Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre Luận văn ThS. Kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 106 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


PHAN VĂN THẠCH





PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ








HÀ NỘI - 2009

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch 6
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch. 6
1.1.1. Các quan niệm về du lịch, sản phẩm du lịch, thị
trường du lịch và loại hình du lịch. 6
1.1.2. Vai trò của du lịch 14
1.2. Cơ sở thực tiễn 18
1.2.1. Một số xu hướng phát triển du lịch thế giới 18
1.2.2. Du lịch Việt Nam và kinh nghiệm du lịch ở một số
tỉnh, thành của Việt Nam 21
Chƣơng 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Bến
Tre 32
2.1. Tiềm năng du lịch Bến Tre 32
2.1.1. Vị trí địa lý 32
2.1.2. Tài nguyên du lịch 32
2.2. Thực trạng phát triển du lịch trong những năm qua 40
2.2.1. Việc đa dạng hóa các hình thức sở hữu, loại hình du
lịch, tổ chức quản lý với sự tham gia của các thành
phần kinh tế 40
2.2.2. Thị trường khách du lịch 45
2.2.3. Thu nhập từ hoạt động du lịch 52
2.2.4. Đầu tư phát triển du lịch 54
2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật 57
2.2.6. Lao động và đào tạo nguồn nhân lực 60
2.2.7. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch 63
2.2.8. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển của du lịch
Bến Tre 64
2
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và một số giải pháp phát triển du lịch ở

tỉnh Bến Tre 70
3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam và Bến
Tre 70
3.1.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam 70
3.1.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh
Bến Tre 71
3.2. Nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch ở tỉnh Bến
Tre 76
3.2.1. Nhóm giải pháp kiện toàn tổ chức quản lý và phát
triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch 76
3.2.2. Nhóm giải pháp định hướng thị trường và phát triển
các sản phẩm du lịch 80
3.2.3. Nhóm giải pháp về xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du
lịch 85
3.2.4. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực du lịch 87
3.2.5. Nhóm giải pháp về bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, bảo vệ
môi trường du lịch 91
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 101







3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, du lịch chẳng những là nhu cầu cơ bản của con người mà
còn là sản phẩm đặc trưng của kinh tế hàng hóa, một loại hình hàng hóa có
sức cạnh tranh mạnh mẽ, hấp dẫn và quyến rũ. Du lịch được mệnh danh là
ngành “công nghiệp không khói”, ngành kinh tế tổng hợp, năng động, chiếm
tỷ trọng ngày càng lớn trong thu nhập quốc dân của nhiều nước, được các
quốc gia tìm cách khai thác, tận dụng.
Ở nước ta, du lịch đã được thị trường hóa, trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn từ sau đổi mới. Chỉ thị 46/CT - TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam khóa VII xác định: “phát triển du lịch là một hướng chiến
lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [37, tr.353]. Đại hội toàn
quốc lần thứ IX của Đảng ta chỉ rõ: “Phát triển du lịch thật sự trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ
sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch
sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế,
sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực” [8, tr.178].
Tỉnh Bến Tre - một vùng đất thuộc đồng bằng sông Cửu Long với khí
hậu mát mẻ, ôn hòa, có truyền thống lịch sử hào hùng và nhiều di tích văn hóa
đặc sắc. Về địa thế, Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế,
chính trị và văn hóa lớn của cả nước (86km), và đặc biệt khi 2 chiếc cầu
“Rạch Miễu”, “Hàm Luông” nối liền qua các con sông lớn, các tỉnh: Bến Tre,
Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long liên hoàn, tạo cho Bến Tre thêm uy nghi,
hấp dẫn, thu hút nhiều lượng du khách gần xa.
Hơn 10 năm (1996 - 2008) du lịch Bến Tre có những chuyển biến tích
cực trong tăng trưởng kinh tế, quảng bá, giới thiệu hình ảnh quê hương, con
người Bến Tre thông qua con đường “xuất khẩu tại chỗ”, hướng tới bạn bè,
4
từng bước đưa du lịch Bến Tre hội nhập thị trường du lịch cả nước, khu vực
và quốc tế.
Tuy nhiên, du lịch Bến Tre phát triển vẫn chưa bền vững, chưa tương

xứng với tiềm năng, có những yếu tố cần phải tập trung phân tích làm rõ như
thực trạng du lịch Bến Tre với phương hướng, giải pháp phù hợp, đẩy nhanh
phát triển du lịch Bến Tre lên tầm cao mới. Vì vậy, “Phát triển du lịch ở tỉnh
Bến Tre” đã được tác giả chọn làm đề tài để viết Luận văn thạc sĩ kinh tế,
chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu
Đến nay, vấn đề phát triển du lịch đã có nhiều đề tài, công trình, luận
văn và những bài viết được nghiên cứu đăng tải và công bố. Trong đó, có một
số công trình đề tài được các tác giả quan tâm như:
- Trần Thanh Bình (2005), Thị trường du lịch trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế.
- Nguyễn Huy Cảnh (2006), Phát triển du lịch trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế ở Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ kinh tế.
- Hoàng Đức Cường (1999), Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An, Luận
văn thạc sĩ kinh tế.
- GS.TS. Nguyễn Văn Đính và TS. Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo
trình kinh tế du lịch. Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội.
- Bùi Thu Hằng (1999), Phát triển du lịch ở An Giang, Luận văn thạc sĩ
kinh tế.
- Nguyễn Thị Hóa (1997), Kinh tế du lịch Thừa Thiên Huế, Luận văn
thạc sĩ kinh tế.
- Huỳnh Vĩnh Lạc (2005), Khai thác tiềm năng du lịch đảo Phú Quốc
tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sĩ kinh tế.
5
- Trần Quốc Nhật (1995), Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu, Luận văn thạc sĩ kinh tế.
- Lê Kim Thoa (1998), Đổi mới phương thức hoạt động kinh tế du lịch
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Luận văn thạc sĩ kinh tế.
- Bùi Thị Hải Yến (2006), Quy hoạch du lịch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
- Bùi Thị Hải Yến và Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch,

Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
Và các bài viết đăng trên các báo, tạp chí khoa học chuyên ngành kinh
tế, chính trị khác. Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần hệ thống hóa lý
luận, phản ánh những vấn đề chung của du lịch Việt Nam và thế giới chứ hầu
như chưa có một công trình khoa học lớn nào đi sâu, phân tích một cách có hệ
thống về mặt cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển du lịch tỉnh Bến Tre với
những đặc thù riêng của nó.
Ở tỉnh Bến Tre, việc nghiên cứu du lịch đã được thực hiện với một số
bài viết, báo cáo công tác như Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch phát triển du lịch
đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” vào tháng 5/2007 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bến Tre với góc độ báo cáo quy hoạch, chưa phải là luận văn. Đó là
những tài liệu thực tiễn quý báu, cần thiết. Do vậy, đề tài này luôn có sự kế
thừa, chọn lọc các công trình nghiên cứu về du lịch ở Việt Nam nói chung và
du lịch ở tỉnh Bến Tre nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch nói chung, thực
trạng du lịch ở tỉnh Bến Tre nói riêng, từ đó xác định phương hướng và giải
pháp phát triển có hiệu quả hơn du lịch ở tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ
- Phân tích làm rõ các khái niệm, vai trò phát triển du lịch trong tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
6
- Phân tích làm rõ thực trạng du lịch ở tỉnh Bến Tre. Trên cơ sở đó nêu
bật được các phương hướng và giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre đạt
hiệu quả hơn trong thời gian tới.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng ta về vấn đề du lịch, các

chương trình quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre từ năm
2001 - 2010, đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Ngoài ra, luận văn
còn kế thừa, tham khảo các giáo trình, sách, báo, tạp chí khoa học và nhiều
nguồn tư liệu khác.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chung: Luận văn sử dụng dựa trên phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp cụ thể: kết hợp lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng
hợp, so sánh, thống kê, lôgíc - lịch sử. v.v…
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, tác giả không có tham vọng và cũng không có khả
năng nghiên cứu toàn bộ về phát triển du lịch nói chung mà chỉ tập trung
nghiên cứu thực trạng du lịch ở tỉnh Bến Tre từ năm 1996 - 2008 cùng với
phương hướng và giải pháp phát triển du lịch Bến Tre đến năm 2015 và tầm
nhìn đến năm 2020.
6. Đóng góp của Luận văn
Khi đề tài hoàn thành sẽ góp phần làm rõ thêm cơ sở khoa học lý luận
và thực tiễn cho phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre. Qua đó, có thể vận dụng để
giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống, phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân địa phương. Luận văn có
7
thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý, cũng như các tổ chức có liên
quan về tìm hiểu đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu của mình, đồng thời phục vụ
cho công tác giảng dạy và học tập bộ môn thương mại du lịch và các bộ môn
khác ở các trường cao đẳng.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch.
Chương 2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre.

Chương 3. Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch
ở tỉnh Bến Tre.

8
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch
1.1.1. Các quan niệm về du lịch, sản phẩm du lịch, thị trường du lịch
và loại hình du lịch
* Các khái niệm cơ bản
Cho đến nay khái niệm “du lịch” được hiểu từ nhiều góc độ khác nhau
ở các quốc gia khác nhau. Giáo sư, Tiến sĩ Berneker - chuyên gia hàng đầu về
du lịch thế giới nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu
thì có bấy nhiêu định nghĩa” [16, tr.9].
Thuở xa xưa, loài người đã khởi hành với nhiều lý do khác nhau như:
vì lòng ham hiểu biết về thế giới xung quanh, lòng yêu thiên nhiên, học ngoại
ngữ, tìm đến nơi xa lạ, v.v… Khái niệm “du lịch” có ý nghĩa đầu tiên là sự
khởi hành và lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của họ.
Tiếp cận trên góc độ của người đi du lịch: du lịch là cuộc hành trình và
lưu trú tạm thời ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của cá thể nhằm thỏa mãn
các nhu cầu khác nhau với mục đích hòa bình và hữu nghị. Với họ, du lịch
như là một cơ hội để tìm kiếm những kinh nghiệm sống, sự thỏa mãn một số
các nhu cầu vật chất và tinh thần của mình.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) nêu rõ: “Du lịch là các hoạt động
có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong
một khoảng thời gian nhất định” [30, tr.2].
Tiếp cận trên góc độ người kinh doanh du lịch: du lịch là quá trình tổ

chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu
cầu của người đi du lịch. Các doanh nghiệp du lịch coi du lịch như là một cơ
9
hội để bán các sản phẩm mà họ sản xuất ra, nhằm thỏa mãn các nhu cầu của
khách (người đi du lịch), đồng thời thông qua đó đạt được mục đích số một
của mình là tối đa hóa lợi nhuận.
Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương: du lịch được hiểu là
việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất để
phục vụ du khách. Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng,
được tổ chức nhằm giúp đỡ việc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể. Du
lịch là một cơ hội để bán các sản phẩm địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng các
nguồn thu nhập từ các khoản thuế trực tiếp và gián tiếp, đẩy mạnh cán cân
thanh toán và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương.
Tiếp cận trên góc độ cộng đồng dân cư sở tại: du lịch là một hiện tượng
kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, nó được đặc trưng bởi sự tăng
nhanh khối lượng và mở rộng phạm vi, cơ cấu dân cư tham gia vào quá trình
du lịch của mỗi nước, mỗi vùng trên thế giới. Với họ, hoạt động du lịch tại địa
phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu về nền văn hóa và phong
cách của người ngoài địa phương, người nước ngoài; là cơ hội để tìm kiếm
việc làm, để phát sinh và phát triển các nghề cổ truyền, các nghề thủ công
truyền thống của dân tộc. thông qua du lịch, có thể tăng thu nhập và cũng gây
ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như: về môi trường, trật tự an ninh
xã hội, nơi ăn chốn ở v.v…
Michael Coltman đã đưa ra định nghĩa rất ngắn gọn về du lịch: “Du lịch
là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du
khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và
chính quyền nơi đón khách du lịch” [37, tr.18].
Dựa trên 4 nhóm nhân tố đó, Luật Du lịch Việt Nam (2005) nêu rõ:
“Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

đến du lịch” [30, tr.2].
10
Trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch
trên thế giới và ở Việt Nam trong những thập niên gần đây, Khoa Du lịch và
Khách sạn trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã đưa ra định nghĩa :
“Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn
du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm
đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và
các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích
kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân
doanh nghiệp” [34, tr.19-20].
Những khái niệm trên đặt ra với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch phải
phát huy sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của khách du lịch.
Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành
phần tham gia, tạo thành một tổng thể phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc
điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội.
* Sản phẩm du lịch với những nét đặc trưng và các loại hình du lịch
- Sản phẩm du lịch
Bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng có những sản phẩm của nó. Vì
vậy, khi nói đến các khái niệm chung về du lịch chúng ta không thể không
nghiên cứu sản phẩm du lịch với những nét đặc trưng cơ bản của nó.
“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu
của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [30, tr.2].
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được
tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc
sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một
vùng hay một quốc gia nào đó.
Sản phẩm du lịch bao gồm cả những yếu tố hữu hình và những yếu tố
vô hình. Yếu tố hữu hình là hàng hóa, yếu vô hình là dịch vụ.

11
Sản phẩm du lịch là tổ hợp những gì đáp ứng nhu cầu và mong muốn
của khách du lịch, nó bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và các tiện
nghi cung cấp cho khách du lịch. Chúng được tạo nên bởi các yếu tố tự nhiên,
cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một cơ sở nào đó.
- Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch về cơ bản không tồn tại dưới dạng vật thể. Thành
phần chính của sản phẩm du lịch chính là dịch vụ (thường chiếm 80% - 90%
về mặt giá trị), còn hàng hóa chiếm một tỷ trọng nhỏ. Chất lượng của sản
phẩm du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và
mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch.
Xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành trình
du lịch, chúng ta có thể tổng hợp các thành phần của sản phẩm du lịch theo
các nhóm cơ bản sau: dịch vụ vận chuyển; dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống,
đồ ăn, thức uống; dịch vụ tham quan, giải trí; hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu
niệm; các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với tài nguyên du lịch.
Các nhà khoa học du lịch Trung Quốc định nghĩa: “Tất cả giới tự nhiên
và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành
du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đều có thể
gọi là tài nguyên du lịch” [42, tr.41].
Luật Du lịch Việt Nam (2005) xác định rõ: “Tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao
động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng
nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch,
điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [30, tr.2].
“Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn được khai thác và chưa được khai thác.
12
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo,

khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng
phục vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn
hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các
công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi
vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” [30, tr.6].
Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản, hàng đầu để tạo thành các sản
phẩm du lịch và luôn có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Chính sự phong
phú, đa dạng, đặc sắc của tài nguyên du lịch tạo nên sự phong phú đa dạng
hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Phần lớn khách du lịch thực hiện chuyến đi du
lịch để thưởng thức, tìm hiểu, cảm nhận các giá trị của tài nguyên du lịch, con
người và kinh tế - xã hội tại các điểm đến.
Vì thế, mỗi quốc gia, mỗi địa phương muốn phát triển du lịch được
hiệu quả cao, hấp dẫn du khách không thể không quan tâm đầu tư cho việc
bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch và công tác xúc tiến phát triển
du lịch với các chính sách, chiến lược, giải pháp quản lý, bảo vệ, tôn tạo, phát
triển và khai thác nguồn tài nguyên du lịch hợp lý, đúng đắn và hiệu quả theo
quan điểm phát triển du lịch bền vững.
Với những nét đặc trưng của sản phẩm du lịch là các dịch vụ du lịch
cùng với tài nguyên du lịch và nhu cầu thực tế của khách du lịch là cơ sở quan
trọng để phát triển các loại hình du lịch
* Các loại hình du lịch
Ngày nay, các loại hình du lịch được sử dụng phổ biến trên thế giới
như: du lịch quốc tế, du lịch nội địa, du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ ngơi, giải
trí, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa, du lịch công vụ, du lịch
thương gia, du lịch quê hương, du lịch quá cảnh, du lịch theo đoàn, du lịch cá
13
nhân, du lịch theo phương tiện giao thông, du lịch theo phương tiện lưu trú,
du lịch theo thời gian, du lịch căn cứ vào địa lý của nơi đến du lịch,…
Thường khi một người đi du lịch với nhiều nhu cầu nảy sinh khác nhau

nên thường có sự kết hợp một vài loại hình du lịch cùng một lúc. Chẳng hạn,
du lịch nghỉ ngơi, giải trí với du lịch văn hóa; du lịch công vụ với du lịch văn
hóa, v.v…
Để tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của các khách du
lịch đòi hỏi cần phải có các loại hình kinh doanh du lịch tương ứng.
Tùy theo tài nguyên, lợi thế của từng nước, từng địa phương để khai
thác, phát huy tiềm năng loại hình du lịch phù hợp.
Trong Luật Du lịch Việt Nam (2005) tại chương VI, Điều 38 có quy
định về các ngành, nghề kinh doanh du lịch như: “Kinh doanh lữ hành; kinh
doanh lưu trú du lịch; kinh doanh vận chuyển khách du lịch; kinh doanh phát
triển khu du lịch, điểm du lịch; kinh doanh dịch vụ du lịch khác” [30, tr.14].
Việc kinh doanh các loại hình du lịch gắn với các ngành, nghề kinh
doanh du lịch có quan hệ mật thiết với thị trường du lịch.
“Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của
sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ
trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung cầu và toàn bộ các mối quan
hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch”
[20, tr.23].
Trên thực tế, thị trường du lịch cũng là một bộ phận cấu thành của thị
trường hàng hóa, cũng chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế của thị trường
như: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị…
Trong thị trường hàng hóa du lịch (hàng hóa dưới dạng vật chất và
hàng hóa dưới dạng dịch vụ) được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về
du lịch, do vậy nó có sự độc lập tương đối với thị trường hàng hóa thông
thường.
14
Đặc trưng của thị trường du lịch bắt nguồn từ đặc điểm của sản phẩm
du lịch và cung cầu về du lịch.
* Cầu du lịch là một loại nhu cầu xã hội đặc biệt nảy sinh khi thu nhập
của con người tăng lên vượt xa nhu cầu vật chất và tinh thần thông thường

làm xuất hiện hiệu ứng thay thế khiến nhu cầu về nghỉ ngơi, giải trí mạnh lên.
Cầu du lịch mang tính tổng hợp cao, trong đó biểu hiện sự mong muốn
của con người tạm thời rời nơi ở thường xuyên để đến với thiên nhiên và văn
hóa ở một nơi khác hấp dẫn hơn. Đây là nhu cầu có khả năng thanh toán của
con người về dịch vụ, hàng hóa du lịch, là một phần của nhu cầu xã hội.
Cầu du lịch rất đa dạng, song chủ yếu là cầu về dịch vụ. Nó có tính co
dãn cao, được phân tán khắp toàn cầu, thường cách xa nguồn cung về không
gian và có tính chu kỳ.
Do vậy, các mối quan hệ và cơ chế kinh tế trên thị trường du lịch đều
phải được gắn với vị trí, thời gian, điều kiện và phạm vi của thực hiện hàng
hóa. Một sản phẩm du lịch cần phải xác định trong điều kiện kinh tế, chính trị
tại một địa điểm, thời gian xác định và các đối tượng khách hàng rõ ràng.
* Các nhân tố tác động tới cầu du lịch
 Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Những nơi có khí hậu
tốt, địa hình đa dạng, phong cảnh thiên nhiên kỳ thú (bãi biển đẹp, núi non
hùng vĩ, hệ sinh thái lý tưởng) cùng với bản sắc, trình độ văn hóa dân tộc như
các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội dân gian, di sản văn hóa thế giới, giao
tiếp ứng xử… được nâng cao kích thích rất lớn đến cầu du lịch.
 Sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, mỗi vùng, địa phương,
ngành nghề. Trong nhóm yếu tố kinh tế, yếu tố thu nhập, giá cả và tỷ giá hối
đoái giữ vai trò trực tiếp. Khi thu nhập của dân cư tăng dẫn đến tiêu dùng du
lịch tăng và ngược lại.
 Sự phát triển của tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực giao thông vận tải và
kết cấu hạ tầng. Mạng lưới giao thông đường bộ (đường ô tô, đường sắt),
15
đường thủy (đường sông và đường biển) và đường hàng không phát triển hiện
đại, thuận tiện cho việc thu hút khách du lịch. Tại các điểm du lịch, khi các
phương tiện được hiện đại hóa (cáp treo, tàu ngầm vỏ trong suốt) cùng các
phương tiện như khách sạn với hệ thống các phòng: phòng khách, phòng lễ
tân, phòng ăn, phòng nghỉ, phòng vui chơi giải trí… đến các khách sạn di

động tiện nghi, lịch sự, giá cả phải chăng, kích thích mạnh cầu du lịch.
 Tâm lý về mức độ hưng phấn hay ức chế; giới tính, tuổi tác, nghề
nghiệp, kỳ vọng, thị hiếu, sự tập trung dân cư tác động mạnh tới cầu và cơ cấu
cầu về du lịch. Thường thì các nhà doanh nghiệp, nhà báo, nhà ngoại giao,
một số quan chức… tham gia vào các hoạt động du lịch nhiều hơn các nghề
nghiệp khác, vì bên cạnh công việc, họ thường tranh thủ nghỉ ngơi, tham quan
danh lam thắng cảnh.
 Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ổn định cũng là yếu tố kích thích
lượng du khách quốc tế, trong đó có chính sách phát triển du lịch của chính
phủ tác động trực tiếp đến khối lượng, cơ cấu cầu du lịch như: các thủ tục
vào, ra du lịch, tham quan, đi lại, lưu trú… được thông thoáng, thuận tiện.
* Cung trên thị trường du lịch được tạo thành từ các yếu tố như tài
nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hàng hóa và dịch vụ cung ứng phục
vụ du khách, chủ yếu dưới dạng phi vật thể, bởi cầu du lịch được thỏa mãn
thông qua các dịch vụ.
Cùng với thị trường các hàng hóa khác, cung sản phẩm du lịch cũng
chịu sự chi phối của quy luật cung. Động lực chi phối và thúc đẩy quy luật
này hoạt động chính là lợi nhuận. Nếu tổng chi phí đầu vào để sản xuất tăng,
trong khi giá hàng hóa và dịch vụ tăng cao hơn đem lại lợi nhuận tăng, cuốn
hút nhiều người kinh doanh du lịch làm tăng mức cung du lịch.
Ngoài giá của bản thân các sản phẩm du lịch, cung du lịch còn chịu tác
động của các yếu tố:
16
 Sự phát triển của khoa học công nghệ, sức sản xuất và tiến bộ xã hội.
Khi khoa học công nghệ phát triển với sự ứng dụng nó càng phổ biến và hiệu
quả, tạo điều kiện để phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật hiện đại, tạo
điều kiện thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, mở rộng thị trường, góp
phần tạo ra các dịch vụ hàng hóa có giá trị sử dụng chất lượng cao, phong
phú, đa dạng; nâng cao năng suất, giảm giá thành, lợi thế trong cạnh tranh.
Cung du lịch phụ thuộc cầu du lịch (cầu có khả năng thanh toán), các

kỳ vọng, số lượng doanh nghiệp, mức độ tập trung hàng hóa tham gia thị
trường được kết nối theo chiều tỷ lệ thuận. Tập trung hóa theo chiều ngang
khi các doanh nghiệp cùng một lĩnh vực kết hợp với nhau (giữa các hãng lữ
hành, các khách sạn, hoặc các cơ sở vận chuyển du lịch). Tập trung hóa theo
chiều dọc khi các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau kết hợp trên để
phục vụ du khách trọn gói. Tập trung hóa càng cao thì các doanh nghiệp càng
bổ sung thế mạnh, càng mở rộng lượng cung trên thị trường.
Chính sách khuyến khích phát triển du lịch của mỗi quốc gia, vùng,
miền như: chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển
du lịch, chính sách ưu đãi vốn tín dụng, chính sách thuế, chính sách giá cả,
nghiên cứu khoa học công nghệ, chính sách khai thác bảo vệ môi trường, tôn
tạo tài nguyên du lịch, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chính sách
cải cách hành chính, cải tiến thủ tục đầu tư; các yếu bất thường như xung đột
chính trị, an ninh trật tự, thời tiết, thiên tai đều tác động đến cung cầu du lịch.
1.1.2. Vai trò của du lịch
Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất, vì trong hoạt
động, nó được coi là một ngành “công nghiệp không khói, ngành “xuất khẩu
tại chỗ”. Những hàng hóa tiêu dùng: hàng thủ công mỹ nghệ, trang sức, nông
lâm thủy sản v.v… thường có giá bán lẻ cao ở điểm du lịch, không như giá
bán buôn và chịu hàng rào thuế quan qua con đường xuất khẩu.
17
Các hàng hóa du lịch như cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, giá trị của
những di tích lịch sử - văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống… không mất đi,
mà giá trị của nó còn tăng lên qua mỗi lần đến với khách, khi chất lượng phục
vụ được thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của du khách.
Những hàng hóa và dịch vụ thông qua du lịch với hai hình thức “xuất
khẩu” cho thấy, nó đem lại lợi nhuận kinh tế cao, nhờ tiết kiệm được các chi
phí bao bì, đóng gói, bảo quản, thuế xuất nhập khẩu, thu hồi vốn nhanh.
Du lịch nội địa phát triển (đồ lưu niệm, thực phẩm chế biến, các cơ sở
vật chất được xây dựng v.v… làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội, thu

nhập quốc dân và phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng thêm hợp lý.
Du lịch nội địa còn tăng cường bồi bổ sức khỏe cho người lao động, qua đó
tăng năng suất lao động, giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của du
lịch quốc tế được hiệu quả hơn, vì trước và sau thời vụ du lịch, khách quốc tế
vắng, có thể sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật ấy vào phục vụ khách du lịch nội
địa với giá cả thích hợp với thu nhập của người lao động. Phương thức đó,
vừa thúc đẩy du lịch nội địa phát triển, vừa phát huy được cơ sở vật chất kỹ
thuật hiện có, vốn quay được nhiều vòng.
Du lịch địa phương phát triển, góp phần tăng thu ngân sách qua các
khoản trích nộp ngân sách, các khoản thuế từ các cơ sở du lịch hoạt động trên
địa bàn thuộc quyền quản lý trực tiếp của địa phương. Du lịch tạo điều kiện
sử dụng có hiệu quả tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật, huy động tiền nhàn
rỗi trong dân cư, tái sản xuất sức lao động, nâng cao những giá trị văn hóa
truyền thống, văn minh nhân loại, đất nước và con người mỗi vùng, miền.
Phát triển du lịch, công ăn việc làm, thu nhập người dân từng bước
được giải quyết và nâng lên. Tổng số lao động trong các hoạt động liên quan
đến du lịch chiếm 10,7% tổng số lao động toàn cầu. Cứ 2,5 giây du lịch tạo ra
được một việc làm mới. Một buồng khách sạn từ 1 đến 3 sao trên thế giới hiện
nay thu hút khoảng 1,3 lao động trong các dịch vụ chính và khoảng 5 lao
18
động trong các dịch vụ bổ sung. Số lao động cần thiết trong dịch vụ bổ sung
có thể tăng lên nhiều lần, nếu các dịch vụ này được nâng cao về chất lượng và
phong phú về chủng loại.
Du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và ngược
lại. Cơ sở của vai trò này là tính tổng thể về sản phẩm phục vụ du khách có sự
hỗ trợ liên ngành, nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Thông qua các cơ sở du
lịch, một số lượng lớn sản phẩm của các ngành (nông nghiệp, công nghiệp,
thủ công, mỹ nghệ, các nghề truyền thống, giao thông vận tải, tài chính, tín
dụng, bưu điện, hải quan…) phát triển. Sự phát triển du lịch tạo ra các cơ hội,
điều kiện để khách du lịch tìm hiểu thị trường một cách tinh tế, các hợp đồng

về sản xuất kinh doanh được ký kết, phát huy nguồn lực từ các ngành. Đây là
hệ quả tất yếu của phát triển kinh doanh du lịch; du lịch trở thành động lực
thúc đẩy các ngành khác phát triển với lượng sản phẩm phục vụ du lịch ngày
càng đa dạng, phong phú và tinh tế.
Du lịch làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước kinh tế phát triển qua
việc phát triển đồng bộ hệ sinh thái; mặt khác, cũng làm tăng quá trình đô thị
hóa ở một số nước, vùng kém phát triển qua đầu tư phát triển nhiều mặt về kết
cấu hạ tầng (giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, dịch vụ văn hóa, y
tế, xã hội v.v… làm thay đổi khá toàn diện và đồng bộ bộ mặt kinh tế - xã hội
của đất nước, mỗi vùng, miền, giảm sự tập trung dân cư quá mức ở các đô thị.
Du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết
chung về văn hóa, xã hội (phong cách sống, thẩm mỹ, ngoại ngữ v.v…) giữa
nhân dân các vùng và các quốc gia, góp phần giữ gìn, tôn tạo bản sắc văn hóa
lịch sử mỗi vùng.
Nhận thức tổng hợp về vai trò đa dạng của du lịch, các nhà nghiên cứu
kinh tế khẳng định: “Du lịch đóng vai trò thúc đẩy. Đó là một công nghiệp
mẹ, một công nghiệp then chốt. Sự phát triển du lịch không phải là một nhân
19
tố riêng lẻ về sự thịnh vượng của đất nước, nó tác động đến tất cả các ngành
hoạt động của quốc gia mà nó gia tăng hiệu suất” [31, tr.6 ].
Nhiều Chính phủ đã coi phát triển du lịch là một quốc sách. Singapo đã
lấy du lịch làm bàn đạp để thực hiện công nghiệp hóa, phát triển nền kinh tế.
Nhà nước Việt Nam đã xác định “Du lịch là một ngành kinh tế tổng
hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng
và xã hội hóa cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải
trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân
trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” [29, tr.1].
Để đạt được vai trò to lớn đó trong xu thế hội nhập quốc tế, đảm bảo sự
phát triển lâu dài, cần chú trọng phát triển du lịch bền vững.
“Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu

hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của
tương lai” [30, tr.3].
Phát triển du lịch bền vững được coi là hoạt động khai thác có quản lý
các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách
du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự
đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn
về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, cho công tác bảo vệ
môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương.
Phát triển du lịch bền vững dựa vào ba trụ cột cơ bản:
- Thứ nhất, đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững: Đảm bảo sự tăng
trưởng, phát triển ổn định lâu dài về kinh tế của các doanh nghiệp và của ngành
du lịch, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của quốc gia và cộng đồng;
- Thứ hai, đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường. Thể
hiện ở việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và điều kiện môi
trường. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên cho phát triển kinh doanh du lịch
cần được quản lý sao cho không chỉ nhu cầu phát triển trong hiện tại mà còn
20
đảm bảo cho nhu cầu phát triển qua nhiều thế hệ. Bên cạnh đó, trong quá
trình phát triển, các tác động của hoạt động kinh doanh du lịch đến môi
trường sẽ được hạn chế với những đóng góp cho các nỗ lực tôn tạo tài
nguyên, bảo vệ môi trường.
- Thứ ba, đảm bảo sự bền vững về văn hóa - xã hội. Theo đó sự phát
triển hoạt động kinh doanh du lịch phải có những đóng góp cụ thể cho phát
triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Một số xu hướng phát triển du lịch thế giới
* Nhóm xu hướng phát triển của cầu du lịch
- Xu hướng 1:
Du lịch ngày càng được khẳng định là một hiện tượng kinh tế - xã hội
phổ biến, vì thu nhập và đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu và khả

năng du lịch tăng lên cùng với các phương tiện giao thông hiện đại, tình hình
chính trị - xã hội ổn định, các quốc gia mở rộng quan hệ quốc tế trên nhiều
lĩnh vực. Sự tiến bộ này, du khách có nhiều thời gian dành cho tham quan,
nghỉ dưỡng, bồi dưỡng sinh lực.
- Xu hướng 2:
Sự thay đổi về hướng và về phân bố của luồng khách du lịch quốc tế.
Từ năm 1975 trở lại đây, ngoài những nơi đã quen biết (châu Âu, biển
Địa Trung Hải…), nguồn khách du lịch nay lại phân tỏa đến những nước mới
phát triển du lịch ở Châu Á - Thái Bình Dương, v.v… trong đó, các nước
Đông Nam Á có vị trí quan trọng (chiếm khoảng 34% lượng khách và 38%
thu nhập du lịch của toàn khu vực), xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu và phát hiện
những vấn đề mới mẻ ở vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên này.
- Xu hướng 3:
Sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu, hình thức tổ chức chuyến đi của du
khách và sự gia tăng các điểm đến du lịch trong một chuyến đi du lịch.
21
Trước đây, tỷ trọng chi tiêu của khách du lịch dành cho các dịch vụ cơ
bản (ăn, ở, vận chuyển) chiếm phần lớn nhưng đến nay tỷ trọng chi tiêu của
khách cho các dịch vụ bổ sung (mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm, tham quan,
giải trí) tăng lên.
Khách du lịch không mua chương trình du lịch trọn gói như trước mà
nay chỉ sử dụng một phần dịch vụ của các tổ chức kinh doanh du lịch, nhất là
khách châu Âu. Vì phương thức này, khách được tự do thoải mái trong
chuyến đi, không phụ thuộc vào người khác như vấn đề: ăn, ngũ, thời gian lưu
lại điểm du lịch dài hay ngắn tùy thích, lại còn tiết kiệm trong chuyến đi do
không phải trả các phí dịch vụ khác cho các tổ chức lữ hành. Khách du lịch có
xu hướng thích đi nhiều nước, thăm nhiều điểm du lịch trong chuyến đi du
lịch của mình.
Các quốc gia phát triển du lịch, các nhà kinh doanh du lịch cần nghiên
cứu nhu cầu của du khách, các điều kiện về tài nguyên, các điều kiện sẵn sàng

phục vụ khách hiện có và tiềm ẩn để kết hợp xây dựng các tuyến du lịch phù
hợp, hấp dẫn để thu hút khách.
* Nhóm xu hướng phát triển của cung du lịch
- Xu hướng 1:
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch và phát triển hệ thống sản phẩm du lịch
gắn liền với tăng cường hoạt động truyền thông.
Xuất phát từ yêu cầu cạnh tranh quyết liệt trong việc thu hút và phục vụ
khách du lịch nên các quốc gia phát triển du lịch (các doanh nghiệp du lịch)
đưa ra chính sách đa dạng hóa sản phẩm với việc các tổ chức lữ hành lớn trên
thế giới phát triển các loại hình bán chương trình du lịch đến tận nhà qua
mạng internet và xu hướng các doanh nghiệp du lịch kết hợp tổ chức đón
khách từ nước thứ ba ngày càng tăng. Nhìn chung, khách du lịch trên thế giới
vẫn có thói quen đến nhiều những nơi được nghe và xem hoạt động truyền
22
thông. Vai trò của hoạt động tuyên truyền, quảng cáo trong du lịch quốc tế
càng được nâng cao cả ở tầm vĩ mô và vi mô.
- Xu hướng 2:
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khu vực hóa, quốc tế hóa du
lịch. Nhiều nước coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, có chiến lược đưa du
lịch thành ngành công nghiệp hàng đầu hoặc thứ hai, thứ ba trong nền kinh tế
quốc dân. Ở những nước du lịch phát triển đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật, công nghệ cao như điện tử, tin học, vô tuyến viễn thông, tự động hóa,
công nghệ sinh học v.v… để phát triển công nghiệp lữ hành, công nghiệp
khách sạn, công nghiệp vận chuyển khách du lịch. Đội ngũ lao động của các
tổ chức kinh doanh được đào tạo cơ bản, có kiến thức, hiểu biết rộng, chuyên
môn vững vàng và ngoại ngữ thông thạo. Trang thiết bị, phương tiện ở các
khâu tác nghiệp rất hiện đại. Công nghệ phục vụ từng lĩnh vực ngày càng
được cải tiến và nâng cao, đi sâu vào chuyên môn hóa ngành nghề. Mặt khác,
các tuyến du lịch của các nước được gắn kết với nhau đáp ứng nhu cầu đi du
lịch nhiều nước trong một chuyến hành trình. Sản phẩm và dịch vụ du lịch đã

được quốc tế hóa cao nhưng các nước vẫn chú ý giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc, bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch.
Nhiều nước đã tận dụng tiềm năng và lợi thế của mình để phát triển du
lịch, tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy sản xuất, góp phần
tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Dòng du khách đang hướng tới những khu vực có nền chính trị ổn định,
kinh tế phát triển như khu vực Đông Á, Thái Bình Dương và Đông Nam Á,
trong đó có Việt Nam. Đến 2010, khu vực Đông Á - Thái Bình Dương sẽ
vượt châu Mỹ, trở thành khu vực thứ 2 sau châu Âu và đón khách du lịch
quốc tế với 22,08% thị phần và đến năm 2020 là 27,34%.
23
Bốn nước có ngành du lịch phát triển nhất là Thái Lan, Singapore,
Malaixia và Inđônexia. Việt Nam và Philipin là 2 nước thu hút lượng khách
du lịch quốc tế cao nhất trong 6 nước Đông Nam Á còn lại.
Theo dự báo của WTO, lượng khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á
vào năm 2010 là 125 triệu.
1.2.2. Du lịch Việt Nam và kinh nghiệm du lịch ở một số tỉnh, thành
của Việt Nam
1.2.2.1. Du lịch Việt Nam
Việt Nam có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội.
Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, lãnh thổ Việt Nam vừa gắn liền với lục địa
vừa thông rộng với đại dương, có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về đường
biển, đường sông, đường sắt, đường bộ và đường hàng không. Đây là tiền đề
rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển du lịch quốc tế.
Việt Nam nằm trong khu vực phát triển năng động, và là điểm du lịch
còn mới trên bản đồ du lịch thế giới với tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng,
phong phú về cảnh quan, các hệ sinh thái biển - đảo, sông hồ, rừng, hang
động và hơn 4000 di tích, trong đó có quần thể di tích triều Nguyễn ở cố đô
Huế, đô thị cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam), Vịnh Hạ Long đã được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Nhiều nghề thủ công truyền thống, nhiều lễ hội gắn liền với các sinh
hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc cùng với
những nét riêng, tinh tế của nghệ thuật ẩm thực được hòa quyện, đan xen trên
nền kiến trúc phong cảnh có giá trị triết học phương Đông, tạo cho du lịch
Việt Nam có nhiều điều kiện khai thác thế mạnh về du lịch văn hóa - lịch sử.
Tài nguyên du lịch Việt Nam phân bố tương đối đều trong toàn quốc,
vừa tập trung thành từng cụm gần các đô thị lớn, các trục giao thông quan
trọng thuận tiện cho việc tổ chức khai thác, hình thành các tuyến du lịch bổ
sung giữa các vùng.
24
Việt Nam có chế độ chính trị hòa bình, ổn định; công tác giữ gìn an
ninh trật tự xã hội được đảm bảo.
Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước Việt
Nam tiếp tục phát huy có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối
ngoại, trong đó có du lịch phát triển.
Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, cho phép sử dụng
hiệu quả các nguồn lực để cung cấp sản phẩm có chất lượng.
Sự có mặt của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam có nhiều lĩnh vực
đặc biệt sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng và các khách
sạn cao cấp; hình ảnh du lịch Việt Nam ngày càng đậm nét trên thị trường du
lịch quốc tế, là điểm đến thân thiện và an toàn.
Nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và ổn định, đời sống vật chất và
tinh thần của người dân càng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch của người dân
đã trở thành nhu cầu thiết yếu.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được đầu tư xây dựng và nâng
cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng du lịch của đất
nước, giao lưu giữa các vùng (đặc biệt là vùng sâu, vùng xa - nơi có nhiều tài
nguyên du lịch đặc sắc) và phát triển các tuyến, điểm tham quan du lịch.
Theo số liệu của Tổng cục du lịch Việt Nam, từ 1990 - 2004 khách du
lịch quốc tế tăng 10 lần, từ 250.000 lượt năm 1990 lên 2.930.000 lượt năm

2004.
Năm 2007 có 4,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 17,2% so
với năm 2006; 19,2 triệu lượt khách nội địa, tăng 9,7% so với năm 2006. Thu
nhập xã hội về du lịch ước đạt 56.000 tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm 2006.
Năm 2008 lượng du khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 4.253.000
lượt, tăng 0,6 % so với năm 2007.

×