1
đại học quốc gia hà nội
khoa luật
phùng thị thanh hiền
quy chế pháp lý của thơng nhân
trong kinh doanh du lịch tại việt nam
Chuyờn ngnh : Lut kinh t
Mó s : 60 38 50
luận văn thạc sĩ luật học
Ngi hng dn khoa hc : TS. Ngụ Huy Cng
Hà nội - 2008
2
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận
văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết
luận khoa học của luận văn cha từng đợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác
.
Tác giả luận văn
Phựng Th Thanh Hin
3
Mục lục
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục
mở đầu
1
Chơng 1:
Những vấn đề lý luận cơ bản về quy chế pháp lý của thơng
nhân trong kinh doanh du lịch
3
1.1. Các đặc điểm của kinh doanh du lịch và sự cần thiết xây dựng
quy chế pháp lý của thơng nhân trong kinh doanh du lịch
3
1.1.1. Khái niệm kinh doanh du lịch 3
1.1.2. Đặc điểm của kinh doanh du lịch 6
1.1.3. Sự cần thiết xây dựng quy chế pháp lý của thơng nhân
trong kinh doanh du lịch
7
1.2. Khái luận về thơng nhân và quy chế pháp lý của thơng nhân
10
1.2.1. Khái niệm và phân loại thơng nhân 10
1.2.1.1.
Khái niệm thơng nhân 10
1.2.1.2.
Phân loại thơng nhân 21
1.2.2. Những nội dung căn bản của quy chế thơng nhân 35
1.2.2.1.
Điều kiện vào nghề 35
1.2.2.2.
Điều kiện hành nghề 41
1.2.2.3.
Điều kiện chấm dứt kinh doanh 45
1.3. Nội dung quy chế pháp lý của thơng nhân trong kinh doanh
du lịch
49
1.3.1. Khởi đầu kinh doanh du lịch 49
1.3.2. Điều kiện kinh doanh du lịch 57
1.3.2.1.
Đối với kinh doanh lữ hành 57
4
1.3.2.2.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển
khách du lịch
61
1.3.2.3.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân kinh doanh lu trú
du lịch
63
1.3.2.4.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân kinh doanh phát
triển khu du lịch, điểm du lịch
65
1.3.2.5.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ
trong khu du lịch, điểm du lịch
66
1.3.3. Điều kiện chấm dứt kinh doanh du lịch 68
1.3.3.1.
Đối với các doanh nghiệp trong nớc 68
1.3.3.2.
Đối với các doanh nghiệp nớc ngoài 71
Chơng 2:
thực trạng quy chế pháp lý của thơng nhân trong kinh
doanh du lịch ở việt nam
74
2.1. Nguồn pháp luật điều tiết kinh doanh du lịch 74
2.2. Thực trạng các quy định pháp luật về vào nghề kinh doanh
du lịch
78
2.3. Thực trạng các quy định pháp luật về kinh doanh du lịch 83
2.4. Thực trạng các quy định pháp luật về chấm dứt kinh doanh
du lịch
87
2.5. Nguyên nhân những khiếm khuyết của quy chế pháp lý đối
với thơng nhân trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam
89
Chơng 3:
một số định hớng và giải pháp hoàn thiện quy chế pháp lý
của thơng nhân trong kinh doanh du lịch tại việt nam
97
3.1. Cơ sở để hình thành các định hớng 97
3.2. Một số định hớng hoàn thiện quy chế pháp lý của thơng
nhân trong kinh doanh du lịch
100
Kết luận
109
Danh mục tài liệu tham khảo
111
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang nỗ lực vươn lên
trong tất cả mọi lĩnh vực. Là một đất nước có tiềm lực phát triển kinh tế, có
nguồn tài nguyên dồi dào, với chính sách mở cửa thu hút đầu tư trong nước và
nước ngoài để phát triển kinh tế bền vững, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX xác định: Đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của đất nước.
Vì vậy hoàn thiện và xây dựng pháp luật kinh doanh du lịch là một
nhu cầu bức thiết. Trong việc xây dựng và hoàn thiện đó, qui chế pháp lý cho
thương nhân trong kinh doanh du lịch là một trọng tâm góp phần củng cố,
phát triển thị trường du lịch, mở rộng giao lưu thương mại với nước ngoài.
Các qui định pháp luật về thương nhân là điều kiện để thương nhân tiến hành
các hoạt động thương mại của mình phù hợp với sự phát triển chung của nền
kinh tế.
Qui chế pháp lý của thương nhân trong kinh doanh du lịch đã được
các nhà luật học nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau, bởi lẽ kinh doanh
du lịch chỉ có thể phát triển khi có một môi trường pháp lý thuận tiện cho các
thương nhân kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Hiện nay, mặc dù Luật Du
lịch đã được ban hành, song vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn
phát triển trong lĩnh vực này. Hàng loạt các văn bản dưới luật và thực tiễn thi
hành luật cần phải xem xét. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài "Quy chế pháp lý của
thương nhân trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam" làm đề tài cho luận
văn tốt nghiệp cao học luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Kinh doanh du lịch là một lĩnh vực mới phát triển trong những năm
gần đây. Đã có một số công trình nghiên cứu không chuyên pháp lý về lĩnh
6
vc ny, song cha cú mt cụng trỡnh no nghiờn cu mt cỏch h thng,
chuyờn bit v y v vn ny, trong khi thc tin ũi hi phi hon
thin ch nh ny mt cỏch bc bỏch. Chớnh vỡ vy, õy l ti u tiờn
nghiờn cu qui ch thng nhõn trong lnh vc du lch cp lun vn thc
s lut hc.
3. Mc tiờu v nhim v nghiờn cu
Lun vn tp trung nghiờn cu cỏc vn lý lun v quy ch phỏp lý
ca thng nhõn trong kinh doanh du lch ti Vit Nam. ỏnh giỏ thc tin
cng nh hiu qu ca cỏc qui nh phỏp lut i vi lnh vc ny, v nờu lờn
nhng kin ngh cú th ỏp dng trong vic hon thin phỏp lut v quy ch
phỏp lý ca thng nhõn trong kinh doanh du lch.
4. Phng phỏp nghiờn cu
Lun vn c hon thnh da trờn cỏc nguyờn tc, phng phỏp lun
ca trit hc Mỏc - Lờnin, t tng H Chớ Minh v cỏc quan im ca ng
ta v nh nc v phỏp lut.
Cỏc phng phỏp nghiờn cu c th c s dng bao gm: Phõn tớch
tng hp; thng kờ; so sỏnh phỏp lut v phõn tớch qui phm mụ hỡnh hoỏ,
in hỡnh hoỏ cỏc quan h xó hi.
5. Kt cu ca lun vn
Ngoi phn m u, kt lun, danh mc ti liu tham kho, ni dung
ca lun vn gm 3 chng:
Chơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về qui chế pháp lý của thơng
nhân trong kinh doanh du lịch.
Chơng 2: Thực trạng qui chế pháp lý của thơng nhân trong kinh
doanh du lịch ở Việt Nam.
Chơng 3: Một số định hớng và giải pháp hoàn thiện qui chế pháp lý
của thơng nhân trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam.
7
Chng 1
Những vấn đề lý luận cơ bản về qui chế pháp lý
của thơng nhân trong kinh doanh du lịch
1.1. CC C IM CA KINH DOANH DU LCH V S CN THIT
XY DNG QUI CH PHP Lí CA THNG NHN TRONG KINH DOANH
DU LCH
1.1.1. Khỏi nim kinh doanh du lch
Ngy nay, du lch ú tr thnh mt hin tng kinh t xó hi ph bin
khụng ch cỏc nc phỏt trin m cũn cỏc nc ang phỏt trin, trong ú cú
Vit Nam. Tuy nhiờn cho n nay, khụng ch Vit Nam, nhn thc v ni dung
du lch vn cha thng nht. Trc thc t phỏt trin ca ngnh du lch cỏc nh
kinh t, cỏc chuyờn gia nghiờn cu v du lch vn a ra nhiu quan im khỏc
nhau v khỏi nim du lch. Phỏp lnh Du lch nh ngha: "Du lch l hot ng
ca con ngi ngoi ni c trỳ thng xuyờn ca mỡnh nhm tha món nhu cu
tham quan, gii trớ, ngh dng trong mt khong thi gian nht nh". Lut Du
lch nm 2005 quan nim: "Du lch l cỏc hot ng cú liờn quan n chuyn i
ca con ngi ngoi ni c trỳ thng xuyờn ca mỡnh nhm ỏp ng nhu cu
tham quan, tỡm hiu, gii trớ, ngh dng trong mt khong thi gian nht nh".
Vic lm rừ v thng nht cỏc ni dung c bn trong khỏi nim v du
lch cú ý ngha quan trng, nú giỳp cho cỏc nh lm lut, cỏc nh kinh doanh
hiu mt cỏch rừ rng trong quỏ trỡnh nghiờn cu lut v u t trong kinh
doanh. Bi du lch khụng ch l mt ngnh kinh doanh m cng l mt hin
tng xó hi.
Vy kinh doanh du lch l vic thc hin liờn tc mt, mt s hoc tt c
cỏc cụng on ca quỏ trỡnh u t, cung ng dch v du lch. ỏp ng nhu cu
tham quan, tỡm hiu, gii trớ, ngh dng ca con ngi ngoi ni c trỳ thng
xuyờn ca mỡnh trong khong thi gian nht nh, nhm mc ớch sinh li.
8
Theo Điều 38 của Luật Du lịch Việt Nam được Quốc hội Việt Nam
ban hành năm 2005: Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ bao gồm các
ngành nghề sau đây:
- Kinh doanh lữ hành;
- Kinh doanh lưu trú du lịch;
- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
- Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch;
- Kinh doanh dịch vụ du lịch khác.
Để tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu du lịch, đòi
hỏi cần phải có các loại hình du lịch tương ứng. Vai trò cụ thể của từng loại
hình du lịch này như sau:
1. Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business)
Tồn tại phổ biến hai loại hình sau:
- Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business): Là việc thực hiện
các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn
gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián
tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương
trình và hướng dẫn du lịch.
- Kinh doanh đại lý lữ hành (Travel Agency Business): Là việc thực
hiện các dịch vụ đưa đón, đăng kí nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham
quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp
thông tin du lịch, tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng.
Tuy nhiên cách phân chia trên đây chỉ mang tính tương đối. Không có
nghĩa là tồn tại các doanh nghiệp chỉ kinh doanh lữ hành và đại lý lữ hành với
các hoạt động kể trên. Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phép tổ
chức mạng lưới đại lý lữ hành. Trên thực tế các công ty lữ hành du lịch có rất
9
nhiều loại khác nhau, với những hoạt động phong phú, đa dạng, phức tạp và
biến đổi không ngừng trong quá trình phát triển của hoạt động du lịch.
2. Kinh doanh dịch vụ lưu trú (Hospitality Business)
Ban đầu, kinh doanh dịch vụ lưu trú là kinh doanh dịch vụ nhằm đảm
bảo chỗ nghỉ qua đêm cho khách có trả tiền. Sau đó, cùng với đòi hỏi thoả
mãn nhiều nhu cầu hơn và ở mức cao hơn của khách du lịch, khách sạn tổ
chức thêm dịch vụ kinh doanh ăn uống và các dịch vụ khác. Từ đó, các
chuyên gia trong lĩnh vực này thường sử dụng hai khái niệm: kinh doanh dịch
vụ lưu trú theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, kinh doanh dịch vụ
lưu trú là dịch vụ cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống
cho khách. Còn theo nghĩa hẹp, kinh doanh khách sạn chỉ đảm bảo việc phục
vụ nhu cầu ngủ, nghỉ của khách. Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống
vật chất ngày càng được cải thiện tốt hơn, con người có điều kiện chăm lo đến
đời sống tinh thần nhiều hơn, số người đi du lịch ngày càng tăng nhanh. Cùng
với sự phát triển của hoạt động du lịch, sự cạnh tranh của các cơ sở lưu trú
nhằm thu hút ngày càng nhiều khách và nhất là những khách có khả năng
thanh toán cao đã làm tăng tính đa dạng của hoạt động kinh doanh lưu trú.
Ngoài các hoạt động chính nói trên thì điều kiện cho những cuộc hội họp, các
mối quan hệ, cho việc chữa bệnh, vui chơi giải trí ngày càng tăng nhanh.
Theo đó, kinh doanh dịch vụ lưu trú được bổ sung thêm các dịch vụ giải trí,
thể thao, y tế, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ giặt là…
3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch (Transportation)
Đặc trưng nổi bật của hoạt động du lịch là sự dịch chuyển của con
người từ nơi này đến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, thường
với khoảng cách xa. Do vậy, khi đề cập tới hoạt động du lịch nói chung, đến
hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng không thể không đề cập tới hoạt động
kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
là hoạt động kinh doanh, nhằm giúp khách du lịch dịch chuyển từ nơi cư trú
10
thường xuyên của mình đến điểm du lịch cũng như là vận chuyển cho khách
du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch.
Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh này có nhiều phương tiện khác
nhau như ô tô, tầu hoả, máy bay, tàu thuỷ… Thực tế cho thấy, ít có doanh
nghiệp du lịch nào có thể đảm nhiệm toàn bộ việc vận chuyển khách du lịch
từ nơi cư trú thường xuyên của họ đến điểm du lịch và tại điểm du lịch.
4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch
Khu du lịch, điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn. Kinh
doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm đầu tư nâng cấp, bảo tồn
các tài nguyên du lịch đã có. Khai thác các tài nguyên du lịch tiềm năng, đầu
tư phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới. Kinh doanh xây dựng kết cấu hạ
tầng du lịch, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch. Khu du lịch, điểm du
lịch được qui hoạch đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách du lịch. Mọi tổ chức cá nhân kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du
lịch được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư, được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giao đất có tài nguyên du lịch phù hợp với dự án, qui hoạch phát triển
du lịch. Trong quá trình kinh doanh phải quản lý, bảo vệ, giữ gìn cảnh quan
thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hoá, các công trình sáng tạo của con người,
bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, môi
trường xã hội nhân văn. Xây dựng dự án phải phù hợp với qui hoạch phát
triển du lịch đã được phê duyệt và tuân theo pháp luật về đầu tư.
5. Kinh doanh dịch vụ du lịch khác
Ngoài các hoạt động kinh doanh như đã nêu ở trên trong lĩnh vực
kinh doanh du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ như kinh
doanh các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, bán đồ lưu niệm, tuyên truyền,
quảng cáo du lịch, tư vấn, đầu tư du lịch…
1.1.2. Đặc điểm của kinh doanh du lịch
- Du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế có hiệu quả cao, tỷ lệ lợi nhuận trên
vốn rất cao, thời gian thu hồi vốn nhanh, song đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn.
11
- Hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ mang tính thời vụ, phụ thuộc
nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, điều kiện về
tài nguyên du lịch nhân văn cũng như tính độc đáo, hấp dẫn của phong cảnh
tự nhiên.
- Đối tượng phục vụ của ngành thường xuyên thay đổi và rất phức tạp
(Nhu cầu của con người về dịch vụ du lịch thường xuyên thay đổi và rất phức
tạp vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thu nhập, thời gian rảnh rỗi,
trình độ văn hoá, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp…).
- Kinh doanh du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế tổng hợp gồm nhiều
hoạt động khác nhau như: kinh doanh dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống,
dịch vụ vui chơi giải trí, kinh doanh hàng hoá…Các hoạt động này có quy
trình công nghệ khác nhau.
- Sản phẩm của hoạt động kinh doanh du lịch phần lớn là những sản
phẩm dịch vụ mang tính vô hình. Vì thế việc quản lí và đánh giá chất lượng
chất lượng sản phẩm rất khó khăn nó phụ thuộc nhiều vào trạng thái tâm lý
cũng như kì vọng của khách du lịch.
- Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch, dịch vụ diễn ra đồng
thời, trong cùng một địa điểm. Do đó, sản phẩm du lịch không thể tồn kho, cất
giữ như các sản phẩm hàng hoá thông thường khác.
1.1.3. Sự cần thiết xây dựng qui chế pháp lý của thương nhân
trong kinh doanh du lịch
Du lịch Việt Nam đang phát triển nhanh chóng thu hút sự tham gia
của nhiều tổ chức cá nhân và cộng đồng dân cư, nhiều loại hình dịch vụ mới
ra đời, sự cạnh tranh trong nước và khu vực ngày càng trở nên gay gắt. Thực
hiện chủ trương của Đảng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của
đất nước, yêu cầu ban hành một quy chế pháp lý trong kinh doanh du lịch rõ
ràng minh bạch, giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý thông
thoáng, công bằng và các chính sách ưu đãi để đảm bảo:
12
- Thu hút được được nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia
đầu tư và phát triển du lịch
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển được kinh tế đất nước
- Phát triển và bảo vệ được tài nguyên du lịch
- Củng cố và phát triển giao lưu quốc tế
Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2007:
- Khách du lịch quốc tế ước đạt 4,2 triệu lượt, tăng 17,2 % so với năm 2006.
- Khách du lịch nội địa ước đạt 19,2 triệu lượt, tăng 9,7% so với năm 2006.
- Thu nhập xã hội về du lịch năm 2007 đạt 56 nghìn tỷ đồng, tăng
9,8% so với năm 2006.
- Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển với nhịp độ tăng trưởng
cao (8,5%).
Nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng qui chế pháp lý cho thương
nhân trong kinh doanh du lịch, Nhà nước đã ban hành Luật Du lịch năm 2005.
Trong luật quy định nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai,
tài chính, tín dụng với tổ chức cá nhân đầu tư vào một số lĩnh vực du lịch. Qui
định các lĩnh vực nhà nước thực hiện và các lĩnh vực nhà nước hỗ trợ để phát
triển du lịch, trong đó chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác xúc tiến, quảng
bá quốc gia, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Cho phép thành lập quỹ
hỗ trợ phát triển du lịch… Trên cơ sở những chính sách cơ bản này, Chính
phủ sẽ ban hành một cơ chế, chính sách cụ thể, áp dụng trong một giai đoạn
nhất định để tạo ra bước đột phá trong phát triển du lịch.
Nhà nước quan tâm hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch.
Trong năm 2007, Nhà nước đã hỗ trợ đầu tư 750 tỷ đồng cho 59 tỉnh, thành
phố phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Đây là nguồn vốn quan trọng, để xây
dựng các khách sạn với qui mô lớn, Tổng cục Du lịch phối hợp với các bộ,
ngành liên quan để đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo về du lịch.
13
Xây dựng, tạo lập qui chế pháp lý trong kinh doanh du lịch để quy
định chi tiết hơn việc xác định tài nguyên du lịch và vấn đề quản lý, bảo vệ tài
nguyên và môi trường du lịch nhằm nâng cao tính hấp dẫn của sản phẩm du
lịch, bảo đảm nguyên tắc phát triển bền vững. Thông qua nội dung của quy
hoạch du lịch để đảm bảo tính hiệu quả của đầu tư du lịch trong phạm vi toàn
quốc và của mỗi địa phương. Ngăn ngừa tình trạng xây dựng lộn xộn, mất mỹ
quan, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái tại các khu du lịch, điểm
du lịch. Việc xác định, phân loại, công nhận và tổ chức quản lý khu, điểm,
tuyến và đô thị du lịch, những yếu tố cơ bản tạo nên sản phẩm du lịch, sẽ có
tác động tích cực đến việc hình thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn của
Việt Nam.
Thông qua việc xây dựng quy chế pháp lý của thương nhân, vấn đề xã
hội hoá trong lĩnh vực du lịch được đảm bảo bằng các chính sách khuyến
khích mọi tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển du lịch khuyến khích dân cư
tham gia hưởng lợi từ hoạt động du lịch, du lịch được sử dụng như công cụ
hữu hiệu để xoá đói, giảm nghèo.
Xây dựng qui chế pháp lý để xác định nội dung phù hợp với tình hình
phát triển hiện nay. Cụ thể, bổ sung ngành nghề kinh doanh phát triển khu du
lịch, điểm du lịch nhằm khuyến khích việc tôn tạo, xây dựng khu du lịch,
điểm du lịch mới nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du
khách, bổ sung quy định về đại lý lữ hành, hợp đồng lữ hành; các quy định về
đảm bảo an toàn, an ninh, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết các
yêu cầu kiến nghị của khách du lịch sẽ giúp khách yên tâm hơn khi đi du lịch,
nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng của các dịch vụ du lịch, đảm bảo
quyền lợi của khách du lịch.
Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam được bầu là thành viên không
thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế được nâng cao đã mở ra những vận hội to lớn cho đất nước.
14
Việt Nam tiếp tục được thế giới đánh giá là một đất nước ổn định, hoà bình,
một điểm đến an toàn, thân thiện. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật
trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có ý nghĩa quan trọng, tạo môi trường pháp
lý ổn định cho các hoạt động du lịch, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về
du lịch trong bối cảnh du lịch Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng, toàn
diện với khu vực và thế giới. Thực hiện những cam kết với WTO trong lĩnh
vực dịch vụ du lịch yêu cầu cần xây dựng các văn bản pháp luật và các văn
bản có liên quan điều chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện để du
lịch hội nhập toàn diện vào thị trường quốc tế. Thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài và thuận tiện cho khách nước ngoài đến Việt Nam.
1.2. KHÁI LUẬN VỀ THƯƠNG NHÂN VÀ QUI CHẾ PHÁP LÝ CỦA
THƯƠNG NHÂN
1.2.1. Khái niệm và phân loại thương nhân
1.2.1.1. Khái niệm thương nhân
Thương nhân là chủ thể thông thường của luật thương mại. Vì vậy khi
xây dựng đạo luật về thương mại nói chung và các lĩnh vực khác nhau của
luật thương mại nói riêng nhà làm luật thường chú trọng đến hai mảng lớn là
thương nhân và hành vi thương mại, mà trong đó qui chế pháp lý của thương
nhân là không thể thiếu.
Bộ luật Thương mại đầu tiên trên thế giới là Bộ luật Thương mại của
Pháp năm 1807 định nghĩa: "Thương nhân là những người thực hiện các hành
vi thương mại và lấy chúng là nghề nghiệp thường xuyên của mình" (Điều 1).
Hành vi thương mại thường luôn gắn liền với thương nhân. Thương
nhân là người tiến hành các hành vi thương mại, ngược lại khi nghiên cứu
xem thương nhân là những ai, người ta lại thường hay dựa vào tiêu chí hành
vi thương mại. Vì vậy, khi nói tới khái niệm thương nhân ta cần phải nói tới
hành vi thương mại với tính cách là nghề nghiệp của thương nhân.
15
Như vậy, khái niệm hành vi thương mại và khái niệm thương nhân có
mối quan hệ gắn bó không thể tách rời. Hành vi thương mại có tính chất
khách quan. Chúng ấn định nghề nghiệp của thương nhân. Nói cách khác,
chúng là dấu hiệu để nhận biết thương nhân, nếu họ thực hiện các hành vi
thương mại một cách thường xuyên và mang tính nghề nghiệp. Ngược lại,
thương nhân cũng là một yếu tố cơ bản để xác định tính chất thương mại của
một hành vi.
Chính vì mối quan hệ nêu trên, khi tìm cách đưa ra một định nghĩa về
hành vi thương mại người ta thường dựa vào hai tiêu chí cơ bản là chủ thể
thực hiện hành vi (các thương nhân) và bản chất các hành vi đó.
Cách định nghĩa hành vi thương mại dựa vào tiêu chí chủ thể lấy
người thương gia làm trung tâm của vấn đề. Tương tự như Bộ luật Thương
mại Pháp, Bộ luật Thương mại Czech cho rằng: "Hành vi thương mại (được
xem như hành vi của thương nhân) được hiểu là một hoặc do các thương nhân
tiến hành một cách độc lập với danh tính của mình và tự chịu trách nhiệm
nhằm mục đích kiếm lợi nhuận" [15].
Cách định nghĩa của Czech chính là dựa vào tiêu chí chủ thể để đánh
giá một hành vi thương mại. Với cách định nghĩa như thế, hành vi thương mại
lệ thuộc rất nhiều vào chủ thể thực hiện hành vi. Điều này có nghĩa là mọi
hành vi do thương nhân thực hiện vì mục tiêu lợi nhuận đều được coi là hành
vi thương mại. Xin lưu ý rằng ngoài ra còn có nhiều trường hợp đặc biệt khác
chẳng hạn như thương nhân thực hiện một hành vi không trực tiếp sinh lời,
nhưng lại phục vụ cho hoạt động thương mại khác của anh ta. Hoặc có những
loại hành vi không cần thiết phải do thương nhân thực hiện mới được coi
hành vi thương mại như hành vi lập hối phiếu, hành vi khai thác mỏ
Cách định nghĩa hành vi thương mại dựa vào tiêu chí bản chất của
hành vi có thể nói là cách định nghĩa phổ biến hiện nay. Theo đó, hành vi
thương mại không còn lệ thuộc nhiều vào chủ thể thực hiện hành vi nữa
16
Chúng được liệt kê, được gọi tên ra một cách độc lập bất kể đến việc chúng
có phải do một thương gia thực hiện hay không.
Ban đầu, các nhà làm luật đưa ra một số hành vi được coi là mang tính
bản chất thương mại, mặc định chúng là các hành vi thương mại và quy định
trong các đạo luật thương mại, "hành vi thương mại là những hành vi chế tạo,
lưu chuyển, trung gian có mục đích kiếm lời trực tiếp hay gián tiếp, trừ những
ngoại lệ luật định" [24, tr. 25].
Về sau, các hành vi thương mại theo cách liệt kê có hạn định nêu trên
bộc lộ những nhược điểm của nó, đó là khi thực tế thương mại xuất hiện thêm
nhiều loại hành vi thương mại khác với hành vi quy định trong luật. Vì thế sự
liệt kê có hạn đó đương nhiên trở thành vật cản làm hạn chế sự phát triển của
hoạt động thương mại cũng như phạm vi điều chỉnh của luật thương mại đối
với các loại hành vi mới đó.
Các hành vi thương mại cơ bản chia làm ba loại:
Thứ nhất, hành vi thương mại do bản chất, hành vi loại này là: hành vi
được coi là hành vi thương mại ngay cả trong trường hợp chúng được thực
hiện một cách riêng rẽ như việc mua động sản để bán lại, các hoạt động môi
giới, các hoạt động ngân hàng hay hối đoái
Thứ hai, hành vi thương mại do hình thức: Nó được xem là hành vi
thương mại ngay cả khi chúng được những người không phải là thương nhân
thực hiện
,
các hành vi này bao gồm hành vi lập hối phiếu, hành vi của các
công ty thương mại.
Thứ ba, hành vi thương mại do phụ thuộc nó là những hành vi phụ
thuộc vào hoạt động thương mại hoặc các thương gia như các trái vụ giữa các
thương nhân với nhau [16].
Có hai loại hành vi thương mại phụ thuộc: Thứ nhất là hành vi có bản
chất dân sự nhưng do thương nhân thực hiện do nhu cầu nghề nghiệp của
mình nên trở thành hành vi thương mại (loại này cần được gọi là hành vi
17
thương mại chủ quan vì phụ thuộc vào tư cách của người thực hiện thương
nhân); thứ hai là hành vi có bản chất dân sự do thương nhân thực hiện nên trở
thành hành vi thương mại vì phụ thuộc vào một hành vi thương mại khác (loại
này cần được gọi là hành vi phụ thuộc vì liên quan tới một hành vi thương
mại khác).
Có những hành vi thương mại không phải do thương nhân thực hiện và
được thực hiện vì mục đích dân sự lại được coi là hành vi dân sự phụ thuộc.
Một hành vi thương mại phụ thuộc có nguồn gốc và bản chất dân sự,
nhưng tính cách thương mại của nó phụ thuộc vào hai yếu tố: 1) hành vi phải
do thương gia thực hiện; 2) hành vi phải được làm vì nhu cầu thương mại [21].
Không có sự phân biệt rõ ràng giữa hành vi thương mại và hành vi
dân sự.
Theo quy định của pháp luật một số quốc gia, hành vi thương mại là
một trong những yếu tố làm cơ sở để xác định tư cách thương gia của một chủ
thể tham gia thực hiện các hoạt động thương mại. Ví dụ, Bộ luật Thương mại
Pháp và Bộ luật Thương mại Trung kỳ có quy định: "Thương nhân là những
người làm những hành vi thương mại và lấy những hành vi đó làm nghề
nghiệp của mình".
Bản thân hành vi thương mại rất phức tạp, cho nên các mối quan hệ,
các lợi ích có liên quan của những người có liên quan được xác lập thông qua
các hành vi này là những vấn đề nhạy cảm hơn so với những quan hệ dân sự.
Để thuận lợi cho việc kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động này, cần phải
xác định thế nào là hành vi thương mại, rồi tập hợp chúng lại dưới sự điều
chỉnh của một hệ thống các quy phạm pháp luật.
Theo Điều 632 của Bộ luật Thương mại Pháp thì các hành vi thương
mại do bản chất có hai loại là hành vi thương mại ngay cả khi chúng được
thực hiện một cách riêng rẽ, và hành vi chỉ được coi là thương mại khi nó
được thực hiện thông qua một doanh nghiệp [18, tr. 20-24].
18
Các hành vi thương mại riêng rẽ bao gồm:
- Việc mua động sản để bán lại không kể tới việc có gia công, sửa
chữa, hoàn thiện hoặc làm tăng thêm giá trị hay không;
- Việc mua bán bất động sản để bán lại hoặc mua để xây dựng lại rồi
bán toàn bộ hay từng phần;
- Hoạt động làm trung gian để mua hoặc bán các bất động sản, cơ sở
kinh doanh, cổ phần của công ty kinh doanh bất động sản;
- Hoạt động môi giới thương mại;
- Hoạt động ngân hàng hay hối đoái;
Các hành vi thông qua doanh nghiệp bao gồm:
- Các doanh nghiệp cho thuê động sản;
- Các doanh nghiệp hoạt động chế tạo hay các nhà công nghiệp;
- Các doanh nghiệp hoạt động cung ứng hàng hoá, nguyên, nhiên, vật liệu ;
- Các doanh nghiệp hoạt động biểu diễn công cộng như tổ chức biểu
diễn ca nhạc, xiếc kịch và các nhà xuất bản;
- Các doanh nghiệp hoạt động uỷ thác;
- Các cửa hàng bán đấu giá;
- Các hãng đại lý và các văn phòng kinh doanh;
- Các hãng bảo hiểm, các hãng điện ảnh, các hãng quảng cáo, thông tin.
Ngoài ra, hoạt động khai thác mỏ luôn luôn được coi là hành vi
thương mại.
Bộ luật Thương mại Pháp quy định những hành vi thương mại do hình
thức gồm có hành vi lập hối phiếu và các công ty thương mại; những hành vi
thương mại do phụ thuộc là những hành vi phụ thuộc vào hoạt động thương
mại. Ví dụ, các giao dịch của thương nhân với nhau. Điều này dẫn đến hệ quả
rằng hành vi của thương nhân trong hoạt động kinh doanh đều được xem là các
19
hành vi thương mại dù bên đối tác có phải là thương nhân hay không trừ khi
có chứng minh các hành vi đó không được thực hiện vì nhu cầu thương mại.
Tuy nhiên, các giao dịch về sở hữu công nghiệp là giao dịch dân sự và cũng
được coi là hành vi dân sự đối với các hành vi nhằm sở hữu bất động sản [21].
Bộ luật Thương mại nhất thể Hoa Kỳ (UCC) qui định các cá nhân có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh
nhân danh tên họ hoặc tên gọi thương mại mà không cần làm thủ tục xin
phép. Ở một số bang của Hoa Kỳ có thể phải đăng ký tên hoặc tên gọi thương
mại của chủ thể kinh doanh vào danh bạ thương mại theo như thông lệ. Nhìn
chung, một cá nhân muốn trực tiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh dưới
hình thức cá thể ở Hoa Kỳ sẽ phải hội đủ ít nhất các điều kiện sau:
a. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b. Có những am hiểu trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết;
c. Có đủ các điều kiện vật chất khác như: số vốn tối thiểu tương ứng,
tài sản, thiết bị kỹ thuật;
d. Tìm kiếm được thị trường.
Trong khi điều kiện a là đòi hỏi pháp lý, thì điều kiện b, c, d là do
thương nhân kiểm nghiệm trên thực tế. Một chủ thể không có đủ điều kiện tối
thiểu như vậy sẽ không thể tồn tại được trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt
và sẽ bị thương trường tự đào thải.
Bộ luật Thương mại Nhật Bản xác định những người thực hiện các
giao dịch thương mại như một nghề nghiệp nhân danh bản thân mình, những
người bán hàng như một nghề nghiệp trong các cửa hàng hoặc ở những nơi
tương tự hoặc những người làm nghề khai mỏ, thậm chí không tham gia các
giao dịch thương mại như một nghề nghiệp và những công ty được thành lập
theo Bộ luật Thương mại đều được coi là thương nhân, theo qui định này thì
hành vi khai thác mỏ luôn được coi là hành vi thương mại. Vì vậy, bất kể ai
thực hiện hành vi này đều được coi là thương nhân. Cũng theo điều luật này
20
thì những người chuyên thực hiện hành vi thương mại luôn được coi là thương
nhân chia thành hai nhóm: thương gia thể nhân và thương gia pháp nhân.
Bộ luật Thương mại Nhật Bản còn cho rằng, các giao dịch do thương
nhân thực hiện nhằm mục đích nghề nghiệp cũng là các hành vi thương mại
(Điều 503).
Luật Thương mại của Đức quan niệm công ty thương mại là các thương
nhân bởi hình thức - bất kỳ một thực thể nào được thành lập dưới hình thức
công ty thương mại đều được xem là thương nhân hoặc bất kỳ hành vi nào
nhằm thành lập một công ty thương mại đều được xem là hành vi thương mại.
Bộ luật Thương mại Cộng hoà Czech mô tả "thương nhân là:
- Người (thể nhân hoặc pháp nhân) được ghi tên vào sổ đăng ký
thương mại.
- Người thực hiện hoạt động kinh doanh trên cơ sở một giấy phép cho
tiến hành một số hoạt động buôn bán nhất định.
- Người thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở một giấy phép
được cấp theo các luật hoặc các qui định đặc biệt khác với các qui định điều
chỉnh việc cấp giấy phép buôn bán.
- Thể nhân thực hiện hoạt động nông nghiệp (sản xuất nông nghiệp)
mà được đăng ký vào sổ đăng ký thích hợp theo luật hoặc qui định đặc biệt"
(Điều 2 khoản 2).
Bộ luật Thương mại Tunisia trong Điều 2 qui định: tất cả những người
mà tự bản thân thực hiện một cách chuyên nghiệp các hành vi liên quan tới
sản xuất, lưu thông và tích trữ hàng hoá đều được coi là thương nhân, trừ
những trường hợp đặc biệt được qui định bởi luật.
Bộ luật Thương mại Iran trong Điều 1 qui định hết sức đơn giản trong
mối quan hệ với hành vi thương mại: một người có nghề nghiệp thông thường
là các giao dịch thương mại được coi là thương nhân.
21
Các nước như Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển… cũng có định nghĩa về
thương nhân nhưng đa số có yêu cầu đăng ký hoạt động thương mại.
Nhìn chung, pháp luật thực định của mỗi quốc gia đều có định nghĩa
khác nhau về thương nhân, song về cơ bản có hai cách định nghĩa được sử
dụng là định nghĩa theo bản chất thương mại như ở Pháp, Tunisia, Iran và
định nghĩa theo hình thức quản lý như Cộng hoà Czech, Thuỵ Điển Dù theo
cách định nghĩa nào thì pháp luật thương mại của các nước đều thừa nhận rằng:
Có các loại thương nhân là thương gia thể nhân và thương gia pháp nhân mà
chúng lấy việc thực hiện hành vi thương mại làm nghề nghiệp của mình.
Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005, Điều 6 quy định: "Thương
nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh". Như
vậy một chủ thể được coi là thương nhân phải có đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất: Các chủ thể phải tồn tại dưới dạng cá nhân, pháp nhân, tổ
hợp tác, hộ gia đình.
Cá nhân được hiểu là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị pháp luật cấm kinh doanh thương mại.
Pháp nhân là những tổ chức có đủ những điều kiện được pháp luật công
nhận có khả năng tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập (Điều 84
Bộ luật Dân sự). Bộ luật Dân sự phân biệt ít nhất 5 loại pháp nhân khác nhau
trong đó có pháp nhân là các tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các quĩ xã hội và các tổ chức
khác theo luật định.
Hộ gia đình bao gồm nhiều thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh
doanh là chủ thể trong các quan hệ kinh doanh đó (Điều 106 Bộ luật Dân sự).
Tổ hợp tác là sự liên kết trên cơ sở hợp đồng hợp tác của từ ba cá nhân
trở lên, có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, cùng đóng góp tài sản, công
sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu
trách nhiệm (Điều 111 Bộ luật Dân sự 2005).
22
Cơ cấu chủ thể này được sao chép nguyên vẹn từ Bộ luật Dân sự phù
hợp với đặc điểm xã hội Việt Nam, nơi mà gia đình và các liên kết đơn giản
giữa những người kinh doanh nhỏ có một vị trí nhất định trong nền kinh tế.
Nhưng muốn trở thành thương nhân thì hộ gia đình và tổ hợp tác sẽ là thương
nhân chứ không phải là các thành viên trong đó.
Thứ hai: Các chủ thể trên chỉ trở thành thương nhân nếu tiến hành các
hoạt động được gọi là hoạt động thương mại.
Các hoạt động thương mại theo Luật Thương mại Việt Nam được qui
định tương đối đơn giản bao gồm ba nhóm:
Hoạt động thương mại mua bán hàng hoá;
Hoạt động thương mại dịch vụ gắn với mua bán hàng hoá;
Hoạt động thương mại dịch vụ tìm kiếm thúc đẩy cơ hội mua bán
hàng hoá.
Ba nhóm hoạt động chính này được qui định cụ thể "Hoạt đ
ộ
ng
thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục
đích sinh lời khác (khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005)
Hàng hoá được hiểu là "tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình
thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai" (khoản 2 Điều 3 Luật
Thương mại 2005).
Hành vi mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại có thể diễn ra trực
tiếp giữa người mua và người bán, hoặc cũng có thể thông qua hoạt động của
người thứ ba, ví dụ người đại diện, môi giới, uỷ thác.
Cũng giống như pháp luật thương mại nhiều nước, theo pháp luật Việt
Nam, người sản xuất trong các lĩnh vực sau đây thường không được coi là
thương nhân:
Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, khai khoáng, nghề thủ công.
23
Các nghề này thường được gọi là nghề tự do và được điều chỉnh bằng
các qui định riêng, khác với pháp luật thương mại. Những điểm khác biệt này
thực ra do truyền thống pháp luật tạo nên, xét về bản chất, dịch vụ của kiến
trúc sư, người tư vấn hay dịch thuật ngày nay không khác nhiều lắm so với
hoạt động của người kinh doanh.
Thứ ba: Các hoạt động thương mại phải được các chủ thể thực hiện
một cách độc lập
Một chủ thể chỉ được gọi là thương nhân nếu chủ thể đó tiến hành
hoạt động thương mại một cách độc lập. Luật thương mại Việt Nam chưa đưa
ra tiêu chí nào để xác định tính độc lập. Tuy nhiên có thể đưa ra một vài dấu
hiệu như sau:
Một chủ thể hoạt động độc lập là chủ thể chịu trách nhiệm trực tiếp cho
các hành vi của mình, có quyền tự do quyết định nội dung hoạt động hoặc thời
gian làm việc của mình. Vì thế thương nhân khác với công chức, viên chức.
Thứ tư: Các hoạt động thương mại phải được các chủ thể tiến hành
một cách thường xuyên.
Luật thương mại nêu lên điều kiện này song cũng không định nghĩa
thế nào là thường xuyên. Có thể hiểu tính thường xuyên như sau: Chủ thể tiến
hành các hoạt động thương mại trên cơ sở có kế hoạch lâu dài, như một nghề
nghiệp để thu nhập và các hoạt động thương mại đó được tiến hành song song
cùng thời gian và không gian.
Ngoài những điều kiện nêu trên muốn trở thành thương nhân các chủ
thể phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Luật thương mại Việt Nam qui định, các chủ thể có đủ điều kiện để
kinh doanh thương mại theo qui định của pháp luật, nếu có yêu cầu hoạt
động thương mại thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân. Đăng ký kinh doanh
theo luật Việt Nam là một thủ tục bắt buộc, là một sự kiện pháp lý thiết lập
24
tư cách thương nhân. Thiếu điều kiện này thì các chủ thể cũng không thể
trở thành thương nhân [20, tr. 54].
Từ việc xem xét khái niệm về thương nhân như trên, ta có thể đưa ra
một số điểm chung nhất về thương nhân như sau:
Thương nhân là những người thực hiện các hành vi thương mại mang
tính chất nghề nghiệp. Tính chất nghề nghiệp được hiểu là chủ thể của hành vi
đó khi tham gia thương trường, họ thực hiện nguyên tắc phân công lao động
xã hội. Họ tìm cách sinh sống bằng loại hành vi đó và hiểu theo nghĩa pháp lý
và quản lý nhà nước, họ được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Sự thừa nhận
của pháp luật trong trường hợp này thể hiện chủ yếu trong việc đăng ký hoạt
động thương mại.
Cũng giống như bất kỳ một chủ thể kinh doanh nào khác, thương nhân
tham gia các hoạt động thương mại là nhằm mục đích sinh lời. Dấu hiệu này
cho thấy các hành vi thương mại của thương nhân luôn chứa đựng khả năng
và yêu cầu cần phải được hạch toán mà thương nhân luôn theo đuổi mục đích
tìm kiếm lợi nhuận trong các hoạt động của mình.
Thương nhân là người chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các hành vi
thương mại mà mình thực hiện, kể cả khi uỷ nhiệm cho người khác. Điều này
được hiểu là người được uỷ nhiệm mua và bán lại vì lợi ích của người uỷ
nhiệm, cũng như người làm công, người quản lý được trả công, người quản lý
được trả công của một cửa hàng, không phải là thương nhân. Ngược lại người
thuê và quản lý một cơ sở kinh doanh để kinh doanh là thương nhân.
Ngoài ra, theo qui định của đa số nước, những thành viên trong công
ty hợp danh và người nhận vốn trong công ty hợp vốn đơn giản mặc dù họ
thực hiện những hành vi thương mại không vì lợi ích của riêng bản thân, mà
vì lợi ích của cả công ty, cũng được xem là thương gia, vì họ phải chịu trách
nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty.
Thương nhân được hiểu có thể là thương gia thể nhân hoặc thương gia
pháp nhân.
25
Như vậy, hiểu một cách chung nhất, thương nhân bao gồm thể nhân
và pháp nhân là những người tiến hành các hoạt động thương mại một cách
độc lập, thường xuyên nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và phải chịu trách
nhiệm đối với các hoạt động thương mại mà mình thực hiện. Những đặc điểm
trên của thương nhân giúp ta phân biệt thương nhân với các chủ thể thuộc các
ngành luật khác.
Để góp phần vào quá trình phát triển hoàn thiện đất nước trong xu
hướng toàn cầu hoá các quan hệ kinh tế quốc tế không thể không nhắc đến vai
trò của thương nhân bởi nó là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền
kinh tế thị trường, thương nhân là người trực tiếp tiến hành các hoạt động
thương mại với nhiều mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau trong quan hệ
kinh doanh đa dạng giao dịch thương mại ngày càng phức tạp vì vậy yêu cầu
điều chỉnh của pháp luật càng trở nên cấp thiết. Xây dựng các qui định của
pháp luật về thương nhân nhằm:
- Tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng cho hoạt động của thương nhân.
- Tạo tiền đề cho thương nhân tiến hành các hoạt động thương mại của
mình phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế
- Thúc đẩy sự phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ thương mại
- Mở rộng giao lưu thương mại với nước ngoài
- Nghiêm cấm những hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường, bán phá
giá, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp
Xây dựng hoàn chỉnh pháp luật về thương nhân cũng chính là tiền đề
tạo điều kiện cho các hành vi thương mại được hiện thực hoá trên thương
trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường thương mại.
1.2.1.2. Phân loại thương nhân
Từ luật thực định của các quốc gia có thể chia thương nhân thành hai
loại cơ bản là thương gia thể nhân và thương gia pháp nhân.