Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Pháp luật về phí môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 94 trang )

MỤC LỤC



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đơn


Mục lục


Danh mục các bảng


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÍ VÀ PHÁP LUẬT
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM
7
1.1.
Khái quát về công cụ kinh tế trong quản lý bảo vệ môi trường
7
1.1.1.
Khái niệm về công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường
7
1.1.2.


Đặc điểm của công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường
8
1.1.3.
Vai trò của công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường
11
1.2.
Quan niệm về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
13
1.3.
Cơ sở của việc xây dựng các quy định pháp luật về phí
bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
19
1.3.1.
Xuất phát từ nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
(Polluter Pays Principle - PPP)
19
1.3.2.
Xuất phát từ quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường
21
1.3.3.
Xuất phát từ quy định về thu phí bảo vệ môi trường trong Luật
Bảo vệ môi trường nhằm tạo nên nguồn lực bảo vệ môi trường
21
1.4.
Kinh nghiệm của một số nước về sử dụng phí bảo vệ môi
trường và gợi mở cho Việt Nam
22

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÍ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM

34
2.1.
Các quy định pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với
chất thải rắn
34
2.1.1.
Quy định về đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với
chất thải rắn
36
2.1.2.
Quy định về đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với
chất thải rắn
38
2.1.3.
Quy định về mức thu và chế độ thu phí bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn
40
2.1.4.
Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong mối quan hệ về
phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
43
2.1.5.
Quản lý và sử dụng số tiền thu được từ phí bảo vệ môi
trường đối với chất thải rắn
44
2.2.
Thực tiễn thực hiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn và những vấn đề đặt ra
45
2.2.1.

Những kết quả đạt được
45
2.2.2.
Những vấn đề đặt ra
50

Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ PHÍ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM
59
3.1.
Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn ở Việt Nam
59
3.2.
Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực thi
pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn ở
Việt Nam
65
3.2.1.
Cần tiến hành rà soát các quy định về phí bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với
các quy định về thuế bảo vệ môi trường
65
3.2.2.
Điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải
rắn phù hợp với thực tiễn và yêu cầu trang trải các chi phí
bảo vệ môi trường
67
3.2.3.
Cần tập trung nguồn thu từ phí môi trường vào Quỹ bảo vệ

môi trường
71
3.2.4.
Cần có các biện pháp ràng buộc các nhà đầu tư, các doanh nghiệp
trách nhiệm bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải rắn
73
3.2.5.
Cần quy định cụ thể về chế tài xử lý khi đơn vị phải nộp phí
bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn vi phạm nghĩa vụ nộp
75
3.2.6.
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm
công tác quản lý môi trường và những người làm công tác
thu phí bảo vệ môi trường
76
3.2.7.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp luật liên quan đến
việc thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
80

KẾT LUẬN
84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
86






Danh môc c¸c b¶ng

Sè hiÖu
b¶ng
Tªn b¶ng
Trang
1.1
Công cụ khuyến khích kinh tế áp dụng tại các nước OECD
23


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường và phát triển có mối quan hệ khăng khít với nhau. Môi
trường là địa bàn và đối tượng của phát triển. Phát triển là nguyên nhân tạo
nên những biến đổi tích cực và tiêu cực đối với môi trường. Phát triển kinh tế -
xã hội là nhu cầu tất yếu của loài người và tất nhiên trong quá trình phát triển
kinh tế con người sẽ phải khai thác môi trường, nhưng nếu vì phát triển kinh
tế mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được hoặc khai
thác quá khả năng phục hồi đối với tài nguyên tái tạo được thì sẽ không còn
nguyên liệu, năng lượng để phát triển, từ đó dẫn tới đình chỉ sản xuất, giảm
sút hoặc triệt tiêu hệ thống kinh tế. Mặt khác, trong quá trình phát triển kinh tế
và trong cuộc sống sinh hoạt của con người lượng chất thải thải ra môi trường
ngày càng nhiều, tác động xấu đến không khí, nước, đất và các yếu tố môi
trường khác làm tổn hại môi trường sống và khiến cho hệ thống kinh tế không
thể hoạt động một cách bình thường được. Bên cạnh mưa xít là thảm họa
thủng tầng ôzôn. Tầng ôzôn được ví như là một tấm áo che phủ trái đất tránh
khỏi những tia từ ngoại trực tiếp từ mặt trời. Theo báo cáo môi trường của

Liên hợp quốc, nếu tầng ôzôn mỏng đi 1% thì cường độ của tia tử ngoại chiếu
xuống mặt đất sẽ tăng lên 2%, tỷ lệ về bệnh ung thư da sẽ tăng lên 8% mưa
axít, tia tử ngoại cũng sẽ làm tổn thương lớn tới vật nuôi, cây trồng cả trong
nước lẫn trên mặt đất. Ước tính với tốc độ tăng trưởng công nghiệp như hiện
nay, thì tới năm 2075 tầng ôzôn sẽ giảm đi 40% so với năm 1985. Khi đó, thế
giới sẽ có 150 triệu người mắc bệnh ung thư da, 18 triệu người bị đục thuỷ
tinh thể, tài nguyên thuỷ sản sẽ tổn thất 25%, sản lượng mùa màng sẽ giảm
7,5% Còn nếu như tầng ôzôn bị phá huỷ thì con người và mọi sinh vật trên
trái đất sẽ bị huỷ diệt bởi tia tử ngoại của mặt trời.

2
Vì vậy, phát triển phải đi đôi với quản lý và bảo vệ môi trường. Hài
hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường trong đó có việc lựa chọn
các công cụ để đảm bảo sự phát triển hài hòa đó đang là mối quan tâm của
nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, việc sử dụng các công cụ kinh tế để
quản lý và bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp khả thi nhất vì nó
không mâu thuẫn hay đi ngược lại các mục tiêu của kinh tế thị trường mà ở nó
có sự kết hợp hợp lý giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
Trên thế giới và đặc biệt trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(Organisation for Economic Cooperation and Development - OECD) các
công cụ kinh tế là biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường đã và đang được
ứng dụng rộng rãi. Việt Nam hiện nay được xếp vào diện các nước có nền
kinh tế chuyển đổi, điều đó có nghĩa là chúng ta đang chuyển dần từ nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung trước đây sang kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện nền kinh tế thị
trường khi mà lợi nhuận là thứ được đặt lên hàng đầu thì đôi khi vì lợi nhuận
thu được mà con người cố tình làm ngơ trước sự phá hoại môi trường. Đứng
trước tình trạng đó buộc chúng ta phải sử dụng các công cụ kinh tế để tạo ra
các động cơ khuyến khích, thúc đẩy con người cố gắng giảm bớt mức phát
thải ô nhiễm, hoặc áp dụng các công nghệ sạch hơn cho môi trường để đảm

bảo tăng trưởng đi đôi với duy trì chất lượng môi trường như chủ trương của
Đảng và Nhà nước ta đề ra.
Một trong các công cụ kinh tế quan trọng bên cạnh thuế bảo vệ môi
trường là phí bảo vệ môi trường. Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, một
vấn đề phổ biến đang diễn ra thường xuyên, hàng ngày ở mọi nơi trong xã hội
Việt Nam hiện nay. Việc tìm hiểu và phân tích quy định của pháp luật trong
lĩnh vực này đối với việc bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa
vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của Việt Nam.

3
Với những lý do đó, việc nghiên cứu Pháp luật về phí môi trường đối với
chất thải rắn ở Việt Nam″ có ý nghĩa khoa học và có ý nghĩa thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay các bài viết và các đề tài nghiên cứu về phí bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn còn rất ít, chủ yếu là các bài viết liên quan đến quản lý
chất thải rắn là chủ yếu, đó là bài viết của TS. Nguyễn Văn Phương: "Chất thải
và các quy định về quản lý chất thải", Tạp chí Luật học, số 4/2003; bài viết của
TS. Nguyễn Văn Phương: "Một số vấn đề về khái niệm chất thải", Tạp chí Luật
học, số 10/2006; bài viết của Lê Kim Nguyệt: "Một cơ chế phù hợp cho quản lý
chất thải nguy hại ở Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11/2002; đề
tài "Một số vấn đề quản lý chất thải y tế tại Hà Nội", Khóa luận tốt nghiệp của
Nguyễn Kim Thoa, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004; đề tài khoa học cấp
trường của TS. Nguyễn Văn Phương:"Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất
thải",2008; đề tài "Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam", khóa
luận tốt nghiệp của Nguyễn Thu Loan, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009 v.v
Hầu hết các đề tài, bài viết này chỉ đi phân tích và đánh giá các vấn đề
liên quan đến quản lý chất thải rắn và chỉ có một số khía cạnh liên quan đến
phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn mà chưa có một công trình nghiên
cứu khoa học pháp lý nào đề cập một cách toàn diện và có hệ thống, có tính

chuyên sâu về vấn đề phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam.
Do đó đề tài mà luận văn đề cập sẽ là bài viết đi sâu vào tìm hiểu pháp luật về
phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, là vấn đề mà chưa được quan tâm
nghiên cứu nhiều trong mối tương quan với các vấn đề liên quan đến công cụ
kinh tế trong quản lý chất thải.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Mục đích
Việc nghiên cứu đề tài nhằm thực hiện mục đích:

4
Một là, làm sáng tỏ những vấn đề chung về phí và pháp luật về phí
bảo vệ môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
nói riêng, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về phí bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn;
Hai là, chỉ ra những thiếu sót hoặc chưa hợp lý trong các quy định
pháp luật hiện hành về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, từ đó đề
xuất một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật bảo vệ môi trường về
phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
- Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục tiêu này, luận văn phải hoàn thành một số
nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về phí và
pahps luật về bảo vệ môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với
chất thải rắn nói riêng;
+ Tìm hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống các của pháp luật về phí
bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
+ Luận giải về yêu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật bảo vệ môi
trường về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, đồng thời đề ra các giải
pháp để hoàn thiện các quy định này.
- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những khái niệm về phí, pháp luật về phí bảo
vệ môi trường đối với chất thải rắn; các quy định của pháp luật bảo vệ môi
trường Việt Nam hiện hành về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này qua hoạt động thu phí ở
một số địa phương trong những năm gần đây.
* Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ Luật học, tác giả chỉ tập
chung nghiên cứu các quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

5
trong pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam hiện hành. Khi nghiên cứu các
quy định cụ thể về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn này, luận văn
có đề các công cụ kinh tế để quản lý và bảo vệ môi trường được quy định
trong Luật Bảo vệ môi trường cũng như nghiên cứu một cách khái quát về các
công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường hiện đang được áp dụng ở
một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, cách tiếp cận những vấn đề này chỉ là
cơ sở để nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về phí bảo vệ môi trường đối
với chất thải rắn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, việc nghiên cứu được
tiến hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về quản lý nhà nước, quản lý xã hội cũng như chủ trương, quan điểm về việc
bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, lôgíc, lịch sử, qui nạp, đối
chiếu, so sánh, khảo sát thăm dò lấy ý kiến trong phạm vi những người làm
công tác thực tiễn, sử dụng kết quả thống kê nhằm làm sáng tỏ các vấn đề
trong nội dung luận văn.

5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Luận văn là một công trình nghiên cứu về phí bảo vệ môi trường đối
với chất thải rắn - một công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường
hiện mới được áp dụng tại Việt Nam. Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn ở chỗ: tìm ra được những tồn tại trong công tác xây dựng và thi hành
pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Từ đó đưa ra những
đề xuất, kiến nghị để góp phần vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật
bảo vệ môi trường Việt Nam trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.

6
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu
giảng dạy ở bậc Đại học, Trường Đào tạo nghề trong lĩnh vực pháp lý và là tư
liệu tham khảo đối với cơ quan và tổ chức hữu quan.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về phí và pháp luật phí môi trường
đối với chất thải rắn ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về phí môi trường đối với chất thải
rắn ở Việt Nam.
Chương 3: Yêu cầu và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí môi
trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam.



7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÍ VÀ PHÁP LUẬT
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM


1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm về công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường
Công cụ quản lý và bảo vệ môi trường được hiểu là các phương thức
hay biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường của
nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Các công cụ quản lý và bảo vệ
môi trường rất đa dạng. Nhưng tuy nhiên, về cơ bản, các công cụ kinh tế
thường mang lại hiệu quả cao hơn so với các công cụ khác.
Công cụ kinh tế là một loại công cụ quản lý và bảo vệ môi trường "sử
dụng đến những đòn bẩy lợi ích kinh tế " [53, tr. 21]. Trong khoa học kinh tế,
công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường được hiểu là "các công cụ
chính sách được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động
của các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành
vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường" [49, tr. 421].
Như vậy, theo các nhà kinh tế học thì khái niệm công cụ kinh tế trong quản lý
và bảo vệ môi trường có ngoại diên rất rộng. Đó là tất cả những biện pháp dựa
vào thị trường được sử dụng để làm thay đổi lợi ích và chi phí của các hoạt
động của con người nhằm quản lý và bảo vệ môi trường như thuế môi trường,
phí môi trường, giấy phép xả thải và thị trường giấy phép xả thải, tín dụng
môi trường
Dưới góc độ pháp lý thì công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi
trường là những công cụ chính sách do pháp luật quy định được sử dụng
nhằm tác động tới chi phí và lợi ích của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và

8
tiêu dùng thường xuyên tác động tới môi trường nhằm thay đổi hành vi của
con người theo hướng có lợi cho môi trường. Như vậy, chỉ những biện pháp
sử dụng lợi ích và chi phí để tác động đến hành vi của con người theo hướng
có lợi cho môi trường được pháp luật quy định mới được xem là các công cụ
kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, cho đến nay trong các văn bản quy phạm pháp luật của
Việt Nam chưa có một văn bản nào đưa ra định nghĩa thế nào là công cụ kinh
tế trong quản lý và bảo vệ môi trường. Tại chương XI Luật Bảo vệ môi
trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 29/11/2005 (Luật Bảo vệ môi trường 2005) mới chỉ đưa ra các nguồn
lực bảo vệ môi trường. Theo đó, công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi
trường bao gồm: ngân sách nhà nước về bảo vệ môi trường; thuế môi trường;
phí bảo vệ môi trường; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động
khai thác tài nguyên thiên nhiên; quỹ bảo vệ môi trường và các chính sách ưu
đãi và hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.
1.1.2. Đặc điểm của công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường
Công cụ kinh tế là một trong số các công cụ quản lý và bảo vệ môi
trường hữu hiệu nhất hiện nay. Để làm sáng tỏ đánh giá này ta hãy tìm hiểu
những đặc điểm của công cụ kinh tế.
Thứ nhất, công cụ kinh tế có tính linh hoạt và mềm dẻo tạo điều kiện
cho các tổ chức và cá nhân hành động sao cho phù hợp với điều kiện của họ.
Các công cụ kinh tế là các biện pháp khuyến khích kinh tế được xây dựng trên
nền tảng các quy luật kinh tế thị trường nhằm tác động đến hành vi của các
tác nhân kinh tế ngay từ khi chuẩn bị cho tới khi thực hiện quyết định. Các
biện pháp khuyến khích này cho phép cân nhắc, so sánh, tính toán một cách
kỹ càng giữa cái "được" và cái "mất", cái lợi và cái hại của từng kịch bản phát
triển, từng phương án hành động mà họ cho là có lợi nhất đối với mình. Các

9
công cụ kinh tế duy trì một tập hợp tương đối rộng rãi các hành động môi
trường có tính pháp lý, nhưng có xác định những hậu quả khác nhau đối với
những sự lựa chọn khác nhau và bắt buộc phải phục tùng từng hậu quả xảy ra.
Trong khi đó các công cụ pháp lý truyền thống thường cứng nhắc, bắt buộc
các chủ thể phải tuân thủ mà không được phép lựa chọn.
Thứ hai, công cụ kinh tế có tính hiệu quả về bảo vệ môi trường, nhất

là trong nền kinh tế thị trường. Cụ thể là:
- Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước như là một
trung tâm điều hành, kiểm soát. Mọi kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đều
được phân giao từ trên xuống, các doanh nghiệp hầu như không có quyền chủ
động. Trong khi đó, các công cụ kinh tế vận hành thông qua cơ chế chi phí và
giá cả trên cơ sở các quy luật của kinh tế thị trường, do đó nó hoàn toàn dành
cơ hội lựa chọn và quyền chủ động quyết định cho các cá nhân và tổ chức sao
cho phù hợp với điều kiện của họ. Vì thế, các công cụ kinh tế tạo cơ hội và
điều kiện để nhà sản xuất chuyển chi phí bảo vệ môi trường vào giá thành sản
phẩm, tức là chuyển trách nhiệm bảo vệ môi trường gián tiếp cho người tiêu
dùng, khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư bảo vệ môi trường tương xứng
với mức đầu tư phát triển sản xuất. Như thế, công cụ kinh tế đã thực hiện được
một trong các nguyên tắc bảo vệ môi trường mà Luật Bảo vệ môi trường 2005
đã đề ra tại Điều 4 là: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền
và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân".
- Công cụ kinh tế sử dụng lợi ích kinh tế để quản lý và bảo vệ môi
trường do đó các hành vi môi trường được điều chỉnh một cách tự giác. Vì
vậy chúng ta sẽ giảm được những chi phí kinh tế trong quản lý. Mặt khác, do
vận hành theo cơ chế chi phí và giá cả nên các doanh nghiệp, các nhà sản xuất
phải tự tìm hiểu về các công cụ kinh tế để có cơ sở để tính toán chi phí sản
xuất và ấn định giá bán. Vì thế, chúng ta sẽ giảm được những chi phí kinh tế
trong việc tuyên truyền phổ biến. Ngoài ra, nếu sử dụng tốt công cụ kinh tế

10
đặc biệt là thuế môi trường và phí bảo vệ môi trường chúng ta sẽ tăng nguồn
thu cho ngân sách nhà nước, để đầu tư trở lại cho môi trường.
- Sử dụng công cụ kinh tế sẽ đảm bảo tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu
ô nhiễm và nâng cao khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải.
Như vậy, công cụ kinh tế vừa mang tính hiệu quả về kinh tế vừa mang
tính hiệu quả về môi trường.

Thứ ba, công cụ kinh tế có tính công bằng về mặt xã hội, bởi lẽ, một
trong những nguyên tắc hình thành lên công cụ kinh tế trong quản lý và bảo
vệ môi trường là nguyên tắc "Người gây ô nhiễm phải trả tiền" và nguyên tắc
"Người hưởng lợi phải trả tiền".
Thứ tư, công cụ kinh tế có tính kích thích lợi ích kinh tế. Đặc điểm
này của công cụ kinh tế là do một trong các nguyên tắc cơ bản của việc sử
dụng công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường là nguyên tắc kích
thích lợi ích kinh tế. Cũng do có đặc điểm này mà khi được sử dụng, công cụ
kinh tế làm cho con người tự giác thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường.
Thứ năm, công cụ kinh tế bảo đảm bảo vệ môi trường gắn liền trong
quá trình sản xuất, kinh doanh. Bởi lẽ, "chừng nào việc sử dụng môi trường
sống chưa trở thành một chi phí trong sản xuất hay tiêu dùng thì chừng đó
con người vẫn không ý thức được về trách nhiệm giảm nhẹ hủy hoại môi
sinh" [36, tr. 153-154]. Trong khi đó, các công cụ kinh tế được vận hành thông
qua cơ chế chi phí và giá cả trên cơ sở các quy luật của nền kinh tế thị trường,
hơn nữa nếu sử dụng công cụ kinh tế thì môi trường được xem là một loại
hàng hóa, do đó việc sử dụng môi trường (dù là với vai trò là yếu tố đầu vào
hay yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất, kinh doanh) thì cũng đều phải trả
tiền. Vì vậy, trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dù lớn hay nhỏ của
mình các chủ thể đều phải cân nhắc, suy xét việc bảo vệ môi trường ngay từ
giai đoạn lập kế hoạch và trong suốt quá trình tổ chức thực hiện.

11
1.1.3. Vai trò của công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường
Công cụ kinh tế có vai trò đặc biệt trong quản lý và bảo vệ môi
trường, điều này thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, so với các công cụ quản lý và bảo vệ môi trường khác,
công cụ kinh tế có một số ưu điểm nhất định và chính điều này đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi
trường. Tính ưu việt của các công cụ kinh tế được thể hiện ở một số điểm sau:

Một là, áp dụng công cụ kinh tế giúp các doanh nghiệp có những
thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh. Trước tiên do công cụ kinh tế có tính
linh hoạt, mềm dẻo mà các doanh nghiệp hoàn toàn có quyền chủ động xây
dựng và triển khai các dự án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh sao cho phù hợp
với điều kiện của mình. Mặt khác, việc áp dụng công cụ kinh tế sẽ tạo ra
những lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp từ đó tạo tiền đề cũng như khả
năng để doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ví dụ: Chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường là một
trong những công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường. Theo đó, cơ
sở sản xuất, kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, đổi mới
công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất sẽ được
miễn, giảm thuế, vay vốn ưu đãi Do đó, doanh nghiệp có những nguồn lực
tài chính để có thể mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.
Hai là, khuyến khích các nhà sản xuất thường xuyên cải tiến công
nghệ kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm. Các công cụ kinh tế tạo điều kiện để
khuyến khích các nhà sản xuất liên tục giảm ô nhiễm bằng cách thường
xuyên đầu tư cải tiến công nghệ kiểm soát ô nhiễm. Điều này không chỉ có
lợi cho môi trường mà còn tăng khả năng cạnh tranh cũng như triển vọng của
nền kinh tế quốc gia. Trong lúc đó, công cụ pháp lý không khuyến khích được
các nhà sản xuất tiếp tục giảm thiểu ô nhiễm khi họ đã đạt tiêu chuẩn cho

12
phép. Nguyên nhân cơ bản là do đầu tư giảm thiểu ô nhiễm dưới tiêu chuẩn
thường phải tốn kém, trong lúc công cụ pháp lý không cần điều đó, vả lại
cũng không thu được khoản tài chính nào, trong khi việc đầu tư giảm thiểu ô
nhiễm hơn nữa thường là cơ sở để các nhà quản lý tiến tới quy định tiêu
chuẩn khắt khe hơn.
Ba là, công cụ kinh tế giúp đạt kết quả bảo vệ môi trường nhanh hơn
và đặt ra mục tiêu cao hơn so với công cụ pháp lý. Nguyên nhân là càng đầu
tư giảm thiểu ô nhiễm nhanh hơn thì hiệu quả kinh tế lại cao hơn. Bên cạnh

đó, các công cụ kinh tế còn tạo điều kiện để các nhà sản xuất chủ động nghiên
cứu, xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện giảm thiểu ô nhiễm cũng
như việc khuyến khích họ tiến xa hơn nữa để đạt được các mục tiêu môi
trường cao hơn và nhanh hơn.
Bốn là, áp dụng công cụ kinh tế sẽ khiến cho các chủ thể tự giác thực
hiện các hoạt động bảo vệ môi trường. Nguyên nhân là do công cụ kinh tế sử
dụng đến những đòn bẩy kinh tế, đó là những lợi ích vật chất. Chính những
lợi ích vật chất này đã thúc đẩy các chủ thể tự giác thực hiện các hoạt động
bảo vệ môi trường. Trong khi đó, công cụ tuyên truyền giáo dục cũng có tác
dụng khiến cho các chủ tự giác thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường
nhưng chỉ trong trường hợp trước đó "khi con người vì sự vô thức đã tàn phá
chính môi trường trong đó họ đang sống" [53, tr. 23], còn trong các trường
hợp khác biện pháp này hầu như không phát huy tác dụng.
Năm là, so với biện pháp chính trị và biện pháp công nghệ thì việc sử
dụng các công cụ kinh tế mang tính khả thi hơn. Nguyên nhân là do các biện
pháp chính trị thường được thể hiện thông qua đường lối của các đảng phái
chính trị, vì thế nó thường mang tính chất định hướng. Còn biện pháp công
nghệ có bản chất là việc đầu tư các dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến,
hiện đại để giảm thiểu ô nhiễm. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào
cũng có nguồn tài chính đủ lớn để làm được điều này.

13
Thứ hai, các công cụ kinh tế tạo ra nguồn lực tài chính cần thiết để
quản lý và bảo vệ môi trường.
Thứ ba, các công cụ kinh tế kích thích các chủ thể thực hiện những
hoạt động có lợi cho môi trường qua đó góp phần định hướng nền kinh tế
phát triển thân thiện với môi trường. Bởi lẽ, trong nền kinh tế thị trường suy
cho cùng lợi nhuận là mục tiêu hướng tới của tất cả các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, do đó nếu chi phí để tái chế, tái sử dụng chất thải thấp hơn chi
phí để khai thác tài nguyên mới hoặc chi phí để giảm thiểu ô nhiễm thấp hơn

hoặc bằng các khoản thuế, phí phải nộp thì các tổ chức, cá nhân sẵn sàng
thực hiện.
1.2. QUAN NIỆM VỀ PHÍ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN
* Quan niệm về phí bảo vệ môi trường
Trong quản lý và bảo vệ môi trường, bên cạnh các công cụ kinh tế khác
thì công cụ phí nhằm mục đích kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường cũng được
sử dụng khá rộng rãi. Theo nghĩa thông thường thì phí được hiểu là "khoản tiền
phải trả cho một công việc phục vụ, dịch vụ công cộng nào đó" [63, tr. 709].
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm phí được quy định tại Điều 2 Pháp lệnh số
38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội về phí và lệ phí. Theo đó, phí được hiểu là "khoản tiền mà tổ chức,
cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được
quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo pháp lệnh này".
Từ các khái niệm nêu trên có thể hiểu phí bảo vệ môi trường là khoản
tiền mà tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường phải trả để phục vụ cho việc
thu gom, quản lý và xử lý các chất thải đó. Mặc dù một trong các nguyên tắc
bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường là:
"Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của
cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân". Tuy nhiên, hiện nay việc

14
đầu tư, xây dựng, vận hành các công trình công cộng phục vụ việc thu gom,
quản lý, xử lý chất thải hầu như đều do Nhà nước đảm nhiệm vì vậy phí bảo
vệ môi trường là khoản thu của Nhà nước từ các tổ chức, cá nhân có hành vi
xả thải ra môi trường để phục vụ cho việc công tác thu gom, quản lý, xử lý
chất thải nhằm bảo vệ môi trường.
Từ những phân tích trên đây, có thể rút ra khái niệm về phí bảo vệ môi
trường như sau:
Phí bảo vệ môi trường là một khoản thu của ngân sách nNhà nước,
được thu từ các tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động

làm phát sinh các nguồn tác động xấu đối với môi trường nhằm hình thành
lên nguồn tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường.
Theo quy định tại Tiểu mục 1, Phần X, Mục A Danh mục chi tiết phí,
lệ phí Ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm
2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
57/2002/NĐ - CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí thì phí bảo vệ môi trường bao gồm:
- Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải;
- Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
- Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
Tìm hiểu về phí bảo vệ môi trường, ta thấy có những đặc trưng sau:
Thứ nhất, về đối tượng nộp phí. Theo quy định tại khoản 1 Điều 113
Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì "tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường
hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải
nộp phí bảo vệ môi trường". Như vậy, đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường là
các chủ thể có các hoạt động gây bất lợi cho môi trường, đó có thể là hành vi

15
xả thải như xả nước thải được quy định tại Nghị định số 67/2003/NĐ-CP (đã
được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2007/NĐ-CP), theo đó, tại Điều 3
Nghị định này có quy định: "Tổ chức, hộ gia đình có nước thải quy định tại
Điều 2 Nghị định này là đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải". Hoặc có các "hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi
trường", như hoạt động khai thác khoáng sản. Theo quy định tại Điều 3 Nghị
định số 137/2005/NĐ-CP thì "Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với
khai thác khoáng sản là các tổ chức, cá nhân khai thác các loại khoáng sản
quy định tại Điều 2 Nghị định này".
Thứ hai, về đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường là các chất thải như
nước thải (Điều 2 Nghị định số 67/2003/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung)

hoặc là các yếu tố vật chất là đối tượng tác động của các hoạt động làm phát
sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường như các loại khoáng sản: đá, cát,
đất, than, sét, sỏi…trong hoạt động khai thác khoáng sản (Điều 2 Nghị định
số 137/2005/ NĐ-CP).
Thứ ba, về mức phí, theo quy định tại khoản 2 Điều 113 Luật Bảo vệ
môi trường 2005 thì mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở:
- Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu
đối với môi trường.
- Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường;
- Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Thứ tư, phí bảo vệ môi trường thường mang tính địa phương, ngành
kinh tế sâu sắc. Bởi lẽ, sức chịu tải của môi trường ở mỗi địa phương, mỗi
ngành kinh tế khác nhau là khác nhau.
Bên cạnh việc chỉ ra các đặc điểm của phí bảo vệ môi trường, cũng
cần phân biệt phí bảo vệ môi trường với thuế môi trường sẽ được áp dụng
trong thời gian tới. Mặc dù thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường đều là các

16
khoản thu hình thành lên nguồn tài chính để bảo vệ môi trường nhưng giữa
chúng có một số điểm khác biệt cơ bản.
- Về đối tượng, nếu thuế môi trường là lượng sản phẩm của cơ sở sản
xuất hoặc doanh thu do bán sản phẩm thì phí bảo vệ môi trường là lượng chất
gây ô nhiễm có trong dòng thải hoặc khối lượng, số lượng các yếu tố vật chất
là đối tượng tác động của các hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối
với môi trường.
- Thuế môi trường không mang tính hoàn trả trực tiếp, nhưng phí bảo
vệ môi trường lại mang tính hoàn trả trực tiếp rõ ràng.
- Phạm vi áp dụng của thuế môi trường không có giới hạn, khác biệt
giữa các địa phương, ngành kinh tế, nhưng đối với các khoản thu từ phí bảo
vệ môi trường có thể mang tính địa phương, ngành kinh tế.

Từ những đặc điểm trên của phí bảo vệ môi trường, ta thấy phí bảo vệ
môi trường có những ưu điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, phí bảo vệ môi trường góp phần tạo nên sự công bằng đối
với thiên nhiên môi trường theo lối có vay, có trả. Bởi lẽ, phí bảo vệ môi
trường được hình thành trên cơ sở nguyên tắc "Người gây ô nhiễm phải trả
tiền" theo đó người có các tác động xấu đối với môi trường thì phải nộp phí
bảo vệ môi trường và "toàn bộ nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được sử
dụng đầu tư trực tiếp cho việc bảo vệ môi trường" [43, Điều 113].
Thứ hai, phí bảo vệ môi trường khuyến khích người gây ô nhiễm giảm
phát thải. Phí bảo vệ môi trường tạo cơ hội cho người nộp phí giảm số phí
phải nộp bằng cách giảm các hành động gây tác hại tới môi trường. Chẳng
hạn, Chì là đối tượng phải chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo
quy định tại Nghị định số 67/2003/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bố sung bởi
Nghị định số 04/2007/NĐ-CP) do đó, các tổ chức, hộ gia đình có nước thải sẽ
tìm cách giảm nồng độ chì có trong nước thải bằng các cách khác nhau.

17
Thứ ba, phí bảo vệ môi trường khuyến khích các chủ thể nghiên cứu,
đổi mới công nghệ kiểm soát ô nhiễm và sử dụng công nghệ sạch. Nếu do
phí bảo vệ môi trường mà chi phí sản xuất tăng thì điều này sẽ thúc đẩy các
chủ thể đầu tư cho công tác nghiên cứu, đổi mới công nghệ nhằm kiểm soát
lượng chất thải gây ô nhiễm và đồng thời cũng nhằm kiểm soát số phí phải
nộp, từ đó thúc đẩy các chủ thể sử dụng các công nghệ theo hướng thân
thiện với môi trường.
Bên cạnh những ưu điểm trên, phí bảo vệ môi trường vẫn còn tồn tại
một số hạn chế nhất định:
Thứ nhất, chi phí quan trắc cao. Để tính toán được số phí phải nộp của
mỗi chủ thể đòi hỏi phải xác định được tổng lượng thải và nồng độ từng chất
gây ô nhiễm trong dòng thải hoặc quy mô ảnh hưởng của các tác động xấu đối
với môi trường. Việc làm này đòi hỏi một khoản chi phí không nhỏ.

Thứ hai, trong một số trường hợp phí bảo vệ môi trường không phát
huy được tác dụng bảo vệ môi trường. Đó là trường hợp mức phí thấp không
đủ liều lượng để buộc các chủ thể phải quan tâm hơn đến việc cải thiện dòng
thải. Và như vậy, không thúc đẩy áp dụng các biện pháp hạn chế chất thải.
Ngoài ra, trong một số trường hợp mức ô nhiễm quá tập trung thì công cụ phí
hầu như cũng không phát huy được tác dụng bảo vệ môi trường của mình.
"Một con sông có thể chịu đựng được một nồng độ chất thải nhất định trong
suốt một ngày nhưng không chịu được cùng một lượng đó đột ngột dội xuống
trong nửa tiếng" [50, tr. 214]. Trong những trường hợp này thì những quy
định tiêu chuẩn có ưu thế hơn.
Quan niệm về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
Theo quy định tại Tiểu mục 1, Phần X, Mục A Danh mục chi tiết phí,
lệ phí Ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm
2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

18
57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí thì phí thì phí bảo vệ môi trường đối với chất
thải rắn là một trong bốn loại phí bảo vệ môi trường. Hiện nay, phí bảo vệ môi
trường đối với chất thải rắn được quy định tại Nghị định số 174/2007/NĐ-CP
ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số
174/2007/NĐ-CP), Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2008
của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày
29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (sau
đây gọi tắt là Thông tư số 39/2008/TT-BTC). Tuy nhiên, cả Nghị định số
174/2007/NĐ-CP và Thông tư số 39/2008/TT-BTC đều không đưa ra quy
định thế nào là phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Từ khái niệm phí
bảo vệ môi trường đã đề cập ở trên có thể hiểu một cách khái quát về phí bảo
vệ môi trường như sau: Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là một
loại phí bảo vệ môi trường có đối tượng chịu phí là các chất thải rắn theo quy

định của pháp luật.
Là một loại phí bảo vệ môi trường nên phí bảo vệ môi trường đối với
chất thải rắn cũng có những đặc trưng của phí bảo vệ môi trường nói chung
như đã đề cập ở phần trên. Tuy nhiên, so với các loại phí bảo vệ môi trường
khác, pí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn có đặc trưng riêng đó là đối
tượng chịu phí là chất thải rắn. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định
số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chắt
thải rắn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 59/2007/NĐ-CP) thì chất thải rắn
được hiểu là "chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm
chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại". Theo từ điển môi
trường Anh - Việt và Việt Anh, chất thải (waste) được hiểu là "bất kỳ chất gì,
rắn, lỏng, khí mà cơ thể hoặc hệ thống sinh ra nó không còn sử dụng được
nữa và cần có biện pháp thải bỏ" [57, tr. 260]. Khái niệm này đã chỉ ra các

19
dạng tồn tại của chất thải là dạng rắn, lỏng và khí và đưa ra được các tiêu chí
xác định một vật chất được coi là chất thải, theo đó một chất khi "cơ thể hoặc
hệ thống sinh ra nó không còn sử dụng được nữa và cần có biện pháp loại
bỏ" sẽ trở thành chất thải. Còn theo Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng
Việt phổ thông, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh thì chất thải là "rác và
những vật bỏ đi sau một quá trình sử dụng, nói chung" [63, tr. 132]. Dưới góc
độ pháp lý, chất thải được quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi
trường, theo đó, chất thải được hiểu là "vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải
ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác".
Tóm lại, từ những phân tích trên có thể hiểu chất thải rắn là tất cả các
loại vật chất tồn tại ở thể rắn được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh
tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, hoạt động sống, và duy
trì sự tồn tại của cộng đồng…). Chất thải rắn gồm các chất hữu cơ, nhựa, vải
sợi, đất, đá, cát và các tạp chất khác, so với các chất thải ở thể lỏng và thể khí,

chất thải rắn có những tính đặc tính riêng như dế phân loại, dễ thu gom, dễ
xác định khối lượng Do đó, việc tính mức phí bảo vệ môi trường đối với
chất thải rắn phải nộp được xác định dựa trên khối lượng chất thải và loại chất
thải rắn (chất thải rắn thông thường hay chất thải rắn nguy hại). Trong khi đó,
mức phí bảo vệ môi trường phải nộp đối với nước thải được xác định dựa trên
hàm lượng và nồng độ chất gây ô nhiễm.
1.3. CƠ SỞ CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
PHÍ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN
1.3.1. Xuất phát từ nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
(Polluter Pays Principle - PPP)
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền bắt nguồn từ các sáng kiến
do OECD đề xuất vào các năm 1972 và 1974. Nguyên tắc người gây ô nhiễm
phải trả tiền "tiêu chuẩn" năm 1972 cho rằng, những tác nhân gây ô nhiễm

20
phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm soát và phòng chống ô nhiễm.
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền "mở rộng" năm 1974 cho rằng,
các tác nhân gây ô nhiễm ngoài việc phải tuân thủ các chi phí khắc phục ô
nhiễm còn phải bồi thường cho những người bị thiệt hại do ô nhiễm này gây
ra. Như vậy, nội dung của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là
người gây ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi phí để thực hiện các biện pháp
làm giảm ô nhiễm do chính quyền tổ chức thực hiện, nhằm khắc phục và
hoàn trả.
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền xuất phát từ những luận
điểm của nhà kinh tế học Arthur C.Pigou (1877-1959) về nền kinh tế phúc lợi.
Trong đó, nội dung quan trọng nhất là:
Giá cả của một hàng hóa hay dịch vụ phải được biểu hiện đầy đủ trong
tổng chi phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ đó, bao gồm cả chi phí của tất cả các
tài nguyên môi trường sử dụng. Theo đó, việc sử dụng không khí, nước hay
đất để đổ chất thải cũng là sử dụng tài nguyên, giống như như sử dụng nguyên

liệu, nhiên liệu cho sản xuất.
Vì thế, người sử dụng tài nguyên môi trường phải trả chi phí. Nguyên
tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền chủ trương sửa chữa "thất bại thị trường"
do tính thiếu hoặc không tính chi phí môi trường trong sản xuất hàng hóa dịch
vụ bằng cách bắt người gây ô nhiễm phải "tiếp thu" đầy đủ chi phí sản xuất.
Đây có thể coi là cơ sở kinh tế của việc xây dựng và hoàn thiện quy định về
phí bảo vệ môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải
rắn nói riêng.
Cụ thể hóa nguyên tắc này, khoản 5 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường
quy định: "tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường
có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm khác theo
quy định của pháp luật".

21
1.3.2. Xuất phát từ quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính cấp thiết toàn cầu, đòi hỏi
quốc gia nào trên trái đất cũng đều phải quan tâm và có thái độ tích cực đối
với việc bảo vệ môi trường. Chính vì thế Đảng ta đã chủ trương:
Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện
môi trường bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi
trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học. Chủ động phòng
tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí
hậu bất lợi và tiếp tục giải quyết hậu quả chiến tranh còn lại đối
với môi trường. Bảo vệ và cải tạo môi trường là trách nhiệm của
toàn xã hội, tăng cường quản lý nhà nước đi đôi với nâng cao ý
thức của mọi người dân. Chủ động gắn kết yêu cầu cải thiện môi
trường trong quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển
kinh tế xã hội, coi yêu cầu về môi trường là tiêu chí quan trọng
đánh giá các giải pháp phát triển [23, tr. 36].
Trên tinh thần đó, Đảng ta đã khẳng định: "Áp dụng các biện pháp

kinh tế trong bảo vệ môi trường là giải pháp phù hợp với bối cảnh kinh tế thị
trường, đảm bảo người gây ra thiệt hại và được hưởng lợi từ môi trường phải
trả tiền" [24, tr. 9].
Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về phí bảo vệ môi
trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng là
đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển.
1.3.3. Xuất phát từ quy định về thu phí bảo vệ môi trường trong
Luật Bảo vệ môi trường nhằm tạo nên nguồn lực bảo vệ môi trường
Khoản 1 Điều 113 Luật Bảo vệ môi trường quy định: "Tổ chức, cá
nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động

×