Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Sử dụng chế phẩm actisaf (saccharomyces cerevisiae) cho lợn con từ tập ăn đến 56 ngày tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.03 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI










NGUYỄN THỊ PHƯỢNG



SỬ DỤNG CHẾ PHẨM ACTISAF (SACCHAROMYCES
CEREVISIAE) CHO LỢN CON TỪ TẬP ĂN ðẾN 56 NGÀY TUỔI




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành : CHĂN NUÔI
Mã số : 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LƯƠNG HỒNG





HÀ NỘI - 2012


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã
ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả


Nguyễn Thị Phượng


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii

LỜI CẢM ƠN


Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện ñề tài tốt nghiệp,
ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ
quý báu của nhà trường, các thầy giáo, cô giáo và các bạn ñồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Nguyễn Thị Lương Hồng, Cô
giáo ñã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian
làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn
Thức ăn dinh dưỡng Trường ðại học Nông nghiệp - Hà Nội ñã góp ý và chỉ
bảo ñể luận văn của tôi ñược hoàn thành.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám ñốc, các Anh, các Chị
cùng toàn thể cán bộ công nhân Công ty cổ phần Austfeed và trang trại ông
Hoàng Bình Tĩnh ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi thực hiện ðề tài và hoàn thành
luận văn.
ðể hoàn thành luận văn, tôi còn nhận ñược sự ñộng viên khích lệ của
những người thân trong gia ñình và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn những
tình cảm cao quý ñó.

Tác giả


Nguyễn Thị Phượng


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i

Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các biểu ñồ và hình ảnh ix
1. MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục ñích nghiên cứu 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Khái niệm về probiotic và phân loại 3
2.2 Cơ chế tác dụng của probiotic 6
2.3 Chế phẩm Actisaf 8
2.4 Hệ vi sinh vật ñường ruột của lợn 10
2.5 ðặc ñiểm sinh lý tiêu hóa, sinh trưởng của lợn con 12
2.5.1 ðặc ñiểm về sinh trưởng và phát dục 12
2.5.2 ðặc ñiểm tiêu hóa và hấp thu 12
2.5.3 ðặc ñiểm về khả năng ñiều tiết thân nhiệt 14
2.5.4 ðặc ñiểm về khả năng miễn dịch 14
2.6 Hiện tượng khủng hoảng ở lợn con sau cai sữa 14
2.6.1 Thay ñổi ñường tiêu hóa và enzyme tiêu hóa 15
2.6.2 Hệ vi sinh vật và lên men axit 16
2.6.3 Hệ thống miễn dịch ruột và bệnh tiêu chảy 16
2.7 Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con 17


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


2.7.1 Nhu cầu năng lượng 17
2.7.2 Nhu cầu protein và axit amin 18
2.7.3 Nhu cầu khoáng 21
2.7.4 Nhu cầu vitamin 26
2.8 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước và trong nước 29
2.8.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 29
2.8.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 30
3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 33
3.1 Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 33
3.2 ðối tượng và vật liệu nghiên cứu 33
3.3 Nội dung nghiên cứu 33
3.4 Phương pháp nghiên cứu 34
3.4.1 Bố trí thí nghiệm 34
3.4.2 Phương pháp trộn chế phẩm vào thức ăn 38
3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi 38
3.4.4 Phương pháp theo dõi 39
3.5 Phương pháp xử lý số liệu 41
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 42
4.1 Ảnh hưởng của chế phẩm Actisaf ñến lợn con từ 7 – 21 ngày
tuổi 42
4.1.1 Khối lượng cơ thể và lượng thức ăn thu nhận của lợn từ 7-21
ngày tuổi 42
4.2.2 Sinh trưởng tuyệt ñối của lợn từ sơ sinh - 21 ngày tuổi 46
4.3.3 Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và tỷ lệ chết của lợn từ sơ sinh - 21
ngày tuổi 48
4.2 Ảnh hưởng của chế phẩm Actisaf ñến lợn con từ 21-56 ngày
tuổi 50



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

4.2.1 Khối lượng cơ thể lợn từ 21-56 ngày tuổi 50
4.2.2 Khả năng thu nhận và tiêu tốn thức ăn của lợn từ 21-56 ngày tuổi 52
4.2.3 Sinh trưởng tuyệt ñối của lợn từ 21-56 ngày tuổi 55
4.2.4 Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và tỷ lệ chết của lợn từ 21-56 ngày tuổi 58
4.3 Ảnh hưởng của chế phẩm Actisaf ñến tỷ lệ nuôi sống của lợn
từ sơ sinh - 56 ngày tuổi 60
4.4 Hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm Actisaf trên lợn con từ
7 – 56 ngày tuổi 62
4.4.1 Hiệu quả việc sử dụng cho lợn con từ 7-21 ngày tuổi 62
4.4.2 Hiệu quả việc sử dụng cho lợn con từ 21- 56 ngày tuổi 63
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 66
5.1 Kết luận 66
5.2 ðề nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 75




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Cv ðộ lệch chuẩn ( ðộ biến ñộng )

CP Cổ phần
CS Cộng sự
CFU ðơn vị khuẩn lạc
ðC ðối chứng
FCR Tiêu tốn thức ăn cho kg tăng khối lượng
HQSDTA Hiệu quả sử dụng thức ăn
KPCS Khẩu phần cơ sở
LY Landrace x Yorkshire
L Landrace
LAB Lactic axit bacteria
LTATN Lượng thức ăn thu nhận
MC Móng Cái
ME Năng lượng trao ñổi
N Nitrogen
PiDu Pietrain x Duroc
SS Sơ sinh
TA Thức ăn
TN Thí nghiệm
TT Tăng trọng
VCK Vật chất khô
Y Yorkshire



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG



STT Tên bảng Trang
2.1 Hoạt lực Saccharomyces cerevisiae 47 trong thức ăn lợn con 9
2.2 Số lượng vi sinh vật trong ñường ruột của lợn con 11
2.3 Tỷ lệ các loại vi sinh vật trong ñường tiêu hóa của lợn 12
2.4 Thành phần dinh dưỡng của sữa lợn 19
2.5 Cân bằng axit amin tiêu hóa hồi tràng ở lợn 4-20 kg 20
2.6 Nhu cầu năng lượng và axit amin của lợn từ 4 – 20 kg 20
2.7 Nhu cầu chất khoáng của lợn từ 3 – 20 kg (NRC,1998) 21
2.8 Nhu cầu vitamin cho lợn 3 – 20 kg ( NRC, 1998) 27
3.1 Sơ ñồ bố trí thí nghiệm 35
3.2 Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn từ 3 – 20kg (NRC,1998) 35
3.3 Khẩu phần thức ăn lợn tập ăn (7 – 21 ngày tuổi) 36
3.4 Khẩu phần thức ăn lợn cai sữa (từ 21-56 ngày tuổi) 37
3.5 Thành phần dinh dưỡng thức ăn thí nghiệm 38
4.1 Khối lượng lợn con và lượng thức ăn thu nhận từ 1-21 ngày tuổi 43
4.2 Sinh trưởng tuyệt ñối của lợn con từ sơ sinh ñến 21 ngày tuổi 47
4.3 Tình hình mắc bệnh tiêu chảy và tỷ lệ chết của lợn từ sơ sinh -21
ngày tuổi 49
4.4 Khối lượng cơ thể lợn từ 21-56 ngày tuổi 51
4.5 Thu nhận thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn từ 21-56
ngày tuổi 53
4.6 Sinh trưởng tuyệt ñối của lợn từ 21-56 ngày tuổi 56
4.7 Tình hình mắc bệnh tiêu chảy và tỷ lệ chết của lợn từ 21-56 ngày tuổi 59


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii


4.8 Tỷ lệ nuôi sống của lợn từ sơ sinh -56 ngày tuổi 61
4.9 Hiệu quả của bổ sung chế phẩm Actisaf ñối với lợn từ 7-21
ngày tuổi 62
4.10 Hiệu quả của bổ sung chế phẩm Actisaf ñối với lợn con từ 21-
56 ngày tuổi 63



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ VÀ HÌNH ẢNH

STT Tên hình Trang
2.1 Vi khuẩn lactic dưới kính hiển vi ñiện tử (Fefana, 2005) 4

2.2 Vi khuẩn E.Coli bám dính lên bề mặt tế bào nấm men (Fefana,
2005) 6

2.3 Cơ chế tác ñộng của probiotic trong ñường ruột (Fefana, 2005) 7

2.4 Công nghệ vi bọc các tế bào nấm men (Fefana, 2005) 10

2.5 Hình ảnh lông nhung ruột non của lợn con theo mẹ và cai sữa 15



STT Tên biểu ñồ Trang
2.1 Sự thay ñổi hoạt lực enzyme ở lợn theo tuổi (Fernando, 2004) 13

4.1 Sinh trưởng tích lũy lợn từ sơ sinh - 21 ngày tuổi 45
4.2 Tốc ñộ tăng trọng của lợn con từ sơ sinh ñến 21 ngày tuổi 48
4.3 Khối lượng cơ thể lợn từ 21-56 ngày tuổi 52
4.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn từ 21-56 ngày tuổi 55
4.5 Tốc ñộ tăng trọng của lợn từ 21-56 ngày tuổi 57
4.6 Tăng trọng, lượng thức ăn thu nhận và tiêu tốn thức ăn của lợn từ
21-56 ngày tuổi 58
4.7 Cơ cấu chi phí trong ăn nuôi lợn từ 21-56 ngày tuổi 64
4.8 So sánh lợi nhuận chăn nuôi lợn từ 21-56 ngày tuổi 65



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Trong cơ cấu ngành chăn nuôi, chăn nuôi lợn ñóng vai trò chủ ñạo, hiện
nay nước ta có 3,8 triệu lợn nái mỗi năm sản xuất khoảng 26 triệu lợn thịt tương
ñương 2,2 triệu tấn thịt. Theo thống kê năm 2011 nước ta có 27,1 triệu con lợn,
giảm 1,1% so với năm 2010, về sản lượng thịt tăng 3,7%, chiếm tỷ lệ 74 % so
với tổng lượng thịt các loại (Hoàng Kim Giao, 2012).
ðịnh hướng phát triển ngành chăn nuôi ñến 2020, tổng ñàn lợn tăng bình
quân 2,0% năm, ñạt khoảng 34,8 triệu con, trong ñó ñàn lợn ngoại nuôi trang
trại, công nghiệp chiếm khoảng 37%. Phấn ñấu ñạt 3,5 triệu tấn thịt hơi năm
2015 và 4,5 triệu tấn năm 2020 (Hoàng Kim Giao, 2012). Nghành chăn nuôi lợn
ngày càng phát triển nhưng cũng gặp không ít khó khăn: tình hình dịch bệnh
ngày càng nhiều, giá thức ăn cao, giá thịt không ổn ñịnh và gần ñây nhất là vấn

ñề sử dụng hoocmon trong thức ăn ảnh hưởng nghiêm trọng ñến giá thịt lợn. Do
ñó vấn ñề vệ sinh an toàn thực phẩm càng ñược kiểm soát chặt chẽ hơn, việc sử
dụng kháng sinh cũng bị hạn chế nhiều.
Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học ngày càng ñược chú trọng, hạn
chế sử dụng kháng sinh trong thức ăn tránh tồn dư và giảm hiện tượng kháng
thuốc. Hiện nay việc sử dụng các chế phẩm bổ sung như: axit hữu cơ, probiotic,
prebiotic, synbiotic, enzyme tiêu hóa, kháng sinh thảo dược, kháng thể là giải
pháp thay thế kháng sinh nhằm giảm tiêu chảy, còi cọc, chậm lớn và nâng cao
hiệu quả sử dụng thức ăn.
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi nghiên cứu ñề tài: “Sử dụng chế
phẩm Actisaf (Saccharomyces cerevisiae) cho lợn con từ tập ăn ñến 56 ngày
tuổi”.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

1.2 Mục ñích nghiên cứu
- Xác ñịnh hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm Actisaf trong khẩu phần
ăn cho lợn con từ tập ăn ñến cai sữa và lợn cai sữa ñến 56 ngày tuổi
- ðánh giá ảnh hưởng của các mức sử dụng chế phẩm Actisaf khác nhau
trong khẩu phần của lợn con từ tập ăn ñến cai sữa và cai sữa ñến 56 ngày tuổi
ñến khả năng sinh trưởng và tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy.
- Xác ñịnh ñược mức sử dụng chế phẩm Actisaf thích hợp cho lợn con từ
tập ăn ñến cai sữa và cai sữa ñến 56 ngày tuổi.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Từ các kết quả nghiên cứu ñưa ra ñược khuyến cáo về việc cần thiết sử
dụng Actisaf và tỷ lệ sử dụng trong khẩu phần của lợn con theo mẹ và lợn từ cai
sữa ñến 56 ngày tuổi.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Khái niệm về probiotic và phân loại
Probiotic là thức ăn bổ sung các vi sinh vật có ích còn sống, những vi sinh
vật này có ảnh hưởng có lợi cho con vật chủ do cải thiện ñược trạng thái cân
bằng của vi sinh trong ñường ruột ( Fuller 1989, Fefana 2005).
Theo một nghĩa hẹp hơn, danh từ probiotic ñược giới hạn ñối với những
sản phẩm chứa một hay một vài dòng vi sinh ñược xác ñịnh rõ ràng (WHO
1994, dẫn theo Fafena 2005).
Trong sản xuất probiotic sử dụng các chủng vi sinh vật sau: Lactobacilli,
Bifidobacteria, Enterococci, E.coli, Bacilli, nấm men Các chủng vi sinh vật
ñược chọn lựa ñể sản xuất probiotic phải ñáp ứng ñược các yêu cầu sau (trích
dẫn theo Hoàng Hương Giang, 2010):
- Có sức sống cao, phát triển và cạnh tranh ñược với các vi sinh vật có hại
trong ñường ruột
- Tồn tại ñược trong môi trường ñường tiêu hóa (chịu ñược pH thấp, chịu
ñược dịch mật, không bị tác ñộng bởi hệ enzym tiêu hóa, có khả năng bám dính
vào niêm mạc ñường tiêu hóa).
- Chịu ñược nhiệt trong quá trình ép viên sản xuất thức ăn, chịu ñược
kháng sinh và các thuốc bổ sung vào thức ăn.
- Có khả năng làm tăng ñáp ứng miễn dịch, khả năng kháng khuẩn.
Trong chăn nuôi lợn, probiotic có tác ñộng tích cực: cải thiện tốc ñộ tăng
trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn, tiêu hóa thức ăn, tăng vi khuẩn có lợi trong
ñường tiêu hóa và ức chế các vi khuẩn gây bệnh ñặc biệt là các vi khuẩn gram (-

) như E.Coli và Salmonella, kích thích enzyme trong các mô nhày hoạt ñộng ở
lợn con (Collington và cs, 1990), tăng sản sinh các axit béo chuỗi ngắn
(Jadamus và cs, 2002). Tác ñộng của probiotic trên lợn con mạnh hơn lợn choai


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

và vỗ béo (Vanbelle, 2001; Pollmann và cs, 1980).
• Vi khuẩn sinh axit lactic
Các vi khuẩn sản sinh axit lactic cùng với các chất có tính kháng khuẩn và
tạo ra màng mucopolysaccharide có tác dụng bảo vệ biểu mô niêm mạc ruột.
Nhóm vi khuẩn sinh axit lactic bao gồm: Lactobacilli, Pediococci,
Bifidobacteria, Enterococus; trong thử nghiệm invitro của Servin (2004), ñã ñưa
ra tác dụng của vi khuẩn sinh lactic (trích dẫn theo Fefana, 2005):
- Sản xuất các axit béo chuỗi ngắn, giảm pH ñường tiêu hóa có tác dụng
ức chế vi khuẩn và tạo ñiều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát triển.
- Cạnh tranh với vi sinh vật gây bệnh hoặc ngăn cản không cho chúng
bám vào niêm mạc ruột.
- Ngăn ngừa vi khuẩn có hại sản sinh ñộc tố
- Kích thích ñáp ứng miễn dịch tại chỗ trên ñường tiêu hóa
- Tác ñộng ñến trao ñổi chất của axit mật và kích thích hấp thu chất béo
- Tác ñộng lên lớp tế bào biểu mô ruột và cải thiện khả năng hấp thu
dưỡng chất.

Hình 2.1. Vi khuẩn lactic dưới kính hiển vi ñiện tử (Fefana, 2005)

+ Lactobacilus: tế bào hình que, kết chuỗi ngắn nhưng thỉnh thoảng có
dạng gần giống hình cầu. ðây là vi khuẩn gram dương, không tạo bào tử, hiếm



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

khi di ñộng bằng roi, kị khí không bắt buộc nhưng phát triển tốt hơn trong ñiều
kiện có khí oxy. Nhiệt ñộ tối ưu cho sự phát triển 30-40
0
C, có khả năng lên men
và phân hủy saccharose.
+ Pediococcu: tế bào hình cầu, không di ñộng, không tạo bào tử, nhiệt ñộ
thích hợp 25-40
o
C, lên men glucose sinh axit lactic.
+ Enterococus: tế bào hình cầu hoặc hình trứng
• Chủng Bacillus
Vi khuẩn kỵ khí và có khả năng tạo bào tử, có khả năng tạo ra chất kháng
khuẩn tiêu diệt vi sinh vật có hại. Ngoài ra, các chủng Bacillus kích thích hệ
miễn dịch tại chỗ.
• Nấm men

Nấm men Saccharomyces xuất hiện phổ biến ở thực vật, trong nghiên
cứu vitro và in vivo ñã cho thấy Saccharomyces tác ñộng lên tác nhân gây bệnh
và kích thích hệ thống miễn dịch. Saccharomyces có 4 loài khác nhau và loài
Saccharomyces cerevisiae có hàng nghìn dòng khác nhau nhưng chỉ có một vài
dòng sử dụng trong dinh dưỡng vật nuôi. Theo Fefana (2005), Saccharomyces
cerevisiae hoạt ñộng trong hệ tiêu hóa như sau:
- Trung hòa ñộc tố do vi khuẩn tiết ra (Castagliuolo và cs, 1998)
- Kích thích sự phát triển của vi khuẩn lactic

- Dính vào roi của vi khuẩn làm cho vi khuẩn bệnh bị vô hoạt
- Tăng chiều cao lông nhung và ñộ sâu khe ruột
- ðiều khiển hệ miễn dịch: kích thích sản sinh IgA (Qamar và cs, 2001)
Saccharomyces cerevisiae có khả năng sống trong ñường tiêu hóa, chịu
ñược nhiệt ñộ, kháng lại kháng sinh, phát triển nhanh, không khu trú lâu dài
trong ñường ruột.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


Hình 2.2. Vi khuẩn E.Coli bám dính lên bề mặt tế bào nấm men
(Fefana, 2005)
2.2 Cơ chế tác dụng của probiotic
Các nghiên cứu mới nhất cho thấy vi khuẩn probiotic có chức năng kháng
khuẩn, hàng rào bảo vệ; ñiều tiết phản ứng miễn dịch và cũng là tác nhân có tính
chất chống dị ứng. Các chức năng này không chỉ thông qua bản thân vi khuẩn
mà còn thông qua DNA, chất tiết và thành phần của vách tế bào vi khuẩn
probiotic (Michail, 2005). Cơ chế tác dụng cụ thể như sau (Fefana, 2005; Hoàng
Hương Giang, 2010):
- Cân bằng hệ vi sinh vật ñường ruột, kiểm soát vi khuẩn có hại bằng cách
cạnh tranh dinh dưỡng, vị trí bám dính trên vách ruột loại bỏ nguy cơ rối loạn tiêu
hóa và gây ñộc cho cơ thể như chướng bụng, ñấy hơi, nôn, táo bón, tiêu chảy.
- Kích thích ñáp ứng miễn dịch và tăng sản sinh kháng thể: vi khuẩn
probiotic giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoạt ñộng của hệ miễn
dịch niêm mạc ruột.
- Cải thiện chức năng bảo vệ của ruột: Saccharomyces và Bacillus cerus
tăng chiều cao lông nhung và số lượng các ñại thực bào (macrophages) ruột non

ở lợn cai sữa (Bontempo và cs, 2006; Baum và cs, 2002).
- Tăng hoạt lực enzyme tiêu hóa: probiotic có thể làm tăng hoạt lực một
số enzyme của vi sinh vật ký sinh, bổ sung kháng sinh hoặc LAB probiotic cho
lợn con làm tăng hoạt lực lactase, sucrase trong ruột non.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

- Ức chế Rotavirus: bổ sung Lactobacillus casei DN – 114001 tăng hoạt
lực enzyme tế bào riềm bàn chải ở ruột non (Thoreux và cs, 1998); Bifidobacterium
lactic HN019 giảm số lượng rotavirus trong phân (Shu và cs, 2001).
- Tiêu hóa và hấp thu một số loại bột, ñường, xơ và biến nó thành nguồn
năng lượng của cơ thể.
- Sản xuất vitamin, hấp thu chất khoáng và loại bỏ chất ñộc: sản xuất
vitamin K và nhóm B, probiotic gắn với các tác nhân gây bệnh và ñộc tố do
chúng sản sinh ra, bám dính vào dịch nhầy và các tế bào receptor ruột sau ñó
phá hủy chúng.
Mặt khác các vi khuẩn probiotic sản sinh axit lactic làm giảm pH và ức
chế sựphát triển của các vi khuẩn gây bệnh (Nousiainen và Setala, 1998;
Vanbelle và cs,1990), axit acetic và H
2
O
2
gây ñộc cho vi khuẩn.





Hình 2.3. Cơ chế tác ñộng của probiotic trong ñường ruột (Fefana, 2005)
Kích thích ñáp ứng miễn
d
ịch
và s
ản sinh kháng thể

Cạnh tranh dinh dưỡng
v
ới vi sinh vật gây bệnh

Cạnh tranh vị trí bám
dính trong ñ
ư

ng ru
ột

Bất hoạt ñộc tố trong
ñường ruột
Gắn kết với vi khuẩn gây
bệnh và ñộc tố của chúng
Ngăn cản mần bệnh tấn
công vào niêm mạc ruột


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


Mỗi loại probiotic ñều có quy trình sản xuất và công nghệ ñặc trưng nhưng quy
trình sản xuất probiotic cơ bản ñược trình bày ở sơ ñồ 2.1.
Sơ ñồ 2.1: Quy trình sản xuất probiotic
Phân lập chủng gốc nuôi cấy
(Hình thái học, phương pháp hóa sinh và tạo plasmid)

So sánh chủng gốc với chủng phân lập ñể nuôi cấy

Nuôi cấy một hoặc vài chủng bằng phương pháp lên men

Dạng ñậm ñặc (Ly tâm)

Sấy khô (làm khô, tạo dạng ổn ñịnh và chuẩn hóa)

Kiểm tra chất lượng (CFU/kg, VCK, tạp chất, so sánh với chủng gốc)

Bổ sung chất bảo vệ (vi bọc )

Trộn với chất mang, pha loãng

Kiểm tra chất lượng

ðóng bao
Nguồn: Fefana, 2005
2.3 Chế phẩm Actisaf
Chế phẩm Actisaf là sản phẩm của công ty Global Nutrition International
(Pháp) ñược nhập khẩu vào Việt Nam. ðây là nấm men sống ñậm ñặc, có khả


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


9

năng chịu nhiệt. Sản phẩm có dạng hạt nhỏ, có ñộ tơi xốp thấp và ít trao ñổi
nhiệt. ðặc tính này cho phép bền vững khi ép viên với nhiệt ñộ cao.
* Thành phần
Sản phẩm Actisaf chứa 100% Saccharomyces cerevisiae Sc 47, 1x10
10
CFU/g
Actisaf. ðặc tính lý hóa của Actisaf ghi trên nhãn mác của công ty bao gồm:
Vật chất khô (VCK): 92,9 – 94,0 %
Protein (nitrogen x 6,25)/VCK: 39 - 47%
Actisaf ñược sản xuất và làm khô ñể duy trì các tế bào sống ở nồng ñộ cao
(10 tỷ ñơn vị khuẩn lạc/g). Actisaf ñược sản xuất từ chủng men Saccharomyces
cerevisiae 47 ñã ñược chọn lọc ñặc biệt với công nghệ vi bọc giúp các tế bào
nấm men tồn tại ñược trong các ñiều kiện bất lợi như: nhiệt ñộ, ẩm ñộ, axit. Với
công nghệ vi bọc tạo dạng vi hạt, Saccharomyces cerevisiae 47 có khả năng chịu
ñược nhiệt ñộ ép viên 80
0
C trong 10 phút. Nghiên cứu về sự ổn ñịnh
Saccharomyces cerevisiae 47 trong thức ăn lợn con của PEEDAP (2011), kết
quả thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 2.1: Hoạt lực Saccharomyces cerevisiae 47 trong thức ăn lợn con
Thời gian bảo quản

TA bột
0 ngày
TA bột
3 tháng sau
TA trước

khi ép viên
TA ép viên
3 tháng
Hoạt lực trung bình

5,2 x 10
10
5,0 x 10
10
5,1 x 10
10
4,9 x 10
10

ðơn vị CFU/kg TA

CFU/kg TA

CFU/kg TA

CFU/kg TA
(Nguồn: EFSA Panel on Additives and Products or Substances used in Animal
Feed, 2011)
Như vậy, Saccharomyces cerevisiae 47 ít bị tác ñộng bởi thời gian bảo
quản và nhiệt ñộ ép viên thức ăn. Actisaf ñược sản xuất với quy trình sản xuất
ñặc biệt ñảm bảo các tế bào nấm men vào trong ñường tiêu hóa vẫn còn sống và
phát huy tác dụng. Công nghệ vi bọc tế bào nấm men ñược thể hiện ở hình 2.4.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


10




Hình 2.4. Công nghệ vi bọc các tế bào nấm men (Fefana, 2005)

* Tác dụng
- Giảm rối loạn tiêu hóa, giảm các vi khuẩn gây bệnh như E.coli,
- Giảm stress khi cai sữa,
- Giúp lợn sớm tiêu thụ thức ăn hỗn hợp,
- Kích thích tiêu hóa khi chuyển từ thức ăn lỏng sang rắn,
- Cải thiện năng suất vật nuôi: tăng trọng và FCR.
2.4 Hệ vi sinh vật ñường ruột của lợn
Trong khoảng 2- 3 h sau khi sinh trong dạ dày lợn con có ít nhất 4 loại vi
khuẩn sau: lactobacilli, streptococci, coliform, clostridia (Jensen, 1998). Sau ñó
các vi sinh vật từ môi trường từ mẹ cảm nhiễm sang lợn con. Số lượng và chủng
loại vi sinh vật trong ñường ruột lợn con ñược thể hiện ở bảng 2.1.


Chủng probiotic
Lớp vi bọc probiotic


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

Bảng 2.2. Số lượng vi sinh vật trong ñường ruột của lợn con

( Gedek và cs,1992)
Lactobacillae/

Vị trí
Bifidobacteria

Eubacteria

Bacteroidaceae

E. Coli Enterococco

Tá tràng 6,3 ± 1,4 6,3 ± 1,3 4,1 ± 1,3 2,3 ± 0,7 6,6 ± 1,3
Không tràng 7,7 ± 0,6 7,8 ± 0,6 5,4 ± 1,1 3,9 ± 1,5 8,1 ± 0,6
Hồi tràng 8,0 ± 1,1 8,3 ± 0,7 6,7 ± 0,8 5,7 ± 0,7 8,6 ± 0,7
Manh tràng 8,5 ± 0,2 8,9 ± 0,3 7,9 ± 0,6 5,8 ± 0,2 9,2 ± 0,2
Kết tràng 8,7 ± 0,4 9,0 ± 0,5 7,9 ± 0,6 5,8 ± 0,9 9,2 ± 0,4
ðơn vị: log 10 CFU/g chất chứa trong ñường ruột

Một số nghiên cứu ñã chỉ ra rằng: vi sinh vật lên men ở ruột non sử dụng
khoảng 6% năng lượng thuần của khẩu phần, giảm sản sinh khí và giảm phytate (
Dierich và Hendrick, 1979), vi sinh vật ruột già sử dụng khoảng 16,4% năng
lượng. Lợi ích vi sinh vật: lên men cacbonhydrat và protein, sản xuất vitamin, giảm
axit mật, sản sinh polyamin, chuyển hóa estrogen thực vật, giảm sulphat và nitrate.
Các yếu tố ảnh hưởng ñến hoạt ñộng và cân bằng hệ vi sinh vật ñường
tiêu hóa: dinh dưỡng khẩu phần ăn, quá trình chế biến thức ăn, kháng sinh kích
thích sinh trưởng, ñồng, axit hữu cơ và thức ăn lên men.
Khi ở trạng thái cân bằng các vi sinh vật có lợi chiếm trên 90 %, các vi
sinh vật yếm khí chủ yếu ở dạ dày ñơn là: Lactobacilli, Clostridia,
Bifidobacteria, Bacteroides, Eubacteria; chúng sản sinh axit lactic và các axit

béo mạch ngắn (Mareau và cs, 2001; Harmsen và cs, 2002) (trích dẫn theo
Fefana, 2005). Nhóm vi khuẩn bệnh thường là E.coli, Samonella, Clostridium
perfringens, Staphilococcus aurius…. Tỷ lệ các loại vi sinh vật trong ñường ruột
thể hiện rõ ở bảng 2.2.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

Bảng 2.3. Tỷ lệ các loại vi sinh vật trong ñường tiêu hóa của lợn
(Piva và cs, 2003)
Vi sinh vật
Tổng số
(%)
Ruột non
(%)
Manh tràng
(%)
Kết tràng
(%)
Escherichia coli 22,0 49,0 9,6 5,5
Streptococcus alactolyticus 13,5 18,2 10,7 8,4
Streptococcus hyointestinalis 9,5 11,8 8,1 6,3
Latobacillus acidophilus/jonsonii 2,2 0 3,2 3,6
Lactobacillus sp 2 2,0 0,3 1,5 2,2
Costridium perfrigens 1,5 2,7 1,5 0,4
Eubacterrium sp. A 1,1 0 1,3 1,4
Bacteroides sp 1 1,0 0,2 2,7 0


2.5 ðặc ñiểm sinh lý tiêu hóa, sinh trưởng của lợn con
2.5.1 ðặc ñiểm về sinh trưởng và phát dục
Tốc ñộ sinh trưởng phát dục lợn con giai ñoạn bú sữa rất nhanh. Theo dõi
tốc ñộ tăng trọng của lợn thấy rằng: khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 2
lần lúc sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi gấp 5-6 lần.
Lợn con bú sữa có tốc ñộ sinh trưởng phát dục nhanh nhưng không ñồng
ñều qua các giai ñoạn. Tốc ñộ nhanh nhất là 21 ngày ñầu sau ñó giảm xuống. Do
lợn con có tốc ñộ sinh trưởng phát dục nhanh nên khả năng tích lũy chất dinh
dưỡng rất mạnh.
2.5.2 ðặc ñiểm tiêu hóa và hấp thu
Lợn con 10 ngày tuổi dung tích dạ dày gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày
gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lần (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng
0,03l). Sau ñó tăng chậm ñến tuổi trưởng thành ñạt 3,5-4 lít.
Quá trình tiêu hóa protein bắt ñầu diễn ra tại dạ dày dưới tác ñộng của
men pepsin, khoảng pH thích hợp cho pepsin hoạt ñộng 2,0-3,9 (Corring, 1982).


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

ðể tạo khoảng pH thích hợp hoạt hóa men pepsin tế bào vách dạ dày tiết HCl,
sau 25 ngày tuổi dịch vị lợn con mới có HCl dạng tự do. Chúng ta có thể kích
thích tế bào vách dạ dày sản sinh HCl dạng tự do sớm hơn bằng cách cho lợn
con tập ăn sớm. Theo Cranwell (1985), trong 3-4 tuần ñầu khả năng tiết pepsin
thấp sau ñó tăng dần. (trích theo Hoàng Hương Giang, 2010)
Enzyme tiêu hóa cacbonhydrat do các tế bào riềm bàn chải tiết ra bao
gồm: lactase, trehalase, sucrase, glycoamylase và isomaltase. Lactase tiết nhiều
ngay khi sinh, duy trì trong suốt thời gian bú sữa và sau cai sữa thì giảm dần
(Hampson và Kidder, 1986), các enzyme còn lại thì tăng dần theo tuổi (Kidder

và Manners, 1980).
Tuyến tụy tiết các enzyme tiêu hóa protein (chymotrypsin, trypsin, elastase,
carboxypeptidase, collagenase, nuclease), tiêu hóa tinh bột (amylase), tiêu hóa
chất béo (lipase và colipase) (McCracken và Kelly, 1993; Corring,1982; Kidder
và Manners, 1980). Việc tăng hoạt lực các enzyem tuyến tụy không ñồng ñều,
hoạt lực amylase tăng sau 21 ngày tuổi trong khi ñó hàm lượng lipase tăng chậm
cho tới 35 ngày tuổi (Kitts và cs, 1956). Sự thay ñổi hoạt lực các enzyme tiêu hóa
ở lợn con ñược thể hiện rõ hơn ở ñồ thị 2.1.

Biểu ñồ 2.1: Sự thay ñổi hoạt lực enzyme ở lợn theo tuổi (Fernando, 2004)
Hoạt lực
Tuần tuổi


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14

2.5.3 ðặc ñiểm về khả năng ñiều tiết thân nhiệt
Khả năng ñiều tiết nhiệt ở lợn con trong 3 tuần tuổi ñầu còn rất kém, thân
nhiệt chưa ổn ñịnh do: lớp mỡ dưới da còn mỏng, lượng mỡ và lượng glycogen
ñược dự trữ trong cơ thể thấp, hệ thần kinh ñiều khiển cân bằng nhiệt chưa
hoàn chỉnh, diện tích bề mặt cơ thể so với khối lượng chênh lệch tương ñối
cao, lông mao bao phủ bề mặt cơ thể mỏng. Vì vậy khả năng ñiều tiết thân
nhiệt của lợn con phụ thuộc vào nhiệt ñộ môi trường… nếu nhiệt ñộ môi trường
thấp thì thân nhiệt hạ nhanh, tuổi lợn con càng ít, tốc ñộ hạ thân nhiệt càng
nhiều. Nhiệt ñộ thích hợp lợn con dưới 3 tuần tuổi là 30-32
0
C sau ñó giảm dần
xuống 20

0
C.
2.5.4 ðặc ñiểm về khả năng miễn dịch
Lợn con mới sinh trong cơ thể không có kháng thể, lượng kháng thể của
lợn con hấp thu ñược từ mẹ thông qua sữa ñầu. Trong sữa ñầu lợn mẹ hàm
lượng γ-globulin rất cao, chiếm 34-45% lượng protein sữa. Lợn con hấp thu γ-
globulin bằng con ñường ẩm bào, khả năng hấp thu kháng thể tốt nhất trong 24
giờ sau khi sinh. Nếu bú ñược sữa ñầu sớm, sau 24 giờ lượng kháng thể trong
máu ñạt 20,3 mg/100 ml máu. Trong sữa ñầu có nhiều men antipepsin nó ức chế
tripsin ñể không phân giải γ-globulin, giúp cho phân tử γ-globulin hấp thu vào
máu một cách trọn vẹn. Mặt khác ở 24 giờ ñầu sau khi sinh khoảng cách tế bào
vách ruột của lợn con còn rộng nên dễ hấp thu hơn. Nếu không ñược bú sữa ñầu
thì sức ñề kháng của lợn con rất kém vì từ 20-25 ngày tuổi lợn con mới có khả
năng tự tổng hợp kháng thể.
2.6 Hiện tượng khủng hoảng ở lợn con sau cai sữa
Khi cai sữa lợn con có rất nhiều sự thay ñổi: không ñược ở cùng mẹ,
chuyển ñổi thức ăn từ dạng lỏng sang rắn, thay ñổi môi trường sống và ghép
ñàn. Hai tuần sau cai sữa là giai ñoạn khủng hoảng nhất và có nhiều thay ñổi về
hệ tiêu hóa và miễn dịch.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15

2.6.1 Thay ñổi ñường tiêu hóa và enzyme tiêu hóa
Lesniewska và cs (2000) chỉ ra sự khác nhau về hoạt ñộng ñiện của cơ
giữa lợn bú sữa và lợn cai sữa do ñó tăng tỷ lệ trống rỗng của dạ dày và tốc ñộ
tiêu hóa thức ăn ở tá tràng ở lợn cai sữa. Lợn con thu nhận thức ăn tập ăn có dạ
dày to hơn và khoang bài tiết axit lớn hơn lợn con chỉ bú sữa (Cranwell, 1995).

Sau khi cai sữa lông nhung ruột non bị teo, tăng sinh khe ruột và tế bào riềm bàn
chải giảm sản sinh enzyme tiêu hóa (Pluske, 1997). Hampson (1986) ñã chỉ ra
lợn con sau cai sữa 24 giờ (cai sữa 21 ngày tuổi) chiều cao lông nhung giảm
75% sơ với trước cai sữa và tiếp tục giảm sau 5 ngày cai sữa; số lượng tế bào
khe ruột tăng từ ngày thứ 3 ñến ngày thứ 11 sau cai sữa (dẫn theo Hoàng Hương
Giang, 2010). Sự thay ñổi về chiều cao lông nhung và khe ruột ở lợn con cai sữa
thể hiện rõ hơn ở hình 2.5.
Sự thay ñổi của lông nhung làm giảm tiết enzyme của tế bào riềm bàn chải và
giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng (Pluske và cs, 1997) và dưới tác ñộng của
các tác nhân gây bệnh dẫn tới ỉa chảy ở lợn sau cai sữa (Nabusrs và cs, 1993).



Hình 2.5. Hình ảnh lông nhung ruột non của lợn con theo mẹ và cai sữa

Lông nhung lợn theo mẹ

Lông nhung lợn cai sữa

×