TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN oOo
PHẠM THỊ VÂN
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ BẢO TỒN
GIỐNG GÀ NHIỀU CựA Ở XÃ XUÂN SƠN,
HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
• • • •
Chuyên ngành: Kỹ thuật nông nghiệp
Người hướng dẫn khoa học
ThS. VŨ THỊ THƯƠNG
HÀ NỘI - 2013
PHÀN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế, ngành nông nghiệp nói chung và
ngành chăn nuôi nói riêng đã phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của các giống cao
sản. Tuy nhiên cùng với đó là sự mất đi nguồn gen bản địa với các giống có khả
năng thích nghi cao và mang nét văn hóa của từng vùng miền.
Theo báo cáo của FAO - 1993, có ít nhất 40-45% tất cả các nguồn di truyền
động vật toàn cầu bao gồm khoảng 3.800 giống trong 40 loài đang có nguy cơ bị
tuyệt chủng và khoảng 70% trong số đó lại nằm ở các nước đang phát triển.
Việt Nam vốn có nguồn gen bản địa rất phong phú với các giống gà như:
Hồ, Mía, Đông Tảo, Ri ; các giống lợn như: ỉ, Móng Cái và còn rất nhiều giống
quý khác như sếu đầu đỏ, hươu sao nhưng cũng không nằm ngoài danh sách các quốc gia có
nguồn gen bản địa cần được bảo vệ tránh khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Để bảo tồn sự đa dạng sinh học của nguồn gen bản địa, từ những năm 1990 Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn cùng với Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường đã có nhiều đề tài về
nghiên cứu bảo tồn gen một số giống gà nội theo phương pháp in-situ, nuôi giữ trong nông hộ với
quần thể nhỏ, theo dõi các đặc điểm ngoại hình, tính năng sản xuất của chúng.
Ngày 1-2-2012, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn có Thông tư số 06/2012/TT-
BNNPTNT ban hành “ Danh mục bổ sung nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần được bảo tồn” trong đó
có giống gà nhiều cựa Phú Thọ [1].
Giống gà này chỉ có ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ tập trung nhiều ở hai xã Xuân Sơn và
Xuân Đài. Đây là giống gà chân có móng nhọn, khỏe, có nhiều cựa, thịt loại gà này bổ dưỡng, săn
chắc và thơm ngon. Giống gà bản địa này chủ yếu nuôi ở những vùng núi cao. Trước đây người dân
chưa biết rõ về giá trị của loài gà nhiều cựa của địa phương do đó, họ chỉ chăn nuôi tự nhiên, không
có ý thức chăm sóc đúng kỹ thuật và phòng bệnh, nên giống gà này có nguy cơ bị tuyệt chủng. Mặt
khác hiện nay có rất nhiều giống gà mới được đưa vào sản xuất, khiến cho người chăn nuôi bị thu
hút nên bỏ dần các giống gà địa phương. Người dân thường nuôi thả với rất nhiều giống gà khác
cho nên rất dễ bị lai tạp giống. Trước thực tế đó, việc bảo tồn và phát triển giống gà này nhằm lưu
giữ nguồn gen cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế được nhiều cấp ngành quan tâm.
Năm 2008 Viện chăn nuôi đã xây dựng mô hình “chăn nuôi bảo tồn gà nhiều cựa” ở các xóm
thuộc xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, Phú Thọ với sự hỗ trợ của tổ chức DANIDA (Đan Mạch).
Năm 2010 UBND huyện Tân Sơn đã đầu tư, triển khai dự án “Phát triển nuôi gà nhiều cựa quy mô
hộ gia đình để xóa đói giảm nghèo” ở Xuân Sơn. Vậy tình hình phát triển chăn nuôi và bảo tồn
giống gà nhiều cựa ở địa phương hiện nay sau một số năm triển khai dự án ra sao? Mô hình chăn
nuôi, bảo tồn giống gà nhiều cựa có những hiệu quả gì, còn những điểm gì cần xem xét để việc phát
triển và bảo tồn giống gà nhiều cựa ở địa phương cũng như các giống bản địa khác được bền vững?
Với mục đích về những vấn đề này chúng tôi tiến hành đề tài: “Phát triển chăn nuôi và bảo tồn
giống gà nhiều cựa ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ’’
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nắm được tình hình phát triển chăn nuôi và tìm hiểu mô hình chăn nuôi, bảo tồn giống gà
nhiều cựa ở địa phương.
- Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển chăn nuôi và bảo tồn giống gà nhiều cựa ở địa
phương.
PHÀN 2: NỘI DUNG
•
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Văn-K35D 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Phân loại và nguồn gốc gà nhà
1.1.1. Phân loại
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [11] gà thuộc:
Giới (Kingdom): Animal Ngành (Phylum): Chordata Lớp (Class):
Aves Bộ (Orders): Galli formes Họ (Family): Phasianidae Chủng
(Genus): Gallus Loài (Species): Gallus Nòi gà Ri, gà Đông Tảo, gà
Hồ
1.1.2. Nguồn gốc và phân bổ gà nhà
Theo tác giả Đặng Hữu Lanh và cộng sự (1999) [5], gà nhà ngày nay có nguồn gốc từ gà
rừng gallusgallus bao gồm 3 loại kiểu hình sau:
- Kiểu Bankiva: nhiều lông, dán vào mình, ức nở, mào và dái tai lớn, mỏ cong dài và nhọn.
- Kiểu Mã Lai: ít lông, cấu trúc lông cứng, mào và dái tai nhỏ, đầu nhỏ, mắt lõm, mỏ khỏe
ngắn.
- Kiểu Cocbin: nhiều lông, bồng, mào dái tai vừa nhỏ, mào đỏ, mỏ
ngắn.
Gà được thuần hoá đầu tiên ở Đông Nam Á và từ đó phân bố đi khắp thế giới.
Nước ta là một ừong những trung tâm thuần hoá gà đầu tiên của vùng Đông Nam Á, đản gà
được nuôi sớm nhất ở vùng Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Tây cách đây chừng hơn 3.000 năm. Từ những
giống gà nuôi ban đầu là tiền thân của gà Ri hiện nay, trải qua hàng ngàn năm nhân dân ta đã tạo ra
các giống gà: gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Mía, gà Chọi
1.2. Các tính trạng ngoại hình của gia cầm
Theo Đặng Hữu Lanh (1999) [5], màu sắc da, lông là mã hiệu của giống, là tín hiệu để nhận
dạng giống.
- Bộ lông:
Màu sắc lông da là một chỉ tiêu chọn lọc con giống, thông thường màu sắc lông đồng nhất là
giống thuần, màu không đồng nhất là giống không thuần đã bị pha tạp (tất nhiên không phải giống
nào cũng thế).
Màu sắc lông gia cầm do sắc tố melanin và xantophin. Melanin có ở da và gốc lông không
phụ thuộc vào lứa tuổi. Xantophin chỉ nằm ở da và từ thức ăn đưa vào.
Sắc tố lông được cố định ngay từ lúc còn trong bào thai do thể nhiễm sắc của tùng tế bào hay
từng mảng da có thể do nhũng biến dị soma.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Văn-K35D 3
Lông gia cầm có những màu sắc khác nhau là do mức độ oxy hoá các tiền sắc tố trong tế bào
lông. Nếu các chất sắc tố là nhóm lipocrom thì lông có màu vàng, xanh tươi hoặc màu đỏ, nếu
không có chất sắc tố thì lông có màu trắng. Sự thay đổi màu sắc lông phụ thuộc vào màu sắc, hình
thức, sự phân bố các hạt màu trong tế bào và số lượng các lớp tế bào cấu trúc và khả năng thu nhận
ánh sáng của tế bào ấy.
- Đầu:
Cấu tạo bộ xương của đầu được coi là có độ tin cậy nhất trong việc đánh giá đầu. Gà trống
có đầu giống đầu gà mái có tính dục kém. Gà mái có đầu giống đầu gà trống sẽ không đạt được khả
năng sản xuất cao nhất, trứng đẻ ra thường không có phôi.
- Mắt:
Mắt của những gia cầm được công nhận là có giá trị kinh tế cao thường tương đối to và lồi.
Màu sắc tiêu chuẩn của mống mắt là từ màu đỏ đến màu da cam, hai mắt phải có màu giống nhau.
- Mào:
Mào vào mào dưới thuộc về đặc điểm sinh dục phụ. Theo hình dáng của mào, mào dưới,
mào tai có thể suy đoán được tình trạng sức khoẻ và điều kiện sống của chúng. Mào gà đa dạng về
hình dáng như mào cờ, mào đơn, mào nụ, mào hoa hồng, mào hạt đậu, kích thước, màu sắc và đặc
trung cho từng giống. Các giống gà nhẹ cân, mào có kích thước trung bình, mào tai mềm và trắng.
Các giống gà nặng cân, mào nhỏ hơn, mào tai mỏng và đỏ.
- Mỏ:
Mỏ phải chắc và ngắn, mỏ trên và mỏ dưới phải phù họp với nhau. Gà có mỏ dài và mảnh
không có khả năng sản xuất cao.
- Chân:
Gia cầm hầu hết có 4 ngón, rất ít có 5 ngón (như gà Ác), cổ, bàn và ngón chân thường có vẩy
sừng bao kín, cơ tiêu giảm chỉ còn gân và da.
Chân gà phải chắc và không được thô, 2 bên to hơn có vảy bóng che phủ.
1.3. Các tính trạng sinh sản của gia cầm.
Sinh sản là tính trạng được các nhà chọn giống quan tâm. Đối vói gia cầm các tính trạng sinh
sản mà các nhà chọn giống quan tâm là: tuổi đẻ quả trứng đầu tiên, thời gian đẻ, tỷ lệ đẻ, năng suất
trứng, tuổi thành thục sinh dục.
1.3.1. Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả năng tham gia quá
trình sinh sản. Đối với cá thể là tuổi đẻ quả trứng đầu tiên, còn đối với đàn gà thì tuổi đẻ quả trứng
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Văn-K35D 4
đầu tiên là thời điểm tỷ lệ đẻ đạt 5% so với toàn đàn.
Tuổi bắt đầu đẻ và kích thước cơ thể có tương quan nghịch. Những gia cầm tầm vóc bé, khối
lượng cơ thể nhỏ có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn gia cầm có khối lượng cơ thể to hơn. Tuổi
thành thục sinh dục chịu sự ảnh hưởng của ngày, tháng nở của gà con, nói đúng hơn là độ dài ngắn
của ngày chiếu sáng, khoảng thời gian chiếu sáng tự nhiên hay nhân tạo cũng như khối lượng cơ
thể.
1.3.2. Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ
Năng suất trứng hay sản lượng trứng là số lượng trúng đẻ ra trong một thời gian nhất định.
Năng suất trứng là một tính trạng di truyền, phản ánh chất lượng giống và phụ thuộc nhiều vào điều
kiện ngoại cảnh. Sản lượng trứng của gà giảm dần theo tuổi, thường thì sản lượng năm thứ hai giảm
15 - 20% so với năm thứ nhất (Nguyễn Thị Mai và cộng sự, 2009) [8].
Việc sản xuất trứng do các yếu tố quyết định là: thời gian kéo dài sự đẻ trứng, cường độ đẻ
trứng, thời gian nghỉ đẻ mùa đông, tuổi thành thục và bản năng đòi ấp.
• Thòi gian đẻ:
Thời gian đẻ ảnh hưởng rõ rệt đến sức sản xuất trứng. Thời gian đẻ được tính theo thời gian
đẻ trứng của năm đầu, nghĩa là từ khi bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên đến khi thay lông hoàn toàn.
Thời gian đẻ chịu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng. Do đó để kéo dài thời gian đẻ có thể
sử dụng ánh sáng nhân tạo.
• Cường độ đẻ trứng:
Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong thời gian ngắn, có lien quan chặt chẽ đến sức đẻ
trứng trong cả năm của gia cầm. cường độ đẻ trứng mang đặc điểm của từng giống và đặc trưng
riêng cho từng cá thể gà mái và cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như chế độ nuôi dưỡng,
phương thức chăn nuôi. Theo Nguyễn Văn Thạch (1996) [10], gà Ri nuôi bán thâm canh có tỷ lệ đẻ
cao hơn so với gà Ri nuôi chăn thả (39,43% so với 31,45%). Chu kỳ đẻ trứng là sản lượng trứng đẻ
ra trong một thời gian liên tục không có sự ngắt quãng.
• Bản năng đòi ấp:
Bản năng đòi ấp phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Những giống nhẹ cân ít nhiều không đòi ấp
trong khi những giống nặng cân và trung bình đòi ấp nhiều hơn.
Bản năng đòi ấp chịu sự tác động của nhiệt độ và độ chiếu sáng, nhiệt độ cao, độ chiếu sáng
thấp thì bản năng đòi ấp tăng.
Năng suất trứng là tính trạng do nhiều gen kiểm soát. Gen quy định nó nằm trên NST thường
và bị hạn chế bởi giới tính. Hệ số di truyền của sản lượng trứng ba tháng đẻ đầu là h
2
= 0.22.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Văn-K35D 5
Tỷ lệ đẻ là một chỉ tiêu biểu thị khả năng đẻ trứng. Tỷ lệ đẻ trứng bình quân toàn đàn là một
chỉ tiêu phản ánh đặc tính của khả năng đẻ trứng toàn đàn. Tỷ lệ đẻ tỷ lệ thuận với năng suất trứng.
1.3.3. Các đặc điểm của trứng
13.3.1. Hình dạng trứng
Hình dạng trứng là một đặc điểm của từng cá thể, vì vậy nó do nguyên nhân di truyền ở một
mức độ rõ rệt.
Trứng gia cầm có hình trứng một đầu to, một đầu nhỏ hoặc hình elip
với hai đầu trứng tròn đều. Biến dị trong hình dạng trứng ít hơn
so với khối lượng. Hình dạng trứng không bị biến dị theo mùa.
Những quả trứng đầu tiên trong chu kỳ đẻ và sau một thời gian nghỉ
đẻ kéo dài hơn và nhỏ hơn một chút. Hệ số di truyền hình dạng trứng
đến nay vẫn chưa rỗ. Chỉ số hình dạng trứng (dài/rộng)
trung bình là 0,74. Đây là một trong những chỉ tiêu căn bản để đánh giá chất lượng bên trong
của trứng.
Hình dạng trứng có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong tiêu thụ, vận chuyển, bảo quản mà
còn liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ ấp nở.
1.3.3.2. Khối lượng trứng
Khối lượng trứng là cơ sở để đánh giá sản lượng trứng tuyệt đối của một cá thể hay một đàn.
Khối lượng trứng có mối tương quan nghịch với năng suất và tương quan thuận với tuổi thảnh thục
sinh dục và khối lượng cơ thể. Khối lượng trứng phụ thuộc vào: loài, giống, tuổi đẻ, tuổi thành thục
sinh dục, khối lượng gà lúc bắt đầu đẻ, chỉ số hình thái trứng Ngoài ra khối lượng trứng còn phụ
thuộc vào mùa vụ, thức ăn, hoạt động của tuyến giáp và các loại thuốc dùng để chữa bệnh.
Khối lượng trứng của các giống gà nước ngoài từ 55 - 60g. Đối với gà nội khoảng 40 - 50g là
phù hợp với sinh lý và bản năng ấp của gà.
1.3.3.3. Màu sắc và chất lượng vỏ trứng
Trứng gà thường có màu nâu và trắng (riêng gà Araukan - Nam Mỹ trứng có màu xanh).
Màu vỏ trứng đậm nhất vào mùa thu và đầu mùa đông (nguyên nhân do trứng đẻ ra nhiều làm giảm
sự tích luỹ sắc tố của tế bào).
Độ dày và độ bền (hay độ chịu lực) của vỏ trứng là những chỉ tiêu quan trọng đối với trứng
gia cầm, có ảnh hưởng đến kết quả ấp nở và vận chuyển. Độ dày vỏ trứng được xác định bằng
thước đo độ dày khi đã bóc vỏ dai.
Độ dày và độ bền của vỏ trứng phụ thuộc vào giống, tuổi, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng.
Độ dày vỏ trứng được xác định bằng thước đo độ dày khi đã bóc vỏ dai. Trứng gà Mía ở 38 tuần
tuổi có độ dày trung bình 0,36mm và độ chịu lực 2,88 kg/cm
2
. Trứng gà Lương Phượng Hoa ở 38
tuần có độ dày vỏ trung bình 0,35mm và độ chịu lực 4,46 kg/cm
2
.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Văn-K35D 6
Độ dày vỏ trứng biến động 0,311 - 0,588 mm.
Vỏ trứng bình thường xốp và soi không có vết.
1.3.3.4. Khả năng thụ tinh, tỷ lệ ấp nở
• Khả năng thụ tinh
Khả năng thụ tinh được đánh giá qua tỷ lệ trứng có phôi. Sự thụ tinh là quá trình tinh trùng
kết họp với tế bào trứng tạo thành 1 hợp tử. Khả năng thụ tinh là một chỉ tiêu để đánh giá sức sinh
sản của đời bố mẹ. Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào trạng thái dinh dưỡng, sự chênh lệch về khối lượng
gia cầm bố mẹ, sức khỏe của đàn giống, mùa vụ và nhiệt độ môi trường. Sự thích ứng cá thể trong
giao phối có ý nghĩa đặc biệt làm tăng tỷ lệ trứng có phôi. Gà trống có tỷ lệ thụ tinh cao đối với gà
mái này nhưng có thể không cao đối với gà mái khác. Giao phối cận huyết cũng làm giảm tỷ lệ thụ
tinh. Trong cùng một giống, dòng gà khối lượng cơ thể lớn có tỷ lệ thụ tinh kém hơn so với dòng
gà có khối lượng cơ thể thấp. Sự khác nhau do tính năng đạp mái của gà trống dòng nặng kém hơn
3 lần so với trống dòng nhẹ cân.
• Tỷ lệ ấp nở
Tỷ lệ ấp nở là một chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sức sinh sản của gia cầm trong chăn
nuôi. Kết quả ấp nở được xác định bằng các công thức khác nhau tùy mục đích. Thông thường
trong sản xuất, tỷ lệ ấp nở được xác định bằng tỷ lệ giữa số con nở ra so với tổng số trứng đem ấp.
Trong nghiên cứu, để xác đinh các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nở hoặc chất lượng máy ấp, người
ta tính tỷ lệ ấp nở bằng tỷ lệ giữa số con gà nở ra so với trứng có phôi. Để xác định chất lượng toàn
bộ đàn giồng người ta tính bằng tỷ lệ giữa gà con nở so với trứng đẻ ra.
Kết quả ấp nở phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng 2 yếu tố chính là di truyền và điều kiện
môi trường.
Môi trường bên trong quyết định bởi đàn bố mẹ, khối lượng trứng, sự cân đối giữa các thành
phần cấu tạo và cấu trúc vỏ ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở. Những quả trứng có kích thước quá lớn hay
quá nhỏ đều có khả năng nở kém hơn những quả trứng có kích thước trung bình. Olsen và Kavnes
(1949) cũng xác định rằng, tỷ lệ nở cao nhất ở những quả trứng có hình dạng, khối lượng bình
thường, tỷ lệ lòng trắng/lòng đỏ là 2/1.
Điều này được giải thích có thể do sự không ăn khớp giữa khối lượng protein và noãn hoàng
với bề mặt của trứng.
Môi trường bên ngoài bao gồm: các khâu vệ sinh, thu nhặt, bảo quản trứng, kỹ thuật ấp
trứng bất kỳ yếu tố đan lẻ nào cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của phôi.
Ngoài yêu cầu về kỹ thuật ấp trứng, tỷ lệ ấp còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng
và quản lý đàn bố mẹ, khả năng sinh trưởng của gia cầm.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Văn-K35D 7
1.4. Các tính trạng sinh trưởng của gia cầm
1.4.1. Khái niệm
Sinh trưởng là sự tăng kích thước và khối lượng của sinh vật đang ở giai đoạn lớn lên. Trong
hai chỉ tiêu tăng kích thước và tăng khối lượng, chỉ tiêu tăng kích thước là đáng tin cậy hơn vì khối
lượng sinh vật có thể tạm thời biến động tuỳ theo chế độ dinh dưỡng.
Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao,
chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở di truyền của đời
trước. Sự sinh trưởng chính là quá trình tích lũy dần dần các chất mà chủ yếu là protein, nên tốc độ
tích lũy của các chất cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ
thể.
Phát triển là sự biến đổi không những về đặc điểm hình thái mà cả chức năng sinh lý theo
từng giai đoạn của cuộc đời sinh vật.
Sinh trưởng và phát triển luôn gắn liền với nhau, bổ sung cho nhau để sinh vật lớn lên và
trưởng thành. Sinh trưởng là điều kiện của phát triển và phát triển làm thay đổi sự sinh trưởng.
Ở gà, căn cứ vào sự sinh trưởng của các cá thể con, người ta có thể phân biệt các giai đoạn
phát triển như sau: giai đoạn phát triển của phôi trong trứng trước khi đẻ, giai đoạn phát triển của
phôi trong trứng sau khi đẻ, giai đoạn trứng nở thành con (sơ sinh) đến khi thành thục sinh dục, giai
đoạn sinh sản. Mỗi giai đoạn đều có những đặc điểm hình thái, sinh lý đặc trưng.
1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá độ sinh trưởng
• Tốc độ mọc lông:
Quá trình thay đổi bộ lông sơ sinh để mọc lông mới đầu tiên trong một thời gian nhất định
của một giống, trải qua nhiều giai đoạn nhanh, chậm khác nhau gọi là tốc độ mọc lông.
Tốc độ mọc lông là một tính trạng di truyền có liên quan đến đặc điểm trao đổi chất, sinh
trưởng phát triển của gia cầm, là chỉ tiêu đánh giá sự thành thục sinh dục. Gia cầm có tốc độ mọc
lông nhanh, sự thành thục về thể trọng sớm, chất lượng thịt tốt, khả năng kháng bệnh cao hơn gia
cầm có tốc độ mọc lông chậm. Song dù có tốc độ mọc lông chậm thì từ 8 -12 tuần tuổi gà cũng mọc
lông đủ. Tốc độ mọc lông của gia cầm phụ thuộc vào giống, cá thể, giới tính và điều kiện chăm sóc.
• Kích thước các chiều đo:
Kích thước cơ thể là một biểu hiện cho sinh trưởng, đặc trưng cho quá trình sinh trưởng và
đặc trưng cho giống, qua đó phân biệt giống, dòng. Kích thước cơ thể luôn có mối tương quan với
khối lượng cơ thể qua đó có thể đánh giá sự sinh trưởng và áp dụng cho chọn giống.
• Khối lượng C thể:
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Văn-K35D 8
về mặt sinh học, sinh trưởng là quá trình tổng hợp, tích lũy các chất mà chủ yếu là protein.
Do đó có thể lấy việc tăng khối lượng cơ thể làm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của vật
nuôi.
Ở từng giai đoạn phát triển, chỉ tiêu này xác định sự sinh trưởng của cơ thể tại một thời
điểm, nhưng lại không khẳng định được sự sai khác về tỷ lệ sinh trưởng giữa các thành phần của cơ
thể trong cùng một thời gian ở các độ tuổi. Khối lượng cơ thể được tính bằng g/con hoặc kg/con.
Và được biểu thị bằng đồ thị sinh trưởng tích lũy.
• Tốc độ sinh trưởng:
Tốc độ sinh trưởng là cường độ tăng các chiều cơ thể trong một khoảng thời gian xác định.
Trong chăn nuôi gia cầm, 2 chỉ số mô tả tốc độ sinh trưởng là tốc độ sinh trưởng tương đối và tốc
độ sinh trưởng tuyệt đối.
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể trong
một khoảng thời gian xác định. Độ sinh trưởng tuyệt đối chính là sự gia tăng về khối lượng sống
trung bình trong 1 ngày đêm.
Tốc độ sinh trưởng tương đối là tỷ lệ % tăng lên của khối lượng, kích thước và thể tích cơ
thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc ban đầu khảo sát.
Tốc độ sinh trưởng tương quan dương với tốc độ mọc lông và hiệu quả sử dụng thức ăn. Tốc
độ sinh trưởng của vật nuôi phụ thuộc vào giống, loài, giới tính, đặc điểm cơ thể và điều kiện môi
trường.
1.4.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến sinh trưởng
Các tính trạng về sinh trưởng là các tính trạng số lượng nên ngoài phần ảnh hưởng do các
yếu tố của bản thân con vật (giống, tính biệt), chúng còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
như: Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, thức ăn, phương thức chăn nuôi
+ Ảnh hưởng của dòng, giống
Mỗi dòng hay mỗi giống gia cầm có nhiều điểm khác nhau về đặc điểm ngoại hình, sức sản
xuất, khả năng kháng bệnh .từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng. Nhiều nghiên cứu đã
khẳng định sự sinh trưởng của từng cá thể, giữa dòng, giống có sự sai khác.
Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994) [4], cho biết sự khác nhau giữa các giống gia cầm rất
lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng khoảng 500 - 700g (từ 15 - 30%).
Theo Hoàng Phanh (1996) [9], khối lượng gà Mía lúc 12 tuần tuổi là 1503g. Còn kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Huy Đạt và cộng sự (2005) [3] trên gà Đông Tảo giai đoạn 12 tuần tuổi là
1404,7g.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Văn-K35D 9
+ Ảnh hưởng của tính biệt
Giới tính khác nhau thì đặc điểm và chức năng sinh lý cũng khác nhau nên khả năng đồng
hoá, dị hoá và quá trình trao đổi chất dinh dưỡng của chúng là khác nhau. Thường con trống có
cường độ sinh trưởng lớn hơn so với con mái.
Gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái, các tác giả cho rằng sự sai khác này do
gen liên kết giới tính, những gen này ở gà trống hoạt động mạnh hơn gà mái. Lúc mới nở gà trống
nặng hơn gà mái và tuổi càng tăng thì sự khác nhau càng lớn.
+ Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Kết quả nghiên cứu của các tác giả Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1995) [11], khẳng định
thức ăn và dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của gia cầm. Hàm lượng các axit
amin là rất quan trọng, đặc biệt nếu thiếu Methionin trong khẩu phần sẽ có hại cho sinh trưởng và
hiệu số chuyển hóa thức ăn.
+ Ảnh hưởng của các yểu tổ môi trường.
Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng của gia cầm như: Nhiệt độ, độ
ẩm, ánh sáng, độ thông thoáng Trong đó nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố luôn thay đổi theo mùa
vụ và có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm.
Nhiều nghiên cứu cho rằng khi nhiệt độ môi trường lên cao trên 36 - 37°c sẽ gây stress nhiệt,
làm giảm quá trình trao đổi chất và hoạt động của cơ thể, từ đó giảm lượng thức ăn tiêu thụ và
giảm tốc độ sinh trưởng. Do vậy, cần phải đảm bảo điều kiện chuồng nuôi có độ thông thoáng tốt,
cung cấp đủ ôxy, đồng thời có mật độ nuôi cũng như chế độ chiếu sáng thích họp để tăng hiệu quả
chăn nuôi.
Trong chăn nuôi gia cầm cần phải chú ý đến yếu tố ánh sáng, vì gia cầm là loài rất nhạy cảm
với ánh sáng, đặc biệt là giai đoạn gà con và giai đoạn gà đẻ. Nếu thời gian và cường độ chiếu sáng
phù họp thì thuận lợi cho hoạt động ăn, uống từ đó ảnh hưởng tốt tới khả năng sinh trưởng.
1.5. Sức sống và khả năng kháng bệnh
Sức sống và khả năng kháng bệnh là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả
chăn nuôi, bị chi phối bởi yếu tố di truyền và môi trưởng ngoại cảnh. Sức sống được thể hiện ở khả
năng có thể chống lại những ảnh hưởng bất lợi của môi trường, cũng như ảnh hưởng khác của dịch
bệnh.
Theo Đặng Hữu Lanh và cộng sự (1999) [5], sức kháng bệnh là tính trạng do nhiều gen kiểm
soát và chịu ảnh hưởng của nhiều điều kiện môi trường
Hệ số di truyền về sức sống ở gia cầm rất thấp nên sức sống chủ yếu phụ thuộc vào môi
trường.
Động vật thích nghi tốt thể hiện sự giảm khối lượng cơ thể thấp nhất khi bi stress, có sức
sinh sản tốt, sức kháng bệnh cao,sống lâu và tỷ lệ chết thấp. Sức đề kháng khác nhau ở các giống,
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Văn-K35D 10
các dòng, thậm chí giữa các cơ thể. Khi điều kiện sống thay đổi gà lông màu có khả năng thích ứng
tốt với môi trường sống.
Nguyễn Đăng Vang và cộng sự (1999) [13],cho biết tỷ lệ nuôi sống
gà Ri giai đoạn (0-9 tuần tuổi) và sinh sản (19-23 tuần tuổi) đạt
tương ứng 92,11% và 97,25%.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Văn-K35D 11
Yì vậy, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi cần chọn những giống gia cầm có
khả năng thích nghi cao, đồng thời cần có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng họp lý và
thực hiện đúng quy trình phòng bệnh.
1.6. Tình hình bảo tồn nguồn gen vật nuôi trong và ngoài nước
1.6.1. Tình hình bảo tồn nguồn gen vật nuôi trên thế giới
Đứng trước nguy cơ mất dần tính đa dạng sinh học, từ nhiều năm gần đây dư
luận và các nhà khoa học của nhiều quốc gia đã có các hành động tích cực nhằm
bảo vệ các loài động vật qúy hiếm khỏi sự tuyệt chủng với sự ra đời của Hiệp hội
bảo tồn thiên nhiên thế giới (WCU) nay gọi là qũy Quốc tế về thiên nhiên (WWF),
tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và chương
trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP). Bên cạnh đó nhiều khu bảo tồn quy mô
lớn đã được thiết lập ở nhiều khu vực sinh thái khác nhau, tại nhiều quốc gia khắp
các châu lục, Hiệp định về cấm buôn bán các loài thú quý hiếm đã được ký kết và
thi hành có hiệu quả. Sách đỏ (Red book) đã được Uỷ ban về các loài thú sống sót
(Species Suvival Commission của IUCN) xuất bản. Nhờ đó nhiều loài thú bị đe
doạ tuyệt chủng đã được bảo hộ, nhiều loài biến mất trong hoang dã đã được khôi
phục và đưa trở lại môi trường sống của chúng.
Nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ ra đời ở các nước, các khu vực
dẫn đến sự ra đời của Tổ chức Quốc tế về các giống qúy hiếm (RBI). Các hội thảo
Quốc tế về bảo tồn giống động vật được tổ chức tại nhiều nơi trên thế giới thống
nhất chương trình hành động và đặt ra các mục tiêu, nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen
động vật trên bình diện toàn cầu. Có hai phương thức bảo tồn nguồn gen vật nuôi
đó là bảo tồn in-situ và bảo tồn ex-situ.
• Bảo tồn in-situ
Là bảo tồn tại chỗ: là hình thức bảo tồn vật nuôi ngay trong môi trường mà
nó sinh ra và lớn lên, là hình thức bảo tôn đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái
vận động tiến hoá của nơi cư trú nguyên thuỷ hoặc môi trường tự nhiên.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Vân - K35D 12
• Bảo tồn ex-situ
Là hình thức duy trì quần thể nhỏ, được quản lý chặt chẽ ở ngoài môi trường
tự nhiên của nó bằng phương pháp nhân tạo hay bán nhân tạo. Bảo tồn ex-situ bao
gồm:
- Bảo tồn trong phòng thí nghiệm.
- Bảo tồn lạnh vật chất di truyền: Tinh trùng, phôi, AND, tế bào hoặc trứng.
1.6.2. Tĩnh hình bảo tồn nguồn gen vật nuôi trong nước
Việt Nam là một trong số ít nước phong phú về giống vật nuôi nội địa. Đặc
điểm nổi bật của các giống này là khả năng chống bệnh cao, khả năng sử dụng thức
ăn nghèo dinh dưõng tốt, thịt thơm ngon, thích nghi với điều kiện sinh thái từng
vùng.
Chính vì nhận thức sâu sắc hiểm hoạ đang đến với các giống vật nuôi bản
địa, từ năm 1989 đến nay, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã cho thực
hiện đề án Bảo tồn nguồn gen vật nuôi. Yà từ năm 1990 đến nay dự án đã được
tiến hành trên phạm vi cả nước, với sự tham gia của nhiều cơ quan. Kết quả là
nhiều giống có đặc điểm di truyền độc đáo như gà Hồ, Đông Tảo đã được bảo
tồn, thoát được hiểm hoạ tuyệt chủng, thu thập được nhiều tư liệu và các giống gia
súc, gia cầm trong nước để tập họp xử lý và lưu giữ trong máy tính, bên cạnh đó đề
án còn tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của mọi người về bảo tồn nguồn gen
vật nuôi.
Ở nước ta, đàn gà phân bố không đều chủ yếu tập trung ở
vùng núi và trung du phía bắc (27,5%), vùng đồng bằng
sông Hồng (24,7%), vùng đồng bằng sông Cửu Long
(15,6%), còn lại là các vùng khác. Ngành chăn nuôi gà
cho đến nay vẫn chủ yếu là chăn nuôi các giống gà nội
(75 - 80%) theo phương thức chăn thả tự do, tận dụng
các thức ăn rơi vãi từ thu hoạch lúa, ngô Tuy nhiên,
gà
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Vân - K35D 13
nội chưa được tập trung chọn lọc, bị pha tạp, nhiều các giống, dòng chưa
được xác định rõ rệt, các công trinh nghiên cứu về các giống gà nội còn ít. Song
mấy năm gần đây nhà nước đã có chủ trương nghiên cứu và phát triển chăn nuôi
các giống gà địa phương để bảo tồn quỹ gen vật nuôi và đảm bảo tính đa dạng sinh
học trên toàn cầu.
Theo các tác giả Lê Viết Ly (2001) [6], thì đến nay chúng ta có kết quả
nghiên cứu về các giống gà nội như sau:
• Gà Mía: Có nguồn gốc từ tỉnh Hà Tây. Gà có dáng thô, mào đơn, mình
ngắn, chậm chạp. Gà mọc lông chậm. Thành thục muộn ( 7 - 8 tháng).
Gà mái lông vàng nhạt hoặc nâu xen kẽ lông đen ở cánh và đuôi, gà mái đạt
2,6 - 3,0 kg. Sức đẻ trứng đạt 70 - 80 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 50 -
55 g/quả.
Gà trống có màu lông đỏ sẫm xen lông đen, hai hàng lông cánh chính xanh
biếc, gà trống đạt 3,0 - 3,5 kg.
• Gà Hồ: Có nguồn gốc từ tỉnh Bắc Ninh. Cả gà trống và gà mái đều có mào
xuýt, mào nụ, gà to cao trường, chân cao. Tuổi thành thục muộn ( 7-8
tháng).
Gà mái có mã thó (màu đất thó, màu trắng), mã sẻ (màu chim sẻ). Khối
lượng gà mái 3 - 3,5 kg. Sức đẻ trứng 40-50 quả/mái/năm, khối lượng trứng 51
g/quả.
Gà trống có mã lĩnh (màu đen), mã mận (màu mận chín). Khối lượng gà
trống 3,5 - 4 kg.
• Gà Đông Tảo: Có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên. Gà có dáng to, thô, đùi và
ống chân rất to, ngón chân múp míp, chân có vảy thịt, mào kép, mào nụ, da
màu vàng.
Gà mái trưởng thành có lông màu vàng nhạt hoặc màu nâu nhạt, khối lượng
giai đoạn trưởng thành của gà mái là 3 - 3,5 kg. Sản lượng trứng 60 - 70
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Văn-K35D 14
quả/mái/năm
Gà trống hầu hết có màu lông mận chín pha lẫn lông đen, đỉnh đuôi và cánh
có màu lông đen ánh xanh. Khối lượng giai đoạn trưởng thành gà trống là 3,5 - 4
kg.
• Gà Ác Việt Nam; Gà được thuần dưỡng và phát triển đầu tiên ở các tỉnh
Trà Vinh, Long An, Kiên Giang Hiện nay, đã được di thực ra miền Trung
và miền Bắc. Gà Ác thường được sử dụng như một vị thuốc bổ (hầm với
thuốc bắc).
Đây là một giống gà có tầm vóc nhỏ bé, thịt và xương màu đen, lông trắng
tuyền xù như bông, mỏ chân cũng màu đen, mào cờ phát triển, chân có 5 ngón
(ngũ trảo), có lông.
Kết quả nghiên cứu của một số tác giả về tỷ lệ nuôi
sống của gà Ác giai đoạn 1 - 5 6 ngày tuổi là 88,3%, sau
đó ổn định không hao hụt. về sinh trưởng: Gà có khối
lượng nhỏ, lúc 16 tuần tuổi con trống đạt 724,62g, con
mái 565,05g.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Văn-K35D 15
Chương 2
ĐÓI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Giống gà nhiều cựa nuôi tại nông hộ ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh
Phú Thọ.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn,
tình Phú Tho.
2.2.2. Một sổ đặc điểm của giống gà nhiều cựa nuôi tại địa phương.
2.2.3. Tình hình phát triển chăn nuôi giống gà nhiều cựa ở địa phương
nghiên cứu.
2.2.4. Tìm hiểu mô hình phát triển chăn nuôi, bảo tồn giống gà nhiều
cựa ở địa phương.
2.3. Phưong pháp nghiên cứu
- Đọc tài liệu.
- Thu thập số liệu sơ cấp: thông qua quan sát, điều tra, phỏng vấn
- Thu thập số liệu thứ cấp: từ các báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh
tế, xã hội địa phương; báo cáo tổng kết thực hiện dự án.
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kỉnh tế, xã hội xã Xuân Sơn, huyện Tân
Sơn, tình Phú Thọ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Xuân Sơn là xã vùng sâu vùng xa, xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Sơn,
là một trong số 14 xã đặc biệt khó khăn nằm trong chương trình 135 giai đoạn II.
Xã Xuân Sơn phía đông giáp xã Xuân Đài, phía tây giáp Phù Yên Sơn La - tỉnh
Sơn La và huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình, phía bắc giáp xã Đồng Sơn Lai Đồng và
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Vân - K35D 16
Tân Sơn - huyện Tân Sơn, phía nam giáp xã Kim Thượng - huyện Tân Sơn. Tổng
diện tích tự nhiên là 65,48 km
2
.
Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 22°C-23°C. Mùa lạnh từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trong các tháng này
xuống dưới 20°c, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 1. Mùa nóng do ảnh
hưởng của gió mùa Đông Nam nên thời tiết luôn nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ
trung bình trên 25°c, nóng nhất vào tháng 6 và 7[15].
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội
Trên địa bàn xã có tổng số: 274 hộ với 1095 nhân khẩu, có 4 khu hành
chính là: xóm Lạng, xóm Dù, xóm cỏi, xóm Lấp. Đồng bào dân tộc Dao chiếm
50,3%, Mường 49,3%, dân tộc Nùng: 0,4% dân số (2012).
Người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, phong tục tập quán lạc hậu,
nhận thức còn hạn chế, khó tiếp thu, vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất trồng trọt, chăn nuôi. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn xã chủ
yếu là chăn thả tự nhiên, đàn gia súc phần lớn là thả dông cho nên việc chăm sóc
phòng dịch bệnh chưa được kịp thời.
Bên cạnh đó thời tiết khí hậu những năm vừa qua diễn biến phức tạp, hệ
thống thủy lợi kém phát triển, thiếu nước tưới tiêu gây khó khăn cho hoạt động
canh tác cây trồng của người dân. Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ
đến phát triển kinh tế ở xã.
Trên địa bàn xã có vườn Quốc gia Xuân Sơn, hang Lạng là những danh lam
nổi tiếng thu hút khách du lịch, tuy nhiên chính quyền và người dân nơi đây chưa
khai thác tốt thế mạnh này để tăng thêm thu nhập, chỉ là những dịch vụ nhỏ, lẻ, tự
phát, không chuyên nghiệp.
Thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2012 đạt khoảng 4,5
triệu/người/năm, chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi.
3.2. Một số đặc điểm của giống gà nhiều cựa nuôi tại địa
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Vân - K35D 17
phương 3.2.1 Đặc điểm ngoại hình
Có sự tranh cãi là gà ở Xuân Sơn mang nhiều cựa hay mang nhiều “ngón”
vì cựa gà ở đây không cứng như cựa gà thường mà gần giống như ngón chân gà.
Ngón chân của gà bình thường ngoài chuyện để di chuyển thì còn để cào bới và
bấu vào cây. Nhưng ngón chân đeo vào chân của gà nhiều cựa ở Xuân Sơn lại
không làm nhiệm vụ đó, vì vậy có thể gọi là cựa. Hơn nữa, gà có đủ chín cựa khá
hiếm, vì vậy sau nhiều tranh cãi các nhả khoa học đã thống nhất gọi gà có nhiều
cựa ở Xuân Sơn là “ gà nhiều cựa”.
Gà nhiều cựa từ khi nở ra ở mỗi bên chân mọc từ 2 đến 3 cựa, về sau gà
trưởng thành đặc biệt có một số con mọc thêm mỗi bên chân 1 cựa hoặc đến 2 cựa.
Cựa rất mềm không cứng như ở bàn chân chính. Mỗi cựa dài ngắn khác nhau, mọc
nối theo hàng. Đặc biệt cựa trên cùng hoàn toàn chỉ là sừng và rất cong.
Đặc điểm màu lông: con trống thường có màu hoa mơ pha
với tím sẫm; gà mái: vàng nhạt, vàng trắng, hoa mơ; gà
nhiều cựa thường có ở những con lông màu đỏ; những con
màu nâu, màu trắng thường ít có.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Vân - K35D 18
Mào màu đỏ tươi; đuôi cong, mắt sáng.
Một số đặc điểm ngoại hình của gà nhiều cựa (hình 1) được mô tả ở bảng
sau:
Bảng 1: Đặc điểm ngoại hình giống gà nhiều cựa
Chỉ tiêu Gà con Trưởng thành
Trống Mái
Màu lông
Màu lông đa
dạng: Nâu, sọc
dưa, vàng nhạt
Bộ lông sặc sỡ
nhiêu màu: hoa mơ
pha tím sẫm và hoa
mơ đen thẫm, đen
đỏ, mận chín.
Vàng nhạt, vàng
trắng, vàng rơm,
vàng nâu đen,
trắng, màu pha
trộn.
Mào, mỏ
Mào cờ, đỏ tươi,
mào có 6-7 khía.
Mỏ có màu vàng
đậm, vàng nhạt.
Mào cờ, đỏ. Mỏ
cong màu vàng
đậm, vàng nhạt.
Chân
Chân thâp, có
nhiều cựa, mỗi
bên chân mọc từ
2 đến 3 cựa.
Chân tìiâp, có nhiêu
cựa (thường là 6,7,8
cựa; 9 cựa rất hiếm)
Chân thâp có nhiêu
cựa.
Ngoại
hình,
kiểu lông
Nhỏ, lông mượt
Lông mượt, tâm
vóc nhỏ, chân thấp.
Lông mượt, tâm
vóc nhỏ
3.2.2. Một số chỉ tiêu kỉnh tế, kỹ thuật của giống gà nhiều cựa
Chúng tôi cũng đã tìm hiểu về một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của giống gà
nhiều cựa nuôi tại Xuân Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ. số liệu trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của giống gà nhiều cựa và một số
giống gà khác [12], [14]
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Văn-K35D 19
Chỉ tiêu Giông gà
Gà nhiêu
cưa
Gà
Tre
Gà Rỉ Gà
HỒ
Tuổi thành thục tính (tháng) 4-5 5-6 4-5 6-8
K.lưựng thời đỉêm thành thục
(gr)
- Gà trống
- Gà mái
850
750
400
350
1500
1200
3800
2300
K.lượng trưởng thành (gr)
- Gà trống
- Gà mái
1960
1510
1000
700
2100
1800
4400
2700
Sản lượng trứng bình quăn
(quả)
70-75 40-
50
80-100 40-
50
Số lứa đẻ (lứa) 4,5-5 3-4 5-6 4,23
So sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của giống gà nhiều cựa với một số
giống gà nội chúng tôi nhận thấy:
- Khối lượng trưởng thành của gà nhiều cựa (gà mái: 1510 gr; trống: 1960
gr) lớn hơn so với giống gà tre (gà mái: 600-700 gr; trống: 800-1.000 gr);
gần tương đương với giống gà ri (gà mái: 1200-1800 gr; gà trống: 1500-
2100 gr); nhưng lại nhỏ hơn so với Gà Hồ (gà mái: 2700 gr; trống: 4400
gr).
- Sản lượng trứng của gà nhiều cựa cao hơn gà Hồ, gà Tre nhưng lại thấp
hơn so với gà ri.
- Tuổi thành thục tính của gà nhiều cựa: 4-5 tháng sớm hơn gà Hồ: 6-8
tháng.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Văn-K35D 20
3.3. Tình hình phát triển chăn nuôi giống gà nhiều cựa ở xã Xuân
Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Gà nhiều cựa là giống gà thích nghi với điều kiện sống ở vùng núi cao, khí
hậu mát mẻ. Tại tỉnh phú Thọ giống gà này được chăn nuôi nhiều ở huyện Tân
Sơn, trong huyện cũng chỉ một số xã phát triển chăn nuôi gà nhiều cựa như: Xuân
Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng.
Số lượng giống gà này ở huyện Tân Sơn qua những năm gần đây do một số
lý do mà có những biến động lớn. số lượng gà nhiều cựa ở huyện Tân Sơn qua các
năm theo thống kê của huyện thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3: Sỗ lượng gà nhiều cựa của huyện Tân Sơn qua một sỗ năm [14]
Năm Số lượng (con)
2007 1670
2008 1190
2009 944
2010 1800
2011 3700
2012 6000
Nhận xét: Giai đoạn 2007-2009: số lượng gà giảm nhiều từ 1670 con năm
2007 đến năm 2009 chỉ còn 944 con.
Giai đoạn 2010-2012 có hiện tượng gia tăng nhanh về số lượng: từ 1800
con năm 2010 tăng lên 6000 con vào 2012.
Nguyên nhân gây biến động lớn về số lượng gà nhiều cựa ở huyện Xuân
Sơn trong những năm vừa qua là do:
- Trước kia khi giá trị của giống gà nhiều cựa chưa được nhiều người biết
đến người dân địa phương chỉ nuôi để cải thiện bữa ăn trong gia đình số
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Vân - K35D 21
lượng đàn gà thay đổi không nhiều.
- Sau này khi có những nhà khoa học, du khách lên nghiên cứu, tham quan
học tập tại vườn quốc gia Xuân Sơn phát hiện giống gà quý của địa
phương đã viết bài giới thiệu và nhiều người biết đến. Nhiều người đã đến
tìm mua với giá cao, lượng tiêu thụ tăng mạnh. Trong khi đó người dân
vẫn chỉ chăn nuôi tự nhiên, không nắm được kỹ thuật chăm sóc và phòng
bệnh. Ket quả đàn gà sụt giảm nghiêm trọng về số lượng trong giai đoạn
2007-2009.
- Trước diễn biến như vậy với mục đích bảo tồn quỹ gen đồng thời phát triển
chăn nuôi giống gà quý, tăng thu nhập của người dân đã có một số dự án
được thực hiện tại địa phương. Năm 2008 Viện chăn nuôi đã xây dựng mô
hình “chăn nuôi bảo tồn gà nhiều cựa” ở các xóm thuộc xã Xuân Sơn,
huyện Tân Sơn, Phú Thọ với sự hỗ trợ của tổ chức DANIDA (Đan Mạch);
năm 2010 dự án “Phát triển nuôi gà nhiều cựa quy mô hộ gia đình để xóa
đói giảm nghèo”, với chủ đầu tư là UBND huyện Tân Sơn đã được triển
khai ở các xã Xuân Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng. Nhờ sự hỗ trợ về vốn
đầu tư, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng của các dự án mà giai đoạn 2010-
2012 có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng giống gà nhiều cựa ở địa
phương.
Chúng tôi cũng điều tra cơ cấu đàn gà nhiều cựa trên địa bàn huyện trong
năm 2012. Kết quả thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4: Cơ cẩu đàn gà nhiều cựa huyện Tân Sơn năm 2012 [14]
Cơ cấu đàn gà nhiều cựa Số lượng (con)
Mái sinh sản 350
Gà trông 50
Gà giống hậu bị 750
Gà thương phẩm 4800
Tổng đàn 6000
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Vân - K35D 22
Xuân Sơn là xã có số hộ chăn nuôi và số lượng gà nhiều cựa đông nhất
trong số các xã thuộc huyện Tân Sơn, dự án của Viện chăn nuôi được thực hiện tại
đây, số hộ tham gia dự án của huyện nhiều nhất. Chúng tôi đã tập trung tìm hiểu
về tình hình phát triển và bảo tồn giống gà nhiều cựa ở xã này.
3.3.1. Phân bổ gà nhiều cựa ở các xóm thuộc xã Xuân Sơn
Gà nhiều cựa là giống gà được bà con người dân tộc đặc biệt là người dân
tộc Dao ở các xóm của xã Xuân Sơn nuôi từ lâu đời. Diễn biến về số lượng gà
nhiều cựa ở xã qua một số năm gần đây cũng nằm trong diễn biến chung của
huyện với những lý do như chúng tôi đã lý giải ở trên. Hiện nay (12/2012) đàn gia
cầm của xã khoảng 6050 con, trong đó số lượng gà nhiều cựa là 2300 con chiếm
khoảng 38% tổng đàn. số liệu điều tra về sự phân bố gà nhiều cựa ở các xóm tại xã
Xuân Sơn thể hiện ở bảng 5:
Bảng 5: Phân bố gà nhiều cựa ở các xóm thuộc xã Xuân Sơn
Tên xóm số lượng (con) Tỷ lệ (%)
1. Xóm Cỏi 655 28,47
2. Xóm Dù 720 31,30
3. Xóm Lăp 534 23,21
4. Xóm Lạng 391 17,00
rjl A
Tông sô
2300
Qua bảng trên ta thấy sự phân bố gà nhiều cựa thuộc xã Xuân Sơn có sự
khác nhau giữa các xóm. Hai xóm có số lượng gà nhiều cựa lớn nhất là xóm Dù
(720 con) và xóm cỏi (655 con) vì hai xóm này nằm ở địa thế cao nhất của xã, gần
rừng nguyên sinh, khí hậu mát mẻ, xa trung tâm thuận lợi cho giống gà quý sinh
trưởng và phát triển. Hai xóm này cũng là nơi Viện chăn nuôi thực hiện dự án; số
lượng hộ tham gia dự án đông nhất của huyện
Tân Sơn. Số lượng gà nhiều cựa phân bố ở hai xóm này chiếm tỷ lệ cao nhất:
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Vân - K35D 23
Xóm Dù: 31,30%; Xóm cỏi: 28,47%.
3.3.2. Quy mô chăn nuôi gà nhiều cựa ở các hộ tại xã Xuân Sơn
Chúng tôi cũng đã tìm hiểu về quy mô chăn nuôi gà nhiều cựa ở các xóm
thuộc xã Xuân Sơn. Kết quả thể hiện ở bảng 6.
Bảng 6. Quy mô chăn nuôi gà nhiều cựa ở xã Xuân Sơn
Xóm
Chỉtìeíì\^
Dù + Cỏi
(n=30)
Lấp + Lạng
(n=36)
Quy mô
đàn
(con/hộ)
<1
5
15-
<50
50-
100
>
100
<15 15-
<50
50-
100
>10
0
Số hộ (hộ) 9 14 5 2 14 20 2 0
Tỷ lệ (%) 30 46,6 16,6 6,6
38,
9
55,5 5,6 0
Qua bảng trên ta thấy đại đa số nông hộ nuôi với quy mô
từ 15-50 con là ở xóm Dù + Cỏi chiếm tỷ lệ 46,6%; xóm
Lấp + Lạng chiếm 55,5%. số hộ nuôi với quy mô lớn ở xóm
Dù và xóm cỏi nhiều hơn xóm Lấp và Lạng, nuôi quy mô từ
50-100 con là ở xóm Dù + cỏi chiếm tỷ lệ 16,6%; xóm Lấp
+ Lạng chiếm 5,6%. Quy mô chăn nuôi của các nông hộ
mang tính nhỏ lẻ như vậy là phụ thuộc vào điều kiện phát
triển kinh tế, trình độ nhận thức về khoa học kỹ thuật,
biện pháp vệ sinh phòng bệnh, tập quán chăn nuôi. Hiện
chỉ có một số ít hộ có điều kiện kinh tế và nhận thức
chăn nuôi theo hướng hàng hoá mới chú trọng đến việc
đầu tư về chuồng trại, thức ăn chăn nuôi. Còn lại các
hộ chăn nuôi chủ yếu mang tính tận dụng cả về thức ăn
và chuồng trại, vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả
chăn nuôi và quy mô chăn nuôi.
3.4. Tìm hiểu mô hình phát triển chăn nuôi, bảo tồn giống gà nhiều
cựa ở
xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tình Phú Thọ
3.4.1. Tình hình chăn nuôi gà nhiều cựa từ năm 2008 trở về trước
Giống gà nhiều cựa là giống gà quý của đồng bào dân tộc, là giống gà
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Vân - K35D 24
truyền thống của dân bản. Bản cỏi, xã Xuân Sơn là nơi phát tích của giống gà này.
Nguồn gốc giống gần giống như gà rừng vì bản cỏi của người Dao nằm lọt thỏm
trong vòng vây của rừng già, núi cao và vực sâu.
Xuân Sơn là xã vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn của huyện Tân Sơn,
dân cư thường sống rải rác không tập trung. Đời sống còn gặp nhiều khó khăn, vì
thế ảnh hưởng không nhỏ đến tập quán chăn nuôi của bà con. Chăn nuôi gà nhiều
cựa tại xã Xuân Sơn chủ yếu là phương thức chăn nuôi chăn thả tự nhiên (quảng
canh).
Chăn thả tự nhiên là hình thức chăn nuôi dựa vào nguồn thức ăn sẵn có,
hiệu quả chăn nuôi phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu thời tiết. Bà con nuôi
theo hình thức tận dụng, ít chú trọng đến việc chăm sóc phòng bệnh. Do đó, ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển đàn.
Gà được thả vào rừng từ sáng đến tối thì tự động về chuồng không phải bắt
nhốt. Thỉnh thoảng người dân cho ăn thêm ngô, thóc. Người dân ở đây ít chú trọng
đến thiết kế chuồng trại cho gà, chuồng nuôi được làm thô sơ, tạm bợ bằng các vật
liệu sẵn có của địa phương như: tranh, tre, nứa, lá cọ Ở một số gia đình còn
không có chuồng gà, gà thả tự nhiên ngủ dưới gầm nhà sàn, đậu trên cây hoặc ở
chung chuồng với gia súc khác (hình 2).
Vì gà nhiều cựa sinh trưởng chậm, sản lượng ít nên nhiều gia đình đã
chuyển sang nuôi các giống gà khác năng suất cao hơn. Giống gà này đứng trước
nguy cơ tuyệt chủng.
3.4.2. Mô hình phát triển chăn nuôi, bảo tồn giống gà nhiều cựa
- Nhằm bảo tồn loài gà nhiều cựa quý hiếm, tổ chức DANIDA (Đan Mạch)
phối họp cùng Viện chăn nuôi đã hỗ trợ xây dựng mô hình “chăn nuôi gà
nhiều cựa” ở xóm Dù và xóm cỏi, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, Phú Thọ.
Dự án triển khai từ năm 2008 với 3 mô hình được thực hiện ở 2 gia đình
xóm Dù và một gia đình ở xóm cỏi. Tham gia dự án, mỗi gia đình được hỗ trợ làm
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Vân - K35D 25