Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt nam và sự kế thừanó trong xây dựng gia đình văn hoá mới hiện nay (qua khảo sát ởHưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.71 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình ở nước ta hiện nay đang có những biến đổi mạnh mẽ
và phức tạp do tác động của kinh tế hàng hoá và cơ chế thị
trường. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế thị trường cùng với
những mặt trái của nó đang tác động tiêu cực tới sự phát triển văn
hoá và con người Việt Nam. Nếu không đặt vấn đề giáo dục
truyền thống, giáo dục lối sống một cách đúng mực, đúng với tầm
quan trọng của nó đối với tồn tại xã hội thì sự suy thoái đạo đức
của con người sẽ tiếp tục gia tăng. Như thế việc phát huy giá trị
đạo đức truyền thống của gia đình là việc làm không thể thiếu
trong việc xây dựng một chiến lược gia đình hiện nay.
Hưng Yên hiện nay đang trong quá trình đô thị hoá cả chiều
rộng lẫn chiều sâu với tốc độ ngày càng gia tăng. Sự chuyển đổi
từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp đô
thị đã tác động đến toàn bộ đời sống các thành viên trong gia
đình. Do đó, việc kế thừa những giá trị đạo đức của gia đình
truyền thống để xây dựng gia đình văn hoá mới hiện nay ở Hưng
Yên là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu ấy, tôi chọn đề tài:
“Giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt nam và sự kế thừa
nó trong xây dựng gia đình văn hoá mới hiện nay (qua khảo sát ở
Hưng Yên)”.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, vấn đề gia đình và giáo dục gia
đình ở nước ta ngày càng được quan tâm, chú ý từ nhiều ngành.
1


Đặc biệt, từ năm 1994 khi Liên hợp quốc chọn là năm quốc tế gia
đình thì việc nghiên cứu này mới thực sự bùng nổ, cho đến nay
hàng loạt các cuộc hội thảo, các báo cáo khoa học, các công trình


nghiên cứu về gia đình được công bố, trong đó đề cập rất nhiều
về vấn đề gia đình truyền thống.
Tất cả các công trình trên đã phác họa nên chân dung một mô
hình gia đình truyền thống Việt Nam khá thống nhất và chỉ ra
một số giá trị đạo đức cơ bản trong gia đình.
Tuy nhiên trong các công trình ấy chưa có công trình nào đề
cập đến việc kế thừa các giá trị ấy trong xây dựng gia đình văn
hoá Việt Nam nói chung và Hưng Yên nói riêng như là một tất
yếu khách quan và cần thiết trong nền kinh tế thị trường.
Luận văn này nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở hệ giá trị đạo đức của gia đình truyền thống Việt
Nam, luận văn khẳng định sự cần thiết phải kế thừa những giá trị
đạo đức tốt đẹp đó. Đồng thời chỉ ra giải pháp kế thừa những giá
trị ấy trong xây dựng gia đình Hưng Yên đáp ứng được yêu cầu
thời kỳ phát triển mới của đất nước.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn phải giải quyết được những nhiệm vụ cơ bản sau
đây:
Thứ nhất, làm rõ các giá trị đạo đức truyền thống của gia đình
Việt Nam.
2


Thứ hai, yêu cầu khách quan của việc kế thừa những giá trị
đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam trong xây dựng gia
đình văn hoá (qua khảo sát ở Hưng Yên hiện nay).
Thứ ba, luận văn chỉ ra một số giải pháp kế thừa những giá trị
đó để xây dựng gia đình văn hoá ở Hưng Yên.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu các giá trị đạo đức truyền thống cuả gia
đình Việt Nam và việc kế thừa các giá trị đạo đức ấy vào việc xây
dựng gia đình văn hoá ở Hưng Yên hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu :
Luận văn này chỉ đề cập đến những giá trị đạo đức truyền
thống tích cực của gia đình và sự kế thừa những giá trị ấy trong
việc xây dựng gia đình văn hoá ở Hưng Yên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và logic kết hợp với
phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, đồng thời sử dụng một
số kết quả điều tra xã hội học hoặc các số liệu thống kê của các
cơ quan nghiên cứu đã công bố.

3


6. Đóng góp của luận văn
- Nêu nên hệ các giá trị đạo đức truyền thống của gia đình
Việt Nam và khẳng định vai trò của đạo đức truyền thống trong
xây dựng gia đình văn hóa ở Hưng Yên.
- Nêu ra những thách thức, yêu cầu trong giáo dục gia đình
Hưng Yên hiện nay và đề xuất một số giải pháp để kế thừa, phát
huy những giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị
trường.
- Luận văn bảo vệ thành công sẽ là tài liệu tham khảo cho
những ai quan tâm và giảng dậy môn giáo dục gia đình ở Hưng

Yên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.

4


Chương 1
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM
1.1. Cơ sở hình thành giá trị đạo đức truyền thống của gia
đình Việt Nam
1.1.1. Những khái niệm cơ sở
1.1.1.1. Gia đình và gia đình truyền thống
Khi nói về gia đình, C.Mác viết: Hàng ngày khi tái tạo ra đời
sống bản thân mình, con người bắt đầu tái tạo ra những người
khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và
con cái, đó là gia đình.
Theo GS Đỗ Thái Đồng: Gia đình truyền thống chắc hẳn là
hình thái gia đình ở nông thôn, là gia đình ở những xã hội nông
nghiệp Á Đông đã tồn tại lâu đời và gần như bất biến trên nhiều
khía cạnh. Như vậy, đó cũng là kiểu gia đình nông nghiệp, là một
định chế gắn liền với nền nông nghiệp cổ truyền, sự nhất trí về
khái niệm gia đình truyền thống có lẽ chỉ giới hạn đến đó.
1.1.1.2. Đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt
Nam
- Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một
hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên
tắc, chuẩn mực xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành
vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và

sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con
người, giữa cá nhân với xã hội.
5


- Đạo đức truyền thống của gia đình là hệ thống những quan
niệm, chuẩn mực đạo đức về hôn nhân và gia đình được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
1.1.2. Những cơ sở hình thành nên giá trị đạo đức truyền
thống của gia đình Việt Nam
1.1.2.1. Những điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tác động
đến sự hình thành truyền thống đạo đức của gia đình Việt Nam
- Địa bàn cư trú của tổ tiên người Việt là một vùng đất bồi
lấp của phù sa, nằm giữa núi và biển cả. Khí hậu nhiệt đới gió
mùa: Nóng, ấm, mưa nhiều. Tuy nhiên, thiên nhiên Việt Nam
lại vô cùng khắc nghiệt với nhiều thiên tai như lũ lụt, bão tố,
hạn hán, sâu bệnh phá hoại mùa màng. Chính điều này đã rèn
luyện cho con người Việt Nam những phẩm chất đặc biệt để có
thể tồn tại và phát triển.
- Việt Nam là do vị trí địa lý chiến lược luôn là miếng mồi
hấp dẫn đối với những kẻ xâm lược
- Nền sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến việc hình thành
các giá trị đạo đức truyền thống.
- Sự tác động của môi trường văn hóa của khu vực và thế giới
đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ.
Có thể nói môi trường thiên nhiên, tập quán sản xuất cùng với
ảnh hưởng của văn hóa khu vực đó tạo lên đạo đức truyền thống
quý báu của gia đình Việt Nam. Các giá trị đạo đức truyền thống
ấy đó tạo nên con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, bản sắc
Việt Nam.

6


1.1.2.2. Đặc điểm của gia đình truyền thống
Thể hiện ở 6 đặc điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất, gia đình truyền thống là một đơn vị sản xuất nông
nghiệp tự cung tự cấp.
- Thứ 2, phong tục thờ cúng tổ tiên.
- Thứ 3, chi phối trực tiếp đến đạo đức truyền thống của gia đình
là văn hoá gia đình thông qua gia giáo, gia pháp, gia phong, gia lễ.
- Thứ 4, gia đình truyền thống Việt Nam rất coi trọng tình
nghĩa.
- Thứ năm, gia đình Việt Nam tôn trọng phụ nữ (người vợ,
người mẹ).
- Thứ sáu, gia đình Việt Nam truyền thống đề cao tính cộng
đồng.
1.1.2.3. Sự phát triển gia đình Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Giáo dục của gia đình Việt Nam truyền thống. Gia đình giữ
vai trò trong việc hình thành nhân cách con người ở trong tất cả
mọi mặt tri thức, đạo đức và nghề nghiệp. Giáo dục gia đình
không ngoài việc hình thành nhân cách và phát triển người công
dân hiền lành, cần cù chất phát sống trong phương thức sản xuất
xã hội tự cung, tự cấp.
Giáo dục gia đình và nhân cách con người Việt Nam trong
thời kỳ Pháp thuộc. Trong gia đình nông dân Việt Nam thì giáo
dục gia đình vẫn được quan tâm đến mặt đạo đức, nhân cách con
người theo các giá trị truyền thống, nêu cao tinh thần đoàn kết,
tương trợ, trách nhiệm đối với lợi ích của gia đình, gia tộc, cộng
7



đồng “lá lành đùm lá rách”, tôn trọng nhân nghĩa, độc lập, tự do
mà cốt lõi là tinh thần yêu nước, căm thù lũ bán nước và cướp
nước.
Giáo dục gia đình và nhân cách con người Việt Nam trong 30
năm chiến tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Giáo dục gia đình kết hợp thống nhất với giáo dục xã hội đã hun
đúc, rèn luyện nên nhân cách người chiến sỹ cách mạng, anh bộ
đội cụ Hồ.
1.2. Hệ giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam

1.2.1. Giá trị đạo đức trong quan hệ vợ chồng
- Tình nghĩa vợ chồng thể hiện trong nghĩa vợ chồng. Trước
hết xuất phát từ tinh thần trách nhiệm đối với cha mẹ và con cái
với gia đình và tộc họ, làng nước. Nghĩa vợ chồng còn được hình
thành từ lòng nhân ái tự nhiên của con người, từ sự chung lưng
đấu cật trong cuộc sống.
- Sự chung thủy vợ chồng là một giá trị đạo đức rất được gia
đình truyền thống coi trọng. Lí tưởng của hôn nhân một vợ một
chồng là sống với nhau đến đầu bạc răng long.
- Sự hòa thuận trong quan hệ vợ chồng.
1.2.2. Giá trị đạo đức trong quan hệ cha mẹ và con cái
- Tình nghĩa sâu nặng của cha mẹ đối với con cái thể hiện ở:
+ Lòng yêu thương.
+ Đức hy sinh.
+ Tinh thần trách nhiêm.
8



- Sự biết ơn của con cái đối với cha mẹ thể hiện ở “Đạo hiếu”
1.2.3. Giá trị đạo đức truyền thống trong quan hệ giữa anh
chị em ruột
Đức “đễ” được đề cao trong quan hệ anh em. Đức “đễ” đòi hỏi
anh chị em phải có ý thức tôn trọng và bảo vệ quan hệ tôn ti trật tự
trong gia đình thể hiện ra trong cách ứng xử xưng hô. Đồng thời, ở
vị trí làm anh, làm chị thì phải tỏ ra rộng rãi, nhường nhịn, bao dung
theo đạo lí truyền thống “huynh lương, đệ đế” là “làm chị ở cho
lành, làm anh ở cho rộng”. Còn làm em thì phi tỏ lòng quý mến, tôn
trọng anh chị, nghe theo anh chị những việc phải, điều phải để giữ
đạo lí truyền thống gia đình.
Chính từ sự gắn bó, trách nhiệm và tình thương yêu đã gắn
kết ang chị em thành một khối. Sau cha mẹ, anh chị em ruột là
hình ảnh thân thương trong tâm trí người Việt.
1.2.4. Giá trị đạo đức truyền thống của gia đình trong quan
hệ với dòng họ
Họ là sự tiếp nối tự nhiên của gia đình theo quan hệ huyết
thống. Dòng họ là nơi các gia đình tìm thấy một chỗ dựa tinh
thần. Sức mạnh gia tộc thể hiện ở sự đùm bọc, trách nhiệm, nghĩa
vụ đối với họ hàng. Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm
bọc, yêu thương nhau. Người trong dòng họ có trách nhiệm cưu
mang về mặt vật chất, hỗ trợ nhau về trí tuệ, tinh thần và dìu dắt
nhau, làm chỗ dựa cho nhau về chính trị, tinh thần đoàn kết,
tương thân, tương ái giúp đỡ, khuyến khích dìu dắtnhau để làm ăn
sinh sống, tồn tại.
9


1.2.5. Giá trị đạo đức truyền thống của gia đình trong quan
hệ làng xã

Thể hiện ở sự đoàn kết xóm thôn, láng giềng và sự quan tâm
đùm bọc lẫn nhau “lá lành đùm lá rách”, “bán anh em xa mua
láng giềng gần”, vẫn là những giá trị đạo đức cần được trân trọng
phát huy, tô thêm vào bản sắc văn hoá làng Việt Nam.

10


Chương 2
NHỮNG YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC KẾ THỪA
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CỦA GIA ĐÌNH
VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ
Ở HƯNG YÊN HIỆN NAY
2.1. Yêu cầu khách quan của việc kế thừa giá trị đạo đức
truyền thống
2.1.1. Cơ sở khách quan phủ nhận những giá trị đạo đức truyền thống

- Sự tiếp xúc với văn hoá phương tây qua sự xâm lược của
thực dân Pháp đã làm cho một bộ phận dân cư ở các khu đô thị,
khu công nghiệp tiếp thu lối sống Âu hóa đã tạo nên sự thay đổi
trong quan hẹ gia đình. Đó là quyền tự do hôn nhân và quyền
bình đẳng giữa vợ và chồng.
- Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, xã hội mới về
nguyên tắc, phủ định ý thức hệ phong kiến, thực dân và tư sản,
lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng của xã hội xây
dựng một nền kinh tế mới, văn hoá mới theo con đường chủ
nghĩa xã hội.
- Thời kỳ cải cách ruộng đất và xây dựng Hợp tác xã. Đây là
thời điểm làm đảo lộn các quan hệ xã hội và đời sống gia đình
Việt Nam.


11


2.1.2. Những biến đổi trong nội dung giáo dục đạo đức
trong gia đình Việt Nam
2.1.2.1. Sự phủ nhận giản đơn thiếu chon lọc những hạt nhân
hợp lí trong nội dung giáo dục đạo đức truyền thống của gia đình
Sự phủ nhận những mối quan hệ gia đình, những nội dung và
phương pháp rèn luyện nhân cách, đào tạo con người của gia đình
cũ có những lí do khách quan của nó, song một phần là do sự
nhận thức lệch lạc về gia đình cũ, sự giáo điều, nôn nóng, chỉ
muốn xây dựng một mô hình con người mới hoàn toàn khác với
con người của xã hội cũ, thoát khỏi ảnh hưởng của gia đình cũ.
Sự phủ nhận giản đơn, một chiều, thiếu công bằng đối với
những mối quan hệ gia đình cũ, nền giáo dục gia đình cũ trong
thời kỳ chuyển tiếp đã gây ra sự xáo trộn, sự đứt đoạn trong giáo
dục gia đình khiến các bậc cha mẹ không khỏi lúng túng trong
việc xác định nội dung, phương pháp giáo dục con và là một
trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng, phó thác việc giáo
dục con cái cho xã hội mà chúng ta sẽ đề cập đến dưới đây.
2.1.2.2. Xu hướng quá đề cao vai trò của giáo dục xã hội thay
vì giáo dục gia đình
Đó là sự ra đời của hàng loạt các cơ quan và tổ chức tham gia
quá trình giáo dục. Trong xã hội Việt Nam truyền thống trước
đây, gia đình là tác nhân chính, quan trọng trong việc hình thành
nhân cách con người thì nay nhiệm vụ đó được chuyển giao cho
các đoàn thể xã hội.

12



2.1.2.3. Sự không ổn định và sự dao động của các chuẩn mực
trong giáo dục gia đình
Tình trạng không chuẩn mực trong các mối quan hệ gia đình,
trong nội dung và phương pháp giáo dục của gia đình, ở một mức
độ đáng kể, phản ánh tình trạng không chuẩn mực của các mối
quan hệ xã hội, của đạo đức và lối sống xã hội. Nó làm cho
không khí gia đình rơi vào tình trạng hẫng hụt, mất phương
hướng dẫn đến những phản ứng, những quan điểm khác nhau của
các gia đình xung quanh vấn đề giáo dục con.
2.1.3. Những yêu cầu
2.1.3.1. Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của gia đình
phải gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải
biết kế thừa những giá trị tích cực của văn hoá, đạo đức truyền
thống. Mặt khác chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải
tính đến những đặc điểm văn hoá, đạo đức truyền thống trong đó
có đạo đức gia đình.
2.1.3.2. Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của gia đình
là làm cho sự phát triển gia đình không đứt đoạn với truyền
thống
Hiện nay trong công cuộc đổi mới, trước những biến động sâu
sắc của kinh tế xã hội và ảnh hưởng của giao lưu quốc tế. Những
giá trị đạo đức truyền thống đang đứng nhau là quay lưng lại với
truyền thống và trước hai xu thế trái ngược Thứ nhất, ở thành thị
13



với nền kinh tế thị xu hướng phục cổ. Hai xu hướng trên đan xen
vào nhau và biểu thị những lệch lạc, cực đoan trong mối quan hệ
giữa truyền thống và hiện đại. Xu hướng đầu chứng tỏ sự năng
động muốn vươn nhanh đến cái mới, cái hiện đại nhưng bị mặt
trái của cơ chế thị trường chi phối và đánh mất bản sắc dân tộc và
phải trả giá cho nó. Xu hướng thứ hai thể hiện nhu cầu khôi phục,
giữ gìn phát huy các di sản truyền thống mà một thời chúng ta đã
coi nhẹ và rơi vào tình trạng phục cổ, bảo thủ.Với những hậu quả
mà hai xu hướng nay gây ra thì trong thời gian gần đây hai xu
hướng này đang được khắc phục dần.
2.2. Gia đình văn hoá và việc kế thừa những giá trị đạo
đức truyền thống trong việc xây dựng gia đình văn hoá ở
Hưng Yên hiện nay
2.2.1. Gia đình văn hoá và phong trào xây dựng gia đình
văn hoá
2.2.1.1. Gia đình văn hoá
Gia đình văn hoá là một danh hiệu, một kiểu mẫu để phong
tặng cho gia đình khi gia đình đạt được hoặc thực hiện tốt các tiêu
chuẩn, do mô hình ấy đặt ra, danh hiệu này chỉ phẩm chất của gia
đình, nói lên nếp sống có văn hoá trong gia đình.
2.2.1.2. Phong trào xây dựng văn hoá
Phong trào xây dựng gia đình văn hoá được định mốc từ năm
1960. Do nhu cầu của cuộc sống phong trào nhen nhóm lên từ 7
gia đình ở thôn Ngọc Tình, xã Ngọc Long, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh
Hưng Yên rồi sau đó lan ra toàn xã, toàn huyện và tỉnh trở thành
14


phong trào với ba nội dung. Từ đó đến nay phong trào xây dựng
gia đình văn hoá trở thành cơ sở để các địa phương vận dụng một

cách sáng tạo vào địa phương mình và bổ sung thêm một số tiêu
chuẩn bằng các nội dung cụ thể để các gia đình dễ hiểu, dễ thực
hiện.
2.2.2. Kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống trong
việc xây dựng gia đình văn hoá ở Hưng Yên hiện nay
Thực hiện nghị quyết của Đảng về các vấn đề gia đình, Hưng
Yên đã triển khai công tác xây dựng gia đình văn hoá và khẳng
định trách nhiệm của gia đình trong việc kế thừa phát huy các giá
trị đạo đức truyền thống của gia đình. Đây là một vấn đề trọng
điểm của việc xây dựng gia đình văn hoá vừa hiện đại vừa đậm
đà bản sắc dân tộc.

15


Chương 3
GIA ĐÌNH HƯNG YÊN VÀ GIẢI PHÁP KẾ THỪA
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG
GIA ĐÌNH VĂN HOÁ Ở HƯNG YÊN

3.1. Gia đình Hưng Yên trong nền kinh tế thị trường
3.1.1. Tình hình kinh tế- xã hội Hưng Yên hiện nay
Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế - xã hội của Hưng
Yên có nhiều biến động mạnh mẽ.
Về kinh tế: Đạt tốc độ phát triển nhanh, khá toàn diện và
vững chắc cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ
trọng công nghiệp và dịch vụ.
Về chính trị: Nhiều năm qua tình hình chính trị ở tỉnh Hưng
Yên tương đối ổn định không có biến động.
Về văn hoá - giáo dục y tế: đời sống người dân được nâng cao

về mọi mặt. Giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ
Về quốc phòng, an ninh: An ninh chính trị và trật tự an toàn
xã hội được giữ vững.
3.1.2. Thực trạng gia đình Hưng Yên hiện nay
3.1.2.1. Tình hình hôn nhân
Được pháp luật bảo vệ và xã hội ủng hộ, nam nữ ngày nay
càng có cơ hội và quyền lựa chọn hơn trước trong việc tìm bạn
đời, kết hôn và sinh con. Hưng Yên hôn nhân với sự thoả thuận về
mặt pháp lý có sự chấp thuận của cha mẹ, họ hàng với các nghi lễ
16


mang tính truyền thống vẫn rất cao. Chứng tỏ các giá trị đạo đức
truyền thống vẫn bám chắc trong các gia đình Việt Nam.
Mặt trái của hôn nhân là ly hôn đang ngay càng có xu hướng
gia tăng.
3.1.2.2. Về cấu trúc gia đình
Ở Hưng Yên hiện nay chủ yếu có hai hình thức tổ chức gia
đình: Gia đình hạt nhân gồm 2 thế hệ (bố mẹ và con cái sống
chung) và gia đình mở rộng nhiều thế hệ sống chung (nhưng chủ
yếu là ba thế hệ). Ngoài ra còn có một số ít những gia đình không
đầy đủ như chỉ có mẹ hoặc bố ở cùng với các con.
3.1.2.3. Về chức năng gia đình
Có sự phục hồi đặc biệt của chức năng kinh tế vốn bị lu mờ
trong thời kỳ bao cấp. Chức năng tái sản xuất ra con người trong
điều kiện hiện nay của Hưng Yên gắn với yêu cầu giảm tỉ lệ sinh
đẻ.
3.1.2.4. Về các quan hệ trong gia đình
Có sợ thay đổi trong tiêu chuẩn chọn bạn đời.
Trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái đã trưởng thành.

Trong quan hệ vợ chồng nền tảng của gia đình hạnh phúc là
vợ chồng hoà thuận, biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương nhau.
Bên cạnh những tổ ấm hạnh phúc còn có rất nhiều người phụ
nữ phải chịu số phận hẩm hưu, nhất là ở vùng nông thôn khi tư
tưởng gia trưởng vẫn còn tồn tại.

17


3.2. Giải pháp kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống
trong xây dựng gia đình văn hoá ở Hưng Yên hiện nay
3.2.1. Những khó khăn cơ bản với vấn đề giáo dục gia đình
Hưng Yên hiện nay
- Sự tác động của quy luật cạnh tranh kinh tế.
- Môi trường xã hội bao quanh gia đình và nhà trường bị ô
nhiễm.
- Mâu thuẫn thường xuyên giữa sự tăng tốc về mọi mặt mang
tính xã hội và khả năng thích ứng có hạn của từng gia đình, từng
cá nhân.
- Trình độ học vấn của bậc cha mẹ không đáp ứng được cho
con cái theo yêu cầu của việc giáo dục con người của xã hội.
- Tốc độ phát triển tâm sinh lí của trẻ rất nhanh, trong khi đó
quan niệm, nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc cha mẹ
chưa thay đổi đã gây nên xung đột, dẫn đến hậu quả đáng tiếc trong
gia đình.
- Sự mất ổn định trong đời sống gia đình cũng tác động tiêu
cực rất mạnh mẽ đến con cái làm cho chúng chán nản, thất vọng
phải rời bỏ môi trường gia đình.
- Một số gia đình đang có điều kiện kinh tế đầy đủ, khá giả
nhưng họ thiếu sự quan tâm đến trách nhiệm giáo dục, phó mặc

cho nhà trường thả lỏng cho các em tự phát triển trong môi
trường xã hội.
- Tình trạng thiếu việc làm hiện nay ở nông thôn và thành thị.
18


3.2.2. Những giải pháp
3.2.2.1. Tiếp thu và kế thừa những di sản đạo đức truyền
thống của gia đình Việt Nam thông qua giáo dục gia đình Hưng
Yên hiện đại
Trong lĩnh vực giáo dục gia đình, ta thường có sự nhầm lẫn,
sự ngộ nhận khi đem đối lập cái quá khứ với cái hiện tại. Do đó
những cái gì của nền giáo dục gia đình cũ ta gộp vào một thể loại
để phê phán. Như vậy, vô tình ta đã cắt đứt, đã đoạn tuyệt với
truyền thống. Vậy truyền thống luôn luôn và nhất thiết phải có
mặt ở hiện tại. Đó là tính liên tục của đời sống xã hội. Nền giáo
dục gia đình càng không thể xa rời truyền thống.
3.2.2.2. Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục gia đình
Giáo dục gia đình ngày nay nhằm mục tiêu đào tạo con người
toàn diện cókiến thức cần thiết và đời sống tinh thần lành mạnh.
Do vậy, đòi hỏi cần phải tăng cường hơn nữa vai trò của gia đình
trong việc xây dựng gia đình văn hoá.
3.2.2.4. Tỉnh Hưng yên cần có những chính sách về kinh tế xã
hội hỗ trợ cho gia đình
Việc tăng cường các chính sách kinh tế - xã hội đối với gia
đình Hưng Yên sẽ tạo điều kiện cho gia đình thực hiện đầy đủ các
chức năng của mình.
3.2.2.5. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục về
giá trị đạo đức truyền thống
Tông qua các phương tiện thông tin đại chúng, ở rộng các

hoạt động xã hội về hôn nhân và gia đình, đưa các chuẩn mực gia
19


đình văn hoá với các chuẩn mực về đạo đức trong quan hệ vợ
chồng, cha mẹ với con cái vào xây dựng gia đình văn hóa.
3.2.2.6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận về gia đình ở Hưng Yên

Hoạt động thực tiễn cần có lý luận, dẫn đường. Trong nhiều
năm, công tác nghiên cứu về gia đình ở Hưng Yên chưa được
quan tâm đúng mức. Vì vậy, việc nghiên cứu gia đình một cách
khoa học trên mọi khía cạnh nhằm giúp cho các cơ quan quản lý
của tỉnh có được chính sách kịp thời để xay dựng gia đình.

20


KẾT LUẬN
Có thể, khái quát đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam
như sau: Đó là tình nghĩa sâu nặng, lòng chung thuỷ, hoà thuận
trong quan hệ vợ chồng, lòng yêu thương, đức hy sinh và tinh
thần trách nhiệm của cha mẹ và anh chị em với nhau, là sự gắn
bó, đoàn kết, tương trợ trong quan hệ họ hàng, với làng xóm quê
hương đất nước.
Việc xây dựng gia đình văn hoá trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở nước ta nói chung, cũng như ở Hưng Yên nói
riêng đã đặt ra yêu cầu phải kế thừa, phát huy những giá trị đạo
đức ấy.
Có thể nói việc nghiên cứu về gia đình và gia đình truyền
thống trong những năm gần đây có nhiều bước chuyển biến mang

tính đột phá và đã có nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên,
những giá trị đạo đức đó mới chỉ được nghiên cứu ở tầm vĩ mô
mà chưa áp dung cho một địa phương nào cụ thể, luận văn này
mong muốn đem lại cái nhìn khách quan về thực trạng kế thừa
các giá trị đạo đức ấy và ảnh hưởng của nó đến sự tồn vong trong
các quan hệ gia đình. Nhưng do năng lực, thời gian của tác giả có
hạn nên những gì tác giả nêu ra ở luận văn chỉ là những khám phá
đầu tiên của một người mới bắt đầu bước vào con đường khoa
học. Do đó kết quả chắc chắn còn hạn chế.Hy vong rằng trong
tương lai, tác giả sẽ có điều kiện để nghiên cứu thêm và sâu sắc

21


hơn về vấn đề này. Nhằm giúp cho Hưng Yên phát triển một cách
bền vững mà không mất đi những giá trị truyền thống.

22



×