ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------------------
HOÀNG VĂN MẠNH
VẬN DỤNG CƠ CHẾ THỊ TRƢỜNG
TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI – 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------------------
HOÀNG VĂN MẠNH
VẬN DỤNG CƠ CHẾ THỊ TRƢỜNG
TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị
Mã số: 60 31 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS. PHẠM VĂN DŨNG
HÀ NỘI - 2010
MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt .............................................................................................. i
Danh mục bảng biểu .............................................................................................. ii
Mở đầu ................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. VẬN DỤNG CƠ CHẾ THỊ TRƢỜNG TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO
DỤC ĐẠI HỌC-CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ .......................7
1.1.Tổng quan CCTT .................................................................................................7
1.1.1. KTTT và CCTT ...............................................................................................7
1.1.2. Các quy luật của CCTT.................................................................................. 10
1.1.3. Ƣu điểm và khuyết tật của CCTTT ................................................................ 13
1.1.4. Vai trò của nhà nƣớc trong phát huy ƣu điểm và sửa chữa thất bại của CCTT 15
1.2. GDĐH trong CCTT .......................................................................................... 16
1.2.1. Những vấn đề chung về GDĐH .....................................................................16
1.2.2. Đặc điểm GDĐH trong CCTT .......................................................................17
1.2.3. Tác động của CCTTđến GDĐH .....................................................................23
1.3. Nội dung vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH ............................................ 28
1.3.1. Xây dựng cơ chế đa dạng hóa nguồn lực đầu tƣ cho GDĐH .......................... 29
1.3.2. Vận dụng các quy luật thị trƣờng điều tiết quy mô GDĐH, xác định học phí
đối với sinh viên và tiền lƣơng cho đội ngũ giảng viên ........................................... 31
1.3.3. Thiết lập quan hệ cạnh tranh trong GDĐH ..................................................... 32
1.3.4. Phát triển các cơ sở GDĐH ngồi cơng lập .................................................... 34
1.3.5. Thực hiện tự chủ ĐH gắn với trách nhiệm xã hội ........................................... 34
1.3.6. Tìm kiếm sự cân bằng giữa quản lý của nhà nƣớc với sự điều tiết của thị
trƣờng đối với GDĐH.............................................................................................. 38
1.4. Phát triển GDĐH trong cơ chế KTTT - Kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Trung
Quốc........................................................................................................................ 39
1.4.1. Định hƣớng thị trƣờng trong phát triển GDĐH Hoa Kỳ .................................39
1.4.2. Cải cách GDĐH Trung quốc: quan hệ giữa chính phủ và GDĐH trong CCTT43
1.4.3. Một số gợi ý vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH ở Việt Nam ................ 47
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CƠ CHẾ THỊ TRƢỜNG TRONG
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM ............................................. 49
2.1. Điều kiện, tiền đề vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH ở Việt Nam ........... 49
2.1.1. Tổng quan GDĐH Việt Nam ......................................................................... 49
2.1.2. Những tiền đề vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH ở Việt Nam ............. 53
2.2. Vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH ở Việt Nam những năm qua .............. 63
2.2.1. Thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GDĐH trong nền KTTT
định hƣớng XHCN ..................................................................................................63
2.2.2. Tài chính cho GDĐH Việt Nam .....................................................................66
2.2.3. Chính sách học phí trong GDĐH ở Việt Nam ................................................ 74
2.2.4. Tình hình thu nhập của đội ngũ giảng viên..................................................... 78
2.2.5. Đặc điểm cung- cầu, cạnh tranh trong GDĐH Việt Nam ................................ 82
2.3. Đánh giá việc vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH ở Việt Nam................. 99
2.3.1. Thành tựu ......................................................................................................99
2.3.2. Tồn tại, hạn chế ........................................................................................... 102
CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CƠ CHẾ THỊ
TRƢỜNG TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM ........... 107
3.1. Bối cảnh mới tác động đến sự phát triển GDĐH ở Việt Nam ......................... 107
3.1.1. Bối cảnh quốc tế ......................................................................................... 107
3.1.2. Bối cảnh trong nƣớc..................................................................................... 108
3.1.3. Cơ hội và thách thức .................................................................................... 109
3.2. Quan điểm vận dụng CCTTtrong phát triển GDĐH ........................................ 110
3.2.1. Vận dụng CCTTtrong phát triển GDĐH là tất yếu ....................................... 110
3.2.2. Xác định hợp lý vai trò của Nhà nƣớc đối với GDĐH trong nền KTTT định
hƣớng XHCN ở Việt Nam ..................................................................................... 111
3.2.3. Mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế trong phát triển GDĐH ở Việt Nam ... 112
3.3. Một số giải pháp chủ yếu ................................................................................ 113
3.3.1. Nhóm giải pháp tạo lập điều kiện chuyển GDĐH sang vận hành theo CCTT113
3.3.2. Nhóm giải pháp điều tiết, hỗ trợ cho việc vận dụng CCTT trong phát triển
GDĐH ................................................................................................................... 118
KẾT LUẬN.......................................................................................................... ...132
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................134
PHỤ LỤC.................................................................................................... .… .. ...139
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
TỪ VIẾT
TẮT
NGHĨA TIẾNG ANH
NGHĨA TIẾNG VIỆT
1
ADB
Asian Development Bank
Ngân hàng phát triển Châu Á
2
AFD
France/French Agency for
Cơ quan phát triển Pháp
Development
Market mechanism
Cơ chế thị trƣờng
3
CCTT
4
CNH, HĐH Industrialization, modernization
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
5
CNXH
Socialism
Chủ nghĩa xã hội
6
ĐH
University
Đại học
7
ĐH, CĐ
University, College
Đại học, cao đẳng
8
GDĐH
Higher Education
Giáo dục đại học
9
GD-ĐT
Education – Training
Giáo dục – đào tạo
10
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
11
HSSV
Pupils, students
Học sinh, sinh viên
12
JICA
The Japan International
Cooperation Agency
Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật
Bản
13
KH-CN
Science – Technology
Khoa học – công nghệ
14
KTTT
Market economy
Kinh tế thị trƣờng
15
KT-XH
Socio-economic
Kinh tế - xã hội
16
NCKH
Scientific research
Nghiên cứu khoa học
17
NDF
Nordic Development Fund
Quỹ phát triển Bắc Âu
18
NSNN
State Budget
Ngân sách nhà nƣớc
19
ODA
Official Development Assistant
Viện trợ phát triển chính thức
20
OECD
Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế
21
UNDP
United Nations Development
Programme
Chƣơng trình phát triển của Liên
hiệp quốc
22
UNICEF
United Nations International
Children's Emergency Fund
Quỹ nhi đồng của Liên hiệp
quốc
23
TCH
Globalization
Tồn cầu hóa
24
XHH
Socialization
Xã hội hóa
25
XHCN
Socialism
Xã hội chủ nghĩa
26
UNESCO
United Uations Educational,
Scientific and Cultural
Tổ chức giáo dục, khoa học và
văn hóa của Liên hiệp quốc
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
BẢNG
TÊN BẢNG
TRANG
1
Bảng 2.1
Tỷ lệ chi của nhà nƣớc và ngƣời dân cho GDĐH
74
2
Bảng 2.2
Chi NSNN cho giáo dục
76
3
Bảng 2.3
Chi phí hàng năm cho giáo dục tính theo sức mua
77
tƣơng đƣơng
4
Bảng 2.4
Đầu tƣ ngoài NSNN cho các trƣờng ĐH, CĐ cơng lập
82
5
Bảng 2.5
Thống kê thu nhập bình qn của một số trƣờng ĐH,
86
CĐ
6
Bảng 2.6
Thống kê số giảng viên và trƣờng ĐH, CĐ Việt Nam
87
7
Bảng 2.7
Số giảng viên các trƣờng ĐH, CĐ phân theo trình độ
90
chun mơn
8
Bảng 2.8
Chỉ tiêu tuyển sinh và số thí sinh dự thi
91
9
Bảng 2.9
Quy mơ đào tạo ĐH, CĐ
92
10
Bảng 2.10
Số sinh viên/10000 dân năm 2005
94
11
Bảng 2.11
Tỷ lệ sinh viên/dân số trong độ tuổi từ 18-25 năm
95
2001 của một số nƣớc trên thế giới và Việt Nam
12
Bảng 2.12
Thu nhập bình quân đầu ngƣời một tháng theo giá
96
thực tế
13
Bảng 2.13
Số ngƣời đƣợc tuyển chọn và gửi đi đào tạo nƣớc
ngoài năm học 2008-2009
97
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh thế giới đang thực hiện bƣớc quá độ sang nền kinh tế tri thức
thì đội ngũ lao động có chun mơn, nghiệp vụ, trình độ cao về khoa học-cơng nghệ
(KH-CN) giữ vai trị quyết định. Để có đƣợc đội ngũ này, kinh nghiệm của các
nƣớc phát triển sớm cho thấy cần phải có một nền giáo dục phát triển, đặc biệt là
giáo dục đại học (GDĐH). Đó là bởi vì GDĐH có vai trị quyết định đến việc xây
dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh
tế-xã hội (KT-XH) ở mọi quốc gia.
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam dần chuyển đổi sang kinh
tế thị trƣờng (KTTT). Sự chuyển đổi này đem lại nhiều kết quả quan trọng, kinh tế
liên tục tăng trƣởng với tốc độ cao, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân
từng bƣớc đƣợc cải thiện...Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nƣớc đang phát
triển và thu nhập bình quân đầu ngƣời ở mức rất thấp, nguy cơ tụt hậu trong phát
triển KT-XH vẫn hiện hữu, tiềm lực về KH-CN cũng nhƣ sức cạnh tranh của nền
kinh tế trong hội nhập quốc tế đều thấp; năng lực tiếp cận nền kinh tế tri thức ở mức
rất hạn chế. Để phát triển bền vững, vƣợt qua đƣợc những khó khăn, thách thức trên
địi hỏi chúng ta phải có đƣợc đội ngũ lao động có chất lƣợng ngày càng cao. Yêu
cầu này chỉ có thể đƣợc đáp ứng bởi một nền GDĐH phát triển.
Những năm vừa qua Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc và nhân dân Việt
Nam đã rất nỗ lực trong cải cách, phát triển nền giáo dục-đào tạo (GD-ĐT) nói
chung, GDĐH nói riêng nhằm xây dựng đội ngũ lao động có trình độ, chuyên môn,
nghiệp vụ phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Sau 25 năm "đổi
mới" theo hƣớng KTTT, Việt Nam cũng đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định
trong phát triển GDĐH. Tuy nhiên, lĩnh vực GDĐH Việt Nam vẫn cịn tồn tại nhiều
khó khăn, bất cập và lạc hậu so với nền GDĐH của các nƣớc trong khu vực và trên
thế giới, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển nhanh của đất nƣớc. Do vậy, mở
rộng và nâng cao chất lƣợng GDĐH ở Việt Nam hiện nay là rất cấp bách. Thời gian
qua, đã có rất nhiều tìm tịi, thử nghiệm những cách thức khác nhau để phát triển
1
GDĐH, trong số đó giải pháp của thị trƣờng hay cơ chế thị trƣờng (CCTT) đã và
ngày càng đƣợc quan tâm, vận dụng. Một mặt, các giải pháp của thị trƣờng tạo điều
kiện mở rộng hệ thống GDĐH. Mặt khác, việc sử dụng giải pháp này sẽ tạo ra sức
ép đổi mới, buộc các cơ sở GDĐH phải nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa hình thức
đào tạo nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh thu hút học sinh, sinh viên(HSSV) cũng
nhƣ các nguồn lực để tồn tại và phát triển. Vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH
không chỉ tạo điều kiện cho việc huy động các nguồn lực của xã hội cho GDĐH mà
còn mở rộng cơ hội cho nhiều đối tƣợng khác nhau đƣợc học đại học (ĐH). Nhƣ
vậy, việc vận dụng CCTT phát triển GDĐH ở Việt Nam trở thành thiết yếu nhằm
phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH), phát triển KTTT và hội nhập kinh tế quốc tế.
Những năm vừa qua đã có những cơng trình khoa học nghiên cứu về vấn đề
này làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách của Nhà nƣớc đối với GDĐH và đã đạt
đƣợc một số kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tế việc nhận thức về những
tác động cả tích cực lẫn tiêu cực của CCTT đối với GDĐH cịn chƣa thấu đáo. Do
đó việc triển khai phát triển GDĐH trong nền KTTT định hƣớng xã hội chủ nghĩa
(XHCN) còn nhiều bất cập.
Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng nền KTTT định hƣớng XHCN, mở cửa
và hội nhập quốc tế trên nhiều phƣơng diện. Yêu cầu cấp thiết là phải xây dựng cho
đƣợc đội ngũ lao động chất lƣợng cao, đủ năng lực tham gia trên thị trƣờng lao
động quốc tế. Vì thế vận dụng CCTT để phát triển GDĐH là không thể tránh khỏi.
Ở đây vấn đề khơng cịn là tranh luận có nên vận dụng CCTT phát triển GDĐH hay
không. CCTT đã hiện diện trong GDĐH Việt Nam. Vấn đề đặt ra là nghiên cứu để
phát hiện ra những tác động tích cực cũng nhƣ tác động tiêu cực của CCTT trong
phát triển GDĐH, tìm kiếm các yếu tố tích cực của CCTT có thể vận dụng cho phát
triển GDĐH. Theo đó việc nghiên cứu đánh giá mang tính tồn diện về vấn đề vận
dụng CCTT trong phát triển GDĐH ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết. Mục tiêu
là tìm ra những yếu tố thị trƣờng thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển GDĐH từ đó
làm cơ sở cho việc đề xuất quan điểm và giải pháp vận dụng CCTT phát triển
2
GDĐH ở Việt Nam. Bởi vậy, việc nghiên cứu đề tài này mang tính cấp thiết cả về
lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về GDĐH, nhƣng nghiên cứu về việc vận
dụng CCTT phát triển GDĐH thì vẫn cịn tƣơng đối mới mẻ ở Việt Nam. Trong
những năm gần đây chủ đề này cũng đã đƣợc đề cập nhiều trong các bài phát biểu
của những ngƣời có liên quan và một số bài đăng trên các ấn phẩm, Websites,...
Một số hội thảo, buổi tọa đàm cũng đã đƣợc tổ chức với việc bàn về các khía cạnh
khác nhau có liên quan đến giáo dục trong nền KTTT. Ngồi ra cũng có một số
cơng trình nghiên cứu về GDĐH có liên quan đến KTTT.
- Trong bài viết " Mấy vấn đề về giáo dục trong CCTT định hướng XHCN ở
nước ta hiện nay", Bà Nguyễn Thị Bình- Ngun Phó Chủ tịch nƣớc đã đề cập đến
mối quan hệ giữa giáo dục với CCTT, giáo dục trong CCTT ở Việt Nam. Tác giả bày
tỏ quan điểm về phát triển giáo dục nói chung trong CCTT định hƣớng XHCN, trong
đó GDĐH chỉ đƣợc nêu ra với tƣ cách là một bộ phận trong tổng thể nền GD-ĐT.
- Năm 2005, ThS. Nguyễn Đông Hanh công bố Báo cáo tổng kết đề tài
nghiên cứu khoa học(NCKH) do Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc và Chƣơng trình giáo
dục chủ trì với nhan đề: “Phạm vi và đặc điểm biểu hiện CCTT trong giáo dục, đào
tạo ở Việt Nam”. Đề tài có một phạm vi nghiên cứu tƣơng đối rộng bao gồm toàn bộ
nền GD-ĐT của Việt Nam. Đề tài làm rõ một số các biểu hiện của CCTT trong các
hoạt động GD-ĐT từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp về phạm vi thực hiện
CCTT trong GD-ĐT nói chung. Ở đây biểu hiện của CCTT trong GDĐH có đƣợc
đề cập và nghiên cứu trong phạm vi hẹp chƣa mang tính hệ thống, chƣa mang tính
tồn diện và chƣa làm rõ tổng thể vấn đề về phát triển GDĐH trong CCTT, hay
CCTT trong phát triển GDĐH.
- Đề tài “Phát triển GDĐH Việt Nam trong CCTT” (2006) do GS.TSKH Đặng
Ứng Vận làm chủ nhiệm đã nghiên cứu trên một phạm vi rộng vấn đề phát triển
GDĐH đặt trong bối cảnh cơ chế KTTT. Các nội dung nghiên cứu của đề tài đặt trọng
tâm vào vấn đề phát triển GDĐH với nhiều giải pháp và theo hƣớng tổ chức một nền
GDĐH phù hợp với CCTT. Các quan điểm và giải pháp đƣợc đề xuất khơng mang tính
3
chủ động vận dụng CCTT phát triển GDĐH. Nhiệm vụ của đề tài là đánh giá tác động
của CCTT từ đó đề xuất giải pháp nói chung đề phát triển GDĐH trong CCTT. Đây
chƣa phải là nghiên cứu có tính chuyên sâu và chủ động trong việc đánh giá, đề xuất
giải pháp của thị trƣờng cho phát triển GDĐH Việt Nam.
- Quỹ Hồ bình và Phát triển Việt Nam và Ban Khoa giáo Trung ƣơng đã
phối hợp tổ chức hai cuộc toạ đàm khoa học “Giáo dục Việt Nam sau khi gia nhập
WTO”, một cuộc tại Hà nội ngày 21/4/2007 và một cuộc ở TP Hồ Chí Minh ngày
28/5/2007. Buổi tọa đàm này có mục đích làm rõ những thỏa thuận của Việt Nam
về GD-ĐT khi gia nhập WTO; xác định những cơ hội và thách thức của GD-ĐT
Việt Nam khi gia nhập tổ chức này. Vấn đề về mối quan hệ giữa GDĐH với CCTT
cũng đã đƣợc đề cập nhƣng khơng mang tính trực diện.
- Trong bài viết "Gia nhập WTO, cơ hội - thách thức và hành động của
chúng ta", Ơng Nguyễn Tấn Dũng- Thủ tƣớng chính phủ nƣớc Cộng hoà XHCN
Việt Nam đã khẳng định "chấp nhận CCTT trong đào tạo ĐH thuộc các ngành kỹ
thuật- công nghệ và dạy nghề ". Ở đây vấn đề CCTT và GDĐH đã đƣợc nhắc đến chỉ
với tƣ cách nhƣ là một bộ phận chịu tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO trong
bối cảnh phát triển KTTT. Tuy nhiên có thể thấy đây là một sự thừa nhận việc CCTT
đã hiện diện trong GDĐH ở Việt Nam. Mặt khác, khẳng định trên cũng cho thấy tính
chất bị động của việc vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH ở Việt Nam.
- Trong cuốn “Giáo dục và đào tạo- chìa khóa của sự phát triển ” do
TS.Đinh Văn Ân và Hồng Thu Hịa đồng chủ biên, xuất bản năm 2008, một số
khía cạnh của thị trƣờng GD-ĐT đã đƣợc đƣa ra phân tích: tình hình đổi mới cung
ứng dịch vụ giáo dục và đào tạo ở Việt Nam trong hơn 20 năm kể từ khi “đổi mới”,
vấn đề cạnh tranh giáo dục trên toàn cầu...Tuy nhiên những vấn đề trên cũng chỉ
đƣợc nghiên cứu ở mức độ rất hạn chế nhằm mục đích làm rõ hơn bối cảnh nền
GD-ĐT của Việt Nam.
- Năm 2008 GS.TS Mai Ngọc Cƣờng xuất bản cuốn “Tự chủ tài chính ở các
trƣờng ĐH cơng lập Việt Nam hiện nay ”. Cuốn sách phân tích và làm rõ những vấn
đề chung về tự chủ tài chính của các trƣờng ĐH trong điều kiện KTTT. Đánh giá
thực trạng tự chủ tài chính của các trƣờng ĐH cơng lập ở Việt Nam hiện nay; chỉ ra
những thành tựu, những hạn chế trong việc tạo lập các điều kiện thực hiện tự chủ tài
4
chính của các trƣờng ĐH cơng lập. Trên cơ sở đó, một số phƣơng hƣớng và giải
pháp cho việc xây dựng các điều kiện tự chủ tài chính trong các trƣờng ĐH công lập
đã đƣợc đề xuất và luận giải. Nhƣ vậy, ở một phạm vi nào đó, cơng trình này nghiên
cứu một khía cạnh nhất định của vấn đề vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH.
Tuy nhiên, đây chƣa phải là cơng trình nghiên cứu tồn diện về việc vận dụng
CCTT trong phát triển GDĐH ở Việt Nam.
Các công trình, bài viết, hội thảo khoa học nêu trên đã đề cập ở những khía
cạnh nhất định của việc vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH ở Việt Nam. Một
số nội dung cơ bản đƣợc đề cập nhƣ: vấn đề có hay khơng dịch vụ GDĐH, tính thiết
yếu phát triển GDĐH đáp ứng yêu cầu của KTTT. Ở một số cơng trình trên, các giải
pháp vĩ mơ đƣợc đƣa ra có tính đến sự tác động của CCTT đến giáo dục nói chung,
GDĐH nói riêng nhƣng hoặc là chƣa hồn tồn thốt khỏi tƣ duy kinh tế bao cấp
hoặc mới chỉ đề cập đến một mặt nào đó của vấn đề vận dụng CCTT phát triển
GDĐH. Nói cách khác, những cơng trình khoa học, bài viết và những cuộc hội thảo
này chƣa nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và trực tiếp về việc chủ động vận
dụng CCTT phát triển GDĐH ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn vận dụng CCTT trong
phát triển GDĐH và thực trạng vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH tại Việt
Nam. Trên cơ sở đó luận văn đề xuất quan điểm và luận giải một số giải pháp cơ
bản nhằm vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận chung về CCTT, những tác động của nó đến hoạt
động GDĐH và một số vấn đề về GDĐH trong CCTT
- Kinh nghiệm vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH ở một số nƣớc điển
hình trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng CCTT trong GDĐH Việt Nam.
- Đề xuất quan điểm cơ bản và một số giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng
CCTT trong phát triển GDĐH Việt Nam.
5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Dƣới góc độ kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu tác động của các quan hệ
thị trƣờng đến số lƣợng, chất lƣợng các dịch vụ GDĐH.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: luận văn nghiên cứu việc vận dụng CCTT trong GDĐH ở
Việt Nam
Về thời gian: luận văn nghiên cứu việc vận dụng CCTT trong phát triển
GDĐH ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; trên cơ sở
nghiên cứu các tài liệu thứ cấp và các nguồn khác nhau, đề tài sử dụng các phƣơng
pháp cụ thể sau: phƣơng pháp phân tích- tổng hợp, quy nạp- diễn dịch, thống kê-so
sánh, lôgic kết hợp với lịch sử.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về CCTT trong GDĐH.
- Đánh giá khách quan thực trạng vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH ở
Việt Nam.
- Đề xuất quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu vận dụng CCTT
phát triển GDĐH ở Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ
lục, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chương 1: Vận dụng CCTT trong phát triển phát triển GDĐH: cơ sở lý
luận và kinh nghiệm quốc tế
Chương 2: Thực trạng vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH ở Việt
Nam.
Chương 3: Một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu vận dụng
CCTT trong phát triển GDĐH ở Việt Nam.
6
CHƢƠNG 1
VẬN DỤNG CƠ CHẾ THỊ TRƢỜNG TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC-CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.1.Tổng quan CCTT
1.1.1. KTTT và CCTT
Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội lồi ngƣời cho thấy có hai kiểu tổ chức
KT-XH cơ bản đó là kinh tế tự nhiên(còn đƣợc gọi là kinh tế tự cung, tự cấp) và
kinh tế hàng hoá. Từ khi xuất hiện cho đến nay, kinh tế hàng hoá đã và đang trải
qua các hình thức cơ bản là kinh tế hàng hố giản đơn và KTTT. Hiện nay KTTT
cùng với cơ chế của nó là CCTT hiện diện và tồn tại phổ biến ở hầu khắp các nƣớc
trên thế giới, cùng với đó nó cũng hiện diện ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống
xã hội từ kinh tế đến văn hoá, giáo dục. Vậy KTTT và CCTT là gì?
1.1.1.1. Khái niệm KTTT
KTTT đƣợc hiểu là “trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hố, trong đó
tồn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường ”
[6], trong đó kinh tế hàng hố là kiểu tổ chức KT-XH mà ở đó ngƣời ta sản xuất ra
sản phẩm để trao đổi, để bán trên thị trƣờng. Còn thị trƣờng đƣợc hiểu là tổng hòa
những mối quan hệ mua- bán trong xã hội, đƣợc hình thành và phát triển trong
những điều kiện KT-XH nhất định.
Từ điển “Kinh tế học hiện đại ” định nghĩa KTTT là “một kiểu tổ chức kinh
tế trong đó các quyết định về việc phân bổ các nguồn lực sản xuất và phân phối sản
phẩm được đưa ra trên cơ sở thỏa thuận tình nguyện về giá cả giữa nhà sản xuất và
khách hàng; người lao động và người sử dụng lao động ” [26]
Trong khi đó, “Đại từ điển KTTT ” cũng đƣa ra một định nghĩa về CCTT “là
phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường hình thành do trao đổi và lưu thơng
hàng hóa làm người phân phối tài nguyên chủ yếu, lấy lợi ích vật chất cung-cầu thị
trường và mua bán giữa hai bên làm cơ chế khuyến khích hoạt động kinh tế và
phương thức vận hành kinh tế ” [16]
7
Cũng có thể hiểu KTTT là kiểu tổ chức KT-XH, trong đó các hoạt động kinh
tế gắn chặt với nhau và với thị trƣờng. Lực lƣợng sản xuất xã hội ngày càng phát
triển, trình độ phân cơng lao động xã hội ngày càng cao thì các quan hệ kinh tế và
thị trƣờng cũng ngày càng đƣợc mở rộng và trở nên phức tạp. Hệ thống thị trƣờng
quốc gia trở nên thống nhất, thông suốt và gắn kết chặt chẽ hơn với thị trƣờng thế
giới. Các doanh nghiệp và các nền kinh tế lệ thuộc vào nhau chặt chẽ hơn, cả “đầu
vào ”, “đầu ra ” và nhìn chung, cả ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng đều đƣợc
hƣởng lợi từ sự lệ thuộc đó. Vì thế, mặc dù trong lịch sử đã từng xuất hiện những
lực lƣợng phản đối KTTT nhƣng với tƣ cách quy luật phát triển tất yếu, ngày nay,
KTTT đã phát triển và phổ biến trên phạm vi toàn thế giới.
Trong nền KTTT, các hoạt động kinh tế vận hành theo cơ chế, nguyên tắc
riêng, gọi là CCTT và đặc trƣng chung của các nền kinh tế vận hành theo CCTT
thƣờng bao gồm:
Một là, Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất,
kinh doanh. Việc sản xuất cái gì, sản xuất nhƣ thế nào và sản xuất cho ai, bằng
phƣơng tiện gì là do tự bản thân mỗi chủ thể kinh tế chứ không phải do nhà nƣớc
chi phối nhƣ trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
Hai là, giá cả do thị trƣờng quyết định, hệ thống thị trƣờng đƣợc hình thành
và phát triển đầy đủ, nó có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực
kinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Trong nền KTTT cơ sở
định giá cho sản phẩm hàng hóa và dịch vụ là các yếu tố thị trƣờng: giá trị, cungcầu, cạnh tranh…. Điều này hoàn toàn khác với cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, nơi mà giá cả hàng hóa đƣợc ấn định bởi yếu tố mang đầy tính chủ quan là
nhà nƣớc.
Ba là, nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của KTTT nhƣ quy
luật giá trị, cung-cầu, cạnh tranh…Sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ
chế tự điều tiết của nền kinh tế. Việc phân bổ nguồn lực, mở rộng hay thu hẹp một
ngành nghề sản xuất nào đó là do sự chi phối bởi các quy luật trên thơng qua tín
hiệu giá cả thị trƣờng.
8
Bốn là, nếu là nền KTTT hiện đại thì cịn có sự điều tiết vĩ mơ của nhà nƣớc
thơng qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hóa, các chính sách…Lịch sử phát triển
KTTT trên thế giới đã cho thấy, CCTT mang tính hai mặt vừa có ƣu điểm lại vừa có
khuyết tật. Để phát huy ƣu điểm, sửa chữa thất bại, khuyết tật của CCTT, các nhà
nƣớc đã tích cực can thiệp từ gián tiếp cho đến trực tiếp vào nền KT-XH.
1.1.1.2. Khái niệm CCTT
“CCTT là cơ chế tự điều tiết của nền KTTT do sự tác động của các quy luật
vốn có của nó. Nói một cách cụ thể hơn, CCTT là hệ thống hữu cơ của những sự
thích ứng lẫn nhau, tự điều tiết lẫn nhau của các yếu tố giá cả, cung-cầu, cạnh
tranh… trực tiếp phát huy tác dụng trên thị trường để điều tiết nền KTTT ” [6].
Nhƣ vậy, CCTT là cơ chế điều tiết, vận hành nền kinh tế thông qua sự biến
động của giá cả thị trƣờng, sự cạnh tranh của các chủ thể thị trƣờng đối với lợi ích
của mình và sự biến đổi của quan hệ cung-cầu sản xuất. CCTT chính là cơ chế mà
các quy luật KTTT nhƣ: quy luật giá trị, quy luật cung-cầu, quy luật cạnh tranh, …
phát sinh tác dụng điều tiết. Xét từ chiều ngang, CCTT chủ yếu gồm có cơ chế giá
cả, cơ chế cung-cầu, cơ chế cạnh tranh, cơ chế rủi ro. Những cơ chế này có liên hệ
với nhau, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau. Nói một cách tổng thể, cơ chế giá
cả là trung tâm, nó là hình thức biểu hiện và hình thức tác động cụ thể của quy luật
giá trị. Sự biến động của giá cả tất nhiên sẽ gây ra sự biến động của cung-cầu, đồng
thời dẫn đến cạnh tranh và rủi ro; ngƣợc lại sự biến đổi của cung-cầu lại gây ra hiện
tƣợng giá cả lên xuống, từ đó dẫn đến cạnh tranh và rủi ro. Cạnh tranh trong ngành
đã thúc đẩy khiến cho các yếu tố sản xuất đƣợc phân bổ vào những đơn vị kinh tế
có năng suất lao động cao, hiệu quả và lợi ích kinh tế tốt, thực hiện sự phân bổ hợp
lý tài nguyên cả ở tầm vi mô. Cạnh tranh giữa các ngành đã thúc đẩy khiến cho các
yếu tố sản xuất chuyển dịch vào các ngành sản xuất còn thiếu hụt, thực hiện sự phân
bổ hợp lý các tài nguyên ở tầm vĩ mô. Xét từ chiều dọc, CCTT gồm có CCTT
chung và CCTT cụ thể. CCTT chung là chỉ CCTT tồn tại và phát sinh tác dụng ở
bất kỳ thị trƣờng nào. Nhƣ ở các thị trƣờng hàng hóa, thị trƣờng tín dụng tiền tệ, thị
trƣờng sức lao động… thì cơ chế giá cả, cơ chế cung cầu, cơ chế cạnh tranh và cơ
9
chế rủi ro đều phát huy tác dụng. CCTT cụ thể là chỉ CCTT riêng có và phát huy tác
dụng độc đáo ở trên các thị trƣờng. Nhƣ cơ chế lãi suất của thị trƣờng tài chính, tiền
tệ; cơ chế tỷ giá hối đoái của thị trƣờng ngoại hối; cơ chế tiền lƣơng của thị trƣờng
sức lao động…
1.1.2. Các quy luật của CCTT
Từ việc phân tích khái niệm CCTT có thể thấy nó là sự thống nhất, tác động
qua lại, quy định lẫn nhau của các quy luật và cơ chế chủ yếu: quy luật giá trị, cơ
chế giá cả, cơ chế cung-cầu và cơ chế cạnh tranh
1.1.2.1. Quy luật giá trị và cơ chế giá cả
Theo lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin thì quy luật giá trị là quy luật kinh tế
căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa
thì ở đó có sự tồn tại và hoạt động quy luật giá trị. Trong nền kinh tế hàng hóa nói
chung, KTTT nói riêng, quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa
phải dựa trên hao phí thời gian lao động xã hội cần thiết, tức là dựa trên cơ sở giá
trị. Yêu cầu này của quy luật giá trị giống nhƣ là cơ chế “bàn tay vơ hình ” đã dẫn
dắt và chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế trong nền KTTT. Quy luật giá trị
là trừu tƣợng, sự hoạt động của nó đƣợc thực hiện và thể hiện thơng qua sự vận
động của giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trƣờng.
Giá cả hàng hóa đƣợc xác định là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị
hàng hóa, nó ln ln vận động lên xuống xoay quanh cơ sở giá trị của nó do sự
tác động thƣờng xuyên của các yếu tố luôn thay đổi là cung-cầu, cạnh tranh, giá trị
hay sức mua của tiền…Tƣơng tự, giá cả thị trƣờng đƣợc hiểu là hình thức biểu hiện
bằng tiền của giá trị thị trƣờng; giá cả thị trƣờng là phạm trù trung tâm, là sự biểu
hiện tập trung cũng nhƣ là tín hiệu của CCTT. Ở đây, giá cả thị trƣờng của hàng hóa
có các chức năng cơ bản là: thông tin cho các chủ thể kinh tế, thúc đẩy tiến bộ kỹ
thuật, phân bổ các nguồn lực kinh tế…
Sự hoạt động của quy luật giá trị thông qua cơ chế giá cả thị trƣờng đã làm
phát sinh các tác động cơ bản sau đây:
10
- Quy luật giá trị thực hiện điều tiết tự phát sản xuất và lƣu thơng hàng hóa.
Điều đó có nghĩa là trong nền KTTT ở một hoàn cảnh nhất định quy mô sản xuất và
lƣu thông sẽ luôn luôn thay đổi do sự hoạt động của quy luật giá trị.
- Quy luật giá trị kích thích các chủ thể kinh tế cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa
sản xuất từ đó tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Trong nền KTTT,
các chủ thể sản xuất, kinh doanh thƣờng có sự khác nhau về điều kiện sản xuất và
cung ứng do đó khác nhau về chi phí và giá trị cá biệt, nhƣng khi bán sản phẩm thì
chỉ có thể bán theo giá mà thị trƣờng chấp nhận, tức là giá cả dựa trên cơ sở giá trị
xã hội của hàng hóa. Vì thế các chủ thể kinh tế không ngừng cạnh tranh nhau bằng
cách cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để hạ thấp chi phí cá biệt cho phù hợp
với giá trị xã hội của hàng hóa và kết quả là sản xuất phát triển.
- Quy luật giá trị thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa những chủ thể
kinh tế. Một mặt, dƣới sự chi phối của quy luật giá trị, các chủ thể sản xuất kinh
doanh hiệu quả, có chi phí cá biệt thấp phù hợp với chi phí xã hội sẽ tiếp tục tồn tại
và phát triển. Mặt khác, những chủ thể kinh tế không đáp ứng đƣợc yêu cầu của quy
luật giá trị sẽ bị đào thải. Nhƣ vậy rõ ràng quy luật giá trị có tác dụng bình tuyển cái
tiến bộ, kích thích các yếu tố tích cực phát triển đồng thời đào thải cái lạc hậu, yếu
kém từ đó làm cho nền kinh tế phát triển ngày càng lành mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh
ƣu điểm này thì quy luật giá trị cịn đem lại tác động khơng mong muốn cho con
ngƣời đó là sự phân hóa giàu nghèo, phân chia xã hội thành giai cấp, tầng lớp xã hội
khác nhau, ngƣời có của, ngƣời khơng có của phải đi làm thuê và bị bóc lột…
1.1.2.2. Quy luật cung -cầu
Trong nền KTTT, cung và cầu là những lực lƣợng hoạt động trên thị trƣờng.
Cầu đƣợc hiểu là nhu cầu của xã hội về hàng hóa đƣợc biểu hiện trên thị trƣờng ở
một mức giá nhất định, nó bị giới hạn bởi khả năng thanh tốn của dân cƣ cũng nhƣ
một số yếu tố khác. Nói cách khác, cầu là lƣợng một mặt hàng mà ngƣời mua muốn
mua ở mức giá nhất định. Những yếu tố ảnh hƣởng đến cầu gồm có thu nhập của
ngƣời tiêu dùng, quy mơ thị trƣờng, giá cả, tình trạng các hàng hóa khác, khẩu vị
11
hay sở thích của ngƣời tiêu dùng, trong đó thu nhập của ngƣời tiêu dùng là quan
trọng nhất.
Cung đƣợc hiểu là tồn bộ hàng hóa có trên thị trƣờng và có thể đƣa đến
ngay thị trƣờng ở một mức giá nhất định. Nói cụ thể hơn, cung là lƣợng một mặt
hàng mà ngƣời bán muốn ở mức giá nhất định. Những yếu tố ảnh hƣởng đến cung
là chi phí sản xuất, giá cả, khả năng sản xuất và tình trạng hàng hóa khác, trong đó
chi phí là yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến cung.
Giữa cung và cầu tồn tại mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau;
sự tác động qua lại giữa cung và cầu hình thành nên giá cả cân bằng hay giá cả thị
trƣờng của hàng hóa, dịch vụ, giá cả này khơng thể đạt đƣợc ngay, mà phải trải qua
một thời gian dao động quanh vị trí cân bằng.
Tƣơng quan cung-cầu trong nền kinh tế có các chức năng sau:
- Tƣơng quan cung-cầu chỉ rõ sản xuất xã hội đƣợc phát triển cân đối đến
mức độ nào. Bất kỳ một sự mất cân đối nào trong sản xuất đều đƣợc phản ánh vào
trong tƣơng quan cung-cầu.
- Tƣơng quan cung-cầu điều chỉnh giá cả thị trƣờng, chính xác hơn là điều
chỉnh độ chênh lệch giữa giá cả thị trƣờng với giá trị thị trƣờng. Sự biến đổi của
tƣơng quan cung-cầu sẽ dẫn đến sự lên xuống của giá cả thị trƣờng, ngƣợc lại, giá
cả cũng ảnh hƣởng trở lại đối với cung và cầu. Cầu biến đổi ngƣợc chiều với giá cả
thị trƣờng và cùng chiều với thu nhập còn cung biến đổi cùng chiều với giá cả đầu
ra nhƣng cũng biến đổi ngƣợc chiều với giá cả đầu vào.
- Khi hƣớng tới trạng thái cân bằng, cung và cầu tạo khả năng khôi phục
những cân đối đã bị phá hoại trong nền kinh tế. Sự cân bằng cung-cầu chỉ là tạm
thời, sự khơng cân bằng mới là thƣờng xun. Đó chính là kết quả của sự tác động
qua lại thƣờng xuyên giữa giá cả, cung, cầu.
- Cung và cầu bảo đảm mối liên hệ giữa khâu đầu và khâu cuối của quá trình
tái sản xuất, tức là mối quan hệ giữa sản xuất với tiêu dùng; đồng thời quan hệ cung
và cầu cịn biểu hiện quan hệ về lợi ích giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng,
giữa ngƣời bán và ngƣời mua.
12
1.1.2.3. Quy luật cạnh tranh
Canh tranh đƣợc hiểu là sự ganh đua, sự đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế
nhằm giành giật lợi ích nhiều nhất cho mình trong sản xuất, cung ứng và tiêu dùng.
Cạnh tranh là hiện tƣợng gắn liền với KTTT và là đặc trƣng của CCTT. Trong nền
KTTT, sự đa dạng hóa sở hữu đã làm cho các chủ thể có sự tách biệt về kinh tế, có
tính độc lập và vì thế cạnh tranh giữa họ là tất yếu. Đối với nền kinh tế không phải
là KTTT, chẳng hạn trong kinh tế tự nhiên hoặc kinh tế kế hoạch hóa tập trung, cơ
sở cho cạnh tranh khơng có hoặc bị thủ tiêu và vì vậy động lực cạnh tranh cho sự
phát triển gần nhƣ khơng có. Cạnh tranh đƣợc xem nhƣ là một trong những động
lực cho sự phát triển, bởi vì cạnh tranh thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản
xuất, tích cực áp dụng tiến bộ KH-CN, giảm chí phí và hạ giá thành sản xuất, tăng
năng xuất lao động và phát triển lực lƣợng sản xuất. Cạnh tranh thúc đẩy các chủ
thể trong xã hội nói chung cũng nhƣ trong lĩnh vực kinh tế nói riêng phải khơng
ngừng tiến bộ nhằm thắng trong cạnh tranh. Đi liền với cạnh tranh là sự đào thải,
cạnh tranh luôn mang đến kết quả là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nào có chiến
lƣợc kinh doanh đúng đắn, hiệu quả, sẽ tiếp tục bứt phá vƣơn lên; doanh nghiệp,
chủ thể kinh tế nào không trụ đƣợc sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi; trên thị trƣờng sẽ
ngày càng có nhiều doanh nghiệp “khỏe khoắn ”, những chủ thể hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên, ở đây cũng cần thống nhất là bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh
cũng thƣờng kéo theo những hiện tƣợng tiêu cực gây tổn hại lợi ích, lãng phí nguồn
lực của xã hội,...
1.1.3. Ưu điểm và khuyết tật của CCTTT
1.1.3.1. Ƣu điểm của CCTT
Từ sự phân tích trên đây có thể thấy CCTT có những ƣu điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, CCTT rất năng động và linh hoạt. Trong nền kinh tế vận hành theo
CCTT, có cầu ắt có cung, bất kỳ nhu cầu nào xuất hiện, dù là nhu cầu cho sản xuất
hay cho đời sống, CCTT sẽ hƣớng tới đáp ứng nhu cầu đó một cách nhanh nhất.
Những thay đổi trong cung-cầu đƣợc phản ánh ở giá cả; khi giá cả thay đổi lập tức
13
tác động đến cung-cầu. Ƣu điểm này thúc đẩy sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch
vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Sự điều tiết của CCTT rất linh hoạt, mềm
dẻo và uyển chuyển. Thông qua tín hiệu giá cả thị trƣờng, CCTT sẽ dẫn dắt các chủ
thể của nền kinh tế nhận biết, phản ứng và đƣa ra quyết định cung ứng hay tiêu thụ
một cách tức thời.
Thứ hai, Trong CCTT, các nguồn lực của nền kinh tế sẽ đƣợc sử dụng hiệu
quả. Dƣới sự tác động của các quy luật thị trƣờng, các nguồn lực sẽ đƣợc đƣa đến
sử dụng ở nơi nào có hiệu quả hơn. Trong đó các chủ thể của nền kinh tế phải
khơng ngừng tìm tịi nâng cao chất lƣợng hoạt động đáp ứng yêu cầu của các quy
luật thị trƣờng từ đó làm cho nguồn lực xã hội đƣợc sử dụng hợp lý hơn.
Thứ ba, CCTT gắn với cạnh tranh, lợi nhuận sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho
sự phát triển KT-XH. Theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đã thúc đẩy các chủ
thể kinh tế cạnh tranh nhau mạnh mẽ từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, đáp ứng
nhu cầu xã hội ngày càng tốt hơn.
Thứ tư, CCTT loại bỏ đƣợc nhanh chóng những nhân tố lạc hậu, khơng hiệu
quả; đồng thời khuyến khích đƣợc các nhân tố tích cực, hiệu quả. Đó là do sự tác
động của các quy luật thị trƣờng. Các quy luật này sàng lọc, loại bỏ không thƣơng
tiếc những nhân tố lạc hậu, không hiệu quả; tạo điều kiện cho nhân tố hiệu quả ngày
càng mở rộng và phát trỉển.
Thứ năm, trong CCTT, sự tác động của các quy luật thị trƣờng sẽ dẫn đến sự
thích ứng tự phát giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa cung ứng và tiêu thụ.
Nhƣ vậy, việc sử dụng CCTT trong phát triển KT-XH khơng chỉ là một tất
yếu mà cịn đem lại nhiều lợi ích to lớn.
1.1.3.2. Khuyết tật của CCTT
Bên cạnh những ƣu điểm, sự hoạt động của CCTT cũng mang lại một số
khuyết tật, đó là:
- CCTT có tính tự phát rất cao. Trong nền kinh tế vận hành theo CCTT, các
chủ thể kinh tế tự do theo đuổi mục tiêu lợi nhuận tối đa. Việc theo đuổi mục tiêu
lợi nhuận có thể khiến cho các chủ thể trong nền kinh tế tập trung quá nhiều vào
14
việc sản xuất, cung ứng một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó. Chính vì vậy, trong hồn
cảnh nhất định có thể xảy ra việc sản xuất và cung ứng thừa hàng hóa, dịch vụ so
với cầu, từ đó gây lãng phí nguồn lực của xã hội. Nền kinh tế vận hành theo CCTT
ln tiềm ẩn tính bất ổn định, thể hiện trong thất nghiệp, lạm phát, mất cân đối cán
cân thanh tốn và những rủi ro có thể dẫn tới khủng hoảng kinh tế.
- Trong CCTT, việc theo đuổi lợi nhuận tối đa cũng có thể dẫn đến cạnh
tranh khơng lành mạnh, sử dụng tài ngun lãng phí, gây ô nhiễm môi trƣờng sinh
thái, nảy sinh những tiêu cực xã hội: làm hàng giả, hàng kém chất lƣợng…từ đó gây
tổn hại cho xã hội về nhiều phƣơng diện.
- Nếu chỉ có CCTT hoạt động thì việc sản xuất và cung ứng hàng hóa cơng
cộng là rất khó khăn thậm chí là khơng thực hiện đƣợc. Đó là bởi vì hàng hóa cơng
cộng có đặc điểm là khơng có tính loại trừ cũng nhƣ khơng có tính cạnh tranh về
mặt tiêu dùng. Trong khi đó những hàng hóa cơng cộng nhƣ: đƣờng sá, cầu, cống,
dịch vụ an ninh quốc phòng... lại rất cần thiết cho xã hội.
- CCTT sẽ dẫn đến phân hóa giàu nghèo, gia tăng bất cơng, bất bình đẳng
trong xã hội… Sự tác động của quy luật của thị trƣờng sẽ làm xuất hiện những
ngƣời giàu và ngày càng giàu thêm, đồng thời cũng làm xuất hiện những ngƣời
nghèo. Trong KTTT chỉ những ngƣời có tiền mới đƣợc hƣởng hàng hóa và dịch vụ.
Những ngƣời nghèo khơng có tiền phải sống trong cảnh nghèo nàn, thiếu thốn.
1.1.4. Vai trò của nhà nước trong phát huy ưu điểm và sửa chữa thất bại
của CCTT
Từ sự phân tích ƣu điểm và khuyết tật của CCTT cũng nhƣ xuất phát từ thực
tế lịch sử phát triển KTTT trên thế giới đã cho thấy thị trƣờng hoạt động tự do
khơng có sự kiểm soát và điều tiết của nhà nƣớc là khơng hồn tồn hiệu quả. Cũng
vì thế vai trị của nhà nƣớc là không thể thiếu đƣợc trong các nền KTTT. Tuy nhiên
vai trò của nhà nƣớc đối với nền KTTT đến đâu là khác nhau ở những nƣớc có điều
kiện lịch sử cụ thể khác nhau. Việc tuyệt đối hóa vai trị của nhà nƣớc trong nền
15
kinh tế cũng không phải là giải pháp nên lựa chọn, bởi lịch sử của các nƣớc trong hệ
thống XHCN cũ đã cho thấy hậu quả của nó.
Trong nền KTTT, vai trị kiểm sốt và điều tiết của nhà nƣớc là nhằm đạt
đƣợc mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô thông qua tạo điều
kiện và phát huy những ƣu điểm của CCTT; đồng thời sửa chữa thất bại của thị
trƣờng, hạn chế rủi ro gây ra khủng hoảng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội,
bảo vệ môi trƣờng và phát triển con ngƣời.
1.2. GDĐH trong CCTT
1.2.1. Những vấn đề chung về GDĐH
a/ GDĐH
Trên thế giới, sinh viên phải mất ít nhất 3 năm, thƣờng là 4 năm hoặc hơn
nữa để có thể hồn thành chƣơng trình học và lấy đƣợc một bằng cấp ĐH. Ở nhiều
nƣớc để có thể lấy đƣợc bằng ĐH, sinh viên cần phải theo học các khóa học để có
đƣợc kiến thức lý luận, phải thực hành để có đƣợc các kinh nghiệm làm việc trong
các lĩnh vực chun mơn; sinh viên cịn phải đƣợc rèn luyện trong mơi trƣờng
nghiên cứu và thực nghiệm để có đƣợc kĩ năng NCKH. Ở Việt Nam, Điều 4, Luật
Giáo dục năm 2005 ghi rõ: “GDĐH và sau ĐH (sau đây gọi chung là GDĐH) đào
tạo trình độ cao đẳng, trình độ ĐH, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ ”. Trong khuôn
khổ luận văn này, GDĐH đƣợc hiểu theo Luật giáo dục 2005 của Việt Nam nghĩa là
bao gồm các trình độ đào tạo cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Các trƣờng đại
học, cao đẳng (ĐH, CĐ) đƣợc hiểu là trƣờng ĐH hay cơ sở GDĐH và ngƣợc lại.
Về chức năng, GDĐH chuẩn bị cho sinh viên làm việc trong một thế giới nối
kết, liên thông và tồn cầu hóa (TCH). Các trƣờng ĐH đóng một vai trò to lớn trong
việc truyền bá và phát triển tri thức. Bên cạnh chức năng truyền thụ kiến thức, một
trong những đặc trƣng quan trọng nhất của trƣờng ĐH là kết hợp đƣợc việc giảng
dạy và nghiên cứu.
16
Tuy nhiên, trƣờng ĐH không phải là một trung tâm nghiên cứu, cũng nhƣ
không phải một trƣờng dạy nghề đơn giản. Trƣờng ĐH đƣợc hiểu là nơi mà ở đó
các giảng viên trang bị những kiến thức cơ bản, hệ thống theo những chuẩn mực
nhất định mà một ngành nghề nhất định đòi hỏi. Đồng thời trƣờng ĐH cũng là nơi
các giảng viên chia sẻ các kết quả nghiên cứu của mình với sinh viên, giới thiệu các
thành tựu nghiên cứu cho sinh viên và tổ chức cho sinh viên làm các nghiên cứu
mới. Trƣờng ĐH cũng luôn tham gia vào các dịch vụ xã hội, kết nối với các doanh
nghiệp, với thị trƣờng lao động trong quá trình đào tạo, nghiên cứu và cung ứng
nguồn nhân lực. Trƣờng ĐH ln có quan hệ quốc tế rộng rãi. Tính tự chủ của các
trƣờng ĐH rất cao. Đây là những đặc thù rất riêng của nó khiến GDĐH khác hẳn
giáo dục phổ thông.
b/ Sứ mạng và mục tiêu của GDĐH
Sứ mạng trong GDĐH đƣợc hiểu nhƣ hƣớng phát triển mà trƣờng ĐH mong
muốn đạt đƣợc trong quá trình phát triển của mình; mục đích cũng nhƣ mục tiêu
trong GDĐH chính là việc cụ thể hóa sứ mạng đó. Ở đây, mục đích thƣờng là tuyên
bố về các mong đợi từ phía các cơ sở GDĐH, đƣợc viết ra trong các thuật ngữ
chung và khơng có các tiêu chí để đạt đƣợc. Trong khi đó, mục tiêu thƣờng là một
tuyên bố về việc thực hiện cần phải đƣợc hoàn thành, xuất phát từ một mục đích
giáo dục và đƣợc viết ra bằng các thuật ngữ có thể đo lƣờng và quan sát đƣợc. Các
mục tiêu thƣờng đƣợc tập trung vào ba lĩnh vực: kiến thức chuyên môn, kỹ năng và
thái độ. Cả ba lĩnh vực này đều liên quan đến ba nhiệm vụ cơ bản của GDĐH là:
đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao; NCKH và chuyển giao cơng nghệ, tham gia
các dịch vụ xã hội theo đặc thù riêng.
1.2.2. Đặc điểm GDĐH trong CCTT
GDĐH đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử. Nó tồn tại, phát triển trong
những mơi trƣờng, thể chế kinh tế khác nhau. Trong những điều kiện KT-XH khác
nhau, GDĐH mang những đặc điểm khác nhau gắn với thể chế kinh tế hay cơ chế
17
kinh tế mà chúng tồn tại. Trong cơ chế KTTT và cùng với sự phát triển của KTTT,
GDĐH có một số đặc điểm cơ bản sau:
a/ Trong CCTT, dịch vụ GDĐH trở thành hàng hóa
Trong các nền kinh tế khơng phải là KTTT, chẳng hạn trong cơ chế kinh tế
kế hoạch hóa tập trung ở Liên Xơ cũ, Việt Nam, Trung Quốc trƣớc đây, GDĐH do
nhà nƣớc tổ chức thành lập và quản lý, cấp kinh phí, bố trí nhân sự, sinh viên đi học
khơng phải đóng học phí, thậm chí cịn đƣợc cấp kinh phí sinh hoạt, sinh viên ra
trƣờng đƣợc nhà nƣớc bố trí cơng tác… thì sản phẩm của GDĐH khơng thể là hàng
hóa và cũng khơng có thƣơng mại hóa đối với các sản phẩm của GDĐH.
Để xác định tính chất hàng hóa của dịch vụ GDĐH trƣớc hết cần xuất phát từ
quan niệm hàng hóa của C.Mác. “Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa
mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau”[6]. Theo định
nghĩa này, một sản phẩm đƣợc coi là hàng hóa khi: nó là sản phẩm của lao động, có
thể thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời; đƣợc làm ra để trao đổi, để bán. Tiếp đến
chúng ta cần xem xét quan điểm của các nhà kinh tế học về dịch vụ; cũng giống nhƣ
hàng hóa, dịch vụ là kết quả của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
ngƣời và dùng để trao đổi với nhau. Nhƣng khác với hàng hóa có tính vật chất, dịch
vụ mang tính phi vật chất. Đối với dịch vụ, sản xuất và tiêu dùng luôn xảy ra đồng
thời tại cùng một thời điểm, trong cùng một không gian; sản xuất và tiêu dùng dịch
vụ là khơng thể tách rời. Q trình tƣơng tác giữa ngƣời mua và ngƣời bán dịch vụ
vừa là quá trình sản xuất lại vừa là quá trình tiêu dùng; dịch vụ là thứ khơng có chất
lƣợng đồng nhất giữa những lần sản xuất và tiêu dùng khác nhau; dịch vụ không thể
thấy trƣớc khi tiêu dùng; dịch vụ khơng thể lƣu trữ nhƣ hàng hóa vật chất; dịch vụ
bao gồm dịch vụ công cộng và dịch vụ cá nhân.
Nhƣ vậy đối chiếu với quan niệm trên về hàng hóa, dịch vụ, rõ ràng trong
CCTT, ở một phạm vi tƣơng đối phổ biến, sản phẩm của hoạt động GDĐH là một
loại dịch vụ đƣợc sản xuất ra bởi lao động sƣ phạm không phải để phục vụ cho bản
thân họ mà nhằm để bán (thu học phí- dù là với những mức độ khác nhau) do đó nó
là một loại hàng hóa. Nó là kết quả lao động xã hội đã đƣợc phân cơng, nó cũng có
18
giá trị sử dụng và giá trị. Có thể hiểu dịch vụ GDĐH là các hoạt động GD-ĐT ở bậc
ĐH do cá nhân hay tổ chức (cơ sở GDĐH) thực hiện cung ứng cho mọi ngƣời thông
qua trao đổi, mua bán. Hơn nữa sản phẩm của GDĐH cũng đƣợc xem là một loại
dịch vụ, nằm trong danh mục 12 loại dịch vụ của GATS.
Tuy nhiên, dịch vụ GDĐH đƣợc xem là một loại dịch vụ công không thuần
túy. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học, dịch vụ công cộng là loại dịch vụ mà
các thành viên trong xã hội có thể sử dụng chung với nhau, việc sử dụng của ngƣời
này không ảnh hƣởng đáng kể đến việc sử dụng của ngƣời khác. Dịch vụ công cộng
phân biệt với dịch vụ cá nhân ở tính khơng cạnh tranh và tính khơng có khả năng
loại trừ về mặt tiêu dùng. GDĐH là dịch vụ công không thuần túy là bởi vì tính
cạnh tranh trong việc sử dụng dịch vụ này không cao: việc tăng thêm ngƣời sử dụng
dịch vụ này không làm mất đi cơ hội sử dụng của ngƣời khác. Tính khơng thuần túy
thể hiện ở chỗ chi phí cận biên cho việc cung ứng dịch vụ này không phải lúc nào
cũng bằng không. Hơn nữa, GDĐH đem lại lợi ích khơng chỉ cho cá nhân mà cịn
cho xã hội, lợi ích này nhiều khi cịn lớn hơn cả lợi ích cá nhân. Xét về khả năng
loại trừ thì ở đây, việc loại trừ cá nhân nào đó ra khỏi việc sử dụng dịch vụ này là
không quá khó khăn. Do đó, với tƣ cách là dịch vụ cơng khơng thuần túy thì việc
cung ứng ở đây khơng nhất thiết chỉ có nhà nƣớc, tƣ nhân cũng có thể tham gia
cung ứng, tức là có thể có sự hoạt động của thị trƣờng trong GDĐH.
Thực tế trong nền KTTT, ngƣời học phải nộp học phí học ĐH tƣơng tự nhƣ
ngƣời mua trả tiền cho ngƣời bán, mặc dù trong GDĐH khoản tiền mà ngƣời học
phải nộp thƣờng thấp hơn chi phí cho việc tạo ra các dịch vụ mà họ đã tiêu dùng. Sự
xuất hiện của cơ sở GDĐH ngồi cơng lập là tất yếu. Sự tồn tại của những cơ sở này
đòi hỏi trƣớc hết phải bù đắp đƣợc các chi phí. Do đó ngƣời học phải trả các chi phí
đó là tất yếu. Nhƣ vậy, vấn đề sở hữu trong GDĐH đã có sự đa dạng hóa, các
trƣờng ngồi cơng lập vận hành bằng nguồn tài chính khơng phải từ ngân sách nhà
nƣớc(NSNN) mà là từ xã hội, từ ngƣời học, từ doanh nghiệp, từ hợp đồng hợp tác
nghiên cứu và đào tạo. Điều đó cho thấy trong CCTT ở một phạm vi nhất định đã
xuất hiện thƣơng mại hóa GDĐH và dịch vụ GDĐH đƣợc xem nhƣ là một loại hàng
19