Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Xây dựng đội ngũ công nhân Nam Định trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 120 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ





TRẦN THỊ THÙY NINH








XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN NAM ĐỊNH
TRONG QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA






LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC











HÀ NỘI - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ





TRẦN THỊ THÙY NINH





XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN NAM ĐỊNH
TRONG QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA



LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC





Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 85




Người hướng dẫn khoa học học: PGS, TS. NGUYỄN VĂN OÁNH







HÀ NỘI - 2010

MC LC
M u 1
Chng 1. Quan điểm Cơ Bản về giai cấp công nhân 8
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp công nhân 8
1.2. Quan điểm cơ bản về giai cấp công nhân Việt Nam 18
1.2.1. Quan im ca Ch tch H Chớ Minh v giai cp cụng nhõn Vit
Nam 18
1.2.2. Quan im ca ng cng sn Vit Nam v giai cp cụng nhõn
Vit Nam 22
1.3. i ng cụng nhõn Nam nh - S hỡnh thnh v phỏt trin ca nú
n nhng nm 50 ca th k XX 27

1.3.1. i ng cụng nhõn Nam nh ra i mt a bn cú li th v t
nhiờn, kinh t, chớnh tr v vn hoỏ 27
1.3.2. i ng cụng nhõn Nam nh ra i sm, gn vi c s cụng
nghip ca t bn Phỏp qua khai thỏc thuc a n u th k
XX ni bt l cụng nghip Dt 29
Chng 2. Thc trng v xu hng bin i ca cụng nhõn Nam nh 41
2.1. Thc trng 41
2.1.1. S phỏt trin ca cụng nghip v cụng nhõn Nam nh t 1958-
1997 41
2.1.2. S phỏt trin ca cụng nghip v cụng nhõn Nam nh t 1997
n nay 50
2.1.3. Nhng im mnh, hn ch v nguyờn nhõn ca nhng hn ch 58
2.2. Xu th bin i ca i ng cụng nhõn Nam nh 64
2.2.1. Tng nhanh v s lng, cht lng i ng cụng nhõn trong cỏc
ngnh, cỏc thnh phn kinh t 64
2.2.2. Cụng nhõn Nam nh ang ngy cng khng nh vai trũ ch lc
ca mỡnh trong vic y nhanh phỏt trin lc lng sn xut 67
2.2.3. Xu hng cụng nhõn luõn chuyn nhiu ln v sm ra khi dõy
chuyn sn xut 69
2.2.4. Xu hng bin i ca cụng nhõn trong cỏc doanh nghip Nh
nc hin nay 70
Chng 3. Mt s quan im v gii phỏp v phỏt trin i ng cụng
nhõn Nam nh trong giai on hin nay 72
3.1. Quan điểm xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân Nam Định
trong giai đoạn hiện nay 72
3.1.1. Xây dựng giai cấp công nhân với tính cách là giai cấp lãnh đạo
thông qua đội tiên phong là Đảng cộng sản Việt Nam đồng thời là
lực lượng sản xuất cơ bản, lực lượng đi đầu quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá 72
3.1.2. Xây dựng công nhân lớn mạnh phải gắn kết hữu cơ với xây dựng,

phát huy sức mạnh của liên minh công nhân với nông dân và đội
ngũ trí thức thành nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
dưới sự lãnh đạo của Đảng tạo ra động lực chủ yếu của sự phát
triển Nam Định 74
3.1.3. Xây dựng đội ngũ công nhân lớn mạnh phải gắn kết chặt chẽ với
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hóa và sự phát triển của toàn xã hội 75
3.1.4. Xây dựng đội ngũ công nhân lớn mạnh - điều kiện tiên quyết bảo
đảm thành công của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội trước hết là trách nhiệm
của Đảng bộ, chính quyền các cấp và sự nỗ lực vươn lên của bản
thân của mỗi người công nhân 77
3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển đội ngũ công nhân Nam Định hiện
nay 79
3.2.1. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của công nhân
trong thời kỳ phát triển mới của Nam Định 79
3.2.2. Nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị; trình độ học vấn, tay nghề
và bồi dưỡng tác phong công nghiệp, thực hiện trí thức hóa công
nhân Nam Định 83
3.2.3. Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế chính sách chăm lo cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ công nhân Nam Định, tạo
động lực mới cho công nhân trong giai đoạn hiện nay 86
3.2.4. Xây dựng, đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của tổ chức
cơ sở đảng, hoạt động của tổ chức công đoàn, Đoàn Thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức phụ nữ trong các doanh nghiệp 93
Kết luận 101
Danh mục tài liệu tham khảo 105
























DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CNXH: Chủ nghĩa xã hội
CNTB: Chủ nghĩa tư bản
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
THCN: Trung học chuyên nghiệp
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
XHCN: Xã hội chủ nghĩa




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền làm
nên cuộc cách mạng XHCN Tháng mười Nga vĩ đại cũng như trong quá trình
lãnh đạo toàn nước Nga xây dựng chế độ xã hội mới - xã hội XHCN,
V.I.Lênin đã khẳng định giai cấp công nhân là "lực lượng sản xuất hàng đầu"
của nhân loại. Thực tiễn cách mạng nước ta cũng đã và đang thể hiện vai trò
to lớn của giai cấp công nhân - lực lượng cơ bản hàng đầu trong sản xuất và
cơ cấu xã hội; giai cấp lãnh đạo quá trình phát triển đất nước theo định hướng
XHCN, bộ phận nòng cốt của liên minh giữa công nhân với nông dân và trí
thức nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc. Hiện nay trong giai đoạn đẩy
mạnh toàn diện công cuộc đổi mới nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém
phát triển, Văn kiện Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ phương hướng xây dựng
giai cấp công nhân là: "Phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức; nâng
cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp xứng đáng
là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Giải quyết việc làm, giảm số lượng công nhân thiếu việc làm và thất nghiệp.
Thực hiện tốt chính sách và pháp luật về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế Xây dựng tổ chức phát triển đoàn viên công đoàn, nghiệp
đoàn đều khắp ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế.
Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền lợi chính
đáng hợp pháp của công nhân và những người lao động, chú trọng công nhân
làm việc ở các khu công nghiệp và đô thị lớn. Chăm lo đào tạo cán bộ và kết
nạp đảng viên từ những công nhân ưu tú." Cụ thể hoá phương hướng do Đại
hội X của Đảng đã đề ra, trong Văn kiện Hội nghị Trung ương 6 khoá X về
mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân: " Xây dựng giai cấp công nhân lớn
mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý thức công

dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân

2
tộc; nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế
giới và những biến động của tình hình trong nước; có tinh thần đoàn kết dân
tộc, hợp tác quốc tế; thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp lãnh đạo cách
mạng Việt Nam thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nói
chung trong các doanh nghiệp đều có tổ chức cơ sở đảng, công đoàn Xây
dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, phát triển nhanh về số lượng, nâng cao
chất lượng, có cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; có trình độ học
vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp cận và làm chủ
khoa học - công nghệ tiên tiến hiện đại trong điều kịên phát triển kinh tế tri
thức; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; có
giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng; có tác phong công nghiệp và
kỷ luật lao động cao"
Năm 1822 lần đầu tiên Nam Định xuất hiện với tư cách cấp trấn, thay
cho trấn Sơn Nam thời Lê - Trịnh. Phạm vi trấn Nam Định lúc đó tương
đương với hai tỉnh Nam Định, Thái Bình và một phần của tỉnh Hưng Yên
hiện nay. Đến năm 1832 tỉnh Nam Định được thành lập trên cơ sở giữ nguyên
quy mô trấn Nam Định xưa. Ngày 21 tháng 3 năm 1890 tỉnh Nam Định được
chia tách thành hai tỉnh là Thái Bình và Nam Định. Địa giới tỉnh Nam Định
lúc đó về cơ bản trùng với địa giới Nam Định ngày nay. Đến năm 1965 Nam
Định và Hà Nam thành tỉnh Nam Hà. Mười năm sau, Nam Hà và Ninh Bình
hợp nhất thành tỉnh Hà Nam Ninh. Đến năm 1997 Nam Định được tách ra
thành một đơn vị độc lập. Nam Định nằm ở cuối châu thổ sông Hồng, là một
vùng kinh tế, văn hoá xã hội đã được hình thành trong lịch sử lâu dài của đất
nước và của vùng châu thổ sông Hồng với những sắc thái riêng, truyền thống
riêng mà các khu vực liền kề nhau thậm chí đã từng được tổ hợp với nó thành
một đơn vị hành chính cũng không thể có được.
Nam Định là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế,

văn hoá đối với đồng bằng Bắc bộ. Nam Định ở cực nam đồng bằng Bắc bộ,

3
trên vùng châu thổ sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 90 km về phía đông nam,
gần khu kinh tế tăng trưởng phía Bắc, là mảnh đất có truyền thống lịch sử
cách mạng và văn hoá lâu đời. Phía đông Nam Định giáp tỉnh Thái Bình, phía
Tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía Nam giáp với Biển Đông, phía Bắc giáp với
tỉnh Hà Nam.
Là tỉnh đồng bằng, Nam Định có điều kiện thuận lợi cho việc mở mang
phát triển kinh tế như đất đai màu mỡ, nguồn lợi thuỷ hải sản và hệ sinh thái
phong phú đa dạng, bờ biển dài, ngành công nghiệp Dệt, con người có truyền
thống lao động cần cù Vị thế của Nam Định tạo thời cơ thuận lợi cho sự ra
đời và phát triển của đội ngũ công nhân từ đầu thế kỷ XX. Từ khi có Đảng
cộng sản Việt Nam, vị thế của Nam Định tiếp tục phát triển là nhờ vào vai trò
quan trọng và đóng góp to lớn của đội ngũ công nhân.
Trên cơ sở thực hiện đường lối đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam
lãnh đạo, từ năm 1986 đến nay, đặc biệt là sau khi tái lập tỉnh(01/01/1997),
kinh tế Nam Định đã có những bước phát triển tương đối toàn diện, tốc độ
tăng trưởng kinh tế khá ổn định, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng
tích cực, những lợi thế về đất đai, kinh tế biển về công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp bước đầu được khai thác phát huy, một số khu công nghiệp, cụm
công nghiệp được hình thành và đi vào hoạt động hiệu quả. Thực tế các nghị
quyết của Tỉnh Uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh vẫn luôn khẳng định công nhân là
lực lượng sản xuất chủ yếu trong một số lĩnh vực và các thành phần kinh tế, là
những chủ nhân đang cùng cả tỉnh đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định đang hoạt động trong môi trường
kinh tế xã hội của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự tăng lên về số
lượng, sự đa dạng của các nhóm công nhân trong nhiều thành phần kinh tế,
nhiều trình độ văn hoá tay nghề với tốc độ và quy mô phát triển của đội ngũ
này có thể được xem là bộ phận tiêu biểu của công nhân đồng bằng Bắc bộ.

Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng cùng với những đóng góp to lớn

4
và đáng tự hào đội ngũ công nhân tỉnh Nam Định cũng đang đối diện với
không ít các vấn đề tạo ra nguy cơ tiêu cực tới chất lượng nguồn nhân lực
hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm ảnh
hưởng tới bản chất giai cấp công nhân của Đảng cầm quyền.
Hạn chế trên có nhiều nguyên nhân song nguyên nhân chủ yếu là đội
ngũ công nhân ở Nam Định còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.
Từ thực tế đó đòi hỏi các cấp, các ngành cần quan tâm đến việc xây
dựng và phát huy vai trò của đội ngũ công nhân. Đây cũng chính là lý do cơ
bản mà tôi chọn đề tài "Xây dưng đội ngũ công nhân Nam Định trong quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá " làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Ở nước ta trong những năm gần đây vấn đề giai cấp công nhân và sứ
mệnh lịch sử của nó đã thu hút được nhiều công trình khoa học nghiên cứu
dưới nhiều góc độ khác nhau. Đáng chú ý có một số công trình sau: "Một số
vấn đề về giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam" của GS Văn Tạo - Nhà
xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 1997; "Xu hướng biến động của giai cấp
công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI" - Viện Công nhân và
Công đoàn - Tổng liên đoàn Lao Động Việt Nam - Nhà xuất bản Lao Động,
Hà Nội - 2001; " Góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam từ thực
trạng công nhân thành phố Hồ Chí Minh" - PGS,TS Nguyễn Đăng Thành -
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2008. Các công trình đã đề cập một
cách khá sâu sắc trên nhiều phương diện của giai cấp công nhân cũng như xu
hướng biến động của nó trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, đồng thời cũng
đưa ra một số giải pháp để xây dựng giai cấp công nhân không ngừng lớn
mạnh về cả số và chất lượng, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong những năm gần đây cũng có nhiều công trình nghiên cứu trực

tiếp mối quan hệ giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá với sự phát triển của giai

5
cấp công nhân cũng như vai trò của nó trong thời kỳ hiện nay như: " Giai cấp
công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" của GS,
TS Dương Xuân Ngọc; " Sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam và
vai trò của nó trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá" của Trần Ngọc
Sơn, luận án tiến sĩ (2001); "Xu hướng biến đổi của giai cấp công nhân ở
Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay" của Nguyễn Khánh Văn,
luận án tiến sĩ (2002); luận án tiến sĩ triết học của Phạm Thu Hương về "Vấn
đề đình công của công nhân" cùng một số luân văn thạc sĩ viết về giai cấp
công nhân ở Hải Phòng, Hải Dương, Thành phố Hà nội, Thành phố Hồ Chí
Minh Các công trình trên đã nghiên cứu một cách sâu sắc về mối quan hệ
biện chứng giữa quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với sự phát
triển của giai cấp công nhân, nhằm đưa ra những giải pháp để xây dựng và
phát triển giai cấp công nhân phát triển cả về số và chất lượng đáp ứng với
thời kỳ đổi mới hiện nay.
Ngoài những công trình nghiên cứu trên, còn có nhiều các bài viết đăng
trên các tạp chí như: "Một số vấn đề về giai cấp công nhân Việt Nam hiện
nay" - Đặng Xuân Kỳ - Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng lý luận số 9, 10
(2007); "Đời sống vật chất và tinh thần của công nhân trong các khu công
nghiệp, khu chế xuất" của GS, TS Trần Văn Chử trên tạp chí Lý luận chính trị
(9-2007); "Xây dựng giai cấp công nhân ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ
cách mạng" của PGS, TS Nguyễn Quốc Phẩm đăng trên tạp chí Lý luận chính
trị (5-2008); "Về nguồn công nhân ở nước ta trong bối cảnh gia nhập tổ chức
thương mại thế giới" của TS Nguyễn An Ninh đăng trên Thông tin CNXH lí
luận - thực tiễn số 12 (12/2006); "Hướng đi cho các doanh nghiệp trong thời
kỳ khó khăn" đăng trên báo Nhân Dân (6/2008); "Nam Định - Thế và lực
trong thế kỷ XXI" của Chu Viết Luân - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
(5/2005); Bài viết" Nam Định - vị thế và lộ trình phát triển" của nguyên Bí

thư tỉnh uỷ Trần Văn Tuấn (2005); Bài viết "Hồi sinh ở công ty Dệt Nam

6
Định" đăng trên báo Nam Định (5/2007) Các công trình trên đã đề cập tới
thực trạng của công nhân Việt Nam nói chung cũng như công nhân Nam Định
nói riêng, đồng thời cũng đưa ra một số phương hướng giải quyết nhằm xây
dựng và phát triển giai cấp công nhân Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, cho đến nay cũng chưa có một công trình khoa học nào nghiên
cứu chuyên sâu về sự phát triển cũng như phát huy vai trò của đội ngũ công
nhân Nam Định trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích:
Nghiên cứu thực trạng, vai trò và xu hướng phát triển của công nhân
Nam Định; trên cơ sở đó nêu ra một số quan điểm cơ bản và những giải pháp
chủ yếu nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hóa.
- Nhiệm vụ:
+ Tìm hiểu một số đặc điểm, vai trò của công nhân Nam Định trong
quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
+ Nghiên cứu thực trạng, chỉ ra các vấn đề xu hướng biến đổi của công
nhân Nam Định.
+ Nêu ra một số phương hướng cơ bản và đề xuất các giải pháp chủ yếu
nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân Nam Định.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về tình hình
đội ngũ công nhân Nam Định.
* Phạm vi nghiên cứu: Trên toàn bộ địa bàn tỉnh Nam Định và trọng
tâm là thời gian 1997 đến nay.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn


7
* Nguồn tài liệu: Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng
sản Việt Nam về giai cấp công nhân. Đề tài còn kế thừa và sử dụng có chọn
lọc một số đề xuất, số liệu thống kê của một số công trình có liên quan của
các nhà khoa học.
* Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp luận chung
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp nghiên cứu
đặc thù của chủ nghĩa xã hội khoa học, tiếp cận và giải quyết từ góc độ chính
trị - xã hội đồng thời còn sử dụng một số phương pháp khác như khảo sát,
điều tra, thống kê để làm sáng tỏ các vấn đề đặt ra.
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
Góp phần nâng cao nhận thức xã hội đối với việc đánh giá vai trò của
công nhân Nam Định trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
Đề xuất một số giải pháp trong đó có những kiến nghị nhằm từng bước
phát huy vai trò của công nhân Nam Định hiện nay.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo để các cơ quan có thẩm quyền
vận dụng vào việc hoạch định chủ trương cụ thể, phù hợp trong việc phát huy
vai trò của công nhân Nam Định hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn bao
gồm 3 chương và 7 tiết.
Chương 1. Quan điểm cơ bản về giai cấp công nhân.
Chương 2. Thực trạng và xu hướng biến đổi của công nhân Nam Định.
Chương 3. Một số quan điểm và giải pháp về phát triển đội ngũ công
nhân Nam Định trong giai đoạn hiện nay.



8

Chƣơng 1
QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân là sản phẩm của lịch sử, nó ra đời và phát triển
cùng với sự xuất hiện và phát triển của nền sản xuất hiện đại tương ứng với
từng thời kỳ lịch sử, đại diện cho nền sản xuất tiên tiến có tính tổ chức và kỷ
luật cao, có ý thức tập thể và lợi ích giai cấp thống nhất do nền sản xuất tập
trung dựa trên nền công nghệ hiện đại tạo ra. Tuy mang những đặc tính chung
nhưng sự phát triển ở các mước khác nhau, cũng có phát triển khác nhau giai
cấp công nhân ở các nước phát triển và các nước đang phát triển là có sự khác
biệt. Trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu (kể cả Mácxít và không
Mácxít) đều đưa ra khái niệm mới về giai cấp công nhân trong thời đại ngày
nay, xem đó là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu liên quan đến sự
phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp nói chung và giai cấp
công nhân nói riêng. Trong thời đại ngày nay đặc biệt từ thập kỷ 70 của thế
kỷ XX khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của các ngành khoa học kỹ thuật cao dẫn tới cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ mới. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã đưa tới bước nhảy
vọt về chất trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, trong tính chất lao động
và cơ cấu thành phần xã hội. Cùng với sự phát triển đó, xã hội có nhiều
chuyển biến thì có nhiều cách giải thích khác nhau về khái niệm giai cấp công
nhân. Song để có cách nhìn khách quan và khoa học tiến tới một sự giải thích
thống nhất về khái niệm giai cấp công nhân tất yếu phải trở về thế giới quan
và phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin. Ngay từ
những ngày đầu nghiên cứu, các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học
đã nhiều lần đề cập và đưa ra những chỉ dẫn cơ bản về khái niệm giai cấp
công nhân và những đặc trưng nổi bật của giai cấp này. Từ năm 1845 khi bắt

9
đầu nghiên cứu về giai cấp công nhân thì Mác đã đạt ra câu hỏi: "Vấn đề là ở

chỗ giai cấp vô sản thực sự là gì, và phù hợp với sự tồn tại của bản thân nó,
giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử" [29, tr.56]. Sau đó Mác và
Ănghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để nói về giai cấp công nhân như:
giai cấp vô sản; giai cấp xã hội hoàn toàn sống chỉ dựa vào bán sức lao động
của mình; giai cấp lao động làm thuê của thế kỷ XIX; lao động làm thuê; giai
cấp vô sản hiện đại; giai cấp công nhân hiện đại; giai cấp công nhân đại công
nghiệp; giai cấp vô sản công nghiệp; giai cấp công nhân công xưởng cùng
với một số thuật ngữ khác mà Mác và Ănghen đã dùng trong một số tác phẩm
để biểu thị như những cụm từ đồng nghĩa với thuật ngữ giai cấp công nhân:
giai cấp công nhân trong thế kỷ XIX - con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản
chủ nghĩa; giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến và đại biểu cho
phương thức sản xuất tiên tiến. Hơn nữa Mác và Ănghen còn dùng một số
thuật ngữ có nội dung hẹp hơn để chỉ từng loại công nhân trong các ngành
khác nhau, trong các giai đoạn khác nhau của công nghiệp, chẳng hạn như
công nhân nông nghiệp; công nhân công xưởng; công nhân khai khoáng; công
nhân cơ khí; công nhân chế biến nguyên liệu Ngoài ra trong một số điều
kiện cụ thể thì Mác và Ănghen còn sử dụng một số cách diễn đạt để biểu thị
giai cấp công nhân như lao động làm thuê; giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ sống
dựa vào bán sức lao động của mình; giai cấp của những người hoàn toàn
không có của. Cho dù dưới góc độ nào thì tất cả các thuật ngữ trên đều là
những thuật ngữ đồng nghĩa, chỉ khác nhau về hình thức biểu đạt trong những
điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Theo Mác và Ănghen thì sự khác nhau căn
bản chỉ là khác nhau giữa công nhân đứng máy và những người giúp việc cho
những công nhân cơ khí đó. Tất cả các cách diễn đạt nêu trên đều bàn về khái
niệm công nhân được đặt trong những điều kiện cụ thể từ nửa sau thế kỷ XIX
đến đầu thế kỷ XX. Ở những thập niên đầu của thế kỷ XIX khi cuộc cách
mạng công nghiệp bắt đầu, khi chủ nghĩa tư bản cạnh tranh mới xuất hiện, các

10
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác nói đến công nhân là một cộng đồng người

gắn với sản xuất, công nghiệp cơ khí. Vào giữa thế kỷ XIX khi nền công
nghiệp cơ khí đã phát triển mở rộng, bao quát nhiều lĩnh vực và cấp độ của
quá trình sản xuất vật chất. Trong thập niên 70-80 của thế kỷ XIX khi khoa
học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, Mác-Ănghen đã đề cập tới giai
cấp công nhân với thuật ngữ "Vô sản lao động trí thức". Cùng với một số tác
phẩm như: "Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hêghen" - Lời nói đầu;
"Gia đình thần thánh"; "Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh"; "Những nguyên
lý của chủ nghĩa cộng sản" và "Tuyên ngôn của đảng cộng sản". Trong đó tác
phẩm "Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hêghen" - Lời nói đầu, Mác
đã viết:"Giai cấp vô sản Đức là con đẻ của nền công nghiệp non trẻ của Đức",
còn trong tác phẩm "Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh" Ănghen viết:" Giai
cấp công nhân Anh là sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh", còn
trong tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" Mác và Ănghen cho rằng:
"Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại
công nghiệp, giai cấp vô sản thì trái lại, là sản phẩm của bản thân đại công
nghiệp" [30, tr.610)] Giai cấp công nhân ra đời, tồn tại và phát triển cùng
với sự ra đời, tồn tại và phát triển của đại công nghiệp. Do đó xét về cơ cấu
các bộ phận cơ bản cấu thành giai cấp công nhân cũng thay đổi cùng với sự
thay đổi của đại công nghiệp của quá trình kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất
vật chất và dịch vụ.
Ở thế kỷ thứ XIX khi nói về cơ cấu giai cấp công nhân Mác và Ănghen
cho rằng nó bao gồm ba bộ phận cơ bản cấu thành: công nhân nông nghiệp,
công nhân công nghiệp, công nhân hầm mỏ. Trong ba bộ phận đó thì Mác và
Ănghen đã xem công nhân công nghiệp là bộ phận quan trọng nhất, có tinh
thần cách mạng kiên quyết nhất, họ là hạt nhân luôn đi đầu trong cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản. Còn phù hợp với trình
độ phát triển hiện nay của đại công nghiệp, công nhân có một cơ cấu phức tạp

11
hơn nhiều, nó bao gồm các bộ phận chủ yếu như: công nhân lao động giản

đơn, công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, kỹ sư thực hành, công nhân tri thức,
công nhân dịch vụ
Trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" Mác - Ănghen đã viết: "Lịch
sử công nghiệp và thương nghiệp là lịch sử của các cuộc nổi dậy của lực
lượng sản xuất hiện đại chống lại quan hệ sản xuất chống lại chế độ sở hữu
đang quyết định sự tồn tại và thống trị của giai cấp tư sản" [30, tr.604]. Chế
độ tư sản đã trở thành quá nhỏ hẹp, không đủ để chứa đựng những của cải tạo
ra trong lòng nó. Trong tác phẩm này Mác - Ănghen còn cho rằng công nhân
bị đặt dưới quyền giám sát của cả hệ thống tư sản, và "chế độ tư sản càng
công khai công bố lợi nhuận là mục đích duy nhất của nó thì nó lại càng trở
thành ti tiện và bỉ ổi đáng căm ghét" [30, tr.606]. Từ mâu thuẫn đó tất yếu dẫn
đến sự nổi dậy và đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản
phát triển thành xung đột giữa hai giai cấp. Giai cấp công nhân hiện đại được
hình thành từ công nhân công trường thủ công. Mác - Ănghen đã nói rõ công
nghiệp hiện đại đã biến xưởng nhỏ của thợ cả gia trưởng thành công xưởng
lớn của các nhà tư bản công nghiệp và khối đông đảo công nhân. Đồng thời
Mác và Ănghen còn nêu ra các tiêu chí và khái niệm về giai cấp công nhân.
Theo Mác và Ănghen giai cấp công nhân ra đời gắn liền với nền công nghiệp
hiện đại và" họ được tuyển mộ từ tất cả các giai cấp và tầng lớp xã hội lúc bấy
giờ" [30, tr.607]. Họ còn là những người không có tư liệu sản xuất, là giai cấp
có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích giai cấp tư sản, là những người
lao động làm thuê bán sức lao động và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng
dư. Họ là những người có bản chất cách mạng, đồng thời trong họ có tinh
thần quốc tế vô sản, có tình đoàn kết, có tính tổ chức và kỷ luật cao. Họ càng
ngày càng phát triển cùng với sự tăng lên không ngừng cả về mặt số và chất
lượng. Những vấn đề nêu trên của giai cấp công nhân đã được các nhà kinh
điển rút ra thông qua việc phân tích điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của giai

12
cấp công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa. Trên cơ sở đó các nhà khoa học

đã đưa ra hai đặc trưng để phân biệt giai cấp công nhân với các giai cấp tầng
lớp khác trong xã hội.
Đặc trưng thứ nhất của giai cấp công nhân là lao động trong nền sản
xuất công nghiệp hiện đại trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản
xuất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá ngày càng cao tạo ra của
cải vật chất bảo đảm sự tồn tại và phát triển của xã hội hiện đại. Đây chính là
điểm khác biệt giữa những người công nhân hiện đại với những người lao
động khác trong các xã hội thời kỳ trung cổ. Trong các công trường thủ công
và trong nghề thủ công người lao động sử dụng công cụ của mình, còn trong
công xưởng thì những người công nhân buộc phải phục tùng máy móc. Mác
và Ănghen cho rằng: giai cấp công nhân là tập đoàn người bao gồm những
người công nhân công xưởng, là sản phẩm và là chủ thể của nền đại công
nghiệp, do vậy sau khi hình thành thì giai cấp công nhân không ngừng tăng
lên về mặt số lượng và phát triển về mặt chất lượng. Là sản phẩm đồng thời là
chủ thể của nền sản xuất công nghiệp, do đó giai cấp công nhân là đại biểu
cho lực lượng sản xuất hiện đại xã hội hoá ngày càng cao, đồng thời họ cũng
là đại biểu cho một phương thức sản xuất mới tiên tiến - phương thức sản xuất
cộng sản chủ nghĩa. Chính do điều kiện hoàn cảnh lao động trong nền sản
xuất ấy nên giai cấp công nhân đã sớm hun đúc trong mình những phẩm chất
riêng, và xứng đáng là lực lượng tiên phong trong phong trào cách mạng.
Đặc trưng thứ hai của giai cấp công nhân theo quan điểm của các nhà
kinh điển là về vị trí của giai cấp công nhân trong quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người lao
động không có tư liệu sản xuất để duy trì cuộc sống, buộc họ phải bán sức lao
động cho các nhà tư bản, bị các nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Do đó giai
cấp công nhân là những người có lợi ích cơ bản đối lập với lợi ích cơ bản của
giai cấp tư sản và trở thành giai cấp đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản

13
trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Với tiêu chí nêu trên, Mác và Ănghen đã gọi

giai cấp công nhân là giai cấp vô sản - đặc trưng cơ bản của những người
công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa. Cùng với sự phát triển của nền sản
xuất công nghiệp, "Giai cấp tư sản -tức tư bản mà lớn lên thì giai cấp vô sản,
giai cấp công nhân hiện đại - tức là giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện là
kiếm được việc làm và chỉ kiếm được việc làm nếu lao động của họ làm tăng
thêm tư bản, do vậy mà xã hội cũng phát triển theo" [30, tr.601]. Với những
tiêu chí cơ bản của giai cấp công nhân mà Mác - Ănghen đã nêu ra không chỉ
hoàn toàn đúng với điều kiện lịch sử đương thời mà những đặc trưng cơ bản
đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Nó chính là cơ sở lý luận, phương pháp
luận khoa học để chúng ta nghiên cứu về giai cấp công nhân hiện đại và làm
sáng tỏ vai trò nhiệm vụ của nó trong thời kỳ lịch sử mới. Cho dù giai cấp
công nhân có gọi là giai cấp vô sản hay giai cấp của những người vô sản thì
họ vẫn là sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp.
Trên cơ sở phân chia xã hội thành các giai cấp tầng lớp khác nhau cùng
với quan niệm về giai cấp, Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, sau khi cuộc cách
mạng vô sản thành công thì giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền
trong xã hội mới. Khi đó địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân đã
hoàn toàn thay đổi, từ thân phận nô lệ làm thuê trở thành giai cấp thống trị về
chính trị thông qua Đảng tiên phong của mình lãnh đạo toàn xã hội, cải tạo xã
hội cũ và xây dựng xã hội mới. Giai cấp công nhân là giai cấp thống trị về
chính trị, giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản,
trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới cũng như trong toàn bộ cuộc đấu tranh
để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp, giai cấp công nhân tự xoá mình với tính
cách là một giai cấp. Do đó giai cấp công nhân cũng là một phạm trù lịch sử,
nó là con đẻ, là sản phẩm của một hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Cùng với sự phát
triển của xã hội loài người, sự phát triển của nền sản xuất đại công nghiệp giai
cấp công nhân luôn phát triển và có thêm những đặc trưng mới, do vậy hiện

14
nay có nhiều ý kiến khác nhau về giai cấp công nhân cũng là điều dễ hiểu. Để

hiểu đúng quan niệm của Mác-Lênin về giai cấp công nhân đòi hỏi chúng ta
phải có thái độ khách quan khi nghiên cứu khái niệm giai cấp công nhân. Tuy
nhiên căn cứ vào quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa
học và từ sự biến đổi của kinh tế xã hội đến bây giờ thì đặc trưng chủ yếu của
công nhân là lao động công nghiệp trực tiếp sản xuất hoặc tham gia vào qúa
trình sản xuất công nghiệp tạo ra giá trị vật chất cho xã hội. Với sự phát triển
của nền sản xuất công nghiệp hiện đại tạo ra đội ngũ những người lao động có
trình độ học vấn và tay nghề ngày càng cao. Họ chính là những người trực
tiếp tham gia vào quá trình sản xuất công nghiệp và lao động của họ ngày
càng đòi hỏi lao động có tính lao động trí óc trong những dây chuyền sản xuất
công nghệ hiện đại. Như vậy do sự phát triển của lực lượng sản xuất một bộ
phận lao động có trình độ của trí thức đã gia nhập vào công nhân hình thành
nên một bộ phận công nhân trí thức. Đó là những nhà nghiên cứu sáng chế, áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cán bộ quản lý trực tiếp lao động hoặc
tham gia vào quá trình sản xuất công nghiệp Do đó hiện nay chúng ta không
thể quan niệm giai cấp công nhân chỉ bao gồm những người lao động chân tay
trực tiếp hoặc gián tiếp điều khiển máy móc cơ khí. Nếu chúng ta chỉ dừng ở
khái niệm giai cấp công nhân theo quan niệm truyền thống mặc dù vẫn đúng
về bản chất nhưng chưa đủ. Cùng với sự biển đổi của điều kiện kinh tế - xã
hội thì lực lượng xã hội này cũng như tất cả các sự vật hiện tượng khác cũng
không ngừng vận động, phát triển. Do vậy cần phản ánh đầy đủ hơn về giai
cấp công nhân nhưng cũng không nên đưa tất cả những người lao động làm
công ăn lương cũng như toàn bộ trí thức vào giai cấp công nhân. Quán triệt tư
tưởng của các nhà kinh điển và từ thực tiễn cách mạng cùng với sự thay đổi
của hoàn cảnh lịch sử cụ thể có thể đưa ra định nghĩa thứ nhất về giai cấp
công nhân: "Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định hình thành và
phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại với nhịp

15
độ phát triển của lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp hoặc gián tiếp

tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo
các quan hệ xã hội, đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất
tiên tiến trong thời đại hiện nay".
Ở các nước tư bản giai cấp công nhân là giai cấp bị áp bức, bị tước đoạt
hết mọi quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất hoặc về cơ bản không có tư liệu
sản xuất, làm thuê cho giai cấp tư sản trong nền sản xuất đại công nghiệp tư
bản chủ nghĩa và bị giai cấp thống trị bóc lột giá trị thặng dư. Do đó giai cấp
công nhân là giai cấp duy nhất trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản về lợi
ích căn bản và họ là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo quần chúng nhân
dân lao động và các lực lượng khác trong toàn bộ xã hội, tiến hành cuộc cải
biến cách mạng, thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội.
Ở các nước XHCN giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động làm
chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu, đại đa số làm việc trong các nhà máy xí
nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc sở hữu nhà nước và một bộ phận làm việc trong
các thành phần kinh tế cá thể tư nhân Dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp
công nhân liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, thực
hiện cuộc cải biến cách mạng, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản
chủ nghĩa. Giai cấp công nhân là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên định nghĩa này chưa làm rõ được tính phức tạp của cơ cấu
giai cấp công nhân trong nền kinh tế thị trường XHCN như ở Trung Quốc
hoặc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Trên thực
tế vẫn còn một bộ phận công nhân trong các thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh bị nhà tư bản bóc lột, chưa phải là những người làm chủ, nhất là trong
giai đoạn đầu khi bộ phận này chiếm số đông. Hơn nữa định nghĩa này cũng
chưa phản ánh được xu thế vận động và tính phức tạp đa dạng của cơ cấu giai
cấp trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng như sự gia tăng đầu tư của

16
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thế kỷ XX được coi là thế kỷ

đem lại bước tiến dài trong lịch sử về khoa học và tổ chức nền sản xuất hiện
đại. Chính những sự thay đổi trong điều kiện cụ thể đã tác động sâu sắc đến
sự biến đổi cơ cấu, số lượng, chất lượng, ngành nghề, phương thức và phong
cách lao động cũng như năng lực trí tuệ của giai cấp công nhân.
Xuất phát từ thực tiễn ta có thể đi tới một định nghĩa thứ hai về giai cấp
công nhân, mà thể hiện được toàn bộ đặc trưng của nó trong giai đoạn hiện
nay: "Giai cấp công nhân là một tập đoàn người ổn định hình thành và phát
triển gắn liền với nền sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại xã hội hóa
theo xu hướng quốc tế hoá cao và rộng lớn; là lực lượng sản xuất cơ bản và
tiên tiến của thời đại hiện nay, là động lực chủ yếu và là lực lượng lãnh đạo
quá trình chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ở
mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi toàn thế giới. Trong các nước tư bản chủ
nghĩa do không có, hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất chủ yếu của xã
hội, họ phải bán sức lao động làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị
thặng dư; trong các nước xã hội chủ nghĩa họ cùng với nhân dân lao động làm
chủ các tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau lao động sáng tạo vì lợi ích của
xã hội và giai cấp mình ; Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (trong
nước, thế giới) còn bộ phận công nhân làm thuê, bị bóc lột - cơ cấu giai cấp
công nhân đa dạng phong phú nhưng phức tạp".
So với định nghĩa thứ nhất về giai cấp công nhân thì trong định nghĩa
nêu trên đã bổ sung thêm trình độ "tri thức" công nhân trí thức và cơ cấu giai
cấp công nhân trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Khái niệm về giai cấp công
nhân hiện đại nêu trên đã phản ánh khá đầy đủ và khoa học về một lực lượng
lao động một giai cấp tiến bộ, cách mạng nhất trong thời đại ngày nay. Từ
khái niệm giai cấp công nhân nêu trên họ vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của
nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Quan hệ giữa giai cấp công nhân hiện đại
với nền sản xuất công nghiệp hiện đại là mối quan hệ cơ bản nhất. Diễn đạt

17
mối quan hệ đó Mác - Ănghen đã khẳng định giai cấp vô sản Đức là con đẻ

của nền công nghiệp non trẻ của Đức; giai cấp công nhân Anh là sản phẩm
cuộc cách mạng công nghiệp Anh.Trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản"
Mác - Ănghen đã viết: "Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với
sự phát triển của đại công nghiệp; còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản
thân nền đại công nghiệp ấy". Như vậy, chỉ khi có công nghiệp hiện đại mới
có giai cấp công nhân hiện đại. Trên thế giới bắt đầu xuất hiện giai cấp công
nhân hiện đại từ giữa thế kỷ XVIII, từ cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh với
việc phát minh ra máy hơi nước và áp dụng vào nhiều lĩnh vực, rõ nhất là lĩnh
vực giao thông với việc sản xuất ra đầu máy xe lửa. Sức người, sức ngựa, sức
trâu bò được thay thế bằng sức máy. Đây là thời kỳ cơ khí hoá, vì thế chủ
nghĩa Mác-Lênin coi giai cấp công nhân công nghiệp bộ phận chế tạo máy là
bộ phận cốt lõi của giai cấp công nhân bên cạnh công nhân ngành đường sắt,
công nhân khai khoáng, công nhân nông nghiệp. Cuối thế kỷ XIX, khoa học
phát hiện ra điện và quá trình điện khí hoá bắt đầu với việc đưa điện vào sản
xuất, lưu thông và sinh hoạt. Giai cấp công nhân hiện đại được bổ sung thêm
bằng đội ngũ công nhân ngành điện. Công nghiệp hiện đại xuất hiện ở nơi
nào, lĩnh vực nào thì đem đến nơi đó, lĩnh vực đó năng suất lao động, chất
lượng và hiệu quả kinh tế cao cùng với ánh sáng văn minh, đẩy lùi nghèo nàn
và lạc hậu. Vì vậy, Lênin đã viết: chủ nghĩa cộng sản = chính quyền Xôviết +
điện khí hoá toàn quốc. Diễn đạt quan hệ giữa giai cấp công nhân hiện đại với
nền sản xuất công nghiệp hiện đại, chủ nghĩa Mác-Lênin coi giai cấp công
nhân là chủ thể với ý nghĩa là người sản xuất ra máy móc, giai cấp điều khiển,
điều hành, vận hành, theo dõi, giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động của máy
móc. Giai cấp công nhân hiện đại không chỉ cần sự khéo léo của đôi bàn tay
vàng, mà còn cần sự sáng tạo của khối óc. Chính giai cấp công nhân bằng bàn
tay, khối óc mà quá trình lao động của họ đã tạo ra sự vĩ đại của thế giới, tạo
ra sự vĩ đại của nước Anh [27, tr.205]. Theo chủ nghĩa xã hội khoa học, giai

18
cấp công nhân hiện đại vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của nền sản xuất công

nghiệp hiện đại, không ngừng phát triển cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu
cùng với sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Đặc trưng cơ
bản của nền sản xuất công nghiệp hiện đại do giai cấp công nhân hiện đại tiến
hành là một nền sản xuất bằng máy móc với kỹ thuật hiện đại thường xuyên
được cách mạng hoá bởi sự phát triển của cách mạng khoa học và sự vận
dụng ngày càng nhanh những thành tựu cách mạng khoa học vào sản xuất,
làm cho khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; nền sản
xuất xã hội hoá ngày càng cao theo xu hướng quốc tế hoá [30, tr.610]. Tương
ứng với nền sản xuất công nghiệp hiện đại là một giai cấp công nhân hiện đại
với đặc trưng cơ bản là giai cấp công nhân lao động trí óc hình thành từ hàng
ngũ sinh viên [32, tr.613] và "một giai cấp vô sản chỉ có thể tồn tại trên quy
mô lịch sử thế giới" [27, tr.289]. Do công nghiệp hiện đại phát triển với năng
suất, chất lượng và giá thành sản phẩm đã làm cho những nhà tiểu công
nghiệp, tiểu thương nghiệp bị phá sản rơi xuống hàng ngũ giai cấp công nhân.
Vì vậy "giai cấp vô sản được tuyển mộ trong tất cả các giai cấp, tầng lớp của
dân cư" [30, tr.607]. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa cùng với hai giai cấp cơ
bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa còn có các giai cấp tầng lớp
khác trong xã hội. Do đó mà cả giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cả
lao động chân tay và lao động trí óc đều bị giai cấp tư sản áp bức bóc lột, do
vậy họ đều có nhu cầu được giải phóng khỏi áp bức bóc lột bất công khỏi
nghèo đói lạc hậu.Đây là cơ sơ để hình thành liên minh giữa giai cấp công
nhân với đa số nhân dân lao động. Đúng như Ănghen chỉ ra: "Lịch sử của
cuộc đấu tranh giai cấp đã phát triển tới giai đoạn trong đó giai cấp bị bóc lột
và bị áp bức tức là giai cấp vô sản, không còn có thể tự giải phóng khỏi ách
áp bức của giai cấp bóc lột mình tức là giai cấp tư sản, nếu không đồng thời
và vĩnh viễn giải phóng toàn xã hội khỏi sự bóc lột và áp bức, khỏi tình trạng
phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp" [31, tr.523].

19
1.2. Quan điểm cơ bản về giai cấp công nhân Việt Nam

Từ thực tiễn phong trào công nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX và kế thừa
những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp công nhân, Chủ tịch
Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, các nhà khoa học
nêu ra khái niệm giai cấp công nhân như sau:
1.2.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân
Việt Nam
Giai cấp công nhân Việt Nam là một trong những lực lượng lao động
xã hội mới, là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa mà thực
dân Pháp tiến hành ở nước ta từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lớp công
nhân đầu tiên xuất hiện gắn liền với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) giai cấp công nhân nước
ta mới chỉ có khoảng 10 vạn người, trình độ thấp kém. Qua thời kỳ khai thác
thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), giai cấp công nhân đã tăng lên 22 vạn
chiếm 1,2% dân số. Nhiều xí nghiệp tập trung khá đông công nhân như nhà
máy xi măng Hải Phòng có 1500 thợ, ba nhà máy Dệt ở Nam Định, Hải
Phòng, Hà nội cũng có tới 1800 thợ, các nhà máy xay xát ở Sài Gòn cũng có
tới 3000 thợ Do chính sách chiếm ruộng đất ráo riết của thực dân Pháp đã
diễn ra tình trạng vô sản hoá không lối thoát trong nông dân Việt Nam. Ban
đầu giai cấp công nhân nước ta đa số từ nông dân bị phá sản trở thành công
nhân, một bộ phận từ thợ thuyền, thợ thủ công. Số thợ thuyền chuyên môn
giỏi từ các trường kỹ nghệ thực hành, từ những lính thợ trưởng thành tay nghề
được đào tạo trong các cuộc chiến tranh và do Pháp tiến hành. Chính trong
điều kiện lịch sử ấy đã làm cho giai cấp công nhân Viêt Nam không ngừng
tăng lên về số lượng. Cùng với sự thay đổi điều kiện kinh tế - xã hội họ đã bắt
đầu chú ý đến ý thức giai cấp. Tính giai cấp công nhân ở nước ta trong thời kỳ
này biểu hiện ở sự xuất hiện các cuộc bãi công biểu tình đầu tiên của giai cấp
công nhân có sự tham gia của nhiều nhân vật tiêu biểu như cố Chủ tịch Tôn

×