Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Bổ sung chế phẩm globamax 1000 cho lợn con từ tập ăn đến 56 ngày tuổi tại công ty chăn nuôi mỹ văn hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TR
ƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI








VŨ THỊ NGÀ



BỔ SUNG CHẾ PHẨM GLOBAMAX 1000
CHO LỢN CON TỪ TẬP ĂN ðẾN 56 NGÀY TUỔI
TẠI CÔNG TY CHĂN NUÔI MỸ VĂN – HƯNG YÊN




LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : Chăn nuôi
Mã số : 60.62.01.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ LƯƠNG HỒNG



HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thong tin trích dẫn trong ñoạn văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm
` Học viên


Vũ Thị Ngà











Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi luôn nhận ñược sự quan
tâm, giúp ñỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thị Lương
Hồng, người hưỡng dẫn khoa học ñã luôn quan tâm, chỉ bảo tận tình giúp ñỡ
tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy, cô giáo trong bộ
môn Dinh dưỡng – Thức ăn, khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản và khoa
Sau ñại học, trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp ñỡ của Ban giám ñốc, tập thể cán bộ,
công nhân công ty chăn nuôi Mỹ Văn – Hưng Yên ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ
tôi trong suốt thời gian tôi tiến hành thực tập tại công ty.
ðể hoàn thành luận văn này, tôi còn nhận ñược sự ñộng viên khích lệ
của những người thân trong gia ñình và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn
những tình cảm cao quý ñó.
Tác giả luận văn


Vũ Thị Ngà






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC BIỂU ðỒ vii

1.

MỞ ðẦU 1

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI 1

1.2.

MỤC ðÍCH, YÊU CẦU CỦA ðỀ TÀI 2

1.2.1. Mục ñích 2

1.2.2. Ý nghĩa khoa học 2

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3


2.1. ðẶC ðIỂM SINH LÝ CỦA LỢN CON 3

2.1.1 ðặc ñiểm về sinh trưởng 3

2.1.2. ðặc ñiểm tiêu hóa 4

2.1.3. ðặc ñiểm về ñiều tiết thân nhiệt 10

1.2.4. ðặc ñiểm về khả năng miễn dịch 12

2.2. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA LỢN CON 13

2.2.1. Nhu cầu về năng lượng 13

2.2.2. Nhu cầu về protein và các axit amin 15

2.2.3. Nhu cầu về khoáng chất 18

2.2.4. Nhu cầu về vitamin 23

2.2.5. Nhu cầu về nước uống 27

2.3. HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON 28

2.3.1. Khái niệm 28

2.3.2. Nguyên nhân gây bệnh 29

2.3.3. Một số biện pháp giúp ngăn chặn bệnh tiêu chảy ở lợn con 30


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv

2.4. AXIT HỮU CƠ VÀ CƠ CHẾ KHÁNG KHUẨN CỦA AXIT
HỮU CƠ
31

2.4.1. Axit hữu cơ và vai trò của chúng trong chăn nuôi 31

2.4.2. Axit butyric 37

2.5. NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 37

2.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 37

2.5.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 38

3. ðỐI TƯỢNG – NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
40

3.1. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 40

3.2. ðối tượng và vật liệu nghiên cứu 40

3.3. Nội dung nghiên cứu 42

3.4. Phương pháp nghiên cứu 42


3.4.1. Bố trí thí nghiệm 42

3.4.2. Phương pháp trộn chế phẩm vào thức ăn 45

3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi 46

3.4.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 47

3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu 49

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 50

4.1. Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Globamax 1000 cho lợn
con giai ñoạn tập ăn (7 - 25 ngày tuổi)
50

4.1.1. Khả năng tăng khối lượng và tỷ lệ nuôi sống của lợn con giai
ñoạn 7 - 25 ngày tuổi
50

4.1.2. Sinh trưởng tuyệt ñối 53

4.1.3. Sinh trưởng tương ñối của lợn con theo mẹ 57

4.1.4. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn 59

4.1.5. Ảnh hưởng của việc bổ sung Globamax 1000 ñến bệnh tiêu
chảy ở lợn con giai ñoạn 7 - 25 ngày tuổi
62


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v

4.2. Hiệu quả của việc bổ sung Globamax 1000 trong thức ăn ñối
với lợn con giai ñoạn 25 - 56 ngày tuổi
65

4.2.1. Khả năng tăng khối lượng của lợn con giai ñoạn 25 - 56 ngày
tuổi
65

4.2.2. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn
con giai ñoạn 25 - 56 ngày tuổi
73

4.2.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung Globamax 1000 ñến bệnh tiêu
chảy ở lợn con giai ñoạn 25 - 56 ngày tuổi
78

4.2.4. Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung Globamax 1000 cho lợn con
giai ñoạn 25 - 56 ngày tuổi
80

5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 84

5.1. Kết luận 84
5.2. ðề nghị………………………………………………………………85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi

DANH MỤC BẢNG

STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 2.1. Nhu cầu nước uống của lợn qua các giai ñoạn 28
Bảng 31. Sơ ñồ bố trí TN lợn con từ tập ăn ñến 56 ngày tuổi 44
Bảng 3.2. Công thức phối hợp khẩu phần thức ăn cho lợn từ 15 - 30kg 45
Bảng 3.3. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho lợn từ 15 - 30kg 45
Bảng 4.1 Khối lượng và tỷ lệ nuôi sống của lợn con thí nghiệm giai
ñoạn 7 - 25 ngày tuổi 50
Bảng 4.2 Sinh trưởng tuyệt ñối của lợn con theo mẹ (g/con/ngày) 54
Bảng 4.3 Sinh trưởng tương ñối của lợn con theo mẹ……………………….58
Bảng 4.4 Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn

con giai ñoạn 7 - 25 ngày tuổi 61
Bảng 4.5. Tỷ lệ tiêu chảy của lợn con thí nghiệm giai ñoạn 7 - 25 ngày tuổi 63
Bảng 4.6. Tăng khối lượng của lợn con từ 25-56 ngày tuổi 67
Bảng 4.7. Sinh trưởng tuyệt ñối của lợn con thí nghiệm giai ñoạn từ 25
- 56 ngày tuổi
70
Bảng 4.8. Sinh trưởng tương ñối của lợn thí nghiệm ở giai ñoạn từ 25 -
56 ngày tuổi
72
Bảng 4.9. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn
con giai ñoạn 25 - 56 ngày tuổi
75
Bảng 4.10. Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con thí nghiệm giai ñoạn 25 - 56 ngày tuổi 78
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế của bổ sung chế phẩm globamax 1000 ñối
với lợn con từ 25-56 ngày tuổi
81



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii

DANH MỤC BIỂU ðỒ

STT TÊN BIỂU ðỒ TRANG
Biểu ñồ 4.1. Khối lượng lợn con giai ñoạn theo mẹ
51

Biểu ñồ 4.2. Sinh trưởng tuyệt ñối của lợn con theo mẹ

55
Biểu ñồ 4.3. Khối lượng lợn con cai sữa và 56 ngày tuổi
68
Biểu ñồ 4.4. Tăng khối lượng của lợn con cai sữa từ 25 – 56 ngày tuổi
69
Biểu ñồ 4.5. Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai ñoạn 25 - 56
ngày tuổi
77
Biểu ñồ 4.6. Tỷ lệ phần trăm chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng
82
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Chữ viết tắt Nghĩa

CT Công thức
DE Năng lượng tiêu hóa
ðC ðối chứng
FCR Hiệu quả sử dụng thức ăn
L Landrace
ME Năng lượng trao ñổi
NRC Hội ñồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ
TA Thức ăn
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TN Thí nghiệm
TT Tăng khối lượng
Y Yorkshire

KL Khối lượng
TLTC Tỷ lệ tiêu chảy
TLNS Tỷ lệ nuôi sống
TLC Tỷ lệ chết








Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Chăn nuôi lợn là nghề sản xuất truyền thống lâu ñời, chiếm vị trí rất quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam.
Thịt lợn chiếm tới 70% tổng lượng các loại thịt tiêu thụ hàng ngày trên thị
trường nước ta.
Trong quá trình phát triển của lợn từ khi sinh ra ñến khi trưởng thành thì
giai ñoạn lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa cần chú ý nhất. ðây là giai
ñoạn chuyển tiếp từ thức ăn hoàn toàn là sữa mẹ sang ăn bộ bằng các loại
thức ăn rắn và giai ñoạn này còn quyết ñịnh toàn bộ quá trình sinh trưởng,
phát triển của lợn ở các giai ñoạn sau.
Trong nhiều năm việc sử dụng kháng sinh như là một chất bổ sung
nhằm hạn chế tiêu chảy, nâng cao lượng thức ăn ăn vào, tăng khối lượng/ngày

từ 4 - 15%, tăng hệ số chuyển hoá thức ăn từ 2 - 6%. Tuy nhiên, ñể ñảm bảo
an toàn thực phẩm cũng như phòng chống sự kháng kháng sinh của vi sinh vật
ñối với con người và vật nuôi. Năm 2006, các nước trong Cộng ñồng chung
Châu Âu ñã cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh bổ sung vào thức ăn gia
súc. ðể chuẩn bị cho việc này, vào những năm 90 của thế kỷ XX, các nhà
khoa học ñã tập trung nghiên cứu các giải pháp thay thế kháng sinh bổ sung
trong thức ăn bằng các sản phẩm hữu cơ. Bổ sung axit butyric hoặc các muối
canxi, natri của nó vào khẩu phần vật nuôi là một trong những giải pháp hữu
hiệu nhất.
Cùng chung với xu thế phát triển của thế giới, ở Việt Nam việc cấm sử
dụng kháng sinh bổ sung trong thức ăn ñã và ñang từng bước ñược quan tâm.
Tháng 6 năm 2002, Bộ Nông nghiệp & PTNN ñã ra quyết ñịnh số
54/2002/Qð/BNN qui ñịnh về việc cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử
dụng 18 loại kháng sinh và hoá chất trong sản suất và kinh doanh thức ăn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2

chăn nuôi. Do vậy, việc hạn chế và tiến tới hoàn toàn không sử dụng kháng
sinh trong thức ăn chăn nuôi ở nước ta là một xu thế tất yếu và các nghiên cứu
tìm ra các chất có thể thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi là cấp thiết.
ðể ñáp ứng ñược yêu cầu ñó các sản phẩm hữu cơ ñang ñược quan tâm do nó
có các tính năng ưu việt: an toàn ñối với vật nuôi và con người, cải thiện ñược
chức năng tiêu hoá, ức chế ñược vi khuẩn gây bệnh và tăng cường khả năng
miễn dịch cho vật nuôi, không tồn dư và ñảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bổ sung canxi butyrat vào khẩu phần vật nuôi là giải pháp thay thế các
chất kháng sinh ñã ñược ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Globamax 1000 do Công ty Global Nutrition sản xuất là sản phẩm thương
mại của cannxi butyrat ñã ñược ñưa vào thị trường Việt Nam. Xuất phát từ
các lý do trên chúng tôi ñã tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Bổ sung chế phẩm

Globamax 1000 cho lợn con từ tập ăn ñến 56 ngày tuổi tại công ty chăn
nuôi Mỹ Văn – Hưng Yên”
1.2. MỤC ðÍCH, YÊU CẦU CỦA ðỀ TÀI
1.2.1. Mục ñích
- ðánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Globamax 1000 cho lợn
con từ tập ăn ñến 56 ngày tuổi.
- Thiết lập ñược mức bổ sung Globamax 1000 thích hợp cho lợn con tập
ăn ñến 56 ngày tuổi.
1.2.2. Ý nghĩa khoa học
Khuyến cáo sử dụng Globamax 1000 và tỷ lệ bổ sung trong khẩu phần
của lợn con từ tập ăn ñến ñến 56 ngày tuổi.





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. ðẶC ðIỂM SINH LÝ CỦA LỢN CON
2.1.1 ðặc ñiểm về sinh trưởng
Lợn con sau sinh có tốc ñộ sinh trưởng rất nhanh, thể hiện thông qua sự
tăng về khối lượng cơ thể. Thông thường khối lượng lợn con lúc 7 - 10 ngày tuôi
tăng gấp 2 lần so với lúc sơ sinh, 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần khối lượng sơ sinh,
30 ngày tuổi tăng gấp 5 lần, 60 ngày tuổi tăng gấp 10 - 14 lần lúc sơ sinh.
Sinh trưởng của lợn con tuân theo quy luật sinh trưởng và phát dục
không ñồng ñều. Từ khi sinh ra ñến 21 ngày tuổi lợn con có tốc ñộ sinh

trưởng nhanh nhất, sau ñó tốc ñộ sinh trưởng giảm dần. Sự giảm này do nhiều
nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lượng sữa của lợn mẹ bắt ñầu giảm. Ở tuần
ñầu tiên sau cai sữa, lợn con thường bị stress cai sữa nên tốc ñộ tăng khối
lượng kém hoặc không tăng khối lượng nếu ñiều kiện chăm sóc và quản lý
không tốt. Người ta gọi giai ñoạn này là “khoảng hụt tăng trưởng sau cai sữa”.
Theo Thacker (1994), tác ñộng của “khoảng hụt tăng trưởng sau cai sữa” ở lợn
thương phẩm ñã làm giảm 25% lợi nhuận của các cơ sở chăn nuôi. Chúng ta có
thể hạn chế giai ñoạn khủng hoảng này bằng cách cho lợn con tập ăn sớm.
Khối lượng lợn con cai sữa và sau cai sữa ñến 56 ngày tuổi là một chỉ
tiêu quan trọng ñể ñánh giá năng suất chăn nuôi. Khối lượng lợn con cai sữa
càng lớn (lúc 21 – 28 ngày tuổi) thì tăng khối lượng của lợn ở các giai ñoạn
sau càng cao, rút gắn ñược thời gian nuôi thịt. Theo Vũ Duy Giảng (2005), cứ
chênh lệch nhau 1kg khối lượng cơ thể lúc cai sữa thì có thể chênh lệch nhau
4,1kg ở 133 ngày tuổi (khối lượng cơ thể ñạt 100kg). Theo Varley (2004), cứ
tăng ñược 0,1 kg khối lượng lúc cai sữa hoặc chỉ với mức tăng 5 – 10 g/ngày
có thể rút gắn ñược thời gian nuôi dến giết thịt là 1 ngày. Do vậy cần có các
biện pháp tác ñộng nhằm nâng cao khối lượng lợn con cai sữa và sau cai sữa
ñến 56 ngày tuổi.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4

2.1.2. ðặc ñiểm tiêu hóa
Tiêu hóa và hấp thụ là chức năng cơ bản của ñường tiêu hóa. ðường
tiêu hóa của lợn bao gồm miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thịt
và ruột già. Lợn con sinh trưởng, phát dục nhanh song những tuần ñầu bị hạn
chế do chức năng tiêu hóa chưa thành thục.
2.1.2.1 Tiêu hóa ở miệng
Ở miệng, sự nhai làm giảm kích cỡ của các mẩu thức ăn và thức ăn
ñược trộn lẫn với nước bọt. Nước bọt bao gồm 99% nước và 1% còn lại chứa

mucin, muối vô cơ và men amylase và lysozyme ( Mc Donald và cộng sự, 1995)
Lợn mới sinh những ngày ñầu hoạt tính amylaza nước bọt cao. Tách
mẹ sớm, hoạt tính amylase nước bọt cao nhất ở ngày thứ 14, còn lợn con do
mẹ nuôi phải ñến ngày thứ 21. Nước bọt ở tuyến mang tai chứa 6 – 2,6% vật
chất khô. Khả năng tiêu hóa 16 – 500 ñơn vị Vogemut, pH = 7,6 – 8 (Trương
Lăng, 2003). Tùy lượng thức ăn ñưa vào mà lượng tiết khác nhau. Thức ăn ở
dạng khô thì nước bọt tiết ra mạnh, thức ăn ở dạng lỏng thì giảm hoặc ngừng
tiết dịch.
Lượng nước bọt thay ñổi tùy theo tần số lần cho ăn, chất lượng thức ăn.
Ăn chỉ một loại thức ăn kéo dài sẽ làm tăng nhiệm vụ cho một tuyến, gây ức
chế, lợn ít thèm ăn. Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, cả hai tuyến hoạt ñộng,
không gây ức chế. Nếu cho ăn nhiều loại thức ăn ñổi bữa thì lợn sẽ thèm ăn,
tiết nước bọt liên tục, giúp tiêu hóa tốt thức ăn.
Do hoạt tính của men amylase và mantase có trong nước bọt của lợn
con mới ñẻ ra nhưng dưới 3 tuần tuổi, hoạt tính còn thấp, do ñó khả năng tiêu
hóa tinh bột của lợn con còn kém, chỉ tiêu hóa ñược khoảng 50% lượng tinh
bột ăn vào.
ðối với tinh bột sống, lợn con tiêu hóa càng kém cho nên các loại thức
ăn cần ñược nấu chín trước khi cho lợn con ăn. Sau 3 tuần tuổi, men amylase
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5

và mantase mới có hoạt tính mạnh nên khả năng tiêu hóa tinh bột của lợn con
tốt hơn (Kiss, 1956) (dẫn theo Võ Trọng Hốt và cộng sự, 2000).
2.1.2.2 Tiêu hóa ở dạ dày
Dạ dày lợn có chức năng cả dự trữ và tiêu hóa.
Lợn con 10 ngày tuổi dung tích gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày gấp 8
lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lần (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng
0,03lít). Sau ñó tăng chậm ñến tuổi trưởng thành ñạt 3,5 – 4lít. (Võ Trọng Hốt

và cộng sự, 2000).
Dịch vị tiết ra tương ứng với sự phát triển của dung tích dạ dày, tăng
mạnh nhất ở 3 – 4 tháng tuổi sau ñó kém hơn. Lợn con 20 ngày tuổi, phản xạ
tiết dịch vị chưa rõ. Ban ñêm, lợn mẹ nhiều sữa, kích thích sự tiết dịch vị ở
lợn con. Khi cai sữa, lượng dịch vị tiết ra ngày ñêm gần bằng nhau.
Enzyme trong dịch vị ñã có từ khi lợn con mới ñẻ nhưng trước 20 ngày
tuổi chưa thấy khả năng tiêu hóa thực tế vì dịch vị thiếu HCl. Sau 25 ngày
tuổi, trong dịch vị lợn con mới có HCl ở dạng tự do và men pepsinogen không
hoạt ñộng mới có khả năng tiêu hóa.
Hoạt lực của enzyme pepsin tăng lên theo tuổi một cách rõ rệt. Ở 9
ngày tuổi tiêu hóa 30mg fibrin trong 19 giờ, 28 ngày tuổi chỉ cần 2 – 3 giờ
ñến 50 ngày tuổi chỉ cần 1 giờ. (Nguyễn Khắc Tích, 2005)
Do thiếu HCl ở dạng tự do nên lợn con dưới 25 ngày tuổi rất dễ bị vi
khuẩn có hại xâm nhập vào ñường tiêu hóa. Chúng ta có thể kích thích tế bào
vách dạ dày lợn con tiết ra HCl ở dạng tự do sớm hơn bằng cách bổ sung thức
ăn sớm cho lợn con.
Số lượng, chất lượng thức ăn khác nhau làm tăng tính ngon miệng, dịch
vị tiết ra nhiều, tiêu hóa cao. Ban ñêm tiêu hóa cao hơn ban ngày. Ban ngày,
sự tiết dịch vị lại nhiều hơn. Axit trong dạ dày là axit lactic, acetic, propionic,
còn axit butyric thì ít hơn. Axit latic có liên quan ñến vi khuẩn lactic. Lợn con
60 ngày tuổi vi khuẩn lactic nhiều hơn ở lợn 120 ngày tuổi. Nó giảm khi cân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6

bằng dinh dưỡng hoàn toàn, trực khuẩn E.coli cũng giảm khi cân bằng dinh
dưỡng hoàn toàn.
2.1.2.3 Tiêu hóa ở ruột
Theo Trương Lăng (2003) thì dung tích ruột non ở lợn con sơ sinh là
100 ml, 20 ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ 3 ñạt 6lít, 12 tháng ñạt 20lít. Ruột

già ở lợn sơ sinh dung tích 40 – 50ml, 20 ngày 100ml, tháng thứ 3 khoảng
2,1lít; tháng thứ 4 là 7lít, tháng thứ 7 là 11 – 12lít.
Tiêu hóa ở ruột nhờ tuyến tụy, tuyến tụy tiết ra dịch tụy theo ống dẫn
tụy Wirsung ñổ vào tá tràng (chức năng ngoại tiết). Dịch tụy có ý nghĩa rất
quan trọng ñối với sự tiêu hóa: dịch tụy có tác dụng phân giải từ 60 – 80%
protein, carbohydrate và lipit của thức ăn. Trong dịch tụy có chứa các enzyme
phân giải protein, phân giải bột ñường và enzyme phân giải mỡ. Hoạt tính của
các enzyme thay ñổi từ sơ sinh ñến trưởng thành.
* Hoạt tính của nhóm enzyme
- Trypsin: Enzyme trypsin trong dịch tụy thủy phân protein thành axit
amin. Ở trong thai 2 tháng tuổi chất chiết ñã có men trypsin thai càng lớn hoạt
tính của men trypsin càng cao. Khi lợn con mới ñẻ ra, hoạt tính của men
trypsine dịch tụy rất cao ñể bù ñắp lại khả năng tiêu hóa kém của men pepsin
dạ dày.
- Men catepsin là men tiêu hóa protein trong sữa. ðối với lợn con ở 3
tuần tuổi ñầu, men catepsin có hoạt tính mạnh sau ñó giảm dần.
- Men lactase:
Có tác dụng tiêu hóa ñường lactose trong sữa. Men này có hoạt tính
mạnh ngay từ khi lợn con mới ñẻ ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ 2 sau ñó
hoạt tính của men giảm dần.
- Men amylase và mantase:
Hai enzyme này có trong dịch tụy từ khi lợn con mới ñẻ ra nhưng dưới
3 tuần tuổi hoạt tính còn thấp, do ñó khả năng tiêu hóa tinh bột còn kém. Sau
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7

3 tuần tuổi enzyme amylase và mantase mới có hoạt tính mạnh nên khả năng
tiêu hóa tinh bột của lợn con tốt hơn (Kitss, 1956) (Dẫn qua Võ Trọng Hốt và
cộng sự, 2000)

- Men saccharase
ðối với lợn con dưới 2 tuần tuổi, men saccarase hoạt tính còn thấp, nếu
cho lợn con ăn ñường saccarase thì rất dễ bị ỉa chảy.
- Men lipase:
Hoạt tính của các enzyme tiêu hóa mỡ trong ñường tiêu hóa của lợn
con rất cao lúc sơ sinh và tăng không ñáng kể theo tuổi (Zintzen và cộng sự,
1971). Tuy nhiên, Coring và cộng sự (1978), Randy và cộng sự (1982) có
thông báo rằng hoạt tính của enzym lipase tuyến tụy tăng dần theo tuổi.
Theo Cera và Mahan ( 1990), khối lượng tuyến tụy tăng dần trong giai
ñoạn bú sữa và một cách tương ứng hoạt tính enzyme lipase tăng từ ngày thứ
2 ñến 35 ngày tuổi. Tương ứng với sự tăng dần hoạt tính của các enzyme
lipase, tỷ lệ tiêu hóa mỡ của lợn con tăng dần theo tuổi và phụ thuộc vào
nguồn mỡ (cao nhất ở mỡ sữa, sau ñến mỡ lợn, thấp nhất là tinh dầu ngô).
2.1.2.4 Khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng
Hệ thống tiêu hóa của lợn con trong những ngày ñầu sau sơ sinh cả về
cấu trúc hình thái học và hoạt ñộng của hệ enzyme tiêu hóa chỉ thích hợp với
việc tiếp nhận và tiêu hóa sữa như là một nguồn dinh dưỡng duy nhất
(Whitemore, 1993).
Lợn sơ sinh, quá trình hấp thụ globulin miễn dịch (immuglobulin) và
những tiểu phần protein khác của sữa mẹ bằng con ñường chủ ñộng chọn lọc
hoặc bằng ẩm bào. Nhờ ñó immuglobulin ngay những giờ ñầu sau khi ñẻ ñã
tăng trong máu ( từ 3,5 – 4% lên 6 – 7%). Những tiểu phần protein sữa tuần
hoàn trong máu không gây nguy hiểm với lợn con vì trong thời gian này, lợn
không hình thành kháng thể bản thân và protein ñối với chúng không phải là
kháng nguyên.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8

Sự thành thục về miễn dịch học xuât hiện sau 1 tháng tuổi . ðến thời

gian này, khả năng thấm qua màng ruột các hợp chất ñại phân hầu như bị
ngừng hoàn toàn. Tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tiến hành chủ yếu ở dạ
dày, ruột non. Trong một ngày ñêm, dạ dày phân giải 45% carbohydrate, 50%
protein, 20 – 25% ñường. Cả dạ dày và ruột non phân giải và hấp thu 85%
ñường, 87% protein, ruột già chỉ còn không quá 10 – 15%.
2.1.2.5 Ảnh hưởng của cai sữa ñến sự thay ñổi hình thái học của niêm mạc
ruột non ở lợn con
a. Sự thay ñổi hình thái học của niêm mạc ruột non ở lợn con cai sữa
Cấu trúc ñặc trưng nhất của niêm mạc ruột non ở ñộng vật có vú nói
chung và lợn con nói riêng là sự tồn tại của các lông nhung, ñơn vị hấp thu
nhỏ nhất của cơ quan tiêu hóa. Vùng niêm mạc giữa các lông nhung tồn tại
các hốc nhỏ, nơi mà từ ñó dịch ruột và các chất lỏng khác ñược tiết vào
khoang ruột. Ở những lợn con khỏe mạnh, chiều cao của lông nhung dài gấp 3
– 4 lần so với chiều sâu của các hốc giữa chúng.
Tương quan giữa chiều cao lông nhung và ñộ sâu của các hốc phản ánh
tình trạng lành mạnh và khả năng hấp thu của niêm mạc ruột non. Nhiều công
trình nghiên cứu ñã kết luận rằng giữa chiều cao lông nhung và ñộ sâu các
hốc phản ánh tình trạng lành mạnh và khả năng hấp thu của niêm mạc ruột
non. Nhiều công trình nghiên cứu cũng ñã chứng tỏ giữa chiều cao lông
nhung và tốc ñộ sinh trưởng của lợn con giai ñoạn sau cai sữa có tương quan
rất chặt chẽ. Theo Li và cộng sự (1990), hệ số tương quan giữa tốc ñộ sinh
trưởng và chiều cao của lông nhung niêm mạc ruột non ở lợn con cai sữa là r
= 0,63; P<0,05. Trong một công trình nghiên cứu khác của Pluske và cộng sự
(1996) cho thấy hệ số tương quan này là r = 0,78; P<0,05. ðiều này dễ hiểu vì
sự giảm chiều cao lông nhung dẫn ñến giảm diện tích bề mặt hấp thu, giảm
hàm lượng enzyme trong mỗi tế bào niêm mạc ruột. ðã có rất nhiều những
công trình nghiên cứu khẳng ñịnh cai sữa làm giảm chiều cao của lông nhung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9


và tăng ñộ sâu của các hốc niêm mạc ruột ở lợn con trong những ngày ñầu cai
sữa (Kenworthy, 1976; Smith, 1984; Hampson, 1986; Dunsford và cộng sự,
1989; Cera và cộng sự, 1990 và Pluske, 1996). Theo Mc Carcken và Kelly
(1984), chiều cao của các lông nhung và tăng ñộ sâu của các hốc nhỏ giữa
chúng trong niêm mạc ruột non, giải thích cho hiện tượng giảm khả năng tiêu
thụ thức ăn, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, tăng tỷ lệ mắc bệnh tiêu
chảy sau cai sữa và dẫn ñến giảm thậm chí ngừng tốc ñộ sinh trưởng của lợn
con trong giai ñoạn sau cai sữa (hiện tượng ức chế sau cai sữa).
b. Những yếu tố ảnh hưởng ñến sư thay ñổi hình thái của niêm mạc ruột non
ở lợn con cai sữa.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến sự thay ñổi về cấu trúc và hình thái
của hệ thống dạ dày ruột của lợn con.
* Tuổi cai sữa
Cai sữa càng sớm, càng ñột ngột, tốc ñộ giảm chiều cao lông nhung và
tăng chiều sâu của các hốc niêm mạc ruột càng cao và như vậy những rối loạn
tiêu hóa và hấp thu diễn ra càng trầm trọng.
Theo Windmusller (1982), Souba (1993), Wu và Knabe (1993), trong
sữa lợn tồn tại một loại axit amin là L-Glutamine có ý nghĩa rất qaun trọng
trong việc bảo vệ, kích thích sự phát triển và duy trì các chức năng sinh lý
bình thường của các tế bào biểu mô ruột non. Sự ngừng cung cấp sữa làm mất
ñi vai trò của L-Glutamine và ñó cũng là một trong những nguyên nhân cơ
bản làm giảm chiều cao lông nhung và tăng ñộ sâu của các crypt trong niêm
mạc ruột non. Theo Lindemann và cộng sự (1986), chiều cao của lông nhung
giảm 30 – 65% ở lợn con cai sữa 21 ngày và 27% ở lợn con cai sữa 35 ngày.
* Sự thay ñổi thức ăn, giảm khả năng tiêu thụ thức ăn
Chuyển trạng thái vật lý của thức ăn (từ lỏng thành ñặc) dẫn ñến làm
giảm chiều cao của các lông nhung trong những ngày ñầu sau khi cai sữa.
Trong nghiên cứu của Roberson và cộng sự (1985) hay Bark và cộng sự
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


10

(1986), có một giai ñoạn ñói tạm thời trong những ngày ñầu sau cai sữa trong
ñó sức tiêu thụ thức ăn của lợn con giảm ñi rõ rệt vì vậy lợn con không hấp
thu ñủ các chất dinh dưỡng ñể ñáp ứng nhu cầu duy trì ñồng thời giảm mức
tiêu thụ thức ăn dẫn ñến thiếu sự cung cấp dưỡng chất liên tục trong ñường dạ
dày ruột cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng chiều sâu của các
hốc niêm mạc và chiều cao lông nhung.
* Nguồn protein trong khẩu phần
Protein sữa ít ảnh hưởng tới sự thay ñổi hình thái của niêm mạc ruột,
trái lại những protein có nguồn gốc thực vật và ñộng vật có ảnh hưởng rõ rệt
ñến sự thay ñổi hình thái các lông nhung cũng như các hốc niêm mạc. Các
nghiên cứu cho thấy chiều cao của lông nhung niêm mạc ruột non của lợn con
ñược ăn khẩu phần có protein sữa cao hơn so với ở lợn con ñược tập ăn khẩu
phần có protein ñậu tương. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do sự khác
biệt về cấu trúc kháng nguyên của các loại protein trong thức ăn (Miller và
cộng sự, 1984; Dunsford và cộng sự, 1989).
* Sự có mặt của các chất kháng dinh dưỡng trong thức ăn
ðó là những chất khang dinh dưỡng có trong các loại hạt, ñặc biệt là
các hạt họ ñậu như glycinine.
* Sự xâm nhập của các mầm bệnh
ðặc biệt là sự có mặt của Rotavins và các chủng E.coli (Miller và cộng
sự, 1984).
2.1.3. ðặc ñiểm về ñiều tiết thân nhiệt
Nhiệt ñộ môi trường có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp ñến sự sinh
nhiệt và tỏa nhiệt của cơ thể lợn, ñặc biệt là ñối với lợn con. Có thể coi ñó là một
chỉ tiêu ảnh hưởng ñến ñặc ñiểm và chức năng của cơ quan ñiều tiết thân nhiệt.
Lợn con dưới 3 tuần tuổi cơ năng ñiều tiết thân nhiệt chưa ñược ổn
ñịnh do:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11

- Lớp da dưới mỡ mỏng, lượng mỡ và Glycogen dự trữ thấp nên không
có khả năng chống rét.
- Hệ thần kinh ñiều tiết chưa hoàn chỉnh do não chưa phát triển
- Diện tích bề mặt cơ thể có sự chênh lệch cao so với khối lượng nên
lợn con dễ bị mất nhiệt.
Khi mới sinh ra tỷ lệ nước trong cơ thể lợn sơ sinh chiếm 82% là nước,
thân nhiệt của lợn con sẽ giảm dần xuống tùy thuộc vào nhiệt ñộ chuồng nuôi.
Sau khi sinh 30 giây lượng nước trong cơ thể giảm 1,5 – 2%; thân nhiệt giảm
từ 5 – 10
0
C làm cho lợn con bị lạnh, các chức năng bị rối loạn. Nếu nhiệt ñộ
chuồng nuôi ở mức 5 - 6
0
C sau sinh 2 ngay lợn con sẽ bị mất nhiệt nhanh
chóng và dẫn ñến chết do lạnh. Có thể coi chuồng lạnh là nguyên nhân trực
tiếp gây tỷ lệ tử vong cao ở lợn con theo mẹ nhất là khi mới sinh. Tỷ lệ chết là
12,1% nếu nhiệt ñộ chuồng nuôi là 20 – 25
0
C so với 7,7% khi nhiệt ñộ
chuồng nuôi lớn hơn 25
0
C. Theo Nguyễn Khắc Tích (2005) nhiệt ñộ thích
hợp cho lợn con như sau:
Sơ sinh ñến 7 ngày tuổi: 30 – 32
0
C

Từ 8 – 21 ngày tuổi: 28 – 29
0
C
Từ 22 – 56 ngày tuổi: 27 – 28
0
C.
Khối lượng sơ sinh không ảnh hưởng nhiều ñến sự tăng giảm thân nhiệt
của lợn con. Khối lượng sơ sinh cao nhưng nuôi ở chuồng nuôi có nhiệt ñộ
thấp thì thân nhiệt bị giảm nhiều hơn so với lợn con có khối lượng sơ sinh
thấp nhưng ñược nuôi dưỡng ở môi trường có nhiệt ñộ cao. Khối lượng sơ
sinh trung bình của lợn con là 1,13kg ñược nuôi trong chuồng có nhiệt ñộ 16
– 21
0
C thì sau 30 giây thân nhiệt bị giảm khoảng 1,6
0
C nhưng những con lợn
có khối lượng sơ sinh trung bình là 2,4kg nuôi ở chuồng có nhiệt ñộ - 4
0
C thì
thân nhiệt giảm tới 16,6
0
C.

Nhiệt ñộ chuồng nuôi qua lạnh còn ảnh hưởng ñến quá trình bú sữa ñầu
của lợn con. Lợn sống trong chuồng có nhiệt ñộ 18 – 20
0
C tiêu thụ sữa ñầu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12


giảm 27% so với chuồng nuôi có nhiệt ñộ 30 – 32
0
C. Vì vậy, lợn sơ sinh phải
ñược ủ ấm, sưởi ấm nhất là vào lúc nhiệt ñộ không khí thấp.
1.2.4. ðặc ñiểm về khả năng miễn dịch
Lợn con mới ñẻ trong cơ thể chưa có kháng thể, khả năng miễn dịch là
thụ ñộng. Lượng kháng thể của lợn con ñược cung cấp từ lợn mẹ thông qua
sữa ñầu và hàm lượng kháng thể trong máu lợn con lúc này phụ thuộc vào sự
hấp thu sữa ñầu nhiều hay ít. Sữa ñầu có hàm lượng rất cao rất giàu vitamin
và kháng thể. Hàm lượng γ-globulin chiếm 34,06%; α-globulin chiếm 12,7%;
albumin chiếm 11,48% lượng protein sữa ñầu. Các protein này ñóng vai trò
miễn dịch quan trọng ở lợn con.
Lợn con hấp thu γ-globulin bằng con ñường ẩm bào. Qua trình hấp thu
nguyên vẹn cả phân tử γ-globulin giảm ñi rất nhanh theo thời gian. Phân tử γ-
globulin chỉ có khả năng thẩm thấu qua thành ruột lợn con tốt nhất trong vòng
24 giờ ñầu sau khi ñẻ ra nhờ trong sữa ñầu có men anti-trypsin làm mất hoạt
lực của enzyme trypsin tuyến tụy. Ngoài ra, nhờ khoảng cách giữa các tế bào
vách ruột của lợn con khá rộng cho nên nếu ñược bú sữa ñầu sau 24 giờ hàm
lượng γ-globulin trong máu lợn có thể ñạt tới 20,3mg/100ml máu. Sau 24 giờ
lượng kháng men trong sữa giảm dần và khoảng cách giữa các tế bào vách
ruột của lợn con hẹp dần lại nên sự hấp thu γ-globulin kém hơn, hàm lượng γ-
globulin trong máu lợn con tăng lên chậm hơn. ðến 3 tuần tuổi ñạt
24mg/100ml máu (Phạm Quang Hùng và cs, 2006.). Từ 3 - 4 tuần tuổi, hàm
lượng γ-globulin trong máu lợn con giảm xuống do nguồn cung cấp từ sữa mẹ
không còn, khả năng tự tổng hợp kháng thể của lợn con chưa hoàn thiện. ðến
5 tuần tuổi, cơ thể lợn con bắt ñầu có ñáp ứng miễn dịch chủ ñộng, hàm lượng
γ-globulin lại tăng lên, ñạt mức 65mg/100ml máu.
Nếu lợn con không ñược bú sữa ñầu thì từ 20 – 25 ngày tuổi mới có
khả năng tự tổng hợp kháng thể. Chính vì vậy, lợn con cần ñược bú sữa ñầu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13

càng sớm càng tốt và việc tìm ra cách thức ñể tạo dựng hệ thống miễn dịch
cho lợn con là ñặc biệt quan trọng.
2.2. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA LỢN CON
Nguyên tắc quan trọng khi xây dựng khẩu phần ăn là phải ñảm bảo
ñược sự cân bằng các chất dinh dưỡng cho từng giai ñoạn vật nuôi, khối
lượng, tính biệt…Các chất dinh dưỡng ñó là: năng lượng, protein và axitamin,
khoáng chất, vitamin. Mỗi giai ñoạn sinh trưởng và phát dục cần nhu cầu dinh
dưỡng khác nhau. Ở ñây chúng ta chỉ ñề cập ñến nhu cầu dinh dưỡng của lợn
con giai ñoạn theo mẹ và sau cai sữa.
2.2.1. Nhu cầu về năng lượng
Lợn cần năng lượng ñể ñảm bảo duy trì và sản xuất. Vì vậy, khi xác
ñịnh năng lượng cho lợn trong khẩu phần ăn phải xác ñịnh năng lượng duy trì
và năng lượng sản xuất.Giá trị năng lượng thức ăn cũng như nhu cầu năng
lượng cho lợn thường ñược biểu thị theo năng lượng tiêu hóa (DE) hay năng
lượng trao ñổi (ME). Nhiều tác giả ñã ñưa ra cách ước tính năng lượng, trong
ñó công thức của Bo Gohl ñưa ra năm 1982 là ñáng chú ý nhất. Theo Bo Gohl
(dẫn theo Vũ Duy Giảng, 2005) giá trị năng lượng DE hoặc ME ñược ước
tính bằng công thức sau:
DE (kcal/kg) = 5,78X1 + 9,42X2 + 4,4X3 + 4,07X4
ME (kcal/kg) = 5,01X1 + 8,93X2 + 3,44X3 + 4,08X4
X1, X2, X3, X4 lần lượt là protein thô tiêu hóa, chất béo tiêu hóa, xơ
thô tiêu hóa, chiết chất không nitơ tiêu hóa tính bằng g/kg thức ăn.
Con vật thu nhận thức ăn trước hết ñể thỏa mãn nhu cầu năng lượng.
Khi nồng ñộ năng lượng khẩu phần thấp thì lượng thức ăn thu nhận tăng lên
và ngược lại. Nhu cầu năng lượng cho gia súc ñang sinh trưởng phụ thuộc vào
thành phần và tốc ñộ tích lũy các chất trong cơ thể, ñặc biệt là tích lũy protein

và tích lũy mỡ. Theo Nguyễn Thiện và cộng sự (2008), năng lượng cần cho
tích lũy protein trong cơ thể giao ñộng từ 7,1 ñến 14,6 Mcal DE/kg; trung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14

bình là 1,6 Mcal DE/kg. Năng lượng cần cho tích lũy mỡ là 9,5 - 16,3 Mcal
DE/kg; trung bình là 12,5 Mcal DE/kg.
Với lợn con nhu cầu năng lượng chủ yếu cần cho duy trì và tăng
trưởng. Ngày ñầu tiên sau khi sinh, một con lợn con nặng 1kg cần khoảng 900
- 1000KJ (Dividich, 2007). Năng lượng này ñược ñáp ứng từ năng lượng dự
trữ trong cơ thể và năng lượng từ sữa ñầu. Tuy nhiên, năng lượng dự trữ trong
cơ thể thấp khoảng 420KJ khối lượng sơ sinh. Vì vậy, lợn con phải hấp thu
ñược khoảng 160g sữa ñầu trên 1kg khối lượng sơ sinh ñể sống.
Nhu cầu năng lượng của lợn con tăng theo tuần tuổi. Từ tuần tuổi thứ 3
lượng sữa mẹ bắt ñầu giảm dần, trong khi ñó tốc ñộ tăng trưởng của lợn con
lại tăng nhanh. Vì vậy cần bổ sung năng lượng ngoài nguồn sữa mẹ cho lợn
con. Khi ñược 3 tuần tuổi, lượng thức ăn bổ sung chỉ cần khoảng 5% nhưng ở
5 tuần tuổi, lượng thức ăn cần tới 1/3 nhu cầu dinh dưỡng của lợn con (Frank
Aherne và cộng sự, 2006).
Thức ăn cung cấp năng lượng là thành phần chính trong khẩu phần của
lợn. Lợn con ñòi hỏi nguồn cung cấp giàu năng lượng và dễ tiêu. Thức ăn
cung cấp năng lượng cho lợn con ñược lấy từ 2 nguồn chính là các hạt ngũ
cốc và dầu, mỡ. Các hạt ngũ cốc chứa nhiều tinh bột, có khả năng tiêu hóa
cao và ngon miệng. ðiểm hạn chế của chúng là thành phần axit amin không
cân ñối. Ngô thường ñược lựa chọn ñể phối hợp khẩu phần cho lợn con.
Dầu và mỡ có năng lượng trao ñổi cao hơn so với các hạt ngũ cốc
khoảng 2,25 lần (tính trên cùng ñơn vị khối lượng). Nếu bổ sung 1% dầu hoặc
mỡ vào khẩu phần sẽ làm giảm 2% tiêu tốn thức ăn (Palmer và cộng sự,
2006). Dầu và mỡ thường khó bảo quản, dễ bị ôi, làm giảm tính ngon miệng

và khả năng tiêu hóa nên cần phải ñặc biệt chú ý ñến vấn ñề này trong sản
xuất thức ăn cho lợn con.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

15

2.2.2. Nhu cầu về protein và các axit amin
Protein liên quan ñến quá trình phát triển của hệ cơ và tạo nạc. Trong
chăn nuôi hiện nay, tỷ lệ nạc là một chỉ tiêu quan trọng ñể xác ñịnh hiệu quả
kinh tế. Chính vì vậy khẩu phần của lợn cần ñảm bảo ñủ protein, ñặc biệt là
sự cân ñối của các axit amin thiết yếu nhằm giúp cho quá trình tạo nạc tối ña.
Thông thường, khẩu phần thức ăn cho lợn con phải ñảm bảo ñược 120
– 130g protein tiêu hóa/ ñơn vị thức ăn, tương ñương protein thô của khẩu
phần là 17 – 19% (Nguyễn Quế Côi, 2006).
Protein ñược tổng hợp từ các axit amin. Thứ tự nối tiếp nhau của các
axit amin tạo nên cấu trúc sơ cấp của protein. Do ñó, dinh dưỡng protein cũng
có nghĩa là dinh dưỡng axit amin. Trong quá trình tiêu hóa protein từ thức ăn
ñược tiêu hóa thành các axit amin và ñược hấp thu vào máu. Các axit amin
này sẽ ñược cơ thể tổng hợp nên protein ñặc hiệu của mô và tế bào. Một phần
axit amin ñược sử dụng ñể tạo năng lượng. Phần axit amin dư thừa sẽ bị bài
xuất ra ngoài cơ thể.
Ở lợn sinh trưởng, có 10 axit amin quan trọng mà cơ thể không tự tổng
hợp ñược ñó là: lysine, methionine, tryptophan, threonine, isoleucine, valine,
leucine, histidine, arginine, phenylalanine. Các axit amin này ñược cung cấp
từ nguồn thức ăn bên ngoài hoặc từ các axit amin công nghiệp.
Những axit amin có mặt trong khẩu phần ăn với số lượng ít nhất nhưng
có vai trò quan trọng ñối với cơ thể ñược gọi là axit amin giới hạn thứ nhất.
Thức ăn hạt ngũ cốc có axit amin giới hạn thứ nhất là lysine, thức ăn hạt ñậu

tương là methionine. Do ñó, khi xây dựng khẩu phần ăn cho lợn sinh trưởng,
cần phải bổ sung thêm các axit amin công nghiệp. Theo Tanksley và cộng sự
(2006), bất cứ khẩu phần nào cung cấp ñầy ñủ số lượng 3 loại axit amin là
lysine, tryptophan, threonine thì sẽ cung cấp ñầy ñủ số lượng axit amin cần
thiết khác ñể có tăng khối lượng tối ưu.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

16

Sự cân bằng các axit amin trong khẩu phần là rất cần thiết vì thiếu một
trong các axit amin nói trên ñều dẫn ñến sự thiếu hụt protein của cơ thể, ñồng
thời gây lãng phí các axit amin khác. Theo D'Mello (dẫn theo Lewis, 2001),
mất cân bằng axit amin làm giảm lượng thức ăn thu nhận ở gia súc non và có
ảnh hưởng ñến hiệu quả hấp thu của axit amin giới hạn thứ nhất.
Người ta thường dựa vào nhu cầu lysine ñể tính toán nhu cầu axit amin
khác. Theo Baker (dẫn theo Yu Yu, 2004), nếu coi tỷ lệ lysine là 100% thì tỷ
lệ methionine là 30%, methionine + cystine là 60%, threonine là 58%,
tryptophan là 15% Theo NRC (1998) tỷ lệ methionine là 26%, methionine +
cystine là 56,5%; threonine là 64,3%; tryptophan là 18,2% Nhu cầu lysine
cho tăng trong tối ña chiếm khoảng 4,7% mức protein khẩu phần.
Khái niệm protein lý tưởng cũng ñược tiểu ban dinh dưỡng lợn thuộc
hội ñồng nghiên cứu khoa học quốc gia Mỹ (NRC) áp dụng ñể ước tính nhu
cầu protein và axit amin cho lợn nói chung và cho lợn con, lợn ñang sinh
trưởng nói riêng. Trong lần xuất bản thứ 10 (1998), bên cạnh các khuyến cáo
về nhu cầu axit amin tổng số, NRC còn có các khuyến cáo rất cụ thể về nhu
cầu axit amin tiêu hóa thực và tiêu hóa biểu kiến. Quan hệ tỷ lệ của các axit
amin trong tính toán của NRC trong lần xuất bản này dựa trên khái niệm
protein lý tưởng nhưng những tính toán cụ thể cho từng loại axit amin lại tình
toán theo phương pháp nhân tố, tức là tỷ lệ axit amin cân bằng theo hình mẫu
protein lý tưởng cho duy trì, cho tích lũy protein, ðể tính toán nhu cầu lysine

cho tích lũy protein NRC (1998) ñã giới thiệu công thức tính nhu cầu lysine
tiêu hóa thực dựa trên cơ sở lượng protein tích lũy ñược của cơ thể ñối với lợn
con và lợn ñang sinh trưởng như sau:
TIDL (g) = 0,12xPD
Trong ñó:
TIDL là nhu cầu lysine tiêu hóa thực
PD là lượng protein tích lũy ñược (g/ngày)

×