quốc Gia – Hà Nội.
Tôi xin cam đoan số liệu và những kết quả nghiên cứu, tính toán trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực. Các thông tin về tên, tuổi, hình ảnh và trích dẫn trong
nghiên cứu đều được sự cho phép của người dân thôn Khe Năm cũng như thành
viên tham gia nghiên cứu. Nếu có gì sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước nhà trường và pháp luật.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả



Bùi Tiến Dũng

iii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Một số khái niệm 3
1.1.1. Khái niệm về cộng đồng 3
1.1.2. Khái niệm về cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng 3

1.1.3. Khái niệm về cộng đồng tham gia quản lý rừng 4
1.1.4. Khái niệm về giới 6
1.2. Trên thế giới 6
1.3. Ở Việt Nam 11
CHƢƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 15
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 15
2.1.2. Thời gian nghiên cứu: 19
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 19
2.2. Câu hỏi nghiên cứu 19
2.3. Mục tiêu nghiên cứu 20
2.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 20
2.4.1. Phương pháp luận 20
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu 21
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. Lịch sử hình thành thôn Khe Năm 27
3.2. Vai trò của rừng và quá trình hình thành, phát triển rừng thôn Khe Năm qua các
giai đoạn 29
3.2.1. Vai trò của rừng đối với người dân Khe Năm 29
3.2.2. Quá trình hình thành, phát triển rừng thôn Khe Năm qua các giai đoạn 30
iv
3.3. Trạng thái và chất lượng rừng giao cho 15 hộ gia đình theo Nghị định 163/NĐ-
CP. 33
3.3.1. Thời điểm năm 2002 33
3.3.2. Thời điểm năm 2013 37
3.3.3. So sánh trạng thái rừng năm 2002 và 2013 43
3.4. Những nhân tố ảnh hướng đến quá trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thôn
Khe Năm 46
3.4.1. Ý thức bảo vệ rừng của các hộ gia đình, cộng đồng và các bên liên quan 46

3.4.2. Nguồn gốc diện tích đất lâm nghiệp được giao 53
3.4.3. Vị trí khu đất rừng giao cho các hộ gia đình 54
3.4.4. Các hộ được giao đất lâm nghiệp năm 2002 đều là công nhân Lâm trường
Hương Sơn 55
3.4.5. Nguồn thu từ lương và lương hưu 58
3.5. Hiệu quả từ việc bảo vệ rừng 59
3.5.1. Có được hệ thống nước ổn định sau khi được giao đất, giao rừng 59
3.5.2. Ổn định hệ sinh thái rừng 60
3.5.3. Ổn định sinh kế hộ gia đình 62
3.6. Điểm mạnh, cơ hội, điểm yếu và thách thức trong công tác quản lý, bảo vệ rừng
của các hộ gia đình và cộng đồng thôn Khe Năm 66
3.6.1. Điểm mạnh 66
3.6.2. Cơ hội 67
3.6.3. Thách thức - Mối đe dọa tiềm ẩn 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
Kết luận 69
Kiến nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
TÀI LIỆU TẾNG VIỆT 71


v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Stt
Chữ tắt
Chú giải
1
TT
Thông tư

2
TTLT
Thông tư liên tịch
3

Nghị Định
4
CP
Chính phủ
5
BNN
Bộ nông nghiệp
6
BNNPTNT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
7
BTNMT
Bộ Tài nguyên và Môi trường
8
FAO
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
9
IUCN
Tổ chức Quốc tế bảo vệ thiên nhiên
10
LNCĐ
Lâm nghiệp cộng đồng
11
UBND
Ủy ban nhân dân

12
HTX
Hợp tác xã
13
OTC
Ô tiêu chuẩn
14
GĐGR
Giao đất, giao rừng
15
QLRCĐ
Quản lý rừng cộng đồng
16
CBNRM
Quản tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng
17
SWOT
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
18
LNCĐ
Lâm nghiệp cộng đồng
19
TEW
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Năng lực Phụ nữ
Dân tộc




vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Danh sách, diện tích, loại đất lâm nghiệp khi giao cho các hộ thôn Khe
Năm năm 2002 35
Bảng 3.2: Bảng liệt kê chi tiết loại đất lâm nghiệp giao cho các hộ gia đình năm
2002 36
Bảng 3.3: Bảng liệt kê chi tiết trạng thái rừng năm 2013 42
Bảng 3.4: Số liệu thống kê trạng thái, diện tích rừng năm 2002 và 2013 43
Bảng 3.5: Bảng phân công lao động trong hộ gia đình liên quan đến quản lý bảo vệ
rừng 48
Bảng 3.6: Các loài cây trồng bổ sung từ năm 2002 đến nay 57
Bảng 3.7: Bảng thống kê số liệu sử dụng nước tại thôn Khe Năm 60
Bảng 3.8: Nguồn thu từ bán Keo năm 2013 của 15 hộ gia đình 63
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ ranh giới xã Sơn Kim 1 15
Hình 2.2: Sơ đồ mô phỏng cách lựa chọn vị trí lập OTC ) 22
Hình 2.3: Sơ đồ mô phỏng OTC đo đếm rừng trồng và rừng tự nhiên 24
Hình 3.1: Sơ đồ thôn Khe Năm - Sơn Kim 1 - Hương Sơn - Hà Tĩnh 27
Hình 3.2: Diện tích và tỷ lệ % các diện tích đất lâm nghiệp giao cho 15 hộ năm
2002 36
Hình 3.3: Bản đồ hiện trạng rừng năm 2013 thôn Khe Năm 38
Hình 3.4: Sơ đồ hiện trạng rừng 15 hộ gia đình năm 2013 39
Hình 3.5, 3.6, 3.7: Cây lim có đường kính 75cm và các loài cây rừng khác tại hộ
Ông Trần Ngọc Lâm 40
Hình 3.8: Rừng Khe Năm, 2013 40
Hình 3.9: Diện tích và tỷ lệ % các loại đất lâm nghiệp năm 2013 42
Hình 3.10: Thống kê trạng thái rừng năm 2002 và năm 2013 44
Hình 3.11: So sánh trạng thái rừng năm 2002 so với năm 2013 45
Hình 3.12: Ông Trần Ngọc Quang đứng cạnh cây Lim tái sinh sau 35 năm 50

Hình 3.13 : Tỷ lệ % cây Keo và cây bản địa được trồng trên diện tích đất lâm
nghiệp giao năm 2002 55
Hình 3.14: Tỷ lệ thu nhập từ lương 58
và lương hưu của 15 hộ gia đình 58
Hình 3.15: Tỷ lệ nguồn thu từ bán Keo so với tổng thu nhập của 11 hộ gia đình
GĐGR năm 2013 64

1
MỞ ĐẦU
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cũng như
nhiều nước đang phát triển trên thế giới đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề
suy thoái môi trường và sự mất đi của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là
tài nguyên rừng. Việc bảo vệ rừng tự nhiên ở Việt Nam đang là vấn đề cấp bách đòi
hỏi sự nỗ lực phối kết hợp rất chặt giữa Tổng cục Lâm nghiệp và các cơ quan, các
tổ chức liên quan. Tính từ tháng 1 năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 tổng diện
tích rừng bị phá, hủy hoại trên cả nước là 1.645,55ha với 38.494 vụ vi phạm và
phần lớn tập trung ở các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn hay khu rừng phòng hộ đầu
nguồn (Số liệu thống kê cục kiểm lâm, 2013). Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến
tình trạng rừng bị tàn phá thì vấn đề nổi bật được nhiều chuyên gia đề cập đến đó là
quá trình bảo vệ phát triển rừng chưa thực sự gắn kết được quyền lợi và sự tham gia
của người dân hay cộng đồng địa phương (Quản lý rừng cộng đồng Việt Nam,
chính sách và thực tiễn, 2009). Hiện nay diện tích đất, rừng giao cho cộng đồng
quản lý, bảo vệ trên toàn quốc là 244.777ha trên tổng diện tích đất có rừng là
4.744.121ha chiếm tỷ lệ 5,1% (Bộ nông nghiệp phát triển nông, 2013). Đây thực sự
là con số rất khiêm tốn vì diện tích đất đất tự nhiên của Việt Nam phần lớn là đồi
núi và là nơi tập trung của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số, đã và đang có cuộc
sống gắn liền với rừng nhưng diện tích giao cho cộng đồng quan lý lại rất nhỏ.
Cộng đồng tham gia quản lý rừng là một trong những hình thức quản lý rừng
đang thu hút sự quan tâm ở cấp Trung ương và địa phương. Đặc biệt, trong vài năm
gần đây, xuất phát từ yêu cầu quản lý rừng, một số địa phương đã triển khai giao

đất, giao rừng cho cộng đồng (làng bản, nhóm hộ ) quản lý, sử dụng ổn định, lâu
dài vào mục đích lâm nghiệp, theo đó cộng đồng với tư cách như một chủ rừng. Có
hàng loạt câu hỏi đang đặt ra, như: vị trí, vai trò của cộng đồng trong hệ thống tổ
chức quản lý rừng ở Việt Nam như thế nào? Có nên khuyến khích phát triển rừng
cộng đồng hay không? Những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển rừng dựa
vào cộng đồng là gì? Khuôn khổ pháp lý nhằm khuyến khích cộng đồng tham gia
bảo vệ và phát triển rừng cần được xác lập như thế nào? Để trả lời cho những câu
2
hỏi đó Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004, Luật đất đai 2013 ra đời và đã tạo hành
lang pháp lý cơ bản cho quản lý rừng cộng đồng thông qua hình thức giao rừng cho
cộng đồng dân cư thôn hay nhóm hộ cùng quản lý. Lúc này, cộng đồng được xem là
một chủ rừng thực sự, họ được xác lập quyền sử dụng đất, sử dụng rừng, thiết lập
quyền lợi, nghĩa vụ và cơ chế hưởng lợi rõ ràng (Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn, 2006).
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây có nhiều nghiên cứu, hội thảo được tổ
chức liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng. Mục đích và kết
quả hướng tới chính là đưa ra các chỉ số chứng minh cộng đồng quản lý rừng có
hiệu quả hay không và các bài học, kinh nghiệm trong quản lý rừng cộng đồng là
gì?. Từ đó có chỉ số chứng minh được hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng do cộng đồng
dân cư quản lý. Cũng chính vì vậy mà cần có những minh chứng cụ thể từ những
nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn cụ thể nhằm có được những chỉ số thay đổi
về chất lượng, trữ lượng rừng qua từng thời kỳ gắn liền với các giai đoạn quản lý,
bảo vệ rừng của cộng đồng. Có như vậy thì mới có thể thuyết phục được các nhà
hoạch định chính sách về tính hiệu quả của việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
dựa vào cộng đồng.
Do đó, đề tài “Nghiên cứu phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh” là cần
thiết. Nghiên cứu này nhằm cung cấp các chỉ số, bằng chứng và bài học liên quan
đến hiệu quả quản lý rừng sau khi giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cộng
đồng quản lý và sử dụng lâu dài. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các nhà

luật pháp, các nhà hoạch định chính sách thấy được những chỉ số thực tiễn liên quan
đến quản lý tài nguyên rừng dựa vào nhóm hộ gia đình, cộng đồng trên cơ sở đó
đưa ra những đề xuất bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới các chính sách nhằm tạo
khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển tài nguyên
rừng ở Hà Tĩnh nói riêng và ở Việt Nam nói chung ngày càng hiệu quả hơn.

3
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về cộng đồng
Cộng đồng xã hội (dân tộc, triết)
Chỉ một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội
chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng
có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng họ, một sắc tộc, một dân tộc.
Cộng đồng xã hội bao gồm một loạt yếu tố xã hội chung mang tính phổ quát, đó là
những mặt cộng đồng về kinh tế, về địa lý, về ngôn ngữ, về văn hóa, về tín ngưỡng,
về tâm lý, về lối sống. Những yếu tố này trong tính tổng thể của nó tạo nên tính ổn
định và bền vững của một cộng đồng xã hội. Khẳng định tính thống nhất của một
cộng đồng xã hội trên một quy mô lớn, cũng đồng thời phải thừa nhận tính đa dạng
của nhiều màu sắc của các cộng đồng xã hội trên những quy mô nhỏ hơn (Từ điển
Bách khoa Việt Nam tập I – Hà Nội 1995).
1.1.2. Khái niệm về cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng
Theo nghĩa chung thì quản lý tài nguyên được hiểu là tập hợp những hoạt
động nhằm bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên. Các bộ phận tài
nguyên luôn có quan hệ mật thiết với nhau và cùng quy định đặc điểm chủ yếu của
hệ thống nuôi dưỡng sự sống. Sự thay đổi của một bộ phận tài nguyên này luôn kéo
theo sự thay đổi của bộ phận tài nguyên khác. Vì vậy, các biện pháp quản lý luôn là
những biện pháp tổng hợp, có tác động đồng thời đến các bộ phận tài nguyên và cả
hệ sinh thái.
Ở Việt Nam, khái niệm “cộng đồng” được dùng trong lĩnh vực quản lý tài

nguyên rừng có thể khái quát thành 2 loại quan điểm sau đây:
- Cộng đồng là một tập hợp những người sống gắn bó với nhau thành một xã hội
nhỏ có những điểm tương đồng về mặt văn hóa, kinh tế, xã hội truyền thống,
phong tục tập quán, có các quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với nhau
và thường có ranh giới không gian trong một thôn bản. Theo quan niệm này,
cộng đồng chính là cộng đồng dân cư thôn bản.
4
- Cộng đồng được dùng trong quản lý rừng chính là nói đến các nhóm người có
mối gắn bó với nhau trong sản xuất và đời sống. Như vậy, theo quan niệm này,
“cộng đồng” không phải chỉ là cộng đồng dân cư toàn thôn mà còn bao gồm cả
cộng đồng sắc tộc trong thôn, cộng đồng các dòng họ hoặc các nhóm hộ trong
thôn.
Mặc dù có những quan niệm khác nhau về cộng đồng nhưng phần lớn các ý
kiến đều cho rằng “cộng đồng” được dùng trong quản lý rừng chính là nói đến cộng
đồng dân cư thôn (phù hợp với Luật bảo vệ phát triển rừng năm 2004).
1.1.3. Khái niệm về cộng đồng tham gia quản lý rừng
Cộng đồng tham gia quản lý rừng cũng có thể thay thế bằng một từ chung
nhất là Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ).
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO),
LNCĐ là thuật ngữ bao trùm diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn người dân với
rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích các sản phẩm này.
Hiện nay, ở Việt Nam có những quan điểm khác nhau về LNCĐ và chưa có
một định nghĩa chính thức nào được công nhận. Tuy nhiên, qua các hội nghị, văn
bản ban hành, các tài liệu nghiên cứu và bài viết liên quan đến đất rừng cộng đồng
đều thống nhất ở Việt Nam có hai hình thức quản lý rừng cộng đồng phù hợp với
định nghĩa của FAO như sau:
Quản lý rừng cộng đồng
Đây là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và chia
sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu vực rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở
hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng. Rừng của cộng

đồng là rừng của thôn đã được quản lý theo truyền thống trước đây (quản lý theo
luật tục truyền thống), rừng trồng của các hợp tác xã, rừng tự nhiên đã được giao
cho các hợp tác xã trước đây mà sau khi chuyển đổi hoặc giải thể, hợp tác xã đã
giao lại cho các xã hoặc thôn quản lý. Những diện tích này có thể nhà nước chưa
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã công nhận quyền sử dụng đất của
cộng đồng.
5
Như vậy thực chất “quản lý rừng cộng đồng” là cộng đồng dân cư thôn quản
lý rừng thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng, được hình thành chủ yếu thông
qua chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn.
Quản lý rừng dựa vào cộng đồng
Đây là hình thức cộng đồng tham gia quản lý các khu rừng không thuộc
quyền quản lý, sử dụng, sở hữu chung của họ mà thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở
hữu của các thành phần kinh tế khác nhưng có quan hệ trực tiếp đến đời sống, đến
việc làm, thu hoạch sản phẩm, thu nhập hay các lợi ích khác của cộng đồng như
nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu đồng ruộng hay vấn đề tâm linh. Hình thức này có
thể chia thành 2 đối tượng:
- Rừng của hộ gia đình, cá nhân là thành viên trong cộng đồng. Cộng đồng tham
gia quản lý với tính chất hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ lợi ích cùng nhau trên
cơ sở tự nguyện (tạo thêm sức mạnh để bảo vệ rừng, hỗ trợ hoặc đổi công cho
nhau trong các hoạt động lâm nghiệp).
- Rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các tổ chức nhà nước (các ban
quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các lâm trường, công ty lâm nghiệp nhà
nước…) và các tổ chức tư nhân khác. Cộng đồng tham gia các hoạt động lâm
nghiệp như bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, phục hồi rừng, trồng rừng
với tư cách là người làm thuê thông qua các hợp đồng khoán và hưởng lợi theo
các cam kết trong hợp đồng.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng trên thế giới hay ở Việt Nam có nhiều cách
hiểu về quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Mỗi cách hiểu lại đúng và tương thích với
lịch sử, hoàn cảnh và địa điểm nhất định. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng

khái niệm quản lý rừng dựa vào cộng đồng của FAO vì khu vực và địa điểm nghiên
cứu có nhiều điểm tương đồng như khái niệm FAO đã đề cập như: rừng ở thôn Khe
Năm hiện tại do các hộ gia đình được giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 163/NĐ-
CP tự liên kết thành các nhóm hộ và phối kết hợp với các hộ khác trong thôn cùng
quản lý bảo vệ. Cộng đồng nơi đây cùng nhau tham gia quản lý với tính chất hợp
tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ lợi ích cùng nhau trên cơ sở tự nguyện.
6
1.1.4. Khái niệm về giới
Trên thế giới, thuật ngữ “giới” theo tiếng Anh là “gender” bắt đầu được sử
dụng trong các tài liệu khoa học xã hội của một số nước công nghiệp tiên tiến cách
đây chưa đầy 30 năm. Thuật ngữ “giới” mới được du nhập vào Việt Nam khoảng 20
năm trở lại đây.
Khái niệm “giới” ban đầu xuất phát từ khái niệm “Phụ nữ trong phát triển”
(Women in development – WID). Đây là quan điểm được tính đến trong chính sách
và chương trình kinh tế - xã hội của một số nước đang phát triển vào cuối những
năm 1970 đầu những năm 1980. Vào giữa những năm 1990 quan điểm WID được
đổi mới bằng cách nhấn mạnh sự công bằng giới (Gender equity) và tăng quyền
năng của phụ nữ (Women’s empowerment). Những đổi mới này đã giúp quan điểm
WID chuyển trọng tâm từ vấn đề phụ nữ sang vấn đề giới, từ người hưởng lợi thụ
động sang người tiếp cận và sử dụng bình đẳng với nam giới các nguồn lực và các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Quan điểm về giới đã tạo nên sự hiểu biết chung về mối liên hệ nội tại của
các lĩnh vực khác nhau trong đời sống con người. Bởi vì, giới là nguyên lý tổ chức
chủ yếu của xã hội loài người, vì phụ nữ và nam giới có những yếu tố sống khác
nhau. Bất cứ quá trình tái cấu trúc nào cũng phải xét tới những yếu tố khác biệt về
giới, đặc biệt là những yếu tố từ lâu đã bị bỏ quên. Hiển nhiên, nguyên nhân chính
dẫn đến cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay là do cái nhìn phiến diện chỉ tập trung
chú ý vào một số yếu tố và bỏ quên các yếu tố khác. Vì những lý do đó “Phụ nữ
trong phát triển”, “Giới trong phát triển”, vấn đề bình đẳng giới, giới trong quản lý
sử dụng tài nguyên rừng….đã trở thành các chủ đề quan trọng trong các chương

trình phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
1.2. Trên thế giới
Lịch sử đã minh chứng rằng, hầu hết diện tích rừng của các nước đang phát
triển trên thế giới gắn liền với sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số. Các cộng
đồng coi rừng như một tài sản chung (Common property) và cùng nhau thiết lập ra
các luật lệ (Sau đây gọi là thể chế) quản lý tài nguyên rừng theo hướng đồng quản
7
lý với mục đích cùng nhau chia sẻ lợi ích mang lại từ rừng cũng như cùng nhau bảo
vệ tài nguyên rừng (FAO, 1993). Những thể chế quản lý rừng kiểu cộng đồng này
(thể chế quản lý rừng cộng đồng hoặc thể chế cộng đồng quản lý rừng) được xem là
mô hình hiệu quả và có tính bền vững trong quản lý tài nguyên thiên nhiên (IUCN,
2000).
Thật đáng tiếc do rất nhiều tác động như sự gia tăng dân số, việc mở rộng đất
nông nghiệp, sự thay đổi chính sách quản lý rừng đã làm cho các thể chế này ngày
càng mất đi (Martinussen, 1999). Hậu quả của sự thay đổi này làm cho tài nguyên
rừng bị suy giảm trầm trọng không chỉ về số lượng và chất lượng mà còn tác động
tiêu cực đến sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số. Nhưng, sự phục hồi quản lý
rừng kiểu cộng đồng tại Ấn Độ, Nê Pan trong những thập kỷ qua đã cho thấy những
bài học thành công và thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các học giả trên thế
giới. Tiếp theo sau các quốc gia Nam Á này, các quốc gia ở Châu Mỹ La Tinh như
Brazil, Mexico đã bước đầu xây dựng thành công mô hình hợp tác quản lý rừng
(Joint Forest Management) giữa cơ quan quản lý rừng nhà nước và các nhóm hưởng
lợi cộng đồng (ODI, s.d) thể hiện mô hình phân quyền trong quản lý tài nguyên
rừng từ trung ương xuống địa phương (Quang Nguyễn, 2005).
Diện tích rừng của thế giới bao phủ hiện nay là 26,6% (3.454 Mha) tổng diện
tích đất, trong đó ở các quốc gia đang phát triển chiếm 56,8%. So sánh độ che phủ
rừng trong giai đoạn 1990-1995 đã cho thấy những nước đang phát triển đã mất hẳn
56,3 Mha diện tích rừng hiện tại, giảm 65,1 Mha (0,65% mỗi năm) và ngược lại, các
quốc gia phát triển tăng 8,8 Mha (0,06% một năm) (FAO, 1999). Theo White và
Martin (2002), khoảng 77% rừng trên thế giới đang được sở hữu và quản lý bởi

Chính phủ và ít nhất 11% hoặc dành cho, hoặc thuộc sở hữu của cộng đồng.
Khoảng 57% diện tích thuộc sở hữu hoặc dành cho cộng đồng, đã được chuyển giao
cho họ trong 15 năm vừa qua.
Ít nhất là 10 quốc gia (Australia, 1996; Bolivia, 1996; Brazil, 1988, Cô-lôm-
bi-a, 1991; In-đô-nê-xi-a, 2000; Mozambique, 1997; Phi-líp-pin, 1997; Tanzania,
1999; Uganda, 2000; và Zambia, 1995) đã ban hành đạo luật mới nhằm tăng cường
8
quyền sở hữu của người dân bản địa trong giai đoạn 1988-2000 (White và Martin,
2002). Một số các quốc gia khác, chẳng hạn như Chad, Comoros, Congo, Kenya,
Morocco, Niger, Nigeria, Swaziland và Togo đã soạn thảo luật mới về lâm nghiệp
phù hợp với hệ thống quản lý có sự tham gia của cộng đồng trong năm 2002(Wily,
2003). Trong khi ở các quốc gia khác, tham nhũng và khai thác gỗ bất hợp pháp là
những nguyên nhân chính giải thích vì sao nhiều nước đã chuyển sang hệ thống
quản lý trên cơ sở cộng đồng. Khai thác trên đất lâm nghiệp trái phép được ước tính
đã chiếm dụng của Chính phủ ít nhất là 10 - 15 tỷ USD mỗi năm (White và Martin,
2002), một con số gấp nhiều lần ngân sách chi tiêu Nepal trong 700 năm.
Khoảng 32% tổng diện tích rừng của Benin và Cameroon, 37% của Burkina
Faso, 46% của Zimbabwe và 90% của Congo đang được quản lý theo hệ thống dựa
vào cộng đồng (Potters et al, 2003). Tương tự như vậy, ở Philippin có hơn 3 triệu
ha đất lâm nghiệp nằm dưới sự quản lý và kiểm soát của cộng đồng, trong khi ở Ấn
Độ là 14 triệu ha (18,42% của tổng số đất rừng được định nghĩa một cách hợp pháp
(76.630.000 ha) được quản lý thông qua Hệ thống Quản lý rừng có sự Tham gia với
63.618 Ủy ban Bảo vệ rừng đang tham gia (Chính phủ Ấn Độ, 2002). Nepal, một
quốc gia tiên phong trong lĩnh vực lâm nghiệp cộng đồng, đã chuyển giao hơn
1triệu ha đất lâm nghiệp cho khoảng 13.000 nhóm người sử dụng rừng (chiếm 34%
tổng số hộ gia đình ở Nepal) và có kế hoạch bàn giao 61% (3,5 Mha) tổng diện tích
rừng cho cộng đồng (cơ sở dữ liệu của CFDP , 2003).
Những chiến lược quản lý để khắc phục nạn phá rừng, bao gồm việc thành lập
các khu bảo tồn, sự tham gia của các lực lượng vũ trang và thành lập các quỹ mới
đã được tiến hành (White và Martin, 2002). Hệ thống quản lý rừng dựa vào cộng

đồng có tác dụng vừa giảm suy thoái tài nguyên, vừa cải thiện sinh kế cho cộng
đồng người dân ở vùng nông thôn (Jodha, 1990; Malla et al, 2003 và Dev et al,
2003). Trên thế giới quản lý rừng dựa vào cộng đồng được biết đến thông qua hệ
thống tên gọi đa dạng như Cộng đồng Quản lý Rừng (rừng cộng đồng) (Nepal,
Mexico, Thái Lan, Gambia, Uganda, Namibia, Cameroon, Guinea, Nigeria,
Senegal, Ethiopia, Chad, Nam Phi, Sudan, Togo, Burkina Faso), Rừng thôn bản
9
(Malawi, Mali, Benin), Lâm nghiệp Xã hội (Phi-líp-pin, Ấn Độ), Quản lý Rừng có
sự Tham gia (Ấn Độ) và Quản lý Vùng Đệm (xung quanh các khu bảo tồn ở nhiều
quốc gia).
Theo Gibson và Koontz (1998: 621), quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào
cộng đồng ngày càng được xem như là giải pháp phù hợp nhất để thúc đẩy sự phát
triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nhà hoạch định chính sách và các
học giả trong lĩnh vực sử dụng tài nguyên hợp lý gần đây đã phải xem xét lại vai trò
của cộng đồng trong việc sử dụng và bảo tồn tài nguyên. Cần phải phát triển xây
dựng quan hệ hợp tác dựa trên năng lực sẵn có theo hướng tự vận động của cộng
đồng địa phương và sự hỗ trợ của chính phủ (Pomeroy, 1992). Quan hệ hợp tác này
đem lại sự quản lý phi tập trung, sự tham gia có ý nghĩa của cộng đồng nhằm mục
tiêu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên được gọi là quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa
vào cộng đồng (CBNRM) (Agrawal và Gibson, 1999).
Bản chất của CBNRM là thay thế sự bắt buộc bằng sự kết hợp các phương
pháp tiếp cận mang tính thúc đẩy và thuyết phục (Bromley, 1999). Đây là giải pháp
thay thế phù hợp đối với kiểm soát của nhà nước hoặc tư nhân hóa. CBNRM dựa
trên nền tảng nhân dân địa phương quan tâm tới việc sử dụng bền vững tài nguyên
nhiều hơn là nhà nước hay các nhà quản lý thiếu tâm huyết; các cộng đồng địa
phương nhận thức sâu sắc hơn về tính phức tạp của các quá trình và thực hành sinh
thái tại địa phương. Cộng đồng địa phương có khả năng quản lý hiệu quả hơn những
nguồn tài nguyên này thông qua các hình thức tiếp cận “truyền thống” hoặc “địa
phương” (Tsing và các tác giả khác, 1999:197). CBNRM liên quan tới tự quản lý tài
nguyên nơi cộng đồng có trách nhiệm giám sát và thực hiện. Một cơ chế về quyền

sử dụng tài sản và các quy tắc ứng xử đối với sử dụng tài nguyên được thiết lập.
CBNRM cho phép mỗi cộng đồng phát triển một chiến lược quản lý đáp ứng các
nhu cầu và điều kiện riêng của từng cộng đồng. Bởi vậy, nó cho phép sự linh hoạt
và có thể thay đổi dễ dàng. CBNRM cho phép cộng đồng tham gia nhiều hơn trong
quản lý tài nguyên. Kể từ khi cộng đồng được tham gia xây dựng và thực hiện các
biện pháp quản lý, mức độ về khả năng chấp nhận và tuân thủ cũng đuợc kỳ vọng
10
cao hơn. CBNRM phấn đấu tận dụng tối đa kiến thức và chuyên môn địa phương
trong phát triển các chiến lược quản lý (Pomeroy, 1992: 3).
Hiệu quả quản lý dựa vào cộng đồng ngày càng rõ hơn như đoàn kết xã hội,
hiệu quả kinh tế và tính bền vững của sinh thái. CBNRM cho phép người dân sống
ở làng xã bao gồm cả những nhóm người ít được quan tâm trong cộng đồng địa
phương đáng lẽ có thể bị đứng ngoài quá trình ra quyết định được đàm phán với các
nhà lãnh đạo của chính phủ và tổ chức diễn đàn để nói lên những nhu cầu xung đột
với nhau của những con người sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên (quỹ
Ford, 1998). Nghiên cứu của các học giả về công sản đã chỉ ra cho các cộng đồng
làm thế nào để thành công và chỉ ra các giải pháp thay thế bền vững đối với việc
quản lý tài nguyên của nhà nước và tư nhân mà ý tưởng của họ hỗ trợ việc bảo tồn
tài nguyên nhằm mục đích gạt người dân địa phương khỏi sự tham gia (Agrawal và
Gibson, 1999).
Leach và các tác giả khác (1997:5-7) đã có phân tích phản biện về cộng đồng,
môi trường và mối quan hệ giữa chúng và kết luận rằng cộng đồng không phải là
“những thể chế đồng nhất, giới hạn nhưng đa dạng và khác biệt về xã hội”. Hơn
nữa, chúng được phân chia bởi “giới, địa vị, sự giàu sang, tuổi tác, nguồn gốc xuất
thân và những khía cạnh khác của xã hội”. McCay và Acheson (1987: 22-23) chỉ ra
rằng bản thân cộng đồng đã chứa đựng những xung đột nội tại giữa những người sử
dụng về quyền tiếp cận với tài nguyên, về xác định quyền và luật pháp về tài sản
cũng như sự cạnh tranh giữa các nhóm xã hội khác nhau sống trong cộng đồng
(Leach và các tác giả khác 1999: 225-247; Leach và các tác giả khác, 1997: 5-13).
Agrawal và Gibson (1999: 636) đề nghị cộng đồng phải được xem xét trong

bối cảnh có nhiều lợi ích và hành động trong cộng đồng để thấy được những điều
này ảnh hưởng thế nào tới những yếu tố bên trong và bên ngoài và hình thành nên
quá trình ra quyết định như thế nào (Leach và các tác giả khác, 1999). Theo quan
điểm của họ, sự tập trung vào các thể chế như là các trung gian hòa giải của mối
quan hệ con người-môi trường có vẻ như đem lại kết quả, giúp hiểu rõ hơn các quá
trình quản lý cấp địa phương và kết quả của các quá trình này. Nói cách khác, nó là
11
công cụ giúp ta hiểu được “mối liên kết giữa những môi trường khác biệt và những
cộng đồng khác biệt” (Leach và các tác giả khác, 1999: 236-38).
Những vấn đề về xây dựng thể chế, chế độ quản lý tài nguyên và quyền sử dụng
tài sản là những vấn đề cốt lõi trong quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng (Pomeroy,
1992: 1-7; Agrawal và Gibson, 1999). Chấp nhận các phương pháp tiếp cận có sự tham
gia của cộng đồng và quản lý phi tập trung hơn như quản lý dựa vào cộng đồng sẽ tạo
ra bước chuyển biến quan trọng trong vai trò của bộ máy quan liêu nhà nước vốn
không quen với chia sẻ quyền lực. Các đơn vị tổ chức nhỏ hơn như các làng xã “được
trang bị để quản lý các nguồn lực của họ tốt hơn những chính quyền lớn” và có thể là
“cơ sở để phát triển nông thôn và quản lý tài nguyên bền vững có hiệu quả hơn những
thể chế được áp đặt từ bên ngoài” cần được các chính phủ công nhận (Pomeroy, 1992:
7). Sự chuyển đổi này có thể cần thiết nếu muốn quản lý tài nguyên thiên nhiên một
cách hiệu quả.
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu liên quan đến quản lý rừng cộng đồng trong đó
có đề cập đến sự phân quyền quản trị/quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng. Một
nghiên cứu của Nygren (Nygren, 2004) tại Honduras là một minh chứng. Trong nghiên
cứu của mình, Nygren đã tập trung đề cập một thể chế phân quyền cũng như tính trách
nhiệm chính trị và sự đại diện của cộng đồng địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ
rừng. Đây là một yếu tố quan trọng trong phân quyền quản lý bảo vệ rừng của hệ thống
chính trị được đánh giá là thành công trong việc lồng ghép, giải quyết những xung đột
về mặt lợi ích và đạt được sự công bằng hơn về mặt lợi ích, vị thế của người dân, cộng
đồng trong việc sử dụng tài nguyên rừng. Trong nghiên cứu có đề cập đến các phương
thức quản lý, bảo vệ rừng tại các cộng đồng tại Honduras tuy nhiên chủ yếu tập trung

vào vấn đề phân quyền quản lý nhằm đảm bảo lợi ích của cộng đồng được hưởng lợi từ
rừng.
1.3. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam cộng đồng đã có quyền được nhận đất, nhận rừng, được hưởng thành
quả lao động và khai thác công dụng diện tích rừng được giao và được quy định rõ
trong các văn bản luật chính thống của nhà nước:
- Luật bảo vệ phát triển rừng năm 2004, luật đất đai năm 2013;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ban hành ngày 14/8/2006 về việc ban hành
quy chế quản lý rừng;
12
- Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về
Quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, thuê, nhận
khoán rừng và đất lâm nghiệp;
- Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn
làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ các tỉnh Tây Nguyên.
- Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN ngày ngày 27/11/2006 của Bộ NN&PTNT về
việc ban hành bản hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 hướng dẫn về thi hành luật bảo vệ
phát triển rừng;
- Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về
việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử
dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp;
- Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 hướng dẫn về chính sách chi trả môi
trường rừng;
- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ban hành ngày 25/4/2007 hướng dẫn trình tự, thủ
tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và
cộng đồng dân cư thôn;
- Thông tư số 07/2011/TTLT/ BNNPTNT-BTNMT ban hành ngày 29/1/2011
hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê

đất lâm nghiệp.
Trong hai thập kỷ qua, rất nhiều nghiên cứu về vai trò của cộng đồng trong quản
lý rừng đã chỉ rõ thể chế quản lý rừng kiểu cộng đồng (các tác giả thường gọi là luật tục
địa phương) có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quản lý rừng bền vững và cần
được phục hồi và duy trì (Võ Trí Chung và đồng sự, 1998; Sikor và đồng sự, 2000; Đỗ
Đình Sâm và đồng sự, 2002; Phạm Xuân Phương, 2004; Apel và đồng sự ,1998; Cao
Lâm Anh, 2002; Dupa và đồng sự, 2002; Trần Ngọc Lân, s.d.). Sự đóng góp của các
nghiên cứu này đã làm thay đổi vị thế của cộng đồng trong công cuộc quản lý tài
nguyên rừng.
13
Trong một báo cáo “Quản lý rừng dựa vào cộng đồng những bài học kinh nghiệm
và thực tiễn tại tỉnh Bắc Cạn cho rằng: các diện tích rừng và đất rừng có tiềm năng cho
phát triển rừng cộng đồng và diện tích rừng tự nhiên là rừng phòng hộ được giao cho
hộ gia đình hầu hết nằm ở xã địa bàn dân cư hoặc ở những nơi giáp ranh nên công tác
tuần tra và bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn, động lực của người dân trong quản lý
rừng không cao và quyền của họ chưa được xác định đúng mức, người dân thì thường
theo phong tục tập quán là khai thác những sản phẩm từ rừng mà không cần có thủ tục
gì (Vũ Thái Trường, 2010). Qua đó chúng ta cũng có thể thấy rõ hơn hiệu quả quản lý
rừng dựa vào cộng đồng phụ thuộc rất nhiều vào vị trí địa lý, văn hóa và thể chế giữa
các bên tham gia.
huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, 2012” do Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã
Hội (SPERI) thực hiện đã chỉ rõ
lợi, khó khăn của các hình thức quản lý đất rừng tại thôn Lùng Sán, xã Lùng Sui làm
ảnh hưởng đến quá trình giao đất, giao rừng cho cộng đồng quan lý bảo vệ lâu dài nhu:
(i) (ii)
(iii)
(iiii)
là mới chỉ ra các hình
thức quản lý bảo vệ rừng cũng như đề cập đến những vấn đề tồn tại, vướng mắc về chủ
quyền đất rừng chưa đi sâu vào các hiệu quả, quản lý bảo vệ rừng của nhóm hộ, cộng

đồng của thôn Lùng Sán, xã Lùng Sui.
Một nghiên cứu khác liên quan đến đánh giá hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa thiên Huế (Lê Quang Vĩnh và các đồng sự, 2012) đã đưa ra
các chỉ số chứng minh cộng đồng quản lý rừng tốt hơn so với các nhóm hộ. Trong
nghiên cứu nêu rõ nhờ sự tham gia tích cực của người dân mà hạn chế được các vụ vi
phạm, trữ lượng cũng như chất lượng rừng (do cộng đồng dân cư thôn quản lý, bảo vệ)
ngày càng được nâng cao. Các khu rừng đã có vai trò rất lớn trong bảo vệ sinh thái,
14
môi trường. Cơ cấu thu nhập của người dân thay đổi so với trước khi giao rừng, chủ
yếu là sự tăng lên của thu nhập từ lâm nghiệp và nguồn thu từ du lịch sinh thái đóng
góp vào cơ cấu thu nhập của cộng đồng.
Ở một khía cạnh khác trong nghiên cứu Rừng cộng đồng được quản lý bảo vệ dựa
trên luật tục, tín ngưỡng địa phương (Nguyễn Văn Sự và các cộng sự, 2013). Nghiên
cứu trên đã chỉ rõ được luật tục trong quản lý, quy hoạch và bảo vệ rừng của cộng đồng
người Thái các bản Pà Kỉm, Bản Chiếng, Bản Khốm và Bản Pà Cọ, xã Hạnh Dịch,
huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Người Thái nơi đây có câu:
Tai pá phăng, nhăng pá liệng" có nghĩa là: Sống rừng nuôi, chết rừng chôn.
"Hiêm pá vạy lun lăng chắng mả/Vạy haử nặm chu bỏ lay lơng/Phaư chứ đảy khót nặn
măn chẳng pên côn" có nghĩa là: Giữ rừng cho muôn đời con cháu/Để cho muôn mỏ
nước tuôn trào/Ai nhớ được câu ấy thì mới thành người.
Rừng trong tâm thức của người Thái như trái tim của cộng đồng, thể hiện những
quy ước, tập quán và những giá trị văn hóa truyền thống được tôn thờ, được sùng kính
như với ông bà tổ tiên. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được: (i) Quy hoạch rừng theo
không gian và tầng lớp; (ii) Qui định sử dụng rừng và những điều cấm kỵ; (iii) Quản lý
tài nguyên rừng dựa vào luật tục. Phần kết luận nghiên cứu cũng nêu rõ công tác quản
trị tài nguyên rừng trong nhiều năm nay chưa thực sự được xem xét, nghiên cứu trong
mối quan hệ giữa quyền lợi về vật chất và tinh thần của người dân miền núi; chưa gắn
liền hoặc nói cách khác là chưa có giải pháp lồng ghép để kế thừa hệ thống kinh
nghiệm, kiến thức địa phương và cả những tập tục truyền thống tốt đẹp của đồng bào
dân tộc thiểu số vào trong quản lý tài nguyên rừng.

Cụ thể và rõ nét hơn, báo cáo nghiên cứu mô hình quản lý rừng dựa vào cộng
đồng tại vùng Tây Nguyên (Ninh Thị Thu Hằng, 2009) cũng đã chỉ ra khá rõ những
khía cạnh liên quan đến kinh tế, môi trường, xã hội đồng thời nêu ra những khó khăn,
thách thức trong quá trình bảo vệ phát triển rừng của cộng đồng. Tuy nhiên trong báo
cáo chưa đưa ra những thay đổi cụ thể về trạng thái rừng qua các giai đoạn, cũng như
những tác động của người dân lên diện tích rừng được giao. Điều này chưa làm nổi bật
nên được hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Bên cạnh đó những đề xuất kiến
nghị đưa ra mang tính tổng thể cho cả vùng Tây Nguyên mà chưa cụ thể đối với từng
địa phương, từng nhóm người dân tộc thiểu số.
15
CHƢƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Thôn Khe Năm, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh
Hà Tĩnh.
Huyện Hương Sơn là một trong những Huyện đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh tiến
hành giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình theo Nghị định 163/1999/NĐ-CP. Khu
vực đầu tiên của Huyện triển khai ở xã Sơn Kim (Hiện tách thành xã Sơn Kim 1 và
Sơn Kim 2). Chương trình này được thực hiện dựa trên sự hợp tác giữa Trung tâm
nghiên cứu và phát triển năng lực phụ nữ dân tộc (TEW) và chính quyền huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Tổng số có 19 xóm và 01 hợp tác xã trên địa bàn xã Sơn
Kim được GĐGR với tổng diện tích là 3.613,74ha
1
.
Tại xã Sơn Kim trước khi tách thành xã Sơn Kim 1 và Sơn Kim 2 có mô hình
quản lý rừng cộng đồng với tên gọi là Hợp tác xã Lâm nghiệp Trường Sơn. Hợp tác
xã được thành lập chính thức vào ngày 5/12/1997 với 14 thành viên.
Trung tâm xã Sơn Kim 1 có tọa độ địa
lý:18°25′23″B, 105°11′50″Đ

- Phía đông giáp thị trấn Tây Sơn;
- Phía Bắc Giáp xã Sơn Hồng;
- Phía Nam giáp xã Sơn Kim 1I;
- Phía Tây giáp đất Lào.
Điều kiện tự nhiên
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã 197 km
2
,
mật độ dân số 25 người/km
2

- Tổng diện tích đất rừng: 22.609ha bao
gồm tiểu khu 51, 46, 54, 64. Diện tích
rừng giao cho các hộ dân tính đến năm


1
Phỏng vấn Ông Trần Quốc Việt, Bí thư xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Hình 2.1: Bản đồ ranh giới xã
Sơn Kim 1
“Nguồn:
16
2013 là 4.600ha trong đó 2.000ha ở Sơn Kim 2 theo hình thức xâm canh,
2.600ha ở Sơn Kim 1. Diện tích rừng trên địa bàn xã Sơn Kim 1 phần lớn do
Lâm trường Hương Sơn, Quân khu 4, các dự án của huyện, Trung tâm CHESH,
ban quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phố đang quản lý bảo vệ hơn 11077,5ha. Diện
tích trồng keo tính đến thời điểm hiện tại là: 1000ha (mỗi năm thu hoạch
khoảng 200-300ha x 30.000.000đ/ha).
- Diện tích đất thổ cư: 17ha, đất vườn: 77ha, diện tích mặt nước: 8ha cho thu
hoạch 18-20 tấn/năm, mỗi tấn cho thu hoạch 40.000.000đ.

- Diện tích đất nông nghiệp 166 ha trong đó:
o Ruộng nước 15,6ha, năng xuất lúa nước đạt 11 tấn/ha (tính cả 2 vụ)
o Đất hoa màu 46ha (canh tác 2 vụ): canh tác Ngô: 3 vụ/năm = 120 tấn/ha, Lạc
1 vụ/năm = 2,2 tấn/ha, Đậu xanh, đen = 1,2 tấn/ha.
o Diện tích đất còn lại 104,4 ha: Canh tác cây trồng 1 vụ và trồng cỏ.
Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Khí hậu: Xã Sơn Kim 1 nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Chịu ảnh
hưởng khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt
đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc. Tuy nhiên,
do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về đã bị suy yếu
nên mùa đông đã bớt lạnh, ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa
rõ rệt:
- Mùa mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2500mm đến 2650mm. Hạ
tuần tháng 8, tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng mưa chiếm 54 % tổng
lượng mưa cả năm.
- Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây
Nam (thổi từ Lào) khô, nóng, lượng bốc hơi lớn. Số ngày gió Tây Nam khô
nóng trung bình khoảng 30 – 50 ngày/năm.
Thủy văn: Trên địa bàn có sông Rào Àn, sông Ngàn Phố chảy qua và các
nhánh nhỏ của nó (hẹp và có độ dốc lớn, thường gây ra lũ lụt lớn vào mùa mưa). Ở
thượng nguồn rừng tự nhiên còn nhiều và tốc độ tái sinh khá tốt nên các sông, suối
không bị cạn kiệt nguồn nước vào mùa khô. Với hệ thống thủy văn nhiều sông và

×