Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Báo cáo phát triển du lịch dựa vào cộng đồng nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo ở sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.72 KB, 15 trang )


224
COMMINITY BASED TOURISM DEVELOPMENT
ORDER TO CONTRIBUTE TO POVERTY REDUCTION IN SON LA
Being the third largest in Vietnam, Son La province has a great potential for
tourism development. But until now Son La is still one of the poorest provinces in the
country, GDP per capita is only one sixth the national average. Tourism accounts for
more than 3% of GDP of the province. It is necessary to implement appropriate
measures to develop tourism for promoting the existing potentials, contributing to
economic restructuring, reducing poverty, improving living standards and improving
spirit of the community. Those measures are development of tourist products; human
resource development and community capacity building, protection of the
environment, and tourism promotion Hopefully, the potential exploitation of nature
and culture to attract tourists will contribute to poverty reduction, improving living
standards of the minority communities in Son La.


PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NHẰM GÓP PHẦN XÓA
ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở SƠN LA
Trần Đức Thanh
1

Nguyễn Thị Hạnh
2

1. Đặt vấn đề
Là một tỉnh miền núi, Sơn La có diện tích lớn thứ 3 trong cả nước. Trên 60%
diện tích tự nhiên của tỉnh là đất rừng, địa hình chia cắt mạnh, quỹ đất nông nghiệp ở
đây rất hạn chế, trung bình chỉ có khoảng 0,2ha/đầu người. Đại đa số cư dân sống ở
nông thôn, do vậy đời sống của đồng bào ở đây còn gặp rất nhiều khó khăn. GDP của
toàn tỉnh năm 2009 chỉ đạt khoảng 4600 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người là


212đôla, chỉ bằng hơn 1/6 GDP bình quân đầu người cả nước.

1
Khoa Du lịch học, trường ĐHKHXH và NV, ĐHQGHN
2
Khoa Văn hóa Du lịch Trường Cao đẳng Sơn La

225
Phát triển du lịch có ý nghĩa đặc biệt đối với một địa phương miền núi Sơn La -
nơi tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ lĩnh vực nông nghiệp
sang lĩnh vực dịch vụ sẽ góp phần giúp cho người dân địa phương tăng thêm thu nhập,
xóa đói giảm nghèo. Sơn La có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch bao gồm tài
nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Trong những năm qua, Sơn La
đã bước đầu khai thác những tiềm năng để phát triển du lịch và đã đạt được những kết
quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, Sơn La gặp không ít khó khăn
trong việc phát huy các giá trị của tài nguyên tự nhiên và nhân văn cũng như chưa thu
hút được đông đảo cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch nên hiệu quả kinh tế
chưa cao, chưa thực sự góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhất là đối với những
cộng đồng chịu ảnh hưởng của công trình xây dựng thủy điện Sơn La. Việc nghiên cứu
tiềm năng, thực trạng nhằm đề xuất các giải pháp phát triển du lịch, góp phần xóa đói,
giảm nghèo cho cộng đồng ở Sơn La là việc làm cấp thiết hiện nay.
2. Tiềm năng du lịch
Là một tỉnh miền núi, Sơn La có nhiều tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên
có thể khai thác để phát triển du lịch như: địa hình, khí hậu, thủy văn, nguồn động thực
vật.
Địa hình Sơn La có đặc thù là các dãy núi trung bình xen các thung lũng sông
và mặt bằng cao nguyên. Tất cả các dãy núi, cao nguyên và thung lũng sông đều có
hướng Tây Bắc - Đông Nam. Với đặc điểm núi đá vôi, trong các dãy núi ở Sơn La có
rất nhiều hang động, tiêu biểu là hang Dơi (Mộc Châu), hang Thẩm Tát Tòng (bản
Bó), hang Thượng Thiên (thành phố Sơn La), hang Vợ chồng A Phủ (Bắc Yên)… Đây

là cơ sở để Sơn La phát triển loại hình du lịch thể thao - mạo hiểm.
Khí hậu Sơn La mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Hàng năm, trên lãnh thổ
của tỉnh nhận được lượng bức xạ dồi dào, khoảng 130 – 135kcal/cm
2
. Tổng nhiệt độ
hoạt động bình quân đạt 8000
0
C/năm; tổng số giờ nắng trong năm là 2.000 – 2.500
giờ. Trên phạm vi toàn tỉnh nhiệt độ trung bình năm là 21
0
C. Bên cạnh đó, theo quy
luật phi địa đới, cao nguyên Mộc Châu (1.050m) và cao nguyên Nà Sản (800m) có
điều kiện khí hậu mát mẻ (thấp hơn 5-6
0
C so với Hà Nội). Như vậy điều kiện khí hậu

226
của Sơn La khá thuận lợi cho các hoạt động tham quan, dã ngoại và cho hoạt động du
lịch nghỉ dưỡng, cuối tuần trong tương lai.
Sơn La có hệ thống sông suối khá dày đặc trong đó nổi bật là sông Đà và sông
Mã. Dọc theo các sông này là những ghềnh, thác với độ cao không lớn, có thể khai
thác những đặc điểm này để phát triển du lịch thể thao mạo hiểm nước. Cùng với hệ
thống sông suối, Sơn La còn có nhiều hồ lớn cùng với sự phát triển của các công trình
thủy điện như: Thủy điện Sơn La, thủy điện Huổi Quảng, thủy điện Nậm Chiến, thủy
điện Suối Sập. Đặc biệt, hồ Sơn La khi hình thành sẽ là hồ nước lớn nhất nước ta với
chiều dài hồ là 150km, diện tích khoảng 16.000ha. Những hồ nước lớn bên cạnh các
giá trị về sản xuất điện năng, phục vụ thủy lợi còn rất có giá trị đối với phát triển du
lịch.
Nước khoáng, đặc biệt là nước khoáng nóng, hiện được xem là nguồn tài
nguyên du lịch có giá trị đã và đang được khai thác để tạo thành các sản phẩm du lịch

hấp dẫn khách du lịch. Nước khoáng nóng của Sơn La tập trung các khu vực như: bản
Mòng, xã Hua La (thành phố Sơn La), xã Ngọc Chiến (Mường La), xã Chiềng Sại,
Chiềng Yên (Mộc Châu), xã Chiềng Đông (Yên Châu). Các điểm nước khoáng này có
thể được xây dựng thành các khu nghỉ dưỡng, tắm khoáng phục vụ du khách.
Sơn La là một trong những tỉnh có đa dạng sinh học cao. Theo thống kê hệ thực
vật ở Sơn La có 161 họ, 645 chi và khoảng 1.187 loài, bao gồm cả thực vật hạt kín và
hạt trần, thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Về động vật, Sơn La hiện có có 101
loài thú trong 25 họ thuộc 8 bộ; chim có 347 loài, 47 họ, 17 bộ; bò sát có 64 loài, 15
họ, 2 bộ; lưỡng thê có 28 loài, 5 họ thuộc 1 bộ. Sự phong phú của thế giới động thực
vật là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, một loại hình
đang được khuyến khích phát triển hiện nay.
Như vậy, với những tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên trên đây, Sơn La
rất thuận lợi để phát triển một số loại hình du lịch như: du lịch tham quan, du lịch sinh
thái, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng….
Bên cạnh tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn của Sơn La
cũng rất phong phú với nhiều di tích lịch sử văn hóa, các sản phẩm thủ công truyền
thống, các đặc sản cùng nhiều lễ hội, phong tục tập quán đặc sắc. Trong số các di tích

227
lịch sử văn hóa Sơn La có thể kể đến đền thờ Vua Lê Thái Tông, nhà tù Sơn La, khu
căn cứ Mường Chanh, tượng đài chiến thắng Cò Nòi….
Đền thờ Vua Lê Thái Tông nằm ở trung tâm thành phố Sơn La. Đền thờ “Quế
lâm ngự chế”, bút tích của một bậc hùng tài, đại lược của dân tộc Việt Nam - Vua Lê
Thái Tông. Năm 1440, sau khi nhà Vua cùng các quân sĩ đi chinh phạt quân phiến loạn
vùng Tây Bắc và nghỉ chân tại tại động La (hay động Thẩm Ké), cảm xúc trước cảnh
đẹp và khung cảnh bình yên nơi đây, nhà Vua đã viết một bài thơ nhan đề “Quế lâm
ngự chế” . Bài thơ này 140 chữ được khắc trên vách đá thẳng đứng trên cửa động. Di
tích được phát hiện năm 1965 và được Bộ Văn hóa công nhận xếp hạng quốc gia ngày
05/2/1994.
Nhà tù Sơn La do người Pháp xây dựng vào năm 1908 trên đồi Khau Cả, là nơi

giam giữ nhiều chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Ban đầu đây chỉ là nhà tù nhỏ cấp tỉnh
với diện tích 500m
2
, sau được thực dân Pháp mở rộng lên gấp ba lần vào những năm
1930 - 1940 và giai đoạn 1930 – 1945. Đây là nơi giam cầm hàng ngàn tù chính trị,
trong đó có nhiều cán bộ chủ chốt của cách mạng Việt Nam như Lê Duẩn, Trường
Chinh, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Lương Bằng, Lê Thanh Nghị … Đặc biệt tại di tích
nhà tù còn có cây đào do đồng chí Tô Hiệu trồng khi bị giam giữ và hy sinh tại đây.
Bên bức tường đá của nhà ngục cây đào luôn xanh tươi - biểu tượng cho ý chí bất
khuất của chiến sỹ cộng sản.Liền kề nhà tù là Bảo tàng tỉnh Sơn La, nơi trưng bày
nhiều hiện vật quý giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hóa của cộng đồng 12 dân tộc
sinh sống trên lãnh thổ. Bảo tàng được xếp hạng năm 1962.
Di tích lịch sử Tượng đài chiến thắng Cò Nòi thuộc xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn.
Cụm tượng đài tưởng niệm 100 chiến sĩ thanh niên xung phong đã hy sinh khi phục vụ
chiến dịch Điện Biên Phủ được tái hiện tại bằng hình ảnh của 3 thanh niên xung phong
ở các tư thế khác nhau đang hiên ngang ngẩng cao đầu làm nhiệm vụ trước mưa bom
bão đạn.
Khu căn cứ cách mạng Mường Chanh là nơi thành lập lực lượng Thanh niên
Cứu quốc đầu tiên của tỉnh. Tại đây, dưới sự chỉ đạo của Chi bộ Nhà tù Sơn La đội
thanh niên cứu quốc đã ra đời với 12 đội viên. Từ đó, Mường Chanh trở thành khu căn

228
cứ cách mạng, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng lực lượng cách mạng, giải
phóng Sơn La khỏi ách thống trị của thực dân Pháp vào ngày 26/08/1945.
Nói đến Sơn La hôm nay không thể không nhắc tới nhà máy thủy điện. Đây là
nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á được khởi công xây dựng ngày 2 tháng 12
năm 2006 tại xã Ít Ong, Mường La, Sơn La. Đập hồ gồm 4 cửa xả đáy được xây dựng
với gần 5 triệu m
3
bê tông như một bức tường chắn ngang dòng sông Đà dữ dội tạo

nên bề mặt có diện tích lên đến 224km
2
và dung tích 9,26 tỉ m
3
nước. Với 6 tổ máy có
tổng công suất 2.400 MW hàng năm nhà máy sản xuất được 10,246 tỉ kwh.
Trong những tiềm năng phát triển du lịch, Sơn La còn có nhiều tài nguyên hữu
thể khác. Đó là kiến trúc nhà sàn của dân tộc Thái, những nghề thủ công truyền thống
(nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Thái, nghề trồng lanh dệt vải và nghề rèn của dân tộc
Hmông…)
Bên cạnh tài nguyên hữu thể, tài nguyên văn hóa phi vật thể ở Sơn La cũng rất
phong phú, đa dạng, thể hiện bản sắc văn hóa của 12 tộc người chung sống tại đây. Đó
là các lễ hội, phong tục tập quán mang đậm bản sắc cộng đồng.
Mùa xuân đến là thời điểm Sơn La tổ chức nhiều lễ hội phong phú về nội dung.
Các lễ hội chứa đựng nhiều giá trị về tinh thần với ước vọng lớn lao về cuộc sống bình
yên, ấm no, hạnh phúc. Lễ hội Sơn La cũng là dịp để những đôi trai gái thi tài, vui
chơi, hát giao duyên …Những lễ hội tiêu biểu như lễ hội hoa ban, lễ hội tung còn, lễ
mừng cơm mới, lễ hội Kin Pang Then….
Là nơi cư trú của 12 dân tộc anh em nên Sơn La có nhiều phong tục tập quán
độc đáo. Trong đó, tiêu biểu là phong tục tằng cẩu của dân tộc Thái Đen và phong tục
kéo vợ của dân tộc Mông.
Bên cạnh các loại hình văn hóa vật thể, Sơn La còn có tiềm năng phong phú về
văn hóa phi vật thể như chợ tình, múa xòe, múa sạp, đàn môi….
Với những tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn trên đây sẽ rất thuận lơi
cho Sơn La phát triển một số loại hình du lịch như: du lịch văn hóa, du lịch homestay,
du lịch lễ hội. …Hiện nay, ngành du lịch tỉnh Sơn La đã và đang chú trọng xây dựng
sản phẩm du lịch đặc thù tại các khu, điểm du lịch nhằm tạo sắc thái riêng cho địa
phương trong hành trình du lịch cung đường Tây Bắc.

229

3. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Sơn La
3.1. Khách du lịch
Trong giai đoạn từ năm 2002 - 2011, lượng khách du lịch tới Sơn La có tốc độ
tăng trưởng khá. Năm 2002, mới có 82.000 lượt khách, năm 2011 con số này tăng lên
382.391, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 18,67%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung
của cả nước. Trong tổng số khách đến Sơn La du lịch hàng năm, khách du lịch nội địa
chiếm trên 90%.
Với nhịp độ tăng trưởng như trên, du lịch Sơn La đã và đang từng bước bắt nhịp
được với sự phát triển du lịch cả nước. Tuy nhiên, tốc độ này vẫn chưa tương xứng với
vị trí quan trọng của tỉnh Sơn La trong chiến lược phát triển du lịch khu vực Tây Bắc
và nhất là chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh du lịch của tỉnh.
Bắt đầu thu hút khách du lịch quốc tế từ những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ
XX, năm 2002, Sơn La đã đón được 7.600 lượt khách. Năm 2011, toàn tỉnh Sơn La đã
đón 32.000 lượt khách quốc tế, gấp 4,21 lần so với năm 2002. Tuy có tốc độ tăng
trưởng cao 17,32%/năm nhưng tỷ trọng khách quốc tế không quá 10%. Mặt khác, số
ngày lưu trú bình quân của khách không cao, thậm chí trong những năm gần đây có
xu hướng giảm; Nếu năm 2002 số ngày lưu trú bình quân của khách giảm là 1,3-1,5
ngày/lượt khách,thì đến 2010 chỉ còn 1,0 ngày/lượt khách. Số ngày lưu trú thấp đồng
nghĩa với chi tiêu của khách quốc tế đến khu vực không cao, kinh doanh du lịch chưa
thực sự hiệu quả. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là cơ sở hạ tầng, cơ
sở vật chất kỹ thuật, chất lượng phục vụ du lịch trên địa bàn chưa đảm bảo yêu cầu của
khách quốc tế.
Khách quốc tế thường có khả năng chi trả cao, đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng
kể cho khu vực phát triển du lịch và cho đất nước; họ cũng có ý thức trách nhiệm cao
trong việc tham quan du lịch, có nhu cầu tham gia nhiều hoạt động, nhiều loại hình du
lịch và vui chơi, giải trí trong chuyến đi của mình. Vì vậy, kéo dài thời gian lưu trú của
khách; đồng thời tạo sức sống mới cho các sản phẩm du lịch chất lượng, phù hợp với
sở thích của khách quốc tế là vấn đề mà ngành du lịch Sơn La cần phải chú trọng hơn
nữa.


230
Khách du lịch nội địa chiếm đa số thị phần khách du lịch đến Sơn La. Năm
2002, Sơn La mới đón 74.400 lượt khách nội địa, năm 2009 đã tăng lên 307.600 lượt.
Năm 2011, khách nội địa đến Sơn La đạt 350.391 lượt người. Số ngày lưu trú trung
bình của khách du lịch nội địa đến Sơn La đạt khoảng 1,2 ngày.
Đa phần khách du lịch nội địa đến Sơn La có mức chi tiêu thấp, sử dụng các
dịch vụ bình dân, do đó khả năng đóng góp cho tổng doanh thu của cả ngành còn hạn
chế. Tuy nhiên, nếu có được những sản phẩm du lịch hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu và
đa dạng các dịch vụ bổ trợ thì sẽ khắc phục được những hạn chế trên. Với vị trí tiềm
năng của mình, nếu có được phương án phát triển đúng đắn với tính bền vững cao, du
lịch Sơn La sẽ thu hút nhiều hơn khách du lịch và hoạt động kinh doanh sẽ có hiệu quả
hơn.
3. 2. Doanh thu
Doanh thu du lịch là những giá trị mà hoạt động du lịch đem lại thông qua lưu
trú, ăn uống, vận chuyển và các dịch vụ khác (vui chơi giải trí, bưu điện, bảo hiểm, tư
vấn du lịch, quảng cáo, mua sắm ). Như vậy, doanh thu du lịch phụ thuộc vào thời
gian lưu trú, số lượng khách, giá trị và sự đa dạng các sản phẩm du lịch được du khách
sử dụng.
Thời gian qua, cùng với sự phát triển của ngành du lịch, doanh thu du lịch của
tỉnh cũng tăng lên đáng kể. Nếu năm 2002 toàn tỉnh mới chỉ đạt 32 tỷ đồng thì năm
2011 đã đạt 195 tỷ đồng, tăng lên hơn 6 lần so với năm 2002.
Với số lượng khách chỉ chiếm 1,1% tổng số khách du lịch nước ta, hiệu quả
kinh doanh mà tỉnh Sơn La đã đạt được là tương đối thấp, ngành du lịch đóng góp
3,2% vào GDP khu vực dịch vụ của tỉnh, con số tuy chưa nhiều nhưng cũng từng bước
khẳng định vai trò của việc đầu tư phát triển ngành du lịch còn non trẻ.
Về cơ cấu doanh thu, nguồn thu của du lịch Sơn La không đồng đều giữa các
dịch vụ. Cơ cấu doanh thu của khách quốc tế và khách nội địa có sự khác nhau rõ rệt.
Khách quốc tế chủ yếu chi cho lưu trú và ăn uống (60,65%), chi cho mua sắm hàng
lưu niệm khoảng 15,20%, còn lại là chi cho vận chuyển và các dịch vụ khác; khách nội
địa chi nhiều cho lưu trú và ăn uống, chiếm khoảng 70,90% tổng doanh thu du lịch nội

địa. Tổng hợp cơ cấu doanh thu du lịch thì nguồn thu từ dịch vụ lưu trú chiếm 24,4%;

231
ăn uống 41,3%; doanh thu bán hàng hóa 17,8%; dịch vụ vận chuyển khách 1,7%; lữ
hành 3,6%; thu khác 11,2%.
Theo báo cáo tổng kết của Sở văn hóa Thể thao Du lịch, năm 2010 công suất buồng
phòng trung bình năm của hệ thống cơ sở lưu trú ở Sơn La đạt tới 62,3%, nếu tính theo
phòng (mỗi phòng có 1 khách lưu trú), còn nếu tính theo công suất giường (tất cả các
giường đều có khách lưu trú) thì chỉ đạt 35,2%.

Cơ cấu doanh thu du lịch Sơn La 2011

Như vây, công suất sử dụng phòng trung bình năm của hệ thống cơ sở lưu trú ở
Sơn La chưa thật sự cao. Trong thời gian tới, tỉnh cần có những chiến lược phát triển
nhất định để thu hút khách ngày một nhiều hơn và số ngày lưu trú của khách cao hơn.
3.3. Sự tham gia của cộng đồng
Sơn La là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn so với
nhiều tỉnh thành của nước ta. Nhưng nơi đây lại có nhiều tiềm năng để phát triển các
loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng Trong
những năm qua, Sơn La đã có những chiến lược phát triển nhất định để thu hút khách
du lịch, thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên, lượng khách đến du lịch tại Sơn La còn
thấp, vì vậy doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh không nhiều.

232
Lực lượng cộng đồng tham gia phục vụ khách du lịch chủ yếu tập trung ở thành
phố Sơn La và Mộc Châu. Công việc chủ yếu của họ là cho thuê phòng trọ và bán
hàng ăn. Tổng doanh thu lưu trú trên 24% và ăn uống trên 41% có được tập trung chủ
yếu ở một số khách sạn nhà hàng đặt tại Sơn La và Mộc Châu. Hầu hết các dịch vụ
này là do các công ty lữ hành từ Hà Nôi, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa
phương khác đặt theo tour cho khách. Số gia đình trong các bản cho khách thuê nghỉ

dạng homesstay và tham gia phục vụ các nhu cầu ăn nghỉ chưa nhiều vì hai nguyên
nhân chính là chưa có nhiều khách du lịch và còn mang tính tự phát. Bước đầu mới chỉ
có một số công ty du lịch như Saigontourist, Viettravel liên hệ một số nhà dân để
khách nước ngoài nghỉ lại 1-2 đêm là chính.
Dịch vụ khác phục vụ khách du lịch là dịch vụ vận chuyển bằng xe ôm. Tuy
nhiên dịch vụ này chủ yếu được thực hiển bởi những lại xe ôm phục vụ nhân dân, tỷ
trọng khách du lịch trong tổng số khách phục vụ được không cao, khoảng 20%.
Dịch vụ hướng dẫn du lịch hầu như chưa phát triển. Khách chủ yếu vấn được
hướng dẫn viên theo đoàn phục vụ. Một trong những lý do là kiến thức của cộng đồng
chưa cao, nhất là rất yếu về ngoại ngữ nên không đảm đương được vai trò hướng dẫn
du lịch cho khách. Tổng thu nhập từ dịch vụ lữ hành hướng dẫn chỉ đạt gần 4%.
4. Một số giải pháp nhằm nhằm phát triển du lịch tại tỉnh Sơn La
4. 1. Giải pháp về cơ chế chính sách
Kinh nghiệm thực tế trong những năm qua cho thấy vai trò quan trọng của cơ
chế chính sách đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của từng
ngành kinh tế nói riêng trong đó có du lịch. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong
điều kiện nền kinh tế thị trường, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập với trào lưu
phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Để đảm bảo sự phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La với các mục tiêu đề
ra, tỉnh cần tập trung nghiên cứu và ban hành một số cơ chế chính sách cơ bản như:
chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp,
cá nhân trong tỉnh và các tỉnh khác trong cả nước có tiềm lực kinh doanh du lịch lớn
đầu tư phát triển du lịch Sơn La, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở

233
lưu trú, các cơ sở dịch vụ du lịch để thu hút khách đến Sơn La, trên cơ sở đó tạo ra các
hiệu ứng ngoại biên cho người dân.
4. 2. Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch
Các sản phầm du lịch của Sơn La hiện nay hầu như chưa đáp ứng được thị hiếu
và mong muốn của khách du lịch. Trong thời gian tới, Sơn La cần phát triển sản phẩm

du lịch theo các hướng:
- Du lịch sinh thái, tỉnh cần có hướng tập trung phát triển các loại hình du lịch
kayaking trên sông, hồ, thác nước; du lịch leo núi, tham quan khám phá hang động
Thẩm Tét Toong, du lịch tham quan, nghiên cứu rừng; du lịch dã ngoại, du lịch mạo
hiểm, du lịch trekking…
- Đối với du lịch văn hóa, hướng phát triển chính là các hoạt động: du lịch tham
quan bảo tàng cách mạng, các di tích lịch sử văn hóa (nhà tù Sơn La, Văn bia Quế
Lâm Ngự Chế, Tượng đài chiến thắng Cò Nòi, Di tích cây Me) và tìm hiểu, khám phá
phong tục tập quán truyền thống của các dân tộc bản địa như Thái , Mông, Mường,
Dao, Tày, KhMú ….
- Du lịch nghỉ dưỡng cần có hướng tập trung phát triển mạnh mẽ hơn nữa loại
hình tắm suối nước nóng tự nhiên.
- Đầu tư phát triển rộng rãi du lịch homstay tại các bản văn hóa của Sơn La.
- Đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm của người
Thái, Lào…
4.3. Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực cộng đồng
4.3.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Hiện nay do yêu cầu phát triển ngành, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đã gia
nhập WTO, du lịch Việt Nam đang vươn tới hội nhập với du lịch các nước trong khu
vực và trên thế giới, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành cần
phải được nâng lên để đạt được những chuẩn mực quy định của quốc gia và quốc tế.
Để đáp ứng được yêu cầu trên, Sơn La cần phải có một chương trình đào tạo toàn diện
với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và
trình độ nghiệp vụ du lịch của đôi ngũ cán bộ nhân viên hiện đang công tác trong

234
ngành thuộc các khu vực Nhà nước, liên doanh và tư nhân. Những nội dung chính của
một Chương trình đào tạo như trên bao gồm:
- Tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên
và lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trong phạm

vi toàn tỉnh. Kết quả điều tra sẽ cho phép đưa ra một kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp
trình độ chuyên ngành (bao gồm cả đào tạo lại và đào tạo mới) đáp ứng được yêu cầu
phát triển hiện nay của địa phương Sơn La.
- Tiến hành thực hiện chương trình đào tạo lại (đào tạo bổ túc, tại chức) lao
động trong ngành du lịch ở các cấp trình độ khác nhau, chuyên ngành khác nhau.
Các lớp đào tạp ngắn hạn theo chương trình trên sẽ được tổ chức định kỳ phục
vụ mọi đối tượng doanh nghiệp du lịch ở địa phương. Tỉnh mời các giảng viên có kinh
nghiệm trong ngành và các chuyên gia từ các trường chuyên ngành du lịch. Trong
trường hợp đặc biệt có thể mời chuyên gia ở một số nước có ngành công nghiệp du
lịch phát triển trong khu vực như Singapore, Thailand, Malaisia.
- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến
công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các địa phương trong
nước và ở các nước có ngành du lịch phát triển.
- Kiến nghị với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thông qua Chương trình hành
động Quốc gia về du lịch giúp Sơn La xây dựng và xúc tiến một chương trình đặc biệt
nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch, cách ứng xử đối với khách du lịch cho nhân dân
trong vùng, đặc biệt ở các trọng điểm du lịch của tỉnh như thành phố Sơn La, thị trấn
Mộc Châu. Đây là một chương trình cần thiết để nâng cao dân trí về du lịch. Việc thực
hiện chương trình này cần được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chr đạo phát triển Du lịch
tỉnh Sơn La, sự ủng hộ và hợp tác của các ban, ngành có liên quan ở Trung ương và
địa phương
4.3.2. Bồi dưỡng kiến thức du lịch cho người dân địa phương
Bồi dưỡng kiến thức du lịch cho cộng đồng dân cư địa phương Sơn La là việc
làm rất cần thiết nhằm nâng cao nhận thức của người dân địa phương về lĩnh vực này.
Do đó, tác giả đề xuất giải pháp:

235
- Thứ nhất, Sơn La cần có sự phối kết hợp giữa các sở, ngành liên quan xây
dựng chương trình và nội dung để bồi dưỡng kiến thức về văn hóa du lịch cho cộng
đồng dân cư như: kiến thức về tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, quyền lợi và

trách nhiệm của người dân từ hoạt động du lịch, cách ứng xử của người dân địa
phương với khách du lịch, ngoại ngữ giao tiếp thông dụng với khách quốc tế…
- Thứ hai, thường xuyên mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về văn hóa
du lịch cho cộng đồng dân cư.
Nhận thức cơ bản về hoạt động du lịch, những quyền lợi được hưởng sẽ giúp
người dân địa phương từ những em nhỏ đến các cụ già sẽ có trách nhiệm hơn với địa
phương mình, ứng xử phù hợp hơn với du khách, với môi trường và tài nguyên sẵn có.
- Thứ ba, để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo kiến thức và văn hóa du
lịch đồng bộ và thường xuyên, chính quyền các cấp cần có chủ trương, chính sách
mang tính lâu dài.
- Thứ tư, cần quan tâm hơn đến việc phân bổ nguồn tài chính đầu tư cho hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cộng đồng dân cư, vận động, tuyên truyền
khuyến khích người dân tham gia vào công tác xã hội hóa du lịch, cả cộng đồng địa
phương làm du lịch theo hướng bền vững….
Vấn đề bồi dưỡng kiến thức văn hóa du lịch cho cộng đồng địa phương không
chỉ mang tính chất tuyên truyền mà còn cần phát triển thành một chuyên để nhất định
dạy học tại nhà trường phổ thông góp phần trau dồi kiến thức cho thế hệ trẻ, nâng cao
nhận thức và ý thức trong hoạt động du lịch cho thế hệ trẻ ngay từ khi còn ngồi trên
ghế nhà trường.
3.4. Hỗ trợ vay vốn để đầu tư du lịch
Sơn La là một tỉnh miền núi, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào nông
nghiệp, do đó điều kiện kinh tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó Sơn
La khá phong phú về tài nguyên du lịch. Vì vậy, muốn khai thác những tài nguyên đó
phục vụ cho phát triển du lịch, thì tỉnh cần có những chính sách thích hợp và một trong
những chính sách đó là hỗ trợ người dân địa phương được vay vốn để đầu tư du lịch.
Cụ thể là:

236
- Để phát triển du lịch homstay, UBND tỉnh cần hỗ trợ các hộ gia đình một số
vốn nhất định để họ xây dựng nhà vệ sinh đảm bảo yêu cầu đón khách trong nước và

quốc tế.
- Để phát triển quà lưu niệm, làng nghề truyền thống tỉnh cần hỗ trợ vốn để
người dân mua nguyên vật liệu, làm ra sản phẩm có chất lượng cao, thể hiện đặc trưng
văn hóa riêng của địa phương.
- Để phát triển mạnh loại hình du lịch nghỉ dưỡng, người dân cần được hỗ trợ
vốn để xây dựng hệ thống buồng tắm đồng bộ và hợp vệ sinh, không gây ô nhiễm môi
trường.
4.5. Giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững
Bất kỳ ngành kinh tế nào, sự phát triển bền vững cũng gắn liền với vấn đề môi
trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành du lịch. Vì vậy,
để ngăn chặn sự suy thoái môi trường và bảo đảm phát triển du lịch bền vững tại tỉnh
Sơn La, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản sau:
- Giải pháp về quy hoạch: Phải xây dựng quy hoạch tổng thể trên quan điểm
khai thác tối đa và có hiệu quả nhất những tiềm năng về tài nguyên của địa phương
Sơn La, đồng thời phải đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái.
- Giải pháp về luật pháp và chính sách: Tăng cường giữ gìn trật tự an ninh và vệ
sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch. Mọi hành vi vi phạm pháp luật, ảnh
hưởng xấu đến môi trường đều phải bị xử lý.
- Giải pháp về kỹ thuật: Xây dựng những phương án phòng chống sự cố và
khắc phục hậu quả (bão lụt, động đất, cháy rừng) để có thể giảm thiểu tối đa những tác
động tiêu cực đến các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và đến môi trường.
- Về đào tao: Để đảm bảo cho một chiến lược phát triển bền vững, cần phải có
chiến lược tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, tạo điều kiện để toàn dân biết và
tham gia phát triển ngành kinh tế du lịch. Có chiến lược đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ quản lý có trình độ và hiểu biết cao về các vấn đề môi trường, các chính sách, quy
định của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường.

237
- Về tuyên truyền quảng cáo và giáo dục dân trí: Tuyên truyền trên các phương
tiện truyền thông đại chúng về lợi ích của việc bảo vệ môi trường trong hoạt động du

lịch đối với đời sống sinh hoạt và sức khỏe cộng đồng. Qua đó sẽ dần được nâng cao
được nhận thức của người dân.
Ngoài ra, có thể tổ chức những buổi sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề môi
trường, đặc biệt ở các vùng nông thôn, bản làng dân tộc miền núi.
- Về kinh tế: Đây là giải pháp có tính xã hội cao và có ý nghĩa quan trọng đặc
biệt đối với dân cư ở khu vực có tiềm năng sinh thái du lịch như khu bảo tồn thiên
nhiên Xuân Nha, Sốp Cộp … Việc nâng cao đời sống cộng đồng và tạo công ăn việc
làm của người dân gắn với các hoạt động phát triển du lịch tại các điểm này sẽ là yếu
tố đảm bảo để người dân tham gia tích cực vào việc bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ
môi trường khu vực.
4.6. Giải pháp về quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch
Để hoạt động du lịch Sơn La phát triển mạnh cần tăng cường tuyên truyền, giới
thiệu về tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La với du khách trong nước và quốc
tế, cụ thể là:
- Xây dựng chiến lược quảng bá và xúc tiến du lịch, thành lập trang websile
giới thiệu hình ảnh Sơn La. Xây dựng những phim tư liệu giới thiệu các tuyến điểm du
lịch Sơn La.
- Thành lập những văn phòng đại diện về du lịch Sơn La tại các tỉnh thành trong
cả nước.
- Tổ chức những hội nghị, hội thảo quảng bá du lịch Sơn La, khuyến khích các
doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động đầu tư, khai thác và kinh
doanh du lịch.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa: đăng cai tổ chức các sự kiện văn
hóa, lễ hội, du lịch của khu vực nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển
du lịch (Liên hoan ẩm thực các dân tộc, hội chợ văn hóa du lịch và thương mại đầu tư,
hội nghị phát triển du lịch Sơn La …), chú ý phát triển du lịch gắn với cộng đồng.
- Hợp tác khai thác, phát triển du lịch trong khuôn khổ chương trình hợp tác
tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

238

Kết luận
Xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của UBND tỉnh Sơn La là đẩy
mạnh phát triển du lịch nhằm phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, các di tích
lịch sử văn hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ dân trí, tạo
thêm việc làm, xóa đói giảm nghèo và mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế,
tăng cường giao lưu văn hóa, thiết lập mối quan hệ văn hóa với các địa phương lân cận
và với cả nước, cần phải có những giải pháp phù hợp giúp Sơn La khai thác những
tiềm năng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch. Đó là
những giải pháp về cơ chế chính sách; phát triển không gian du lịch; phát triển sản
phẩm du lịch; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực cộng đồng ;bảo
vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững; giải pháp về thị trường, quảng
bá, xúc tiến phát triển du lịch… Các giải pháp đó nhằm mục đích giúp cho du lịch Sơn
La có điều kiện phát triển tốt hơn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Trong
quá trình tổ chức thực hiện phải có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các giải
pháp, không được xem nhẹ giải pháp nào. Hi vọng rằng, việc khai thác các tiềm năng
tự nhiên và văn hóa nhằm thu hút khách du lịch sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo,
mang lại cuộc sống no đủ hơn cho cộng đồng các dân tộc ở Sơn La.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2015
và định hướng đến 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Sở thương mại du lịch Sơn La,
Sơn La 2007
2. Nguyễn Thị Hải. Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng cho các vườn
quốc gia đặc thù miền Bắc Việt Nam. Đề tài NCKH ĐHQG 2011
3. Đỗ Thị Mùi, Tổ chức lãnh thổ du lịch Sơn La, Luận án Tiến sỹ khoa học Địa lý, ĐHSP
HN 2009.
4. Võ Quế. Du lịch cộng đồng. Lí thuyết và vận dụng. Nxb Khoa học Kĩ thuật 2006
5. Tỉnh Sơn La 110 năm (1895 - 2005) Tỉnh ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh
Sơn La, , NXB Chính trị Quốc gia.
6. Kreg Linberg, Donald Howkin Ecotourism. A guide for planners and managers.
Ecotourism Society. Veimout

7. Sproule K Community-based ecotourism development. Identifying partners in the
process. YALE bulletin 99 Wildlife Preservation International. 2006

×