Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Việt Á, chi nhánh Quy Nhơn (full)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.09 KB, 96 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG




NGUYỄN THỊ VIỆT ANH



HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á –
CHI NHÁNH QUY NHƠN






LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH






Đà Nẵng – Năm 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



NGUYỄN THỊ VIỆT ANH


HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á –
CHI NHÁNH QUY NHƠN


Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng
Mã số : 60.34.20



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH



Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ HỮU TIẾN



Đà Nẵng – Năm 2015

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Việt Anh

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Bố cục đề tài 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI 7
1.1. CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.1.1. Cho vay của ngân hàng thương mại 7
1.1.2. Cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 9
1.2. THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 12
1.2.1. Khái niệm của thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng 12
1.2.2. Mục đích của thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng 12
1.2.3. Nguyên tắc của thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng 12
1.2.4. Đặc điểm của thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng 13
1.2.5. Quy trình và nội dung của thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu
dùng 14

1.2.6. Phương pháp thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng 24
1.2.7. Các tiêu chí phản ánh kết quả TĐTD trong cho vay tiêu dùng 25
1.2.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tín dụng trong
cho vay tiêu dùng 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á – CHI
NHÁNH QUY NHƠN 32
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NHTMCP VIỆT Á –CHI NHÁNH QUY NHƠN 32
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Việt Á –
Chi nhánh Quy Nhơn 32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 33
2.1.3. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh năm 2011 – 2013 35
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG
CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH 36
2.2.1. Khái quát chung về tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại
Chi nhánh 36
2.2.2. Công tác TĐTD trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh 39
2.2.3. Kết quả hoạt động thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng
tại Chi nhánh 57
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH 60
2.3.1. Những thành công trong thẩm định tín dụng trong CVTD 60
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP VIỆT Á - CHI NHÁNH QUY NHƠN 64
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 64

3.1.1. Định hướng hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh 64
3.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho
vay tiêu dùng tại Chi nhánh 65

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH 65
3.2.1. Tổ chức lại công tác tổ chức quản lý hoạt động thẩm định tín
dụng trong cho vay tiêu dùng 65
3.2.2. Kiện toàn công tác thu thập, xử lý, lưu trữ và khai thác thông tin
phục vụ cho công tác TDTD trong cho vay tiêu dùng 66
3.2.3. Hoàn thiện công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ
khách hàng vay tiêu dùng 68
3.2.4. Tăng cường đào tạo chuyên môn cho cán bộ, chuyên viên 69
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thẩm
định tín dụng trong cho vay tiêu dùng 71
3.2.6. Một số giải pháp khác 72
3.3. KIẾN NGHỊ 74
3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ và các Bộ, Ban ngành có liên quan 74
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 76
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Việt Á Việt Nam 77
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Ý nghĩa
CBTD Cán bộ tín dụng
CBTĐ Cán bộ thẩm định
CN Chi nhánh
CP Chi phí

CSTD Chính sách tín dụng
CTN Công thương nghiệp
CVCN Cho vay cá nhân
CVKD Cho vay kinh doanh
DN Doanh nghiệp
DPRR Dự phòng rủi ro
DV Dịch vụ
ĐBTV Đảm bảo tiền vay
ĐVT Đơn vị tính
HĐKD Hoạt động kinh doanh
HĐTD Hợp đồng tín dụng
HS Hồ sơ
HSVV Hồ sơ vay vốn
KD Kinh doanh
KH Khách hàng
KHCN Khách hàng cá nhân
KHDN Khách hàng doanh nghiệp
KSNB Kiểm soát nội bộ
NH Ngân Hàng
NHTM Ngân hàng thương mại

NHNN Ngân hàng Nhà nước
NTD Người tiêu dùng
PA Phương án
PAV Phương án vay
QHKH Quan hệ khách hàng
QLTD Quản lý tín dụng
SP Sản phẩm
TCTD Tổ chức tín dụng
TD Tiêu dùng

TDTD Tín dụng tiêu dùng
TĐ Thẩm định
TĐTD Thẩm định tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
TSĐB Tài sản đảm bảo
TTKH Thông tin khách hàng
VAB Ngân hàng TMCP Việt Á
VTD Vay tiêu dùng
XHTD Xếp hạng tín dụng

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang

2.1 Kết quả các chỉ tiêu hoạt động của Chi nhánh 2011 – 2013

35
2.2 Trình tự tổ chức quản lý TĐTD trong cho vay tiêu dùng 39
2.3 Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ và nợ xấu đối với khách
hàng vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Á -
CN Quy
Nhơn 44
2.4 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả thẩm định tín dụng cho
vay tiêu dùng năm 2011 - 2013 58
3.1 Bảng tổ chức quản lý TĐTD cho vay tiêu dùng 79




DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu
hình
Tên hình Trang

1.1 Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng 15
2.1 Bộ máy tổ chức và quàn lý của Ngân hàng TMCP Việt Á
– CN Quy Nhơn 33
2.2 Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân của
VAB 41
3.1 Quy trình thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng 80

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển theo xu hướng hội nhập
kinh tế quốc tế, thu nhập của người dân ngày một tăng và ổn định hơn nên họ
có nhu cầu được hưởng thụ nhiều hơn. Nắm bắt được điều này, ngân hàng đã
cung cấp cho người tiêu dùng những dịch vụ giúp thỏa mãn nhu cầu của họ
sớm hơn. Nhờ đó, cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tăng lên
nhanh chóng cả về quy mô và tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay của ngân
hàng. Cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân là một thị trường tiềm
năng để các ngân hàng thương mại khai thác. Mảng tín dụng này mang lại cho
ngân hàng mức lợi nhuận cao, song đây cũng là khoản mục kinh doanh tiềm
ẩn nhiều rủi ro nhất. Tuy quy mô mỗi khoản vay tiêu dùng là nhỏ nhưng số
lượng các khoản vay lớn. Khách hàng cá nhân thì đa dạng và phức tạp, thông
tin tài chính về khách hàng cá nhân không rõ ràng và không minh bạch. Hơn
nữa tình hình tài chính của khách hàng cá nhân có thể thay đổi nhanh chóng

tùy theo tình trạng công việc hay sức khỏe của họ. Chính vì những nguyên
nhân trên đã gây nên nhiều rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng mà bất kỳ
ngân hàng nào cũng phải đối mặt. Do đó, việc thẩm định tín dụng trong cho
vay tiêu dùng nhằm hạn chế những rủi ro tín dụng là cần thiết và giữ vai trò
vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh
hiệu quả của ngân hàng.
Gần đây, cả nước nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng đã xảy ra hoạt
loạt vụ tuyên bố vỡ nợ gây thất thoát vốn rất lớn cho ngành ngân hàng. Tuy
Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á - Chi nhánh Quy Nhơn chưa có thiệt
hại nào đáng kể xảy ra nhưng cũng cho thấy công tác thẩm định cho vay tiêu
dùng nhằm hạn chế những rủi ro tín dụng vẫn còn rất nhiều bất cập. Vì vậy,
ngân hàng cần phải quan tâm nghiên cứu để có những thay đổi nhằm giảm
2

thất thoát tối thiểu cho mình. Do đó, công tác thẩm định tín dụng trong cho
vay tiêu dùng tại Chi nhánh có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của
ngân hàng.
Với thực tiễn sinh động của hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Á - Chi nhánh Quy Nhơn, em nhận thấy rằng, việc tìm hiểu
và phân tích hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng trong lĩnh vực tiêu dùng là
hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Hoàn
thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Á – Chi nhánh Quy Nhơn” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thẩm định cho vay tiêu dùng của
ngân hàng thương mại.
- Phân tích thực trạng thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Quy Nhơn. Từ đó phát hiện ra những
ưu điểm và hạn chế trong công tác thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng
tại Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Quy Nhơn.

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng
trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Quy Nhơn.
* Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu để trả lời
cho ba câu hỏi sau đây:
(i) Nội dung và tiêu chí phản ánh kết quả công tác thẩm định tín dụng
trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại?
(ii) Thực trạng công tác thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Quy Nhơn giai đoạn 2011 - 2013 như
thế nào? Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân?
(iii) Làm thế nào để hoàn hiện công tác thẩm định tín dụng trong cho
3

vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Quy Nhơn?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn công tác thẩm định tín
dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Á - CN Quy Nhơn.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Nghiên cứu công tác thẩm định tín dụng trong cho
vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Quy Nhơn nhưng
không bao gồm thẩm định cho vay tiêu dùng qua thẻ.
+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2011 - 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin - số liệu: Các báo cáo và số liệu tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á - Chi nhánh Quy Nhơn năm 2011,
2012 và 2013, báo, internet, sách tham khảo, luận văn…
Trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng phương pháp lịch sử,
thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh, phân tích diễn giải…
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Thứ nhất, hệ thống được những vấn đề lý luận cơ bản về công tác

thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.
- Thứ hai, đánh giá được thực trạng công tác thẩm định tín dụng trong
cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á - Chi nhánh Quy
Nhơn, chỉ ra những ưu điểm và những tồn tại của công tác thẩm định tín dụng
trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh làm cơ sở để đưa ra những giải pháp
thực tiễn.
- Thứ ba, trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động tín dụng nói chung
và công tác cho vay tiêu dùng nói riêng của Ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Á – Chi nhánh Quy Nhơn, đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác
thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh.
4

5. Bố cục đề tài
Nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng
của Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu
dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Quy Nhơn
Chương 3: Giải pháp hoàn hiện công tác thẩm định tín dụng trong cho
vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Quy Nhơn
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển và hội nhập. Đây vừa là
cơ hội và cũng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp mà đặc biệt là ngân
hàng. Các ngân hàng vì thế đã cố điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình
theo xu hướng phát triển mô hình bán lẻ nhắm tới khách hàng cá nhân nhằm
mục đích đáp ứng cho sự thay đổi của nền kinh tế. Mô hình này mang lại
nhiều lợi ích cho ngân hàng chẳng hạn như mở rộng thị phần, phân tán rủi ro
tín dụng và bán chéo các gói sản phẩm dịch vụ của ngân hàng… Tuy nhiên,
để khai thác được những thuận lợi trên thì ngân hàng cần phải có chiến lược
kinh doanh để phát huy vai trò trung gian trong quá trình huy động và cho vay.

Cho vay là một trong những nghiệp vụ ngân hàng mang lại nhiều lợi
nhuận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Do đó, để có cơ sở đưa ra
quyết định đầu tư vốn đúng đắn thì trước hết ngân hàng phải tiến hành thẩm
định món vay. Đây là khâu then chốt quyết định việc đầu tư có lợi nhuận hay
không. Thẩm định tín dụng giúp cho ngân hàng vừa hạn chế được rủi ro tín
dụng vừa ngăn ngừa thất thoát vốn. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã
tham khảo các công trình nghiên cứu trước đây về công tác thẩm định tín
dụng tại các ngân hàng thương mại:

5

- Đề tài của tác giả Phạm Thị Hoàng Dung, (2012), “Quản trị rủi ro tín
dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh
Bình Định”, Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã phán ánh tương đối đầy đủ phần cơ
sở lý luận về Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng
thương mại làm tiền đề cho phần phân thích thực trạng công tác quản trị rủi ro
tín dụng trong cho vay tiêu dùng của Chi nhánh Nam Á Bình Định. Đề tài có
phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, thực trạng rủi ro tín dụng trong cho
vay tiêu dùng, thống kê được tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn giúp cho người đọc có
cái nhìn bao quát về công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
tại Chi nhánh Nam Á Bình Định. Tuy nhiên, trong phần phân tích thực trạng
tác giả chưa làm rõ công tác tổ chức quản lý hoạt động kiểm tra, kiểm soát rủi
ro, các chỉ tiêu cần tính toán về rủi ro; các nội dung chưa được phân tích cụ thể
bằng những con số mà chỉ dừng lại ở chỗ nêu lên một cách chung chung.
- Đề tài của tác giả Nguyễn Thị Mộng Điệp, (2013), “Hoàn thiện công
tác thẩm định cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đà Nẵng”,
(2013), Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã phân tích cơ sở lý luận tương đối hoàn
chỉnh làm tiền đề để thấy được những thiếu sót, hạn chế trong thực tế công tác
thẩm định tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp

tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Đà Nẵng, từ
đó đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay ngắn hạn đối với
khách hàng doanh nghiệp. Đề tài đã đưa ra được các chỉ tiêu về tình hình tài
chính của doanh nghiệp để thẩm định tín dụng một cách rõ ràng. Đó là những
kết quả mà tác giả đã đạt được nhưng bên cạnh vẫn tồn tại nhiều hạn chế như:
Chưa đi sâu phân tích thực trạng tại Chi nhánh Agribank Đà Nẵng; triển khai
vấn đề còn mang tính chung chung.
- Đề tài của tác giả Trần Thị Phương Loan, (2013), “Hoàn thiện công
6

tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Thành phố Đà Nẵng”, Đại học Đà Nẵng. Trong bài tác
giả đã dùng phương pháp phân tích, thống kê, mô tả, tổng hợp để làm rõ thực
trạng hoạt động thẩm định cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn – Chi nhánh Đà Nẵng, cũng như phân tích đánh giá đưa
ra những thành công và hạn chế của công tác thẩm định khách hàng vay tiêu
dùng tại Chi nhánh. Tuy nhiên, tác giả nên xoáy sâu vào trọng tâm vấn đề là
làm thế nào để hoạt động thẩm định đạt chất lượng, hệ thống xếp hạng tín
dụng vẫn chưa được tác giả chú trọng đúng mức.
Ngày nay, các ngân hàng rất quan tâm đến cho vay tiêu dùng, khách
hàng vay tiêu dùng rất phong phú và mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên ngân
hàng lại rất khó khăn trong quá trình thẩm định khách hàng vì việc xác định
thông tin khách hàng khá phức tạp, thường không đầy đủ và kém chính xác.
Cũng chính những đặc điểm trên mà ngân hàng chưa đầu tư cho công thẩm
định tín dụng cho vay tiêu dùng một cách đúng mức, quá coi trọng tài sản
đảm bảo mà coi nhẹ công tác thẩm định nguồn thu nhập, nếu có cũng chỉ là
hình thức, qua loa. Việc quyết định cho vay không chính xác sẽ dẫn đến rủi ro
mất khả năng thanh toán của khách hàng gây mất vốn cho ngân hàng.
Qua quá trình tìm hiểu các đề tài nghiên cứu trước đây cộng thêm việc
nắm rõ thực tế về công tác thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại

Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Quy Nhơn, kết hợp với nghiên cứu cơ
sở lý luận về hoạt động thẩm định tín dụng của ngân hàng thương mại, em
nhận ra được phần nào những thiếu sót, hạn chế của thực tế công tác thẩm
định tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi
nhánh Quy Nhơn. Từ đó kết hợp với chính sách, mục tiêu phát triển của , em
đã đưa ra các giải pháp để bổ sung vào công tác thẩm định tín dụng trong cho
vay tiêu dùng được tốt hơn.
7

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG
CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Cho vay của ngân hàng thương mại
a. Khái niệm
Theo luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam (2010): “Cho vay là hình thức
cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định
theo thỏa thuận với nguyên tắt có hoàn trả cả gốc và lãi”.
b. Phân loại cho vay của ngân hàng thương mại
Kinh tế thị trường càng phát triển, xu hướng tự do hóa càng sâu sắc, thì
các ngân hàng càng phải nghiên cứu đưa ra các hình thức cho vay đa dạng
nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng, từ đó đa dạng hóa danh mục
đầu tư, thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận, thực hiện phân tán rủi ro và đứng
vững trong cạnh tranh. Chính vì vậy, ngân hàng cung cấp rất nhiều loại cho
vay cho nhiều đối tượng khách hàng với những mục đích sử dụng khác nhau.
Để tránh nhằm lẫn và có cái nhìn tổng quát về các loại cho vay, người ta phân
loại cho vay theo một số tiêu chí:
- Căn cứ vào thời hạn cho vay:

+ Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn đến 1 năm và được sử
dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp, phục
vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình.
+ Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm
và sử dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới
trang thiết bị, mở rộng sản xuất, xây dựng công trình
8

+ Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm, đáp ứng cho
nhu cầu đầu tư dài hạn như xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có
quy mô lớn.
- Căn cứ vào hình thức đảm bảo cho vay:
+ Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: Là cho vay có tài sản cầm cố, thế
chấp hoặc bảo đảm bằng tài sản của người thứ ba.
+ Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản: Là cho vay không có tài sản
cầm cố, thế chấp; khoản vay được đảm bảo bởi uy tín, năng lực tài chính của
chính người đi vay hoặc người bảo lãnh.
- Căn cứ vào mục đích cho vay:
+ Cho vay bất động sản: Là các khoản cho vay đầu tư vào bất động sản
như xây dựng và mở rộng đất đai, mua đất đai, nhà cửa, bất động sản
+ Cho vay công thương nghiệp: Là các khoản cho vay cấp cho các DN
để trang trải các chi phí mua hàng hóa, nguyên vật liệu, trả thuế, trả lương
+ Cho vay nông nghiệp: Là các khoản cho vay cấp cho các hoạt động
nông nghiệp, nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và
chăn nuôi gia súc.
+ Cho vay tiêu dùng: Là các khoản cho vay cấp cho cá nhân, hộ gia
đình để mua sắm hàng hóa tiêu dùng như xe hơi, trang thiết bị trong nhà
- Căn cứ vào chủ thể vay vốn:
+ Cho vay doanh nghiệp (tín dụng bán buôn): Gọi là bán buôn vì những
doanh nghiệp thường vay với những khoản vay có giá trị lớn.

+ Cho vay cá nhân, hộ gia đình (tín dụng bán lẻ): Gọi là bán lẻ vì cá
nhân thường vay với những khoản vay có giá trị nhỏ nhằm mục đích tiêu dùng.
+ Cho vay cho các tổ chức tài chính: Là các khoản cho vay cấp cho các
ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác.

9

- Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay:
+ Cho vay trả góp: Là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc
và lãi vay định kỳ thành những khoản bằng nhau.
+ Cho vay hoàn trả một lần: Là loại cho vay mà khách hàng chỉ hoàn trả
gốc và lãi vay một lần khi đến hạn.
+ Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: Là loại cho vay mà khách hàng có thể
hoàn trả nợ vay bất cứ khi nào.
- Căn cứ vào hình thái giá trị của khoản vay:
+ Cho vay bằng tiền: Là khoản vay mà hình thái giá trị của nó là bằng tiền.
+ Cho vay bằng tài sản: Là khoản vay mà hình thái giá trị của nó là
bằng tài sản hay còn gọi là cho thuê tài chính.
- Căn cứ vào xuất xứ khoản vay:
+ Cho vay trực tiếp: Là hình thức mà ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho
khách hàng có nhu cầu vay vốn, đồng thời khách hàng hoàn trả nợ vay trực
tiếp cho ngân hàng.
+ Cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay thông qua trung gian như
cho vay ủy thác, cho vay thông qua tổ chức đoàn thể.
- Cho vay khác: Bao gồm các khoản cho vay khác chưa được phân loại
ở trên (ví dụng như cho vay kinh doanh chứng khoán).
1.1.2. Cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
a. Khái niệm cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay của ngân hàng nhằm mục đích
tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia

đình. Đây là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải
các nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở, phương tiện đi lại, đồ dùng gia đình
Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch cũng có
thể được tài trợ bởi cho vay tiêu dùng.
10

b. Đặc điểm cho vay tiêu dùng
Từ trước đến nay, cho vay tiêu dùng vẫn được các ngân hàng coi là
khoản mục mang lại lợi nhuận khá cao với lãi suất “cứng nhắc”. Điều đó có
nghĩa là nó đủ để bù đắp chi phí huy động vốn của ngân hàng, không như hầu
hết các khoản vay kinh doanh hiện nay với lãi suất thay đổi theo điều kiện thị
trường, như vậy với cho vay tiêu dùng ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi xuất
khi chi phí huy động vốn tăng lên. Tuy nhiên các khoản vay này được định
giá rất cao (vì đã bao hàm một phần bù rủi ro lãi suất) đến mức mà bản thân
lãi suất vay vốn trên thị trường lẫn tỷ lệ tổn thất tín dụng phải tăng lên đáng
kể thì hầu hết các khoản tín dụng tiêu dùng mới không mang lại lợi nhuận.
Vậy tại sao các khoản cho vay tiêu dùng lại có lãi suất cao? Một lý do
chính đã được chương trình phân tích chi phí chức năng (FCA) hàng năm của
Cục dự trữ Liên bang lý giải. Theo hệ thống tính toán chi phí này thì khoản
mục cho vay tiêu dùng có chi phí lớn nhất và rủi ro cao nhất trong danh mục
cho vay của ngân hàng. Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kỳ. Nó
tăng lên trong thời kỳ kinh tế mở rộng, khi mà mọi người cảm thấy lạc quan
về tương lai. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, rất nhiều cá nhân và
hộ gia đình cảm thấy không tin tưởng nhất là khi họ thấy tình trạng thất
nghiệp tăng lên và họ sẽ hạn chế việc mượn từ ngân hàng.
Hơn nữa khi vay tiền, người tiêu dùng dường như kém nhạy cảm với
lãi suất (mặc dù rõ ràng chính lãi suất ghi trên hợp đồng ảnh hưởng đến quy
mô số tiền phải trả). Trong khi lãi suất không phải là một trong những yếu tố
quan trọng mà hộ gia đình đi vay tiền quan tâm thì mức thu nhập và trình độ
dân trí lại tác động rất lớn đến việc sử dụng các khoản tiền vay của người tiêu

dùng. Những người có nhu cầu cao có xu hướng vay nhiều hơn với thu nhập
hàng năm của mình. Những gia đình mà người chủ gia đình hay người tạo thu
nhập chính có học vấn cao cũng vậy. Với họ, việc vay mượn là một công cụ
11

để đạt được mức sống như mong muốn hơn là một lựa chọn chỉ được dùng
trong trạng thái khẩn cấp [1, tr.718].
c. Rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất mà ngân hàng phải chịu do
khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và
lãi. Khi thực hiện một hoạt động cho vay cụ thể, NH không dự kiến là khoản
cho vay đó sẽ bị tổn thất. Vì vậy, rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng là
khả năng xảy ra tổn thất mà ngân hàng phải chịu do KH vay tiêu dùng không
trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi [4, tr.156].
Hầu hết các khoản CVTD là các khoản vay trung và dài hạn nên có thể
có rất nhiều RR phát sinh. Trong đó, RRTD được xem là rủi ro cơ bản nhất
trong hoạt động kinh doanh của NH. Rủi ro này có thể phát sinh do những
nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan và cả từ hai phía KH và NH như:
- Về phía khách hàng: Khách hàng làm ăn thua lỗ hoặc kém hiệu quả,
cố gắng chay ì hoặc lừa đảo dẫn đến không trả được nợ cho ngân hàng.
- Về phía ngân hàng: Do quản lý yếu kém hoặc tham ô của nhân viên
ngân hàng, không có khả năng đánh giá chất lượng các khoản vay, hoặc cố
tình làm sai quy địch để mưu lợi riêng.
- Vì những thay đổi bất thường trên thị trường vượt quá khả năng phán
đoán của ngân hàng như thay đổi lãi suất và tỷ giá, khủng hoảng nợ dây
chuyền, những thay đổi trong quyết định của chính phủ.
Từ việc phân tích, đánh giá các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
trong cho vay tiêu dùng, các ngân hàng thương mại sẽ sử dụng nhiều phương
pháp, các công cụ, kỹ thuật để ngăn ngừa, kiểm soát, đo lường các rủi ro tín
dụng trong cho vay tiêu dùng. Trong đó, thẩm định tín dụng là một trong

những kỹ thuật nhằm đo lường mức độ RRTD trong cho vay tiêu dùng.
Do đó, ngân hàng cần phải thực hiện công tác thẩm định tín dụng trong
12

cho vay tiêu dùng một cách kỹ lưỡng và chuẩn xác nhằm hạn chế rủi ro tín
dụng trong cho vay tiêu dùng.
1.2. THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm của thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm
kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà
khách hàng đề xuất qua hồ sơ đề nghị vay vốn nhằm phục vụ cho việc ra
quyết định tín dụng [5, tr.187].
Vì vậy, thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng là sử dụng các công
cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của
một phương án vay tiêu dùng mà khách hàng đề xuất qua hồ sơ đề nghị vay
vốn nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cho vay.
1.2.2. Mục đích của thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Khác với cho vay khách hàng doanh nghiệp, đối tượng thẩm định cho
vay tiêu dùng là những cá nhân đang đề nghị vay vốn ngân hàng. Thẩm định
tín dụng trong cho vay tiêu dùng của NHTM nhằm các mục đích sau:
- Đo lường mức độ rủi ro của phương án vay tiêu dùng.
- So sánh những lợi ích và chi phí nếu quyết định cho vay.
- Làm căn cứ để quyết định cho vay hợp lý.
- Làm cơ sở để thỏa thuận với khách hàng các điều khoản trong HĐTD.
- Góp phần nâng cao hiệu quả trong cho vay tiêu dùng.
1.2.3. Nguyên tắc của thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Để nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định cho vay tiêu dùng, khi
thẩm định cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng phải đảm bảo tính khách

quan, minh bạch, độc lập. Công tác thẩm định phải được xem xét một cách
13

khách quan có khoa học và toàn diện ở tất cả bước, phải kiểm tra đánh giá
một cách độc lập về tất cả nội dung cần thẩm định.
- Sự tuân thủ tuyệt đối theo đúng quy trình thẩm định, đúng chính sách
của ngân hàng đưa ra.
- Đảm bảo tính chính xác, trung thực. Các thông tin thu thập phải đảm
bảo tính trung thực, những ý kiến, kết luận, đánh giá phải dựa trên những căn
cứ pháp lý và khoa học.
1.2.4. Đặc điểm của thẩm định tín dụng trong cho vay tiêu dùng
Nội dung các yếu tố nhằm thẩm định trong cho vay tiêu dùng cũng gần
giống như các loại cho vay khác, tuy nhiên có một số đặc điểm cần chú ý sau:
- Thẩm định đặc điểm của khách hàng và khả năng thanh toán là quan
trọng nhất, đây là yếu tố chính cần được thẩm định trong cho vay tiêu dùng.
+ CBTĐ phải tiến hành điều tra, đánh giá tư cách KH để đảm bảo rằng
KH vay ý thức rõ ràng về trách nhiệm hoàn trả đầy đủ và đúng hạn các khoản
nợ, tình trạng hôn nhân, học vấn Mặc dù rất khó xác định nhưng việc thẩm
định tư cách KH là rất quan trọng, quyết định sự hoàn trả các khoản vay.
+ Về khả năng thanh toán: Người vay phải có mức thu nhập hoặc các
tài sản có giá trị đủ để đảm bảo rằng họ có khả năng hoàn trả khoản vay.
Thẩm định nguồn trả nợ trong CVTD thì NH cần cân nhắc kỹ, cần đánh giá
cụ thể những nhân tố có thể ảnh hưởng đến. Bởi vì nguồn trả nợ chủ yếu của
khách hàng vay tiêu dùng được trích từ thu nhập hiện tại mà không gắn liền
với kết quả của việc sử dụng khoản vay đó. nguồn trả nợ phụ thuộc rất lớn
vào sức khỏe, quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm của người vay.
+ Đánh giá mức thu nhập: Mức thu nhập và sự ổn định thu nhập là
những thông tin rất quan trọng. Những KH có mức lương cơ bản và mức thu
nhập ròng còn lại sau khi trang trải các chi phí sinh hoạt hàng ngày cao thì sẽ
được đánh giá cao. CBTĐ phải xác minh mức thu nhập của KH, yêu cầu KH

14

cung cấp: Hợp đồng lao động, xác nhận lương, hợp đồng cho thuê nhà, thuê
xe, giấy phép kinh doanh của người vay và người cùng trả nợ.
- Thẩm định mục đích vay vốn tương đối dễ dàng và đơn giản, khác với
thẩm định mục đích vay kinh doanh nên công tác thẩm định tín dụng trong
cho vay tiêu dùng không đi vào thẩm định hiệu quả và nguồn thu từ việc sử
dụng khoản vay đó. Ngân hàng chỉ cần khách hàng bằng chứng từ chứng
minh mục đích sử dụng vốn vay, khách hàng dùng khoản tiền vay vào việc gì,
có hợp pháp không? Có phù hợp với chính sách cho vay của ngân hàng
không? Có dấu hiệu nào cho thấy KH sẽ không hoàn trả khoản vay đó không?
- Sự ổn định về việc làm và nơi cư trú: Một trong số những yếu tố
chính mà một CBTĐ có kinh nhiệm sẽ quan tâm là khoảng thời gian làm việc.
Hầu hết các ngân hàng đều không muốn cho vay đối với những người mới chỉ
làm việc tại nơi làm việc hiện tại một vài tháng. Thời gian sống tại nơi cư trú
hiện tại cũng thường được coi trọng.
- Khác với các thẩm định cho vay khác, để thẩm định tín dụng trong
cho vay tiêu dùng dùng những đánh giá định tính nhiều hơn là định lượng,
ngân hàng sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp hệ
thống điểm số chỉ là điều kiện cần để ngân hàng xem xét, điều kiện đủ để có
kết quả tốt nhất là kết hợp với phương pháp phán đoán.
1.2.5. Quy trình và nội dung của thẩm định tín dụng trong cho vay
tiêu dùng
a. Quy trình thẩm định tín dụng
Mỗi NH sẽ xây dựng cho mình một quy trình TĐTD với các nội dung và
phương pháp TĐTD riêng. Tuy nhiên, mục đích của TĐTD trong CVTD
hướng đến việc đánh giá khả năng trả nợ vay của KH nên về cơ bản quy trình
TĐTD bao gồm các bước trong cả ba giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay.

15














Hình 1.1: Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng
b. Nội dung thẩm định tín dụng
Khi thẩm định tín dụng cho vay tiêu dùng, ngân hàng tập trung vào các
yếu tố liên quan đến khoản vay, khách hàng vay và tài sản đảm bảo, hình
thành nhóm nội dung cần thẩm định. Các phương pháp truyền thống như:
- Tiêu chuẩn 5C [5, tr.384]
+ Character - tư cách của người vay: CBTĐ kiểm tra mục đích vay vốn
của khách hàng có rõ ràng, có phù hợp với chính sách cho vay của ngân hàng,
đồng thời xem xét lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ, còn khách
hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Một số yếu tố
định tính khác như trình độ học vấn, kinh nghiệm, trách nhiệm, tính trung thực
của khách hàng cũng được xem xét. Việc đánh giá tư cách người vay rất khó chủ
yếu dựa vào kinh nghiệm của CBTĐ.
+ Capacity - Năng lực của người vay: Ngân hàng xem xét hồ sơ pháp
lý chứng minh năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng và
Xem xét hồ sơ vay của
khách hàng


Thẩm định KH vay,
phương án vay, TSĐB

Phê duyệt hồ sơ thẩm định
Thu thập thông tin bổ
sung c
ần thiết

Tổng hợp kết quả thẩm
đ
ịnh, đề xuất cấp tín dụng

×