Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đánh giá tài nguyên địa mạo dải ven biển tỉnh bình thuận phục vụ phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.93 MB, 117 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết ................................................................................................. 1
2. Phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................... 2
3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu .................................................................. 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu và cấu trúc luận văn .................................................. 3
Chương 1................................................................................................................ 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN ĐỊA
MẠO TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ............................................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận của nghiên cứu tài nguyên địa mạo trong phát triển du lịch
............................................................................................................................ 4
1.1.1. Các khái niệm ....................................................................................... 4
1.1.2. Tài nguyên địa mạo trong phát triển du lịch ...................................... 11
1.1.3. Quy trình thực hiện và các tiêu chí đánh giá tài nguyên địa mạo ...... 12
1.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................. 24
1.2.1. Cách tiếp cận hệ thống........................................................................ 24
1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................. 25
1.3. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu .............................................................. 26
1.3.1. Nghiên cứu địa mạo bờ biển trên Thế giới ......................................... 26
1.3.2. Nghiên cứu địa mạo bờ biển Việt Nam và vùng nghiên cứu .............. 27
Chương 2.............................................................................................................. 29
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO DẢI VEN BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN ....................... 29
2.1. Vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .................. 29
2.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................... 29
2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội ...................................................................... 29
2.2. Các nhân tố thành tạo địa hình bờ biển tỉnh Bình Thuận ...................... 33
2.2.1. Các nhân tố địa chất thạch học .......................................................... 33
2.2.2. Địa hìnhkhu vực nghiên cứu .............................................................. 36
2.2.3. Khí hậu................................................................................................ 38
2.2.4. Chế độ gió ........................................................................................... 39
2.2.5. Đặc điểm thủy, hải văn ....................................................................... 39



ii


2.2.6. Đặc điểm thổ nhưỡng.......................................................................... 42
2.2.7. Sự thay đổi mực nước biển ................................................................. 43
2.2.8. Tác động của con người...................................................................... 44
2.3. Đặc điểm địa mạo dải ven biển tỉnh Bình Thuận .................................... 46
2.3.1. Địa hình có nguồn gốc bóc mịn (q trình sườn) .............................. 46
2.3.2. Địa hình nguồn gốc dịng chảy ........................................................... 50
2.3.3. Địa hình nguồn gốc hỗn hợp sơng – biển ........................................... 52
2.3.4. Địa hình nguồn gốc do gió .................................................................. 52
2.3.5. Địa hình nguồn gốc biển..................................................................... 53
2.3.6. Địa hình trong đới sóng vỗ bờ............................................................. 56
Chương 3.............................................................................................................. 61
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐỊA MẠO DẢI VEN BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH .................................................................. 61
3.1. Tài nguyên địa mạo phân bố trên dải ven biển tỉnh Bình Thuận phục vụ
phát triển du lịch ............................................................................................. 61
3.2. Các tiêu chí đánh giá tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch ven biển
tỉnh Bình Thuận............................................................................................... 62
3.3. Đánh giá khả năng phát triển du lịch bờ biển trên cơ sở các di chỉ địa
mạo ................................................................................................................... 84
3.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch trên dải ven biển tỉnh Bình
Thuận ........................................................................................................... 84
3.3.2. Đề xuất các điểm,cụm du lịch trên cơ sở các di chỉ địa mạo .............. 86
3.4. Các tác nhân ảnh hưởng đến các di chỉ địa mạo phân bố trên dải ven
biển tỉnh Bình Thuận....................................................................................... 93
3.4.1. Một số tai biến liên quan đến hoạt động của tự nhiên........................ 93
3.4.2.Tai biến liên quan với hoạt động của con người ................................. 96

3.5. Đề xuất phương án bảo tồn các di chỉ địa mạo ...................................... 104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 108

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tiêu chí và các chỉ tiêu đánh giá lựa chọn một di chỉ địa mạo ............... 18
Bảng 1.2: Các đặc trưng, tiêu chí và điểm cho đánh giá giá trị các di chỉ địa mạo.. 19
Bảng 1.3: Các đặc trưng và tiêu chí chứng minh giá trị du lịch của cùng một kiểu di
chỉ địa mạo ............................................................................................................ 22
Bảng 2.1: Lượng mưa trung bình tháng và năm tại trạm khí tượng của Bình Thuận
(mm) ..................................................................................................................... 38
Bảng 2.2: Đặc trưng hình thái các sơng tỉnh Bình Thuận ....................................... 41
Bảng 3.1: Tài nguyên địa mạo dải ven biển tỉnh Bình Thuận ................................. 61
Bảng 3.2: Các loại tài nguyên du lịch biển và điều kiện tự nhiên liên quan tới chúng
.............................................................................................................................. 72
Bảng 3.3: Danh mục các bãi biển có khả năng khai thác du lịch bờ biển tỉnh Bình
Thuận .................................................................................................................... 73
Bảng 3.4: Tiêu chí để lựa chọn các di chỉ địa mạo ................................................. 79
Bảng 3.5: Các đặc trưng, tiêu chí và điểm cho đánh giá giá trị các di chỉ địa mạo.. 80
Bảng 3.6: Các đặc trưng và tiêu chí chứng minh giá trị du lịch của các di chỉ địa
mạo ....................................................................................................................... 87
Bảng 3.7: Các điểm tham quan du lịch theo từng loại hình .................................... 89

iv


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sự tăng dân số trong nửa triệu năm qua và các nền văn hóa tương ứng ... 5
Hình 1.2: Mối quan hệ giữa địa mạo, địa hình, tài sản và tài nguyên ....................... 7
Hình 1.3: Sự phân cấp tài nguyên du lịch tự nhiên ................................................. 11
Hình 1.4: Tích hợp dữ liệu kỹ thuật, khoa học và sản phẩm để nghiên cứu toàn diện
về di chỉ địa mạo trong mối quan hệ với cả tai biến thiên nhiên và du lịch ............. 13
Hình 1.5: Mối quan hệ giữa địa hình và xã hội ...................................................... 17
Hình 1.6: Thang đánh giá tài nguyên địa mạo ......................................................... 18
Hình 1.7: Sơ đồ khái quát mối quan hệ giữa các yếu tố đới bời biển ...................... 24
Hình 2.1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu dải ven biển tỉnh Bình Thuận ....................... 30
Hình 2.2: Bản đồ địa chất dải ven biển tỉnh Bình Thuận ........................................ 35
Hình 2.3: Sơ đồ phân bậc độ cao địa hình dải ven biển tỉnh Bình Thuận ................ 37
Hình 2.5: Trắc diện địa hình bãi biển ..................................................................... 58
Hình 3.1: Bản đồ phân bố di chỉ địa mạo dải ven biển tỉnh Bình Thuận ................. 77
Hình 3.2: Giá trị của các di chỉ địa mạo theo các tiêu chí ....................................... 80
Hình 3.3: Theo tiêu chí chứng minh giá trị du lịch của các di chỉ địa mạo ............. 86
Hình 3.4: sơ đồ định hướng phát triển du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận trên cơ
sở các di chỉ địa mạo ............................................................................................. 91
Hình 3.5: Mơ hình quan niệm về các mối quan hệ giữa 2 hợp phần địa mạo (địa
hình và quá trình) với dự án ................................................................................. 104
Hình 3.6: Giải pháp nuôi bãi ................................................................................ 105

v


DANH MỤC ẢNH
Ảnh 1.1: Sơ đồ tuyến khảo sát thực địa dải ven biển tỉnh Bình Thuận ................... 25
Ảnh2.1: Sườn bóc mịn tổng hợp-đổ lở ở phần trên và tích tụ ở phần dưới theo cơ
chế pediment hóa ................................................................................................... 47
Ảnh2.2: Vách, sườn và đáy bồn thu thủy phát triển trên khối cát đỏPhan Thiết ở 3
giai đoạn ................................................................................................................ 49

Ảnh2.3: Lòng sông và bãi bồi hiện đại trên sông Cái,các khe rãnh xâm thực và dạng
carư giả phát triển trên trầm tích hệ tầng Phan Thiết .............................................. 50
Ảnh2.4:Thung lũng Suối Tiên được mở rộng ở thượng lưu và thu hẹp ở hạ lưu quan
sát được trên ảnh vệ tinh ........................................................................................ 51
Ảnh 2.5: Các cồn cát đang di chuyển ở khu vực Bàu Trắng và ở khu vực Đồi Hồng,
phường Mũi Né ..................................................................................................... 52
Ảnh 2.6:Các thế hệ cồn cát phôi thai đang di động ở sát bãi biển và phía xa là các
thế hệ cồn cát đã ngừng di động có trắc diện bất đối xứng khá rõ ở khu vực phía bắc
mũi Kê Gà ............................................................................................................. 53
Ảnh2.7:Bề mặt tích tụ nguồn gốc biển (đầm phá) cải tạo làm đầm nuôi hải sản ở
Hàm Tân ............................................................................................................... 53
Ảnh 2.8:Bề mặt mài mịn-tích tụ cao 15-20 mét phát triển trên đá granit ở khu vực
mũi Kê Gà ............................................................................................................. 55
Ảnh 2.9: Bề mặt mài mịn tích tụ cao trên 30 mét ở khu vực tây-nam Chùa Hang . 56
Ảnh 2.10: Bãi biển đang bị xói lở ở phần trong và tích tụ ở phần ngồi quan sát
được tại đoạn bờ phía bắc thơn Hồng Thắng, xã Hịa Thắng, Bắc bình.Bãi đang bị
xói lở ở Đức Long, Bình Thuận ............................................................................. 57
Ảnh 2.11: Bãi biển mài mịn –tích tụ ở ở mũi LaGan ............................................. 59
Ảnh 2.12:Cuội có độ mài trịn, chọn lọc tốt và kích thước giảm dần từ bậc cao đến
bậc thấp ở phía bắc mũi La Gan............................................................................. 60
Ảnh 2.13: Bãi tích tụ cuội có cấu tạo phân bậc trên đoạn bờ mài mịn-tích tụ ở phía
bắc mũi La Gan và hiện nay đang có dấu hiệu xói lở do tác động của dịng rift ..... 60
Ảnh 3.1: Sườn và đáy bồn thu thủy phát triển trên khối cát đỏ Phan Thiết trong ba
giai đoạn già- trưởng thành- trẻ ............................................................................. 63

vi


Ảnh 3.2:Hệ thống cồn cát thể hiện dãy tiến hóa địa mạo do tác động của gió qua 3
thế hệ: trẻ là các cồn cát phôi thai nằm ngay sát bãi biển, thế hệ thứ 2 đang tiếp tục

di chuyển sâu vào lục địa và thế hệ thứ 3 đã ngưng hoạt động ............................... 64
Ảnh 3.3:Thung lũng Suối Tiên được mở rộng ở thượng lưu và thu hẹp ở hạ lưu .... 66
Ảnh 3.4: Các thế hệ nón tích tụ do dòng chảy nhỏ dọc bờ phải Suối Tiên .............. 67
Ảnh 3.5: Bề mặt sườn bóc mịn tổng hợp thể hiện cho q trình tiến hóa sườn trên
trần tích gắn kết yếu .............................................................................................. 68
Ảnh 3.6: Rừng savan nhiệt đới phát triển trên sườn núi ở mũi Chê Ca, Hàm Thuận
Nam, Bình Thuận .................................................................................................. 69
Ảnh 3.7: Bàu trắng và khe rãnh suối tiên ............................................................... 69
Ảnh 3.8:Đảo hòn Bà với ngọn hải đăng nổi tiếng và lầu Ơng Hồng mang ý nghĩa
văn hóa cao............................................................................................................ 70
Ảnh3.9: Các thành tạo mài mịn do sóng ở lân cận chùa Cổ Thạch ........................ 71
Ảnh 3.10: Bãi tắm Hòn Rơm và cồn cát đang di động ........................................... 72
Ảnh 3.11: Lướt ván nhờ sức diều (kiteboarding) ở Mũi Né.................................... 74
Ảnh 3.12: Khai thác titan ở ven biển tỉnh Bình Thuận ........................................... 75
Ảnh 3.13: Các cồn cát có màu khác nhau đang di động ......................................... 75
Ảnh 3.14:“Karst giả” do mài mòn phát triển trên đá granit ở mũi Kê Gà và ở Suối
Tiên ....................................................................................................................... 76
Ảnh 3.15: Xói lở liên tục phá hủy nhà cửa ở phương Đức Long, thành phố Phan
Thiết từ năm 2008 và năm 2012 ........................................................................... 94
Ảnh3.16: Dấu tích khối vật liệu tích tụ do dịng bùn-cát xảy ra năm 1996 ở thơn
Hồng Chính (Thiện Ái), thuộc xã Hồ Thắng, Bắc Bình ........................................ 95
Ảnh3.17: Các cồn cát đang di chuyển về phía Bàu Trắng ..................................... 96
Ảnh 3.18: Bãi cuội bảy màu đang bị ô nhiễm do du lịch ....................................... 97
Ảnh 3.19: Toàn cảnh khu đồi trọc khai thác titan ................................................. 100
Ảnh 3.20: Công trường khai thác titan gây ô nhiễm môi trường .......................... 101
Ảnh 3.21: Khai thác titan đang hủy diệt môi trường ............................................ 102
Ảnh 3.22: Hồ chứa nước thải titan bị vỡ tại công ty cổ phần Đầu tư khống sản và
thương mại Bình Thuận ....................................................................................... 103

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, địa hình mặt đất và các quá trình địa mạo tạo
ra nó đã được các nhà khoa học xác định là một loại tài nguyên thiên nhiên. Tài
nguyên thiên nhiên vốn là cơ sở phát triển kinh tế đối với mọi quốc gia. Bởi vậy,
việc tìm kiếm và khai thác, sử dụng các loại tài nguyên để phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội luôn là điều thơi thúc đối với mỗi quốc gia.
Địa hình mặt đất là “sân khấu” để con người trình diễn các hoạt động phục vụ
cho cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của mình. Nó có khả năng đáp ứng, thỏa
mãn nhu cầu của con người về địa bàn cư trú, là bề mặt để con người sử dụng trong
các hoạt động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), công nghiệp và xây dựng (nền
tảng để xây dựng các cơng trình nhà ở, nhà máy xí nghiệp... xây dựng cơ sở hạ tầng
kinh tế và xã hội), dịch vụ, phục vụ cho các nhu cầu khác của con người.v.v..
Bình Thuận có vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa các trung tâm du lịch lớn ởphía
Nam như: TP.Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang.Tồn tỉnh có 192 km
bờ biển trải dài từ Cà Ná đến Bình Châu.Đường bờ biển với nhiều tài nguyên địa
mạo đặc thù có giá trị cả về nghiên cứu khoa học, giáo dục, giá trị kinh tế và đặc
biệt là giá trị thẩm mỹ đang phục vụ mạnh mẽ cho phát triển du lịch như:cao
nguyên cấu tạo bằng cát đỏ, đồi cát đang di động ở khu vực Mũi Né, Bàu Trắng, bãi
cuội bảy màu ở La Gan, địa hình karst giả ởSuối Tiên.v.v...và một số các di tích lịch
sử, văn hóa mang kiến trúc độc đáo và giá trị tâm linh như lầu Ơng Hồng, chùa Cổ
Thạch, dinh Thầy Thím.v.v…Bên cạnh giá trị cho phát triển du lịch thì các tài
nguyên địa hình dải ven biển tỉnh Bình Thuận cũng tiềm ẩn các giá trị kinh tế khác,
như trong khối cao nguyên cát đỏ là trữ lượng titan lớn, ước tính đến 558 triệu
tấn(trong báo cáo đề án Điều tra, đánh giá tiềm năng sa khống titan - zircon trong
tầng cát đỏ Ninh Thuận, Bình Thuận và bắc Bà Rịa-Vũng Tàu của Bộ Tài nguyên
Môi trường do liên đoàn địa chất Trung Trung bộ thực hiện,14/1/2011 ), tuy nhiên
nếu khai thác titan thì chúng ta sẽ mất đi các tài nguyên địa mạo đang sử dụng cho

phát triển du lịch. Thậm trí trong q trình sử dụng vùng cát còn nhiều vấn đề bất

1


cập vì đây là nơi xẩy ra các quá trình tương tác giữa đất liền, sông, biểncũng như
nơi hứng chịu nhiều tai biến thiên nhiên như bão, lốc, nước biển dâng, cát di động,
cát bay, cát nhảy, xói lở bờ biển, ngập lụt… Do đó việc khai thác, sử dụng các tài
nguyên địa mạo còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm. Thực tế đặt ra yêu cầu cấp thiết
đối với công tác nghiên cứu là đánh giá tổng hợp các giá trị tài nguyên địa mạotìm
ra thế mạnh của tỉnh để có quy hoạch tổng thể cho phát triển kinh tế nói chung cũng
như du lịch nói riêng và cân nhắc hài hịa giữa phát triển kinh tế-xã hội-mơi
trường.Chính vì vậy học viên lựa chọn hướng nghiên cứu:“Đánh giá tài nguyên địa
mạo dải ven biển tỉnh Bình Thuận phục vụ phát triển du lịch”.
2. Phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Không gian nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn là dải
địa hình ven biển tỉnh Bình Thuậntính từ bờ biển vào đất liền 5km. Do quá trình
khảo sát thực địa cũng như cơ sở tài liệu học viên thu thập được về các di chỉ địa
mạo đều nằm phạm vi nghiên cứu đó.
Về mặt khoa học: Phân tích đánh giá tài nguyên địa mạo, tập trung cho các di
chỉ địa mạo nổi bật trên dải ven biển tỉnh Bình Thuận phục vụ phát triển du lịch.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
-

Làm rõ được đặc điểm thành tạo, đặc điểm địa hình của các di chỉ địa mạo và
đánh giá được giá trị cũng như tiềm năng của các di chỉ địa mạo trên dải ven
biển tỉnh Bình Thuận.

-


Đánh giá bán định lượng song thể hiện được thế mạnh của các di chỉ địa
mạocó giá trị tham khảo tốt đối với các công ty quy hoạch của địa phương
cũng như các nhà quản lý.

3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định và Đánh giá được tiềm năng cũng như giá trị
của các tài nguyên địa mạo trong bức tranh chung về phát triển kinh tế-xã hội của
tỉnh Bình thuận phục vụ cho phát triển du lịch bền vững.

2


Nội dung nghiên cứu
-

Tổng quancơ sở lý luận về nghiên cứu tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển
du lịch.

-

Phân tích đánh giá, làm rõ giá trị của tài nguyên địa mạo trong phát triển du
lịch trêndải ven biển tỉnh Bình Thuận.

-

Đánh giá xu thế phát triển cũng như các xung đột của các di chỉ địa mạo trong
tương lai, đề xuất các hướng giải quyết và tìm phương án bảo tồn.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu và cấu trúc luận văn

Để đạt được mục tiêu và thực hiện tốt các nội dung trên, luận văn có các
nhiệm vụ chính sau đây:
-

Thu thập, phân tích và đánh giá các tài liệu đã được cơng bố có liên quan đến
nội dung nghiên cứu của luận văn.
- Tiến hành khảo sát bổ xung phân tích các thành tạo địa hình và các q trình

địa mạo trong phát triển du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận.
- Lập bản đồ địa mạo dải ven biển tỉnh Bình Thuận.
- Đánh giá các tài nguyên địa mạo phân bố trên dải ven biển tỉnh Bình Thuận
- Xây dựng bản đồ phân bố tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch trên
dải ven biển tỉnh Bình Thuận
- Lập sơ đồ định hướng phát triển du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận trên cơ
sở các di chỉ địa mạo.
- Tổng hợp tài liệu và viết báo cáo.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương:
-

Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu tài nguyên địa mạo
trong phát triển du lịch.

-

Chương 2: Đặc điểm địa mạo dải ven biển tỉnh Bình Thuận.

-

Chương 3: Đánh giá tài nguyên địa mạo dải ven biển tỉnh Bình Thuận phục
vụ phát triển du lịch.


3


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN ĐỊA
MẠO TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận của nghiên cứu tài nguyên địa mạo trong phát triển du lịch
1.1.1. Các khái niệm
- Địa mạo học
Thuật ngữĐịa mạo học đã được đưa vào văn liệu các khoa học về Trái Đất từ
cuối thế kỷ XIX. Từ một khái niệm, đến nay địa mạo học đã trở thành một khoa học
trong đại gia đình các Khoa học Trái Đất, cũng giống như địa hóa học, địa vật lý,
thủy văn học, địa chất học…Tuy nhiên nền tảng của khoa học địa mạo đã có từ rất
lâu đời, Herodotus (485?-425 Tr.CN)đã từng nói “Ai Cập có món quà của dịng
sơng” cịn giữa thế kỷ XVIII, J. Hotton đã quan niệm rằng “Hiện tại là chìa khóa
đối với q khứ” Địa mạo học ngày càng phát triển cả về cơ sở lý thuyết cũng như
ý nghĩa thực tiễn[14].
Theođịnh nghĩa địa mạo học trước đây: “địa mạo học là một bộ mơn khoa học
nghiên cứu địa hình bề mặt trái đất về các mặt hình thái, nguồn gốc phát sinh, lịch
sử phát triển”[4],cịn khái niệm địa mạo hiện đại thì phát biểu như sau: “địa mạo học
là lĩnh vực nghiên cứu liên ngành và hệ thống về địa hình và các q trình hình
thành cũng như làm thay đổi chúng”[14]. Có thể nói rằng tồn bộ hoạt động của con
người đều liên quan chặt chẽ với địa hình của nơi cư trú. Chính vì vậy, việc sử dụng
địa hình để vừa làm nơi cư trú, đồng thời vừa làm một trong các tư liệu sản xuất
quan trọng nhất của con người. Do đó tầm quan trọng và những ảnh hưởng của địa
hình đến khí hậu, thủy văn, thực vật và sự phát triển văn hóa của con người đã được
quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Ngược lại, chính những tác động của con người
đến địa hình trong tiến trình phát triển kinh tế-văn hóa của mình đã làm cho cả địa
hình, cũng như các q trình thành tạo ra nó (quá trình địa mạo) bị biến đổi[14]. Địa

hình là một hợp phần quan trọng của mơi trường, giữ vai trị là nền tảng của hệ

4


sinhthái, quyết định dòng vật chất và năng lượng vào-ra của hệ, quyết định khí hậu
địa phương.
Đối tượng nghiên cứu của khoa học địa mạo là địa hình và thành phần vật chất
tạo lên chúng. Do đó, địa hình được xem là có cấu trúc khối, chứ khơng phải là mặt
phẳng. Địa hình là một trong những hợp phần quan trọng nhất của môi trường địa lý
và được nghiên cứu trong mối tác động tương hỗ lẫn nhau và ảnh hưởng lẫn nhau
như nước trên mặt đất, nước ngầm, thổ nhưỡng, thực vật và thế giới động vật (trong
đó có cả con người).
Ngay từ khi mới xuất hiện, con người đã tác động ngày càng tích cực hơn đến
tất cả các hợp phần này. Mức độ tác động vào tự nhiên của con người ngày càng gia
tăng tùy thuộc vào sự phát triển của xã hội lồi người. Theo trình độ sử dụng các
cơng cụ sản xuất, lịch sử lồi người được chia thành các thời đại như sau: Thời đại
đồ đá, thời đại kim khí, thời kỳ trung đại và thời kỳ hiện đại (hình 1.1[30]). Cịn theo
hình thức phát triển kinh tế, người ta chia ra làm 4 thời kỳ: thời kỳ săn bắt và hái
lượm, thời kỳ nông nghiệp, thời kỳ công nghiệp và thời kỳ nguyên tử [36]. Việc phân
chia ra các thời kỳ như vậy khơng chỉ nói lên trình độ phát triển kinh tế-xã hội, mà
cịn cho thấy mức độ tác động vào mơi trường tự nhiên của con người.

Hình 1.1: Sự tăng dân số trong nửa triệu năm qua và các nền văn hóa tương ứng [30]

5


Trong suốt tiến trình phát triển, con người sử dụng địa hình phục vụ cho cuộc
sống của mình.Ngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người, khi con người mới

xuất hiện, họ đã chọn các hang động làm nơi sinh sống. Như vậy, ngay từ thủa sơ
khai ban đầu ấy, hang động-một dạng địa hình đã được sử dụng để phục vụ cho nhu
cầu về nơi ở của con người. Dần dần, cùng với sự phát triển của xã hội, việc sử
dụng địa hình phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống, cho các hoạt động sản xuất
và sinh hoạt ngày càng phát triển. Con người sử dụng các dạng địa hình khác nhau
để xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng (đường giao thơng, cơng trình thủy điện,
đập ngăn lũ…), trong sản xuất (địa hình đồng bằng để trồng lương thực, địa hình
đồi thấp trồng cây ăn quả, và cây công nghiệp ngắn ngày…). Đến nay, địa hình
được sử dụng trong mọi lịnh vực như sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủ công
nghiệp, thủy điện, thông tin liên lạc, giao thông vận tải, thể thao, du lich, giải trí….
Tuy góp mặt trong nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội, nhưng việc sử dụng
địa hình lại không được nhận thức đúng đắn. Con người dường như khơng chú ý
đến vấn đề rằng mình đang sử dụng địa hình, mà coi đó là một nền tảng tất yếu phải
có. Do vậy, con người đã khơng xác định đúng vị trí của địa hình trong hoạt động
sản xuất cũng như trong đời sống của mình và sử dụng địa hình một cách bừa bãi
dẫn đến việc phá hủy địa hình, gây ra các tai biến có hại cho chính con người. Từ
thực tế đó, ta có thể thấy địa hình là một loại tài nguyên thiên nhiên đã được con
người khai thác và sử dụng như bao loại tài nguyên khác để phục vụ cho cuộc sống
của mình. Từ việc coi địa hình là một loại tài nguyên thiên nhiên, ta đi đến việc
phân chia các đơn vị địa mạo để phục vụ cho việc sử dụng hợp lý địa hình và tổ
hợp các nhân tố địa mạo trong đánh giá đến tác động môi trường và xu thế phát
triển theo thời gian của các loại tài nguyên đó trong tổng thể lãnh thổ.
-

Tài nguyên địa mạo(geomorphological resources)
Theo Panizza[35], địa hình và các quá trình địa mạo được đánh giá là tài nguyên

thông qua 4 chỉ tiêu: khoa học, văn hóa, kinh tế-xã hội và phong cảnh. Trong đó chỉ
tiêu khoa học phải đảm bảo được 4 đặc trưng là: 1- là mơ hình tiến hóa địa mạo; 2-


6


là một thực thể được sử dụng cho các mục đích giáo dục và đào tạo; 3- là một ví dụ
về cổ địa mạo và 4- là trụ cột của hệ sinh thái.
Theo Panizza[35], để ứng dụng tốt cho các vấn đề về mơi trường, thì địa mạo
được chia thành 2 hướng: tài nguyên địa mạo và tai biến địa mạo.
“Tài nguyên địa mạobao gồm cả các nguyên liệu thô (liên quan tới các quá
trình địa mạo) và địa hình-cả loại có ích cho con người lẫn loại có thể trở nên có
ích phụ thuộc vào hồn cảnh kinh tế, xã hội và cơng nghệ”. Chẳng hạn, một bãi
biển có thể thu được giá trị và được xem là tài nguyên địa mạo khi được sử dụng
cho các khu nghỉ dưỡng ven biển.
Cũng theo tác giả trên, địa hình và các quá trình địa mạo đều được coi là tài sản
nếu chúng có giá trị. Từ những giá trị này, nếu được sử dụng thì chúng sẽ trở thành
tài nguyên thiên nhiên (hình 1.2). Các thuộc tính mà có thể cho giá trị đối với tài
sản, rồi trở thành tài nguyên địa mạo bao gồm: khoa học, văn hóa, kinh tế-xã hội và
phong cảnh.
Ngun liệu thơ địa mạonếu có giá trị → Tài sản địa mạonếu được sử dụng → Tàingun địa mạo
Địa hìnhnếu có giá trị → Tài sản địa hìnhnếu được sử dụng→ Tài nguyên địa hình

Hình 1.2: Mối quan hệ giữa địa mạo, địa hình, tài sản và tài nguyên [35]

-

Di chỉ địa mạo (geomorphosite)
Theo Gay, 2004 đa dạng địa học “sự đa dạng tự nhiên về các đặc điểm địa chất

(đá, khống vật và hóa thạch), địa mạo (địa hình và các quá trình, v.v) và thổ
nhưỡng. Nó bao gồm các tập hợp, các mối quan hệ, các tính chất, những luận giải
và các hệ thống của chúng” . Đa dạng địa học ra đời từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ

XX, phục vụ cho việc công nhận các di sản địa học (Geoheritage) trên cơ sở công
ước về những điều tốt đẹp của trái đất (Declaration of the Earth,s Rights) năm 1994,
thành lập mạng lưới công viên địa học Châu Âu (Europea Geoparks Network) năm
2000 và sáng kiến về công viên địa học (Initiative on Geoparks) được UNESCO
thông qua vào năm 2003 [Reynard và đồng nghiệp 2007]

7


Cả địa mạo và đa dạng địa học đều có chung đối tượng nghiên cứu đó chính là
địa hình và các quá trình thành tạo ra chúng. Vậy địa mạo trong nghiên cứu đa dạng
địa học là nghiên cứu về hình thái, trắc lượng hình thái của các dạng địa hình, các
quá trình động lực trong quá khứ và hiện tại hình thành các di chỉ địa học hay di chỉ
địa mạo.
Di chỉ địa mạo nằm trong hệ thống các di chỉ địa học (geosites) được định
nghĩa là“những vị trí của địa quyển có tầm quan trọng để nhận thức về lịch sử Trái
đất.Chúng được phân định về không gian và có sự khác biệt rõ rệt với xung
quanh”(theo bách khoa thư địa mạo). Di chỉ địa mạo có vị trí tầm quan trọng trong
việc tìm hiểu lịch sử phát triển của một lãnh thổ nào đó ở quy mơ thời gian và
khơng gian khác nhau, hay có giá trị thẩm mỹ trong phát triển du lịch. Và trong
nghiên cứu mối quan hệ địa hình-du lịch, đến nay, đã được cụ thể hóa là nghiêncứu
các di chỉ địa học (geosite) và các di chỉ địa mạo (geomorphosite). Những nghiên
cứu đầu tiên về di chỉ địa mạo đã được hướng dẫn ở Italy, Thụy Sĩ, Vương Quốc
Anh và Tây Ban Nha vào đầu thạp kỷ 1990, sau này trở thành một lĩnh vực quan
tâm đối với các nhà địa mạo, bao gồm cả ở Ru Ma Ni. Những nghiên cứu này đã
được hướng dẫn bởi một danh sách khá dài của các nhà địa lý và địa chất,như
Reynard (2002, 2004, 2008, 2009), Pralong (2004), Panizza (2001), Panizza và
Piacente (2003),Wimbledon (1996), Grandgirard (1997, 1999), Avanzini và đồng
nghiệp(2002), Poli (1999), Brancucci và Burlando (2001), Serrano (2002).
Bertacchini (1996), Piacente (2001), Brancucci, (2003), De Waele và đồng nghiệp

(2004) Piccini và đồng nghiệp (2005), Hoblea (2009), Dowling và Newsome (2006,
2008)-những người đã xác định các quan niệm, các phương pháp đánh giá được
phát triển. Và năm 2001-Hội địa mạo Quốc tế thành lập nhóm nghiên cứu di chỉ địa
mạo do Reynard đứng đầu.
Panizza cũng đã đưa ra định nghĩa về di chỉ địa mạo như sau: “Di chỉ địa mạo
bao gồm các thành tạo địa hình và q trình phát sinh dạng địa hình nào đó có
những đặc điểm tạo nên một điểm đến du lịch. Di chỉ địa mạo mang các giá trị khoa

8


học, văn hóa/lịch sử, thẩm mỹ và/hoặc xã hội/kinh tế do nhận thức hoặc khai thác
của con người”.
Các nhà khoa học đã phân chia di chỉ địa mạo thành 2 loại: di chỉ địa mạo tích
cực cho phép nhìn thấy được các quá trình địa mạo đang hoạt động (thung lũng
sông, bãi biển,...) và di chỉ địa mạo thụ động biểu lộ các quá trình trước đây được
xem là di sản đặc biệt về ký ức của Trái đất. Chúng là công cụ đắc lực phục vụ cho
phát triển du lịch.
-

Tai biến địa mạo (geomorphological hazard)

Có thể được định nghĩa như là “khả năng có thể xảy ra một hiện tượng bất ổn
định địa mạo nào đó và với độ lớn đã cho trong một lãnh thổ nào đó trong khoảng
thời gian đã cho”. Chẳng hạn, tại một khu vực bất kỳ, khả năng trượt đất chắc chắn
xảy ra sau 50 năm phải được đánh giá.
Thực tế, hiện nay ở Việt Nam, khái niệm tài nguyên địa hình hay tài nguyên địa
mạo còn rất xa lạ đối với nhiều người, thậm chí cả những nhà khoa học trong hệ
thống các khoa học về Trái đất. Do đó, gần đây khi nghiên cứu vấn đề này, nhiều
người đã ngộ nhận và xếp nó vào kỳ quan địa chất[18,19], hay di sản địa chất[9]. Tuy

nhiên, trước khi là kỳ quan hay di sản, thì nó phải là tài ngun cho con người sử
dụng vào các mục đích cuộc sống khác nhau của mình. Cịn vấn đề kỳ quan hay di
sản cần phải được đánh giá và được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Khi đã được
công nhận là kỳ quan hay di sản, thì cơng tác bảo vệ và bảo tồn được đặt lên hàng
đầu. Riêng đối với các loại tài nguyên địa hình được sử dụng trực tiếp (chẳng hạn,
các tài nguyên địa hình phục vụ phát triển du lịch) phải luôn luôn được bảo vệ để sử
dụng được lâu dài.
- Du lịch và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch
+ Du lịch
Trong cuốn cơ sở địa lý du lịch và dịch vụ tham quan, với nội dung khá chi tiết
nhà địa lý Belarus đã nhấn mạnh: “du lịch là một dạng hoạt động của cư dân trong
thời gian nhàn rỗi có liên quan đến sự di cư và lưu trú tạm thời ngồi nơi thường
xun nhằm mục đích phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức

9


văn hóa hoặc hoạt động thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên,
kinh tế, văn hóa và dịch vụ”[8].
Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch
họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa như sau về du lịch[6] “ Du lịch là
tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các
cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi thường xuyên
của họ hay ngoài nước họ với mục đích hịa bình. Nơi họ đến lưu trú khơng phải là
nơi làm việc của họ”.
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam
đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên
gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực
của con người ngồi nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí xem danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử, cơng trình văn hịa nghệ thuật, v.v..Theo nghĩa thứ hai,

du lịch được coi là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt:
nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó
góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với nước ngồi là tình hữu nghị với
dân tộc mình, về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất
lớn có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ[25].
+ Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế và được định hướng theo tài nguyên. Theo Pháp
lệnh Du lịch Việt Nam (1999), tài nguyên phục vụ cho du lịch được hiểu là “cảnh
quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, cơng trình lao
động sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, các
yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, nhằm tạo sự hấp dẫn du
lịch”.Như vậy, thực chất tài nguyên phục vụ du lịch là các điều kiện tự nhiên, các
đối tượng văn hóa – lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới tác động của
nhu cầu xã hội. Theo tính chất của các loại hình du lịch người ta tài nguyên phục vụ
du lịch thành 3 nhóm tài nguyên:
- Nhóm tài nguyên phục vụ tham quan thiên nhiên và di tích lịch sử
- Nhóm tài ngun phục vụ tham quan và nghiên cứu khoa học

10


- Nhóm tài nguyên phục vụ nghỉ dưỡng, an dưỡng, giải trí, thể thao
- Nhóm tài ngun phục vụ du lịch thể thao mạo hiểm
1.1.2. Tài nguyên địa mạo trong phát triển du lịch
Tài nguyên phục vụ du lịch được chia thành hai bộ phận: tài nguyên thiên nhiên
và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên nhân văn bao gồm các di tích lịch sử, cơng trình
xây dựng văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán, làng nghề, ẩm thực... Tài nguyên
thiên nhiên là những yếu tố thành phần của các điều kiện tự nhiên có thể đáp ứng
một mặt nào đó nhu cầu du lịch của xã hội và có khả năng sử dụng trực tiếp vào
mục đích du lịch, đó chính là các cảnh quan – phong cảnh.

Du lịch là ngành được định hướng theo tài nguyên rõ rệt. Trong các điều kiện
đặc trưng cho sự phát triển du lịch thì tài nguyên phục vụ du lịch là yếu tố quyết
định và quan trọng nhất. Tài nguyên địa mạo về cảnh quan, địa hình các hóa thạch
các loại đá và khống vật với các q trình đã và đang thành tạo chúng (hình 1.3)

Cảnh quan
Địa hình
Kiểu đá
Trầm tích
Thổ nhưỡng
Tinh thể

Hình 1.3: Sự phân cấp tài nguyên du lịch tự nhiên(Theo Ross Dowling và David Newsome[29])

Có thể thấy, địa hình và các q trình địa mạo có vai trị quyết định cho các
loại hình du lịch vì:
 Bề mặt đất là nơi diễn ra các hoạt động của khách du lịch, là đối tượng để
xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch. Yếu tố hình thái, trắc lượng hình thái,

11


thành phần thạch học của địa hình có thể là khó khăn hay thuận lợi cho các hoạt
động trên.
 Các quá trình địa mạo tạo ra các đặc trưng, đặc thù về dạng địa hình, tạo ra
các “phong cảnh- có giá trị thẩm mỹ” để thu hút du khách tới tham quan.
 Tùy thuộc vào các dạng địa hình mà có những loại hình du lịch phù hợp:
vách biển phát triển loại hình du lịch leo núi, hấp dẫn với những người thích
mạo hiểm.
Khi phân tích mối quan hệ địa hình-du lịch, người ta có thể lưu ý trước tiên

tới tương tác cặp đôi giữa 2 hợp phần này: Địa hình có thể tạo ra du lịch và có thể
ảnh hưởng đến sự phát triển của nó, giúp cho việc xây dựng các yếu tố hợp thành về
cơ sở hạ tầng du lịch, trong khi du lịch có tác động đến địa hình, cả thơng qua khả
năng thuận lợi của nó, cũng như các sắp xếp của người thực hành các hoạt động có
liên quan.
Khi phân tích cấu trúc tài nguyên phục vụ du lịch, cần lưu ý rằng, trong số
các yếu tố mơi trường, địa hình có trọng số quan trọng nhất, thường được phân loại
tài nguyên hấp dẫn hàng đầu. Vị trí thứ nhất này được trao cho bởi nhiều dạng địa
hình có giá trị hấp dẫn đặc biệt: vách dứng, dãy núi, các dạng địa hình băng hà, hẻm
vực, hang động, nón và miệng núi lửa, v.v. Các yếu tố này có thể tạo ra và phát triển
các hiện tượng du lịch ở một vùng nào đó.
Cuối cùng, địa hình cung cấp cơ sở vật lý cho du lịch, trên đó cơ sở hạ tầng
du lịch, khả năng nghỉ ngơi, nhà hàng và đường đi lại được xây dựng. Mặt khác, địa
hình cũng có thể hoạt động như là một nhân tố giới hạn, ngăn cản phát triển một vài
tính hấp dẫn du lịch (các vị trí có trượt đất, xói lở gia tăng, sự di chuyển của cát…)
1.1.3. Quy trình thực hiện và các tiêu chí đánh giá tài nguyên địa mạo
- Quy trình thực hiện và cơ sở tài liệu
a) Quy trình thực hiện
Luận văn được thực hiện theo quy trình hình 1.4[44]. Từ các bước thu thập tài
liệu, điều vẽ ảnh kết hợp với bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 cho đến việc đi khảo sát
tuyến thực địa trên dải ven biển tỉnh Bình Thuận sau đó đó xử lý số liệu và thực

12


hiệnthành lập bản đồ địa mạo. Từ bản đồ địa mạo theo Panizza[35],tác giả đánh giá
địa hình và các quá trình địa mạo trở thành tài ngun thơng qua 4 chỉ tiêu: khoa
học, văn hóa, kinh tế-xã hội và phong cảnh. Từ các tài nguyên địa mạo đó tác giả
đánh giá theo Ielenicz M., (2009) và đưa ra bảng đánh giá bán định lượng để lựa
chọn các di chỉ địa mạo bằng cách cho điểm và từ đó thành lập bản đồ phân bố các

di chỉ địa mạo trên dải ven biển tỉnh Bình Thuận. Kết hợp từ bản đồ phân bố các di
chỉ địa mạo và các thông tin du lịch tác giả thành lập sơ đồ định hướng du lịch (bản
đồ du lịch). Ngồi ra trong hình 1.4 có thêm bản đồ tai biến thiên nhiên và sản phẩm
cuối cùng là bản đồ an tồn du lịch đó là kết quả của q trình tích hợp dữ liệu,
khoa học và sản phẩm để nghiên cứu toàn diện về di chỉ địa mạo trong mối quan hệ
với cả tai biến thiên nhiên và du lịch[44]. Kết quả cuối cùng này là sự gợi mở sâu hơn
cho các cơng trình nghiên cứu tiếp theo của các tác giả khác hoặc của chính tác giả
trong thời gian tới.

Hình 1.4: Tích hợp dữ liệu, khoa học và sản phẩm để nghiên cứu toàn diện về di chỉ
địamạo trong mối quan hệ với cả tai biến thiên nhiên và du lịch[44]

13


b) Cơ sở tài liệu
Học viên trong quá trình học tập tại trường và làm việc tại Bộ môn địa mạo
và địa lý môi trường biển, khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Học
viên có cơ hội được tham gia gúp đỡ các thầy trong các Đề tài: “Nghiên cứu đánh
giá biến động đường bờ biển các tỉnh Nam Bộ dưới tác động của biến đổi khí hậu
và mực nước biển dâng” Mã số:BĐKH.07 do PGS.TS. Vũ Văn Phái chủ nhiệm, đề
tài cấp nhà nước thực hiện năm 2012-2013. Vũ Văn Phái, 2012. Đề tài “Nghiên cứu
biến động bờ biển trong mối quan hệ với mực nước biển dâng phục vụ quy hoạch và
quản lý môi trường đới bờ biển các tỉnh cực Nam Trung Bộ - Đông Nam Bộ”.
Đề tài đã cung cấp dữ liệu cũng như tạo điều kiện cho học viên thực địa khảo
sát thực địa tại vùng nghiên cứu.
Ngồi ra trong q trình thực hiện luận văn học viên cũng sử dụng các kết
quả có liên quan tới nội dung nghiên cứu đã được nhiều nhà khoa học công bố trong
cả nước. Bản đồ địa chất 1/200.000 và bản đồ địa hình 1/50.000 VN2000 năm 2004
của vùng nghiên cứu.

- Các tiêu chí đánh giá tài nguyên địa mạo
Nếu chia tài nguyên phục vụ phát triển du lịch thành 2 loại cơ bản là tự nhiên và
nhân văn, thì địa hình và các quá trình địa mạo là nguồn tài nguyên thiên nhiên phát
sinh ra điểm và tuyến du lịch. Do đó, để tìm được một điểm du lịch, điều quan tâm
trước hết là xem xét giá trị thẩm mỹ của địa hình và các q trình địa mạo xem tính
hấp dẫn của nó…
Mặt khác, do tính hấp dẫn của địa hình và các q trình địa mạo và vốn văn hóa
tâm linh, thì tại đó có thể được bổ sung thêm cà tài ngun nhân văn. Ví dụ, đỉnh
núi Ba Vì, về tự nhiên, là một đỉnh núi đẹp với 3 ngọn cao vọt lên trên một phơng
chung, nên có sức hấp dẫn về thẩm mỹ. Từ đó được tâm linh hóa thành Núi Thánh
Tản-một trong “Tứ bất tử” của Việt Nam. Sau này được bổ sung thêm Đền Thượng.
Theo Panizza các tiêu chí có thể cho giá trị đối với địa hình để trở thành tài
nguyên địa mạo được liệt kê dưới đây[35].

14


-Giá trị khoa học
- Giá trị văn hóa
- Giá trị kinh tế-xã hội
- Giá trị về phong cảnh/cảnh vật
a) Giá trị khoa học
Trên quan điểm khoa học và trong lĩnh vực địa mạo, tầm quan trọng về giá trị
của tài nguyên địa mạo tự nhiên có thể được đánh giá theo 4 đặc trưng (Panizza và
Piacente, 1993):
1) Là một mô hình tiến hóa địa mạo, chẳng hạn phễu karst hoặc một cột đất
2) Là một vật thể được sử dụng cho các mục đích giáo dục, chẳng hạn một
khúc uốn của dịng sơng
3) Là một ví dụ cổ địa mạo, chẳng hạn đồi băng tích hoặc thềm sơng tuổi
Pleistocen

4) Địa hình có thể được xem là tài ngun địa mạo bởi các khía cạnh khoa học
của nó, cũng như khi nó là trụ cột của hệ sinh thái, có thể bởi vì nó là một mơi trường
sống dành riêng cho những loài động vật hay thực vật đặc biệt, mà chúng là những
yếu tố không thể thiếu được trong một hệ sinh thái: Một vài vùng đất ngập nước hoặc
các tích tụ mảnh vụn là những ví dụ rõ rệt. Tuy nhiên, trong trường hợp này, các môn
học khác, như Động vật học hay Thực vật học, hơn là Địa mạo học, sẽ chỉ ra sự đóng
góp khoa học của tài sản địa mạo. Trong những trường hợp khác, việc xác định giá trị
khoa học của những đặc điểm hình thái đặc biệt, như hang động hoặc mái đá mà đã
có lúc là vị trí cư trú của người cổ đại, có thể lại nằm trong ranh giới của Khảo cổ học
Mỗi đặc trưng trên đây có thể thừa nhận giá trị cao hay thấp nhờ mức độ hiếm
có của nó, nghĩa là tầm quan trọng của nó về mặt khơng gian; do đó, mức độ khác
nhau về tầm quan trọng có thể được quy cho một trong 4 loại đặc trưng đã xác nhận
ở trên:
- Địa phương
- Khu vực
- Siêu khu vực

15


- Rộng rãi trên thế giới.
b) Giá trị văn hóa
Trên quan điểm văn hóa, tài nguyên địa mạo có thể thuộc thế giới của nghệ
thuật hoặc thuộc truyền thống văn hóa, ví dụ như: các cảnh quan đã được vẽ bởi
danh họa Venetian vào thế kỷ XVI, hoặc núi Olimpơ, nơi ở của các vị thần ngoại giao.
Một tài nguyên địa mạo cũng có thể thu được giá trị kinh tế-xã hội, nếu nó
có thể được sử dụng cho mục đích du lịch hoặc thể thao, ví dụ như thung lũng Alpơ,
một lối mòn cho đi bộ và tham quan Tự nhiên, hoặc một bức tường đá được trang bị
cho leo núi.
Một yếu tố phong cảnh cũng có thể là tài nguyên địa mạo cả ở cảm giác

ngoạn mục, lẫn vì sự hấp dẫn của nó là một sự thu hút, mà có thể làm cho nó dễ
dàng hơn đối với con người tiếp cận các vấn đề môi trường và làm tăng hiểu biết và
nhận thức của họ.
Từ những quan sát ở trên, có thể suy ra rằng, tài ngun địa mạo có thể hoặc là
địa hình hoặc là ngun liệu thơ, hoặc thậm chí cả hai.
c) Giá trị về phong cảnh/cảnh vật
Chỉ tiêu phong cảnh/thẩm mỹ có phạm vi rất rộng về bản chất trực giác. Trong
trường hợp này, cách tiếp cận với Tự nhiên tùy thuộc vào cách thưởng ngoạn nó và
tâm trí của con người tại thời điểm đó. Nó được xuất phát từ những cảm giác do nhận
thức cá nhân mang tính chủ quan cao, do đó, khó mà đánh giá và so sánh với những
cảm giác và nhận thức của những người khác nhau.
d) Giá trị kinh tế-xã hội
Tiếp cận địa mạo dựa trên cơ sở kiến thức khoa học về tài nguyên thiên
nhiên, nhận thức về các quy luật điều chỉnh sự tiến hóa của nó và nhận thức về tầm
quan trọng của nó đối với lồi người. Bởi thế, đây là nhiệm vụ có thể chỉ được thực
hiện bởi những nhà địa mạo được đào tạo cẩn thận-những người có thể nhận ra và
đánh giá một cách chính xác các thuộc tính này.

16


Địa hình trở thành tài nguyên địa mạo chỉ khi nó có những hàm ý xã hội,
nghĩa là chỉ khi các tham số khác, các tham số khách quan, bắt đầu hoạt động để
đầu tư cho nó có giá trị (Panizza & Piacente, 1993) (hình 1.5).

TỔ CHỨC XÃ
HỘI

ĐỊA HÌNH


Kinh tế
Văn hố
Chính
trị

TÀI NGUN ĐỊA MẠO

Hình 1.5: Mối quan hệ giữa địa hình và xã hội[35]
Tuy nhiên, việc đánh giá nên được thực hiện một cách chính xác, nghĩa là, đánh
giá sự tồn tại liên tục của tài nguyên theo thời gian. Một cách cụ thể hơn, điều này
bao gồm cả việc điều chỉnh sử dụng nó khi mà những quan tâm về xung đột phát
triển. Những xung đột như vậy bao gồm nghiên cứu khoa học chống lại sự khai hoa
kết trái của nó, sự hạn chế cơ hội sử dụng địa hình chống lại nhu cầu hiểu biết và
những mục đích giáo dục, sử dụng trực tiếp chống lại những quan sát thuần túy, v.v.
Vì thế, thang đánh giá có thể được tổng kết như sau: ở vị trí thứ nhất- có sự tồn tại
của địa hình, đánh giá xemcó giá trị trở thành thành tài nguyên địa mạo -thứ hai; cách
sử dụng nó-thứ ba (hình 1.6). Tuy nhiên, cũng cần lưu tâm tạo ra các cơ hội công
bằng cho việc sử dụng bởi tất cả các bộ phận của xã hội ví tài ngun cũng có giá trị
chung, cộng đồng khác với nó có giá trị riêng.

17


Sự tồn tại của địa hình

1

Có giá trị trở thành thành tài nguyên địa mạo

2


Cách sử dụng các loại tài nguyên địa mạo

3

Hình 1.6: Thang đánh giá tài nguyên địa mạo
Nếu như Panizza(1996) đưa ra các tiêu chí đánh giá giá trị của tài nguyên địa
mạo thì Ielenicz M., (2009)đã đưa ra bảng đánh giá bán định lượng các giá trị của
một di chỉ địa mạo bằng cách cho điểm như sau (bảng 1.1, 1.2, 1.3)[32]
Bảng 1.1: Tiêu chí và các chỉ tiêu đánh giá lựa chọn một di chỉ địa mạo [32]
Các đặc trưng

Chỉ tiêu
Chung

1

Độc đáo

2

Cao ở địa phương

0

Hiếm ở địa phương

1

Hiếm ở vùng lớn


2

Hỗ trợ

1

Liên kết

Tần suất

0

Kỳ dị

Địa mạo

Điểm

2

Quan hệ với các di chỉ địa học

-

Có thể đến

Phươngtiện

được


Trong khu vực

0,5

-

18

Ngồi khu vực

-

Hiện đại

Trong khu vực

-

thơng tin

Ngồi khu vực

-

Khơng hiện đại

Trong khu vực

-


Thiếu

Ngoài khu vực

1,0

0

0,5


Các đặc trưng

Chỉ tiêu

Điểm

Thiếu

0

Yếu

1

Tốt

2


Hiến tặng

Cắm trại
Nghỉ dưỡng, giải trí
Các hoạt động du lịch
0,5

Đào tạo
Nghiên cứu
Không
Thấp tại thời điểm hiện đại

0,5

Quan trọng trong tương lại

Tầm quan trọng cho phát triển khu vực

0

1

Bảng 1.2: Các đặc trưng, tiêu chí và điểm cho đánh giá giá trị các di chỉ địa mạo[32]
Mức độ dánh giá thơng qua
Đặc trưng

Tiêu chí đánh giá
điểm (0-2)
Tính hấp dẫn


Yếu (0,5)

Khả năng nhìn thấy

<100 m (0,5)

Diện tích
Ngun thủy

Vị trí

<5m2 (0,5)

Dài hoặc cao

<100 m (0,5)

Kích thước

khơng gian

TB (1,0)
100-1000m
(1)
<50 m2 (1)
100-500 m
(1)

Mạnh (2)


>1000 m (2)
>50 m2 (2)

>500 m (2)

Ép buộc trong tập hợp cảnh
quan thơng qua hình dạng và
Yếu (0,5)

màu sắc

Địa mạo là kết quả của cấu
Nguyên thủy

Khoa học

tạo, nguồn gốc và tiến hóa
Hiếm thơng

Trong địa

19

TB (1,0)

Mạnh (2)

Yếu (0,5)

TB (1,0)


Mạnh (2)

Thường

TB (0,5)

Hiếm (1,5)


×