BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN DŨNG
GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
XUẤT KHẨU VỀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ VĨNH YÊN,
VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI,NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN DŨNG
GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO NGƯỜI LAO ðỘNG XUẤT KHẨU VỀ NƯỚC
TẠI THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, VĨNH PHÚC
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ:
60 31 10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN ĐỨC
HÀ NỘI, NĂM 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam đoan tất cả số liệu sơ cấp và kết quả nghiên cứu trong đề tài này
là kết quả làm việc trong suốt quá trình thực hiện đề tài và chưa được sử dụng trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Toàn bộ số liệu thứ cấp, phần trích dẫn tài liệu đều được tác giả ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Dũng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các
thầy cô trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm
cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường và những ý kiến đóng
góp quý báu, trân thành của các thầy cô bộ môn Kinh tế thuộc khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn.
Đặc biệt hơn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Trần Văn
Đức, người trực tiếp hướng dẫn và định hướng cho tôi trong suốt thời gian tôi thực
hiện đề tài.
Qua đây, tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ, chuyên gia Sở LĐTB&XH
tỉnh Vĩnh Phúc, UBND thành phố Vĩnh Yên, Ban QLDA Cải thiện Môi trường Đầu
tư tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Vĩnh Phúc, UBND các
phường Ngô Quyền, Đống Đa, Liên Bảo, Khai Quang, các doanh nghiệp đang hoạt
động trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên và những người LĐXK điều tra đã góp phần
quan trọng giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Vĩnh Phúc, ngày tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Dũng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
PHẦN 1. MỞ ðẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO NGƯỜI LAO ðỘNG XUẤT KHẨU VỀ NƯỚC 5
2.1 Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho người LĐXK về nước 5
2.1.1 Một số khái niệm có liên quan về lao động, LĐXK và việc làm 5
2.1.2 Giải quyết việc làm cho người LĐXK về nước 10
2.1.3 Vai trò của giải quyết việc làm cho người LĐXK về nước 14
2.1.4 Đặc điểm giải quyết việc làm cho người LĐXK về nước 17
2.1.5 Nội dung giải quyết việc làm cho người LĐXK về nước 19
2.1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người LĐXK
về nước ở Việt Nam 26
2.2 Cơ sở thực tiễn về giải quyết việc làm cho người LĐXK về nước 30
2.2.1 Thực trạng quản lý và giải quyết việc làm cho người LĐXK về nước
ở một số nước trên thế giới 30
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
iv
2.2.2 Thực trạng giải quyết việc làm cho người LĐXK về nước ở Việt
Nam 31
2.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn về
giải quyết việc làm cho người LĐXK về nước 38
PHẦN 3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 40
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 40
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 43
3.2 Khung phân tích và phương pháp nghiên cứu 46
3.2.1 Khung phân tích của đề tài 47
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 48
3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 52
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54
4.1 Khái quát về tình hình giải quyết việc làm cho người LĐXK về nước
tại thành phố Vĩnh Yên 54
4.1.1 Tình hìnhngười LĐXK về nước ở thành phố Vĩnh Yên 54
4.1.2 Tình hình giải quyết việc làm cho người LĐXK về nước tại thành
phố Vĩnh Yên
55
4.2 Thực trạng giải quyết việc làm cho người LĐXK về nước tại thành
phố Vĩnh Yên 57
4.2.1 Thực trạng việc làm của người LĐXK về nước ở thành phố Vĩnh
Yên qua số liệu điều tra 57
4.2.2 Thực trạng công tác giải quyết việc làm cho người LĐXK về nước
của thành phố Vĩnh Yên 62
4.2.3 Đánh giá tình hình giải quyết việc làm cho người LĐXK về nước tại
thành phố Vĩnh Yên 67
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm cho
người LĐXK về nước tại thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc 75
4.3.1 Yếu tố khách quan 75
4.3.2 Yếu tố chủ quan 77
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
v
4.4 Giải pháp giải quyết việc làm cho người LĐXK trở về tại thành phố
Vĩnh Yên
80
4.4.1 Công tác đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với việc sử dụng lao động 80
4.4.2 Giải pháp cho vay vốn để giải quyết việc làm 82
4.4.3 Hỗ trợ phát triển thị trường lao động 84
4.4.4 Nâng cao năng lực truyền thông, theo dõi và quản lýngười LĐXK về
nước 89
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
5.1 Kết luận 93
5.2 Kiến nghị 95
5.2.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 95
5.2.2 Đối với chính quyền và các tổ chức xã hội ở địa phương 95
5.2.3 Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn 95
5.2.4 Đối với người lao động 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp người lao động xuất khẩu về nước ở Việt Nam 33
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng thời gian làm việc của người lao động xuất khẩu
về nước ở Việt Nam 34
Bảng 2.3: Cơ cấu người lao động xuất khẩu về nước có việc làm thường xuyên
36
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất các ngành 03 năm gần đây 44
Bảng 3.2: Dân số và cơ cấu dân số (2007 –2011) 45
Bảng 3.4: Mẫu điều tra và đối tượng điều tra 49
Bảng 3.5: Cách thức và nội dung điều tra 50
Bảng 4.1: Tổng hợp người lao động xuất khẩu về nước trên địa bàn Thành phố 55
Bảng 4.2: Tình hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm 56
Bảng 4.3: Việc làm của người LĐXK về nước 58
Bảng 4.4: Khả năng thích ứng với công việc của người LĐXK về nước 61
Bảng 4.5: Nhu cầu sử dụng người LĐXK về nước của Doanh nghiệp 62
Bảng4.6: Cơ sở dạy nghề tham gia đào tạo cho người LĐXK 63
Bảng 4.7: Tổng hợp một số chính sách hỗ trợ 64
Bảng 4.8: Cho người LĐXK về nước vay vốn để giải quyết việc làm 65
Bảng 4.9: Hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường của Thành phố 66
Bảng 4.10: Số tiền tiết kiệm được của người LĐXK sau khi làm việc ở nước
ngoài 70
Bảng 4.11: Sử dụng tiền tiết kiệm sau khi về nước và tiếp cận vốn vay 71
Bảng 4.12: Các nước tiếp nhận người LĐXK của địa phương 73
Bảng 4.13: Đặc điểm thị trường tiếp nhận người LĐXK của địa phương 73
Bảng 4.14: Nhu cầu tái xuất khẩu và đào tạo lại của người LĐXK về nước 74
Bảng 4.15: Tình hình hoạt động của Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố 76
Bảng 4.16: Cho vay vốn để giải quyết việc làm cho người LĐXK về nước 83
Bảng 4.17: Kế hoạch tái XKLĐ cho người LĐXK về nước(2014-2018) 86
Bảng 4.18: Kế hoạch tổ chức hội chợ, sàn giao dịch việc làm (2014-2015) 88
Bảng 4.19: Hỗ trợ giải quyết việc làm cho người LĐXK về nước 89
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, ðỒ THỊ, SƠ ðỒ
Đồ thị 2.1: Cơ cấungười LĐXK về nước có việc làm 35
Hình 3.1: Bản đồ hành chính Thành phố Vĩnh Yên 41
Đồ thị 3.1: Dân số trung bình và tốc độ tăng của thành phố Vĩnh Yên 45
Đồ thị 4.1: So sánh việc làm của lao động trướcvà sau khi đi xuất khẩu về nước 59
Đồ thị 4.2: So sánh việc làm trước và sau khi đi XKLĐ 60
Đồ thị 4.3: Vận dụng kỹ năng, kinh nghiệm vào công việc hiện tại 80
Sơ đồ 4.1: Sơ đồtheo dõi và quản lý cơ sở dữ liệungười LĐXK 85
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH, HĐH:
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
KCN, CCN: Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp
KHLĐ&XH: Khoa học Lao động và Xã hội
LĐTB&XH: Lao động Thương binh và Xã hội
LĐXK: Lao động xuất khẩu
TLSX: Tư liệu sản xuất
TM-DV: Thương mại - Dịch vụ
UBND: Ủy ban nhân dân
XKLĐ: Xuất khẩu lao động
XTĐT: Xúc tiến đầu tư
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
1
PHẦN 1. MỞ ðẦU
1.1 ðặt vấn ñề
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi
quốc gia có tác động không chỉ đối với sự phát triển kinh tế mà còn với đời sống
xã hội. Đối với nước ta giải quyết việc làm còn là vấn đề cấp thiết của xã hội, là
tiền đề quan trọng để sử dụng nguồn lực hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu
lao động, đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra nhiệm vụ phấn đấu đạt tốc
độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011-2015 là 7,0-7,5%/năm. Năm 2015
GDP bình quân trên đầu người khoảng 2.000 USD; cơ cấu GDP: nông nghiệp
17-18%, công nghiệp và xây dựng 41-42%, dịch vụ 41-42%; sản phẩm công
nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% tổng GDP. Cơ
cấu lại, xây dựng nền công nghiệp theo hướng phát triển mạnh những ngành có
tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển
nhanh và hiệu quả. Phát triển công, nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại,
hiệu quả, bền vững, gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn; phát triển
nông nghiệp hàng hóa có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, gắn
sản xuất với chế biến và thị trường, mở rộng xuất khẩu. Để triển khai tốt các
nhiệm vụ trên, trước mắt cần phải giải quyết tốt vấn đề việc làm, Đại hội cũng đề
ra mục tiêu “Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình
quân 2%/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%”. Để tạo việc làm thì định
hướng XKLĐ là hướng đi đúng, nhằm từng bước giải quyết tình trạng dư thừa lao
động, tăng thu nhập cho các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo ở nông thôn.
Trong những năm qua, mỗi năm nước ta có hàng chục nghìn người đi làm
việc ở nước ngoài, gửi về nước hàng tỷ USD. Tuy nhiên đây chỉ là công việc có
thời hạn trong một vài năm, chưa mang tính chất ổn định lâu dài đối với mỗi
người lao động. Khi về nước, trên 80% lao động quay lại với công việc giản đơn,
trong lĩnh vực nông nghiệp với thu nhập thấp(Viện KHLĐ&XH, 2011). Đối
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
2
vớinhững lao động xuất phát từ nông thôn thường chịu rủi ro cao hơn, giải quyết
việc làm đang là vấn đề bức thiết hiện nay.
Vĩnh Yên là thành phố mới của tỉnh Vĩnh Phúc, vài năm trở lại đây, cùng
với xu hướng chung của cả nước đi XKLĐ diễn ra rất mạnh mẽ. Hàng năm tạo
nguồn ngoại tệ lớn giúp phát triển kinh tế khu vực nông thôn nói chung và các hộ
có người đi xuất khẩu nói riêng.
Nhưng trên thực tế, số người sau khi đi XKLĐ về nước thường không
muốn quay trở về làm nghề cũ mà thường mong muốn tìm được nghề mới phù
hợp với mình hơn, có thu nhập bằng hoặc cao hơn với thu nhập ở nước ngoài.
Vậy làm thế nào để những người lao động sau khi XKLĐ trở về có được việc
làm, cuộc sống ổn định, để họ tận dụng được những kinh nghiệm, kỹ năng học
được khi còn làm việc ở nước ngoài? Gần đây đã có một số nghiên cứu như:
công tác quản lý XKLĐ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Nguyễn Minh Tuấn, 2011),
ảnh hưởng của việc XKLĐ đến đời sống hộ gia đình huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc
Giang (Trần Thị Lý, 2010), hiện tượng đi XKLĐ và những tác động của XKLĐ
đến hộ nông dân ở xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, Hà Nội (Trần Thị Hương Lý,
2009), Khảo sát đánh giá thực trạng LĐXK đã trở về ở Việt Nam (Viện
KHLĐ&XH, 2011), Vấn đề việc làm và đời sống của người lao động sau khi đi
làm việc ở nước ngoài trở về trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
(Nguyễn Thị Hạnh, 2011). Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ
đánh giá thực trạng công tác quản lư, thực trạng LĐXK, ảnh hưởng của việc
XKLĐ đến đời sống, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả XKLĐ.
Chưa có nghiên cứu nào phân tích, đánh giá toàn diện và đề xuất giải pháp giải
quyết việc làm cho người lao động sau khi đi xuất khẩu trở về nước. Đó là lý
do chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Giải pháp giải quyết việc làm cho
người lao ñộng xuất khẩu về nước tại thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc”.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho người
LĐXK về nước tại thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc; từ đó đề xuất những giải
pháp giải quyết việc làm cho nhóm đối tượng này.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm
nói chung và cho người LĐXK về nước nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến
việc làm và giải quyết việc làm cho người LĐXK về nước tại thành phố Vĩnh
Yên, Vĩnh Phúc.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho người LĐXK
về nước tại thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Nội dung giải quyết việc làm cho người LĐXK về nước bao gồm những
nội dung nào?
- Giải quyết việc làm cho người LĐXK về nước trong những năm gần đây
tại thành phố Vĩnh Yên?
- Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm cho người
LĐXK về nước tại thành phố Vĩnh Yên?
- Giải pháp nào để giải quyết việc làm cho người LĐXK về nước tại thành
phố Vĩnh Yên trong thời gian tới?
1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là việc làm cho người LĐXK về nước tại thành phố
Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu vào các nội dung chủ yếu sau: i) Thực trạng
giải quyết việc làm nói chung và cho người LĐXK về nước nói riêng; ii) Phân
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
4
tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho người LĐXK về nước tại thành
phố Vĩnh Yên; iii) Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho
người LĐXK về nước tại thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc; iv) Đề xuất những
giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho người LĐXK về nước tại thành phố
Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
1.4.2.2 Phạm vi về không gian
Được thực hiện trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.4.2.3 Phạm vi về thời gian
- Thu thập số liệu sơ cấp: năm 2013
- Thu thập số liệu thứ cấp: từ năm 2009 đến năm 2012
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
5
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO NGƯỜI LAO ðỘNG XUẤT KHẨU VỀ NƯỚC
2.1 Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho người LðXK về nước
2.1.1 Một số khái niệm có liên quan về lao ñộng, LðXK và việc làm
2.1.1.1 Khái niệm về lao ñộng, LðXK
* Về lao ñộng:
Khái niệm về lao động có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng suy đến
cùng, lao động là hoạt động đặc thù của con người, là ranh giới để phân biệt con
người với con vật. Bởi vì, khác với con vật, lao động của con người là hoạt động
có mục đích, có ý thức tác động vào thế giới tự nhiên nhằm cải biến những vật
thể của tự nhiên thành sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người.
Theo C.Mác: “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người
và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người
làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”.
Ph.Ăng ghen viết: khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải.
Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cung cấp những vật liệu
cho lao động đem biến thành của cải. Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng
lớn lao hơn thế nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống
loài người và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải
nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân loài người.
Trong kinh tế học, lao động được hiểu là một yếu tố sản xuất do con
người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này
là người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động, cũng như
mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được trao đổi trên thị trường gọi là thị
trường lao động. Giá cả của lao động là tiền công thực tế mà người sản xuất trả
cho người lao động. Mức tiền công chính là mức giá của lao động.
Như vậy, có thể nói lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con
người, trong quá trình lao động con người vận dụng sức lực tiềm tàng trong thân
thể của mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
6
nhằm biến đổi nó phù hợp với nhu cầu của mình. Nói cách khác, trong bất kỳ nền
sản xuất xã hội nào, lao động bao giờ cũng là điều kiện để tồn tại và phát triển
của xã hội.
* Về lao ñộng xuất khẩu:
- Xuất khẩu lao ñộng: Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của
Chính phủ nêu rõ: “xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế -
xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và
nâng cao trình độ tay nghề cho lao động tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước…
cùng với giải quyết việc làm trong nước là chính, XKLĐ và chuyên gia là một
chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công
cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH…”
- Lao ñộng xuất khẩu:nói về bản thân người lao động hoặc tập thể người
lao động ở những độ tuổi khác nhau, tình trạng sức khỏe khác nhau, trình độ
khác nhau đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các hình thức khác nhau.
- Người lao ñộng xuất khẩu về nước: nghĩa là những người Việt Nam đi
lao động ở nước ngoài đã hoàn thành thời gian lao động ở nước ngoài ghi trên
hợp đồng lao động. Các nước đang phát triển rất quan tâm đến vấn đề XKLĐ để
tận dụng lợi thế so sánh phát triển kinh tế đất nước tạo việc làm cho lao động,
song một vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết việc làm cho người LĐXK về
nước. Đây là một bài toán đặt ra cho các nước để làm sao cho hoạt động XKLĐ,
tạo việc làm cho lao động không chỉ mang tính tạm thời mà là hoạt động mang
tính chiến lược lâu dài trong công tác tạo việc làm cho người laođộng, làm cho
việc đi XKLĐ là một lợi thế để khi về nước người LĐXK có cơ hội tốt hơn trong
việc tìm kiếm việc làm.
2.1.1.2 Khái niệm về việc làm, thiếu việc làm và thất nghiệp
* Việc làm:
Ở mỗi quốc gia khác nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện
kinh tế - xã hội, chính trị, thể chế người ta quan niệm về việc làm cũng khác
nhau. Vì thế không có một định nghĩa nào chung và khái quát nhất về việc làm.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
7
Theo quan điểm của C. Mác: việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù
hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công
nghệ ) để sử dụng sức lao động đó.
Sức lao động do người lao động sở hữu, những điều kiện cần thiết như
vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ có thể do người lao động có quyền sở hữu, sử
dụng hay quản lý hoặc không. Theo quan điểm của C. Mác thì bất cứ tình huống
nào xảy ra gây nên trạng thái mất cân bằng giữa sức lao động và điều kiện cần
thiết để sử dụng sức lao động đó đều có thể dẫn tới sự thiếu việc làm hay mất
việc làm.
Theo Điều 13, chương II, Bộ Luật lao động ghi rõ “Mọi hoạt động lao
động tạo ra thu nhập không bị pháp luật cấm đều thừa nhận là việc làm”. Tuy
nhiên, trên thực tế việc làm nêu trên được thể hiện dưới 3 hình thức:
Một là: làm công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền hoặc hiện
vật cho các công việc đó.
Hai là: làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân, bao gồm: sản xuất
nông nghiệp trên đất do chính thành viên được quyền sử dụng, hoặc hoạt động
kinh tế phi nông nghiệp do chính thành viên đó làm chủ toàn bộ hoặc một phần.
Ba là: làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù
lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Bao gồm sản xuất
nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc 1 thành viên
khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì khái niệm việc làm chỉ đề cập
đến trong mối quan hệ với lực lượng lao động. Vì vậy “việc làm được coi là hoạt
động có ích mà không bị pháp luật ngăn cấm có thu nhập bằng tiền (hoặc bằng
hiện vật)”.
Như vậy, việc làm là một phạm trù kinh tế - xã hội, việc làm chịu sự chi
phối của nhiều mối quan hệ. Quan niệm đúng về việc làm là cơ sở khoa học cho
việc đào tạo nghề và tạo việc làm.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
8
* Thiếu việc làm:
Thiếu việc làm hay còn gọi là thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình là
những người làm việc ít hơn mức mình mong muốn.Thiếu việc làm được hiểu là
người lao động không có đủ việc làm theo thời gian quy định trong tuần, trong
tháng hoặc là làm những công việc có thu nhập thấp không đủ để đảm bảo cuộc
sống nên muốn làm thêm. Căn cứ vào tình hình hoạt động kinh tế thường xuyên
của những người đủ 15 tuổi trở lên trong 12 tháng thì dân số hoạt động kinh tế
thường xuyên được chia làm 2 loại:
- Dân số có việc làm thường xuyên: gồm những người từ đủ 15 tuổi trở
lên có tổng số ngày làm việc trên thực tế lớn hơn hoặc bằng số ngày có nhu
cầu làm thêm.
- Dân số có việc làm không thường xuyên: gồm những người từ đủ 15 tuổi
trở lên có tổng số ngày làm việc thực tế nhỏ hơn số ngày có nhu cầu làm thêm.
* Thất nghiệp:
Theo đúng nghĩa của từ thì thất nghiệp là mất việc làm hay sự tách rời sức
lao động ra khỏi tư liệu sản xuất.
Theo ILO: “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ
tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không tìm được việc làm ở mức lương
thịnh hành”.
Thất nghiệp là một trong những hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại trong
nhiều chế độ xã hội. Để kích thích nền kinh tế phát triển thì cần thiết duy trì một tỷ
lệ thất nghiệp hợp lý và các nhà kinh tế cho rằng tỷ lệ đó từ 3% đến 5%. Tuy nhiên
trên thực tế ở các nước đặc biệt là các nước có nền kinh tế chậm phát triển và kinh
tế đang phát triển thì tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức khá cao như một số nước nghèo
tỷ lệ này là từ 10% đến 20% ảnh hưởng rất xấu đến phát triển kinh tế xã hội.
Thất nghiệp có nguyên nhân kinh tế - xã hội của nó, căn cứ vào nguyên
nhân cũng như các nhân tố ảnh hưởng mà người ta chia thất nghiệp ra những loại
khác nhau: thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp do thiếu cầu, thất
nghiệp theo mùa vụ, thất nghiệp theo chu kỳ, thất nghiệp cổ điển.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
9
Thất nghiệp tạm thời: là thất nghiệp phát sinh do người lao động cần có
thời gian để tìm được công việc thích hợp nhất với thể lực và trình độ chuyên
môn của mình. Trên thực tế nếu sở thích, năng lực của người lao động và công
việc là đồng nhất với nhau thì bất cứ lúc nào người lao động muốn thay đổi công
việc cũng có khả năng tìm ngay được việc làm khác phù hợp với năng lực và sở
thích cá nhân, như vậy sẽ không có thất nghiệp. Tuy nhiên trình độ, năng lực và
sở thích của mỗi người lao động là khác nhau, đồng thời mỗi công việc cũng có
những thuộc tính khác nhau, các luồng thông tin giữa nhu cầu tìm việc làm và
chỗ làm còn trống không ăn khớp nhau Do đó để tìm việc làm phù hợp người
lao động cần có thời gian và nỗ lực tìm việc.
Thất nghiệp cơ cấu: là thất nghiệp phát sinh khi không có sự đồng bộ giữa
kỹ năng, trình độ lành nghề và cơ hội làm việc do cầu lao động và sản xuất thay
đổi. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp cơ cấu: cơ cấu nền kinh tế thay đổi dẫn
đến nhu cầu phân phối lại, đào tạo lại lực lượng lao động, sự cứng nhắc của tiền
lương do sự chi phối của tiền lương tối thiểu
Thất nghiệp do thiếu cầu: theo lý thuyết của Keynes thì khi tổng cầu của
nền kinh tế giảm kéo theo giảm cầu về lao động làm cho thất nghiệp xuất hiện.
Trong nền kinh tế thị trường, tất cả đều phụ thuộc vào mức tổng cầu, gồm cầu
của cá nhân người tiêu dùng các loại hàng hoá, dịch vụ; cầu cho đầu tư của khu
vực sản xuất tư nhân; cầu cho đầu tư và tiêu dùng của chính phủ. Nếu tổng cầu
đưa mức sản lượng xuống thấp hơn mức sản lượng tiềm năng khi đó sẽ có một
mức thất nghiệp nhất định. Để giảm thất nghiệp thì cần kích cầu bằng cách tăng
trực tiếp chi tiêu của chính phủ hoặc chính phủ có chính sách khuyến khích đầu
tư tư nhân như cho vay với lãi suất thấp, trợ cấp giá cho đầu tư
Thất nghiệp theo mùa: là thất nghiệp phát sinh do cầu lao động dao động
thường xuyên vào những thời kỳ nhất định trong năm như: cầu lao động của
nông nghiệp giảm sau vụ trồng cấy và kéo dài đến khi thu hoạch mùa màng, cầu
của ngành xây dựng giảm vào các mùa mưa
Thất nghiệp chu kỳ: là thất nghiệp gắn liền với sự suy giảm theo thời kỳ
của nền kinh tế. Khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, suy thoái thất nghiệp tăng.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
10
Thất nghiệp cổ ñiển: là thất nghiệp xuất hiện khi nhu cầu tiền lương thực tế
đòi cao hơn tiền lương cân bằng trên thị trường lao động do sự đấu tranh của công
đoàn đòi tăng lương cho công nhân hoặc do luật tiền lương tối thiểu của nhà nước
đưa ra mức lương tối thiểu cao hơn mức lương cân bằng trên thị trường lao động.
2.1.2 Giải quyết việc làm cho người LðXK về nước
Tạo việc làm: tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng
TLSX, số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế - xã hội khác
để kết hợp sức lao động và TLSX với nhau.
Theo quan niệm này thì tạo việc làm cho người lao động đòi hỏi phải có
những yếu tố cơ bản đó là TLSX với số lượng và chất lượng đầy đủ, yếu tố này
muốn có được trong nền kinh tế đòi hỏi phải có mặt của doanh nghiệp và cần
thiết phải có yếu tố quan trọng khác đó chính là sức lao động đáp ứng với số
lượng và chất lượng TLSX đã được tạo ra, muốn có được phải phụ thuộc về phía
người lao động. Tuy nhiên để có được sự kết hợp của hai yếu tố thì đòi hỏi phải
có những điều kiện kinh tế - xã hội khác, những điều kiện này chủ yếu thông qua
vai trò to lớn của nhà nước.
Vậy tạo việc làm cho người lao động chính là quá trình mà người lao động
với tư duy, trình độ, sức khỏe của mình có thể tự do tìm kiếm được một công
việc phù hợp, cũng như là quá trình mà người sử dụng sức lao động có thể tìm
kiếm được những người lao động thoả mãn được yêu cầu của mình cả về mặt số
lượng và chất lượng, điều này muốn có được thì đòi hỏi phải có những thông tin
về nhu cầu của thị trường cũng như nguồn cung đối với thị trường lao động, trên
cơ sở người lao động và người sử dụng lao động gặp nhau, khi có được sự phù
hợp đó thì việc làm được tạo ra.
Cơ chế tạo việc làm cho người LĐXK về nước là cơ chế ba bên: người lao
động - LĐXK về nước, nhà nước và người sử dụng lao động. Trong đó đặc biệt
nhấn mạnh vai trò của người LĐXK về nước và nhà nước trong việc tạo việc làm
cho chính bản thân người lao động có sự hỗ trợ giúp đỡ của nhà nước.
Về phía người LðXK về nước: phải chủ động tìm kiếm việc làm, tiếp cận
thông tin thị trường lao động, tự tạo việc làm cho bản thân, có kế hoạch sử dụng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
11
nguồn vốn tích luỹ được khi làm việc ở nước ngoài một cách hiệu quả. Muốn có
được cơ hội việc làm thì đòi hỏi bản thân người LĐXK về nước phải nhận thức
được tầm quan trọng kiến thức, kỹ năng, phương pháp … trong sản xuất kinh
doanh. Việc học nghề gì, học như thế nào và bằng cách nào là câu hỏi đặt ra đối
với mỗi người LĐXK, người lao động có thể tìm kiếm thông tin trên các phương
tiện thông tin đại chúng như sách báo, tạp chí, hệ thống dịch vụ lao động việc
làm, các trung tâm dịch vụ XKLĐ và chuyên gia, các trường đào tạo nghề… sự
nỗ lực của bản thân người lao động trong việc tạo việc làm cho bản thân là
yếu tố quan trọng nhất, kết hợp với sự hỗ trợ của nhà nước và kết hợp của
doanh nghiệp làm cho công tác tạo việc làm cho người LĐXK về nước đạt
hiệu quả cao nhất.
Như vậy, người LĐXK về nước muốn tìm được việc làm phù hợp thì ngay
trước khi đi XKLĐ cần tham gia các khóa đào tạo, định hướng nghề nghiệp nó
không chỉ giúp lao động có đủ điều kiện đi XKLĐ mà còn là hành trang giúp
người LĐXK có cơ hội học tập tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh
doanh tiên tiến của nước bạn. Khi về nước, những kiến thức, kỹ năng mà họ thu
nhận được chính là hành trang giúp họ tìm được việc làm phù hợp với năng lực
và sở thích của mình.
Về phía Nhà nước: thị trường lao động ngày càng phát triển thì càng cần
sự điều tiết của nhà nước thông qua các chính sách về giáo dục đào tạo, lao động
việc làm, phát triển sản xuất kinh doanh… các chính sách liên quan trực tiếp đến
việc quản lý và tạo việc làm cho người LĐXK về nước có những lợi thế nhất
định trong việc tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập cao cho người LĐXK về
nước và cho chính gia đình họ.
Về phía người sử dụng lao ñộng: gồm các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế, các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước cần nắm bắt kịp thời
các thông tin thị trường đầu vào, đầu ra để không chỉ tạo ra chỗ làm mới mà còn
phải duy trì và phát triển chỗ làm của ngýời LÐXK về nýớc. Ðó cũng chính là
hoạt ðộng nhằm duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Người sử dụng lao động cần có vốn để mua công nghệ, máy móc, hạ tầng sản
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
12
xuất, thuê nhân công đồng thời cần biết tổ chức và quản lý lao động một cách
khoa học, tạo động lực cho lao động làm việc, nâng cao năng suất lao động, có
chiến lược đào tạo và phát triển tay nghề cho người lao động, như vậy mới nâng
cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, mở rộng sản xuất, tạo ra ngày càng nhiều
chỗ làm mới cho lao động nói chung và người LĐXK về nước nói riêng.
Tóm lại, cơ chế tạo việc làm cho người LĐXK về nước cần có sự kết hợp
chặt chẽ giữa ba bên: Nhà nước, người sử dụng lao động và chính bản thân người
LĐXK về nước sao cho cơ hội việc làm và mong muốn tìm được việc làm của
người LĐXK về nước gặp nhau trên thị trường lao động đúng lúc, đúng chỗ. Vì thế
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển thông tin thị trường lao
động, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng lao động và người LĐXK về
nước gặp nhau.
Chủ chương của ðảng, Nhà nước về giải quyết việc làm: Bộ Luật lao
động có ghi: “Giải quyết việc làm, đảm bảo cho người lao động có khả năng lao
động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh
nghiệp và của toàn xã hội”. Bên cạnh những quy định có tính nguyên tắc chung,
Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn cũng đã đưa ra các biện pháp cơ bản
giải quyết việc làm đó là “Chính phủ lập Chương trình quốc gia về việc làm, lập
Quỹ quốc gia về việc làm từ ngân sách nhà nước và nguồn gốc khác” (khoản 1,
Điều 15), Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ về tài chính để xúc tiến việc làm; Nhà
nước bảo trợ khuyến khích mọi người làm giàu một cách chính đáng, bảo đảm
quyền tự do di chuyển chỗ làm việc, việc làm, tự do hành nghề; Nhà nước có
trách nhiệm và có chế độ khuyến khích tạo việc làm mới để thu hút người lao
động, khai thác mọi tiềm năng trong nhân dân và tranh thủ đầu tư, hỗ trợ nước
ngoài, tiếp tục đẩy mạnh chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình để giảm sức ép
cung trên thị trường.
Chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ nhằm sử dụng đội ngũ lao
động có chuyên môn kỹ thuật, có kỹ năng tay nghề, có trình độ ngoại ngữ, tác
phong công nghiệp và khả năng về tài chính từ nước ngoài trở về tiếp tục lao động,
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
13
làm việc ở trong nước tại các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hoặc lập nghiệp mới,
cũng như tổ chức cuộc sống và sinh hoạt phù hợp.
* Chính sách chung:
- Luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng có quy định về nội dung và tổ chức thực hiện, tại Điều 59 - Hỗ trợ việc làm
và Điều 60 - Khuyến khích tạo việc làm, quy định cơ quan thực thi chính sách,
đối tượng của chính sách trong tạo việc làm, hỗ trợ việc làm.
- Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ đưa ra các nội dung về định hướng cho lao động sau khi về nước:
+ Tổ chức tư vấn cho người lao động làm việc phù hợp với ngành nghề
kinh nghiệm đã học hỏi và tích luỹ trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
+ Tổ chức tư vấn, hướng dẫn cho người lao động và gia đình họ sử dụng
nguồn thu từ XKLĐ đầu tư phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, tổ chức các
khoá đào tạo về khởi sự doanh nghiệp.
- Thoả thuận ngày 15/4/2008 giữa Bộ LĐTB&XH với tổ chức JITCO,
IMM (Nhật Bản) về việc Nhật Bản cấp “Giấy chứng nhận về tay nghề, tiếng
Nhật cho người lao ñộng sau khi hoàn thành hợp ñồng trở về nước” để tìm kiếm
việc làm.
- Thoả thuận ngày 17/4/2008 giữa Bộ LĐTB&XH với tổ chức IMM (Nhật
Bản) về cam kết thực hiện đối với tu nghiệp sinh theo chương trình phi lợi
nhuận: Hỗ trợ 5.000 USD tạo việc làm mới sau kết thúc hợp đồng làm việc. Tiếp
nhận làm việc tại các chi nhánh Nhật Bản ở Việt Nam sau hoàn thành tu nghiệp.
- Chương trình tái xuất lao động tại Hàn Quốc được ký giữa Bộ
LĐTB&XH với Bộ Lao động Hàn Quốc. Người lao động sang làm việc tại Hàn
Quốc sau khi kết thúc hợp đồng 03 năm được sử dụng lại sau khi về nước một
tháng, hiện nay được ở lại đến 05 năm, bên cạnh đó được ưu tiên làm việc tại các
doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam sau khi về nước.
* Chính sách theo các lĩnh vực cụ thể:
+ Về tín dụng:
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
14
- Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007 của Thủ tướng Chính
phủ quy định người lao động tại các huyện nghèo về nước trước hạn không do lỗi
của người lao động còn được xem xét miễn, giảm lãi tiền vay hoặc xóa nợ.
- Điều 60 - Luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng đã thể hiện: người lao động gặp khó khăn thì được vay vốn ưu đãi
theo quy định của pháp luật để tạo việc làm.
+ Về đào tạo:
Đề án của Bộ LĐTB&XH về đẩy mạnh XKLĐ giai đoạn 2009-2015
trong đó đưa ra mục tiêu hỗ trợ người lao động “Tổ chức các khóa đào tạo về
khởi sự doanh nghiệp cho những lao động muốn thành lập doanh nghiệp hoặc tổ
chức kinh doanh”.
+ Về hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh:
- Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ, tại mục 3
Điều 8 về chuyển tiền và hàng về nước của người lao động đi làm việc có thời hạn
ở nước ngoài có nêu: được hưởng chế độ ưu đãi trong việc chuyển thu nhập bằng
ngoại tệ và thiết bị, nguyên liệu về nước để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Đề án của Bộ LĐTB&XH về đẩy mạnh XKLĐ giai đoạn 2009-2015
trong đó đưa ra mục tiêu hỗ trợ người lao động: tư vấn, hướng dẫn cho người lao
động sử dụng nguồn thu từ XKLĐ vào đầu tư phát triển kinh tế theo chính sách
và pháp luật hiện hành của Việt Nam.
+ Về tái hòa nhập:
Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ, tại mục
10 Điều 13 - Bảo quản và xác nhận vào sổ lao động và sổ bảo hiểm xã hội của
người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định hiện hành của Nhà nước,
có nêu: nếu những đối tượng lao động tiếp tục vào các doanh nghiệp làm việc sau
khi về nước thì các chế độ về năm công tác, đóng bảo hiểm sẽ được cộng cả thời
gian làm việc ở nước ngoài.
2.1.3 Vai trò của giải quyết việc làm cho người LðXK về nước
Giải quyết việc làm cho lao động có ý nghĩa rất quan trọng đến phát triển và
ổn định nền kinh tế. Đối với các nước đang phát triển thì yêu cầu về giải quyết việc
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
15
làm cho người lao động là rất cần thiết. Sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất
nhiều vào nguồn nhân lực và nguồn vốn trong đó sử dụng hợp lý nguồn lao động
quyết định rất lớn đến ổn định chính trị, kinh tế - xã hội của một đất nước.
Việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lao động là một trong những điều
kiện cần để phát triển nền kinh tế. Nguồn nhân lực là một nguồn lực quan trọng
và là yếu tố cơ bản để phát triển. Mọi chủ trương, chính sách vĩ mô nếu có sai
phạm người lao động rất có thể trở thành gánh nặng, thậm chí có thể gây trở ngại,
tổn thất cho nền kinh tế. Nếu chúng ta sử dụng hợp lý nguồn lao động sẽ làm cho
người lao động có thu nhập tăng lên, làm cho sức mua tăng từ đó thúc đẩy nền
kinh tế phát triển. Trong tổng thể nền kinh tế khi sản lượng ngày càng tăng sẽ
thúc đẩy tốc độ và quy mô của nền kinh tế phát triển.
Khi người lao động có việc làm, có thu nhập tăng ổn định sẽ làm cho tệ
nạn xã hội giảm xuống, khi việc làm trở nên khan hiếm, một bộ phận người lao
động không có việc làm sẽ dẫn tới phạm pháp gia tăng, tệ nạn ngày càng nhiều sẽ
làm tăng gánh nặng cho xã hội. Vì vậy giải quyết việc làm cho người lao động sẽ
góp phần phát triển nền kinh tế và ổn định chính trị của mỗi quốc gia.
Việc làm góp phần tăng thu nhập cho mỗi cá nhân, hạn chế sự phân hoá
giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp nhân
dân. Đối với khu vực kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm trong giai đoạn vận
động phát triển kinh tế là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Ngoài giải quyết những lao động ở trong nước, hiện nay chúng ta đang
phải định hướng giải quyết cho một bộ phận không nhỏ lao động sau khi làm
việc ở nước ngoài trở về nước, số lượng lao động này gia nhập vào lực lượng lao
động trong nước làm cho thất nghiệp tạm thời tăng lên. Xét về mặt kinh tế thì
thất nghiệp dẫn đến đói nghèo, không những gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế mà
còn gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của người lao động và gia đình họ, đây
chính là nguyên nhân dẫn đến những tệ nạn trong xã hội. Xét về mặt xã hội, thất
nghiệp gây ra những hậu quả xã hội nặng nề, những người thất nghiệp tham gia
đáng kể vào các tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma túy, trộm cắp… Thất nghiệp cn
tác động không tốt đến tâm tư tình cảm của người lao động, mất niềm tin vào