Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Giải quyết việc làm cho người lao động thuộc diện bị thu hồi đất ở tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.83 KB, 100 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
_________________________





CHU THỊ NGA










































GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG
THUỘC DIỆN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH BẮC NINH














LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ





HÀ NỘI - 2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
_________________________




CHU THỊ NGA




GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG
THUỘC DIỆN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH BẮC NINH







LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ




Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số : 60 31 01





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ DANH TỐN






HÀ NỘI - 2013

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT 6
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về giải quyết việc làm cho người lao động thuộc

diện thu hồi đất 6
1.1.1. Lao động và việc làm khu vực nông thôn 6
1.1.2. Sự cần thiết của việc thu hồi đất để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, đô thị hóa ở Việt Nam 15
1.1.3. Tác động của thu hồi đất với việc làm và đời sống của người dân có đất bị
thu hồi 22
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người lao động bị thu
hồi đất 26
1.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho người lao động thuộc diện thu hồi đất của
một số địa phương và bài học rút ra cho tỉnh Bắc Ninh 32
1.2.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho người lao động thuộc diện bị thu hồi
đất của một số địa phương 32
1.2.2. Bài học rút ra cho tỉnh Bắc Ninh trong giải quyết việc làm cho người lao
động thuộc diện bị thu hồi đất 40
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO
ĐỘNG THUỘC DIỆN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH BẮC NINH 42
2.1. Khái quát về phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Ninh 42
2.1.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 42
2.1.2. Phát triển đô thị 42
2.1.3. Sự phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề 44
2.2. Lao động bị thu hồi đất và đời sống của các hộ gia đình có đất bị thu hồi 46
2.2.1. Lao động bị thu hồi đất 46
2.2.2. Thu nhập và đời sống của các hộ gia đình có đất bị thu hồi 48
2.3. Tình hình giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất ở tỉnh
Bắc Ninh 54
2.3.1. Chính sách của tỉnh về giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi
đất 54
2.3.2. Các biện pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất đã được
thực hiện 55
2.4. Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất và

những vấn đề đặt ra 59
2.4.1. Thành tựu và hạn chế 59
2.4.2. Những vấn đề đặt ra 62
Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở
TỈNH BẮC NINH 65
3.1. Dự báo về đất đai bị thu hồi và lao động bị thu hồi đất ở tỉnh Bắc Ninh 65
3.1.1. Dự báo về phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đến năm 2020….65
3.1.2. Dự báo về tình hình đất đai đến năm 2020 66
3.1.3. Dự báo về cung lao động bị thu hồi đất 67
3.1.4. Dự báo cầu lao động thời kỳ 2011-2020 69
3.2. Quan điểm chủ đạo giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trong
thời gian tới 69
3.3. Những giải pháp chủ yếu 72
3.3.1. Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mô 72
3.3.2. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp 88
3.3.3. Nhóm giải pháp từ phía người lao động bị thu hồi đất 89
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Biểu 1.1 : Tình hình thu hồi đất ở một số địa phương giai đoạn 2000 -2009 17
Biểu 1.2: Phát triển cụm công nghiệp ở nước ta đến năm 2009 phân theo vùng 18
Biểu 1.3: Dân số đô thị Việt Nam giai đoạn 1975 – 1990 19
Biểu 1.4: Dân số đô thị Việt Nam giai đoạn 1990 -2010 20
Biểu 2.1. Trình độ học vấn của người lao động bị thu hồi đất ở Bắc Ninh 47
Biểu 2.2. Cơ cấu hộ gia đình theo mức thu nhập bình quân nhân khẩu 50
Biểu 2.3. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của hộ khảo sát chia theo tỷ lệ diện tích
đất nông nghiệp Nhà nước đã thu hồi của hộ 52
Biểu 2.4. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của hộ khảo sát chia theo quy mô đất

nông nghiệp đang sử dụng bình quân 1 nhân khẩu 53










DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ NN - PTNN : Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNH, HĐH & ĐTH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa
GDP : Tổng sản phẩm thu nhập quốc nội
HTX : Hợp tác xã
KCN : Khu công nghiệp
KTXH : Kinh tế - xã hội
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy ban nhân dân
USD : Đô la Mỹ












1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Giải quyết việc làm là một trong những mục tiêu kinh tế - xã hội quan trọng
nhất của mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng
lao động lớn, trong đó có Việt Nam, là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả
nguồn lao động, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 đã được thông qua tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: "Giải quyết việc làm là yếu tố quyết
định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh
xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xức của nhân dân".
Trong những năm qua, trên khắp các vùng, miền của đất nước, nhiều khu
công nghiệp, khu đô thị mới được xây dựng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội được nâng cấp, xây mới ngày càng đồng bộ và hiện đại. Nhờ đó, bộ mặt kinh tế
- xã hội của đất nước đã thay đổi nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại và văn minh. Việc thu hồi đất bao gồm cả đất ở và đất nông nghiệp cho xây
dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công
trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia dẫn đến đất cho sản xuất, kinh doanh của
người dân bị thu hẹp, phải thay đổi chỗ ở, điều kiện sống. Nhà nước đã ban hành
nhiều chính sách và được các địa phương nỗ lực vận dụng để giải quyết vấn đề bồi
thường, tái định cư, bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống của người dân có đất
bị thu hồi. Song, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, không chuyển đổi được
nghề nghiệp, khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt tại nơi ở mới, đặc biệt đối với
người nông dân bị thu hồi đất đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương.

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng ven Hà Nội,
đất chật, người đông, mật độ dân số rất cao (1257 người/km
2
), chỉ sau thành phố
Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở đây đã và
đang diễn ra mạnh mẽ gắn liền với yêu cầu phải chuyển đổi đất nông nghiệp sang
mục đích khác như: xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, trung
2
tâm thương mại - dịch vụ và cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông, trường học, nhà ở
dẫn đến quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng giảm. Điều đó đã tác
động tiêu cực đến công ăn, việc làm của người lao động và đời sống của các hộ gia
đình có đất nông nghiệp bị thu hồi. Có nhiều lao động bị mất việc làm hoặc thiếu
việc làm, dẫn đến thu nhập thấp, đời sống hết sức khó khăn, nhiều tệ nạn xã hội
nảy sinh từ tình trạng thiếu việc làm khiến cho an ninh xã hội ngày càng phức tạp.
Vì vậy, vấn đề “Giải quyết việc làm cho người lao động thuộc diện bị thu hồi
đất ở tỉnh Bắc Ninh” được lựa chọn để thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, với
hy vọng đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động
thuộc diện thu hồi đất ở tỉnh Bắc Ninh, góp phần vào sự phát triển bền vững của
tỉnh.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Giải quyết việc làm cho người lao động thuộc diện bị thu hồi đất là một vấn
đề được nhiều nhà khoa học, hoạch định chính sách quan tâm nghiên cứu ở các góc
độ và mức độ khác nhau. Có thể kể ra một số công trình sau:
- TS. Nguyễn Hữu Dũng, TS. Trần Hữu Trung (chủ biên): Chính sách giải
quyết việc làm ở Việt Nam - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (1997). Các tác giả
trình bày tổng quát về phương pháp luận và phương pháp tiếp cận chính sách việc
làm, phân tích thực trạng việc làm ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra một số chính
sách cụ thể về việc làm trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Lê Du Phong(chủ biên,2007): Thu nhập, đời sống, việc làm của người có
đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế

xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia - Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội Các tác giả đã nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan, phân tích,
đánh giá thực trạng về thu nhập, đời sống, việc làm của người dân có đất bị thu hồi
trong thời gian qua ở nước ta, đưa ra những quan điểm, giải pháp và kiến nghị
nhằm giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập và đời sống của người dân có đất bị
thu hồi trong thời gian tới.
- Bài viết “Phát triển các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn Hà Nội và
vấn đề việc làm cho các lao động có đất bị thu hồi” của Lê Thu Hoa đăng trên tạp
3
chí Nghiên cứu Kinh tế số 9 (352), năm 2007. Trong bài viết này, tác giả đã nghiên
cứu tác động của phát triển các khu công nghiệp tập trung tại Hà Nôị đối với việc
làm của người dân bị thu hồi đất, phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho
người nông dân bị thu hồi đất do phát triển các khu công nghiệp ở Hà Nội
- Bài viết “Lao động và việc làm của nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông
nghiệp tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” của Nguyễn Phúc Thọ và Trần Tất
Nhật, đăng trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kỳ 1, tháng 5/2007.
Bài viết nghiên cứu tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tác động của thu
hồi đất sản xuất nông nghiệp đến lao động, việc của nông dân huyện Yên Phong,
Bắc Ninh, đưa ra một số giải pháp giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho nông
dân địa phương này. Cũng ở số tạp chí này, bài viết “Giải quyết việc làm cho
người dân có đất bị thu hồi tại cụm công nghiệp Phú Ngãi, huyện Chương Mỹ, tỉnh
Hà Tây” của Nguyễn Bá Long, Nguyễn Thị Hảo…, đã phân tích thực trạng giải
quyết việc làm và các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người dân bị
thu hồi đất tại địa bàn trên.
- Vũ Bá Hải (2008): Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Ninh -
Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà
Nội. Tác giả phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề việc làm ở Bắc Ninh từ 1997 -
2007, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp một số biện pháp để sử dụng hợp lý
nguồn lao động trong quá trình công nghiệp hóa ở tỉnh Bắc Ninh.
- Trần Thị Minh Ngọc (Chủ biên, 2010) “Việc làm của nông dân trong quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến 2010”, NXB
Chính trji Quốc gia, Hà Nội. Trong cuốn sách này, các tác giả đã phân tích thực
trạng việc làm của nông dân đồng bằng sông Hồng dưới tác động của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2000-2007, trong đó có vấn đề việc làm của nông dân
bị thu hồi đất; đề xuất một số giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân
vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, trong đó có giải pháp tạo việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất.
- Luận án tiến sĩ “Tác động của đô thị hóa đối với lao động việc làm ở nông
thôn ngoại thành Hà Nội” (2012) của Nguyễn Thị Hải Vân, trong đó tác giả tập
4
trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tác động của quá trình đô thị hóa tới lao
động, việc làm nông thôn nói chung, phân tích và đánh giá thực trạng tác động của
đô thị hóa tới lao động, việc làm nông thôn ngoại thành Hà Nội và các giải pháp cơ
bản cho vấn đề này.
Các công trình nêu trên với những cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung
đều đề cập ở những mức độ khác nhau tới thực trạng việc làm, thu nhập và đời sống
của người nông dân bị thu hồi đất cho công nghiệp hóa, đô thị hóa, đồng thời đề
xuất các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này. Nhưng cho
tới nay chưa có chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt, đầy đủ, cụ
thể về vấn đề việc làm cho người lao động thuộc diện bị thu hồi đất ở tỉnh Bắc Ninh
dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Tuy nhiên, các công trình khoa học trên sẽ là
nguồn tài liệu khoa học quý giá để tác giả tham khảo và tiếp thu trong quá trình viết
luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động bị thu
hồi đất ở tỉnh Bắc Ninh, luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết
việc làm cho người lao động bị thu hồi đất ở Bắc Ninh trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho người lao động

thuộc diện bị thu hồi đất.
- Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động thuộc
diện bị thu hồi đất ở tỉnh Bắc Ninh từ năm 2001 đến 2011.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao
động thuộc diện bị thu hồi đất ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động
thuộc diện bị thu hồi đất ở tỉnh Bắc Ninh.
5
4.2. Phạm vi
Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu tình hình giải quyết việc làm cho người
lao động trong nông nghiệp thuộc diện bị thu hồi đất để phục vụ công nghiệp hóa,
đô thị hóa ở tỉnh Bắc Ninh. Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động
thuộc diện thu hồi đất được phân tích chủ yếu từ năm 2001 đến 2011.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên
cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Trừu tượng hóa khoa
học, kết hợp lôgic với lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê,…
6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn
- Hệ thống hóa và góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết
việc làm cho người lao động thuộc diện bị thu hồi đất.
- Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động thuộc
diện bị thu hồi đất ở tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết việc làm cho người lao
động thuộc diện bị thu hồi đất ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
có 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho người lao
động bị thu hồi đất.
Chương 2. Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động thuộc diện bị
thu hồi đất ở tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3. Quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho
người lao động thuộc diện bị thu hồi đất ở tỉnh Bắc Ninh.



6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT

1.1. Một số vấn đề lý luận chung về giải quyết việc làm cho ngƣời lao
động thuộc diện thu hồi đất
1.1.1. Lao động và việc làm khu vực nông thôn
Để đi sâu tìm hiểu vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động thuộc diện
thu hồi đất, trước hết cần phải hiểu rõ một số khái niệm có liên quan như: lao động,
việc làm, lao động nông thôn
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Về lao động
Có nhiều quan niệm khác nhau về lao động. Tuy nhiên, hầu hết các quan
niệm đều tập trung ở hai khía cạnh: Thứ nhất, coi lao động là hoạt động có mục
đích, có ý thức, là phương thức tồn tại của con người. Thứ hai, coi lao động chính
là con người với sức khỏe và trí tuệ nhằm tạo ra các sản phẩm vật chất và tinh thần
để thỏa mãn các nhu cầu của đời sống con người. Lao động không những tạo ra
của cải vật chất để nuôi sống con người mà còn tạo ra bản thân con người, phát
triển con người cả về mặt thể lực và trí lực.
C.Mác cho rằng: “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con

người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con
người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”.
Ph.Ăngghen cũng khẳng định: Lao động là nguồn gốc của mọi của cải và giúp cải
biến chính con người. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là
cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải. Nhưng lao động còn
là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của
toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó,
chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra bản thân loài người”.
7
Hiện nay, khái niệm về lao động thường được sử dụng là: Lao động là hoạt
động có mục đích của con người trong các lĩnh vực ngành nghề kinh tế quốc dân
nhằm tạo ra các sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội và nuôi sóng bản thân và
gia đình. Người có sức lao động là những người trong độ tuổi có khả năng hoạt
động lao động trong các lĩnh vực ngành nghề của nền kinh tế quốc dân.
* Về việc làm
Việc làm đối với mỗi người lao động, là được làm việc gắn với từng công
việc cụ thể, không chỉ để tồn tại mà còn là sự hoàn thiện bản thân. Đối với xã hội,
việc làm tạo ra của cải vật chất và các dịch vụ cho tăng trưởng kinh tế và phát triển
xã hội. Việc làm là mối quan tâm số một của người lao động, và giải quyết việc
làm là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các quốc gia. Cuộc sống của bản thân và gia
đình người lao động phụ thuộc rất lớn vào việc làm của họ. Sự tồn tại và phát triển
của mỗi quốc gia cũng gắn liền với tính hiệu quả của chính sách giải quyết việc
làm của quốc gia ấy.
Việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất
nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), việc làm là những hoạt động lao
động được trả công bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
Ở nước ta, Bộ Luật Lao động, tại điều 13, chương 2 đã quy định rõ: “Mọi
hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa
nhận là việc làm”.

Các hoạt động lao động được được xác định là việc làm bao gồm:
- Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật (việc
làm được trả công).
- Làm những công việc tự làm hoặc làm các công việc gia đình để thu lợi
nhuận cho bản thân hoặc tạo ra thu nhập cho gia đình nhưng không được trả công
bằng tiền hoặc hiện vật cho công việc đó (việc làm không được trả công).
Từ những khái niệm trên, có thể thấy rằng, một hoạt động được coi là việc
làm cần thỏa mãn các điều kiện: - là hoạt động lao động của con người; - là hoạt
8
động lao động có ích, nhằm mục đích tạo ra thu nhập; - người lao động được tự do
hành nghề, hoạt động lao động đó không bị pháp luật ngăn cấm.
Như vậy có thể thấy, việc làm phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội của
mỗi quốc gia trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Việc mở rộng hay thu hẹp
việc làm, phát huy hay kìm hãm năng lực tạo việc làm phụ thuộc rất nhiều vào các
yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia, địa phương và doanh nghiệp.
Ở nước ta, nhận thức về việc làm đã có sự thay đổi và phát triển. Điều đó
dẫn đến các thay đổi về tư tưởng, chính sách và biện pháp giải quyết việc làm. Từ
chỗ coi giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, và chỉ khi làm việc trong
khu vực Nhà nước mới được coi là có việc làm, đã chuyển sang nhận thức mới. Đó
là: Mọi hoạt động lao động xã hội tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm
đều được thừa nhận là việc làm. Giải quyết việc làm là quá trình tạo ra điều kiện và
môi trường bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội làm việc.
Tham gia vào quá trình trình này có nhiều thành phần kinh tế: Nhà nước, các
doanh nghiệp, các đoàn thể và các cá nhân trong toàn xã hội. Người lao động
không thụ động chờ đợi Nhà nước bố trí việc làm mà chủ động tự tạo việc làm cho
mình và cho người khác trong môi trường kinh tế-xã hội, luật pháp thuận lợi do
Nhà nước đặt ra. Trách nhiệm của Nhà nước đã chuyển từ vị trí độc tôn trong giải
quyết việc làm trước đây sang ban hành cơ chế, chính sách, luật pháp, đảm bảo cho
người lao động tự do hành nghề, các đơn vị sản xuất kinh doanh được quyền tự do
thuê mướn lao động…

Như vậy, lao động, việc làm là khái niệm chỉ những người trong độ tuổi lao
động (hay có sức lao động) được bố trí việc làm trong những ngành nghề khác
nhau, kể cả lĩnh vực hoạt động sản xuất vật chất và phi vật chất, để tạo ra sản phẩm
đáp ứng nhu cầu cho xã hội và tạo thu nhập cho gia đình người lao động.
* Về lao động nông thôn
Lao động nông thôn được hiểu là những người trong độ tuổi (hay có sức lao
động) ở khu vực nông thôn được bố trí việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp và
ngành nghề tại nông thôn để tạo ra sản phẩm cho xã hội và thu nhập cho gia đình và
bản thân.
9
* Về giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm là quá trình tạo ra và kết hợp giữa các yếu tố tư liệu sản
xuất, sức lao động và các điều kiện kinh tế-xã hội khác để đảm bảo có việc làm và
duy trì việc làm .
Giải quyết việc làm phải được xem xét từ ba phía: người lao động, người sử
dụng lao động và Nhà nước. Vì vậy, giải quyết việc làm hiểu theo nghĩa rộng là tạo
ra môi trường và các điều kiện cần thiết để người lao động tự do làm ăn, tạo ra thu
nhập, tự tạo việc làm cho bản thân và cho người khác theo quy định của pháp luật.
Giải quyết việc làm theo nghĩa hẹp là tổng thể các biện pháp chủ yếu hướng vào
đối tượng thiếu việc làm, thất nghiệp nhằm tạo ra chỗ làm việc cho người lao động,
để sao cho việc duy trì tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức thấp.
Giải quyết việc làm được hiểu:
- Là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất. Số lượng và
chất lượng tư liệu sản xuất phụ thuộc vào các yếu tố như: điều kiện tự nhiên, vốn
đầu tư, tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất và khả năng quản lý, sử dụng đối
với các tư liệu sản xuất đó.
- Là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động. Số lượng lao
động lại phụ thuộc vào quy mô, tốc độ tăng dân số, các quy định về độ tuổi lao
động và tốc độ di chuyển của lao động. Chất lượng lao động phụ vào sự phát triển
của giáo dục và đào tạo, y tế, thể dục thể thao và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

- Là quá trình tạo ra ra những điều kiện kinh tế - xã hội như các chính sách
của Nhà nước, các giải pháp để duy trì việc làm ổn định và đạt hiệu quả cao
Như vậy, có thể nói, giải quyết việc làm là tổng thể các biện pháp, chính
sách kinh tế - xã hội từ vi mô đến vĩ mô tác động đến người lao động để có thể có
việc làm.
1.1.1.2. Đặc điểm lao động nông thôn
Thứ nhất, lao động nông thôn dồi dào, chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng
lao động của cả nước. Lao động ở nông thôn chủ yếu làm việc trong nông - lâm -
ngư nghiệp, một bộ phận không nhiều hoạt động trong lĩnh vực du lịch, tiểu thủ
10
công nghiệp. Thời gian lao động trung bình ở nông thôn mới chỉ chiếm khoảng 65
- 75%, còn lại là thời gian nông nhàn. Qui mô của lực lượng lao động nông thôn
tăng nhanh do dân số tăng nhanh, tạo sức ép về việc làm ở khu vực nông thôn. Bởi
vì lực lượng lao động tăng lên trong khi đất canh tác lại giảm dần do quá trình đô
thị hoá và công nghiệp hoá. Kết quả nhiều lao động mất đất hoặc thiếu đất dẫn đến
tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm ngày càng trầm trọng.
Hai là, lao đông nông thôn hiện nay đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ
trọng lao động trong nông nghiệp và tăng tỷ trọng trong các ngành công nghiệp và
dịch vụ.
Kinh tế nông thôn đã và đang có sự chuyển hướng từ thuần nông, tự túc, tự
cấp sang sản suất hàng hoá, đa dạng hóa ngành nghề. Ngoài trồng trọt, chăn nuôi
người lao động có thể làm việc trong các ngành nghề phi nông nghiệp trong khu
vực hiện đại (công nghiệp, dịch vụ).
Dưới tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá trình
chuyển dịch cơ cấu lao động trên càng được thúc đẩy nhanh chóng. Việc ứng dụng
khoa học công nghệ vào sản xuất, một mặt đã tạo ra nhiều ngành nghề ở địa
phương, kéo theo sự xuất hiện của nhiều loai hình dịch vụ có khả năng thu hút lao
động lớn. Mặt khác, do ứng dụng của khoa học công nghệ vào sản xuất, năng suất
của lao động nông nghiệp sẽ không ngừng tăng lên, vai trò của nông thôn là cung
cấp lương thực, thực phấm cho toàn dân, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp

ngày càng được đảm bảo cho phép giải phóng lao động nông nghiệp sang các
ngành nghề khác. Như vậy, song song với quá trình rút lao động ra khỏi sản xuất
nông nghiệp cũng đồng thời diễn ra quá trình thu hút lao động ở nông thôn vào các
ngành công nghiệp và dịch vụ. Đó là xu hướng vận động phù hợp với xu hướng
phát triển tiến bộ nhưng yêu cầu đặt ra là phải chuẩn bị lực lượng lao động ở nông
thôn đáp ứng nhu cầu của người lao động lành nghề, tạo ra sự đồng bộ giữa kỹ
năng, trình độ của người lao động với cơ hội việc làm.
Ba là, lao động nông thôn còn nhiều hạn chế, đó là:
- Lao động nông thôn có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng, các
ngành. Do ngành nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt nên phần lớn lực lượng lao
11
động tập trung ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc cấy, trồng làm
cho vùng đồng bằng đất chật người đông, thiếu việc làm trong khi đó vùng rừng
núi có diện tích đất đai rộng lớn nhưng dân cư thưa thớt, không đủ lao động để
phát triển nghề rừng và chăn nuôi.
- Lao động nông thôn thôn thường hạn chế về sức khoẻ, thể lực. Do sản
xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên có năng suất thấp, bấp bênh nên
thu nhập của người lao động nông thôn thấp hơn thu nhập của người lao động ở
khu vực khác. Thu nhập thấp đã hạn chế khả năng đảm bảo dinh dưỡng, tình trạng
suy dinh dưỡng với tỷ lệ cao ở trẻ em mang tính phổ biến. Các dịch vụ y tế, bảo vệ
sức khỏe thường khan hiếm và giá cả rất cao so với mặt bằng thu nhập. Vì thế, thể
lực, tầm vóc và tuổi thọ trung bình của người lao động ở nông thôn thường thấp
hơn lao động ở thành thị. Khu vực nông thôn cũng chưa được tạo điều kiện để
nâng cao các yếu tố khác của chất lượng nguồn lao động như văn hoá, chuyên môn
nghiệp vụ cũng như nhận thức về công ăn việc làm, tinh thần ý thức trách nhiệm
để có việc làm và làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Hạn chế này của lao
động nông thôn đang được khắc phục cùng với sự phát triển của nông thôn và quá
trình rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
- Lao động nông thôn có trình độ học vấn và tay nghề thấp, người lao động
thường làm việc theo kinh nghiệm nên không có điều kiện nâng cao tay nghề. Hệ

thống giáo dục phổ thông và đào tạo nghề ở khu vực nông thôn kém phát triển,
chất lượng thấp. Năng suất lao động thấp buộc trẻ em phải tham gia lao động nhằm
tăng thu nhập cho gia đình thay vì đi học. Mặt khác, người lao động có trình độ
cao thường muốn tìm cho mình một chỗ việc làm ở thành thị, có thu nhập cao, có
điều kiện hưởng thụ những kết quả của sự phát triển xã hội. Lao động còn lại ở
nông thôn là những người không có điều kiên đi làm nơi khác .
- Lao động nông thôn còn hạn chế về khả năng tiếp cận thị trường. Do trình
độ văn hóa, trình độ chuyên môn và sức khỏe hạn chế, việc giao lưu, tiếp xúc với
môi trường bên ngoài còn ít nên người lao động nông thôn thường bị lúng túng
trước những tác động của thị trường, khó thích nghi với những thay đổi bất thường
12
của nền kinh tế thị trường. Đây cũng là lý do khiến cho việc tự tạo việc làm có thu
nhập của lao động nông thôn bị hạn chế.
Tóm lại, lực lượng lao động ở nông thôn chiếm phần lớn lực lương lao đông
của cả nước. Đó là nguồn lực to lớn, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
xã hội. Tiềm năng của lao động nông thôn là hết sức to lớn. Lao động ở nông thôn
đông nhưng chưa mạnh. Chính vì thế cần phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm cho
người lao động ở nông thôn một cách đầy đủ, phù hợp với trình độ người lao động
để khai thác, phát huy nguồi nhân lực ở nông thôn đồng thời phải có chiến lược bồi
dưỡng, phát triển lực lượng lao động cho khu vực này.
1.1.1.3. Đặc điểm việc làm nông thôn
Việc làm của lao động ở nông thôn là những hoạt động trong tất cả các lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội của một bộ phận lực
lượng lao động sinh sống ở nông thôn để mang lại thu nhập mà pháp luật không
ngăn cấm.
Người lao động ở nông thôn thường làm việc trong những ngành nông, lâm,
thuỷ sản - những loại việc làm có thể khai thác tài nguyên tự nhiên chính nơi họ
sinh sống. Ví dụ, người sống ở rừng núi hay làm nghề rừng, người sống ở vùng
duyên hải hay làm nghề biển… Việc làm của họ chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện
tự nhiên và sức lao động của chính mình. Trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp

lạc hậu, việc làm của người lao động ở nông thôn càng mang tính thủ công, nặng
nhọc và có thu nhập thấp. Khi kinh tế nông thôn vẫn chủ yếu là nông nghiệp, ở đó
ẩn chứa nhiều nguy cơ thiếu việc làm hữu hình. Vì vậy, đa dạng hoá các ngành
nghề, mở nhiều loại việc làm, phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn là phương
hướng chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn.
Ở nông thôn, dân cư chủ yếu sản xuất nông nghiệp và những ngành gắn với
nông nghiệp , nông thôn. Các loại việc làm ở nông thôn rất đa dạng với hàng trăm
ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên có thể phân thành các loại việc làm thuần nông
và việc làm phi nông nghiệp.
Việc làm thuần nông là hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.
Hiện nay, chăn nuôi và trồng trọt vẫn là công việc chính của nhà nông các nước
13
đang phát triển. Trong trồng trọt cây lương thực chiếm chủ yếu diện tích cơ cấu
cây trồng, cây rau màu và cây công nghiệp chỉ chiếm một diện tích nhỏ… Còn
chăn nuôi ở nông thôn phần lớn chỉ để tận dụng thức ăn dư thừa và cung cấp phần
nào nhu cầu thực phẩm ở nông thôn.
Thế mạnh của lĩnh vực này là người lao động được kế thừa kinh nghiệm sản
xuất của cha ông để lại. Người lao động ở nông thôn lớn lên đã theo cha mẹ ra
đồng làm việc nên họ thường quan niệm rằng không cần phải qua trường lớp đào
tạo. Kiến thức nhà nông được tích luỹ dần trong quá trình người lao động tham gia
sản xuất từ nhỏ với tư cách là lao động phụ của gia đình. Bên cạnh đó, loại công
việc này còn nhiều hạn chế:
- Sản xuất năm này theo năm khác, lặp đi lặp lại nên người lao động chỉ làm
việc theo kinh nghiệm, ít có cải tiến, sáng tạo…dẫn đến năng suất và hiệu quả công
việc không được nâng cao.
- Loại công việc này có tính chất mùa vụ nên lao động ở nông thôn sẽ thiếu
việc làm lúc nông nhàn. Mặt khác, cùng với quá trình đô thị hoá, đất nông nghiệp
bị chuyển mục đích sử dụng làm cho người nông dân mất tư liệu sản xuất và với
trình độ tay nghề thấp họ sẽ gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm và phải làm
những công việc nặng nhọc với mức lương thấp…Đặc biệt là trong quá trình hội

nhập, người lao động làm việc trong lĩnh vực thuần nông có nguy cơ bị thiếu việc
làm và bị thất nghiệp cao.
Việc làm phi nông nghiệp là lĩnh vực rộng lớn, gồm tất các ngành, nghề
ngoài nông nghiệp ở nông thôn. Hiện nay đã có nhiều loại hình công việc ngoài
nông nghiệp ra đời và phát triển mạnh. Bên cạnh sự phát triển của các ngành nghề
truyền thống nhiều ngành nghề chế biến nông, lâm, thuỷ sản mới xuất hiện. Đặc
biệt cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá, dịch vụ ở nông thôn cũng phát
triển mạnh mẽ. Nhiều loại hình dịch vụ đời sống trước kia chỉ có ở thành thị thì
nay đã có ở nông thôn như dịch vụ vệ sinh nông thôn, dịch vụ cung cấp nước
sạch…Nhiều việc làm trước đây đã bị xã hội coi rẻ như giúp việc gia đình, chạy
chợ…thì nay đã được công nhận như một nghề. Tất cả những biến đổi đó đã tạo ra
nhiều loại hình việc làm đa dạng cho người lao động ở nông thôn.
14
Việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn có vai trò tích cực trong phát triển
kinh tế - xã hội ở nông thôn:
- Phát triển ngành nghề ngoài việc đem lại việc làm ổn định, thường xuyên
cho người lao động trong lĩnh vực đó, còn có khả năng thu hút thêm lao động nhàn
rỗi ở nông thôn. Ngoài ra sự phát triển của nó lại nảy sinh những ngành nghề mới,
những hoạt động dịch vụ liên quan tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao
động.
- Loại việc làm này thường đem lại thu nhập ổn định và cao hơn cho người
lao động.
- Việc làm phi nông nghiệp có vai trò to lớn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, sự phát triển của loại việc làm này cũng gặp khó khăn do hạn
chế về trình độ tay nghề của người lao động, về công nghệ cũng như giới hạn về
khả năng quản lý của chủ hộ sản xuất kinh doanh, về nguồn vốn và phong tục tập
quán. Người dân có nghề phi nông nghiệp vẫn chưa mạnh dạn bỏ ruộng để tập
trung sản xuất ngành nghề.

Tóm lại, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển ngành nghề ở
nông thôn, nhưng so với việc làm thuần nông thì sự phát triển gia tăng của việc
làm phi nông nghiệp hiện nay đang chiếm ưu thế và đang trong xu thế phát triển.
Bởi vì so với lĩnh vực thuần nông, lĩnh vực phi nông nghiệp ít gặp những giới hạn
của giới tự nhiên, ngược lại nó còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự phát triển của
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu như việc làm thuần nông ngày càng
bị thu hẹp thì việc làm phi nông nghiệp đang trong xu thế phát triển mở rộng do
chính sự phát triển của một nền nông nghiệp hàng hoá đưa lại. Hơn nữa, nông thôn
các nước đang phát triển đang vươn mình phát triển. Điều đó tạo ra thị trường rộng
lớn cho sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp, dịch vụ và cơ cấu
tiến bộ ở nông thôn.
15
1.1.2. Sự cần thiết của việc thu hồi đất để thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, đô thị hóa ở Việt Nam
Thực tiễn ở nước ta trong những năm vừa qua cho thấy, CNH, HĐH &
ĐTH tất yếu dẫn đến một bộ phận đất đai được chuyển đổi mục đích sử dụng.
Trong quá trình đó, nhà nước sẽ thực hiện thu hồi đất để xây dựng các khu công
nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nước ta được tiến hành mạnh mẽ từ khi chúng ta thực
hiện đường lối đổi mới, chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung, quan liêu,
bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình này
được thúc đẩy nhanh chóng từ giữa những năm 1990, khi nền kinh tế nước ta bước
vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã quyết
định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu của thế kỷ XXI - Chiến lược
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cùng với CNH, HĐH nền
kinh tế, nhiệm vụ xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng:
Giao thông, điện lực, thông tin, thủy lợi, cấp nước, thoát nước,.v.v.được đặt ra một
cách cấp thiết. Tiến trình CNH, HĐH ở nước ta gắn liền với đô thị hóa cả về chiều

rộng và chiều sâu. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 10 năm (2001 -
2010) đã nêu rõ: phát triển mạng lưới đô thị phân bổ hợp lý trên các vùng. Hiện đại
hóa dần các thành phố lớn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn. Chiến lược
phát triển đô thị Việt Nam thời kỳ 1996 - 2020 xác định mục tiêu phát triển đô thị
cả nước đến năm 2020 là: xây dựng tương đối hoàn chỉnh đô thị cả nước, có kết
cấu kinh tế, xã hội và kỹ thuật hiện đại, có môi trường đô thị trong sạch được phân
bổ và phát triển hợp lý trên đại bàn cả nước…, phấn đấu đến năm 2020, dân số đô
thị chiếm khoảng 45% dân số cả nước.
Quá trình thu hồi đất để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị
hóa là sự cần thiết tất yếu. Việc thu hồi đất nông nghiệp, nông thôn cho phát triển
công nghiệp, dịch vụ, xây dựng đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng xuất phát từ
chính yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của khu vực nông thôn. Việc phát triển sản
16
xuất công nghiệp không chỉ tạo ra cơ hội việc làm mới, có thu nhập ổn định và cao
hơn so với làm nông nghiệp cho người lao động, tạo điều kiện chuyển dịch lao
động từ nông nghiệp, nông thôn sang công nghiệp, dịch vụ và thành thị, mà còn
tạo ra những điều kiện mới để mở rộng thị trường cho phát triển nông nghiệp, nông
thôn.
Những năm gần đây, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp,
khu chế xuất mà hàng triệu lao động nông nghiệp đã có việc làm mới có thu nhập
cao hơn so với khi làm nông nghiệp. Vì vậy đời sống vật chất và tinh thần của
người lao động được cải thiện và nâng cao.
Theo thống kê diện tích đất đai năm 2000, cả nước có tổng diện tích khoảng
32.924.061 ha, trong đó đất nông nghiệp là 9.345.346 ha, đất lâm nghiệp có rừng
là 11.575.429 ha, đất chuyên dùng là 1.532.843 ha, đất ở là 443.178 ha và đất chưa
sử dụng 10.027.265 ha. Đến năm 2009 cả nước có 9.598.800 ha đất nông nghiệp,
14.757.800 ha đất lâm nghiệp có rừng,1.629.500 ha đất chuyên dùng, 633.900 ha
đất ở và 5.286.500 ha đất chưa sử dụng. Như vậy, đất chuyên dùng năm 2009 so
với năm 2000 tăng 96.657 ha. Đất chuyên dùng tăng lên chủ yếu do xây dựng và
phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã

hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia.
Trong 10 năm, từ 2000 đến năm 2009, chúng ta đã thu hồi tới 96.657 ha đất
phục vụ cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia. Đối với đất ở, năm
2009 tăng 46.600 ha so với năm 2000. Riêng giai đoạn từ 2000 đến năm 2005,
tổng diên tích thu hồi là 259.700 ha, trong đó đất chuyên dùng là 228.500 ha, đất ở
là 31.200 ha. Điều đáng chú ý là, diện tích đất thu hồi của 4 năm này so với 5 năm
trước đó. Còn đối với diện tích đất ở thuộc khu vực nông thôn tăng nhanh hơn đất
ở khu vực thành thị.
Việc thu hồi đất không diễn ra đồng đều ở các vùng, miền và ở 64 tỉnh,
thành phố của cả nước mà chỉ tập trung ở một số vùng, một số địa phương có điều
kiện thuận lợi, nhất là gần các sân bay, bến cảng, các đầu mối giao thông đường sắt
và đường bộ, gần các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Hơn nữa, mức độ thu hồi
17
đất cũng còn phụ thuộc và các tỉnh, thành phố có đội ngũ cán bộ có năng lực, năng
động sáng tạo và có chính sách cởi mở, phù hợp với xu thế phát triển của địa
phương.
Các vùng có đất thu hồi nhiều nhất là vùng đồng bằng sông Hồng và vùng
Đông Nam Bộ. Cho đến nay, các tỉnh, thành phố sau đây là những địa phương có
đất bị thu hồi nhiều: Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc
Ninh, Hưng Yên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Lâm Đồng,
Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Địa - Vũng Tàu, Long An. Vì
vậy những bức xúc liên quan đến vấn đề thu hồi đất (giá cả đền bù, tổ chức tái định
cư, giải quyết việc làm và thu nhập .v.v.) cũng chủ yếu diễn ra ở các địa phương
này.
Biểu 1.1 : Tình hình thu hồi đất ở một số địa phƣơng giai đoạn 2000 -2009
STT
Tỉnh, thành phố
Diện tích đất bị thu hồi (ha)
1

Lào Cai
4903
2
Hà Nội
19207
3
Hải Phòng
9079
4
Hưng Yên
4240
5
Hải Dương
5772
7
Vĩnh Phúc
2449
6
Bắc Ninh
7663
7
Đà Nẵng
4800
8
Bình Dương
13492
9
Thành phố Hồ Chí Minh
10869
Nguồn: Tính toán từ Tổng điều tra đất năm 2000 của Tổng cục Địa chính -

Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng cục thống, 2010.
Việc thu hồi đất ở nước ta trong những năm gần đây gắn liền với việc
chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nhờ có thu hồi đất, chúng ta đã xây dựng được
nhiều khu công nghiệp, các cụm công nghiệp; Mở rộng và xây dựng mới các khu
đô thị; Mở rộng và xây dựng mới các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, giao thông,
cấp điện, cấp - thoát nước, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện v.v; Hoàn thiện
18
và phát triển các cơ sở kinh doanh: Khách sạn, nhà hàng, siêu thị, trung tâm
thương mại, trung tâm dịch vụ, du lịch; Mở rộng và xây mới các khu vui chơi giải
trí, công viên, cây xanh v.v. Chính điều đó làm cho quá trình CNH, HĐH có bước
tiến đáng kể, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ hơn.
Thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng trong quá trình CNH, HĐH & ĐTH.
Tác động này thể hiện ra ở những điểm dưới đây.
Thứ nhất, nhờ có đất thu hồi, tính đến đầu tháng 12 năm 2010 cả nước đã
thành lập được 255 khu công nghiệp, thu hút hàng nghìn dự án đầu tư ở trong và
ngoài nước với hàng chục tỷ USD và hàng ngàn tỷ đồng cho phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một nước nông nghiệp như nước ta thì nội
dung quan trọng nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, giảm lao
động nông thôn. Đặc biệt, quá trình CNH, HĐH luôn gắn liền với xây dựng và
phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tính đến đầu tháng 12 năm 2010, cả
nước đã có 255 khu công nghiệp đã được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên
69.253 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt trên 45.000 ha,
chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất tự nhiên.
Biểu 1.2: Phát triển cụm công nghiệp ở nƣớc ta đến năm 2009 phân theo vùng
Vùng
Số lƣợng cụm
công nghiệp) (1)
Diện tích sử

dụng (ha)
1- Vùng trung du miền núi phía bắc
104
3.193
2- Vùng đồng bằng sông Hồng và bắc Trung Bộ
396
11.722,6
3- Vùng duyên hải miền Trung
150
3.880,2
4- Vùng Tây Nguyên
35
2.133,8
5- Vùng Đông Nam Bộ
150
8.207,2
6- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
116
12.768,8
7- Cả nước
951
41905,6
Nguồn : Trang thông tin điện tử Cục Công nghiệp địa phương
19
Thứ hai, nhờ có việc thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng, nên quá
trình đô thị hóa cũng được đẩy mạnh.
Năm 1954, dân số thành thị ở nước ta là 2.748.000 người trong tổng số
25.047.000 người (tỷ lệ đô thị hóa là 11%). Trong những năm 1975 - 1990, tốc dộ
đô thị hóa ở nước ta diễn ra rất chậm, trong khi đó, dân số tăng nhanh làm cho tỷ lệ
dân thành thị có xu thướng giảm.

Biểu 1.3: Dân số đô thị Việt Nam giai đoạn 1975 - 1990
Năm
Tổng số
dân
(nghìn
ngƣời)
Dân thành
thị
(nghìn
ngƣời)
Tỷ lệ dân
số thành
thị
(%)
Tốc độ tăng
dân số
(Kỳ sau so với
kỳ trƣớc - lần)
Tốc độ tăng
dân số đô thị
(Kỳ sau so với
kỳ trƣớc -
lần)
1975
47638
10242
21,5
-
-
1980

53722
10301
19,2
1,13
1,01
1985
60032
11526
19,2
1,12
1,12
1990
66017
12880
19,5
1,1
1,12
Nguồn: Số liệu thống kê, Nxb Thống kê 1990
Từ những năm 1990, cùng với tiến trình đổi mới đất nước, dân số đô thị ở
nước ta đã tăng lên khá nhanh.

×