LỜI MỞ ĐẦU.
Quốc hội là cơ quan đứng đầu, quan quan trọng nhất của nước Cộng hòa xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam. Nó là cơ quan đại diện cho nhân dân, thay mặt nhân dân thực thi quyền lực nhà
nước. Sự đại diện đó thể hiện một cách trực tiếp thông qua những đại biểu Quốc hội. Đó là
những công dân ưu tú, đuợc nhân dân cả nước tín nhiệm bầu ra, là những đại biểu chân chính
của nhân dân. Họ là những người thay mặt nhân dân ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và
là cầu nối quan trọng giữa chính quyền và nhân dân. Đảm nhiệm những vai trò quan trọng như
vậy, mọi hoạt động của đại biểu Quốc hội đều thể hiện ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề chính trị
cũng như đời sống nhân dân. Vậy những đại biểu Quốc hội hiện nay đã và đang làm những gì
với vị trí của mình. Chúng ta hãy tìm hiểu “Hoạt động của Đại biểu Quốc hội – Thực trạng và
giải pháp” để hiểu rõ hơn vấn đề này cũng như thử tìm ra những giải pháp giúp hoạt động của
đại biểu Quốc hội có hiệu quả hơn.
NỘI DUNG CHÍNH.
1. Khái quát chung.
1.1 Quốc hội:
Điều 83 Hiến pháp 1992 nêu rõ vị trí và tính chất của Quốc hội (QH) là cơ quan đại biểu
cao nhất của nhân dân,cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. QH có quyền quyết định những vẫn đề quan trọng nhất của đất nước và của
nhân dân như thông qua Hiến pháp, các đạo luật, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội
và đối ngoại, mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước cũng như việc bầu, miễn nhiệm những viên chức cao cấp nhất của bộ máy nhà nước. QH
biểu hiện tập trung ý chí và quyền lực của nhân dân trên phạm vi toàn quốc. Nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân sử
dụng quyền lực Nhà nước thông qua QH và Hội đồng nhân dân các cấp QH là cơ quan duy nhất
do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đại
biểu quốc hội được cử tri bầu ra tại các đơn vị bầu cử, chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình
và trước cử tri cả nước.
Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 cụ thể hóa quan điểm về sự phân công và phối
hợp giữa QH và các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp nhằm sử dụng có hiệu quả quyền lực nhà nước. QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân
1
dân, cơ quan quyền lực Nhà nuớc cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. QH
có 3 chức năng chính: chức năng lập pháp, chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất
nước, chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. QH là cơ quan duy
nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
1.2 Đại biểu Quốc hội:
Ðại biểu Quốc hội (ĐBQH) là người được nhân dân trực tiếp bầu ra, đại diện cho ý chí
và nguyện vọng của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong QH. Đa
số ĐBQH hoạt động kiêm nhiệm. ĐBQH chịu trách nhiệm trước cử tri cả nước.
ĐBQH có một địa vị pháp lý hết sức đặc biệt. Đó là người đại diện của nhân dân đồng
thời là đại biểu cấu thành cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. ĐBQH là cầu nối giữa chính
quyền nhà nước với nhân dân và chịu trách nhiệm trước cả hai đối tượng này. Các ĐBQH thay
mặt nhân dân thực hiện quyền lưc nhà nước trong QH. Địa vị pháp lý này đã được ghi nhận cụ
thể trong Hiến pháp 1992 và các văn bản luật khác.
Nhiệm kỳ của ĐBQH được tính từ kỳ họp thứ nhất QH khoá đó đến kỳ họp thứ nhất QH
khóa sau. Trong số các ĐBQH có những đại biểu làm việc theo chế độ chuyên trách và có những
đại biểu làm việc theo chế độ không chuyên trách. Số lượng ĐBQH làm việc theo chế độ chuyên
trách do QH quyết định.
1.3 Các hình thức hoạt động của Quốc hội:
Các hình thức hoạt động của QH gồm:
- Kì họp QH (Đây chính là hình thức hoạt động quan trọng nhất của QH).
- Hoạt động của Ủy ban thường vụ QH, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban QH.
- Hoạt động của ĐBQH và đoàn ĐBQH.
Tuy nhiên, hình thức hoạt động thứ 3: hoạt động của các ĐBQH cũng có một ý nghĩa
quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của QH.
2. Thực trạng hoạt động của đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay.
2.1 Hoạt động của đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
2.1.1 Nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội.
Được cử tri bầu ra nên ĐBQH phải chịu trách nhiệm trước cử tri đồng thời chịu trách
nhiệm trước QH về việc thực hiện nhiệm vụ của mình, phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự
giám sát của cử tri. Theo điều 97 hiến pháp 1992, điều 46 luật tổ chức QH và điều 3 quy chế
hoạt động của ĐBQH quy định: ĐBQH phải thường xuyên tiếp xúc cử tri, tìm hiểu tâm tư
nguyện vọng của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến của cử tri với QH và cơ quan hữu
2
quan. ĐBQH có nhiệm vụ trả lời những yêu cầu của cử tri. ĐBQH phải gương mẫu trong việc
chấp hành Hiến pháp, pháp luật, có cuộc sống lành mạnh tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công
cộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần phát huy quyền làm chủ của
nhân dân. ĐBQH có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, các nghị quyết của QH và
pháp luật của Nhà nước cũng như động viên nhân dân chấp hành pháp luật và tham gia quản lý
nhà nước.
Theo điều 98 Hiến pháp 1992, điều 47 luật tổ chức QH và điều 6, 8, 9 Quy chế hoạt động
thì ĐBQH có nhiệm vụ tham gia các kì họp QH chấp hành nghiêm chỉnh nội quy kì họp, tham
gia và thảo luận những vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của mình góp phần tích cực làm cho kì
họp đạt kết quả cao. ĐBQH có nhiệm vụ tham gia các phiên họp toàn thể của quốc hội, cuộc họp
của Hội đồng dân tộc và đoàn ĐBQH. Khi là thành viên của Hội đồng dân tộc và các uỷ ban
QH, các đại biểu phải tham gia hoạt động, hoàn thành các phần việc được giao, tham gia chương
trình kế hoạch đều đặn cũng như có nhiệm vụ tham gia các hoat động của đoàn ĐBQH theo
chương trình và lịch làm việc của đoàn. ĐBQH có nhiệm vụ giữ mối quan hệ và thông báo tình
hình hoạt động của mình với chủ tịch QH và Uỷ ban MTTQ địa phương.
Ngoài ra ĐBQH còn có nhiệm vụ tiếp dân theo định kì. Đại biểu Quốc hội tiếp dân để
lắng nghe ý kiến đóng góp của dân đồng thời giúp dân giải quyết kiến nghị, khiếu nại và tố cáo.
Ngoài ra, ĐBQH còn có nhiệm vụ nghiên cứu, kịp thời chuyển những khiếu nại, tố cáo đó đến
cơ quan có thẩm quyền xử lý; đôn đốc viêc giải quyết của cơ quan chức năng, nếu thấy chưa
thoả đáng thì gặp người đứng đầu cơ quan hữu quan để yêu cầu xem xét lại theo quy định tại
điều 97 Hiến pháp, điều 51, 52, 53 luật tổ chức Quốc hội và điều 12 quy chế hoạt động.
2.1.2 Quyền hạn của Đại biểu quốc hội:
Quyền hạn quan trọng nhất của ĐBQH là tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề
quan trọng của đất nước thuộc nhiệm vụ quyền hạn của QH tại kỳ họp QH. Điều 98 Hiến pháp
1992, điều 48 và 49 luật tổ chức QH, điều 10 và điều 11 quy chế hoạt động của ĐBQH quy định
ĐBQH có quyền tham gia thảo luận tranh luận hoặc những vấn đề đưa ra thảo luận thuộc nội
dung kỳ họp. ĐBQH có quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật ra trước QH, dự án pháp lệch ra
trước Uỷ ban thường vụ QH theo quy định của pháp luật. ĐBQH có quyền biểu quyết các dự án
luật, nghị quyết, các dự án, các báo cáo… Các đại biểu có quyền tự do thể hiện quan điểm của
mình về một vấn đề đưa ra QH quyết định. ĐBQH có quyền tán thành hay không tán thành hoặc
bỏ quyền biểu quyết. Tại kì họp ĐBQH còn có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Thủ tướng và các
thành viên của Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC. Điều 50 của luật tổ
3
chức QH còn quy định rằng ĐBQH có quyền kiến nghị với Uỷ ban thường vụ QH xem xét trình
QH bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với những người do QH bầu hoặc phê chuẩn.
Điều 53 luật tổ chức QH và điều 15 quy chế hoạt động ĐBQH quy định khi phát hiện có
hành vi gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội, đơn vị vũ trang hoặc
của công dân, ĐBQH có quyền yêu cầu đơn vị hữu quan có biện pháp cần thiết để ngăn chặn
những hành vi đó. Sau 30 ngày các cơ quan này phải báo cho ĐBQH biết cách giải quyết, quá
thời hạn này, các đại biểu có quyền kiến nghị với người đứng đầu các cơ quan đó, đồng thời báo
cáo với Ủy ban thường vụ QH xem xét, quyết định.
ĐBQH có quyền găp gỡ các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, kinh tế, đơn vị vũ trang
cung cấp tài liệu có liên quan đến hoạt động của đại biểu (điều 54 luật tổ chức QH). Ngoài ra,
ĐBQH có quyền tham gia bầu cử và ứng cử vào các cơ quan Nhà nước, cơ quan lãnh đạo, các tổ
chức của QH.
Thêm nữa, theo điều 55, ĐBQH có quyền tham dự các kì họp Hội đồng nhân dân các cấp
nơi mình được bầu, có quyền phát biểu ý kiến nhưng không được biểu quyết. ĐBQH tham dự kì
họp đó nhằm nắm bắt tình hình và tìm hiểu nguyện vọng của nhân dân địa phương.
2.1.3 Những đảm bảo cho hoạt động của đại biểu Quốc hội
Để đảm bảo cho hoạt động của ĐBQH, Hiến pháp 1992, luật tổ chức QH và quy chế hoạt
động của ĐBQH quy định: ĐBQH có quyền bất khả xâm phạm. Nếu không có sự đồng ý của
QH trong thời gian QH họp, không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ QH thì không được bắt
giam truy tố và khám xét nơi ở nơi làm việc của ĐBQH.
ĐBQH không thể bị cơ quan, đơn vị đại biểu nào làm việc cách chức, buộc thôi việc nếu
không được Uỷ ban thường vụ QH đồng ý. Theo điều 59 luật tổ chức QH, điều 44 và 45 quy chế
hoạt động thì ĐBQH được tạo điều kiện thuận lợi để làm nhiệm vụ, được bố trí thời gian và địa
điểm gặp gỡ tiếp xúc cử tri, được sắp xếp thời gian và phương tiện, được quyền ưu tiên mua vé
tàu, xe, máy bay, được hưởng chế độ thuốc men, nằm bệnh viện theo chuẩn cán bộ trung cấp.
ĐBQH được cấp một khoản phí hàng tháng do Uỷ ban thường vụ quyết định. ĐBQH
hoạt động chuyên trách được bố trí nơi làm việc và các điều kiện khác cho hoạt động của mình
(theo điều 59 luật tổ chức QH).
Theo điều 43 quy chế hoạt động của ĐBQH thì đại biểu hoạt động theo chế độ không
chuyên trách được dành ít nhất 1/3 thời gian làm việc để làm nhiệm vụ đại biểu. Cơ quan, tổ
chức nơi ĐBQH làm việc phải tạo điều kiện để đại biểu làm nhiệm vụ.
2.2 Thực trạng hoạt động của Đại biểu Quốc hội hiện nay:
4
2.2.1 Đánh giá chung:
Từ khi thành lập đến nay ĐBQH là hạt nhân cốt lõi không thể thiếu trong QH của nước
ta. Trong gần 65 năm xây dựng và phát triển, qua các nhiệm kì QH, các ĐBQH không ngừng cố
gắng vươn lên trong mọi hoat động, hoàn thiện nâng cao năng lực, trí tuệ để xứng tầm là những
người đại diện cho nhân dân. Nhìn vào thực tiễn của đất nước trong thời chiến cũng như trong
thời bình, 65 năm là cả một quá trình chiến đấu, nỗ lực không ngại khó khăn gian khó của
ĐBQH trong việc đưa đất nước từ trong bão lửa chiến tranh đến hòa bình, độc lập rồi không
ngừng phát triển như ngày hôm nay. Điều này được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ghi nhận.
Cho đến bây giờ ta có thể thấy rằng phần lớn các ĐBQH gắn bó, trung thành với nhân dân, luôn
nói tiếng nói của nhân dân. Trong mỗi kì họp các đại biểu luôn cố gắng đóng góp công sức của
mình bằng cách xây dựng, phát biểu ý kiến. Đa số ĐBQH có năng lực, tư cách đạo đức tốt, ý
thức tự rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân và là gương sáng cho cả nước noi theo.
2.2.2 Những hạn chế:
Trong quá trình Quốc hội họp:
Tại các kì họp, ĐBQH tiến hành thảo luận ở tổ, đoàn và tại phiên họp toàn thể. Và để
phục vụ cho các kỳ họp nói chung cũng như việc đóng góp ý kiến thảo luận nói riêng, các
ĐBQH phải đọc và nghiên cứu dần các tài liệu được cung cấp. Tuy vậy, thực tế còn tồn tại tình
trạng nhiều đại biểu không ngó ngàng gì tới tài liệu, mang cả bọc tài liệu đi họp. Các đại biểu
vẫn than phiền về hàng nghìn trang tài liệu là quá nhiều nhưng do không biết cách xử lý nên vẫn
thiếu thông tin để chuẩn bị cho phiên họp. Hậu quả là nhiều ĐBQH không phát biểu ý kiến một
lần nào. Trong kì họp, nhiều ĐBQH đã chuẩn bị kĩ, công phu những ý kiến để tham gia thảo
luận về các dự án luật. Nhiều đại biểu còn viết thành bài phát biểu song do viết thành bài, lệ
thuộc vào bài viết trong khi thiếu khả năng ứng phó tức thời nên xảy ra tình trạng các ý kiến
trùng lặp. Nguyên nhân của những hạn chế này là một phần do đại biểu còn thiếu hiểu biết về
hoạt động xây dựng pháp luật, trình độ pháp lý chuyên ngành còn thấp. Phần nữa do đại biểu
chậm sáng tạo, mắc bệnh phát biểu báo cáo. Bên cạnh đó là nguyên nhân về năng lực yếu kém,
không quen với công tác của một ĐBQH và ý thức cũng như tinh thần trách nhiệm quá thấp.
Trình dự án luật, kiến nghị luật.
Điều 48 luật tổ chức QH quy định: “ĐBQH có quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật
ra trước QH, dự án pháp lệnh ra trước UBTVQH theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy
định”. Trên cơ sở kế thừa Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 cũng quy định: “Ngoài quyền trình
dự án luật, ĐBQH còn có quyền kiến nghị về luật”. Tuy nhiên trong thực tiễn xây dựng pháp
5