1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐINH THỊ THU HƢƠNG
HOÀN THIỆN PHP LUẬT VỀ QUẢN L
CHÂ
́
T GÂY Ô NHIÊ
̃
M TRÊN BIÊ
̉
N Ơ
̉
VIÊ
̣
T NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, 2013
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐINH THỊ THU HƢƠNG
HOÀN THIỆN PHP LUẬT VỀ QUẢN L
CHÂ
́
T GÂY Ô NHIÊ
̃
M TRÊN BIÊ
̉
N Ơ
̉
VIÊ
̣
T NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số : 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. V Quang
HÀ NỘI, 2013
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT GÂY Ô NHIỄM
TRÊN BIỂN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT GÂY Ô NHIỄM
TRÊN BIỂN 6
1.1. Tổng quan về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 6
1.1.1. Chất gây ô nhiễm trên biển 6
1.1.2. Quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 11
1.2. Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 13
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm
trên biển 13
1.2.2. Vai trò của pháp luật trong hoạt động quản lý chất ô nhiễm trên
biển 15
1.2.3. Nguồn luật điều chỉnh quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 18
1.2.4. Những nguyên tắc cơ bản của lĩnh vực pháp luật về quản lý chất gây ô
nhiễm trên biển. 19
1.2.5. Chủ thể (cá nhân, tổ chức), quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham
gia vào hoạt động quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 20
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT GÂY Ô
NHIỄM TRÊN BIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 24
2.1. Những hoạt động gây ô nhiễm trên biển 24
2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 32
2.2.1. Pháp luật về kiểm soát chất gây ô nhiễm môi trường biển 32
2.2.2. Pháp luật về phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường biển 37
4
2.2.3. Pháp luật về kiểm tra, kiểm soát và chế tài áp dụng nhằm quản lý
chất gây ô nhiễm trên biển 41
2.2.4. Pháp luật về tổ chức, phối hợp thực hiện quản lý chất gây ô
nhiễm trên biển của các cơ quan quản lý nhà nước 49
2.3. Thực trạng việc thực thi các điều ước quốc tế về quản lý chất gây ô
nhiễm trên biển mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập 52
2.4. Thực trạng thực thi pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở
Việt Nam 55
2.4.1. Cơ chế tổ chức thực hiện 55
2.4.2. Yếu tố con người, kinh tế, trang thiết bị kỹ thuật 56
2.4.3. Cơ chế chính sách, pháp luật 57
2.4.4. Kiểm tra, giám sát và chế tài áp dụng 58
2.4.5. Tuyên truyền, giáo dục, tham gia của cộng đồng 59
2.4.6. Hợp tác quốc tế về quản lý chất gây ô nhiễm môi trường biển 61
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ Ý KIẾN BƯỚC ĐẦU NHẰM HOÀN
THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT GÂY Ô NHIỄM
TRÊN BIỂN Ở VIỆT NAM 69
3.1. Nhu cầu cấp thiết phải hoàn thiện pháp luật 64
3.2. Phương hướng hoàn thiện 67
3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 69
3.4. Giải pháp đảm bảo thực thi pháp luật 73
3.4.1. Kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường
biển 73
3.4.2. Kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật 74
3.4.3. Tài chính và nhân lực 75
3.4.4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật 76
5
3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các điều ước quốc tế mà Việt
Nam gia nhập, ký kết 77
3.6. Giải pháp kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật 79
3.7. Giải pháp về cơ chế chính sách 81
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Việt Nam là một quốc gia nằm trong số 10 nước trên thế giới có chỉ số
cao nhất về chiều dài bờ biển, mở ra 3 hướng Đông, Nam và Tây; có vùng
biển và thềm lục địa rộng lớn, diện tích vượt quá một triệu km2, lớn gấp 3 lần
diện tích đất liền; có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ, gần bờ và xa bờ, chạy suốt
từ vịnh Bắc Bộ tới vịnh Thái Lan. Những vị thế, địa lý tự nhiên và tiềm năng
kinh tế của vùng biển, đảo nước ta có tầm quan trọng trong chiến lược xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khai thác tài nguyên biển đã và đang trở thành chiến lược trong sự
nghiệp phát triển của đất nước ta. Biển nước ta rất giàu tiềm năng tài nguyên.
Đây là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với công cuộc phát triển
đất nước, trong đó nổi bật là dầu khí (với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn dầu quy
đổi), ngoài ra còn nhiều loại khoáng sản phổ biến khác như: than, sắt, ti tan,
cát thuỷ tinh , hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn và cả những tài
nguyên có giá trị năng lượng cao mà khoa học hiện đại mới phát hiện. Đặc
biệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ án ngữ trên
các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch giữa ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương, giữa Châu Á, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và
các nước trong khu vực. Bờ biển Việt Nam dài 3260km, bao bọc lãnh thổ Việt
Nam ở cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam, tính trung bình cứ 100 km đất
liền có 1km bờ biển (tỉ lệ này cao gấp 6 lần tỉ lệ trung bình của thế giới). Biển
Việt Nam rất thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như dầu khí,
hải sản, vận tải biển, cảng biển và kết cấu hạ tầng, công nghiệp tàu biển, du
lịch biển và các ngành dịch vụ biển khác… Hội nghị lần thứ Tư Ban chấp
hành trung ương Đảng khóa X đã đưa ra Nghị quyết về Chiến lược Biển đến
7
năm 2020, “phấn đấu đưa kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP và 55
- 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước”.
Tuy nhiên cùng với nhu cầu ngày càng tăng về các giá trị từ biển là
những nguy cơ gây ô nhiễm trên biển. Vấn đề quản lý chất gây ô nhiễm trên
biển thực tế chưa được quan tâm một cách đúng mức. Hệ thống pháp lý cho
vấn đề này còn rất thiếu và yếu. Các văn bản quy phạm pháp luật chuyên
ngành chồng chéo, trùng lặp, không có sự gắn kết với nhau. Hệ thống các cơ
quan quản lí nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam nói
chung còn nhiều bất cập. Mới đây, Tổng cục Biển và Hải đảo (trực thuộc Bộ
Tài nguyên và Môi trường) được thành lập theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP
của Chính Phủ ngày 4/3/2008 Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bên cạnh đó, nhiều điều ước
quốc tế về vấn đề này được ký kết mà Việt Nam là một quốc gia thành viên
càng đòi hỏi Việt Nam phải có một hệ thống pháp luật đủ mạnh, một hệ thống
các cơ quan quản lý nhà nước đủ tầm để giải quyết được các vấn đề thực tế
đặt ra.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các vấn đề thực trạng hệ thống pháp
luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển, tìm ra những bất cập, hạn chế để từ
đó tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề này là
một đòi hỏi bức thiết cả về lý luận và thực tiễn. Do vậy tác giả đã lựa chọn đề
tài "Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt
Nam" làm luận văn tốt nghiệp Chương trình đào tạo Thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề ô nhiễm môi trường biển đã có nhiều nghiên cứu dưới dạng tạp
chí, chuyên đề, đề tài, luận văn, luận án nhưng những công trình này hoặc đi
sâu dưới góc độ quản lý tài nguyên biển, hoặc dưới góc độ các yếu tố kĩ thuật,
8
nghiên cứu về các hoạt động đối với tài nguyên biển. Nếu nghiên cứu dưới
góc độ khoa học pháp lý, các công trình này mới chỉ đề cập những quy định
của pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế trong lĩnh vực phòng chống,
khắc phục ô nhiễm môi trường biển ở một khía cạnh cụ thể của vấn đề ô
nhiễm môi trường biển như luận án tiến sĩ của Lưu Ngọc Tố Tâm với đề tài
“Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải ở
Việt Nam”; luận văn thạc sĩ của Đoàn Thị Vân với đề tài “Pháp luật về phòng
chống ô nhiễm dầu từ tàu biển”; luận văn thạc sĩ của Đặng Hoàng Sơn với đề
tài “Pháp luật về ô nhiễm môi trường trong họat động dầu khí ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay” Có thể nói đến nay vẫn chưa có nhiều tài liệu
nghiên cứu dưới góc độ pháp luật môi trường một cách tổng quan, toàn diện
về những vấn đề lý luận, thực trạng về các khía cạnh pháp lý trong quản lý
chất gây ô nhiễm trên biển liên quan đến kiểm tra, kiểm soát, phòng ngừa,
khắc phục ô nhiễm môi trường biển cũng như việc tổ chức, phối hợp thực
hiện quản lý chất gây ô nhiễm trên biển của các cơ quan quản lý nhà nước để
đưa ra những giải pháp cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về
quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam. Vì vậy "Hoàn thiện pháp luật
về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam" về cơ bản là đề tài mới,
chưa được nghiên cứu một cách tổng quan, toàn diện.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của
pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển, chỉ ra những hạn chế, thiết
sót thông qua đó đề xuất những phương hướng, kiến nghị, giải pháp hoàn
thiện hệ thống pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung vào phân tích thực trạng pháp luật về quản lý chất gây ô
9
nhiễm môi trường trên biển ở Việt Nam hiện nay và nêu ra một số giải pháp
kiến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên
biển ở Việt Nam.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
- Hệ thống văn bản pháp luật thực định của Việt Nam về quản lý chất
gây ô nhiễm trên biển.
- Các Điều ước quốc tế liên quan đến quản lý chất gây ô nhiễm trên
biển mà Việt Nam là quốc gia thành viên.
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở
Việt Nam.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập, tổng hợp, đánh giá hiện trạng thông tin, tài liệu liên quan
đến công tác quản lý chất gây ô nhiễm trên biển.
- Làm rõ sự cần thiết của việc quản lý chất gây ô nhiễm trên biển bằng
pháp luật, cách tiếp cận của pháp luật quốc tế, những quan điểm, nội dung cơ
bản của pháp luật Việt Nam về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển.
- Xác lập cơ sở lý luận và đề xuất những kiến nghị cụ thể về việc xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt
Nam nhằm đáp ứng được những đòi của thực tiễn cả về trước mắt cũng như lâu
dài.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này chủ yếu vận dụng phương pháp
nghiên cứu pháp luật truyền thống và phổ biến là phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, đó là:
10
- Phương pháp khai thác các tài liệu sẵn có như các văn bản pháp luật,
giáo trình, tạp chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học có liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và so sánh luật.
- Phương pháp diễn dịch và quy nạp.
- Phương pháp tổng hợp.
Trong đó, phân tích, thống kê, so sánh và chứng minh được xác định là
những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn. Từ đó rút ra những
nhận xét và kết luận trong quá trình giải quyết những nhiệm vụ mà luận văn
đề ra.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận
văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển và
pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Đề xuất một số ý kiến bước đầu nhằm hoàn thiện khung
pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam.
11
Chƣơng 1
KHI QUT CHUNG VỀ QUẢN L CHẤT GÂY Ô NHIỄM
TRÊN BIỂN VÀ PHP LUẬT VỀ QUẢN L CHẤT
GÂY Ô NHIỄM TRÊN BIỂN
1.1. Tổng quan về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
1.1.1. Chất gây ô nhiễm trên biển
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a. Môi trường biển: Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
1982 thì: Môi trường biển bao gồm các tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái biển và
chất lượng nước biển, cảnh quan biển (Điều 1.4). Như vậy, "môi trường biển
không chỉ bao gồm các vùng biển với các đặc trưng lý hóa của chúng mà còn cả
tài nguyên sinh vật, vật lý và hóa học của vùng cửa sông, các vùng ngập mặn
bao gồm cả trầm tích, các vùng thủy triều lên xuống, các vùng đầm lầy…" [18, tr.
13] và bầu khí quyển phía trên mặt biển. Ngoài ra, các hoạt động của con
người cũng là một phần của môi trường biển vì chúng tác động trực tiếp làm
thay đổi chất lượng của các vùng ven biển.
Tại Nghị định 25/2009/NĐ-CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và Bảo
vệ môi trường biển, hải đảo đã đưa ra định nghĩa: Môi trường biển là các yếu
tố vật lý, hóa học và sinh học đặc trưng cho nước biển, đất ven biển, trầm tích
dưới biển, không khí trên mặt biển và các hệ sinh thái biển tồn tại một cách
khách quan, ảnh hưởng đến con người và sinh vật (Điều 3.2).
b. Ô nhiễm môi trường biển: Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 định
nghĩa: "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm tiêu chuẩn môi trường" (Điều 3); Công ước của Liên hợp quốc về Luật
Biển 1982 định nghĩa ô nhiễm môi trường biển là: việc con người trực tiếp
12
hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao
gồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như
gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ động vật và thực vật biển, gây
nguy hại cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể
cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác,
làm biến đổi chất lượng biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các
giá trị mỹ cảm của biển [22, Điều 1.4].
c. Kiểm soát ô nhiễm biển: Là tổng hợp các hoạt động, hành động, biện
pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho sự ô nhiễm xảy ra,
hoặc khi xảy ra ô nhiễm thì có thể chủ động xử lý, làm giảm thiểu hay loại trừ
được nó. Kiểm soát ô nhiễm bao gồm việc ngăn ngừa ô nhiễm, làm giảm một
phần hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn, làm sạch môi trường, thu gom, sử dụng
lại, xử lý chất thải, phục hồi chất lượng môi trường do ô nhiễm gây ra. Kiểm
soát ô nhiễm có thể chia làm hai phần: ngăn ngừa ô nhiễm hay còn gọi là
kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm sạch ô nhiễm hay còn gọi là kiểm soát ô
nhiễm đầu ra [14].
d. Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển: Bảo vệ môi trường là hoạt
động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động
xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy
thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm
tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học (Điều 3 Luật Bảo vệ môi
trường).
Từ khái niệm trên cho thấy ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển là việc
hạn chế, loại bỏ các nguồn, "giảm thiểu các khả năng, các tác động có khả
năng gây ô nhiễm môi trường hoặc ngăn chặn sự lan truyền tổn hại môi
trường từ vùng này sang vùng khác, chuyển từ trạng thái tổn hại này sang
13
trạng thái tổn hại môi trường khác" [24, tr. 434] qua đó kiểm soát, chế ngự và
hạn chế đến mức thấp nhất khả năng biển bị ô nhiễm. Trong các hoạt động
Bảo vệ môi trường thì nguyên tắc phòng ngừa là quan trọng nhất theo chủ
trương "phòng hơn chống" do đó ngăn ngừa ô nhiễm được đặt lên hàng đầu so
với khắc phục, xử lý ô nhiễm (Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường).
e. Nguồn gây ô nhiễm trên biển: Ô nhiễm môi trường biển xuất phát từ
nhiều nguồn khác nhau, từ đất liền đổ ra và từ các hoạt động sử dụng biển. Các
nguồn ô nhiễm môi trường biển đã được Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO)
thống kê và được Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 quy định cụ
thể tại các điều 207 - 212, bao gồm các nguồn ô nhiễm chủ yếu sau:
- Ô nhiễm biển từ đất liền: Các nguồn ô nhiễm từ đất liền theo sông ngòi
mang ra biển như dầu và sản phẩm dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp,
thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ và nhiều chất ô nhiễm
khác. Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển gồm đất, cát, rác thải, phế liệu
xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven
bờ. Một số chất khác bị phân hủy và lan truyền trong toàn khối nước biển.
- Ô nhiễm do hoạt động liên quan đến đáy biển, công trình thiết bị
trên biển: Hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, khoáng sản và
tàng trữ chúng trên biển là nguồn gây ô nhiễm biển nghiêm trọng như các
hiện tượng rò rỉ, phụt dầu, vỡ đường ống, vỡ bể chứa, sự cố tại các giàn
khoan, cơ sở lọc dầu, do dung dịch khoan, bùn khoan và do các phương tiện
vận chuyển, con người phục vụ cho việc khai thác dầu khí, khoáng sản trên
biển gây ra.
- Ô nhiễm biển từ tàu: Ô nhiễm biển từ tàu là do hoạt động của tàu thải
ra những chất gây ô nhiễm cho môi trường biển khi làm sạch các hầm hàng có
chứa cặn dầu hay hóa chất độc hại hoặc tháo nước dằn bẩn (ballast) có chứa
14
cặn dầu; do tai nạn đâm va, chìm đắm tàu làm cho toàn bộ lượng hàng hóa
(dầu hay hóa chất độc hại) bị chìm trong nước biển gây sự cố tràn dầu trên
biển, ô nhiễm toàn bộ khu vực lân cận; do khâu giao nhận dầu nhiên liệu thiếu
cẩn thận trong các khâu kỹ thuật, không tuân thủ những quy tắc kỹ thuật trong
bốc dỡ hàng là dầu hoặc hóa chất độc hại.
- Ô nhiễm biển do nhận chìm và trút bỏ chất thải: Trước đây biển
được coi là nơi chứa chất thải rộng lớn do vậy các quốc gia đã tiến hành đổ
thải rất nhiều chất thải độc hại một cách có ý thức và không có ý thức một
lượng lớn các chất thải độc hại như chất thải phóng xạ, chất thải công nghiệp,
hoá chất bền vững như DDT… thậm chí nhiều quốc gia trên thế giới đã bí mật
đổ, nhận chìm chất thải hạt nhân, hóa học ra biển.
- Ô nhiễm biển từ bầu khí quyển: Ô nhiễm không khí có tác động
mạnh mẽ tới ô nhiễm biển. Nồng độ CO
2
cao trong không khí sẽ làm cho
lượng CO
2
hòa tan trong nước biển tăng. Nhiều chất độc hại và bụi kim loại
nặng được không khí mang ra biển. Sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái
đất do hiệu ứng nhà kính sẽ kéo theo sự dâng cao mực nước biển và thay đổi
môi trường sinh thái biển.
- Ô nhiễm biển từ tự nhiên: Bên cạnh các nguồn ô nhiễm nhân tạo
trên, biển có thể bị ô nhiễm bởi các quá trình tự nhiên như núi lửa phun, tai
biến bão lụt, sự cố rò rỉ dầu tự nhiên v.v
Luật Bảo vệ môi trường 2005 đưa ra định nghĩa chất gây ô nhiễm là
chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường
bị ô nhiễm và định nghĩa chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra
từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Như vậy, từ những khái niệm nêu trên có thể đưa ra một định nghĩa đầy
đủ về chất gây ô nhiễm biển như sau: Chất gây ô nhiễm biển là toàn bộ các
15
thành phần có nguyên nhân từ những biến đổi bất thường của tự nhiên hoặc
được phát sinh trong các hoạt động kinh tế- xã hội của con người, bao gồm
các hoạt động sản xuất và hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng
gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như suy giảm chức năng và tính hữu ích
của môi trường biển, gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ động vật và
hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các
hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách
hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó
và làm giảm sút các giá trị mĩ cảm của biển.
1.1.1.2. Những tác động của chất gây ô nhiễm trên biển đến môi trường
Có hai nguyên nhân tạo nên chất ô nhiễm trên biển, thứ nhất là do con
người gây nên thông qua việc con người đưa vào môi trường biển các chất
gây ô nhiễm (dưới dạng chất liệu và năng lượng) ở mức vượt quá khả năng tự
chuyển hóa (tự phân hủy, tự làm sạch) của môi trường biển. Thứ hai, các chất
gây ô nhiễm phát tán trong môi trường biển bằng nhiều chu trình khác nhau,
qua đó gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật sống, gây nguy hiểm cho sức khỏe
con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển.
Tác hại của chất ô nhiễm đến môi trường biển là vô cùng to lớn, nó gây
ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, và
đến hệ động vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người,
gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc
sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về
phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mĩ cảm của biển. Điển
hình phải kể đến hậu quả của ô nhiễm biển do dầu gây ra. Ô nhiễm dầu tác
động xấu cho môi trường biển, đặc biệt đời sống của các sinh vật biển, gây trở
ngại cho vận tải đường biển, dịch vụ giải trí, du lịch biển do dầu có thể lan
đi rất xa, cặn dầu lắng xuống đáy làm ô nhiễm trầm tích đáy biển làm ảnh
16
hưởng cả một vùng biển rộng lớn, hủy hoại nghiêm trọng chất lượng nước
biển và làm chết các nguồn sinh vật biển. Lớp dầu ngăn cách nước với không
khí cũng đủ làm cho sinh vật sống trong nước bị chết ngạt. Dầu mỏ lan nhanh
trên mặt biển do tính chất lý - hóa học của nó, dưới tác động của dòng chảy,
thủy triều và của gió, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sự sống của các loài
sinh vật, động vật sống ở biển và thực vật của rừng ngập mặn. Ngoài ra còn
phải kể đến các chất gây ô nhiễm trên biển khác như các hóa chất, khí hóa
lỏng, sơn chống hà độc hại, nước ballast, các sự cố tai nạn trong hoạt động
hàng hải; hoạt động nuôi trồng khai thác thủy sản đã và đang gây nguy cơ ô
nhiễm đất, nguồn nước ngọt, môi trường nước biển ven bờ; hoạt động công
nghiệp như khai thác khoáng sản, chế biến hợp kim, lò nung gây ô nhiễm
nghiêm trọng đối với nước biển
1.1.2. Quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
1.1.2.1. Khái niệm quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
Quản lý chất gây ô nhiễm trên biển gồm các hoạt động liên quan đến
việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý,
tiêu hủy chất gây ô nhiễm trên biển.
Quản lý chất gây ô nhiễm trên biển không chỉ là các hoạt động kiểm
soát chất gây ô nhiễm mà bao gồm hàng loạt hoạt động quản lý theo một chu
trình chặt chẽ từ việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, xử lý,
tuyên truyền, phổ biến kiến thức bảo vệ môi trường biển. Thông qua đó trách
nhiệm trong việc quản lý chất gây ô nhiễm trên biển của cơ quan nhà nước và
các tổ chức, cá nhân có liên quan được nâng cao hơn để có thể vừa hạn chế,
vừa xử lý, tiêu hủy được lượng chất gây ô nhiễm phát sinh trong thực tế.
17
1.1.2.2. Ý nghĩa và vai trò của quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
Quản lý chất gây ô nhiễm trên biển hiệu quả là nhiệm vụ trọng tâm
trong việc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội biển một cách bền vững.
Tuy nhiên, việc quản lý chất gây ô nhiễm trên biển, hải đảo còn gặp rất
nhiều khó khăn. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những khó khăn như
sau:
- Tính đặc thù của việc quản lý chất gây ô nhiễm trên biển khác so với
trên đất liền. Việc quản lý chất gây ô nhiễm trên biển cũng cần những công
cụ, phương tiện và nhân lực đặc thù. Điều này là hết sức khó khăn do kinh phí
và lực lượng mỏng.
- Do đường bờ biển của Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam, ngoài ra có
rất nhiều đảo lớn, nhỏ nên việc quản lý chất gây ô nhiễm và kiểm soát môi
trường rất tốn kém và đòi hỏi nguồn nhân lực lớn.
- Biển và hải đảo là khu vực diễn ra rất nhiều hoạt động kinh tế khác
nhau điều này dẫn tới sự chồng chéo trong quản lý chất gây ô nhiễm và kiểm
soát ô nhiễm theo ngành, lĩnh vực dẫn tới không rõ ràng trong việc phân công
trách nhiệm quản lý và kiểm soát cho các cơ quan đơn vị có thẩm quyền thuộc
các ngành, lĩnh vực khác nhau.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm còn gặp nhiều khó khăn,
chưa được triển khai đến huyện xã và chưa có nhưng hướng dẫn cụ thể dẫn
đến tình trạng không thể quản lý được các số liệu thống kê được thải lượng từ
các hoạt động kinh tế - xã hội khu vực ven biển.
- Quản lý ô nhiễm biển đòi hỏi phải phối hợp liên ngành, liên vùng để
giải quyết các mối quan hệ tương tác trong phát triển theo nguyên tắc phòng
ngừa. Tuy nhiên cơ chế phối hợp giữa các ngành, liên vùng còn yếu, chưa rõ ràng.
18
Để giải quyết những vấn đề trên đòi hỏi cần phải thay đổi phương thức
quản lý theo hướng quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển, hải đảo
mang tính liên ngành, liên vùng, bảo đảm lợi ích quốc gia kết hợp hài hòa lợi
ích của các ngành, lĩnh vực, địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan đến
việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
1.2. Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về quản lý chất gây ô
nhiễm trên biển
a. Khái niệm
Chất gây ô nhiễm trên biển là một bộ phận của môi trường, là một
trong những nguyên nhân khiến cho môi trường nói chung, môi trường biển
nói riêng ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Vì vậy pháp luật quản lý chất gây ô
nhiễm trên biển cũng nằm trong hệ thống pháp luật môi trường và là một bộ
phận không thể thiếu của pháp luật môi trường.
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý chất gây ô nhiễm trên
biển bao gồm các quan hệ phát sinh trong quá trình thu gom, vận chuyển, tiêu
hủy chất gây ô nhiễm trên biển, bồi thường thiệt hại do chất gây ô nhiễm trên
biển gây ra…
Mục đích của pháp luật quản lý chất gây ô nhiễm trên biển là bảo vệ
môi trường và sức khỏe cộng đồng, thông qua vấn đề đặt ra các khung pháp
luật quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về môi trường; quyền
và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan đến chất gây ô nhiễm trên
biển. Pháp luật quản lý chất gây ô nhiễm trên biển đã phân định rõ quyền hạn
cho các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước về
chất gây ô nhiễm trên biển đạt được hiệu quả cao hơn; định hướng xử sự và
19
hành vi của các chủ thể liên quan đến quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
nhằm mục đích ngăn ngừa, hạn chế số lượng chất gây ô nhiễm trên biển phát
sinh vào môi trường và giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của nó đối với
môi trường và sức khỏe con người.
Từ các đặc điểm trên ta có thể hiểu: Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm
trên biển là một bộ phận của pháp luật môi trường, bao gồm hệ thống các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý
chất gây ô nhiễm trên biển như: thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và
tiêu hủy chất gây ô nhiễm trên biển nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác
hại xảy ra cho môi trường biển, khắc phục và xử lý hậu quả nhằm đảm bảo phát
triển bền vững, góp phần duy trì và phát triển kinh tế biển Việt Nam.
b. Đặc điểm
Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển chịu sự chi phối trực
tiếp bởi pháp luật môi trường và pháp luật chuyên ngành (luật đất đai, luật tài
nguyên nước, luật khoáng sản, luật dầu khí, bộ luật hàng hải…), trong đó, các
luật chuyên ngành hướng tới việc đảm bảo thực hiện các hoạt động thuộc
chuyên ngành, lĩnh vực đó, còn pháp luật môi trường lại hướng tới việc giảm
thiểu đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực từ các hoạt động này cho
môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng.
Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển quy định cụ thể về
quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quyền và
nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân liên quan tới kiểm soát ô nhiễm môi
trường biển trong.
Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển qui định cụ thể các
biện pháp đảm bảo cho việc quản lý chất gây ô nhiễm trên biển thông qua các
loại trách nhiệm pháp lí có chứa đựng các chế tài cụ thể tương ứng với hành
vi làm ô nhiễm môi trường biển.
20
Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển Việt Nam cụ thể hóa
các nghĩa vụ được đề cập đến trong các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt
Nam tham gia với tư cách là quốc gia thành viên.
1.2.2. Vai trò của pháp luật trong hoạt động quản lý chất ô nhiễm
trên biển
Với tầm quan trọng của môi trường biển và những tác động tiêu cực
của chất ô nhiễm đối với môi trường biển, việc quản lý chất gây ô nhiễm trên
biển đặt ra như là một nhu cầu cấp thiết trước tiên bởi các quốc gia có biển,
trong đó có Việt Nam. Để Bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững,
các quốc gia đều phải tiến hành bảo vệ môi trường biển bằng nhiều công cụ
khác nhau như chính sách, pháp luật, kinh tế…, trong đó Đảng và Nhà nước
ta đã coi hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường là một trong những công cụ
trọng tâm được định hướng và xây dựng hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững, thực hiện tốt các cam kết quốc tế của Việt Nam về ngăn
ngừa ô nhiễm môi trường biển.
Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử
sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc định hướng các tổ chức cá
nhân có xử sự đúng đắn trong hoạt động ngăn ngừa ô nhiễm biển thông qua
các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực
hiện đầy đủ các biện pháp nhằm ngăn ngừa ô nhiễm biển. Pháp luật cũng góp
phần nâng cao trách nhiệm của quốc gia, của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong việc ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển.
Biện pháp pháp luật là một trong những biện pháp thực hiện có hiệu
quả, phù hợp với đặc điểm của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Biện pháp
pháp luật xác định một hành lang pháp lí và tạo ra các bảo đảm nhằm hỗ trợ
cho tất cả các biện pháp khác đạt hiệu quả nhằm quản lý chất gây ô nhiễm
21
trên biển. Bằng những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ đối với các chủ
thể, pháp luật đã tác động trực tiếp đến các tổ chức và cá nhân, buộc các chủ
thể này khi tiến hành các hoạt động trên biển cần hạn chế đến mức thấp nhất
những thiệt hại xảy ra cho môi trường biển. Với tất cả những ý nghĩa đó, pháp
luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển có những vai trò cụ thể sau đây:
Thứ nhất, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển góp phần
thực thi nguyên tắc của pháp luật môi trường. Pháp luật về quản lý chất gây ô
nhiễm trên biển là một bộ phận của pháp luật môi trường. Vì vậy, pháp luật
về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển tuân thủ theo các nguyên tắc của pháp
luật môi trường – là những nguyên tắc chi phối một cách toàn diện việc điều
chỉnh pháp luật đối với các quan hệ làm phát sinh từ hoạt động bảo vệ môi
trường. Pháp luật môi trường Việt Nam có bốn nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt
quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật môi trường. Đó là: nguyên tắc đảm
bảo quyền con người được sống trong một môi trường trong lành, nguyên tắc
tính thống nhất trong quản lý và bảo vệ môi trường, nguyên tắc đảm bảo sự
phát triển bền vững hay nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa. Pháp luật về
quản lý chất gây ô nhiễm trên biển được xây dựng cũng góp phần thực thi bốn
nguyên tắc nêu trên của hệ thống pháp luật môi trường, đồng thời góp phần
thực hiện nguyên tắc về bảo vệ môi trường biển. Điều 55 Luật Bảo vệ môi
trường 2005 qui định Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển là: “1. Bảo vệ môi
trường là một nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển nhằm
giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường biển và tăng hiệu quả kinh tế
biển; 2. Phòng ngừa và hạn chế chất thải từ đất liền và từ các hoạt động trên
biển; chủ động, phối hợp ứng phó sự cố môi trường biển; 3. Bảo vệ môi
trường biển phải trên cơ sở phân vùng chức năng bảo vệ và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên; 4. Bảo vệ môi trường biển phải gắn với quản lý tổng hợp
tài nguyên và môi trường biển phục vụ phát triển bền vững”.
22
Thứ hai, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam là
công cụ để phòng ngừa ô nhiễm biển, góp phần hạn chế và khắc phục ô nhiễm
môi trường nói chung và ô nhiễm biển nói riêng. Bằng các qui phạm pháp luật
qui định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan, pháp luật về quản lý
chất gây ô nhiễm trên biển có vai trò rất lớn trong việc phòng ngừa ô nhiễm
môi trường biển, suy thoái tài nguyên sinh vật biển. Với mục tiêu phòng ngừa
ô nhiễm môi trường biển, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển bao
gồm các qui định pháp luật về qui chuẩn kĩ thuật môi trường như qui chuẩn kĩ
thuật quốc gia về chất lượng nước biển, chất lượng nước biển ven bờ, qui
chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh Theo đó, các
chủ thể khi tiến hành hoạt động trên biển cần kiểm soát hoạt động của mình
trong phạm vi mà pháp luật cho phép, không vượt quá ngưỡng mà các qui
chuẩn kĩ thuật về môi trường đã đề ra. Hơn nữa, pháp luật về quản lý chất gây
ô nhiễm trên biển còn qui định về trách nhiệm của các chủ thể trong kiểm soát
ô nhiễm trong mọi hoạt động Không chỉ có vai trò trong việc phòng ngừa ô
nhiễm, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển còn nhằm phục hồi
môi trường khi có sự cố và khắc phục những hậu quả xảy ra. Pháp luật về
quản lý chất gây ô nhiễm trên biển còn quy định trách nhiệm của các chủ thể
khi có sự cố xảy ra.
Thứ ba, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam
góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển Việt Nam, mang lại giá trị kinh tế
cho đất nước. Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển được ban hành
để qui định trách nhiệm của các chủ thể có liên quan nhằm tạo sự an toàn về
môi trường và con người, làm cho các hoạt động kinh tế biển phát huy lợi ích
và hiệu quả. Khi hoạt động kinh tế biển diễn ra an toàn, đảm bảo an ninh môi
trường, các chủ thể tiến hành hoạt động sẽ không tốn thời gian, công sức và
23
tài chính để khắc phục hậu quả, phục hồi môi trường, thúc đẩy sự phát triển
ngành kinh tế biển ViệtNam.
Thứ tư, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam
giúp nâng cao ý thức, góp phần làm thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường
biển của người dân. Pháp luật được qui định và thực hiện có hiệu quả bởi hai
đặc tính, tính bắt buộc thực hiện và tính cưỡng chế. Các loại trách nhiệm pháp
lí có tác dụng ngay lập tức, buộc các chủ thể phải tuân thủ các quy định pháp
luật mà nhà nước đặt ra. Vì vậy, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên
biển sẽ góp phần tích cực vào quá trình thay đổi nhận thức và tư duy của
người dân, góp phần tăng cường ý thức của họ trong việc kiểm soát ô nhiễm
môi trường biển.
Thứ năm, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam
nhằm thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam, từ đó xem xét gia nhập các
điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường nói chung, kiểm soát ô nhiễm biển nói
riêng. Khi tham gia vào các điều ước quốc tế hoặc phê chuẩn nội dung nào
trong các điều ước quốc tế này, Việt Nam đã chấp nhận việc phải thực hiện
các nghĩa vụ như một quốc gia thành viên. Để có thể thực hiện các nghĩa vụ
mà nội dung của công ước đặt ra, Việt Nam phải chuyển hóa các nội dung của
điều ước quốc tế đó vào hệ thống pháp luật Việt Nam để áp dụng thống nhất
trên phạm vi toàn lãnh thổ. Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển sẽ
góp phần thực hiện nội dung của các công ước kể trên nhằm hạn chế ô nhiễm
môi trường biển, hạn chế đến mức thấp nhất việc xả các loại chất thải ra biển,
tuân thủ các nghĩa vụ chung của quốc gia thành viên cúa các Công ước này.
1.2.3. Nguồn luật điều chỉnh quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
Cơ sở pháp lý của bảo vệ môi trường biển là các văn bản luật quốc tế
và luật quốc gia về lĩnh vực bảo vệ môi trường biển:
24
Luật quốc tế về môi trường: Là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm cơ
bản và đặc thù của luật quốc tế điều chỉnh hoạt động của các quốc gia, giữa
quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, phòng ngừa, giảm bớt tiến
tới xóa bỏ, khắc phục những thiệt hại các loại, do các nguồn gây ra đối với
môi trường tự nhiên của các nước và môi trường ngoài phạm vi quyền tài
phán quốc gia. Sự Bảo vệ môi trường biển bằng luật quốc tế được tiến hành ở
cấp toàn cầu, khu vực và hợp tác hai bên thông qua việc cam kết thực hiện các
quy định tại các điều ước quốc tế song phương và đa phương được các bên ký
kết, gia nhập.
Luật quốc gia và các văn bản về luật quốc tế được các nước ký kết, phê
duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường biển.
1.2.4. Những nguyên tắc cơ bản của lĩnh vực pháp luật về quản lý
chất gây ô nhiễm trên biển
Do đặc thù của vấn đề môi trường cũng như đặc thù của pháp luật môi
trường, nguyên tắc của ngành luật môi trường có những điểm khác biệt so với
các nguyên tắc của các ngành luật khác.
Thứ nhất, nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế biển với
kiểm soát ô nhiễm môi trường biển: đây là nguyên tắc dựa trên quan điểm
phát triển bền vững, nguyên tắc xương sống của toàn bộ hệ thống pháp luật
môi trường Việt Nam. Nguyên tắc này chỉ ra việc cần phải có sự quản lý tổng
hợp và cân đối giữa các yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường trong việc xây
dựng các qui định pháp luật quản lý chất gây ô nhiễm. Hoạt động kinh tế biển
mang lại nhiều lợi ích kinh tế, các chủ thể tiến hành hoạt động phải tuyệt đối
tuân thủ việc quản lý chất gây ô nhiễm môi trường biển. Nguyên tắc này dựa
trên chính lợi ích của biển, cả lợi ích kinh tế lẫn lợi ích môi trường.
25
Thứ hai, khi đã có sự cố xảy ra, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa
nhằm giảm bớt thiệt hại về tài sản, về môi trường và về tính mạng, sức khỏe
con người. Rõ ràng các biện pháp ngăn ngừa sẽ trở nên hữu hiệu hơn khi
chúng nhằm giảm thiểu các nguồn gây tổn hại môi trường biển nhiều hơn là
nhằm giải quyết hậu quả của các tác động tổn hại. Áp dụng nguyên tắc này
cũng nhằm ngăn ngừa sự lan truyền tổn hại môi trường biển từ vùng này sang
vùng khác, hoặc chuyển từ trạng thái tổn hại môi trường biển này sang trạng
thái tổn hại môi trường biển khác. Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm môi
trường biển luôn đề cao và coi trọng nguyên tắc phòng ngừa bởi chính sự đặc
thù trong quản lí môi trường biển.
Thứ ba, nguyên tắc phối hợp, liên kết: Môi trường biển được quản lý
bởi nhiều chủ thể, mỗi chủ thể lại có các trách nhiệm cụ thể khác nhau theo
quy định của pháp luật. Để việc quản lý đạt hiệu quả, sự phối hợp, liên kết
giữa các chủ thể với nhau là vô cùng quan trọng. Quản lý chất gây ô nhiễm
trên biển đòi hỏi sự phối hợp giữa các chủ thể như các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, các tổ chức, các cá nhân, các chủ thể có liên quan nhằm phòng
ngừa ô nhiễm môi trường biển, suy thoái tài nguyên biển và đặc biệt là khắc
phục hậu quả, phục hồi môi trường biển khi có sự cố môi trường xảy ra
1.2.5. Chủ thể (cá nhân, tổ chức), quyền và nghĩa vụ của chủ thể
tham gia vào hoạt động quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
So với các lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật môi trường là một lĩnh
vực pháp luật còn tương đối mới mẻ. Hệ thống pháp luật môi trường được
chia thành hai mảng lớn. Mảng thứ nhất bao gồm tất cả các qui định pháp luật
về bảo tồn và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Điều chỉnh
vấn đề này, Nhà nước ban hành pháp luật về quyền và trách nhiệm của các
chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng, bảo tồn và phát triển các nguồn tài
nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học như: bảo vệ nguồn nước, nguồn thuỷ sinh,