ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC CHĂN NUÔI TRÂU B
Ò
Câu 1. Trình bày
đ
ặc điểm ngoại hình, tính n
ăng s
ản xuất của bò Vàng Việt Nam, bò Lai Sind, của
2 giống bò sữa và 2 giống bò thịt nhập nội vào Việt Nam?
Bò vàng Việt Nam
Ngoại hình: Ngoại hình của bò vàng cân xứng, tầm vóc nhỏ.
- Đầu: Con cái: Đầu thanh, sừng ngắn; Con đực: Đầu to, sừng dài chĩa về phía trước; mạch máu và gân mặt nổi
rõ.
- Mắt: Tinh, lanh lợi
- Cổ: Con cái cổ thanh, con đực cổ to. Lông cổ thường đen.
- Màu lông: vàng tươi, âu thẫm hay cánh dán.
- Yếm: Kéo dài từ hầu đén xương ức
- Da: Có nhiều nếp nhăn
- U vai: Con đực có u vai cao, con cái không có
- Lưng và hông: thẳng, hơi rộng
- Mông: Hơi xuôi, hẹp và ngắn
- Bụng: to, tròn nhưng không sệ
- Chân: 4 chân thanh, cứng cáp; 2 chân trước thẳng, 2 chân sau đi thường chạm khoeo
Tính năng sản xuất
- Tuổi phối giống lần đầu: 20 -24 tháng
- Tỷ lệ đẻ hàng năm: 50 – 80%
- Khả năng cho sữa: thấp, khoảng 2kg/ngày (chỉ đủ cho con bú)
- Tỷ lệ mỡ sữa: rất cao ( 5 - 5,5%)
- Năng suất thịt: không cao, tỷ lệ thịt xẻ 40 – 44%
Bò vàng chịu đựng kham khổ tốt, khả năng thích nghi, chống bệnh tật cao.
Bò Lai Sind
Ngoại hình:
- Màu lông: màu vàng hoặc sẫm, 1 số con có vá trắng
- Đầu: Hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống.
- Rốn và yếm: rất phát triển, yếm kéo dài từ hầu đến rốn, nhiều nếp nhăn.
- U vai: Nổi rõ
- Âm hộ: có nhiều nếp nhăn.
- Lưng: ngắn, ngực sâu, mông dốc.
- Bầu vú: khá phát triển
- Đuôi: dài, chót đuôi thường không có xương
Tính năng sản xuất
- Tuổi phối giống lần đầu: 18 – 24 tháng tuổi
- Năng suất sữa: 1200 – 1400kg/ 240-270 ngày
- Tỷ lệ mỡ sữa: 5 – 5.5 %
- Tỷ lệ thịt xẻ: 48 – 49%
Bò Lai Sind chịu được kham khổ, khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi tốt với khí hậu nóng ẩm.
2 giống bò sữa nhập nội vào Việt Nam
Bò Holstein Friesian ( HF)
Ngoại hình
- Màu lông: có 3 màu lông chính: lang trắng đen (chiếm ưu thế), lang trắng đỏ (ít), toàn thân đen ( trừ đỉnh trán
và chóp đuôi trắng).
- Thân: hình nêm
- Đầu: con cái đầu dài, nhỏ, thanh; con đực đầu thô.
- Sừng: nhỏ, ngắn, chĩa về phía trước
- Trán: phẳng hoặc hơi lõm
- Cổ thanh, dài vừa phải
- Yếm: không có yếm
- Vai, lưng, hông, mông thẳng hàng
- Chân: 4 chân thẳng, đẹp, hai chân sau doãng
- Bầu vú: rất phát triển, tĩnh mạch vú ngoằn ngoèo, nổi rõ
Tính năng sản xuất
- Năng suất sữa trung bình: 5000 – 8000kg/chu kì
- Tỷ lệ mỡ sữa thấp: 3,3 – 3,6%
- Thành thục về tính sớm, có thể phối giống lúc 15 – 20 tháng tuổi
Bò HF chịu nóng, chịu đựng kham khổ kém, dễ cảm nhiễm bệnh tật.
Bò Jersey
Ngoại hình
- Màu lông: vàng sáng hoặc vàng sẫm, có con có đốm trắng ở bụng, chân, đầu.
- Đầu: nhẹ, mặt cong, mắt lồi, cổ thành dài.
- Yếm: khá phát triển
- Vai: cao và dài
- Ngực: sâu, xương sườn dài
- Lưng: dài, rộng
- Mông: dài, rộng và phẳng
- Bụng: to, tròn
- Chân: 4 chân mảnh, khoảng cách giữa 2 chân rộng.
- Đuôi: nhỏ
- Bầu vú: phát triển tốt cả phía trước và phía sau, tĩnh mạch vú to và dài
Tính năng sản xuất
- Năng suất sữa bình quân: 3.000 – 5.000 kg/chu kì 305 ngày
- Tỷ lệ mỡ sữa: Rất cao 4,5 – 5,5 %; mỡ sữa màu vàng, hạt to.
- Tuổi phối giống lần đầu: 16-18 tháng tuổi
2 giống bò thịt nhập nội vào Việt Nam
Bò Charolai
Ngoại hình: phát triển cân đối
- Màu lông: trắng ánh kem
- Thân: rộng, mình dày
- Mông: không dốc, đùi phát triển
Tính năng sản xuất
- Khối lượng trưởng thành: bò đực 1000-1400kg, bò cái 700 – 900kg
- Giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi, bê có thể tăng trọng 1450 – 1550g/ ngày
- Tỷ lệ thịt xẻ ( giết thịt lúc 14 – 16 tháng tuổi): 65 – 69%.
Bò Brahman
Ngoại hình
- Màu lông: trắng do hoặc đỏ
- Thân dài, lưng thẳng, tai to
- U, yếm: phát triển
Tính năng sản xuất
- Khối lượng khi trưởng thành: bò đực 680 – 900kg; bò cái nặng 450 – 630kg
- Tăng trọng bê đực 6-12 tháng tuổi: 900 - 1000g/ngày.
- Tỷ lệ thịt xẻ: 52 – 58%
Câu 2. Các tính trạng chọn lọc chính ở trâu bò?
Đối với trâu bò sữa
- Sản lượng sữa/chu kì
- Chất lượng sữa ( tỷ lệ pr, mỡ sữa, vật chất khô)
- Khối lượng gia súc ( thể trọng)
- Kích thước và hình dạng bầu vú
- Hệ số ổn định của chu kì sữa
- Tốc độ thải sữa (lượng sữa vắt ra được trong 1 phút)
- Hiệu quả sử dụng thức ăn
- Khả năng sinh sản
- Khả năng kháng bệnh
- Thời gian sử dụng
- Các đặc trưng cơ bản về ngoại hình, thể chất…
Đối vơi trâu bò thịt
- Thể trọng - Tăng trọng hàng ngày
- Tỷ lệ thịt xẻ - Khối lượng mô cơ thịt
- Các chỉ tiêu về chất lượng thịt - Các chỉ tiêu về sinh sản
- Tập tính nuôi con và sức sản xuất sữa - Tính dễ đẻ
Câu 3. Phương pháp chọn lọc trâu bò
đ
ực giống?
Đánh giá và chọn lọc theo nguồn gốc
- Chọn lọc theo nguồn gốc là quá trình chọn lọc dựa vào hệ phả để xem xét các đời tổ tiên của đực giống.
- Giống và đặc tính của giống được xác định dựa trên cơ sở các số liệu về nguồn gốc của bố mẹ cùng với việc
xem xét nhận định trên con vật.
- Muốn đánh giá chọn lọc theo nguồn gốc phải có hệ thống theo dõi và ghi chép khoa học để xây dựng được
phả hệ chính xác của con vật, để từ đó cho chúng ta biết: nguồn gốc xuất thân của đực giống, mối quan hệ
huyết thống của các cá thể đực cái ở các đời khác nhau, mức độ ổn định di truyền của các tính trạng qua các thế
hệ,…
- Khi đánh giá, cần xem xét sự biểu hiện tốt hay xấu của các tính trạng về ngoại hình, thể chất, sinh trưởng,
phát dục và sức sản xuất của các đời trước, đặc biệt là ở bố mẹ.
- Đánh giá và chọn lọc theo nguồn gốc dựa trên nguyên tắc về sự giống nhau giữa bố mẹ và đời sau.
- Nên kết hợp đánh giá cả chị/em ruột thịt ay nửa ruột thịt.
- Cách thức tiến hành: Đầu tiên là chọn những con đực xuất sắc nhất (đã kiểm tra qua đời sau) và cái giống tốt
nhất(từ đàn hạt nhân) để làm bố và mẹ đực giốngghép đôi giao phối được bê đực hậu bị. Gía trị giống của
con vật định tạo ra ước tính được thông qua các giá trị giống của con bố và con mẹ.
Đánh giá và chọn lọc theo bản thân
Được đánh giá và chọn lọc trên các khía cạnh:
- Ngoại hình, thể chất
+ Đực giống phải có sức khỏe tốt, mang đặc tính cảu giống và thể hình phải phù hợp với hướng sản xuất. Thân
hình cân đối, bộ xương phải chắc chắn, phát triển tốt, các khớp chắc chắn, cử động dứt khoát, hệ cơ phát triển,
+ Không có những khuyết điểm về ngoại hình như: đầu quá to, quá thô, lưng hẹp và yếu, hông lõm, mông có
hình dạng mái nhà, chân vòng kiềng,…
- Sinh trưởng, phát dục
Do cường độ sinh trưởng và mức tăng trọng hàng ngày của đực giống và đời sau có mối tương quan khá chặt.
- Sức sản xuất tinh
Đực giống phải có dung lượng và chất lượng tinh dịch tốt, đạt tiêu chuẩn quy định của giống, đực giống phải có
tính hăng cao, năng lực phối giống tốt.
Đánh giá và chọn lọc theo đời sau
Trong chăn nuôi bò sữa
- Đánh giá đực giống qua đánh giá con gái đực giống.
- Các bước tiến hành:
+ Chọn đối tượng: chọn những con đạt yêu cầu khi đánh giá về nguồn gốc và ngoại hình thì mới được dự kiểm
tra đời sau.
+ Bê đực được nuôi đến 14-15 tháng tuổi thì khai thác tinh cho phối với số bò cái đã chọn
+ Trong khi chờ kết quả kiểm tra, khai thác tinh dịch làm tinh đông viên/cọng ra dự trữ ít nhất là 5000 liều/đực.
+ Bê cái ( > 30 con gái/đực giống) để ra được nuôi dưỡng tốt, đến 18 tháng tuổi thì cho phối giống đến khi các
con gái đực giống đẻ thì theo dõi sức sản xuất sữa của lứa thứ nhất, dựa vào kết quả này để đánh giá giá trị của
con đực giống.
- Phương pháp
+ So sánh các đực giống thông qua so sánh các nhóm con gái của chúng.
+ So sánh các con của đực giống với bạn đàn nuôi trong cùng điều kiện như nhau.
+ So sánh sức sản xuất của con gái đực giống với mẹ của chúng.
Trong chăn nuôi trâu bò thịt
- Chọn những con khỏe mạnh, có lý lịch tốt, phát triển bình thường và đạt được một khối lượng nhất định theo
quy định của từng giống
- Tiến hành kiểm tra chất lượng tinh dịch của tất cả những đực giống được lựa chọncho giao phối.
- Bê sinh ra được bú trực tiếp và đảm bảo tính đồng nhất về các điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc.
- Bê dạt 15-18 tháng tuổi thì giét mổ khảo sát sức sản xuất thịt với số lượng ít nhất là 3 con mỗi nhómtiến
hành xác định độ béo, khối lượng sống, khối lượng thân thịt, mỡ nội tạng, tỉ lệ thịt xẻ, khối lượng cơ và xương.
Đánh giá và chọn lọc theo giá trị giống ước tính (EBV)
- Gía trị giống của một con đực là giá trị di truyền của con vật đó mà một nửa của nó sẽ được di truyền lại cho
đời sau.
- Cơ sở phương pháp
+ Phối hợp các thông tin về mỗi tính trạng có được từ nhiều cá thể có liên quan (tổ tiên, bản thân, đời con, …)
+ Phối hợp các thông tin di truyền của tính trạng (chỉ số).
Câu 4. Đặc điểm của môi trường sinh thái dạ cỏ, điều gì sẽ xảy ra với vật chủ nếu môi trường sinh thái
dạ cỏ bị thay đổi, cho ví dụ?
Đặc điểm của môi trường sinh thái dạ cỏ là:
- Chất chứa dạ cỏ là một hỗn hợp gồm thức ăn ăn vào, vi sinh vật dạ cỏ, các sản phẩm trao đổi trung gian, nước
bọt và các chất chế tiết vào qua vách dạ cỏ. Đây là hệ sinh thái rất phức hợp trong đó liên tục có sự tương tác
giữa thức ăn, hệ vi sinh vật và vật chủ.
- Dạ cỏ có môi trường thuận lợi cho vi sinh vật yếm khí sống và phát triển như: độ ẩm cao 85 – 90%, pH 6.4 – 7;
nhiệt độ khá ổn định 38 – 42
0
C; áp suất không khí ổn định và là môi trường yếm khí.
- VSV trong dạ cỏ có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn của vật chủ do chúng có các enzim
phân giải liên kết β – glycosid của xơ trong vách tế bào thực vật của thức ăn và có khả năng tổng hợp đại phân tử
protein từ NH
3
.
Nếu môi trường sinh thái dạ cỏ bị thay đổi thì vật chủ:
Vật chủ xảy ra các rối loạn vsvrối loạn dinh dưỡng
Câu 5. Các nhóm vi sinh vật chính trong dạ cỏ của gia súc nhai lại và vai trò của chúng đối với vật chủ?
Hệ vi sinh vật dạ cỏ gồm 3 nhóm chính: Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, nấm. ngoài ra còn có Mycoplasma,
các loại virus và các thể trực khuẩn.
Vi khuẩn
Chiếm số lượng lớn nhất trong vsv dạ cỏ, có tác dụng
- Phân giải xơ ( phân giải xenluloza và hemixnluloza)
- Phân giải tinh bột và đường
- Sử dụng các acid hữu cơ
- Phân giải và tổng hợp protein
- Tạo mêtan
- Tổng hợp vitamin nhóm B, K
Động vật nguyên sinh
Xuất hiện trong dạ cỏ khi gia sú bắt đầu ăn thức ăn thực vật khô. Chúng có vai trò chính:
- Tiêu hóa tinh bột và đường
- Xé rách màng tế bào thực vật
- Tích lũy polysaccarid
- Bảo tồn mạch nối đôi của các acid béo không no
Ngoài ra, chúng còn 1 số tác hại
- Sử dụng protein của vi khuẩn
- Sử dụng vitamin từ thức ăn hay do vi khuẩn tạo nêngiảm vitamin cho vật chủ
Nấm
Nấm trong dạ cỏ thuộc loại yếm khí, có vai trò trong:
- Mọc chồi phá vỡ cấu trúc thành tế bào thực vật, làm giảm độ bền chặt của cấu trúc này, góp phần phá vỡ các
mảnh thức ăn trong quá trình nhai lại
- Tiết ra các loại men phân giải hầu hết các loại gluxid; phức hợp men tiêu hóa xơ.
tăng tốc độ tiêu hóa xơ.
Câu 6. Quá trình chuyển hoá các hợp chất chứa nitơ trong đường tiêu hóa gia súc nhai lại (vẽ sơ đồ).
Phân tích ưu, nhược điểm và ý nghĩa thực tiễn?81
Qúa trình tiêu hóa
Protein Protenaza Peptide peptidlaza acid amin dezaminaza NH
3
NH
3
men vsv protein vsv
Cetoacid
- Các hợp chất chứa N, bao gồm cả protein và phi protein khi được đưa vào dạ cỏ sẽ bị vsv phân giải. mức độ
phân giải của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là độ hòa tan. Các nguồn nito phi protein được hòa tan
hoàn toàn và nhanh chóng phân giải thành amoniac., một phần nhiều hay ít phụ thuộc vào bản chất của thức ăn.
Protein thật của khẩu phần cũng được vsv dạ cỏ phân giải thành peptit, acid amin và amoniac.
- Acid amin và amoniac được sinh ra trong dạ cỏ được vsv sử dụng để tổng hợp nên sinh khối protein của
chúng. Sinh khối protein vsv này sẽ xuống ruột non. Tại đây, protein vsv sẽ được tiêu hóa và hấp thu tương tự
như đối với 1 động vật dạ dảy đơn. Trong sinh khối protein vsv có khoảng 80% là protein thật có chứa đầy đủ
các acid amin không thay thế với tỷ lệ cân bằng. protein thật của vsv được tiêu hóa khoảng 80-85% ở ruột.
Ưu điểm
Biến đổi các hợp chất chứa N đơn giản thảnh protein có giá trị sinh học cao (protein vsv)gia súc nhai lại ít
phụ thuộc vào chất lượng protein của thức ăncó ý nghĩa kinh tế rất lớn
Nhược điểm
- Phân giải protein chất lượng cao
- Có thể gây lãng phí N và ngộ độc khí amoniac sinh ra quá nhiều
Câu 7. Quá trình chuyển hóa gluxit trong đường tiêu hóa của gia súc nhai lại (vẽ sơ đồ). Phân tích ưu,
nhược điểm và ý ngh
ĩa th
ực tiễn?
Quá trình chuyển hóa
- Phần lớn glucid của khẩu phần, kể cả vách tế bào thực vật được lên men trong dạ cỏ. Vách tế bào là thành phần
quan trọng của thức ăn xơ thô được phân giả 1 phần bởi vsv nhờ có men phân giải xơ (xenlulaza) do chúng tiết
ra. Quá trình phân giải các carbohydrat phức tạp sinh ra các đường đơn. Các đường đơn này được vsv dạ cỏ lên
men tạo ra các acid béo bay hơi và 1 lượng nhỏ các acid béo khác. Chúng cung cấp khoảng 70-80% tổng số năng
lượng được gia súc nhai lại hấp thu. Tỷ lệ giữa các acid béo bay hơi phu thuộc vào bản chất của các loại glucid
có trong khẩu phần.
- Qúa trình lên men glucid ở dạ cỏ cũng sinh ra khí Cacbonic và metan, những khí này được thải ra ngoài lúc con
vật ợ hơi.
- Một phần tinh bột có thể thoát qua sự lên men ở dạ cỏ và được tiêu hóa ở ruột tương tự như ở động vật dạ dày
đơn.
- Trong ruột già cũng có sự lên men vsv lần thứ 2. Các acid béo bay hơi sinh ra trong ruột già cũng được hấp thu
nhưng vsv bị thải ra ngoài qua đường phân.
Ưu điểm: Tiêu hóa được xơ, phá vỡ được liên kết β-1,4 glucozit giảm cạnh tranh thức ăn với các loài khác, tận
thu được phụ phẩm nông nghiệp.
Nhược điểm: Lãng phí năng lượng do sinh khí metan, gây ô nhiễm do khí metan
Câu 8. Đặc điểm của các loại thức ăn có thể sử dụng cho gia súc nhai lại và nêu những chú ý cần thiết khi
sử dụng các loại thức ăn này?
Thức ăn thô xanh
- Bao gồm các loại cỏ trồng và cỏ tự nhiên cho trâu bò ăn dưới dạng thu cắt hay chăn thả
- Thành phần dinh dưỡng của cỏ xanh khá cân đối và tỷ lệ tieu hóa khá cao, thay đổi tùy theo giống cỏ, giai đoạn
thu cắt, điều kiện thời tiết cũng như điều kiện nông hóa, thổ nhưỡng của đất trồng.
- Cỏ xanh là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng nhất cho trâu bò.
- Cỏ tươi cần chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần của trâu bò. Khi có đủ cỏ nên cho bò ăn tự do.
- Lượng cỏ cho bò ăn thay đổi tùy theo từng đối tượng. trung bình mỗi ngày có thể cho 1 con ăn được 1 lơngj cỏ
tươi bằng khoảng 10-12% thể trọng của nó.
- Mùa cỏ ở nước ta kéo dài khoảng 180-190 ngày và có thể tận thu các nguồn cỏ xanh tự nhiên làm thức ăn cho
trâu bò.
- Cần phải trồng cỏ để đảm bảo chủ động có nguồn thức ăn xanh hay dự trữ để ổn định nguồn thức ăn thô quanh
năm.
Thức ăn ủ xanh
- Là thức ăn dự trữ chiến lược để nuôi dưỡng trâu bò trong mùa thiếu cỏ xanh.
- Nguyên liệu ủ xanh: các loại cỏ trồng như cỏ voi, cây ngô,…
- khi ủ xanh thức ăn được bảo quản lâu dài nhưng tổn thất rất ít chất dinh dưỡng. trong quá trình ủ các vsv biến
đổi các đường dễ hòa tan thành acid lactic, acid axetic, và các acid hữu cơ khác.
- Thức ăn ủ xanh chất lượng tốt không cần phải xử lý trước khi cho ăn và có thể cho ăn tới 5-7kg/100kg thể trọng.
Nếu thức ăn ủ xanh quá nhiều acid, cần phải đưa vào khẩu phần ăn củ quả ( không thấp hơn 30% khối lượng thức
ăn ủ xanh).
- Trong trường hợp thức ăn có quá nhiều acid có thể dùng dung dịch amoniac 25% để trung hòa hoặc dung dịch
Na
2
CO
3
1,5-2% cho 1kg thức ăn ủ xanh.
Cỏ khô
- Là loại thức ăn thô dự trữ sau khi đã sấy khô hoặc phơi khô cỏ xanh nhờ ánh nắng mặt trời.
- Cung cấp: protein, glucid, vitamin và chất khoáng cho gia súc nhai lại đặc biệt vào vụ đông xuân.
- Hàm lượng và thành phần các chất dinh dưỡng trong cỏ khô có sự khác nhau rất rõ rệt.
- Cây càng thành thục và già đi thì hàm lượng xenluloza trong cỏ tăng lên, hàm lượng protein, vitamin, chất
khoáng lại giảm xuống. cỏ phơi khô ở giai đoạn còn nao, tỷ lệ tiêu hóa đạt 77%, giai đoạn ra hoa là 66% và sau
khi ra hoa là 60%.
- Đối với các loại cỏ bộ đậu tốt nhất là thu hoạch vào giai đoạn có nụ hoa và khi đó hàm lượng protein trongcor
khô cao nhất.
- Cỏ khô giù vitamin A thì rất nghéo vitamin D và ngược lại. cỏ sấy khô nhân tạo hầu như không có vitamin D.
- Khả năng thu nhận cỏ khô phụ thuộc vào chất lượng và thành phần của khẩu phần thức ăn.
- Thời gian cắt cỏ phơi khô tốt nhất là từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch, lúc cỏ mới ra hoc, có sản lượng và thành
phần dinh dưỡng cao.
- Cỏ khô dược dự trữ dưới hình thức đánh đống hoặc đóng bánh.
Củ quả
- vd: củ sắn, khoai lang, củ cải, bí đỏ, cà rốt,…
- chứa hàm lượng nước cao (70-90%), tỷ lệ protein, mỡ, khoáng và xenlulozo thấp.
- trong chất khô của củ quả chứa nhiều glucid dẽ tiêu hóa, chủ yếu là đường và tinh bột, ngoài ra còn có vitamin
C.
- Mức độ ăn củ quả phụ thuộc vào sự cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phầ và khi cho ăn nen thận trọng, không
nên cho ăn nhiều cùng lúc do khi cho ăn quá nhiều thì vsv sẽ lên men đường và tinh bột nhanh chóng tạo thành
acid lacticnâng cao độ acid trong dạ cỏ (giảm pH)hấp thu vào máungộ độc.
Các loại phụ phẩm cây trồng
Rơm rạ
- Hàm lượng xơ cao, protein thấp, mỡ rất thấp; vitamin và các chất khoáng nghèo nàn.
- Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô của rơm thấp do vách tế bào rơm bị ligin hóa cao.
-Nên bổ sung thêm rỉ mật đường, ure, cỏ xanh hay các phụ phẩm khác dễ lên men nhằm tối ưu hóa hoạt động của
vsv dạ cỏ.
- Có thể ủ kiềm hóa tươi ngay sau khi thu hoạch để bảo quản lâu dài mà không cần phơi khô.
Cây ngô sau thu bắp
- Xử lý ure để kiềm hóa tương tự như đối với rơm để làm thức ăn vụ đông cho trâu bò.
- cây ngô sau khi thu bắp non có thể dùng làm nguồn thức ăn xanh rất tốt cho trâu bò ăn tự do hoặc đem ủ chua
để bảo quản được lâu dài.
Ngọn mía
- Là nguồn thức ăn cung cấp năng lượng cho gia súc nhai lại.
- ngọn mía cho gia súc ăn tốt nhất là ngay sau khi thu hoạch.
- có thể dùng để ủ chua
Thân lá cây lạc
- Hàm lượng protein thô khá cao, cao hơn gần 2 lần lượng protein thô trong hạt ngô.
- Có thể đưa cây lạc vào ủ chua, dự trữ được hàng năm làm thức ăn cho trâu bò.
Ngọn lá sắn
- Giàu protein nhưng lại chứa độc tố xyanoglucozit làm gia súc chậm lớn hoặc có thể gây chết khi có hàm lượng
cao.
- Nấu chín ngọn lá sắn làm giảm bớt độc tố nhưng tiêu tốn nhiều chất đốt và công lao động.
- Ủ chua ngọn lá sắn có thể loại bỏ gần như toàn bộ độc tố, lại dự trữ được lâu dài cho trâu bò ăn
- Có thể thu ngọn lá sắn trước khi thu hoạch củ 20-30 ngày không hề ảnh hươg đến năng suất và chất lượng củ
sắn
Các loại phụ phẩm ngành chế biến
Bã bia
- Là sản phẩm tách ra sau khi lên men bia, có mùi thơm và vị ngon.
- Hàm lượng khoáng, vitamin và dặc biệt là hàm lượng đạm trong bã bia caocó thể coi là thức ăn bổ sung đạm.
- Thành phần xơ trog bã bia rất dễ tiêu có tác dụng kích thích vsv phân giải xơ trong dạ cỏ phát triển. Ngoài ra còn
chứa các sản phẩm lên men có tác dụng kích thích tính ngon miệng và kích thích tiết sữa rất tốt.
- Thành phần và giá trị dinh dưỡng của bã bia phụ thuộc vào tỷ lệ nước, nguồn gốc sản xuất và thời gian bảo
quản.
- Trong khẩu phần bò cần tính toán làm sao có thể thay thế không quá ½ lượng thức ăn tinh và không nên cho ăn
trên 15kg/con/ngày. Cho ăn quá nhiều bã bia sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu hóa chất xơ, các chất chứa N và kéo theo sự
giảm chất lượng sữa.
- Tốt nhất là trộn bã bia và cho ăn cùng với thức ăn tinh, chia làm nhiều bữa trong 1 ngày.
Rỉ mật
- Là phụ phẩm của ngành sản xuất đường.
- thành phần chính chủ yếu là đường sucroza với 1 ít glucoza và fructoza.
- dùng làm thức ăn bổ sung cung cấp năng lượng cho gia súc nhai lại, đặc biệt là cung cấp năng lượng dễ tiêu, bổ
sung cho khẩu phần cơ sở là thức ăn xơ thô có chất lượng thấp.
- chứa nhiều nguyênn tố khoáng đa lượng và vi lượng rất cần thiết cho bò.
- không nên cho ăn quá nhiều (chỉ dưới 2kg/con/ngày) và nên cho ăn rải đều để tránh làm giảm pH dạ cỏ đột ngột
ảnh hưởng không tốt đén vsv phân giải xơ.
Phụ phẩm dứa
- Phụ phẩm dứa bao gồm chồi ngọn của quả dứa, vỏ cứng ngoài, những vụn nát trong quá trình chế biến dứa, bã
dứa ép và toàn bộ lá của cây dứa phá đi trồng mới.
- Hàm lượng chất xơ, hàm lượng đường dễ tan cao nhưng nghèo protein. Cho bò ăn nhiều thì bò sẽ bị dát lưỡi.
- Có thể ủ chua đẻ làm thức ăn nhằm thay thế 1 phần thức ăn thô xanh trong khẩu phần của gia súc nhai lại.
Hạt bông
Khô dầu
Cám gạo
Bã đậu nành
Bã sắn
Thức ăn tinh
- Bao gồm các loại hạt ngũ cốc và bột của chúng, bột và khô dầu đậu tương, lạc…các loại hạt cây bộ đậu và các
loại thức ăn tinh hỗn hợp được sản xuất công nghiệp.
- Vì lý do kinh tế và sinh lý tiêu hóa của bò, thức ăn tinh chỉ dùng để bổ sung dinh dưỡng khi thức ăn thô xanh
không đáp ứng đủ.
- Không cho ăn quá nhiều để tránh ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa xơ. Cho ăn quá nhiều có thể làm cho bò bị rối loạn
tieu hóa, bị các bệnh về trao đổi chất và chân móng, thậm chí làm cho bò chết ngay vài giơg sau khi ăn. Tuy nhiên
với bò cao sản cần phải bổ sung thcs ăn tinh thì mới đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cho tiết sữa nhưng phải
tính toán cẩn thận.
Các loại thức ăn bổ sung
Ure
- Nguồn bổ sung NPN cho khẩu phần khi các loại thức ăn khác không cung cấp đủ N. khi sử dụng cần tuân theo
nguyên tắc sau:
+ Chỉ sử dụng ure khi khẩu phầ thiếu đạm với lượng dùng được tính tóa cẩn thận. thông thường sử dụng không
vượt quá 1% VCK của khẩu phần
+ Phải cung cấp đủ các chất dễ lên men ( bột, đường, cỏ xanh) để cho vsv dạ cỏ có đủ năng lượng nhằ sử dụng
amoniac phân giải ra từ ure và tổng hợp lên protein, nếu không bod sẽ bị ngộ độc và chết.
+ Đối với những con bò trước đó chưa ă ure thì cần có thời gian làm quen: hàng ngày cho ăn từng ít một và thời
gian làm quen kéo dài từ 5-10 ngày
+ chỉ sử dụng ure cho bò trưởng thành, không sử dụng cho bê non vì dạ cỏ chưa ptr hoàn chỉnh.
+ phải cho ăn ure nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1 ít. Nên trộn đều với các thức ăn khác để cho ăn được đều
+Không hòa ure vào nước cho bò uống trực tiếp hay cho ăn với bầu bí
Hỗn hợp khoáng và vitamin
- Các chất khoáng rất quan trọng đối với trâu bò, đặc biệt là Ca, P.
- Vitamin đặc biêt là A, D
3
, E
- bổ sung khoáng theo 2 cách :
+ Trộn các chất khoáng với nhau theo những tỷ lệ nhất định goin là premix khoángtrộn vào các loại thức ăn
tinh với tỷ lệ 0.2-0.3% hoặc bổ sung vào khẩu phần hàng ngày với lượng 10-40g cho mỗi con.
+ trộn các thành phần khoáng với nhau và với các chất manghỗ hợp đóng thành bánh, làm khô gọi là đá liếm.
đá liếm được đặt trong chuồng nuôi, trên bãi chăn đẻ bò liếm tự do.
Hỗn hợp ure và rỉ mật
- nguyên tắc: trộn ure và rỉ mật với nhau, thêm nước tùy theo độ sánh của rỉ mật.
- phải đảm bảo cho con vật ăn những lượng nhỏ hỗn hợp này một cách đều đặn để:
+ tránh nguy cơ ngộ độc do ăn nhiều ure cùng 1 lúc
+ đồng thời hóa và điều tiết việc cung cấp cac chất dinh dưỡng mà vsv dạ cỏ cần, tránh làm thay đổi đột ngột pH
của dạ cỏ.
Bánh dinh dưỡng tổng hợp
- Là 1 dạng chế phẩm bổ sung được phép làm thành bánh để bổ sung cho khẩu phần cơ sở là thức ăn thô chất
lượng thấp. bánh dinh dưỡng chủ yếu cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho vsv dạ cỏ, tức là cung câp N
để phân giải khoáng, vitamin, acid amin và năng lượng dễ lên men hơn.
- bánh dinh dưỡng thường được làm từ những nguyên liệu sau:
+ Ure: là thành phần chiến lược và tỷ lệ không quá 10% để tránh nguy cơ ngộ độc
+ Rỉ mật: nguồn năng lượng dễ tiêu giúp cho việc sử dụng tốt ure và khoáng
+ Khoáng: Muối ăn. Cacbonat canxi, đi canxi photphat và bột xươg
+ Các chất kết dính: xi măng, vôi sống, đất sét, các chất xơ
+ các thành phần khác: khô dầu, bột thịt, bột cá…
- Ưu điểm:
+ nguồn bốung khoáng thường hiếm khi có sẵn đối với nông dân
+ là 1 hỗn hợp bổ sung dinh dưỡng có tính chất xúc tác đối với vsv dạ cỏ có lợi choa các quá trình lên men
tăng tỷ lệ tiêu hóa
+ dễ vận chuyển và sử dụng
+ hạn chế nguy cơ ngộ độc ure
+ có thể sản xuất thủ công và thương mại há trong thôn bản
+ giảm giá thành
- Yêu cầu của bánh đa dinh dưỡng
+ Đảm bảo các giá trị dinh dưỡng
+ độ cứng thích hợp
+ độ ẩm cho phép và bảo quản được lâu, không bị mốc
+ phương pháp sản xuát đơn giản và có thể dùng các dụng cụ đơn sơ phù hợp với hoàn cảnh của nông dân
Câu 9. Phân tích những giải pháp để giải quyết đủ thức ăn cho trâu bò trong vụ đông xuân?
- Trồng cây cỏ đông: Trồng các loại cỏ chịu được lạnh(cỏ ôn đới) hay chịu được hạn tốt.
- Trồng Ngô đông gieo dày (nơi đất có đủ ẩm)
- Tận thu cỏ tự nhiên đem ủ xanh
- Tận thu các phụ phẩmđem ủ xanh
- Sử dụng cỏ khô tích trữ
Câu 10. Chu kỳ tính và cơ chế điều hoà hoạt động chu kỳ tính ở trâu bò?
Chu kì tính
Sau tuổi dậy thì các buồng trứng có hoạt động chức năng và con vật có biểu hiện động
dục theo chu
kỳ. Chu kỳ này bao gồm các sự kiện để chuẩn bị cho việc giao phối, thụ tinh và
mang thai. Nếu sự mang thai
không xảy ra, chu kỳ lại được lặp đi lặp lại. Một chu kỳ sinh dục
như vậy được tính từ lần động dục này dến
lần động dục tiếp theo.
Thời gian của một chu kỳ động dục ở bò trung bình là 21 ngày, dao động trong khoảng
18-24 ngày.
Nhiều nhà nghiên cứu đã chia chu kỳ động dục của bò thành 4 giai đoạn
- Giai đoạn1: Tiền động dục
+ Giai đoạn diễn ra ngay trước khi động dục.
+ Trên buồng trứng
một noãn bao lớn bắt lớn nhanh (sau khi thể vàng của chu kỳ trước bị thoái hoá).
+ Vách âm
đạo dày lên, đường sinh dục tăng sinh, xung huyết. Các tuyến sinh dục phụ tăng tiết dịch nhờn
trong suốt, khó đứt.
+ Âm môn hơi bóng mọng. Cổ tử cung hé mở.
+Con vật bỏ ăn, hay kêu rống
và đái rắt. Con vật vẫn chưa chịu đực.
- Giai đoạn
2: Động dục
+ Là giai đoạn quan trọng nhất, giai đoạn bò cái “chịu đực” cao độ.
+ Thời gian chịu đực
dao động trong khoảng 6-30 giờ, bò tơ trung bình 12 giờ, bò cái sinh sản 18 giờ.
+Niêm dịch chảy ra nhiều, càng về cuối càng trắng đục như hồ nếp, độ keo dính tăng.
+ Âm
môn màu hồng đỏ, càng về cuối càng thẩm. Cổ tử cung mở rộng, hồng đỏ.
- Giai đoạn 3:
Hậu động dục
+ Được tính từ lúc con vật thôi chịu đực đến khi cơ quan sinh dục trở lại
trạng thái bình thường (khoảng 5
ngày). Con cái thờ ơ với con đực và không cho giao phối.
+ Niêm dịch trở thành bã đậu.
+ Sau khi thôi chịu đực 10-12 giờ thì rụng trứng. Khoảng 70% số
lần rụng trứng vào ban đêm.
+ Có khoảng 50% bò cái và 90% bò tơ bị chảy máu trong giai đoạn
này.
- Giai đoạn 4:
Yên tĩnh
+ Được đặc trưng bởi sự tồn tại của
thể vàng.
+ Nếu không có chửa thì thể vàng sẽ thành thục khoảng 8 ngày sau
khi rụng trứng và tiếp tục hoạt động
(tiết progesteron) trong vòng 8-9 ngày nữa và sau đó
thoái hoá. Lúc đó một giai đoạn tiền động dục của
một chu kỳ mới lại bắt đầu.
+ Nếu trứng được thụ tinh thì giai đoạn này được thay thế bằng thời kỳ mang thai (thể
vàng tồn tại và
tiết progesteron), đẻ và một thời kỳ không có hoạt động chu kỳ tính sau khi đẻ.
Cơ chế điều hoà hoạt động chu kỳ tính
Trước khi động dục xuất hiện, dưới tác dụng của FSH do tuyến yên tiết
ra, một nhóm noãn bao buồng
trứng phát triển nhanh chóng và sinh tiết estradiol với số lượng
tăng dần, kích thích huyết mạch và tăng
trưởng của tế bào đường sinh dục cái để
chuẩn bị cho quá trình giao phối và thụ tinh. FSH cùng với LH
thúc đẩy sự phát triển của
noãn bao đến giai đoạn cuối.
Khi hàm lượng estradiol trong máu cao sẽ kích thích thần kinh gây ra hiện tượng động
dục làm cho
trứng rụng sau khi tăng tiết LH từ tuyến
yên. LH kích thích trứng chín,
làm tăng hoạt lực các enzym phân
giải protein để phá vỡ các mô liên kết trong vách noãn bao,
kích thích noãn bao tổng hợp prostaglandin có tác
dụng làm vỡ
noãn bao và tạo thể vàng.
Sau khi trứng rụng thể vàng được hình thành
và bắt đâù phân tiết progesteron. Hóc-môn này ức chế sự
phân tiết FSH và LH của tuyến yên thông qua hiệu ứng ức chế ngược, do đó mà ngăn cản động dục và rụng
trứng
cho đến chừng nào mà thể vàng vẫn còn hoạt động.
Tuy nhiên, các hóc-môn FSH và LH vẫn được tiết ở
mức cơ sở dưới kích thích cuả GnRH và ức chế
ngược của các hocmôn steroid và inhibin từ
các noãn bao đang phát triển. FSH ở mức cơ sở (thấp) này kích
thích sự phát triển của các
noãn bao buồng trứng và kích thích chúng phân tiết inhibin. Mức LH cơ sở cùng
với FSH cần
cho sự phân tiết estradiol từ các noãn bao lớn và progesteron từ thể vàng trong thời kỳ “yên
tĩnh” của chu kỳ.
Nếu trứng rụng của chu kỳ trước không được thụ thai thì đến ngày 17-18 của chu kỳ nội
mạc tử cung
sẽ tiết prostaglandin F
2a
, có tác dụng làm tiêu thể vàng và kết thúc
pha thể vàng của chu kỳ. Noãn bao trội
nào có mặt tại thời điểm này sẽ có khả năng cho trứng
rụng. Kết quả là noãn bao tiền rụng trứng (trội) tăng
sinh tiết estradiol và gây ra giai đoạn tiền
động dục (pha noãn bao) của một chu kỳ mới.
Nếu trứng rụng trước đó đã được thụ tinh thì thể vàng không tiêu biến và
không có trứng rụng tiếp.
Thể vàng sẽ tồn tại cho đến gần cuối thời gian
có chửa để duy trì tiết progesteron cần cho quá trình mang
thai. Thể vàng thoái hoá trước khi
đẻ và chỉ sau khi đẻ hoạt động chu kỳ của bò cái mới dần dần được hồi
phục
Câu 11. Các phương pháp phát hiện động dục và phương pháp xác định thời gian phối giống thích
hợp ở trâu bò?
Các phương pháp phát hiện động dục
Quan sát trực tiếp
Thả bò ra bãi chăn hoặc một khoảng trống để quan sát các dấu hiệu động dục. tốt nhất là quan sát vào sáng
sớm và chiều tối. Có thể quan sát thấy các dấu hiệu động dục sau:
- Âm họ sưng và ẩm ướt, niêm mạc đường sinh dục sung huyết và không dính
- Từ cổ tử cung chảy ra dịch trong suốt và dẻo. Có thể thấy dịch 1-2 ngày trước khi động dục thực sự
- Lông ở phần mông xù lên
Các biến đổi về hành vi của bò cái có thể thấy là:
- Bồn chồn, mẫn cảm, hay chú ý đến sự xuất hiện của người hay của gia súc khác
- Kêu rống, đặc biệt là vào ban đêm.
- Nếu quan sát vào ban đêm thấy gia súc ở tư thế đứng trong khi những con khác nằm
- Nhảy lên những con khác nhưng chưa chịu đực
- Đứng yên khi có một gia súc khác nhảy lên (chịu đực)
- Liếm và húc đầu lên những con khác
- Hít và ngửi cơ quan sinh dục (hành vi đặc trưng như con đực)
- Ăn kém ngon miệng và sản lượng sữa có thể giảm.
Chỉ tiêu duy nhất chắc chắn 100% động dục là phản xạ đứng yên của gia súc động dục khi bị gia súc khác nhảy
lên.
Dùng bò đực thí tình
- Dùng 1 bò đực đã bị thắt ống dẫn tinh hoặc mổ bắt chéo dương vật sang bên để phát hiện con cái động dục.
- Phương pháp này tốt, tin cậy, cho hiệu quả cao
- Chỉ nên áp dụng trong chăn nuôi trang trại vì tốn kém do phải nuôi con bò đực thí tình.
- Có thể dùng đực thí tình với chén sơn đánh dấu:
+ Bò đực thí tình được buộc một cái chén thủng đáy đựng chất màu và sẽ bôi màu lên mông những bò cái động
dục mà nó đã nhảy
+ Tỷ lệ bò thí tình dùng trong đàn bò cái cũng bằng với tỷ lệ bò đực được sử dụng (4%)
Dùng các dụng cụ hỗ trợ phát hiện động dục
- Chỉ thị màu: Đây là chất keo dính trên xốp nhuộm màu gắn lên mông bò cái và có thể đổi màu khi bò cái động
dục được con khác nhảy lên nhiều lần.
- Sơn đuôi: Bôi 1 lớp sơn ở cuống đuôi bò cái. Lớp sơn này sẽ bị xóa khi bò cái động dục được những con khác
nhảy lên.
Xác định hàm lượng progesteron trong sữa
- Để tiến hành thí nghiệm bò cái phải trong thời gian tiết sữa. Nếu hàm lượng progesteron tăng 4-6 ηg/ml vào
thời điểm động dục dự kiến, bò cái chắc chắn không động dục. Nếu hàm lượng progesteron thấp, gia súc có thể
đang động dục.
- hạn chế pp: phức tạp và chi phí lớn.
Phương pháp xác định thời gian phối giống thích hợp ở trâu bò
- Căn cứ vào thời điểm rụng trứng, thời gian di chuyển của tinh trùng và trứng thì về lý thuyết thời điểm phối
giống tốt nhất là vào cuối giai đọan chịu đực (nếu nhảy trực tiếp), tức là vào lúc buồng trứng có noãn bào mọng
nước, sắp rụng, cổ tử cung mở to, niêm dịch trắng đục, chịu đực cao độ. Nếu thụ tinh nhân tạo thì nên tiến hành
vào đầu giai đoạn hậu động dục. Tuy nhiên thời gian bắt đầu và kết thúc động dục là rất khó xác định.
- Sử dụng quy tắc sáng - chiều: Sáng phát hiện động dục thì chiều cho phối lần 1 và sáng hôm sau cho phối lần
2; chiều phát hiện động dục thì sáng hôm sau phối lần 1 và chiều hôm sau phối lại lần 2. Tuy vậy, với bò tơ và
1 số bò Bos Indicus thì nhiều tác giải không thừa nhận quy tắc sáng chiều mà những giống bò này cần được dẫn
tinh ngay sau khi qua sát thấy động dục.
Câu 12. Đặc điểm của trâu bò cái mang thai và các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trâu bò cái mang
thai?
Đặc điểm của trâu bò cái mang thai
-
Khối lượng cơ thể tăng
Khối lượng con mẹ tăng lên là do sự phát triển của thai, đặc bịêt là giai đoạn 2 tháng có
thai cuối cùng.
Khối lượng bò mẹ tăng còn do sự phát triển của tử cung, hệ thống nhau thai;
mặt khác còn do trong thời
gian mang thai khả năng tích luỹ dinh dưỡng của bò mẹ tăng lên.
-
Trao đổi chất và năng lượng tăng
Khi có thai ở tháng thứ 8 trao đổi chất đạt 129%, còn khi đẻ đạt 141% so với lúc bình
thường. Sự tích
luỹ N trong 6 tháng đầu cao hơn bò tơ 40%, dẫn đến hàm lượng N trong máu
giảm, đặc biệt là ở giai đoạn
cuối. Hàm lượng Ca và P trong máu giảm thấp, K có xu hướng
tăng. Lượng kiềm dự trữ giảm, máu dễ đông
hơn. Chỉ số A/G tăng lên đạt cực đại lúc thai 6-7
tháng, sau đó có xu hướng giảm đi và tăng lên trước khi đẻ
nửa tháng.
- Thay đổi trong hệ thống nội tiết
Thể vàng được hình thành và tiết progesteron trong suốt thời gian mang thai, có tác dụng ức chế rụng
trứng, kích thích sự phát triển của màng nhầy tử cung, giảm thấp
nhu động của cơ trơn để duy trì sự mang
thai. Vào tháng 9 hàm lượng progesteron có xu
hướng giảm.
Nhau thai tiết estrogen tăng dần ở tháng thứ 2-3 và cao nhất ở tháng 8-9. Estrogen có
tác dụng kích
thích mạnh trao đổi protein, kích thích tăng sinh tử cung và hoạt hoá một số
men. Đến khi đẻ lượng
estogen giảm nhưng vẫn đủ để kích thích tuyến yên tiết prolactin cần
cho quá trình tiết sữa. Ngoài ra nhau
thai còn tiết ra các hocmôn gonadotropin để duy trì chức
năng tối thiểu của buồng trứng.
-
Thay đổi hoạt động của các cơ quan nội tạng
Các cơ quan nội tạng, đặc biệt là cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết có sự thay
đổi thích ứng.
Do sự phát triển của thai mà dung tích dạ cỏ thu hẹp lại. Hô hấp nông, nhanh và
hoạt lượng phổi giảm. Tần
số tim nhanh, nhưng lượng hồng cầu và Hb biến đổi không nhiều.
Bạch cầu chỉ tăng ở giai đoạn cuối và
cao nhất trước lúc đẻ. Số lần thải phân và nước tiểu
tăng lên.
Các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trâu bò cái mang thai
Chăm sóc
- Cần thường xuyên giữ vệ sinh cơ thể, không để phân bùn dính đầy mình. Cần có đủ nước cho trâu bò tắm
- Trâu bò cày kéo cho nghỉ làm việc trước và sau khi đẻ 1 tháng
- Nuôi tâp trung thì cần phân đàn theo thời gian có chửa: dưới 7 tháng, 7 tháng- sắp đẻ và đàn đợi đẻ ( 15-20
ngày trước khi đẻ).
- Không được cho chăn dắt ở những nơi dốc trên 20-25
0
mà phải được ưu tiên chăn thả ở những bãi chăn lô cỏ
tốt, ít dốc, gần chuồng, dễ quan sát để đưa về chuồng đợi đẻ được kịp thời khi có triệu chứng sắp đẻ.
- Chuồng trại phải sạch sẽ, yên tĩnh, không trơn.
- Đối với trâu bò tơ và trâu bò thấp sản hướng sữa cần kích thích xoa bóp bầu vú từ tháng có thai thứ 5 trở đi.
Đối với bò sắp đe không nên tác động vào bầu vú.
- Đối với những con cao sản nếu thấy xuống sữa sớm, vú căng đỏ, sữa chảy ra cũng không nên vắt sữa mà chỉ
nên giảm hoặc cắt thức ăn tinh, thức ăn nhiều nước và các thức ăn kích thích tiết sữa.
Nuôi dưỡng
Khi phối hợp khẩu phần cho bò cái có thai cần chú ý đến sự phát triển của thai.
- Thời kì đầu nên lấy thức ăn thô xanh là chủ yếu, về cuối nên giảm thức ăn có dung tích lớn, tăng thức ăn có
hàm lượng dinh dưỡng cao. Mùa hè có cỏ tốt thì nên chăn thả, không nhất thiết phải bổ sung thức ăn.
- Giai đoạn 2-3 tháng trước khi đẻ cần đảm bảo lượng thức ăn thô xanh đồng thời cung cấp thêm thức ăn tinh, cỏ
khô và các loại thức ăn khoáng. Nếu có thức ăn ủ xanh chất lượng tốt thì có thể cho ăn nhưng néu hàm lượng
acid quá cao thì phải trung hòa bớt trước lúc cho ăn. Trước khi đẻ nửa tháng không nên cho ăn thức ăn ủ xanh.
- Sau khi đẻ thì thức ăn phải đảm bảo chất lượng tốt, dễ tiêu hóa, đề phòng thức ăn mốc, lên men, thức ăn kém
dinh dưỡng. Không nên dùng 1 lượng thức ăn tinh quá nhiều gây nên rối loạn tiêu hóa và gây bệnh cho bầu vú.
Thức ăn dần dần chuyển về khẩu phần bình thường sau 10 ngày. Nếu bò mẹ có quá nhiều sữa, bầu vú căng đỏ,
mấy ngày đầu không nên cho ăn thức ăn có chất lượng cao, thức ăn ủ xanh, ure cũng không nên cho ăn vội.
Câu 13. Các thao tác k
ỹ thuật h
ộ lý bò
đẻ, chăm sóc bò và bê sau khi đẻ
?
Các thao tác k
ỹ thuật h
ộ lý bò
đẻ
- Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ, buồng đẻ và cũi đẻ
- Dùng cỏ khô sạch lót nền dày 3-5cm
- Để bò ở ngoài chuồng, dùng nước sạch pha nước tím 0,1% hay nước muối rửa sạch toàn bộ phần thân sau của
bò.
- Lau khô và sát trùng bằng dung dịch crezin 1%
- Dùng bồ cồn sát trùng bộ phận sinh dục bên ngoài (mép âm môn)
- Cho bò vào buồng đẻ đã có chuẩn bị sẵn, có cỏ và nước uống đầy đủ
- Để bò yên tĩnh, tránh người và bò khác qua lại
- Khi bò cái bắt đầu rặn đẻ có thể cho tay vào đường kinh dục kiểm tra thai, nếu thai bình thường thì để tự đẻ,
nếu thai trong tư thế không bình thường thì nên chỉnh ngôi thai cho bò mẹ dễ đẻ.
- Không được lôi kéo thai quá sớm làm tổn thương đường sinh dục, trừ trường hợp đẻ ngược thì việclooi thai lại
rât cần thiết để tránh thai bị ngạt do uống phải nước thai
- Xé rách màng ối và lau sạch nước nhờn dính ở mũi thai néu đầu thai đã ra hẳn mà vẫn bị màng ối bao bọc
Chăm sóc bò và bê sau khi đẻ
Với bê
- Móc sạch nhớt ở miệng và hai lỗ mũi để tránh con bê ngạt thở
- Dùng rơm hay bao tải sạch lau qua nhớt bẩn cho bê. Nếu thấy bê có triệu chứng ngạt thở thì phải làm hô hấp
nhân tạo.
- Để cho bò mẹ liếm sạch bê con
- Cắt rốn : Vuốt sạch máu ở dây rốn cho về phía con con, sát trùng dây dốn bằng cồn i-ốt 5%, dùng kéo đã sát
trùng cắt rốn cách thành bụng chừng 8-10cm và sát trùng chỗ cắt rốn bằg cồn i-ốt 5%
- Cân bê trước khi cho bú sữa đầu. Cho bê bú trực tiếp sữa đầu của chính mẹ nó, chậm nhất là 1h sau đẻ
Với bò
- Cho uống nước muối hay chính nước ối của nó, 3h sau có thể cho ăn cháo loãng.
- Rửa sạch phần thân sau bằng nước ạch có pha thuốc tím 0.1% ; nước muối sinh lý 0.9% hay crezin 1%.
- Dùng cỏ khô sát mạnh lên cơ thể bò đảm bảo cho tuần hoàn lưu thông, không cho nằm nhiều
- Kiểm tra sữa đầu, nếu sữa tốt thì cho bê bú. Sữa đầu cần đến đâu vắt đến đó.
Câu
14. S
ự p
h
ục hồi hoạt động sinh dục của bò cái sau khi đẻ
, ý ngh
ĩa thực tiễn?
Phục hồi tử cung
Sau khi đẻ tử cung sẽ dần dần được phục hồi để chuẩn bị cho khả năng mang thai mới. Qúa trình này liên
quan đến cơ tử cung, xoang và nội mạc tử cung. Cơ trơn dạ con sẽ co lại để đưa tử cung về kích thước bình
thường. Song song với việc co cơ tử cung và thải dịch sản ra ngoài nội mạc tử cung cũng dần dần được phục
hồi để có thể chuẩn bị cho quá trình làm tổ của hợp tử hay phân tiết prostaglandin trong hoạt động chu kì tính.
Một hai ngày đầu sau khi đẻ cổ tử cung hồi phục rất nhanh, đến 5-6 ngày sau thì cổ tử cung đóng chặt
hoàn toàn. Nếu gia súc bị sát nhau thì tử cung co lại chậm hơn.
Sau khi đẻ 15 ngày, tất cả lớp tế bào thượng bì mới xuất hiện đầy đủ trên bề mặt lớp niêm mạc tử cung.
Trong khoảng 12-14 ngày sau khi đẻ tử cung trở lại bình thường như trước khi có thai, cả về kích thước và hình
dạng.
Phục hồi buồng trứng
Muốn trở lại có hoạt động(động dục &rụng trứng) theo chu kì thì buồng trứng phải phục hồi cả 2 chức
năng nội tiết(tiết hocmone) và ngoại tiết(cho trứng rụng). Sau khi đẻ chu kì động dục và rụng trứng không xảy
ra ngay, tuy nhiên buồng trứng không phải không hoạt động mà các sóng noãn bao vẫn hình thành. Xoang thải
hết sản dịch.
Thời kỳ tạm ngừng chu kì này chủ yếu là do các cơ chế nội tiết điều hòa sự phát triển của noãn bao, do
đố động dục và rụng trứng còn chưa được phục hồi. Khi các hoạt động thần kinh thể dịch được phục hồi do sự
thay đổi các yếu tố nội và ngoại cảnh thì LH sẽ được phục hồi lại và giai đoạn phát triển cuối cùng của noãn
bao sẽ xảy ra dẫn đến động dục và rụng trứng.
Ý nghĩa thực tiễn
Sau khi đẻ, tử cung phải được phục hồi cả về mặt thực thể và sinh lý & buồng trứng phải trở lại hoạt
động chu kì bình thường thì bò cái mới có thể có thai tiếp theo.
Cần phải chú ý đến điều kiện dinh dưỡng cho bò cái sau khi đẻ để tử cung được phục hồi nhanhvaf tránh
kéo dài thời gian không động dục.
Câu 15. Các ch
ỉ tiêu đánh giá sức sinh sản của trâu bò cái
?
Tuổi đẻ lứa đầu
Phản ánh thời gian đưa con vật vào khai thác sớm hay muộn, chủ yếu phụ thuộc vào tuổi thành thục (cả về
tính và thể vóc), đồng thời vào việc phát hiện động dục và kỹ thuật phối giống.
Tuổi động dục lần đầu
Thông thường bê nuôi hậu bị có tuổi động dục 14-16 tháng tuổi. Tuy nhiên người chăn nuôi thường không phối
giống cho bê tơ ở tuổi này vì nó chưa đủ thành thục về thể vóc.
Tuổi phối giống lần đầu
Chỉ tiêu này chủ yếu do người chăn nuôi quyết định.Không nên phối giống cho bê hậu bịquas sớm hay quá
muộn mà chỉ nên phối giống cho chúng khi chúng đạt khoảng 70% khối lượng lúc trưởng thành. Trong thực tế
nên phối giống lần đầu cho các bê hậu bị được nuôi dưỡng tốt khi chúng đạt 18 tháng tuổi.
Khoảng cách lứa đẻ
Là khoảng thời gan giữa lần đẻ trước và lần đẻ tiếp sau, chủ yếu do thời gian có chửa lại sau khi đẻ
quyết định. Các yếu tố cấu thành khoảng cách lứa đẻ bao gồm:
Thời gian có chửa lại sau khi đẻ
+ Muốn rút ngắn khoảng cách lứa đẻ cần phải tuân thủ và áp dụng những quy trình chăn nuôi hợp lý hoặc phải
tác động để rút ngắn giai đoạn từ khi đẻ đến khi phối giống có chửa xuống.
+ Phụ thuộc vào thời gian bò động dục lại sau khi đẻ, khả năng phát hiện động dục và phối giống lại cũng như
khả năng thụ thai của bò.
Thời gian động dục trở lại sau khi đẻ
Phụ thuộc vào quá trình hồi phục của buồng trứng. Những bò cái được nuôi dưỡng kém trước và sau khi đẻ hay
cho con bú trực tiếp thường động dục trở lại muộn hơn.
Tỷ lệ thụ thai
Phụ thuộc vào bản thân con vật đặc biệt là sự hồi phục đường sinh dục và hoạt động chu kì sau khi đẻ, kĩ thuật
thụ tinh nhân tạo
Thời gian mang thai
Độ dài thời gian mang thai của bò trung bình là 280 ngày, mức dao động giữa các cá thể rất nhỏ,chỉ có thể sớm
hay muộn so với thời gian trung bình 5 ngày.
Câu 16. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của trâu bò cái ?
Đặc điểm bẩm sinh
- Các giống khác nhau và ngay cả các cá thể thuộc cùng 1 giống cũng có khả năng sinh sản khác nhau.
- Hệ số di truyền về khả năng sinh sản rất thấp nên sự khác nhau về sinh sản chủ yếu là do ngoại cảnh chi phối
thông qua tương tác với cơ sở di truyền của từng giống và cá thể.
- Những giống hay cá thể có khả năng thích nghi cao với khí hậu, chỗng đỡ bệnh taatj tốt trong mọi môi trường
cụ thể sẽ cho khả năng sinh sản cao hơn. Các cố tật bẩm sinh, nhất là cố tật về đường sinh dục sẽ hạn chế hay
làm mất khả năng sinh sản.
Nuôi dưỡng
Nuôi dưỡng ảnh hưởng đến sinh sản của bò trên những khía cạnh:
Mức dinh dưỡng: Cung cấp nhiều hay ít quá các chất dinh dưỡng đều ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh
sản của bò cái.
- Dinh dưỡng thiếu làm gia súc gầy yếu, dễ mắc bệnhgiảm khả năng sinh sản.
+ Với bò cái tơ: nuôi dưỡng thấp sẽ kìm hãm sinh trưởngchậm đưa vào sử dụng, giảm khả năng sinh sản về
sau.
+ Với bò trưởng thành: Thiếu dinh dưỡng kéo dài thời gian hồi phục sau khi đẻ.
- Dinh dưỡng quá cao sẽ làm cho con vật quá béo, buồng trứng tích mỡgiảm hoạt động chức năng.
Loại hình thức ăn
- Thức ăn kiềm tính thích hợp cho sự phát triển của hợp tử và bào thai
- Thức ăn toan tính làm giảm tỷ lệ thụ thai do không thích hợpcho sự hình thành hợp tử.
Cân bằng các chất dinh dưỡng
Cân bằng các chất dinh dưỡng ảnh hưởng sâu sắc và nhiều mặt tới hoạt động sinh sản của con cái.
Chăm sóc quản lý
- Chăm sóc quản lý không tốt để gia súc gầy yếu, sẩy thai, mắc các bệnh đặc biệt là các bệnh sản khoa sẽ làm
giảm khả năng sinh sản.
- Bỏ qua các chu kì động dục không phát hiện được, phối giống không đúng kỹ thuật,…ảnh hưởng trực tiếp
đến sinh sản của bò
Bệnh tật
Các bệnh đường sinh dục, sẩy thai truyền nhiễm, kí sinh trùng đường sinh dục,…đều là những bệnh nguy
hiểm ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản.
Phẩm chất tinh dịch và kỹ thuật dẫn tinh
- Tinh dịch quá loãng hay phẩm chất tinh dịch kém sẽ làm giảm khả năng thụ thai
- Trình độ phối giống của dẫn tinh viên, phương pháp phối giống đều có ảnh hưởng trực tiếp tỷ lệ thụ thai và
sinh sản nói chung.
Các nguyên nhân kinh tế - xã hội
- Gía cả bê giống, chế độ cho người làm công tác dẫn tinh, chính sách khuyến khích của nhà nước đều có ảnh
hưởng tới tỷ lệ sinh sản của trâu bò.
- Ngoài ra, phương pháp chọn phối, tuổi gia súc, thời tiết, mức độ làm việc, tinh thần trách nhiệm của người
chăn nuôi đều ảnh hưởng đến sinh sản của đàn gia súc.
Câu 17. Vai trò của sữa đầu đối với bê nghé sơ sinh và cách cho bê nghé bú?
Vai trò của sữa đầu đối với bê nghé sơ sinh
Sữa đầu có thành phần hoá học và bản chất sinh học đặc
thù mà không thể thay thế bằng thức ăn nào
khác. So với sữa thường sữa đầu trội hơn hẳn về thành phần mỡ (1,5 lần), protein (5 lần),
khoáng (2 lần),
caroten (5 lần).
+ Trong sữa đầu tỷ lệ albumin cao (2-3%) nên dẽ tiêu hoá, phù
hợp với bê (sữa thường chỉ có 0,5%).
+ Sữa đầu có độ chua cao có tác dụng kích thích tuyến
tiêu hoá, ức chế vi khuẩn, kích thích tiết dịch mật.
+ Trong sữa đầu có hàm lượng Ɣ-globulin cao (5% vs 0,1%) có tác dụng làm tăng sức đề
kháng của bê lên
vì trước khi bú sữa đầu trong máu bê hầu như không có globulin, nhưng sau
khi bú sữa đầu thì loại protein
này và kháng thể xuất hiện.
+ Trong sữa đầu còn có hàm lượng MgSO
4
cao (0,37% vs 0,017%) tạo thành chất tẩy nhẹ
để đẩy cứt su ra
ngoài.
Do có các yếu tố trên mà bê nghé cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt và tỷ lệ mắc
bệnh càng thấp.
Như vậy sữa đầu đã nâng cao sức sống của bê nghé sơ sinh nhờ 2 nhân tố:
+ Dinh dưỡng cao và dễ đồng hoá
+ Tăng khả năng đề kháng nhờ Ɣ-globulin, MgSO
4
và độ chua cao.
Cách cho bê nghé bú
Lưu ý khi cho bê nghé bú:
- Yêu cầu bê nghé phải được bú sữa đầu sau khi đẻ chậm nhất là 1 giờ.
- Nếu cho bú gián
tiếp thì sữa đầu dùng cho bú đến đâu thì vắt đến đó.
- Sữa phải đảm bảo vệ sinh, nhưng tuyệt đối không dùng nhiệt để xử lý
vì dễ gây đông vón do có hàm
lượng albumin cao. Không được cho bê nghé bú sữa vú viêm.
- Sữa phải có nhiệt độ thích hợp, tốt nhất là 35-37
o
C. Sữa càng lạnh thì khả năng đông vón ở dạ múi khế càng
kém nên sẽ khó tiêu hoá.
- Lượng sữa mỗi lần cho bú tối đa là 8% so với khối lượng sơ sinh. Lượng sữa cho bú mỗi ngày bằng
khoảng1/6 khối
lượng sơ sinh. Số lần cho bê bú bằng số lần vắt sữa mẹ. Thường lúc đầu cho bú 3-4
lần/ngày,
về sau giảm xuống.
Trong thời kỳ này có thể cho bê bú trực tiếp hay gián tiếp:
- Cho bú trực tiếp:
+ Sau khi đẻ bê được trực tiếp bú mẹ hàng ngày. Lượng sữa bê bú không
hết sẽ được vắt.
+ Trước khi cho bê nghé bú cần phải làm vệ sinh chuồng trại, vú bò mẹ phải được lau
sạch. Trường hợp
bò mới đi làm về thì nên cho nghỉ ngơi 30-45 phút mới cho con bú. Nếu vú bị viêm phải chữa trị để tránh
bê nghé viêm ruột. Thời kỳ này không cho bê nghé đi theo mẹ
mà phải nuôi ở chuồng.
+ Ưu điểm: tỷ lệ sống của bê cao, đề phòng viêm vú ở bò mới đẻ,
không ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh
sản và sức sản xuất.
- Cho bú gián tiếp:
+ Khi đẻ tách con ra ngay, sau đó vắt sữa đầu cho vào bình có núm vú cao su có đường kính lỗ
tiết < 2mm
nhằm đảm bảo một lần mút không quá 30 mm sữa để cho rãnh thực quản hoạt
động tốt. Khi cho bú đặt
bình nghiêng góc 30
o
. Sau một vài ngày cho bú bình bắt đầu chuyển
sang tập cho bê uống sữa trong xô.
+ Phương pháp tập cho bê uống sữa trong xô: rửa sạch tay và ngâm vào trong sữa, thò 2
ngón tay lên làm
vú giả. Tay kia ấn mõm bê xuống cho ngậm mút 2 đầu ngón tay. Sữa sẽ theo
kẽ ngón tay lên. Làm vài lần
như vậy bê sẽ quen và tự uống sữa
Câu 18. Các lo
ại thức ăn và cách sử dụng cho bê trướ
c cai s
ữa
?
Sữa nguyên
- Đây là loại thức ăn quan trọng nhất đối với bê trong giai đoạn này. Khả năng tiêu hóa các thành phần dinh
dưỡng thường trên 95%. Các chất dinh dưỡng trong sữa tươg đối hoàn chỉnh và phù hợp với yêu cầu sinh lý của
bê cho nên trong bất kì phươg thức chăn nuôi nào cũng cần phải có sữa nguyên.
- Sữa cho bê ăn phải đảm bảo vệ sinh và có nhiệt độ thích hợp: tháng đầu 35-37
0
C, tháng thứ 2: 30-35
0
C, những
tháng sau 20-25
0
C. Nếu có điều kiện nên tiến hành lọc sữa, sau đó đun lên nhiệt độ 80
0
C để thanh trùng rồi hạ
xuống nhiệt độ cần thiết.
- Số lần cho bú/ngày = lượng sữa cho bú trong ngày/lượng sữa 1 lần. Lượng sữa cho bú/ngày = khoảng 1/6 khối
lượng sơ sinh. Lượng sữa cho bú/lần không quá 8% khối lượng sơ sinh.
- Cách cho bú: cho bú bằng bình có núm vú cao su hay bằng xô.
Sữa khử mỡ
Có thể dùng loại sữa này thay thế cho một phần sữa nguyên.
- Năng lượng sữa khử mỡ = 50% so với sữa nguyên nhưng giá trị sinh vật học của nó cao
- Có thể dùng từ tuần tuổi thứ 3-4 trở đi.
- Cách dùng: cho bú bằng bình có núm vú cao su hay bằng xô nhưng không được hỗn hợp với sữa nguyen, phải
cho ăn xen kẽ nhau trong ngày trong một thời gian, sau đó dùng sữa khử mỡ thay hẳn cho sữa nguyên.
- Dùng sữa khử mỡ thay hẳn sữa nguyên từ 40-45 ngày tuổi trở đi.
Sữa thay thế
- Đây là loại thức ăn chế biến có thành phần tương tự sữa nguyên nhằm thay thế một phần sữa nguyên.
- Yêu cầu thành phần dinh dưỡng phải hợp lý
+ Protein: 12-15% VCK, trong đó ít nhất có 50% protein có nguồn gốc động vật có đủ các acid amin không
thay thế với tỷ lệ cân đối
+ Mỡ: 12,5-25% VCK. Mỡ đưa vào cơ thể phải có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn thân nhiệt. Mỡ trong sữa phải
có các acid béo không no không thay thế được
- Để sữa bảo quản được lâu dài thì trong sữa cần có những chất chống oxi hóa, thường dùng photphatit.
- Tùy theo chất lượng của sữa thay thế mà quyết định thời gian bắt đầu cho ăn. Sữa tốt, càng giống với sữa
nguyên càng cho ăn sớm, có thể bắt đầu từ 15-20 ngày tuổi.
- Có thể dùng sữa đậu làm sữa thay thế.
Thức ăn tinh hỗn hợp
- Có thể cho bê tập ăn từ 15-20 ngày tuổi.
- Lúc đầu tập cho ăn có thể rang lên cho có mùi thơm để kích thích bê ăn. Lượng thức ăn tinh cho ăn được tăng
lên theo độ tuổi.
- Cách cho ăn: Bắt đầu cho ăn từ tuần thứ 2. Tháng 1 và 2 cho ăn dưới 1kg/con/ngày. Tháng thứ 3 cho ăn tăng
lên 1-1,5kg/con/ngày. Có thể dùng thức ăn viên cho gà hoặc lợn con có 18% -20% protein thay thế khi không
có thức ăn tinh cho bê.
Cỏ khô
- Kích thích sự phát triển của dạ cỏ và chóng hoàn thiện hệ vsv dạ cỏ, tăng thêm dinh dưỡng và hạn chế ỉa chảy.
- Cách cho ăn: Cho bê tập ăn từ ngày thứ 7-10 bằng cách để cỏ khô chất lượng tốt vào xô treo trên cũi cho bê.
Cỏ tươi
- Có thể tập cho bê ăn từ cuối tháng tuổi thứ nhất.
- Lượng cỏ tươi được tăng dần trong khẩu phần
Củ quả
- Chỉ cho ăn từ tháng tuổi thứ 3 ví loại thức ăn này có tỷ lệ bột đường nhiều dễ nên menkhông cho bê ăn sớm
- Khi cho ăn nên theo dõi phản ứng của đường tiêu hóa, nếu ỉa chảy thì phải dừng lại.
Thức ăn ủ xanh
- Nên cho bê ăn từ tháng tuổi thứ 3 về sau.
Chất khoáng
- Bổ sung Ca, P cho bê từ tháng 1-5 bằng cách trộn lẫn với thức ăn tinh, hòa vào sữa hay bổ sung dưới dạng đá
liếm.
- Cho bê vận động dưới ánh sáng mặt trời để tăng tỷ lệ hấp thu lợi dụng, tránh bệnh còi xương.
Nước uống
Phải luôn có sẵn cho bê uống tự do.
Nên có nhiều nơi uống nước cho bê để tránh bê uống quá nhiều nước một lúc.
Câu
19. S
ự phát triển và thoái hoá của tuyến sữa
, ý ngh
ĩa thực tiễn?
Sự phát triển của tuyến sữa
Giai đoạn bào thai
Tuyến sữa được hình thành ngay trong những tháng đầu của thai. Mầm tuyến sữa xuất
hiện khi thai
của bò khoảng 2 tháng. Sau đó mầm tuyến kéo dài hình thành mầm sơ cấp.
Sự tạo thành núm đầu vú bắt đầu khi bào thai khoảng 2 tháng. Khi bào thai khoảng 3
tháng tuổi, sự
phân kênh không phát triển cho đến khi sơ sinh. Không có sự phân biệt về hình
thành tuyến sữa theo giới tính
đực, cái.
Giai đoạn ngoài thai
- Từ
sơ
sinh
đến
thành
thục
về
tính
Trong giai đoạn gần thành thục về tính, sự sinh trưởng
và phát triển của tuyến sữa chịu ảnh hưởng
của hocmon. Sự phát triển của nang trứng kéo
theo sự tăng tiết estrogen làm kích thích sự phát triển của
hệ thống ống dẫn sữa.
Cùng với sự phát triển của tuyến thể, các mô liên kết, mô mỡ cũng được phát triển
với tốc độ
tương đương.
- T ừ động dục l ầ n đ ầ u đến thụ thai l ầ n đ ầ u
Các kích tố buồng trứng như estrogen và progesteson được phân tiết vào máu. Estrogen
kích thích sự
sinh trưởng của hệ thống ống dẫn sữa, còn progesteson kích thích sự phát triển
của tuyến bào. Tuyến bào
xuất hiện và biến mất ỡ mỗi chu kỳ sinh dục. Sự biến mất của mỗi tế
bào nhường chỗ cho sự phân nhánh của
ống dẫn sữa. Quá trình như vậy lặp đi lặp lại qua các
chu kỳ sinh dục tạo nên sự phát triển hoàn thiện của
tuyến thể. Song song với quá trình trên là
sự sinh trưởng các mô liên kết tạo giá đỡ cho mô tuyến và sự tích
luỹ các mô mỡ.
- Giai đo ạ n mang thai
Từ 8-10 tháng tuổi, tuyến sữa của bê đã phát triển đến mức độ hoàn thiện và có khả
năng sinh sữa.
ở giai đoạn mang thai dưới sự tác động của estrogen và
progesteron hệ thống ống dẫn và tuyến bào đều
phát triển mạnh. Tuy nhiên giai đoạn đầu
mang thai hệ thống ống dẫn phát triển mạnh, còn tuyến bào ở
giai đoạn đó phát triển chậm.
Sau đó tuyến bào phát triển nhanh dần theo sự tiến triển của thai. Trước khi đẻ
2-3 ngày tuyến
sữa đã tích luỹ sữa đầu.
- Sau
khi
đẻ
Tuyến sữa không tiếp tục phát
triển sau khi sinh đẻ. Sản lượng sữa tăng dần và đạt đến ổn định, duy trì
năng suất cao ở 5-6 tuần sau khi đẻ. Sau đó năng suất sữa dần dần giảm xuống. Hiện tượng đó
là do dung
lượng phân tiết của tuyến bào tăng lên. Sau một thời gian duy trì cường độ phân
tiết cao, tuyến sữa xuất
hiện quá trình thoái hoá.
Sự thoái hóa tuyến sữa
Có hai loại thoái hoá tuyến sữa: thoái hoá tự động và thoái hoá nhân tạo.
Sự thoái hoá tự động
- Sự thoái hoá tự động tuyến sữa xảy ra chậm và có tính chất tự nhiên.
- Số lượng tế bào
tuyến trong mỗi tuyến bào dần dần tiêu biến, sau đó tuyến bào biến mất, thay vào đó là
tổ
chức mô liên kết.
- Kết quả cuối cùng của sự thoái hoá
là toàn bộ tuyến bào biến mất, nhưng vẫn tồn tại hệ thống ống dẫn
trong tuyến sữa.
- Số lượng các men cần cho sự tạo sữa cũng có xu hướng giảm hoạt lực. Do vậy, sự tạo sữa
giảm thấp theo sự
tiến triển của chu kỳ sữa.
Sự thoái hoá nhân tạo
- Sự thoái hoá theo kiểu này mang tính chất cưỡng bức.
- Khi sữa ứ đọng trong tuyến sữa,
áp suất nội trong tuyến bào tăng, làm cho tuyến bào căng lên. Cuối cùng tế
bào vỡ ra, sữa trào
ra ngoài bề mặt tuyến bào và chảy vào vi quản tuyến bào. Các thành phần sữa trở thành
những
vật lạ - đối tượng của chức năng sinh lý của lâm ba cầu.
Câu
20. Trình bày
đặc điểm của phản xạ thải sữa và ý nghĩa thực tiễn?
Phản xạ tiết sữa được tiến hành theo 2 pha: pha thần kinh và pha thần kinh – thể dịch.
Pha thần kinh
- Cung phản xạ trong pha thứ nhất bắt đầu từ thụ quan của vú theo thần kinh truyền vào đến rễ lưng và rẽ bên
tủy sống, lên đến hành não, theo đường truyền vào đến vùng nhân trên thị của vùng dưới đồi và tiếp tục lên trên
vỏ đại não. Sợi truyền ra bắt đầu từ nhân trên thị. Đáp ứng của thùy này đối vơí sự kích thích bú hoặc vắt sữa là
thải oxytocin vào máu. Từ tủy sống thần kinh vùng hông truyền xung động theo đường truyền ra thuộc thần
kinh giao cảm tuyến vú. Thần kinh truyền ra có ảnh hưởng trực tiếp đối với cơ trơn ống dẫn, bể sữa và ống đầu
vú. Pha thứ nhất có thời kì tiềm phục ngắn (1-4 giây).
Pha thần kinh thể dịch
- Liên quan đến hoạt động của hocmone oxytocin, oxytocin được hình thành ở hyphothalamus và được tích trữ
ở thùy sau tuyến yên.
- Oxytocin được phóng thích ra chỉ khi được kích thích vào thời gian vắt sữa.
- Những tín hiệu lặp lại có tính chu kì như tiếng động của máy vắt sữa, tác động xoa bóp đầu vú…sẽ được
truyền vào hyphothalamus và được lan tỏa xuống tuyến yên gây phân tiết oxytocin. Oxytocin có tác dụng làm
co bóp cơ biểu mô của tuyến bào đẩy sữa vào bể chứa. thời kì tiềm phục của pha thứ hai là 30-40 giây.
- Phản xạ thần kinh-hocmone trong sự bài tiết sữa là phản xạ có điều kiện nên các tác nhân lạ có thể ức chế hoạt
động của chúng, gây trở ngại cho sự bài sữa, làm giảm đáng kể năng suất sữa.
- Trong quá trình vắt sữa, tác nhân lạ xuất hiện làm cho con vật sợ hãi, sự phóng thích oxytocin bị ức chế, tăng
giải phóng adrenalin, gây co bóp thành cơ trơn ống dẫn, tác động đến cơ biểu mô bào tuyến nên sự cung cấp
máu cho tuyến sữa bị hạn chế. Adrenalin còn là cho sự mẫn cảm của biểu mô tuyến bào đối với oxytocin giảm
thấp.
Ý nghĩa: không nên gây các tiếng động lạ khi con vật đang vắt sữa.
Câu 21. Các nhân tố
ảnh hưởng đến sản lượng sữa
?
Giống
- Những giống có sức sản xuất sữa cao thường là những giống chuyên môn hóa theo hướng sữa. vd:HF, Jersey…
- Các giống chuyên sản xuất thịt hoặc thao tác chỉ có khả năng tạo sữa đủ để nuôi con.
- Trâu sữa có năng suất sữa thấp hơn so với sữa bò.
- Giống ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sữa nhưng hệ số di truyền về năng suất sữa tương đối thấp.
Tuổi có thai lần đầu
- Nếu phối cho con cái quá sớm sẽ kìm hãm sự sinh trưởng cơ thể kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của
tuyến sữa, đặc biệt tuyến bào phát triển kém và sức sản xuất sữa thấp.
- Nếu phối giống lần đầu ở lứa tuổi muộn hơn có thể nuôi dưỡng kém đã kìm hãm sự sinh trưởng của cơ thể
kém theo sự phát triển kém của bầu vú, vì thế năng suất sữa thấp.
- Nên phối giống lần đầu vào khoảng 16-18 tháng tuổi và cần tính đến thể trọng và sự phát triển của con vật.
Tuổi và lứa đẻ
- Sản lượng sữa thu được ở lứa đẻ thứ nhất và lứa đẻ thứ hai thường thấp hơn so với các lứa về sau đó.
- Số lượng sữa cao nhất ở lứa tuổi thứ 4 hoặc 5 và ổn định trong 2 hoặc 3 năm.
- Cơ thể càng già sản lượng sữa càng giảm.
Dinh dưỡng
Mức độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rõ rệt đến sản lượng sữa trâu bò.
+ Mức protein trong khẩu phần không thích hợp có ảnh hưởng xấu đến tiết sữa của bò cao sản.
+ Gỉam quá thấp hay tăng quá cao mức protein, khoáng trong khẩu phần đều có ảnh hưởng xấu đến sự tiết sữa.
Khối lượng cơ thể
Trong cùng 1 giống bò con nào có thể trọng lớn thì khả năng cho sữa cao hơn. Tuy nhiên, trọng lượng
quá cao có thể làm giảm năng suất sữa do cơ thể phải sử dụng quá nhiều dinh dưỡng cho nhu cầu duy trì.
Môi trường
- Sức sản xuất của một động vật chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của các yếu tố môi trường như: nhiệt độ,
độ ẩm, gió, lượng mưa,…Các yếu tố này gây ảnh hưởng gián tiếp thông qua năng suất và phẩm chất của cây thức
ăn và ảnh hưởng trực tiếp qua kích thích hệ thống thần kinh-hocmone điều chỉnh để duy trì thân nhiệt.
- Sức sản xuất sữa chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất bởi nhiệt độ và ẩm độ môi trường. Ở bò sản lượng sữa không ảnh
hưởng trong phạm vi nhiệt độ 0 - 21
0
C; nhiệt độ thấp hơn -5
0
C và từ 22
0
C - 27
0
C sản lượng sữa giảm từ từ. Nhiệt
độ trên 27
0
C sữa giảm rõ rệt. Sản lượng sữa cũng giảm rõ rệt trong điều kiện ẩm độ cao.
Thời gian từ khi đẻ đến khi phối lại
- Khi có thai, lượng sữa ở trâu bò giảm từ 15-20% so với không có thai và lượng sữa giảm nhiều hơn khi có thai
từ tháng 5 trở đi.
- Nên cho bò cái giao phối 60-80 ngày kể từ sau khi đẻ.
Kỹ thuật vắt sữa
- Vắt sữa không đúng kỹ thuật sẽ ức chế sự tiết sữa.
+ Thời gian vắt sữa kéo quá dài thì oxytocin sẽ hết hiệu lực trước khi vắt hết sữa trong bầu vútăngtyr lệ sữa
sót, nần cao nhanh áp suất tuyến sữaức chế tạo sữa.
+ Số lần vắt sữa quá ít ở bò cao sản sẽ làm tăng áp suất trong bầu vú và ức chế quá trình tạo sữa tiếp theo.
Bệnh tật
Trâu bò cái mắc bệnh thường kém ăn, thể trạng yếukhả năng tạo sữa kém.
Câu 22. Các nhân t
ố ảnh hưởng đến chất lượng sữa?
Giống và tuổi
- Các giống khác nhau có tỷ lệ mỡ và trong sữa có đặc thù riêng.
- Tỷ lệ mỡ và protein trong sữa có giảm đi theo tuổi trâu bò.
- Sữa trâu có tỷ lệ mỡ cao hơn nhiều so với sữa bò.
Giai đoạn của chu kì sữa
- Tỷ lệ mỡ trong sữa thường thay đổi trong một chu kì vắt sữa.
+ Tỷ lệ mỡ cao ở đầu kỳ cho sữa sau đó giảm đi theo lượng sữa tăng lên.
+ Cuối chu kì cho sữa tỷ lệ mỡ sữa lại cóa xu hướng tăng lên.
- Trong cùng một lần vắt sữa những giọt cuối thường chứa nhiều mỡ hơn.
- Hàm lượng protein cũng biến đổi tương tự như mỡ sữa
Thức ăn
- Thành phần của sữa phụ thuộc chặt chẽ vào mức độ dinh dưỡng của khẩu phần thức ăn.
+ Khẩu phần không cân đối, thiếu protein giảm thấp hàm lượng chất khô, mỡ, protein và các thành phần khác
trong sữa.
+ Trong khẩu phần không đẩy đủ nhu cầu về mỡtỷ lệ mỡ trong sữa giảm đi chút ít.
+ Khi giảm thấp lượng cỏ khô cho ăn, tỷ lệ mỡ trong cỏ cũng giảm thấp.
+ Các chất khoáng, P, Ca có ý nghĩa lớn trong các chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể trâu bò. Ngoài
ra, các chất khoáng như:iot, kém, coban,…cũng có tác dụng tốt đến chất lượng sữa và tỷ lệ mỡ sữa.
- Khẩu phần ăn cân bằng dinh dưỡng trong giai đoạn cạn sữa sẽ kích thích nâng cao tỷ lệ mỡ trong sữa ở thời kỳ
tiết sữa sau.
Điều kiện môi trường
- Khi nhiệt độ và ẩm độ môi trường tăng một vài thành phần của sữa có xu hướng tăng như: nito phi protein, các
acid béo palmetic. Trong khi đó, mỡ sữa, chất khô đã tách mỡ, nito tổng số có xu hướng giảm thấp.
- Tỷ lệ mỡ sữa giảm khi nhiệt độ môi trường từ 21-27
0
C; khi nhiệt độ tăng hơn 27
0
C tỷ lệ mỡ sữa có xu hướng
tăng.
- Nhiệt độ cao cũng làm giảm acid xitric và canxi trong giai đoạn đầu của chu kì cho sữa.
Câu 23. Đặc điểm của một bầu vú b
ò sữa lý tưởng và cách nhận biết?
Đặc điểm của một bầu vú bó sữa lý tưởng
- Bầu vú phát triển hình bát úp, rộng và sâu, 4 khoang vú có thể tích gần bằng nhau.
- Các núm vú thẳng đứng, có độ dài trung bình, tách biệt nhau rõ ràng với khoảng cách
giữa các núm vú
trước lớn hơn một chút so với khoảng cách giữa các núm vú sau.
- Các dây chằng nâng đỡ bầu vú vững chắc, bầu vú không bị chảy sâu quá tránh cho các
núm vú lê quyệt
trên mặt đất và bị tổn thương.
- Trên bề mặt bầu vú thấy có nhiều tĩnh mạch, và các tĩnh mạch này nổi rõ.
- Bên trong phải chứa nhiều mô tuyến
Cách nhận biết
- Phân biệt một bầu vú
nhiều mô tuyến với một bầu vú nhiều mô liên kết bằng cách: sau khi vắt sữa, một bầu
vú nhiều mô tuyến
thì rỗng, mềm, còn bầu vú nhiều mô liên kết thì cứng, vẫn tiếp tục cho hình dạng một
bầu vú đầy sữa, ngay cả sau khi ta đã vắt kiệt.
- Có thể sử dụng một phương pháp khác: ấn một hay nhiều ngón
tay lên bầu vú. Nếu như dấu ấn của ngón
tay chậm mất đi thì chứng tỏ bầu vú có nhiều mô
tuyến. Trong trường hợp bầu vú nhiều mô liên kết thì
dấu ấn ngón tay nhanh chóng mất đi,
hoặc không để lại dấu ấn và có cảm giác cứng khi ấn ngón tay.
Câu 24. Các thao tác kỹ thuật trong vắt sữa b
ò?
Các phương th
ức nuôi d
ưỡng trâu bò sữa
?
Các thao tác kỹ thuật trong vắt sữa bò
- Người vắt sữa:
Các phương thức nuôi dưỡng trâu bò sữa
Câu 25. M
ục đích, thời gian v
à phương pháp cạn sữa
?
Mục đích
- Để cho tuyến sữa được nghỉ ngơi và hồi phục
- Khôi phục hệ thống điều hòa thần kinh-thể dịch
- Tập trung dinh dưỡng cho sự phát triển của bào thai.
- Tạo điều kiện cho cơ thể tích lũy chất dinh dưỡng chuẩn bị cho chu kì tiết sữa sau và để hình thành sữa đầu
được tốt.
Thời gian
Trong điều kiện thức ăn dinh dưỡng bình thường, bò có năng suất sữa không cao lắm thì thời gian cạn
sữa khoảng 2 tháng là vừa. Đối với bò đẻ lứa 1 và bò cao sản có thể kéo dài thời gian cạn sữa hơn. Tuy
nhiên, thời gian cạn sữa quá dài (70-75 ngày) cũng không tốt hơn 50-60 ngày.
Phương pháp cạn sữa
Phương pháp cạn sữa chậm
- Áp dụng với bò có năng suất sữa còn 8-10l/ngày trở lên.
- Thời gian cạn sữa: 10-15 ngày
- Thực hiện:
+ Trước khi đẻ 70-75 ngày bắt đầu giảm số lần vắt sữa từ 3 xuống 2 rồi xuống 1 lần trong ngày và cuối cùng
có thể vắt cách nhật.
+ Thay đổi giờ vắt, nơi vắt, cách vắt và người vắt. Gỉam bớt thức ăn, nước uống, chăn thả.
+ Tác động như vậy trog 10-15 ngày sữa sẽ giảm đến mức thấp, lúc đó vắt kiệt sữa lần cuối cùng, rửa sạch
và sát trùng kỹ các núm vú.
+ Tiếp tụ giảm thức ăn, nước uống và theo dõi 2-3 ngày nữa và mỗi ngày sát trùng núm vú 2 lần.
+ Kiểm tra nếu thấy vú không xuống sữa, căng đỏ coi như đã cạn sữa thành công và chuyển bò sang đàn
khác, nếu vú sữa quá căng, đỏ, nóng thì phải cạn sữa lại.
Phương pháp cạn sữa nhanh
- Áp dụng cho bò có năng suất sữa còn lại dưới 8kg/ngày
- Các biện pháp như trên nhưng thời gian ngắn hơn 5-7 ngày.
- Nên tác động mạnh hơn như giảm thức ăn tinh, nước uống, giảm hẳn các loại thức ăn xanh, chỉ cho ăn cỏ
khô và giảm lần vắt sữa, sau vài ngày ngừng vắt hẳn.
Phương pháp cạn sữa tức thì
- Ngừng ngay việc vắt sữa khi cần cạn sữa, dù thấy bầu vú căng cũng không vắt.
- Sau vắt sữa lần cuối bơm vào bầu vú một hỗn hợp kháng sinh dạng keo để tránh viêm vú. Sau khi bơm
kháng sinh đưa bò sag phòng cạn sữa sạch sẽ và được tiệt trùng trước. theo dõi thời gian 3-5 ngày
- Cần đảm bảo vô trùng tuyệt đối
+ Trước khi cạn sữa cần kiểm tra, nếu vú bị sưng thì phải điều trị mới cạn sữa.
+ Trước khi cạn sữa 24-36 giờ không cho ăn thức ăn tinh và thức ăn kích thích tiết sữa.
Câu 26. Nuôi dư
ỡng v
à chăm sóc bò cạn sữa
?
Nuôi dưỡng
- Thời gian nuôi bò cạn sữa thường là 2 tháng trước khi đẻ. Khi phối hợp khẩu phần cho bò chửa cạn sữa cần
chú ý đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein và khoáng; các loại thức ăn phải có hệ số
khoáng nhỏ, dễ tiêu, không bị ôi mốc hay quá chua. Thức ăn ủ xanh có phẩm chất tốt, chỉ nên cho ăn 5-
6kg/ngày.
- Để đảm bảo cho việc cạn sữa trước đó và bò đẻ sau này được an toàn có thể áp dụng một số chế độ nuoi
dưỡng bò cạn sữa như sau:
+ 10 ngày đầu sau khi cạn sữa: giảm mức ăn xuống 80% tiêu chuẩn đã tính. Thường không cho thức ăn tinh và
cho ăn rất ít, giảm hoặc không cho ăn thức ăn nhiều nước có tính chất kích thích tiết sữa. chủ yếu dùng cỏ khô
hoặc cỏ phơi tái cho ăn tự do.
+ 10 ngày thứ 2: tăng mức ăn lên đạt tiêu chuẩn quy định. Có thể sử dụng thức ăn dinh dưỡng cao, dung tích bé
để đảm bảo nhu cầu cho bò trong thời gian thai phát triển mạnh.
+ 20 ngày tiếp theo: tăng mức ăn lên bằng khoảng 120% tiêu chuẩn.
+ 10 ngày thứ 5: giảm mức ăn xuống bằng 100% tiêu chuẩn.
+ 10 ngày trước khi đẻ: Tùy tình hình cụ thể mà quyết định mức ăn và thể loại thức ăn cho thích hợp
- Chú ý:
+ Đối với bò có năng suất sữa trung bình, không sợ các nguy cơ xấu khi đẻ, trạng thái đầu vú bình thường thì
không cần thiết phải giảm mức ăn và cơ cấu khẩu phần trước khi đẻ.
+ Đối với bò sữa sẽ dùng nhiều thức ăn tinh trong khẩu phần sau khi đẻ có thể áp dụng chế độ tăng 1-2-3, tức là
tăng mỗi tuần 1kg thức ăn tinh trong 3 tuần cuối cùng trước khi đẻ.
Chăm sóc
Vận động, chăn thả: Nếu bò nuôi nhốt hàng ngày cần được cho vận động không dưới 2-3 giờ trên đường
dài khoảng 6 km. Bò cần được chăn thả ở những lô bằng phẳng, ít dốc, gần chuồng và phân theo đàn nhỏ.
Xoa bóp đầu vú: với bò ít sữa mỗi ngày nên xoa bóp bầu vú 1- 2 lần, mỗi lần 5-10 phút để cải thiện chức
năng của bầu vú làm cho thần kinh, mạch máu hoạt động mạnh, đề phòng được viêm vú. Đối với bò nhều
sữa, sau khi cạn sữa và trước khi cạn sữa không được tác động vào vú.
Tắm chải: giúp tuần hoàn lưu thông tốt à còn giữ gìn cơ thể không nhiễm bệnh tật. Mỗi ngày nên tắm
chải cho bò một lần, đạc biệt là bò nuôi nhốt trong mùa hè.
Câu
27. S
ự phát triển của các mô trong thân thịt của b
ò
và ý ngh
ĩa thực tiễn?a
Mô xương
- Mô xương là phần không ăn được. Tỷ lệ của nó trong thân thịt cao làm giảm giá trị
của thân thịt.
- Theo tuổi thì khối lượng tuyệt đối của bộ xương tăng lên nhưng tốc độ phát triển tương
đối thì giảm
xuống, và tỷ trọng của bộ xương trong thân thịt giảm.
- Trong thời kỳ phát triển
thì cường độ phát triển của xương trục mạnh hơn xương ngoại vi làm cho cơ thể
phát triển
theo chiều dài nhanh hơn chiều rộng, chiều cao.
- Trong giai đoạn
từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi, đặc biệt là trước 14 tháng tuổi thì xương sinh trưởng nhanh.
Mô cơ
- Giá trị của thân thịt tăng lên khi tỷ lệ cơ trong đó tăng.
- Sự phát
triển của hệ cơ có liên quan đến sự phát triển của hệ xương.
+ Trong thời kỳ thai hệ cơ tứ chi
phát triển mạnh, còn cơ xương trục phát triển chậm, còn thời kỳ ngoài
thai thì ngược lại.
-
Nhìn chung hệ cơ phát triển nhất trong 6 tháng đầu, sau đó giảm dần và đặc biệt là sau 18
tháng thì tốc
độ phát triển của cơ rất chậm.
- Thành phần tổ chức học và hoá học của cơ cũng thay đổi trong quá trình phát triển.
Chiều dài và đường
kính sợi cơ tăng lên, nước trong cơ giảm làm thịt giảm độ mềm và mịn.
Mô mỡ
- Trong cơ thể mỡ được tích luỹ ở 3 vị trí: dưới da, trong cơ bắp và bao phủ mặt ngoài các
cơ quan nội tạng.
- Lúc đầu tích luỹ
mỡ rất kém, sau 6-9 tháng tuổi sự tích luỹ mỡ bắt đầu tăng, nhưng cho đến 12-14 tháng
tuổi
cường độ tích luỹ mỡ bắt đầu tăng, nhưng vẫn kém hơn tích luỹ đạm. Sau 18 tháng tuổi tốc
độ tích luỹ
mỡ tăng rõ rệt, đặc biệt là khi vỗ béo.
- Tuỳ theo mức độ phát triển mà thứ tự tích luỹ mỡ cũng có thứ tự rõ ràng. Lúc đầu mỡ
tích luỹ ở nội tạng
và giữa các lớp cơ, sau đó ở dưới da và đến cuối kỳ vỗ béo và ở gia súc
già mỡ tích luỹ ở trong cơ.
- Thành phần hoá học của mỡ thay đổi: nước giảm dần và mỡ thuần tăng lên, màu mỡ
chuyển từ trắng
sang vàng (do tăng dự trữ caroten).
Mô liên kết
- Thành phần cơ bản của các mô liên kết là các protein có giá trị dinh dưỡng thấp và làm
cho thịt cứng. Nếu
mô liên kết quá ít thì làm cho thịt nhão, nhưng nếu quá nhiều sẽ làm giảm
giá trị dinh dưỡng của thịt.
- Thịt trâu bò
cái giống sớm thành thục và con lai của chúng chứa ít mô liên kết hơn những con cùng tuổi
của các giống khác. Gia súc già không được vỗ béo thoả đáng và gia súc nuôi dưỡng kém có
tỷ lệ mô liên
kết cao làm giảm giá trị thực phẩm của thịt.
Câu 28. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất và chất lượng thịt bò?
Các chỉ tiêu đánh giá năng suất
Khối lượng bò
- Bò thịt trước khi giết mổ phải để nhịn đói 12-24 giờ.
- Cân khối lượng bò trước khi giết mổ
- Khi giết mổ cần được tiến hành nhanh, không đánh đập gia súc nhằm tránh những vết bầm tím trong thịt và
tránh thịt nhanh hỏng.
Khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ
- Khối lượng thịt xẻ là khối lượng cơ thể bò sau khi đã lọc da, bỏ đầu (tại xương át lát),
phủ tạng (cơ quan
tiêu hoá hô hấp, sinh dục vầ tiết niệu, tim) và bốn vó chân (từ gối trở
xuống).
Tỷ lệ thịt xẻ (%) =
- Tỷ lệ thịt xẻ rất quan trọng đối với sản xuất khi bán gia súc sống vì người mua cần biết để ước tính khối
lượng thịt xẻ từ khối lượng sống của cơ thể vật nuôi.
Khối lượng và tỷ lệ thịt tinh
- Thịt tinh là khối lượng thịt được tách ra từ thịt xẻ. Khối lượng thịt tinh là phần có giá
trị cao nhất trong các
thành phần của thịt xẻ.
+ Tỷ lệ thịt tinh (%) =
+ Tỷ lệ thịt tinh so với thịt xẻ (%) =
- Ở Việt Nam thường chia thịt tinh ra làm 3 loại:
+ Loại 1: Bao gồm khối lượng thịt của hai đùi sau, thăn lưng và thăn chuột.
+ Loại 2: Bao gồm khối lượng thịt của đùi trước, thịt cổ vầ phần thịt đậy lên lồng ngực.
+ Loại 3: bao gồm khối lượng thịt của phần bụng, thịt kẽ sườn và các thịt được lọc ra của
loại 1 và loại 2
Khối lượng và tỷ lệ xương
- Là khối lượng của xương được tách ra từ thịt xẻ.
- Tỷ lệ xương (%) =
- Tỷ lệ xương so với thịt xẻ (%) =
Khối lượng và tỷ lệ thịt mỡ
Mỡ bò được chia ra làm 3 phần: Mỡ bao ngoài phần thịt, dưới da, mỡ xen kẽ trong các
cơ và mỡ
thành từng đám trong phần bụng và phần ngực.
Người ta chỉ có thể tách ra được mỡ bao ngoài phần thịt
và mỡ trong phần bụng và
ngực. Thu lại phần mỡ này và cân lên. Đó chính là khối lượng mỡ của bò.
Tỷ lệ mỡ (%) = x 100
Tỷ lệ mỡ so với thịt xẻ (%) = x 100
Độ dày mỡ dưới da
Được đo ở xương sườn 12 vuông góc với lớp mỡ ngoài tai điểm ở
3/4 chiều dài cơ thăn lưng. Khi độ
dày mỡ dưới da tăng thì tỷ lệ thịt tinh sẽ giảm.
Diện tích mắt thịt
Diện tích mắt thịt (mặt cắt cơ thăn lưng) được đo ở vị trí xương sườn 12 bằng cách sử
dụng ô mắt
lưới. Diện tích mắt thịt là một chỉ tiêu phản ánh lượng cơ có trong thân
thịt. Khi diện tích mắt thịt tăng thì
tỷ lệ thịt tinh tăng.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt
Độ mềm của thịt
- Độ mềm là cảm giác nhận biết của con người khi cắn và nhai thịt. Thịt bò mềm có chất
lượng tốt. Độ
mềm của thịt chịu ảnh hưởng của tính biệt, tuổi giết thịt, dinh dưỡng và bảo
quản. Khi bê giết thịt ở tuổi
còn non, dinh dưỡng tốt, bê đực hoặc thiến thịt có độ mềm cao
hơn.
- Đ
ộ mềm thịt được đo bằng cách đo cơ học bằng cách sử dụng một số phương pháp khác nhau như:
+ Kiểm tra nhanh chóng bằng cách ấn ngón tay vào thịt. Thịt chất lượng cao khi ấn tay
có cảm giác mềm,
sau khi bỏ tay ra thịt nhanh chóng trở về trạng thái cũ.
+ Kiểm tra bằng phương pháp xác định nước nội dịch
. Nước nội dịch càng cao, thịt càng ngọt mềm.
+ Đo bằng máy cắt lực Warner-Bratzler
Độ pH của thịt
- Sau khi con vật chết, tuy không còn việc cung cấp oxy nhưng các quá trình khác vẫn xảy ra trong cơ
bắp cho tới khi
cạn kiệt hết glycogen. Do đó, độ pH trong thịt tươi sẽ giảm xuống và điều này cho phép giữ
thịt được lâu hơn. Thịt
tốt có
độ pH dưới 5,8, điều này có nghĩa là thịt có nhiều axit hơn cơ bắp khi con vật còn sống.
- Đôi khi, trước lúc con vật bị giết, cơ không đủ đường. Không có đủ đường trong cơ, độ
pH không thể
giảm xuống dưới 5,8 và thịt sẽ bị dai, có màu sẫm, khô và chắc. Điều này sẽ
xảy ra khi bò bị tress trước
lúc giết thịt.
-
Độ pH của thịt được đo bằng giấy quỳ hoặc máy đo pH.
Vân thịt
Vân thịt, hay đốm mỡ dắt trong thịt nạc được đánh giá bằng mắt trên mắt thịt giữa xương sườn thứ 12
và 13.
Mặc dù nó chỉ có ảnh hưởng chút ít tới độ mềm của thịt nhưng có lẽ nó có ảnh hưởng nhiều
đến
các tính trạng về độ ngon miệng (mùi, vị). Vân thịt có thể được đánh giá theo 10 cấp từ
Rất nhiều cho
đến Không.
Mùi vị của thịt
Phương pháp kiểm tra mùi vị thịt thường được thực hiện bằng cách giới thiệu thịt cho
người tiêu
dùng ở siêu thị hoặc ở tiệm ăn và đề nghị mọi người điền các câu trả lời vào phiếu
điều tra và chỉ thực
hiện được khi có một số lượng mẫu đủ lớn. Cách giải
quyết là huấn luyện một nhóm người sành ăn nếm
thử. Cách giải quyết khác để đánh giá cảm
quan là sử dụng một hội đồng để kiểm tra mùi vị thịt gồm
những người bình thường. Mỗi mẫu thịt sẽ được một số người
kiểm tra, họ đánh giá mùi vị thịt cùng với độ
mềm và độ giữ nước, cuối cùng họ xem xét khả
năng chấp nhận.
Màu sắc của thịt
- Thịt bò có chất lượng tốt là thịt bò có màu đỏ hồng hoặc hồng nhạt tuỳ theo vị trí của cơ. Thịt có màu đỏ sẫm
là thịt bò thải loại đã già. Mỡ bò càng vàng sẫm bò càng nhiều tuổi.
- Màu sắc của thịt thay đổi theo độ axit trong thịt. Thịt có màu đỏ sáng có độ pH thấp hơn 6, thịt màu đỏ sẫm có
độ pH = 6,0 hoặc lớn hơn.
Thành phần hóa học của thịt
Có 2 chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng thịt là:
- Trytophan cao thì chất lượng thịt tốt.
-Oxyproline cao thì phẩm chất thịt kém.
Câu 29. Phân tích những ưu thế sinh học và hạn chế của gia súc nhai lại so với gia súc dạ dày đơn?
Ưu thế
Nhờ có hệ vsv cộng sinh trong dạ cỏ của gia súc nhai lại mà chúng có khả năng phân giải thức ăn chứa liên kết
B-1,4 glucozit và sử dụng nito phi protein
Hạn chế
Câu 30. Trình bày các ki
ểu vỗ béo
trong chăn nuôi b
ò thịt
?
Vỗ béo bê lấy thịt trắng
- Vỗ béo bê sữa trước 3-4 tháng tuổi. Thông thường chỉ dùng bê đực, đặc biệt là bê đực hướng sữa.
- Nuôi bê chủ yếu bằng sữa nguyên và sữa thay thế. Mức sữa cung cấp khoảng 12-16l/ngày nếu yêu cầu tăng
trọng không dưới 1000g/ngày. Nếu yêu cầu tăng trọng thấp hơn một ít (không dưới 900g/ngày) thì bên cạnh sữa
có thể cho ăn thêm cỏ khô, thức ăn tinh và củ quả.
Vỗ béo bê sớm sau cai sữa
- Bê được đưa vào vỗ béo ngay sau khi cai sữa hay sau 1 thời gian huấn luyện 30-45 ngày.
- Hình thức này thích hợp cho những cơ sở vỗ béo thương phẩm và cho bê thuộc các giống bò thịt có tầm vóc
lớn hay bê đực hướng sữa
Vỗ béo bò non
- đối tượng : bê đực và cái ở độ tuổi từ 1-1,5 tuổi
- thức ăn tinh trong khẩu phần không dưới 30% giá trị năng lượng và có thể tăng lên ở giai đoạn cuối.
- trước khi đưa vào vỗ béo đàn bê đã trải qua một thời kì nuôi sinh trưởng.
Vỗ béo bò trưởng thành
- Bò sữa, bò sinh sản các loại bò khác trước khi đào thải được qua một giai đoạn nuôi vỗ béo để tận thu lấy thịt.
- Thời gian nuôi béo thông thường là 2-3 tháng, phụ thuộc vào độ béo ban đầu và nguồn thức ăn. Không nên kéo
dài thời gian vỗ béo quá 3 tháng vì lúc này bò sẽ tăng trọng kém, hiệu quả chuyển hóa thức ăn thấp hiệu quả
kinh tế bị hạn chế.