Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Pháp luật về khấu trừ và hoàn thế giá trị gia tăng tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 106 trang )


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT






O TH NGC NH






PHP LUT V KHU TR V HON
THU GI TR GIA TNG TI VIT NAM






LUN VN THC S LUT HC









H NI 2011
ĐàO THị NGọC áNH LUậT KINH Tế hà nội - 2011



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT






ĐÀO THỊ NGỌC ÁNH





PHÁP LUẬT VỀ KHẤU TRỪ VÀ HOÀN
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI VIỆT NAM




Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 60 38 50




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ THU THỦY



Hà nội – 2011

1
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3
MỞ ĐẦU 4
CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GTGT VÀ 8
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHẤU TRỪ, HOÀN THUẾ
GTGT Ở VIỆT NAM 8
1.1. Định nghĩa về thuế GTGT 8
1.1.1. Sự ra đời của thuế GTGT ở Việt Nam 8
1.1.2. Khái niệm thuế GTGT 11
1.2. Căn cứ tính thuế và phƣơng pháp tính thuế GTGT 15
1.2.1. Giá tính thuế GTGT 15
1.2.2. Thuế suất thuế GTGT 18
1.2.3. Phƣơng pháp tính thuế GTGT 23
1.3. Khái niệm, đặc điểm của khấu trừ và hoàn thuế GTGT 30

1.3.1. Khái niệm, đặc điểm khấu trừ thuế GTGT 30
1.3.2. Khái niệm, đặc điểm hoàn thuế GTGT 32
1.4. Sự cần thiết phải khấu trừ và hoàn thuế GTGT 36
1.4.1. Sự cần thiết phải khấu trừ thuế GTGT 36
1.4.2. Sự cần thiết phải hoàn thuế GTGT 37
1.5. Mối liên hệ giữa khấu trừ và hoàn thuế GTGT 40
1.6. Các quy định của pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế GTGT ở Việt Nam41
1.6.1. Đối tƣợng và các trƣờng hợp đƣợc khấu trừ và hoàn thuế GTGT 41
1.6.2. Thủ tục khấu trừ và hoàn thuế GTGT 45
1.6.3. Quyền và nghĩa vụ của đối tƣợng đƣợc khấu trừ và hoàn
thuế GTGT 52

2
1.6.4. Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc hoàn thuế GTGT 54
1.6.5. Về kiểm tra sau hoàn thuế GTGT 55
CHƢƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KHẤU TRỪ,
HOÀN THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN 59
2.1. Thực tiễn áp dụng và những bất cập của pháp luật về khấu trừ và hoàn
thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay 59
2.1.1. Thực tiễn áp dụng và những bất cập của pháp luật về khấu
trừ GTGT 59
2.1.2. Thực tiễn áp dụng và những bất cập của pháp luật về hoàn
thuế GTGT 73
2.1.3. Một số trƣờng hợp thực tế trong việc áp dụng pháp luật về
khấu trừ và hoàn thuế GTGT 80
2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế GTGT ở
Việt Nam hiện nay 84
2.2.1. Một số kiến nghị đối với Luật thuế GTGT và các văn bản
hƣớng dẫn thi hành 85

2.2.2. Kiến nghị đối với các văn bản pháp luật khác có liên quan 96
2.2.3. Các kiến nghị khác 97
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101


3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt bằng tiếng Việt:
DN : Doanh nghiệp
GTGT : Giá trị gia tăng
NSNN : Ngân sách nhà nƣớc
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Chữ viết tắt bằng tiếng Anh:
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế
(International Monetary Fund)
WB : Ngân hàng thế giới
(World bank)
WTO : Tổ chức Thƣơng mại thế giới
(World Trade Organization)


4
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nƣớc (NSNN), là công

cụ quan trọng để phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập
quốc dân và là vấn đề đại cục của mỗi Quốc gia, đặc biệt trong tiến trình hội
nhập quốc tế. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nƣớc ta đã
thực hiện cải cách thuế bƣớc hai. Điểm nổi bật của cuộc cải cách này là thay
thế Luật Thuế Doanh thu bằng Luật Thuế Giá trị gia tăng 1997 đƣợc thông
qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/1999. Việt Nam bắt đầu thi hành một luật thuế mới, đó là thuế giá trị
gia tăng (GTGT). Việc Nhà nƣớc ta quyết định thay Luật thuế Doanh thu
bằng Luật thuế GTGT là hoàn toàn phù hợp với xu thế cải cách thuế ở các
nƣớc trên thế giới. Nhìn chung, thuế GTGT đƣợc coi là phƣơng pháp thu tiến
bộ nhất hiện nay, đƣợc đánh giá cao do đạt đƣợc mục tiêu lớn của chính sách
thuế nhƣ tạo đƣợc nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nƣớc, đơn giản, trung
lập, Sau hơn mƣời năm thực hiện (từ 01/01/1999) đến nay, Luật thuế giá trị
gia tăng đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, đã khuyến
khích các hoạt động đầu tƣ trong nƣớc, thu hút hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài,
mở rộng và phát triển xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu
ổn định và ngày càng tăng cho ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên, trong quá
trình thực hiện đã gặp những vƣớng mắc khó khăn. Vì vậy, Quốc hội, Uỷ ban
thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản
sửa đổi, bổ sung và hƣớng dẫn thi hành Luật thuế này. Trong những năm gần
đây, hiện tƣợng gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế GTGT của các doanh
nghiệp để bòn rút tiền ngân sách Nhà nƣớc đã trở thành một vấn nạn của toàn
xã hội.

5
Nguyên nhân của thực trạng này phần lớn ngƣời ta đều qui kết trách
nhiệm cho công tác khấu trừ, hoàn thuế GTGT. Về phía ngành thuế có các lí
do sau: Do doanh nghiệp trốn lậu thuế, khai man để đƣợc hoàn thuế, do các
quy định pháp luật về việc khấu trừ, hoàn thuế đang tồn tại nhiều bất cập làm
sai lệch bản chất của thuế GTGT. Còn về phía các doanh nghiệp, họ đánh giá

cơ chế, chính sách pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế hiện nay còn quá nhiều
bất cập, đấy là chƣa kể đến những thủ tục rƣờm rà và máy móc của cán bộ
thuế trong khâu kiểm tra hoá đơn chứng từ cũng nhƣ một phần không nhỏ
lƣợng vốn của doanh nghiệp bị nhà nƣớc chiếm dụng đƣợc ngụy biện bằng
cách “chờ hoàn thuế”.
Trƣớc thực tế này, tôi đã chọn đề tài “Pháp luật về khấu trừ và hoàn
thuế GTGT tại Việt Nam”, không có tham vọng sẽ giải quyết toàn bộ những
vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng
mà chỉ dừng lại ở việc hiểu rõ bản chất của các quy định pháp luật hiện hành
về khấu trừ và hoàn thuế GTGT ở Việt Nam, thực trạng áp dụng pháp luật về
khấu trừ, hoàn thuế GTGT và qua đó đƣa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục
đƣợc phần nào của thực trạng nêu trên.
2. Tình hình nghiên cứu
Khấu trừ và hoàn thuế là vấn đề muôn thuở của Luật Thuế GTGT, mặc
dù đã có nhiều công trình nghiên cứu khai thác vấn đề này, tuy nhiên đây là
vấn đề khá rộng và phức tạp dƣới nhiều góc độ khác nhau. Đi sâu vào khai
thác thực tiễn áp dụng pháp luật để tìm ra những tồn tại hạn chế, đề xuất giải
pháp khắc phục cho vấn đề “Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế GTGT” là
vấn đề rất quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về thuế GTGT ở Việt
Nam. Luận văn “Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng tại Việt
Nam” sẽ là một trong những đề tài tiếp tục việc nghiên cứu những vấn đề
pháp luật về thuế GTGT ở Việt Nam.

6
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn: “Pháp luật
về khấu trừ và hoàn thuế GTGT tại Việt Nam” nhằm hai mục đích:
Thứ nhất: Nghiên cứu những vân đề có tính lý luận về thuế GTGT nói
chung, pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế GTGT tại Việt Nam.
Thứ hai: Về mặt thực tiễn, nhằm đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật

về khấu trừ, hoàn thuế GTGT tại Việt Nam hiện nay. Qua đó đƣa ra một số
đánh giá và kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về
khấu trừ và hoàn thuế GTGT tại Việt Nam.
Xuất phát từ hai mục đích cơ bản nêu trên, Luận văn có những nhiệm
vụ cơ bản sau:
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm, bản chất của thuế GTGT; khấu trừ,
hoàn thuế GTGT và các quy định pháp luật về thuế GTGT, khấu trừ,
hoàn thuế GTGT ở Việt Nam;
- Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về khấu trừ và
hoàn thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay;
- Từ những nghiên cứu và thực trạng pháp luật về khấu trừ và hoàn
thuế GTGT ở Việt Nam rút ra những nhận xét, đánh giá những mặt
tồn tại để có những kiến nghị góp phần khắc phục và hoàn thiện
hơn nữa pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế GTGT ở Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, những quy định
pháp luật liên quan đến khấu trừ và hoàn thuế GTGT, thực tiễn áp dụng
pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế GTGT tại Việt Nam hiện nay. Qua đó,
đƣa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về khấu trừ và hoàn
thuế GTGT.


7
5. Những đóng góp của đề tài
Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa quan trọng trong việc làm rõ
các vấn đề lý luận về khấu trừ, hoàn thuế GTGT và thực tiễn áp dụng các quy
định pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay, đồng thời
đƣa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế GTGT
tại Việt Nam, đặc biệt nhằm khắc phục những tồn tại trong quy định hiện
hành về khấu trừ và hoàn thuế GTGT tại Việt Nam hiện nay.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu có tính chất bao trùm đƣợc quán triệt để
thực hiện trong luận văn là phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê nin, kết hợp với các phƣơng pháp so sánh.
Theo đó vấn đề điều chỉnh pháp luật phải đƣợc đặt trong bối cảnh lịch sử,
cụ thể của quá trình hình thành và phát triển cơ chế thị trƣờng ở nƣớc ta
trên cơ sở vận dụng các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nƣớc về chính
sách khấu trừ, hoàn thuế GTGT.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, tổng kết
thực tiễn để làm rõ cơ sở lý luận về khấu trừ, hoàn thuế GTGT ở Việt Nam.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, kết cấu của luận văn đƣợc trình
bày theo 2 phần nhƣ sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thuế GTGT và các quy định của
pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế GTGT ở Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế
GTGT ở Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện.

8
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GTGT VÀ
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHẤU TRỪ, HOÀN THUẾ
GTGT Ở VIỆT NAM
1.1. Định nghĩa về thuế GTGT
1.1.1. Sự ra đời của thuế GTGT ở Việt Nam
Thuế ra đời là tất yếu khách quan, gắn liền với sự tồn tại của nhà nuớc,
“để duy trì quyền lực công cộng cần có sự đóng góp của những ngƣời công
dân cho nhà nƣớc, đó là thuế má …” [9, 552]. Thuế GTGT có nguồn gốc từ
thuế doanh thu. Thuế GTGT ra đời là sự thay thế hợp lý của thuế doanh thu,
tuy là một sắc thuế khá trẻ, nhƣng cho đến nay đã có trên 130 quốc gia áp

dụng. Trƣớc đó vào những năm đầu của thế kỷ 20 tƣ tƣởng manh nha về thuế
GTGT đã xuất hiện. “Trên thế giới thuế GTGT lần đầu tiên đƣợc đề xuất áp
dụng vào năm 1918, bởi một nhà Kinh tế ngƣời Đức Carld Rilordrich
Sienvens và ở Nhật vào năm 1953. Tuy nhiên, nƣớc đầu tiên trên thế giới áp
dụng thuế GTGT là Pháp, vào năm 1954” [34,19]. Ngay từ buổi đầu thuế
GTGT đƣợc áp dụng tại Pháp đã đáp ứng đƣợc hai mục tiêu cơ bản là đảm
bảo số thu kịp thời vào ngân sách nhà nƣớc và khắc phục đƣợc tình trạng
trùng lặp của thuế Doanh thu trƣớc đây. Thuế giá trị gia tăng theo tiếng Pháp
gọi là: Taxe Sur La Valeur Ajou tée (viết tắt là TVA), tiếng Anh gọi là Value
Added Tax (viết tắc là VAT), dịch ra tiếng Việt là thuế giá trị gia tăng. Thuế
GTGT tự bản thân nó là một sắc thuế tiên tiến đƣợc áp dụng rộng rãi và thành
công ở hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Ở Việt nam, trƣớc năm 1990, thuế Doanh thu áp dụng đối với các cơ sở
sản xuất kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tập thể và cá thể. Điều lệ Thuế
Công thƣơng nghiệp ban hành theo Nghị quyết số 200/NQ-TVQH ngày
18/1/1966 quy định loại thuế này. Đối với các xí nghiệp quốc doanh, áp dụng

9
chế độ “thu quốc doanh”, đƣợc quy định cụ thể trong từng thời gian nhất định.
Mức thu quốc doanh đƣợc áp dụng riêng cho từng mặt hàng, từng loại hoạt
động sản xuất kinh doanh. Do áp dụng hai chế độ thu khác nhau, thể hiện
phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, bên cạnh đó chế độ thu quốc
doanh cũng bộc lộ những nhƣợc điểm cơ bản. Hệ thống thuế và thu ngân sách
nói trên không thống nhất và thiếu bình đẳng trong việc động viên tài chính
giữa các thành phần kinh tế đã không khuyến khích đƣợc đầu tƣ, phát triển
sản xuất, kinh doanh [35,116].
Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nƣớc ta bắt đầu một giai
đoạn mới, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát triển theo cơ
chế thị trƣờng, định hƣớng XHCN. Năm 1990, Quốc hội ban hành Luật Thuế
Doanh thu, áp dụng chung cho các chủ thể có hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sắc thuế này đã đƣợc sửa đổi, bổ sung 2 lần vào năm 1993 và năm 1995.
Ngoài ƣu điểm là thuế doanh thu áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân
kinh doanh, có doanh thu phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam, phạm vi điều
chỉnh rộng hơn hẳn các sắc thuế cùng thời, “thuế doanh thu tạo lập môi
trƣờng pháp lý tài chính tƣơng đối thuận lợi cho đầu tƣ vào phát triển sản xuất
kinh doanh”[35,117] thì sắc thuế này cũng tồn tại nhiều nhƣợc điểm. Căn cứ
tính thuế của thuế doanh thu là doanh thu tính thuế và thuế suất. Theo đó,
doanh thu tính thuế đƣợc xác định là toàn bộ doanh thu phát sinh trên mỗi
khâu của quá trình sản xuất, lƣu thông. Nhƣ vậy, hàng hóa càng qua nhiều
khâu của quá trình lƣu thông, số tiền tính thuế doanh thu đƣợc tính cho hàng
hóa càng lớn. Nếu các sản phẩm, hàng hoá chịu thuế càng qua nhiều khâu thì
số thuế Nhà nƣớc thu cũng tăng thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuế
doanh thu dẫn đến tình trạng thuế thu trùng lặp đối với phần doanh thu đã
chịu thuế ở công đoạn trƣớc. Bên cạnh đó chế độ thuế suất của Thuế Doanh
thu cũng phức tạp kết cấu thành 11 mức, áp dụng cho từng nhóm sản phẩm,

10
dịch vụ, theo từng ngành nghề, hoạt động kinh doanh, rất khó khăn cho quá
trình áp dụng và cũng dễ nảy sinh những vi phạm pháp luật về thuế. Ðiều đó
mang tính bất hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất và lƣu thông hàng hoá.
Với tính ƣu điểm của thuế giá trị gia tăng là Nhà nƣớc chỉ thu thuế đối
với phần giá trị tăng thêm của các sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lƣu thông
mà không thu thuế đối với toàn bộ doanh thu phát sinh nhƣ mô hình thuế
doanh thu. Nếu nhƣ không có các sự kiện biến động về tài chính, tiền tệ, sản
xuất và lƣu thông giảm sút, yếu kém, kinh tế suy thoái và các nguyên nhân
khác tác động thì việc áp dụng thuế giá trị gia tăng thay cho thuế doanh thu
sẽ không ảnh hƣởng gì đến giá cả các sản phẩm tiêu dùng, mà trái lại giá cả
càng hợp lý hơn, chính xác hơn vì tránh đƣợc thuế chồng lên thuế. Những
hạn chế của thuế doanh thu hoàn toàn có thể khắc phục đƣợc bởi thuế GTGT.
Vì vậy, Việt Nam cũng thực hiện từng bƣớc thay thế Luật Thuế Doanh thu

bằng Luật Thuế GTGT, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện loại thuế mới với
nhiều ƣu việt hơn. Với bản chất là loại thuế chỉ đánh trên phần giá trị tăng
thêm của hàng hoá, dịch vụ nên thuế GTGT đƣợc khẳng định nhƣ một loại
thuế có độ chính xác, hợp lý, khoa học và công bằng hơn thuế doanh thu,
khắc phục đƣợc hiện tƣợng thuế chồng thuế. Đồng thời thuế GTGT còn
khẳng định ƣu điểm của mình trong khuyến khích hoạt động xuất khẩu,
khuyến khích đầu tƣ và góp phần thực hiện công bằng xã hội trong thuế.
Ở Việt Nam, thuế GTGT đƣợc bắt đầu nghiên cứu từ khi tiến hành cải
cách thuế bƣớc 1 (năm 1990). Năm 1993, Việt Nam tiến hành nghiên cứu
thuế GTGT và bắt đầu áp dụng thí điểm ở một số ngành hàng. Áp dụng trên
cơ sở Nghị Quyết về dự toán ngân sách nhà nƣớc năm 1993 của Quốc hội
nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ II thông qua ngày
23/12/1992. Theo đó, giao cho Chính phủ thực hiện thí điểm thu thuế GTGT
để rút kinh nghiệm xây dựng dự án Luật thuế này. Việc tồn tại song song chế

11
độ thuế doanh thu và thuế GTGT gây khó khăn cho việc xác định nghĩa vụ
thuế. Phạm vi áp dụng thuế GTGT thí điểm rất hẹp (chỉ có 11 doanh nghiệp)
đã cản trở hoạt động khấu trừ thuế GTGT, mức thuế suất thuế GTGT chênh
lệch so với thuế suất thuế doanh thu dẫn đến việc khấu trừ không chính xác.
Luật Thuế GTGT đuợc Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi
hành ngày 01/01/1999, thay thế cho Luật Thuế Doanh thu trƣớc đây. Kể từ
khi bắt đầu áp dụng cho tới nay đã có 07 lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với
tình hình thực tế vào các năm: 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2005 và 2008.
Theo nghiên cứu và thống kê của ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền
tệ quốc tế (IMF) thì phần lớn các nƣớc, trong đó có cả Việt Nam sau khi áp
dụng thuế giá trị gia tăng, giá cả các loại hàng hoá, dịch vụ đều không thay đổi
hay chỉ thay đổi một tỷ lệ không đáng kể và mức sản xuất của các doanh
nghiệp, mức tiêu dùng của dân chúng không sút giảm, hay chỉ suất giảm một
tỷ lệ nhỏ trong thời gian đầu, kể cả các trƣờng hợp tăng thuế suất thuế giá trị

gia tăng đối với một số mặt hàng trong định kỳ điều chỉnh. Nhƣ vậy ta có thể
kết luận rằng thuế giá trị gia tăng không phải là một nhân tố gây ra lạm phát,
gây khó khăn trở ngại cho việc phát triển sản xuất, lƣu thông hàng hoá mà trái
lại, việc áp dụng thuế giá trị gia tăng đã góp phần ổn định giá cả, mở rộng lƣu
thông hàng hoá, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu.
1.1.2. Khái niệm thuế GTGT
Thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi tắt là Thuế GTGT) là loại thuế tiêu
dùng nhằm động viên một bộ phận thu nhập của ngƣời chịu thuế đã sử dụng
để mua hàng hóa, nhận dịch vụ. Đây là một loại thuế gián thu. “Dƣới giác độ
kinh tế - tài chính, thuế gián thu là thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và
tài sản của ngƣời nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng
hóa và dịch vụ”[19,13]. Dƣới giác độ pháp lý, thuế gián thu đƣợc hiểu là loại

12
thuế mà ngƣời gánh chịu thuế là khách hàng, nhƣng ngƣời nộp thuế lại là
ngƣời bán hàng, nhà nhập khẩu [38,15].
Hiện nay khái niệm về thuế GTGT đƣợc hiểu dƣới nhiều giác độ, khía
cạnh và nhiều quan điểm khác nhau. Đề cập đến thuế GTGT là đề cập đến
một phạm trù kinh tế- pháp lý đƣợc luật hóa nhằm ràng buộc trách nhiệm của
các đối tƣợng nộp thuế với Nhà nƣớc. Mặc dù, dƣới góc độ kinh tế thuế
GTGT là sự dịch chuyển một phần lợi ích của ngƣời tiêu dùng dƣới dạng giá
trị nhằm tạo lập quỹ tiền tệ trung ƣơng (ngân sách nhà nƣớc), nhƣng trong
thực tế tồn tại, thuế GTGT luôn đƣợc thể hiện bằng văn bản pháp luật có giá
trị pháp lý cao đƣợc gọi là đạo luật thuế GTGT. Do vậy, thuế GTGT ra đời là
kết quả quá trình nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn của các nhà kinh tế
học, luật học [25,5].
Dƣới góc độ pháp lý là quan hệ pháp luật phát sinh giữa ngƣời tiêu
dùng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế với Nhà nƣớc nên sự kiện pháp lý làm phát
sinh quan hệ thuế GTGT là hành vi, trong trƣờng hợp này là các hoạt động
làm gia tăng giá trị hàng hoá, dịch vụ. Các hoạt động chuyển giao hàng hoá,

cung ứng dịch vụ đƣợc thực hiện trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu
dùng ở Việt Nam mới là hoạt động chịu thuế, chứ không chỉ đơn thuần hàng
hoá, dịch vụ. [37,2].
Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ
phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng. Đƣợc gọi là
thuế GTGT vì thực chất thuế chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng
hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng. Tổng
số thuế thu đƣợc ở mỗi khâu chính bằng với số thuế tính trên giá bán cho
ngƣời tiêu dùng cuối cùng. “Thuế GTGT do ngƣời tiêu dùng cuối cùng chịu,
cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ là ngƣời nộp thuế
vào NSNN thay cho ngƣời tiêu dùng thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà

13
ngƣời tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hoá, dịch vụ”[13,11]. Theo
Báo cáo tại Hội nghị toàn cầu về thuế GTGT tổ chức tại Italia năm 2005:
“Một trong những thành tựu lớn nhất về cải cách thuế trong thế kỷ XX là việc
áp dụng thuế GTGT. Loại thuế này đang đƣợc áp dụng tại trên 130 nƣớc với
khoảng gần 4 tỷ dân số, chiếm 70% dân số thế giới với nguồn thu hàng năm
khoảng 18 tỷ đô la Mỹ”.
Bàn về Thuế GTGT, trên thế giới đã không ít quan điểm, nghiên cứu
xung quanh vấn đề này.
Theo quan điểm của một số học giả Châu Âu thì “GTGT là thuế tiêu
thụ chung đánh giá trên GTGT đối với hàng hoá và dịch vụ. Đó là một loại
thuế áp dụng chung, về nguyên tắc, tất cả các hoạt động thƣơng mại liên quan
đến sản xuất và phân phối hàng hóa và cung cấp các dịch vụ. Đó là một loại
thuế tiêu thụ bởi vì nó đƣợc phát sinh và do ngƣời tiêu dùng cuối cùng gánh
chịu. Nó không phải là một khoản phí vào các công ty. Nó đƣợc tính nhƣ là
một tỷ lệ phần trăm của giá, có nghĩa là gánh nặng thuế thực tế có thể nhìn
thấy ở từng giai đoạn trong chuỗi sản xuất và phân phối. Thông qua một hệ
thống các khoản khấu trừ, theo đó ngƣời chịu thuế có thể khấu trừ từ thuế

GTGT trách nhiệm của họ số tiền thuế họ đã trả tiền cho ngƣời khác chịu thuế
khi mua hàng cho các hoạt động kinh doanh của họ. Cơ chế này đảm bảo rằng
thuế là trung lập, bất kể có bao nhiêu giao dịch có liên quan. Nói cách khác,
nó là một loại thuế nhiều giai đoạn, trên GTGT ở từng giai đoạn trong chuỗi
sản xuất hàng hoá và dịch vụ với việc cung cấp một thiết lập cho số thuế đã
nộp ở giai đoạn trƣớc đó trong chuỗi. Mục tiêu là để tránh "tầng", mà có thể
có một hiệu ứng cộng dồn về giá.” [39,1].
Hay nhƣ quan điểm của một số học giả tại Pháp thuế GTGT là thuế
gián tiếp đối với hàng hóa và dịch vụ ở mỗi giai đoạn của sản xuất, bắt đầu từ
khâu nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra còn có một số nƣớc,

14
trong đó thuế GTGT đã đƣợc giới thiệu để thay thế thuế doanh thu. “Ấn Độ là
một trong những quốc gia, nơi mà hệ thống thuế giá trị gia tăng đã đƣợc áp
dụng để thay thế hệ thống thuế bán hàng”[39,1].
Tại Việt Nam, theo quan điểm của một số tác giả trƣờng Đại học Luật
Hà Nội, xét về bản chất, thuế GTGT là loại thuế gián thu. Các nhà sản xuất,
kinh doanh và cung cấp dịch vụ là ngƣời nộp thuế nhƣng thực chất ngƣời tiêu
dùng lại là ngƣời chịu thuế thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ. Điều này giúp
cho cơ quan quản lý thu thuế GTGT tránh đƣợc sự phản ánh gay gắt về thuế.
Bên cạnh đó thuế GTGT cũng ảnh hƣởng đến sức mua của công chúng do
phần thuế này đã đƣợc cấu thành trong giá bán của hàng hóa, cung cấp dịch
vụ cho ngƣời tiêu dùng. Những phân tích này cho thấy việc áp dụng thuế
GTGT tại các quốc gia cần phải cân nhắc tính phù hợp, những yếu tố ảnh
hƣởng của loại thuế này cho nền kinh tế[38,57].
Còn theo quan điểm của Giáo trình Thuế trƣờng Đại học Tài chính thì thuế
GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn. Thuế GTGT đánh vào tất cả các
giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhƣng chỉ tính trên phần giá trị
tăng thêm của mỗi giai đoạn. “Tổng số thuế thu đƣợc của tất cả các giai đoạn
đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng” [19,25].

Tại Điều 2, Luật Thuế GTGT năm 2008 thuế GTGT đƣợc hiểu: “Thuế
giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát
sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. Nhƣ vậy theo định
nghĩa này, Thuế GTGT đƣợc tính trên GTGT của hàng hóa, dịch vụ chứ
không tính trên toàn bộ giá trị của hàng hóa, dịch vụ đó. Nhà nƣớc kiểm soát
đƣợc từng giai đoạn làm thay đổi giá trị hàng hóa, dịch vụ, do đó có cơ chế
đánh thuế phù hợp. Nhìn chung thuế GTGT là sắc thuế đánh dựa trên giá trị
tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ ở tất cả các khâu từ sản xuất, lƣu thông đến
tiêu dùng. Và điều đặc biệt, thuế đánh vào khâu cuối cùng (khâu tiêu dùng) sẽ

15
bằng tổng giá trị các lần đánh thuế của các khâu trƣớc đó. Theo chúng tôi,
khái niệm này đã phản ánh đầy đủ bản chất của thuế GTGT. Đa số các nƣớc
trên thế giới hiện nay áp dụng Luật thuế GTGT đều đƣa ra khái niệm với nội
hàm tƣơng tự nhƣ vậy.
Ðây là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lƣu
thông sản phẩm hàng hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm
hoàn thành, và cuối cùng là giai đoạn tiêu dùng. Thuế giá trị gia tăng đƣợc
cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ, và do ngƣời tiêu dùng chịu khi mua hàng
hoá, sử dụng dịch vụ. Xuất phát từ chỗ thuế giá trị gia tăng cấu thành trong
giá bán, do đó nó có thể làm ảnh hƣởng đến sức tiêu dùng của công chúng.
Trên thế giới, để đƣa thuế giá trị gia tăng vào áp dụng trong thực tế không
phải dễ dàng thực hiện. Nhiều quốc gia phát triển cho đến nay vẫn không ban
hành Luật Thuế GTGT do nhiều lý do khác nhau, Hoa Kỳ là một thí dụ.
1.2. Căn cứ tính thuế và phƣơng pháp tính thuế GTGT
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
1.2.1. Giá tính thuế GTGT
Các loại thuế tiêu dùng thƣờng phải xác định giá tính thuế đối với
hàng hóa, tiêu dùng chịu thuế. Để xác định giá tính thuế cho hàng hóa dịch
vụ thuộc diện chịu thuế, các quốc gia có thể lựa chọn giá chƣa có thuế hoặc

giá đã có thuế. Giá chƣa có thuế là giá cả chƣa bao gồm chính phần thuế cụ
thể đó. Giá đã có thuế là giá bao gồm cả phần thuế đƣợc tính cho quan hệ
cụ thể đó.
Tại Thái Lan, việc xác định giá tính thuế làm căn cứ tính thuế đƣợc quy
định nhƣ sau: “Hàng hóa và dịch vụ cơ bản: Căn cứ tính thuế của thuế GTGT
là tổng giá trị nhận đƣợc hoặc phải thu từ việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
Giá trị có nghĩa là tiền bạc, tài sản, tiền công, lệ phí dịch vụ, hoặc bất kỳ lợi
ích có thể xác định đƣợc bằng tiền. Căn cứ tính thuế cũng bao gồm các khoản

16
thuế tiêu thụ đặc biệt phát sinh trong kết nối với nguồn cung cấp. Tuy nhiên,
căn cứ tính thuế không bao gồm thuế GTGT của chính nó cũng nhƣ các khoản
giảm giá hoặc phụ cấp trừ khi nó đƣợc thể hiện rõ ràng trong hoá đơn
thuế”[34,1]. Nhƣ vậy, Thái Lan là nƣớc xác định giá tính thuế dựa trên cơ sở
giá chƣa có thuế.
Ngƣợc lại, một số quốc gia đƣa ra quan điểm cần phải ẩn thuế GTGT
trong giá hàng hóa, dịch vụ nên Luật thuế GTGT ở các nƣớc này quy định giá
tính thuế là giá đã bao gồm thuế GTGT. Điển hình nhƣ theo pháp luật về thuế
GTGT tại Pháp quy định thuế GTGT đƣợc tính vào giá bán hàng hóa, dịch vụ
và là yếu tố cấu thành nên giá bán của sản phẩm, hàng hóa hay nói khác đi,
thuế GTGT đƣợc tính trên giá bán đã bao gồm thuế. Họ cho rằng quy định giá
tính thuế đã bao gồm thuế GTGT nhằm tránh cho ngƣời tiêu dùng cảm nhận
đƣợc gánh nặng về thuế, nhƣ vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc thu thuế.
Việc xác định giá tính thuế là giá chƣa có thuế sẽ làm cho không chỉ
bên mua mà còn bên bán cũng thấy đƣợc rõ ràng rằng giá chƣa có thuế và số
thuế GTGT phải nộp. Trong một xã hội dân chủ, nền kinh tế phát triển, ngƣời
dân thực sự có nhu cầu và mong muốn có sự minh bạch về tài chính, về nghĩa
vụ thuế đối với nhà nƣớc, qua đó cũng gián tiếp kiểm tra đƣợc phần thu nhập
của mình đã nộp vào ngân sách nhà nƣớc có đƣợc sử dụng đúng mục đích hay
không. Cũng chính vì vậy mà phần lớn các quốc gia áp dụng thuế GTGT đều

quy định cơ sở tính thuế GTGT là giá bán chƣa có thuế GTGT.
Cũng giống nhƣ việc xác định giá tính thuế của Thái Lan, tại Việt Nam,
do ƣu điểm của phƣơng án xác định thuế trên cơ sở giá chƣa có thuế, pháp
luật thuế giá trị gia tăng Việt Nam quy định “giá tính thuế GTGT là giá chưa
có thuế GTGT” song song với việc quy định chi tiết giá tính thuế đối với các
hoạt động kinh doanh phổ biến và một số hoạt động kinh doanh đặc thù. Quy
định này có ƣu điểm làm rõ tính chất gián thu của thuế GTGT bằng việc xác

17
định rõ thành phần thuế mà ngƣời tiêu dùng phải chịu khi mua hàng đƣợc ghi
rõ trên hóa đơn mà ngƣời bán hàng có nghĩa vụ tính và thu nộp vào ngân sách
nhà nƣớc. Hơn nữa, đây là cơ sở để khấu trừ thuế đã nộp ở giai đoạn trƣớc,
đồng thời cũng làm rõ thuế GTGT không nằm trong chi phí kinh doanh của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, lại tồn tại nhƣợc điểm đó là làm cho ngƣời tiêu
dùng cảm nhận đƣợc gánh nặng của thuế nên dễ gây phản ứng cho ngƣời tiêu
dùng. Tuy nhiên, theo giáo sƣ Vedel “phải làm cho ngƣời nạp nó cảm thấy nó,
bị phiền hà vì nó, vì có cảm thấy thế, ngƣời dân mới lƣu ý tới sự quản trị tài
chính công. Có lƣu ý nhƣ vậy thì nền dân chủ mới phát triển. Viện dân biểu
phải là viện dân biểu của ai phải đóng thuế. Một chế độ thuế gián thu tổng
quát, bao trùm đa số nhân dân mặc dầu nặng nề, nhƣng không đƣợc dân ý
thức tới. Dân có cảm tƣởng là mình không phải đóng thuế ”. [10,144].
Pháp luật về Thuế GTGT tại Việt Nam cũng quy định cụ thể giá tính
thuế đối với hàng hóa, dịch vụ phổ biến và một số hàng hóa, dịch vụ đặc thù.
Đối với hàng hóa, dịch vụ phải chịu thuế nhập khẩu giá tính thuế đƣợc xác
định là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng (+) thuế nhập khẩu. Quy định này
hoàn toàn có căn cứ khoa học, phù hợp với lý thuyết thuế GTGT, với thông lệ
quốc tế và không phải là hiện tƣợng “thuế đánh chồng lên thuế”. Căn cứ cho
lập luận này thể hiện, thuế nhập khẩu đƣợc thiết lập nhằm mục đích tạo nguồn
thu cho ngân sách nhà nƣớc và bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc. Trong quan
hệ thƣơng mại, hàng hóa nhập khẩu thƣờng là những hàng hóa là lợi thế của

nƣớc xuất khẩu hơn so với nƣớc nhập khẩu. Vì thế, giá cả hàng hóa nhập
khẩu thƣờng thấp hơn so với hàng hóa trong nƣớc sản xuất. Thông qua thuế
nhập khẩu, nhà nƣớc giữ vao trò điều tiết, định giá lại các hàng hóa nhập khẩu
cho tƣơng xứng với thị trƣờng trong nƣớc trƣớc khi đánh các khoản thuế nội
địa. Tất yếu, thuế nhập khẩu phải đƣợc cấu thành trong giá vốn của hàng hóa
nhập khẩu để làm căn cứ tính các khoản thuế tiêu dùng khác nhƣ thuế tiêu thụ

18
đặc biệt, thuế GTGT. [25,42]. Đôi khi vẫn còn cách hiểu sai lệch về quy định
này và cho rằng đây là hiện tƣợng “thuế đánh chồng lên thuế”. Khái niệm
“thuế đánh chồng lên thuế” đƣợc hiểu là việc đánh thuế của một loại thuế nhất
định chồng ngay lên chính bản thân loại thuế đó nhƣ thuế doanh thu trƣớc
đây, còn ở đây là các hình thức thuế khác nhau. Khi loại thuế này đƣợc đánh
dựa trên cơ sở một loại thuế khác thì đấy không phải là việc thuế đánh chồng
lên thuế. Một nguyên tắc chung khi xác định giá tính thuế GTGT đối với mọi
hàng hóa, dịch vụ là tính trên trị giá mua vào chƣa có thuế GTGT. Thuế
GTGT của hàng hóa nhập khẩu đƣợc tính trên giá có cả thuế nhập khẩu chính
là tính trên giá trị của hàng hóa mua vào chƣa có thuế GTGT. Cũng giống nhƣ
việc xác định căn cứ tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu, thuế tiêu
thụ đặc biệt cũng đƣợc tính trong giá bán là căn cứ tính thuế GTGT. Bởi đối
tƣợng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thƣờng là những hàng hóa, dịch vụ xa xỉ
hoặc ít, không mang lại lợi ích chung cho xã hội, vì thế nhà nƣớc cần điều tiết
và định hƣớng tiêu dùng một cách phù hợp. Khi thuế tiêu thụ đặc biệt chuyển
vào giá vốn của hàng hóa, dịch vụ thì nó trở thành một yếu tố cấu thành nhƣ
trong giá bán làm căn cứ tính thuế GTGT.
Nhƣ vậy, đối với các hoạt động kinh doanh phổ biến, giá tính thuế hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế là giá bán chƣa có thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch
vụ đó và đƣợc ghi trên hóa đơn bán hàng của ngƣời bán hàng, ngƣời cung cấp
dịch vụ hoặc giá bán chƣa có thuế GTGT đƣợc ghi trên chứng từ của hàng
hóa nhập khẩu.


1.2.2. Thuế suất thuế GTGT
Khi ban hành một đạo luật thuế, việc lựa chọn và đề ra hệ thống thuế
suất có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thuế suất đƣợc hiểu là mức độ mà dựa
trên đó, ngƣời nộp thuế phải nộp một khoản tiền nhất định, tính trên một đơn
vị đối tƣợng chịu thuế”[38,48]. Trên thế giới, thuế suất thƣờng đƣợc chia

19
thành các nhóm thuế suất cơ bản nhƣ: nhóm thuế suất thông thƣờng (thuế suất
tiêu chuẩn) dao dộng trong khoảng từ 10-20%; nhóm thuế suất ƣu đãi dao
động trong khoảng từ 5-7%; nhóm thuế suất đặc biệt ƣu đãi dƣới 5%; nhóm
thuế suất đặc biệt 0% dành cho hàng hóa xuất khẩu và nhóm thuế suất điều
tiết trên 20%. Việc lựa chọn hệ thống thuế suất có ý nghĩa rất quan trọng. Khi
ban hành Luật thuế GTGT, các nƣớc đang áp dụng loại thuế này thƣờng lựa
chọn giữa việc thực hiện chế độ nhiều mức thuế suất hoặc chế độ một mức
thuế suất (không tính đối với mức thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu). Mỗi
sự lựa chọn đều có tính hai mặt. Việc áp dụng hệ thống nhiều thuế suất, các
nhà luật học xuất phát từ đặc điểm của thuế GTGT là loại thuế gián thu mang
tính lũy thoái, mục đích là sẽ đảm bảo tính công bằng xã hội. Bằng việc tạo ra
sự thiếu công bằng giữa hàng hóa, dịch vụ thuộc các mức thuế suất khác nhau
nhằm khuyến khích phát triển, đầu tƣ cho đối tƣợng áp dụng thuế suất thấp.
Một số nƣớc khác thực hiện cơ cấu nhiều thuế suất nhƣ: Bỉ(5 mức thuế suất),
Colombia (6 mức thuế suất), Pháp (5 mức thuế suất), Italia, Pháp (4 mức thuế
suất)… [23,24]. Tuy nhiên, việc định ra các mức thuế suất khác nhau lại phải
dựa trên tính năng, công dụng của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế đã gây rất
nhiều khó khăn, phức tạp trong việc xác định thuế suất đối với từng mặt hàng,
dịch vụ, cùng một loại hàng nhƣng có thế bị áp các mức thuế suất khác nhau,
chênh lệch nhau. Việc quy định nhiều mức thuế suất sẽ không đảm bảo tính
trung lập của thuế GTGT cũng nhƣ không thể hiện đƣợc bản chất thuế GTGT
đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ. Khi mức thuế suất đầu vào

thấp hơn mức thuế suất của sản phẩm đầu ra, thì thuế suất thuế GTGT không
chỉ đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ mà còn đánh thêm một
phần chênh lệch giữa thuế suất đầu ra với thuế suất đầu vào. Mặt khác, gây
bất bình đẳng trong đối xử của nhà nuớc với các đối tƣợng nộp thuế.

20
Quan điểm cho rằng cần áp dụng thống nhất một mức thuế suất (không
kể mức thuế suất 0%) trong biểu thuế GTGT thì dựa trên lập luận cho rằng,
khi áp dụng một mức thuế suất, mọi hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT đều
chịu chung một mức thuế suất nên luật thuế GTGT đơn giản, dễ hiểu, chi phí
quản lý hành chính thuế và chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ thấp. Các nhà
hoạch định chính sách sẽ không gặp nhiều khó khăn khi phân biệt các nhóm
hàng hóa dịch vụ với nhiều mức thuế suất khác nhau, đơn giản hóa mẫu tờ
khai thuế GTGT, tạo điều kiện cho cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra quá trình
thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT của đối tƣợng nộp thuế. Một số nƣớc thực
hiện cơ cấu một mức thuế suất nhƣ: Brasil (17%), Anh (15%) Ðan Mạch (22
%), Nhật Bản, Singapo (3%), Italia (38%); Inđônexia (10%) [13] Tuy nhiên,
việc áp dụng một mức thuế suất sẽ làm cho thuế GTGT mang tính lũy thoái
nhiều hơn, ngƣời giàu sẽ giàu hơn, do đó không đảm bảo tính công bằng trong
chiều dọc của thuế. Nhƣng hiện tƣợng này có thể bù lại bằng việc cải cách
những sắc thuế có tính lũy tiến (thuế trực thu). Theo kinh nghiệm của các
nƣớc cũng nhƣ kết quả nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, cơ cấu thuế
suất lý tƣởng là ngoài thuế suất bằng không (0%) đối với hàng hóa xuất khẩu,
chỉ nên áp dụng thống nhất một mức thuế suất để đảm bảo đúng bản chất gián
thu, tính trung lập kinh tế của thuế GTGT, tránh tình trạng quá nhiều vai trò
điều tiết lên một sắc thuế gián thu nhƣ thuế GTGT, góp phần nâng cao hiệu
quả thu thuế.
Cho dù sự lựa chọn có khác nhau nhƣng khi ban hành thuế suất thuế
GTGT thƣờng dựa trên những tiêu chí cơ bản. Thứ nhất, mức thuế suất ban
hành phải tạo đƣợc nguồn thu ổn định và chiếm tỷ trọng mong muốn trong

tổng thu ngân sách nhà nƣớc. Thứ hai, là loại thuế tiêu dùng, mức thuế suất
phải có khả năng định hƣớng tiêu dùng trong dân cƣ. Thứ ba, thông qua mức
thuế suất áp dụng cho các loại hàng hóa dịch vụ chịu thuế, Nhà nuớc thực

21
hiện một số chính sách khuyến khích, thay đổi cơ cấu đầu tƣ trong nền kinh
tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài những yêu cầu chung đó. Hiện nay các
nƣớc áp dụng thuế GTGT có sự khác nhau trong việc thiết kế mức thuế suất
và số lƣợng thuế suất trong đạo luật thuế giá trị gia tăng. Theo thông lệ chung,
Luật thuế gía trị gia tăng của các nƣớc thƣờng áp dụng thuế suất 0% đối với
hàng hóa xuất khẩu và một số hàng hoá thiết yếu đối với đời sống của dân cƣ.
Tại Việt Nam, năm 1998, Luật thuế GTGT ban hành quy định 4 mức
thuế suất khác nhau (0%,5%,10%,20%). So với Luật thuế Doanh thu trƣớc đó
(từ 1990 đến 1998) thuế suất thuế GTGT thời kỳ này đã đơn giản hóa về cơ
bản, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý thuế và ngƣời nộp thuế, thể hiện tính
trung lập của thuế. Tuy vậy vẫn còn khoảng cách lớn giữa mức thuế suất thấp
nhất và cao nhất. Từ năm 2004 trở lại đây, đặc biệt theo Luật thuế GTGT năm
2008 Việt Nam áp dụng 3 mức thuế suất khác nhau: 0%, 5%, 10% đƣợc áp
dụng đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất, kinh doanh trong nƣớc
hoặc nhập khẩu. Quy định này một mặt giải quyết yêu cầu về khoảng cách
giữa các mức thuế suất đồng thời cũng đƣợc coi là bƣớc đệm cho việc tiến tới
áp dụng mọt mức thuế suất duy nhất trong giai đoạn tới. Việc qui định các
mức thuế suất khác nhau nhằm thể hiện chính sách điều tiết thu nhập và
hƣớng dẫn tiêu dùng đối với hàng hoá, dịch vụ khác nhau. Trong điều kiện
hiện nay, khi mặt bằng kinh doanh của các ngành nghề chƣa đồng nhất, thì
việc phân biệt các mức thuế suất là cần thiết. Tuy nhiên, một thực tế là tại các
cơ quan thuế, số lƣợng văn bản hỏi về việc áp dụng mức thuế suất nào thƣờng
chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong số các văn bản hỏi về chính sách, chế độ.
Và, trên thực tế chính các cơ quan thuế và cán bộ thuế nhiều trƣờng hợp cũng
không xác định đƣợc hàng hóa, dịch vụ đó áp dụng thuế suất nào cho đúng

dẫn đến hiện tƣợng văn bản trả lời thiếu thống nhất.

22
Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không phân
biệt đối tƣợng và hình thức xuất khẩu. Điều này có nghĩa mức thuế suất này
đƣợc áp dụng đối với cả hoạt động xuất khẩu tại chỗ, xuất khẩu vào khu chế
xuất. Tuy nhiên, Luật thuế GTGT cũng loại trừ một số hàng hóa, dịch vụ
không đƣợc áp dụng thuế suất 0% nhƣ: dịch vụ viễn thông chiều đi ra nƣớc
ngoài, khoáng sản chƣa qua chế biến….Việc quy định áp dụng thuế suất 0%
nhằm khuyến khích xuất khẩu nhƣng theo chúng tôi pháp luật về thuế GTGT
hiện hành quy định về điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với dịch vụ xuất
khẩu chƣa thực sự rõ ràng. Điều này thể hiện ở chỗ pháp luật về thuế GTGT
hiện hành vẫn quy định hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu đƣợc áp dụng thuế suất
0% (đây là điểm mới so với Luật thuế GTGT năm 1997 quy định chỉ có hàng
hóa xuất khẩu mới đƣợc hƣởng thuế suất 0%, mà không quy định dịch vụ
xuất khẩu đƣợc áp dụng thuế suất 0%) nhƣng lại chƣa quy định rõ ràng và
thống nhất điều kiện để đƣợc coi là dịch vụ xuất khẩu. Theo đó, tại Điểm 1.2,
Mục II, Phần B, Thông tƣ 129/2008/TT-BTC hƣớng dẫn dịch vụ xuất khẩu
đƣợc áp dụng mức thuế suất 0% phải đáp ứng điều kiện: Có hợp đồng cung
ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài hoặc ở trong khu phi thuế
quan; Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng
và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật. Nhƣng cũng chính theo
thông tƣ này, các trƣờng hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm: Các dịch
vụ do cơ sở kinh doanh nội địa cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi
thuế quan nhƣng địa điểm cung cấp và tiêu dùng dịch vụ ở ngoài khu phi thuế
quan (nhƣ: cho thuê nhà, hội trƣờng, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ
vận chuyển, đƣa đón ngƣời lao động). Vậy, theo quy định này, dịch vụ cung
cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan phải đáp ứng thêm điều kiện
về địa điểm tiêu dùng. Vấn đề đặt ra “tại sao chỉ quy định rõ điều kiện dịch vụ
xuất khẩu phải tiêu dùng ngoài lãnh thổ Việt Nam đối với dịch vụ cung cấp


23
cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan mà không áp dụng đối với
dịch vụ cung cấp cho tổ chức cá nhân nuớc ngoài?”, nếu không áp dụng thì cơ
sở để đánh thuế đối với các trƣờng hợp ngƣời nƣớc ngoài đến Việt nam và sử
dụng các dịch vụ tại Việt Nam (khách sạn, ăn uống …) là gì? Thực tế thì tổ
chức, cá nhân nƣớc ngoài đến tiêu dùng dịch vụ tại Việt Nam vẫn phải thanh
toán theo giá đã có thuế. Vậy có hay không việc áp dụng nguyên tắc địa điểm
tiêu dùng và phạm vi áp dụng đến đâu? Việc xác định địa điểm tiêu dùng đối
với các dịch vụ không vật hóa đƣợc nhƣ: dịch vụ tƣ vấn, dịch vụ quảng cáo,
dịch vụ giám định …thì nguyên tắc xác định địa điểm tiêu dùng nhƣ thế nào?.
[24,57]. Việc quy định không rõ ràng này dẫn đến tình trạng xác định đƣợc
địa điểm tiêu dùng thì phải đáp ứng điều kiện tiêu dùng ngoài lãnh thổ (tức
tiêu dùng tại Việt Nam thì vẫn chịu thuế) nhƣng nếu không xác định đƣợc thì
chỉ áp dụng hai điều kiện ban đầu đã nêu. Nhƣ vậy, việc quy định về điều
kiện tiêu dùng trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam là một điều bất hợp lý, dễ
dẫn đến tình trạng gian lận mà không kiểm soát nổi. Cùng một hành vi cung
cấp dịch vụ ăn uống cho tổ chức, cá nhân trong nƣớc hay nƣớc ngoài thì đều
áp dụng thuế suất 10% nhƣng dịch vụ tƣ vấn cung cấp cho cá nhân trong nƣớc
thì áp dụng mức thuế 10% còn cung cấp cho ngƣời nƣớc ngoài thì áp dụng
thuế suất 0%, mặc dù ngƣời nƣớc ngoài đó đến Việt Nam và sử dụng dịch vụ
tại Việt Nam.
Nhƣ vậy, cần có một cơ chế xác định điều kiện để đƣợc áp dụng thuế
suất một cách rõ ràng, vừa đảm bảo công bằng, lợi ích cho ngƣời tiêu dùng và
cả lợi ích cho nhà nƣớc, kiểm soát tốt tình trạng gian lận, tránh thất thu thuế
1.2.3. Phƣơng pháp tính thuế GTGT
Thuế GTGT thu đƣợc qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
Việc xác định số thuế GTGT nộp qua mỗi khâu phải dựa trên điều kiện thực
tế của chủ thế kinh doanh, đồng thời đáp ứng yêu cầu thu đúng, thu đủ thuế

×