Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 114 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




PHẠM THỊ THỦY






PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG
Ở VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC










HÀ NỘI - 2014



2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



PHẠM THỊ THỦY





PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG
Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC





Người hướng dẫn khoa học: TS. Doãn Hồng Nhung




HÀ NỘI - 2014


3



Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả luận văn


Phạm Thị Thủy












4
MỤC LỤC



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các từ viết tắt


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP

LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG Ở VIỆT NAM
6
1.1.
Khái niệm rừng và tài nguyên rừng
6
1.1.1.
Khái niệm rừng
6
1.1.2.
Khái niệm tài nguyên rừng
8
1.2.
Phân loại rừng
10
1.2.1.
Phân loại rừng căn cứ vào mục đích sử dụng
10
1.2.2.
Phân loại rừng căn cứ theo nguồn gốc hình thành
11
1.3.
1.3.1.

1.3.2.

1.4.
1.4.1.
1.4.2.
Vai trò và ý nghĩa của bảo vệ tài nguyên rừng
Bảo vệ rừng và tài nguyên rừng góp phần bảo vệ môi trường

và nâng cao chất lượng sống của con người
Bảo vệ rừng và tài nguyên rừng góp phần vào sự phát triển
của kinh tế, giáo dục và khoa học
Tổng quan về pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam
Khái quát chung về pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng
Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam qua các giai
đoạn từ năm 1945 đến nay
12
12

14

16

17

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI
NGUYÊN RỪNG Ở VIỆT NAM
23
2.1.
Nội dung pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam
23
2.1.1.
Nguyên tắc bảo vệ tài nguyên rừng
23

5
2.1.2.
Quy hoạch và kế hoạch bảo vệ tài nguyên rừng
28

2.1.3.
Quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên rừng
31
2.1.4.
Quy định trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng của chủ rừng
40
2.1.5.
Bảo vệ hệ sinh thái rừng
42
2.1.6.
Bảo vệ động vật rừng và thực vật rừng
43
2.1.7.
Quy định về phòng trừ sinh vật gây hại rừng
55
2.1.8.
Thanh tra, kiểm tra trong bảo vệ tài nguyên rừng
57
2.1.9.
2.1.10.
2.1.11.
Xử lý vi phạm trong bảo vệ tài nguyên rừng
Quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy rừng
Hợp tác quốc tế về bảo vệ tài nguyên rừng
59
60
62
2.2.
Thực trạng áp dụng pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt
Nam

69
2.2.1.
Kết quả áp dụng pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng
69
2.2.2.
Những khó khăn tồn tại
70
2.2.3.
Nguyên nhân của những khó khăn tồn tại
74

Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN
RỪNG Ở VIỆT NAM
81
3.1.
Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng
81
3.1.1.
Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ tài
nguyên rừng
81
3.1.2.
Bảo vệ tài nguyên rừng dựa trên nền tảng văn hóa truyền
thống và kinh tế xã hội
82
3.1.3.
Hoàn thiện pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng phải phù hợp
với pháp luật trong nước và quốc tế
83
3.2.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng
84
3.2.1.
Hoàn thiện quy phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng
85
3.2.2.
Hoàn thiện phương thức tổ chức thực hiện về bảo vệ tài
nguyên rừng
90
3.2.3.
Hoàn thiện các biện pháp bổ trợ về bảo vệ tài nguyên rừng
93

6

KẾT LUẬN
99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
101


7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
ASEAN
Association of Southeast Asia Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
CBD
Convention on Biological Diversity
Công ước quốc tề về Đa
dạng sinh học
CITES
Convention on Intenational Trade in
Endangered Species of Wild Fauna
and Flora
Công ước quốc tế về buôn
bán các loài động, thực vật
hoang dã nguy cấp
IUCN
International Union for Conservation
of Nature and Natural Resouces
Liên minh Quốc tế Bảo tồn
thiên nhiên và Tài nguyên
thiên nhiên
FAO
Food and Agriculture Organization
Tổ chức Lương Nông Quốc tế
RAMSAR
Convention on Wetlands of
International Importance
Công ước về bảo vệ các vùng
đất ngập nước có tầm quan
trọng quốc tế
WWF
World Wide Fund For Nature

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên
nhiên


8

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngay từ thuở xa xưa, con người đã biết sử dụng nguồn tài nguyên
thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Xã hội thay đổi, đời sống con
người ngày càng được cải thiện, nhu cầu của con người không ngừng nâng
lên. Việc khai thác các nguồn tài nguyên nói chung và tài nguyên rừng nói
riêng ngày càng được con người quan tâm khai thác triệt để. Hậu quả của việc
khai thác triệt để đó là ngày nay con người đang phải đối mặt với sự suy giảm
mạnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên rừng. Tài
nguyên rừng đang từng ngày, từng giờ bị tàn phá, sự tái tạo, tính cân bằng tự
nhiên của các cánh rừng gần như không còn nữa. Vai trò của rừng là duy trì
cân bằng hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta, duy trì
tính ổn định, độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn
đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt,
nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước. Rừng còn là nơi
cung cấp những cây gỗ quý, sản vật thiên nhiên, cây thuốc… cho con người.
Tuy nhiên trên thực tế nguồn tài nguyên rừng đang dần bị suy thoái. Những
năm qua, ở Việt Nam nạn phá rừng, mất rừng, cháy rừng… ngày càng nghiêm
trọng, hàng ngàn hécta rừng bị thu hẹp lại. Mất rừng và suy thoái rừng gây
nên hiện tượng sa mạc hóa, làm nghèo đất tại nhiều địa phương. Tình trạng đó
đã tạo ra hàng loạt các tác động tiêu cực và thách thức sự phát triển kinh tế, xã
hội và môi trường như gây ra lũ lụt, hạn hán, gây khó khăn trong việc cung
ứng lâm sản, làm giảm diện tích đất trồng khiến tình trạng nghèo đói và thất

nghiệp ở nhiều khu vực ngày càng đáng lo ngại, hơn nữa hiện tượng suy thoái
rừng đã làm phá vỡ các hệ sinh thái quan trọng khác. Hoạt động buôn bán
động vật hoang dã ở Việt Nam ngày một gia tăng. Minh chứng cho điều đó là
chỉ trong một thời gian ngắn, danh sách các loài động vật và thực vật hoang

9
dã sắp bị tuyệt chủng của Việt Nam tăng lên tới mức báo động. Mức độ đa dạng
sinh học của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng. Việc xâm phạm rừng,
làm biến đổi môi trường sống của các loài theo hướng tiêu cực đang là một
trong những nguyên nhân chính khiến nhiều loài động vật trong Sách Đỏ Việt
Nam bị tuyệt chủng. Một số rất hiếm hoi còn lại đang có nguy cơ tuyệt chủng
rất cao. Hiểu rõ về hiện trạng rừng Việt Nam, tìm ra các biện pháp khắc phục
những hậu quả do suy thoái tài nguyên rừng gây ra đang là một vấn đề cấp
thiết hiện nay mà chúng ta cần quan tâm. Các văn bản pháp luật mới chỉ dừng
lại ở các quy định mà hiệu quả thực thi chưa cao. Do đó qua tìm hiểu và nghiên
cứu tác giả nhận thấy vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng là một việc làm khẩn thiết
và hữu ích. Với suy nghĩ như vậy, tác giả lựa chọn đề tài: "Pháp luật về bảo vệ
tài nguyên rừng ở Việt Nam" để làm luận văn thạc sĩ Luật học, chuyên ngành:
Luật kinh tế. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá các quy định, văn bản pháp luật
khi chọn đề tài nghiên cứu này, trước hết là một nỗ lực nhằm có được một sự
hiểu biết sâu hơn về pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng, và sau đó đưa ra một
số phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng và giải pháp
để thực thi một cách hiệu quả các quy định trong thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Bảo vệ tài nguyên rừng có một tầm quan trọng nhất định, chính vì vậy
trong những năm gần đây đã có các công trình, nhiều tác giả nghiên cứu vấn
đề này. Có thể kể đến như: "Pháp luật bảo vệ môi trường rừng ở Việt Nam thực
trạng và phương hướng hoàn thiện", Luận văn thạc sĩ Luật học, của Nguyễn Hải
Âu, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2001; "Một số vấn đề cơ bản về pháp
luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay", Luận văn thạc sĩ Luật học, của Nguyễn

Thanh Huyền, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004; "Quản lý nhà
nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng", Luận án tiến sĩ Luật học, của
Hà Công Tuấn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006; "Hoàn
thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay", Luận
án tiến sĩ Luật học, của Nguyễn Thanh Huyền, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà

10
Nội, năm 2012; "Một số vấn đề pháp lý về bảo vệ các loài động, thực vật nguy
cấp, quý, hiếm", Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, của Hoàng Hiền Lương,
Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2009; "Pháp luật về buôn bán động, thực vật
hoang dã", Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, của Nguyễn Thị Hoa, Trường
Đại học Luật Hà Nội, năm 2012. Ngoài ra, còn phải kể đến các bài viết về bảo
vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam và bảo vệ các loài động vật, thực vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm như: "Quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng", của TS.
Nguyễn Huy Dũng, Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 12/2008; "Sử dụng luật tục
hương ước một chiến lược quản lý rừng", của ThS. Hà Công Tuấn, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 03/2006; "Nghiên cứu một số tội phạm xâm hại môi
trường rừng được quy định tại chương XVII- Các tội xâm phạm môi trường
trong Bộ luật hình sự năm 1999", của Nguyễn Thanh Huyền, Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 6/2008; "Nghiên cứu chính sách thuế
trong phát triển lâm nghiệp", của Nguyễn Thanh Huyền, Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 5/2007; "Bàn về tội hủy hoại rừng theo
điều 189 Bộ luật hình sự", của Nguyễn Văn Dũng, Tạp chí Tòa án nhân dân,
số 9/2009; "Vướng mắc cần giải quyết trong việc áp dụng điều 190 bộ luật
hình sự về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm",
của Nguyễn Duy Giảng, Tạp chí Kiểm sát, số 4/2009; "Hương ước, quy ước
trong quản lý bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên", của Bàn Văn Trung,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 6/2010; "Một số khó khăn,
vướng mắc khi áp dụng các quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ rừng",
của Cao Anh Đức, Tạp chí Kiểm sát, số 22/2010; "Về tội vi phạm các quy

định về khai thác và bảo vệ rừng tại điều 175 Bộ luật hình sự", của Phạm Văn
Beo, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2010; "Quyền tài sản của chủ rừng đôi
điều bàn luận", của Nguyễn Thanh Huyền, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số
10/2011; "Nghiên cứu một số quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển thực
vật, động vật hoang dã ở Việt Nam", của Nguyễn Thanh Huyền, Tạp chí
Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 6/2011; "Hoàn thiện quy chế

11
pháp lý cho cá nhân nước ngoài thuê rừng, đất rừng tại Việt Nam", của
Nguyễn Thanh Huyền, Tạp chí Khoa học, (Luật học), số 27/2011; "Công tác
phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm ở nước
ta một số khó khăn, vướng mắc và giải pháp khắc phục", của Đặng Thu Hiền,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 5/2011; "Thực trạng công tác phòng, chống
tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực buôn bán động vật hoang dã, quý,
hiếm ở nước ta", của Trần Minh Hưởng, Tạp chí Kiểm sát, số 7/2012; "Hoàn
thiện pháp luật đối với chủ rừng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước",
của Nguyễn Thanh Huyền, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4, tháng 2/2012.
Các công trình nghiên cứu, bài viết, đề tài trên đây đã chỉ ra vai trò
quan trọng của pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và bảo vệ
động vật và thực vật rừng nói riêng. Tuy nhiên, cùng với xu hướng hội nhập
với nền kinh tế khu vực và thế giới thì thực trạng suy thoái rừng ngày càng
diễn ra mạnh. Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng có những bước phát triển
và đổi mới cần được tổng hợp và nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu một số các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về
bảo vệ tài nguyên rừng.
Làm rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam.
Qua đó đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật và trên cơ sở đó rút ra
một số kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm pháp luật cũng như
nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam.

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu "Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam".
Tuy nhiên, trong luận văn này tác giả không có tham vọng đi sâu nghiên cứu
toàn bộ nội dung điều chỉnh của pháp luật hiện hành về bảo vệ tài nguyên
rừng ở Việt Nam, mà tác giả nghiên cứu một số quy định của pháp luật về bảo
vệ tài nguyên rừng nói chung và pháp luật về bảo vệ động vật và thực vật
rừng nói riêng. Thông qua đó đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật để tìm ra

12
vướng mắc, từ đó mạnh dạn đưa ra một số đánh giá và kiến nghị hoàn thiện.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Trong việc nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp bình luận, phân
tích, so sánh, thống kê… nhằm giải quyết các yêu cầu của luận văn đặt ra.
Ngoài ra, đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những nguyên tắc, quan điểm
chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế, quốc tế.
Đồng thời tác giả cũng có sự tham khảo các công trình nghiên cứu liên
quan đến vấn đề này, nhằm hoàn thành bài luận văn.
6. Kết quả và ý nghĩa nghiên cứu
Luận văn phân tích một cách khái quát một số các quy định của pháp
luật về vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam.
Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật của công tác bảo vệ tài nguyên
rừng ở Việt Nam. Thông qua đó đánh giá một số những bất cập của pháp luật
Việt Nam hiện hành về vấn đề này.
Kết quả nghiên cứu, những định hướng giải pháp của đề tài góp phần
nhỏ vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng
ở Việt Nam.
Đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho các sinh viên, những người nghiên cứu chuyên hoặc không
chuyên về pháp luật.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về bảo vệ tài
nguyên rừng ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng pháp về luật bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam.

13
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam.

14
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG Ở VIỆT NAM

1.1. KHÁI NIỆM RỪNG VÀ TÀI NGUYÊN RỪNG
1.1.1. Khái niệm rừng
Rừng không chỉ có ý nghĩa với sự phát triển của đất nước mà còn có ý
nghĩa thiết thực với đời sống con người. Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng
ở Việt Nam hiện nay mà cụ thể là Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
tại Điều 3 khoản 2 đã định nghĩa như sau:
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng,
động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường
khác, trong đó cây gỗ, tre nứa, thực vật hoặc hệ thực vật đặc trưng
là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng
gồm: rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng
phòng hộ, đất rừng đặc dụng [31].
Như vậy theo quy định mà pháp luật Việt Nam hiện hành đã đưa ra thì
khái niệm rừng được biết đến một cách khái quát gồm có rừng trồng và rừng
tự nhiên. Trong quy định này, khái niệm rừng được biết đến với đầy đủ các

thành phần hệ sinh thái rừng một cách đa dạng và phong phú gồm cả thực vật,
động vật, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên,
cây gỗ, tre nứa, thực vật hoặc hệ thực vật đặc trưng phải thỏa mãn điều kiện
về độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên.
Để có thể hiểu cặn kẽ hơn cho khái niệm về rừng trong Luật Bảo vệ
và phát triển rừng năm 2004 thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
ban hành Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 quy định về
tiêu chí xác định rừng và phân loại rừng. Cụ thể, tại Điều 3 của Thông tư này
đã nêu rõ, một đối tượng được xác định là rừng nếu đạt được cả 3 tiêu chí sau:

15
Tiêu chí thứ nhất: Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là
các loài cây lâu năm thân gỗ, cau dừa có chiều cao vút ngọn từ 5,0 mét trở lên
(trừ rừng mới trồng và một số loài cây rừng ngập mặn ven biển), tre nứa,…có
khả năng cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các giá trị trực tiếp và gián tiếp
khác như bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan. Rừng
mới trồng các loài cây thân gỗ và rừng mới tái sinh sau khai thác rừng trồng
có chiều cao trung bình trên 1,5m đối với loài cây sinh trưởng chậm, trên
3,0m đối với loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ 1.000cây/ha trở lên được
coi là rừng. Các hệ sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có rải rác một
số cây lâu năm là cây thân gỗ, tre nứa, cau dừa…không được coi là rừng [5].
Với tiêu chí này thì đã quy định cụ thể với các loài cây thân gỗ, cau
dừa, tre nứa…thì chiều cao phải đảm bảo từ 5,0 mét trở lên, rừng cây thân gỗ,
rừng tái sinh phải đảm bảo chiều cao trung bình trên 1,5m với cây sinh trưởng
chậm và 3,0m đối với loài cây sinh trưởng nhanh và các loài cây này phải
mang lại giá trị trực tiếp và gián tiếp về vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, bảo
vệ môi trường cảnh quan thì thỏa mãn tiêu chí thứ nhất để xác định là rừng.
Tiêu chí thứ hai: Độ tàn che của tán cây rừng là thành phần chính của
rừng phải từ 0,1 trở lên[5]. Với tiêu chí thứ hai này để xác định một đối tượng
là rừng được hiểu, cây rừng là thành phần chính của rừng phải có mức độ che

kín đảm bảo độ che phủ theo quy định Tại khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ và
phát triển rừng năm 2004 "Độ che phủ của tán rừng được xác định là mức độ
che kín của tán cây rừng đối với đất rừng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười
giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng che bóng và diện tích đất rừng" [31].
Phải đảm bảo được quy định về độ tàn che thì thỏa mãn tiêu chí thứ hai để xác
định rừng.
Tiêu chí thứ ba: Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5ha trở lên, nếu là
dải cây rừng phải có chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên.
Cây rừng trên các diện tích tập trung dưới 0,5ha hoặc dải rừng hẹp dưới 20 mét

16
được gọi là cây phân tán[5]. Với tiêu chí thứ ba này thì một đối tượng được
xác định là rừng ngoài vấn đề phải thỏa mãn hai yếu tố về độ cao của cây, độ
tàn che của cây rừng thì phải thỏa mãn điều kiện về diện tích đất rừng.
1.1.2. Khái niệm tài nguyên rừng
Để có thể hiểu sâu khái niệm tài nguyên rừng trước tiên phải hiểu khái
niệm về tài nguyên "Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử
dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người.
Phân theo quan hệ với con người thì tài nguyên được chia thành hai loại là tài
nguyên thiên nhiên và tài nguyên xã hội" [55].
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên
khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể
khai thác, chế biến và sử dụng. Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ
giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên là những điều kiện cần thiết
cho sự tồn tại của xã hội loài người. Các loại tài nguyên thiên nhiên
được phân thành hai loại: Tài nguyên tái tạo là tài nguyên có thể tự
duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách
hợp lý và tài nguyên không tái tạo là loại tài nguyên tồn tại hữu
hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng [64].
"Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại

tài nguyên tái tạo được. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng có
thể bị suy thoái không thể tái tạo lại" [57].
Rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng
năm 2004 quy định "rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng,
động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong
đó cây gỗ, tre nứa, thực vật hoặc hệ thực vật đặc trưng …" [31].
Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển,
đất đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm
cùng nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước

17
và không khí. Con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên này
để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho
nhu cầu đời sống. Ở những vùng khí hậu khác nhau thì tài nguyên
rừng cũng khác nhau [57].
Thông qua khái niệm về rừng có thể thấy tài nguyên rừng gồm: Thực
vật rừng trước hết phải kể đến những loài cây thân gỗ đây là một loại tài
nguyên chính mà rừng cung cấp phục vụ cho đời sống con người.
Sơ bộ thống kê hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100
ngành dùng gỗ làm nguyên, vật liệu với trên 22.000 công việc khác
nhau và sản xuất ra hơn 20.000 loại sản phẩm. Gỗ là nguyên liệu,
vật liệu được con người sử dụng lâu đời và rộng rãi, là một trong
những vật tư chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Gỗ được sử dụng rất
rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, kiến
trúc, xây dựng, khai khoáng. Ngoài ra gỗ còn được dùng làm văn
phòng phẩm, nhạc cụ, dụng cụ thể dục thể thao, đóng toa tầu, thùng
xe, thuyền, phà, cầu cống, bàn ghế và dụng cụ học sinh, đồ dùng
gia đình, công sở và chuyên dùng như bệnh viện, thư viện [44].
Ngoài ra, các loài cây thân gỗ còn là nhân tố quan trọng trong việc bảo
vệ đất, bảo vệ nước và điều hòa khí hậu, lưu lượng nước. Ngoài gỗ rừng còn

cung cấp một lượng lớn các sản phẩm từ cây rừng được con người sử dụng
làm củi, than gỗ, thực hiện du lịch giải trí…mang lại nguồn lợi nhuận lớn.
Động vật rừng và các loài sinh vật hoang dại và các loại cây thuộc quần thể
sinh học từ rừng được con người sử dụng để lai tạo, cung cấp nguồn gen quý,
cải tiến các giống cây trồng, vật nuôi cho có khả năng chống lại dịch bệnh,
thời tiết khắc nghiệt cho năng suất cao, chất lượng tốt. Thêm vào đó một
lượng thực phẩm, dược phẩm lớn được cung cấp từ nguồn thực vật và động
vật hoang dã rừng. Đồng thời tài nguyên rừng còn là những diện tích đất màu
mỡ, một trữ lượng nước lớn đảm bảo cho cây rừng, động vật rừng sinh sống

18
phát triển tạo nguồn cung cấp phục vụ con người. Ngoài ra rừng cung cấp
nguồn ôxy dồi dào, chống xói mòn, giảm ô nhiễm, hạn chế thiên tai, cân bằng
khí hậu…Như vậy nguồn tài nguyên rừng có giá trị rất lớn đối với đời sống
con người, vấn đề đặt ra là phải bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên này.
1.2. PHÂN LOẠI RỪNG
1.2.1. Phân loại rừng căn cứ vào mục đích sử dụng
Thứ nhất là rừng phòng hộ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật
Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định "Rừng phòng hộ được sử dụng
chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn, chống sa mạc hóa,
hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường" [31]. Rừng
phòng hộ đầu nguồn là nơi phát sinh hoặc bắt đầu nguồn nước tạo thành các
dòng chảy cấp nước cho các hồ chứa trong mùa khô, hạn chế lũ lụt, chống xói
mòn và bảo vệ đất. Rừng phòng hộ gồm những rừng có sẵn trong tự nhiên,
chủ yếu là rừng hỗn giao gồm nhiều tầng, không đều tuổi, mật độ dày, có dễ
sâu, bền, chắc; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay là rừng phòng hộ ven
biển được thành lập với mục đích chống gió hạn, cát bay, ngăn chặn sự xâm
mặn của biển; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển là rừng phòng hộ ven biển
được thành lập với mục đích chống sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ các
công trình ven biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường nhằm mục đích điều

hòa khí hậu, chống ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, khu đô thị và
khu du lịch [58].
Thứ hai là rừng đặc dụng: Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo
vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định:
Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên,
mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng;
nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam
thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần
bảo vệ môi trường, bao gồm: Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên

19
nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; khu
bảo vệ cảnh quan gồm khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng
cảnh; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học [31].
Theo như mục đích sử dụng của rừng đặc dụng thì nơi đây được sử
dụng là nơi nghiên cứu khoa học, là nơi để học tập, thực tập, bảo tồn nguồn
gen, bảo vệ nguồn nước, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn những nét văn
hóa. Đó là chức năng, vai trò, hiệu quả sử dụng của rừng đặc dụng.
Thứ ba là rừng sản xuất: Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Bảo
vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định:
Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh
doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ
môi trường, bao gồm: rừng sản xuất là rừng tự nhiên; rừng sản xuất
là rừng trồng; rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình
tuyển, công nhận [31].
Mục đích của rừng sản xuất để phát triển kinh doanh, sản xuất đồng
thời góp phần vào gìn giữ và bảo vệ môi trường. Tùy từng loại rừng sản xuất
là rừng tự nhiên hay rừng trồng mà được đưa vào sử dụng để quản lý, kinh
doanh bảo vệ và phát triển.
Như vậy tùy theo mục đích sử dụng mà pháp luật quy định về việc

phân loại rừng. Rừng phòng hộ thì được sử dụng để bảo vệ hệ sinh thái, bảo
vệ cuộc sống con người. Rừng đặc dụng được sử dụng với mục đích bảo tồn
thiên nhiên. Rừng sản xuất được sử dụng với mục đích sản xuất, phát triển
kinh doanh đồng thời kết hợp với bảo vệ môi trường.
1.2.2. Phân loại rừng căn cứ theo nguồn gốc hình thành
Ngoài cách phân loại trên pháp luật Việt Nam, mà cụ thể là tại Điều 5,
Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/06/2009
quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng thì rừng còn phân loại theo
nguồn gốc hình thành như sau:

20
Rừng được phân thành hai loại là rừng tự nhiên là có sẵn trong tự
nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên và rừng trồng là rừng được hình
thành do con người trồng; phân loại rừng theo điều kiện lập địa thì bốn loại
là rừng núi đất, rừng núi đá, rừng ngập mặn và rừng trên cát; phân loại rừng
theo các loại cây thì gồm bốn loại, rừng gỗ là loại rừng bao gồm chủ yếu các
loại cây thân gỗ trong đó có rừng cây lá rộng; rừng tre nứa; rừng cau dừa và
rừng hỗn giao tre nứa; phân loại theo trữ lượng thì được phân loại đối với
rừng gỗ gồm các loại rừng là rừng rất giàu: trữ lượng cây đứng trên 300 m
3
/ha;
rừng giàu: trữ lượng cây đứng từ 201- 300 m
3
/ha; rừng trung bình: trữ lượng
cây đứng từ 101 - 200 m
3
/ha; rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100
m
3
/ha; rừng chưa có trữ lượng: rừng gỗ đường kính bình quân < 8 cm, trữ

lượng cây đứng dưới 10 m
3
/ha. Ngoài ra đối với rừng tre nứa thì rừng được
phân theo loài cây, cấp đường kính và cấp mật độ [5].
Như vậy, tùy theo nguồn gốc hình thành, rừng được phân thành các
loại như rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng núi đất, rừng núi đá, rừng ngập mặn,
rừng trên cát và cách phân loại rõ ràng này đã thể hiện được cụ thể các loại
rừng ở nước ta hiện nay.
1.3. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG
1.3.1. Bảo vệ rừng và tài nguyên rừng góp phần bảo vệ môi trƣờng
và nâng cao chất lƣợng sống của con ngƣời
1.3.1.1. Góp phần bảo vệ môi trường sống của con người
Bảo vệ rừng và tài nguyên rừng là góp phần bảo vệ nguồn nước:
Rừng góp phần duy trì chất lượng nguồn nước sạch. Hơn
3/4 lượng nước sạch trên trái đất bắt nguồn từ rừng. Chất lượng
nước suy giảm cùng với sự suy giảm chất lượng và diện tích che
phủ của rừng, thiên tai như lũ lụt, lở đất và thoái hóa đất đã gây ra
những tác động nghiêm trọng tới cuộc sống của con người và các
sinh vật trên trái đất [53].

21
Không chỉ bảo vệ chất lượng của nguồn nước mà rừng còn điều hòa
dòng chảy trong các sông ngòi và dòng chảy dưới lòng đất hạn chế thiên tai
hạn hán và lũ lụt:
Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong
tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ
giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm
cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của
từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi
cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các

sông trong thời gian không mưa [56].
Bảo vệ rừng và tài nguyên rừng góp phần làm sạch không khí: không
khí sạch giữ cho môi trường sống của con người được trong lành là một trong
những yếu tố quan trọng tạo nên sức khỏe tốt cho con người.
Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây xanh, trong quá trình
quang hợp, hấp thụ cacbonnic và nhả ra khí ôxy cần thiết cho sự
sống. Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ
bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt
vi trùng và gây bệnh trong không khí [56].
Rừng bảo vệ và cải tạo đất điều này có thể thấy qua tác dụng của tán
lá thực vật, nhờ có tán xòe rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng
xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt không bị
rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất. Đất rừng hầu như tự
bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân hủy, tạo thành các chất dinh
dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Đất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ
nước tốt và hạn chế xói mòn [56].
Như vậy, có thể thấy rừng góp phần duy trì bảo vệ và điều hòa nguồn
nước, duy trì chất lượng nguồn nước sạch. Rừng có tác dụng làm sạch không
khí bảo vệ và cải tạo đất.

22
1.3.1.2. Góp phần nâng cao chất lượng sống của con người
Rừng và các tài nguyên rừng trong đó có các loài động vật, thực vật
rừng hoang dã phục vụ cho đời sống vật chất của con người và cảnh quan
thiên nhiên là nơi có ý nghĩa trong việc phục vụ cho việc tham quan, du lịch,
giải trí phục vụ đời sống tinh thần của con người. Với giá trị về môi trường
cũng như giá trị đối với cuộc sống con người cả về vật chất lẫn tinh thần thì
việc bảo vệ tài nguyên rừng trước nguy cơ bị đe dọa, bị tàn phá và bảo vệ
động vật rừng, thực vật rừng đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng là vấn đề cấp
thiết được đặt ra.

1.3.2. Bảo vệ rừng và tài nguyên rừng góp phần vào sự phát triển
của kinh tế, giáo dục và khoa học
1.3.2.1. Góp phần vào sự phát triển về kinh tế
Ngay từ thuở sơ khai loài người đã thực hiện việc săn bắn, hái lượm
làm thức ăn cho con người và đã biết khai thác các sản phẩm của rừng để làm
thuốc chữa bệnh và phục vụ cho việc bồi dưỡng sức khỏe của con người. Sau
đó, nhiều loài động vật, thực vật rừng được con người mang về thuần hóa,
nuôi trồng để phục vụ cho đời sống con người. Nhiều loài động vật rừng và
thực vật rừng cung cấp cho các ngành công nghiệp như: công nghiệp chế
biến, sản xuất gỗ; công nghiệp da; thuốc nhuộm… và rừng cung cấp một sản
lượng lớn lâm sản phục vụ cho đời sống con người, như các loại tre, gỗ, nứa
là nguyên liệu sản xuất hàng trăm mặt hàng đồ mỹ nghệ, dụng cụ lao động,
những đồ gia dụng…Đồng thời rừng là nơi cung cấp nguồn dược liệu vô giá.
1.3.2.2. Góp phần vào sự phát triển về khoa học và giáo dục
Tài nguyên rừng trong đó có động vật và thực vật rừng được con người
sử dụng vào nghiên cứu khoa học và công tác giảng dạy ở một số trường. Các
loài động vật và thực vật rừng được sử dụng để nghiên cứu sự tiến hóa của
các loài, sử dụng các loài có cấu tạo cơ thể gần giống con người để thử
nghiệm các loại thuốc và phương pháp điều trị mới. Trong một số trường hợp

23
khác, các loài động vật và thực vật rừng còn là đối tượng nghiên cứu để tìm ra
những phương thức điều trị bệnh.
Nhiều sản phẩm từ động vật rừng và thực vật hoang dã được con
người sử dụng với mục đích làm dược liệu như những loài cây thuốc quý, mật
ong, mật gấu, sừng tê giác… nhiều chế phẩm sinh học được chiết xuất từ nuôi
cấy mô động vật hoặc thực vật (các loại vắcxin, hoócmôn…). Từ các loài
động vật rừng và thực vật rừng thì con người đã sử dụng để nghiên cứu, thử
nghiệm và tìm ra các loại thuốc mới, thử nghiệm các phương pháp điều trị
phục vụ cho ngành y học trực tiếp dùng để đảm bảo sự sống của con người.

Các loài động vật rừng và thực vật rừng cũng được dùng để nghiên cứu, thử
nghiệm, ứng dụng cho các ngành khoa học khác. Các loài động vật rừng, thực
vật rừng đặc hữu mang những nguồn gen quý, hiếm chứa đựng những tính
trạng tốt mà những loài động vật khác không có. Vì vậy, con người có thể
nghiên cứu, khai thác và sử dụng một cách hợp lý các nguồn gen để đạt hiệu
quả cao nhất.
Như vậy có thể thấy tài nguyên rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
với môi trường và đời sống của con người. Hiện nay tình trạng suy thoái rừng
đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như hàng loạt các trận lũ, lụt, úng ngập,
hạn hán kéo dài gây thiệt hại về cả người và của. Trong những năm qua Nhà
nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chính sách để quản lý
và dần cải thiện tình hình. Thông qua những công cụ pháp luật, những chương
trình, chiến lược, chính sách… Pháp luật của nước ta đã định hướng cho việc
bảo vệ tài nguyên rừng và đưa những phương pháp áp dụng vào thực tiễn.
Qua đó có thể thấy pháp luật có một vai trò hết sức to lớn trong việc bảo vệ
tài nguyên rừng. Đó là công cụ hữu hiệu, là nền tảng, là cơ sở cốt yếu để đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đồng thời cũng là cơ
sở của sự cân bằng hệ sinh thái, đảm bảo cho con người được sống trong môi
trường trong lành và có một tương lai phát triển.

24
1.4. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG Ở
VIỆT NAM
1.4.1. Khái quát chung về pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng
Một đất nước có nền kinh tế phát triển, một xã hội công bằng, tiến bộ
thì ở đó pháp luật được đặt lên hàng đầu. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước thì vai trò to lớn của pháp luật ngày càng thể hiện rõ.
Pháp luật là cán cân công lý, là chuẩn mực để tuân theo, là công cụ để Nhà
nước điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Các văn bản quy phạm pháp luật
được đề ra, áp dụng trong cuộc sống và thực thi một cách có hiệu quả.

Nhà nước sử dụng pháp luật để quản lý xã hội, đảm bảo tính công bằng
của xã hội, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân
dân, qua đó có thể thấy pháp luật đóng một vai trò quan trọng trong việc điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội. Đồng thời, pháp luật là một hệ thống các quy
tắc xử sự có tính chất bắt buộc, là công cụ để hướng dẫn, đảm bảo để nhà
nước thực hiện việc quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục
đích ổn định xã hội vì sự phát triển bền vững. Đó là vai trò của pháp luật nói
chung, tùy từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể mà pháp luật các ngành, các lĩnh
vực đó đề ra các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ và thực
hiện tốt vai trò của mình.
Pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng là một lĩnh vực pháp luật
bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh có liên quan đến hoạt động quản lý và bảo
vệ nguồn tài nguyên rừng [26, tr.30, 31]. Có thể thấy pháp luật về bảo vệ tài
nguyên rừng là một hệ thống các quy phạm pháp luật được sử dụng để điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội, các vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động
bảo vệ tài nguyên rừng, chống các hành vi vi phạm pháp luật. Các quy phạm
pháp luật bao gồm các quy định về bảo vệ hệ sinh thái rừng; quy định về bảo
vệ thực vật rừng và động vật rừng; quy định về phòng cháy chữa cháy rừng;

25
quy định về phòng trừ sinh vật gây hại rừng; quy định về kinh doanh, vận
chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh
thực vật rừng, động vật rừng; quy định về thanh tra, kiểm tra trong công tác
bảo vệ tài nguyên rừng. Bên cạnh đó pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng còn
quy định rất cụ thể về các nguyên tắc bảo vệ tài nguyên rừng, quyền của nhà
nước về bảo vệ tài nguyên rừng, các vấn đề phát triển rừng và sử dụng rừng,
quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, lực lượng bảo vệ rừng là Kiểm lâm và vấn
đề giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.
Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng được đặt ra để điều chỉnh các mối

quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bảo vệ tài nguyên rừng, tuy nhiên để
công tác bảo vệ tài nguyên rừng được thực hiện một cách hiệu quả thì vấn đề
quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc thực hiện hiệu quả công tác này. Vì vậy thông qua các quy định
của pháp luật, nhà nước đã thực hiện việc quản lý các vấn đề có liên quan đến
công tác bảo vệ tài nguyên rừng dưới các hình thức ban hành, tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng, tổ chức, điều tra, xác định,
phân định và thống kê, kiểm kê các loại rừng đồng thời theo dõi diễn biến,
giao rừng, cho thuê rừng, quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải
quyết các tranh chấp về rừng.
1.4.2. Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam qua các giai
đoạn từ năm 1945 đến nay
1.4.2.1. Từ năm 1945 đến năm 1974
Ngay sau khi nước ta giành được độc lập, Nhà nước đã xác định nguồn
tài nguyên rừng không chỉ có ý nghĩa với đời sống con người mà còn có ý
nghĩa đối với sự phát triển kinh tế của đất nước cả ở hiện tại và tương lai. Do
vậy, Nhà nước đã bãi bỏ tất cả những quy định pháp luật, những thể chế hà
khắc, bóc lột không phù hợp với nhân dân và ban hành những văn bản pháp
luật phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.

×