Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa vùng ven Đô ngoại thành Hà Nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 143 trang )






ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ





NGUYỄN THỊ HUYỀN THƢƠNG







KẾT HỢP YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG
VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
VÙNG VEN ĐÔ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY





LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC











HÀ NỘI - 2012





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ




NGUYỄN THỊ HUYỀN THƢƠNG





KẾT HỢP YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG
VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
VÙNG VEN ĐÔ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY





Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 85


LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ THỊ THẠCH






HÀ NỘI - 2012





MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. QUAN NIỆM CHUNG VỀ GIA ĐÌNH, MỐI QUAN HỆ GIỮA YẾU
TỐ TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG GIA

ĐÌNH VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 12
1.1. Quan niệm chung về gia đình 12
1.1.1. Khái niệm gia đình 12
1.1.2. Gia đình Việt Nam truyền thống 16
1.1.3. Gia đình Việt Nam hiện đại 29
1.1.4. Gia đình văn hóa Việt Nam 37
1.2. Mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình văn
hóa ở nước ta hiện nay 41
1.2.1. Khái niệm truyền thống và hiện đại 41
1.2.2. Kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình
văn hóa ở nước ta hiện nay - Tính tất yếu và những nội dung chủ
yếu 46
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ
TRÌNH KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY
DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA VÙNG VEN ĐÔ NGOẠI THÀNH HÀ
NỘI HIỆN NAY 57
2.1.
Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng gia đình
văn hóa vùng ven đô ngoại thành Hà Nội
57
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng ven đô ngoại thành Hà Nội 57
2.1.2. Tình hình xây dựng gia đình văn hóa vùng ven đô ngoại thành Hà
Nội 64
2.2. Những biểu hiện tích cực, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong quá trình
kết hợp truyền thống với hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa
vùng ngoại đô Hà Nội hiện nay 68
2.2.1. Những biểu hiện tích cực và hạn chế trong việc kết hợp truyền
thống với hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa vùng ven đô
ngoại thành Hà Nội hiện nay 68






2.2.2. Những vấn đề đặt ra trong việc kết hợp truyền thống và hiện đại
trong xây dựng gia đình văn hóa vùng ven đô ngoại thành Hà Nội
hiện nay 93
Chƣơng 3. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU KẾT
HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG GIA
ĐÌNH VĂN HÓA VÙNG VEN ĐÔ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN
NAY 106
3.1. Một số quan điểm cơ bản 106
3.1.1. Kết hợp truyền thống với hiện đại trong xây dự ng gia đình văn
hóa ven đô ngoại thành Hà Nội phải gắn liền với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố 106
3.1.2. Kết hợp truyền thống với hiện đại trong xây dựng gia đình văn
hóa ven đô ngoại thành Hà Nội phải phù hợp với điều kiện văn
hóa - xã hội vùng ven đô 109
3.1.3. Kết hợp truyền thống với hiện đại trong xây dự ng gia đình văn
hóa vùng ven đô ngoại thành Hà Nội là trá ch nhiệ m củ a hệ thố ng
chnh tr, của cc gia đình và cc c nhân ở vùng ven đô 111
3.2. Các giải php cơ bản 113
3.2.1. Nhóm giải php nâng cao nhn thc v ề kết hợp truyền thống và
hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa vùng ven đô ngoại thành
Hà Nội 113
3.2.2. Nhóm giải php pht triển kinh tế hộ gia đình 117
3.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển văn hóa - xã hội vùng ven đô ngoại
thành Hà Nội 123
3.2.4. Nhóm giải pháp về tăng cường vai trò lã nh đạ o và quả n lý củ a cá c
cấ p ủ y Đả ng , chnh quyền đa phương và đoàn thể trong vi ệc kết

hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa 127
KẾT LUẬN 132
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 135







BẢNG QUY ƢỚC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CTQG : Chính tr quốc gia
KHXH : Khoa học xã hội
TBCN : Tư bản chủ nghĩa
XHCN : Xã hội chủ nghĩa


1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu, gia đình đã trở thành vấn đề của mọi dân tộc và mọi thời đại.
Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, vấn đề gia đình nổi lên như một trong những
tiêu điểm được cả giới hàn lâm và giới chính tr quan tâm. Ở Châu Á và Đông
Nam Á nói riêng, người ta nói nhiều đến gia đình và văn hóa gia đình như một
giải php để ngăn trở sự xâm lấn của văn hóa phương Tây. Không chỉ có thế,

các quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam, đang trải nghiệm một cuộc chuyển
mình vĩ đại: Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa với quy mô và tốc độ
ngày càng mạnh mẽ. Qu trình đó đang tc động sâu sắc đến thiết chế gia đình
- một thiết chế lâu đời và bền vững, song cũng hết sc nhạy cảm với mọi biến
cố xã hội.
Gia đình là ci nôi nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng
đặc biệt trong giáo dục nếp sống và hình thành nhân cch con người. Trải qua
nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình có nhiều thay đổi,
nhưng chc năng cơ bản của gia đình vẫn tồn tại, gia đình vẫn là một trong
những nhân tố quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội
của quốc gia. Thực tế cho thấy, nhp sống công nghiệp đòi hỏi từng cá nhân
phải nỗ lực tối đa trong lao động và học tp. Điều này có tc động mạnh mẽ tới
xã hội nói chung và lối sống của từng gia đình nói riêng. Sự tc động đó vừa có
mặt tích cực lại vừa có mặt tiêu cực. Nhp sống hiện đại cũng kéo theo những
hiện tượng, xu hướng gia đình hạt nhân - gia đình hiện đại ngày càng tăng lên;
gia đình trực hệ - gia đình truyền thống “tam, t đại đồng đường” ngày càng
giảm. Xét về tính chất, gia đình truyền thống và gia đình hiện đại đều có những
giá tr và hạn chế nhất đnh. Vì vy, trong xu hướng phát triển của mô hình gia
đình thời kỳ mới, cần có sự kết hợp hài hòa để pht huy được những giá tr tích
cực, đồng thời khắc phục được những nhược điểm của cả hai loại hình gia đình
này, nhằm xây dựng thành công gia đình văn hóa ở nước ta hiện nay.



2


Trong guồng máy của xã hội đang pht triển theo hướng đô th hóa, các
làng quê ngoại thành Hà Nội nói chung, Ba Vì, Đông Anh, Gia Lâm đã và đang
trong quá trình chuyển mình mạnh mẽ. Trong sự chuyển mình đó, người dân ven

đô hôm nay đang phải dung hòa những giá tr văn ho truyền thống của mình với
những ảnh hưởng mạnh mẽ của lối sống hiện đại. Rất nhiều yếu tố văn ho mới
được du nhp tạo nên diện mạo mới và ít nhiều làm biến đổi cuộc sống của
người dân nơi đây theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Ảnh hưởng của quá
trình CNH, HĐH và đô th hóa nên phần lớn cc đa phương ven đô là đa điểm
phát triển của các khu công nghiệp lớn, do vy đất nông nghiệp được chuyển
sang mục đch sử dụng cho công nghiệp. Khi đất nông nghiệp không còn, người
dân phải đối mặt với tình trạng không có việc làm. Tình trạng thất nghiệp tại
chỗ, nhà ở khó khăn và tệ nạn xã hội gia tăng làm cho trt tự xã hội ven đô ngày
càng thêm phc tạp. Dân số tăng nhanh trong khi khả năng đp ng hệ thống cơ
sở hạ tầng kỹ thut - xã hội đô th, mạng lưới giao thông chưa đủ khả năng phục
vụ nhu cầu, lãng phí việc sử dụng đất; hàng loạt vấn đề khác nảy sinh do chênh
lệch chất lượng sống giữa người dân ở nội th và ngoại th cũng xuất hiện, môi
trường sống ô nhiễm…
Tất cả những vấn đề trên ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của gia đình
ven đô ngoại thành Hà Nội nói chung, gia đình tại ba huyện Ba Vì, Đông Anh,
Gia Lâm nói riêng. Mặt tích cực là nó làm cho đời sống vt chất và tinh thần
của cc gia đình được nâng lên, giúp cc gia đình thực hiện tốt hơn chc năng
kinh tế, thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản của con người trong cuộc sống;
Quyền bình đẳng, dân chủ, quyền con người được thực hiện nhưng đi liền với
đó là sự phai nhạt, sự “xói mòn” cc gi tr tốt đẹp của gia đình truyền thống
ngày càng mạnh mẽ. Lối sống thực dụng theo đuổi mục tiêu lợi nhun bất chấp
mọi thủ đoạn, chủ nghĩa c nhân v kỷ của một số thành viên trong gia đình có
xu hướng gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển bền vững của gia đình
và xã hội. Để "hóa giải" những mâu thuẫn trên, theo các chuyên gia xã hội học,
cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn cả yếu tố hiện đại lẫn truyền thống trong
xây dựng mô hình gia đình mới. Mô hình gia đình phù hợp với sự phát triển hiện
nay là gia đình có nếp sống văn hóa hay gia đình văn hóa. Gia đình văn hóa là



3


gia đình vừa hội tụ được những gia lễ tốt đẹp trong truyền thống, vừa có những
yếu tố hợp lý, tiến bộ của nền văn minh đương đại.
Xã hội muốn phát triển bền vững phải trên nền tảng gia đình bền vững,
trong đó gia đình ở ven đô ngoại thành Hà Nội nói chung, gia đình ở Ba Vì,
Đông Anh, Gia Lâm nói riêng là một trong những vùng cần được xây dựng bền
vững. Qua thực tiễn nghiên cu, tác giả lun văn nhn thấy chưa có một công
trình nghiên cu cụ thể nào về sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong
xây dựng gia đình văn hóa ở vùng ven đô ngoại thành Hà Nội. Vì vy, tác giả
đã lựa chọn đề tài “Kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại trong xây dựng
gia đình văn hóa vùng ven đô Hà Nội hiện nay” làm hướng nghiên cu của
mình, với mong muốn được góp phần vào việc nâng cao nhn thc của mọi
người trong việc giữ gìn và phát huy các giá tr tốt đẹp của gia đình truyền
thống, kết hợp với những yếu tố tiến bộ của thời đại mới để làm cho gia đình
thực sự trở thành tế bào khỏe mạnh của xã hội, là chỗ dựa vững chắc cả về vt
chất và tinh thần của con người trong cuộc sống.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn
Trong những năm gần đây ở nước ta có nhiều công trình nghiên cu về
hôn nhân và gia đình, về vấn đề gìn giữ và phát huy các yếu tố truyền thống kết
hợp với hiện đại. Tiêu biểu là một số công trình đã được sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho đề tài như sau:
Các nghiên cứu về hôn nhân và gia đình:
Mai Huy Bích (2003), “Xã hội học gia đình”, Nxb KHXH, Hà Nội. Tiếp
cn gia đình dưới góc nhìn xã hội học, tác giả đã trình bày chủ đề riêng và tương
đối độc lp trong bảy chương, từ đó cuốn sch đã lun giải một số vấn đề lý lun
và thực tiễn quan trọng về gia đình. Tuy vy, những nhn đnh về những vấn đề cơ
bản của gia đình Việt Nam mới chỉ dựa trên cách tiếp cn xã hội học về gia đình.
Lê Trọng Ân (2004), “Tìm hiểu tác phẩm: Nguồn gốc gia đình, của chế

độ tư hữu và của nhà nước”, Nxb CTQG, Hà Nội. Tác giả dựa trên những chỉ
dẫn về phân tích tác phẩm kinh điển Mác-Lênin, trình bày bối cảnh và quá trình
hình thành tác phẩm, phân tích nội dung cơ bản của tác phẩm và chỉ ra các giá tr


4


cơ bản của tác phẩm như là những chỉ dẫn lý lun cơ sở và cần thiết cho việc
nghiên cu gia đình hiện đại, song tác giả chưa liên hệ ý nghĩa của tác phẩm
trong việc xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Đặng Cảnh Khanh , Lê Thị Quý (2007), “Gia đình họ c”, Nxb CTQG, Hà
Nộ i. Cuốn sách là một công trình công phu, hệ thống. Các tác giả đã đề cp đến
gia đình Việt Nam trước những thách thc của quá trình CNH, HĐH; đồng thời
phân tích mối quan hệ giới - gia đình và công cuộc phát triển; chỉ ra những sai
lệch giá tr gia đình hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của
gia đình trong CNH, HĐH đất nước.
Trnh Duy Luân - Helle Rydstrom - Wil Burghoom (Đồng chủ biên),
(2001), “Gia đình nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Nxb KHXH, Hà
Nội. Công trình nghiên cu này là một trong những thành quả của Dự án nghiên
cu Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi. Các nhà nghiên cu tham
gia dự n đã tiến hành nghiên cu thực nghiệm có sử dụng nhiều phương php
đnh tính, đnh lượng khác nhau tại Yên Bái, Tiền Giang, Thừa Thiên Huế và Hà
Nam. Nghiên cu thực nghiệm chuyên ngành này đã mang lại bộ dữ liệu đnh
tnh và đnh lượng phong phú về các mặt cuộc sống của người dân nông thôn
trong thời kỳ đổi mới. Các giải pháp mà nhóm tác giả của công trình đề xuất là
cơ bản và phản nh được những yêu cầu cấp thiết đang đặt ra đối với xây dựng
gia đình nông thôn, đp ng yêu cầu qu trình đẩy mạnh CNH, HĐH.
Lê Ngọc Văn (2011), “Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam”, Nxb
KHXH, Hà Nội. Cuốn sách gồm ba phần đã khi qut hóa và hệ thống hóa

những vấn đề cơ bản của gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở đó, tc giả đưa ra năm nhóm giải pháp kiến ngh chủ yếu xây dựng
gia đình Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH.
Đỗ Th Thạch (2011), “Về xây dự ng gia đì nh văn hó a Việ t Nam dướ i á nh
sáng Đại hội XI của Đản g”, Tạp ch Cộng sản số 56 (8 - 2011). Trên cơ sở tiếp
cn cc văn kiện Đại hội Đảng trong thời kỳ đổi mới, tác giả đã phân tch những
điểm mới trong văn kiện Đại hội XI về vấn đề gia đình và xây dựng gia đình văn
hóa.


5


Nguyễn Linh Khiếu (2001), “Gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hóa
xã hội ở nông thôn”, Nxb KHXH, Hà Nội. Trên cơ sở khẳng đnh v trí, vai trò
to lớn của gia đình đối với sự phát triển cá nhân và xã hội cũng như vai trò của
phụ nữ nông thôn trong thời kỳ CNH, HĐH, tác giả công trình đã tp trung phân
tch đặc điểm cơ bản của gia đình Việt Nam, những yếu tố tc động đến gia đình
và vai trò người phụ nữ trong gia đình trong qu trình đô th hóa; dự báo xu
hướng biến đổi gia đình trong mối quan hệ với biến đổi văn hóa xã hội ở nông
thôn Việt Nam. Đề tài nghiên cu sẽ sâu sắc hơn nếu tác giả chỉ ra những thách
thc đang đặt ra đối với phụ nữ nông thôn, trên cơ sở đó làm rõ yêu cầu cấp thiết
đối với xây dựng gia đình mới và pht huy vai trò người phụ nữ nông thôn Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
Hoàng Bá Thnh (2002), “Vai trò phụ nữ nông thôn trong công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông thôn”, Nxb CTQG, Hà Nội. Tác giả khẳng đnh phụ nữ
nông thôn có vai trò hết sc quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông
thôn trong qu trình đô th hóa, công nghiệp hóa đất nước. Là một lực lượng chủ
yếu trong nông nghiệp và chiếm đông đảo trong nguồn nhân lực của đất nước,
nhưng phụ nữ nông thôn đang gặp rất nhiều khó khăn, thch thc so với nam

giới nông thôn và phụ nữ đô th. Từ thực trạng vai trò của phụ nữ nông thôn, xu
hướng vn động biến đổi của nó và những vấn đề đặt ra hiện nay, tác giả đề xuất
những giải pháp thiết thực về chính sách việc làm, tăng thu nhp; hỗ trợ các dch
vụ gia đình tạo cơ hội cho phụ nữ thực hiện tốt vai trò trong gia đình
Chu Th Thoa - Lun án tiến sĩ triết học (2002), “Bình đẳng giới trong gia
đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay”. Trên cơ sở phân tích những
điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong gia đình
nông thôn đồng bằng sông Hồng, tác giả đã chỉ ra thực trạng những thành tựu và
hạn chế của việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, qua đó làm sng rõ vai
trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình được thể hiện trên một số lĩnh vực,
đồng thời đề xuất phương hướng cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm từng
bước xóa bỏ bất bình đẳng giới trong gia đình nông thôn đồng bằng sông Hồng
hiện nay.


6


(2004),“Gia đình Việt Nam và vai trò của người
phụ nữ trong giai đoạn hiện nay”, Nxb CTQG, Hà Nội. Công trình khoa học đã
chỉ rõ các nhân tố khoa học cơ bản tc động đến gia đình, vai trò của người phụ
nữ trong gia đình và những xu hướng biến đổi vai trò của người phụ nữ trong
giai đoạn hiện nay. Từ đó cuốn sch đã đề xuất một số giải php cơ bản nhằm
phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta
trong thời kỳ đổi mới.
Lê Thị Quý (2010), “Quản lý nhà nước về gia đình, lý luận và thực tiễn”,
Nhà xuất bản Dân Tr . Tc giả đã tp hợp những bài viết c ủa một số nhà nghiên
cu và của chính tác giả viết về lĩnh vực quản lý nhà nước về gia đình in thành
sách. Đây là tà i liệ u bổ ích cung cấ p nhữ ng kiế n thứ c cơ bả n củ a lý luậ n nhà
nướ c về gia đình, là tài liệu thực đa ở một số đa phương để phục vụ cho nghiên

cứ u gia đì nh trong giai đoạ n hiệ n nay.
Đỗ Th Thạch (2010), “Tác động của toàn cầu hóa đối với việc thực hiện
bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay”. Đề tài khoa họ c cấ p cơ sở đã đi sâu phân
tích những tc động của toàn cầu hóa đối với bình đẳng giới trong gia đình trên
một số lĩnh vực cơ bả n c ủa đời sống xã hội. Từ đó, đưa ra những giải pháp chủ
yếu để phát huy sự tc động tích cực, hạn chế sự tc động tiêu cực nhằm thực
hiện bình đẳng giới ở Việ t Nam hiện nay.
Các nghiên cứu về giá trị truyền thống và hiện đại:
VI Kairan (1977), “Tính kế thừa trong sự phát triển văn hóa trong điều
kiện của chủ nghĩa xã hội”, Matxcơva. Công trình đã đề cp tới tầm quan trọng
của việc kế thừa các giá tr truyền thống trong trong việc phát triển các giá tr
văn hóa nói chung, trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội nói riêng. Đồng thời
đưa ra một số giải php để giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.
Trần Văn Giàu (1980), “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt
Nam”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Trong công trình này, tác giả chủ yếu đề
cp tới các giá tr tinh thần truyền thống của người Việt Nam chúng ta, trong đó
có văn hóa gia đình.
Dương Th Minh


7


Khuất Thu Hồng (chủ biên), (1996), “Gia đình truyền thống”, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội. Cuốn sách cung cấp cho chúng ta một cách nhìn nhn khoa
học về hôn nhân, gia đình truyền thống của người Việt thông qua phỏng vấn sâu
các cụ ông, các cụ bà ở thành th và nông thôn (Hà Nội, Hà Tây cũ), với mong
muốn gìn giữ và phát huy những nét đẹp của gia đình truyền thống, cũng như
thấy được những gì là không thích hợp của nó với một đời sống công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.

Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (đồng chủ biên) (1998), “Các giá trị truyền
thống và con người Việt Nam hiện nay”, Nxb KHXH. Công trình nghiên cu
quá trình hình thành, phát triển và biến đổi các giá tr truyền thống Việt Nam.
Trong đó, gi tr gia đình được cuốn sch bàn đến như là một giá tr của dân tộc
cần được phát huy.
Nguyễn Văn Huyên (1998),“ Giá trị truyền thống - Nhân lõi và sức sống
bên trong của sự phát triển đất nước, của dân tộc”, Tạp chí Triết học. Công trình
này đề cao tới sc mạnh của yếu tố truyền thống đối với sự tồn tại và phát triển
của một quốc gia, đặc biệt đối với Việt Nam chúng ta, việc giữ gìn yếu tố truyền
thống trong tiến trình hội nhp là vô cùng quan trọng.
Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn văn Huyên (đồng chủ biên), (2001), “Giá
trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa”, Nxb CTQG. Công
trình đã bàn về những thách thc cũng như cơ hội do toàn cầu hóa mang đến đối
với việc bảo tồn và phát huy các giá tr truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Phạm Xuân Nam (2001), “Gia đình Việt Nam - các giá trị truyền thống”,
Nxb KHXH, Hà Nội. Tác giả khẳng đnh: Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt
Nam đã được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá tr tốt đẹp góp
phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá tr truyền thống quý bu đã
được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp và phát huy trong suốt tiến trình lch sử
dựng nước và giữ nước. Những dự báo của tác giả về xu hướng vn động, biến
đổi của các giá tr truyền thống trước sự tc động của kinh tế th trường và quá
trình hội nhp quốc tế là những căn c có cơ sở khoa học, nhưng làm thế nào để


8


giữ gìn và phát huy những giá tr truyền thống trong xây dựng gia đình hiện đại
thì chưa được tác giả đề cp.
Đặng Phương Kiệt (chủ biên, 2007), “Gia đình Việt Nam những giá trị

truyền thống và các vấn đề tâm - bệnh lý xã hội”. Cuốn sách tp hợp nhiều bài
viết đnh gi xc thực về các truyền thống quý giá của gia đình Việt Nam, được
các nhà nghiên cu có uy tín tiếp cn dưới nhiều góc độ lch sử, văn hóa, gio
dục, tâm lý, mỹ học
Đoàn Văn Khi - Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
(2010), “Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay”. Đề tài cung cấp một cái nhìn tổng quan về toàn cầu hóa,
về sự biến đổi các giá tr truyền thống của dân tộc Việt Nam (trong đó có truyền
thống gia đình) trước tc động của toàn cầu hóa. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra
những giải php cơ bản để kế thừa và phát huy truyền thống tiêu biểu của dân
tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Ngoài ra trên các tạp chí, các báo trong những năm vừa qua cũng đã có
nhiều bài viết liên quan đến vấn đề gia đình văn hóa, về truyền thống và hiện đại
trong xây dựng gia đình văn hóa ngày nay như: “Gia đình Việt Nam hiện nay:
truyền thống hay hiện đại?” của TS. Nguyễn Th Thường, Tạp chí Lý lun chính
tr số 253/1999; “Tư tưởng Nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới
ở Việt Nam hiện nay” của Minh Anh, Tạp chí Triết học; “Văn hóa gia đình và
xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ hội nhập” của ThS. Trần Th Tuyết
Mai, Tạp chí Cộng sản 09/2008; “Gia đình là tế bào của xã hội” của Quỳnh
Nga, Tạp chí Tuyên giáo 05/2009; “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công
tác xây dựng gia đình văn hóa” của Phan Văn Phờ - Trưởng ban Tuyên giáo
Tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Tuyên giáo 05/2009; "Bình đẳng giới và sự tiến bộ của
phụ nữ Việt Nam hiện nay" của PGS,TS. Đỗ Th Thạch, Tạp chí Lý lun chính tr
2003
Các công trình nghiên cu trên đây đã lun giải và làm sáng tỏ ở mc độ
nhất đnh về những vấn đề cơ bản của gia đình Việt Nam trong quá trình chuyển
đổi dưới sự tc động của qu trình đổi mới đất nước và hội nhp quốc tế. Những


9



công trình nghiên cu này cũng là những tài liệu quý cả về cơ sở lý lun và cơ sở
thực tiễn để lun văn tham khảo trong quá trình triển khai mục tiêu và nhiệm vụ
của mình; phần nào gợi mở ra tính cấp thiết của việc kết hợp truyền thống và
hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa vùng ven đô. Từ thực tiễn nghiên cu
đề tài, tác giả lun văn nhn thấy việc kết hợp yếu tố truyền thống với hiện đại
trong xây dựng gia đình văn hóa vùng ven đô ngoại thành Hà Nội là một vấn đề
còn mới mẻ, chưa có một công trình nghiên cu cụ thể nào. Do đó, tc giả nhn
thấy việc làm rõ thực trạng và tìm ra giải php để kết hợp hiệu quả truyền thống
và hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa nơi đây là việc làm cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích:
Trên cơ sở lý lun và thực tiễn về sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại
trong xây dựng gia đình văn hóa; lun văn phân tch, làm rõ thực trạng và những
vấn đề đặt ra trong quá trình kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại trong xây
dựng gia đình văn hóa vùng ven đô ngoại thành Hà Nội hiện nay, từ đó đề xuất
một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng gia đình văn hóa Thủ đô ngày càng
tiến bộ.
* Nhiệm vụ:
+ Khái quát những vấn đề lý lun của việc kết hợp yếu tố truyền thống và
hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam.
+ Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong quá trình kết hợp yếu
tố truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa vùng ven đô ngoại
thành Hà Nội hiện nay.
+ Nêu những quan điểm cơ bản và đề xuất một số giải pháp chủ yếu kết
hợp truyền thống với hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa vùng ven đô
ngoại thành Hà Nội hiện nay.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng:

Lun văn nghiên cu những vấn đề lý lun và thực tiễn có liên quan đến
việc kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa
vùng ven đô ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.


10


* Phạm vi nghiên cứu:
- Lun văn tp trung nghiên cu việc kết hợp truyền thống và hiện đại
trong xây dựng gia đình văn hóa ở ven đô Hà Nội, bao gồm một số huyện: Ba
Vì, Đông Anh, Gia Lâm. Ngoài Ba Vì là huyện mới bắt đầu CNH, HĐH, hai
huyện còn lại là những đa phương chu tc động mạnh mẽ của quá trình CNH,
HĐH và đô th hóa. Những biến đổi về điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng
trực tiếp đến tổ chc đời sống gia đình nơi đây. Mô hình gia đình đang có xu
hướng chuyển từ truyền thống sang hiện đại với quy mô và tốc độ ngày càng
mạnh mẽ. Bên cạnh những mặt tích cực, có nhiều vấn đề của gia đình hiện đại
đang đặt ra cần phải giải quyết. Vì vy tác giả lun văn lựa chọn ba huyện làm
hướng nghiên cu, với mong muốn làm rõ thực trạng và đưa ra giải php để xây
dựng gia đình văn hóa ở ba đa bàn trên ngày càng bền vững.
- Thời gian nghiên cu: Kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng
gia đình văn hóa vùng ven đô ngoại thành Hà Nội thời kỳ đổi mới và hội nhp
quốc tế. Qu trình đổi mới và hội nhp quốc tế làm biến đổi sâu sắc điều kiện
kinh tế, văn hóa, xã hội; tc động trực tiếp tới sự biến đổi gia đình từ truyền
thống sang hiện đại.
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Lun văn được nghiên cu trên nền tảng sự tht lch sử khách quan,
khoa học và trên cơ sở lý lun của chủ nghĩa Mc-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng và chính sách của nhà nước Việt Nam về gia đình, về kết
hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa. Ngoài ra lun văn

còn sử dụng những tài liệu, những công trình có nghiên cu về chủ đề gia đình
của các tác giả khác.
- Trong quá trình nghiên cu, đề tài kết hợp giữa phương php lun của
chủ nghĩa duy vt biện chng và chủ nghĩa duy vt lch sử với một số phương
php cơ bản sau đây: kết hợp lôgíc với lch sử; phân tích và tổng hợp; thống kê
và so snh, điều tra xã hội học…


11


6. Đóng góp của luận văn
* Những đóng góp mới của luận văn:
- Lun văn góp phần làm rõ hơn qu trình nhn thc và thự c trạ ng kết hợp
truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa vùng ven đô ngoại thành
Hà Nội.
- Lun văn đề xuất những giải pháp chủ yếu để kết hợp truyền thống và hiện
đại một cách hiệu quả trong xây dựng gia đình văn hóa vùng ngoại đô theo hướng
tiến bộ.
* Ý nghĩa của luận văn:
- Lun văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề chính tr - xã hội có liên
quan đến gia đình trong qu trình pht triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng
thời cũng góp phần làm sáng tỏ về mặt lý lun sự kết hợp yếu tố truyền thống và
hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa vùng ven đô ngoại thành Hà Nội.
- Lun văn sẽ cung cấp nguồn tư liệu để các cấp ủy, chính quyền, các tổ chc
xã hội, cc gia đình ở vùng ngoại đô Hà Nội tham khảo, vn dụng vào xây dựng gia
đình văn hóa tại đa phương. Kết quả nghiên cu của lun văn cũng góp phần bổ
sung thêm vào hệ thống các tài liệu nhằm phục vụ việc nghiên cu và giảng dạy đối
với các môn như: Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Gia đình học, Xã hội học
và Giới

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết lun và danh mục tài liệu tham khảo, lun văn
gồm có 3 chương, 6 tiết:
Chƣơng 1: Quan niệm chung về gia đình, mối quan hệ giữa yếu tố truyền
thống và hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam.
Chƣơng 2: Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong quá trình kết hợp
truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa vùng ven đô Hà Nội
hiện nay.
Chƣơng 3: Một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu kết hợp yếu tố
truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa vùng ven đô Hà Nội
hiện nay.


12


Chƣơng 1
QUAN NIỆM CHUNG VỀ GIA ĐÌNH, MỐI QUAN HỆ
GIỮA YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG
GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. Quan niệm chung về gia đình
1.1.1. Khái niệm gia đình
Gia đình là ci gốc của con người, nơi con người được sinh ra, được bắt
đầu một cuộc đời, được bắt đầu sự nhn biết. Trong suốt cuộc đời cho đến khi
kết thúc, gia đình luôn luôn là điểm tựa, là cội nguồn của tình cảm, là cái nôi của
sự yên tĩnh trong yên bình, trong ấm êm của mỗi cá nhân. Sự bình yên là yếu tố
vô cùng cần thiết cho cuộc sống của con người và cho xã hội. Gia đình là nơi
đảm bảo những điều kiện an toàn cho trẻ thơ phát triển, người già có nơi nương
tựa, không b hiu quạnh cô đơn, người lao động được phục hồi sc khỏe, lấy lại

sự cân bằng tâm lý sau giờ lao động mệt mỏi Chính ở gia đình, con người đã
được biết đến một điều vô cùng thiêng liêng trong mối quan hệ giữa người với
người, đó là sự quên mình vì người khác.
Khi đề cp tới phạm trù gia đình, có rất nhiều cá nhân và nhiều ngành
khoa học đã nghiên cu dưới những góc độ khc nhau. Trong đó có một số đnh
nghĩa đng chú ý:
Các Mác cho rằng: " Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình,
con người còn tạo ra những người khác sinh sôi, nảy nở. Đó là quan hệ giữa
chồng và vợ, cha mẹ và con ci, đó là gia đình " [25, tr.41].
Như vy, bàn về gia đình, Cc Mc đã khẳng đnh tầm quan trọng đặc biệt
của nó trong duy trì nòi giống và nhấn mạnh mối quan hệ tình cảm ruột tht trong
gia đình, mối quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
Dưới góc độ ngôn ngữ, khi bàn về vấn đề gia đình theo phương php chiết
tự từ, nhà khoa học Hoàng Tiến đã chỉ ra:
Chiết tự chữ "Gia" theo nghĩa Hn gồm bộ Miên, mang ý nghĩa mi lợp
trùm nhà ngoài nối nhà trong, dưới có chữ "Thể", nghĩa là con lợn; chữ "Gia"


13


mang ngữ nghĩa nhà ở, chắc chắn phải xuất hiện từ thời loài người đã biết chăn
nuôi.
Chiết tự chữ "Đinh" bao gồm bộ "Nghiễm", tc mi nhà (đọc là yêm),
dưới là "Đình" với ý nghĩa chỗ phát chinh lệnh cho cả nước (theo như triều đình)
[38, tr.55].
Như vy, nghĩa xa xưa của gia đình hẳn là một đơn v kinh tế nhỏ, chung
sống dưới một mái nhà trong cộng đồng xã hội. Đnh nghĩa này đã khi quát
được một số đặc trưng của gia đình (chung sống cùng mi nhà, là đơn v kinh
tế), nhưng chưa khi qut được cơ sở hình thành gia đình cùng một số chc năng

quan trọng khác của gia đình.
Theo từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên đã đnh nghĩa: “Gia đình là một
đơn v xã hội, thành lp trên cơ sở dòng máu, bắt nguồn từ thời đại th tộc mẫu
hệ, trong thời đại phong kiến thường có cha mẹ, con cháu, có khi chắt nữa, trong
thời đại TBCN thường chỉ có vợ chồng và con ci” [45, tr.113].
Đnh nghĩa này khi qut được một số nét bản chất của gia đình về cơ sở
hình thành, duy trì, biến đổi của gia đình trong lch sử và khẳng đnh gia đình là
đơn v xã hội nhưng chưa nêu ra được vai trò của gia đình với xã hội qua các
chc năng của nó. Có thể nói, dưới góc độ ngôn ngữ, đnh nghĩa gia đình chưa
tht đầy đủ, cần phải có đnh nghĩa mới về gia đình nhằm đp ng yêu cầu thực
tiễn đòi hỏi.
Dưới góc độ xã hội học, George Murdock đnh nghĩa gia đình là "một
nhóm xã hội được xc đnh bởi một nơi trú ngụ chung, sự cộng tác và tái sản
xuất về kinh tế, bao gồm những người trưởng thành của cả hai giới, trong đó có
ít nhất là hai người duy trì mối quan hệ tính dục được xã hội công nhn, và một
hoặc nhiều đa trẻ, là con đẻ hay con nuôi, của những người trưởng thành có
quan hệ như vợ chồng với nhau" [17, tr.35-36].
Đnh nghĩa của Murdock làm nảy ra một số vấn đề. Trước hết, Murdock
đã bỏ qua mặt quyền lực. Trong thực tế, cc gia đình là cc nhóm nhỏ mà các
thành viên của chúng có sự khác biệt quan trọng về quy mô, sc khỏe và các
tiềm năng (kinh tế và các th khác). Chính sự không cân bằng này đã tạo ra chế


14


độ gia trưởng - sự kiểm sot gia đình bởi một người đàn ông thống tr (điển hình
là người cha) - một sự tht mang tính lch sử của đời sống gia đình trong phần
lớn các xã hội đã được biết đến.
Nhìn từ góc độ tâm lý học, Bacbara Schoen Johnson - chuyên gia tư vấn

tâm lý, Lippincott (Hoa Kỳ) - 1997, cho rằng: Gia đình là đơn v cơ bản của xã
hội gồm hai hoặc nhiều c nhân cùng hướng tới chia sẻ chung những niềm tin và
những giá tr. Yếu tố làm cầu nối của một gia đình là sự thỏa hiệp. Những thành
viên trong gia đình có thể quan hệ với nhau bằng kết hôn, bằng huyết thống,
nhn làm con nuôi, sự đồng thun hoặc nhu cầu thiết yếu về kinh tế [22, tr.515].
Theo bà, gia đình lý tưởng tương tc theo cc cch cho phép đạt tới những mục
tiêu chung, như duy trì sự sinh hoạt gia đình, xã hội hóa, duy trì tình bè bạn, nuôi
nấng con ci và chăm nom những thành viên khi ốm đau, hoạn nạn. Gia đình cố
gắng đp ng những nhu cầu cho các thành viên của mình, như cc nhu cầu sinh
lý, nhu cầu được an toàn, nhu cầu yêu thương, nhu cầu tự trọng và nhu cầu thể
hiện mọi tiềm năng bản thân.
Cũng dưới góc độ tâm lý học, tác giả Ngô Công Hoán cho rằng: "Gia đình
là một nhóm nhỏ xã hội có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm
sinh lý, có chung các giá tr vt chất, tinh thần ổn đnh trong các thời điểm lch
sử nhất đnh" [58, tr.36].
Đnh nghĩa trên chỉ ra gia đình là cộng đồng xã hội đặc biệt gắn bó giữa
các cá nhân bởi quan hệ hôn nhân và huyết thống, cộng đồng tương hỗ về đạo
đc và vt chất. Tuy nhiên trong đnh nghĩa này, chúng ta thấy vai trò và quan hệ
tc động của gia đình - xã hội chưa được khái quát.
Từ góc độ triết học, Gio sư Lê Thi quan niệm:
Khái niệm gia đình được dùng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ
sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, nảy sinh quan hệ hôn nhân đó và
cùng chung sống (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng, nội ngoại). Đồng thời gia đình
cũng có thể bao gồm một số người được gia đình nuôi dưỡng, tuy không có quan
hệ huyết thống. Cc thành viên gia đình gắn bó nhau về trách nhiệm và quyền lợi
(kinh tế, văn hóa, tình cảm), giữa họ hàng có những điều ràng buộc có tính pháp


15



lý, được Nhà nước thừa nhn và bảo vệ (được ghi rõ trong lut Hôn nhân và Gia
đình của Nhà nước ta). Đồng thời, gia đình có những quy đnh rõ ràng về quyền
được phép và cấm đon quan hệ tình dục giữa các thành viên [41, tr.42].
Có thể nói đây là một đnh nghĩa kh hoàn chỉnh, đã phản nh được
những thuộc tính vốn có của gia đình. Bởi quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ hình
thành giữa chủ thể với đối tượng được nuôi dưỡng, họ gắn bó với nhau về trách
nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi, được họ hàng ủng hộ và được pháp lut bảo vệ.
Hướng tới việc xây dựng gia đình bền vững, tổ chc UNESCO của Liên
hiệp quốc đã quyết đnh lấy năm 1994 là năm quốc tế về gia đình và khẳng đnh:
Gia đình là một yếu tố tự nhiên và cơ bản, một đơn v kinh tế của xã hội. Gia
đình được coi như một giá tr vô cùng quý báu của nhân loại, cần được gìn giữ
và phát huy. Trên tinh thần đó, UNESCO đã đưa ra đnh nghĩa về gia đình “Gia
đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng sống chung và có ngân sách
chung. Cc thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền
lợi về mọi mặt, được pháp lut thừa nhn” [3, tr.10].
Qua một số quan niệm về gia đình của các tác giả có thể thấy rằng gia
đình được nhn diện trên một số khía cạnh sau đây:
Một là, gia đình là một thiết chế xã hội được hình thành trước hết trên cơ
sở của quan hệ hôn nhân. Quan hệ hôn nhân là sự liên kết các cá nhân (nam - nữ)
theo quy đnh của pháp lut hay nhà thờ, nhằm để cùng sống với nhau và xây
dựng gia đình hạnh phúc. Quan hệ hôn nhân được biểu hiện là một loại quan hệ
xã hội gắn liền với thân nhân đó là quan hệ vợ chồng kết hợp với nhau để sinh
sản và cùng nuôi dạy con cái. Mỗi hình thái kinh tế xã hội có các kiểu hôn nhân
đặc trưng và trong xã hội có giai cấp, các giai cấp thống tr dùng lut để điều
chỉnh các quan hệ hôn nhân cho phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp mình.
Hai là, quan hệ huyết thống là quan hệ giữa cha mẹ và con cái, là sự tiếp
tục và là hệ quả tất yếu của quan hệ hôn nhân, nó chỉ phát triển tốt đẹp dựa trên
quan hệ tình yêu và hôn nhân chnh đng, hợp pháp.



16


Ba là, quan hệ nuôi dưỡng là loại quan hệ hình thành giữa chủ thể và đối
tượng được nuôi dưỡng, họ gắn bó với nhau vì trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ,
được họ hàng ủng hộ và được pháp lut thừa nhn, bảo vệ.
Như vy, không có một đnh nghĩa duy nhất về gia đình cho mọi nền văn
hóa, song với quan niệm như trên chúng ta có thể thống nhất về cơ bản: Gia đình
là một cộng đồng người được xây dựng trên cơ sở hai mối quan hệ cơ bản là hôn
nhân và huyết thống được xã hội thừa nhn.
Có thể còn nhiều vấn đề phải tìm hiểu và nghiên cu thêm, nhưng căn c
vào tình hình chung của hôn nhân gia đình nước ta, kế thừa những nghiên cu và
văn bản lut về gia đình, để phù hợp với những mục tiêu nghiên cu của lý lun
chủ nghĩa xã hội khoa học, theo tác giả lun văn: Gia đình là một cộng đồng
người đặc biệt được hình thành, phát triển và củng cố bởi hai mối quan hệ cơ
bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Các thành viên trong gia đình
có những giá trị vật chất và tinh thần; có quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm về
tài sản cũng như người thân mà mục tiêu cao nhất là phát triển kinh tế, nuôi
dưỡng các thành viên và xây dựng gia đình bền chặt.
Từ khi ra đời đến nay, dù ở thời đại nào, gia đình cũng luôn gắn liền với
các cá nhân và xã hội, có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của cá nhân và xã
hội. Trải qua những thăng trầm của lch sử, gia đình đã có những bước thay đổi
lớn. Trong lch sử nghiên cu về gia đình, chúng ta thường tiếp cn với hai khái
niệm được phân tch rõ ràng: gia đình truyền thống và gia đình hiện đại. Tuy
nhiên, trên thực tế sự phân tách này chỉ có ý nghĩa tương đối, dựa trên sự khác
nhau về cấu trúc, quy mô, hình thc tổ chc gia đình, cũng như quan niệm sống.
Để làm rõ sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình văn
hóa ở nước ta hiện nay, trước hết tác giả lun văn bắt đầu từ việc nghiên cu hai
phạm trù: “Gia đình Việt Nam truyền thống” và “Gia đình Việt Nam hiện đại”.

1.1.2. Gia đình Việt Nam truyền thống
Trong lch sử xã hội Việt Nam, gia đình truyền thống đã giữ một vai trò
quan trọng trong giáo dục và rèn luyện nhân cch con người, trao truyền và giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Cho đến nay, gia đình


17


truyền thống vẫn còn là một khái niệm rất dễ gây ra tranh lun giữa những người
sử dụng nó. Nó bao hàm nhiều nghĩa mà không phải lúc nào và ở đâu người ta
cũng có thể dễ dàng chia sẻ được hết những nội dung ngữ nghĩa của nó. Chính vì
thế mà vẫn còn có nhiều cách hiểu khác nhau về "gia đình truyền thống". Đôi khi,
người ta đồng nhất gia đình truyền thống chỉ với một trong số những nét nghĩa của
nó (mà thực ra không phải như vy). Chẳng hạn, người ta đồng nhất gia đình
truyền thống với gia đình nho gio hay gia đình phong kiến và coi chúng chỉ là
những biến thể của cùng một hình thi gia đình [57, tr.25-26].
Những người khác lại loại trừ khỏi gia đình truyền thống yếu tố "nho
giáo" và "phong kiến". Dường như họ muốn đem đến cho khái niệm này cái vẻ
thuần phác của hình thi gia đình Việt Nam cổ truyền từ rất xa xưa trong lch sử.
Lúc đó, gia đình truyền thống xuất hiện trong tr tưởng tượng của người ta như
một biểu hiện thơ mộng với tất cả sự tốt đẹp của cuộc sống gia đình: Một mái ấm
của tình yêu thương, sự thủy chung, hạnh phúc và trách nhiệm [57, tr.26].
Có người lại coi gia đình truyền thống chỉ là một kiểu loại gia đình bên
cạnh những loại gia đình khc. Đó là kiểu gia đình bình dân trong xã hội phong
kiến [57, tr.26]. Nghiên cu về vấn đề này, tác giả lun văn đã khi qut đặc
điểm của gia đình Việt Nam truyền thống trên một số khía cạnh sau:
Một là: Gia đình Việt Nam truyền thống là hình thái gia đình gắn liền với
xã hội nông thôn - nông nghiệp, là con đẻ của xã hội nông nghiệp, ít biến đổi
qua rất nhiều biến thiên của lịch sử

Gia đình truyền thống là sản phẩm của xã hội nông nghiệp. Nông nghiệp
ở Việt Nam mà tiêu biểu là đồng bằng Bắc Bộ, là sản xuất lúa nước, trồng lúa
nước trong điều kiện công cụ sản xuất hết sc thô sơ, lạc hu, phù hợp với những
đơn v sản xuất nhỏ, đó là gia đình. Ở Việt Nam không có sự tồn tại phổ biến của
những gia đình lớn, nhiều thế hệ như gia đình Trung Quốc. Sự mở rộng của gia
đình Trung Hoa nhiều khi ra khắp cả một thôn trang. Nhiều thôn trang ở Trung
Quốc trong lch sử đã từng mang tên một gia đình, một dòng họ: Dương gia
trang, Vương gia trang


18


Ở Việt Nam, sự tồn tại phổ biến của gia đình nhỏ bên cạnh lý do là sản
phẩm của nền nông nghiệp lúa nước còn do tình trạng phân tán về ruộng đất chi
phối. Trong các xã hội tiền công nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu,
nhưng nếu như ở phương Tây hay như cả ở Trung Quốc và Nht Bản, ruộng đất
phần lớn tp trung trong tay các lãnh chúa phong kiến và các chủ trang trại lớn
thì ở Việt Nam, bắt đầu từ thế kỷ XVIII và đặc biệt là bước sang thế kỷ XIX, với
sự giải thể của đại bộ phn công xã nông thôn, mặc dù ruộng đất vẫn nằm trong
tay đa chủ, nhưng lại được chia nhỏ ra cho cc gia đình nông dân canh tác, sau
đó cc gia đình này nộp tô cho đa chủ.
Sự chia nhỏ ruộng đất góp phần kéo theo sự chia nhỏ gia đình. Đại bộ phn
sản xuất nông nghiệp của nông dân Việt Nam truyền thống là sản xuất nhỏ, manh
mún, trong đó, hình ảnh của gia đình hạt nhân trung nông với khoảng trên dưới 2
mẫu đất canh tác là một tế bào kinh tế độc lp điển hình. Là một đơn v sản xuất
nông nghiệp tự cung tự cấp khép kín, những con người nhỏ bé gắn bó với nhau
trong cái tổ chc gia đình nhỏ bé đó bằng những mối liên hệ vt chất quyết đnh
sự sống còn của họ là làm ra ci ăn, ci mặc hàng ngày; bằng những mối liên hệ
tình cảm là sự gắn bó giới tính nam - nữ, tình thương yêu đối với con cái, sự kính

trọng đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Mỗi gia đình tự cung tự cấp hầu như toàn bộ
những sản phẩm tiêu dùng cho mình: vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi, vừa làm thủ
công nghiệp và buôn bn. Đó là hộ nông - công - thương kết hợp.
Cách sống thiên về tình cảm được coi là một nét đẹp của con người Việt
Nam, của gia đình Việt Nam được sản sinh trong xã hội nông thôn - nông
nghiệp. Cuộc sống cần lao trong điều kiện thiên nhiên và sản xuất khắc nghiệt rất
cần đến sự trợ giúp lẫn nhau trong công việc đã hình thành ở con người Việt
Nam nét tính cách tiêu biểu là giàu lòng nhân ái, khoan dung, sống tình nghĩa,
thuỷ chung, đời sống nội tâm vô cùng phong phú. Kho tàng ca dao dân ca, văn
hoá nghệ thut từ xưa đến nay đã có rất nhiều câu ca phản ánh truyền thống
trọng tình của người Việt: “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa
đau cả tàu bỏ cỏ”, “Lng giềng tối lửa tắt đèn có nhau”, “L lành đùm l rch”
Tinh thần nhân ái khoan dung, lối sống giàu tình cảm được thể hiện rõ nét trong


19


nếp sống và cách ng xử của phần lớn cc gia đình Việt Nam. Giữa các thế hệ,
cc thành viên gia đình thường có sự chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau khi
thành công cũng như khi thất bại.
Tuy nhiên, với đặc thù là con đẻ của xã hội nông nghiệp ít biến đổi qua
những biến thiên lch sử, gia đình Việt Nam truyền thống cũng là nơi dung
dưỡng của rất nhiều yếu tố tiêu cực lạc hu. Tồn tại trong nền kinh tế tiểu nông
lạc hu, gia đình truyền thống Việt Nam đã “đẻ” ra những nét tính cách có thể
coi là tiêu cực và phản giá tr. Cho đến nay, trong tính cách của không t người
Việt Nam vẫn mang nặng tính cục bộ, đa phương, tnh ghen ghét, đố kỵ với
những người vượt trội hơn mình hoặc tiến bộ hơn mình; phương thc sản xuất
thủ công, giản đơn, thô sơ, lạc hu đã hình thành tc phong tùy tiện, thiếu ý thc
tổ chc kỷ lut, thiếu tư duy phân tch, thực nghiệm, lý lun, duy trì lối làm ăn

nhỏ lẻ, manh mún, không biết lo xa và hạch toán kinh tế, không tôn trọng con
người cá nhân; cách sống thiên về tình cảm là một nét đẹp của con người Việt
Nam được gia đình Việt Nam nuôi dưỡng, nhưng lối sống này cũng dễ dẫn tới
lối sống duy tình, trọng tình hơn lý, thi độ nể nang; tình làng nghĩa xóm sâu
nặng nhiều khi đã che mờ quan hệ pháp lý - vốn được coi trọng trong các xã hội
phát triển. Với cách ng xử như vy, các quan hệ pháp lý trở nên trì trệ và tư duy
pháp lý của người Việt trở nên yếu kém. Đây là một nhược điểm cần được khắc
phục khi tham gia vào quá trình hội nhp và giao lưu quốc tế.
Hai là: Gia đình Việt Nam truyền thống tạo ra những giá trị của mình
trên nền tảng văn minh lúa nước, đồng thời chịu ảnh hưởng của các hệ tư tưởng
và tôn giáo thông qua quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa
Những hệ tư tưởng và tôn giáo chủ yếu có nguồn gốc ngoại lai, được du
nhp vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau. Mặc dù vy, khi được du
nhp vào nước ta, nó nhanh chóng được đón nhn, không ngừng được Việt hóa
và nhanh chóng trở thành những thành tố của nền văn hóa Việt Nam. Với tư
cch đó, những hệ tư tưởng và tôn gio này đã trở thành những nhân tố quy đnh
những giá tr tốt đẹp của gia đình Việt Nam truyền thống.


20


Trong hệ thống cc tư tưởng và tôn giáo du nhp vào Việt Nam, Tam giáo
(Nho giáo, Pht gio, Đạo giáo) giữ vai trò quan trọng. Suốt một thời gian dài
(ước tính từ thế kỷ II sau công nguyên cho đến đầu thế kỷ này), ở nước ta có sự
tồn tại song song của Tam giáo, được du nhp từ Trung Quốc vào. Tam giáo có
thay thế nhau giữ vai trò hàng đầu nhưng thực tế là kết hợp với nhau, thẩm thấu
vào nhau, chia phạm vi với nhau, chi phối đời sống tinh thần của nhân dân ta.
Bên cạnh Tam giáo là sự tồn tại của cch suy nghĩ dân gian để dấu vết lại trong
các truyện kể và kết tinh trong tục ngữ. Sự kết hợp phc tạp giữa Nho, Pht,

Đạo, giữa Tam giáo với cch suy nghĩ dân gian, giữa những th đó với Âm
dương, Ngũ hành trong quan niệm về thế giới, quan niệm về con người, về
cuộc sống, về sự vn động và đổi thay lch sử (trong đó có quan niệm về gia
đình) đã tạo nên những nét độc đo trong tư duy của người Việt.
Nói đến hệ thống tư tưởng và tôn giáo ảnh hưởng đến Việt Nam, chúng ta
không thể phủ nhn sự tc động và tầm ảnh hưởng rất lớn của Nho gio đến sự
hình thành và phát triển của gia đình Việt Nam truyền thống. Với tư cch là một
hệ tư tưởng, một học thuyết chính tr - xã hội, Nho gio được du nhp vào nước
ta với tư cch là một công cụ quản lý cho các triều đình phong kiến phương Bắc.
Tuy nhiên, hệ tư tưởng này lại tỏ ra có hiệu quả và thích ng nhanh với xã hội
phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ. Với quan niệm “xã hội chỉ là một gia đình mở
rộng”, Nho gio đặc biệt coi trọng đạo đc gia đình và việc mở rộng đạo đc gia
đình. Chính từ việc coi trọng đạo đc gia đình, Nho gio đã xc lp một hệ
chuẩn mực, đồng thời đó cũng là hệ giá tr nhằm điều chỉnh các quan hệ gia
đình, như: quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ
giữa anh em trong gia đình. Những chuẩn mực đó góp phần bồi đắp và làm sâu
sắc thêm những giá tr tốt đẹp của gia đình Việt Nam truyền thống.
Các nghiên cu xã hội học gần đây về gia đình Việt Nam truyền thống đã
nhn đnh rằng những nguyên lý Nho giáo khi thâm nhp vào xã hội Việt Nam đã
được biến thi để thích ng với nền văn hóa bản đa. Tuy nhiên, Nho giáo có ảnh
hưởng không đều đối với các tầng lớp xã hội khác nhau, giữa cc tn điều của Nho
giáo và mc độ thấm nhuần của Nho giáo trong thực tế có một khoảng cách. Gia

×