Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

chia quyền sử dụng đất khi ly hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.47 KB, 16 trang )

Ngày nay, vấn đề ly hôn ở nước ta không còn là một vấn đề hiếm. Xã hội phát triển
nhu cầu sống của con người càng cao. Vì những lí do về mặt tình cảm, nhu cầu cuộc sống
thậm chí cả những nhu cầu kinh tế cho bản thân … mà các vụ việc ly hôn xảy ra ngày
càng nhiều. Ly hôn không chỉ làm sứt mẻ đi cuộc sống, tình cảm tâm lí của các thành viên
trong gia đình mà kéo theo đó còn biết bao vấn đề thường khó xử, những tranh chấp về tài
sản. Một trong những vấn đề người ta quan tâm nhất, không chỉ những cặp vợ chồng ly
hôn mà hầu hết mỗi người trong xã hội đó là vấn đề tranh chấp đất đai. Giá trị “tấc đất
tấc vàng” càng khiến cho người ta quan tâm hơn. Việc chấm dứt hôn nhân đa phần sẽ kéo
theo những vướng mắc của việc chia quyền sử dụng đất. Để hiểu thêm về vấn đề này, mời
các bạn cùng chúng tôi đi tìm hiểu đề tài: “ Vấn đề chia quyền sử dụng đất khi ly hôn”.
1. Khái quát vấn đề chia quyền sử dụng đất khi ly hôn.
1.1 Ly hôn
Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công khai nhận hoặc quyết định theo
yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng (khoản 8 điều 8 luật hôn nhân và gia đình
năm 2000).
Trong xã hội có giai cấp, hôn nhân là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc. nếu
kết hôn là hiện tượng bình thường thì ly hôn là hiện tượng bất bình thường, là mặt trái của
hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Trong
trường hợp đó, ly hôn là một việc cần thiết cho cả vợ chồng và cả xã hội.Như vậy căn cứ ly
hôn là những tình tiết được quy định trong pháp luật và chỉ khi có những tình tiết đó, tòa
mới được xử cho ly hôn. Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta từ năm
1945 đến nay đã đã quy định căn cứ ly hôn ngày càng hoàn thiện, phù hợp, là cơ sở pháp lý
để tòa án giải quyết các án kiện ly hôn. Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định căn
cứ ly hôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- lênin. Luật quy định căn cứ ly hôn chung
nhất, dựa vào bản chất của quan hệ hôn nhân tan vỡ, chỉ khi nào xét thấy quan hệ quan hệ
vợ chồng đã thực sự đến mức " tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài,
mục đích của hôn nhân không đạt được" hoặc "trong trường hợp vợ hoặc chồng của người
bị tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn" thì tòa án mới giải quyết cho ly hôn.
1.2. Chia quyền sử dụng đất
1
Xét về mặt xã hội, ly hôn ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của vợ chồng, của gia đình và


xã hội. Từ góc độ pháp luật, việc tòa án giải quyết cho vợ chồng ly hôn đẫn tới những hậu
pháp lý nhất định: Chấm dứt quan hệ vợ chồng, đồng thời tòa án cần phải giải quyết các vấn
đề chia tài sản giữa vợ chồng, quyết định cấp dưỡng cho người vợ, người chồng gặp khó
khăn,.. Việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn là một vấn đề phức tạp thường có nhiều
tranh chấp giữa vợ chồng khi ly hôn và gặp nhiều vướng mắc trong thực tiễn xét xử nhiều
năm qua ở nước ta. Để đảm bảo chia công bằng và hợp lý trường hợp vợ chồng không thể tự
thỏa thuận với nhau, tòa án cần phải điều tra về quan hệ vợ chông : Xác định đâu là tài sản
riêng của mỗi bên vợ chồng; những tài sản nào thuộc khối tài sản chung của hai vợ chồng;
xác định nguồn gốc, giá trị, số lượng, tình hình tài sản, tình trạng cụ thể của gia đình, cũng
như công sứ đóng góp của mỗi bên vợ chồng như thế nào… sau đó Tòa án áp dụng các
nguyên tắc quy định tại điều 95 của luật hôn nhân gia đình năm 2000 để chia, kết hợp với
tùng trường hợp cụ thể được quy định tại các điều 96.97.98 và điều 99 luật hôn nhân và gia
đình năm 2000; nhằm bảo vệ quyền lợi ích chính đáng về tài sản của mỗi bên vợ chồng
cũng như của các thành viên khác trong gia đình có liên quan.
Về vấn đề chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn, bên cạnh luật đất đai, bộ
luật dân sự năm 2005 của nhà nước ta từ điều 697 đến điều 732 đã quy định về chuyển
quyền sử dụng đất. . Tuy nhiên việc giải thích, hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cũng không được đầy đủ, kịp thời. Tòa án nhân dân tối cao chưa hướng dẫn
đường lối giải quyết các tranh chấp đất đai một cách đầy đủ, cụ thể và có hệ thống. Do vậy
tình tình hình được giải quyết các tranh chấp đát đai của tòa án nhân dân các cấp những năm
qua vừa chậm chễ, vừa không thống nhất Có nhiều vụ phải xử rất nhiều lần kéo dài nhiều
năm.
1.3. Mối quan hệ ly hôn với việc chia quyền sử dụng đất
Có thể thấy, qua thực tiễn xét xử, việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì khó khăn
phức tạp hơn cả là quyền sử dụng đất. luật hôn nhân và gia đình năm 200, tại điều 97, cả
trong luật đất đai cũng quy định rõ về vấn đề này. Những quy định này là một bước cụ thể
hóa một số quy định của Bộ luật dân sự về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn. bởi
ly hôn là lúc quan hệ vợ chồng ở trong tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo
2
dài. xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, hôn nhân giữa hai người không đạt được mục đích

đã xác định, căn cứ vào tình trạng hôn nhân mà tòa án giải quyết đồng thuận ly hôn và chia
tài sản chung là điều cần thiết, đặc biệt là chia quyền sử dụng đất và nhà ở.
Quyền sử dụng đất cũng được coi là một loại tài sản khi li hôn, do đó về nguyên tắc
sẽ được chia đôi nếu là tài sản chung của vợ chồng, trong trường hợp quyền sử dụng đất
được xác lập trước khi kết hôn thì bên có quyền lợi phải chứng minh. Do vậy mối quan hệ
ly hôn với việc chia quyền sử dụng đất là có cơ sở.
2. Một số vấn đề lý luận
2.1. Xác định quyền sử dụng đất khi ly hôn
Trong việc chia tài sản của vợ chồng khi li hôn thì khó khăn, phức tạp hơn cả là đối
với những tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất.
Về vấn đề chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi li hôn, bên cạnh luật đất đai, Bộ
luật Dân sự năm 2005 của nhà nước ta từ Điều 697 đến Điều 732 đã quy định về chuyển
quyền sử dụng đất. Cụ thể hơn, việc chia quyền sử dụng đất khi li hôn được quy định tại
điều 97 Luật hôn nhân và gia đình.
Khoản 1 Điều 97 Luật hôn nhân gia đình quy định về việc xác định quyền sử dụng đất
khi li hôn như sau: “ Quyền sử dụng đất riêng của bên nào khi li hôn vẫn thuộc về bên đó.”
Nếu thời điểm xác lập quyền sử dụng đất là trước khi kết hôn thì quyền sử dụng đất
thuộc về một bên vợ hoặc chồng, đất đó là tài sản riêng của vợ hoặc chồng, nếu không nhập
vào khối tài sản chung của hai người trong thời kì hôn nhân thì khi li hôn, quyền sử dụng
đất riêng của bên nào vẫn thuộc về bên đó.
Nếu thời điểm xác lập quyền sử dụng đất là trong thời kỳ hôn nhân. Về nguyên tắc,
đây là tài sản chung của hai vợ chồng, nếu có tranh chấp là tài sản riêng của bên nào thì
phải chứng minh được tài sản này là của riêng bên đó.
2.2. Quá trình thực hiện chia quyền sử dụng đất
Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, nếu cả hai bên đều có
nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thoả thuận của hai bên; nếu
3
không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Theo quy định tại Điều 95 của Luật
này.

Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó
được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà
họ được hưởng;
b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi
trồng thuỷ sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng
được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được
chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này;
d) Việc chia quyền sử dụng đối với các loại đất khác được thực hiện theo quy định của pháp
luật về đất đai và pháp luật dân sự.
Theo điều 95 luật hôn nhân gia đình năm 2000:
• Việc chia tài sản ly hôn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu
cầu tòa án giải quyết. tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
• Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh
của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập duy trì, phát
triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ , con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn
tật.mất năng lực hành vi dân sự , không có khả năng lao động và không có tài sane để nuôi
mình.
Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh, và nghề nghiệp để các
bên có điều kiện tiếp tục tạo thu nhập.
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị, bên nào
nhận được phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần minh được hưởng thì phải
thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lêch.
• Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuân. Nếu
không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.
4
2.3. Trường hợp không có quyền sử dụng đất
Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất

chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và
không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 96 của Luật
này.
Ngoài ra, khi chung sống trong gia đình mà cả vợ và chồng đều không có quyền sử
dụng đất thì tất nhiên họ sẽ không được quyền sử dụng đất khi ly hôn. Chẳng hạn như, hai
vợ chồng đó sống trong một gia đình có 3 thế hệ, tuy nhiên họ không có quyền sở hữu đất vì
bố mẹ và ông bà chưa sang tên, chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ và khi
hai vợ chồng họ ra toà ly hôn, gia đình nhà đó không chia đất cho vợ chồng họ là hoàn toàn
phù hợp. Đó là trường hợp cả hai đều không có quyền phân chia đất khi ly hôn.
Điều 96. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn:
1. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng
trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một
phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào
việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình.
Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thoả thuận với gia đình; nếu
không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối
tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ
chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia.
3. Thực tiễn xét xử
3.1 Xác định sở hữu chung
Thực tiễn cho thấy, có nhiều vụ án mà nhà đất được Toà án phân chia cho vợ, chồng
không phải là tài sản chung vợ chồng mà là di sản thừa kế chưa chia. Sai sót này thường do
Thẩm phán tin tưởng vào lời khai của vợ, chồng mà không điều tra rõ về nguồn gốc nhà đất
đang tranh chấp. Cũng có những vụ án mà Toà án đã chia cả nhà đất của cha mẹ chồng, cha
mẹ vợ cho vợ, chồng vì suy đoán cho rằng các bậc cha mẹ đã cho vợ chồng, nhưng lại
không đưa ra được căn cứ xác đáng chứng minh có việc tặng cho nhà đất giữa cha mẹ và vợ
5
chồng. Nhưng chủ yếu các vụ án có nhiều sai sót lại tập trung vào việc xác dịnh tài sản
chung, tài sản riêng của vợ chồng không đúng… dẫn đến việc lấy nhà đất của người này

chia cho người khác.
Giải quyết chia nhà đất khi vợ chồng ly hôn, cần phải có sơ đồ chi tiết của nhà đất cần
phân chia, đặc biệt là trường hợp chia cho vợ chồng cùng ở trên một ngôi nhà, một thửa đất.
Có nhiều bản án tuyên không đúng về số đo, giao nhà cho một bên, còn đất (trên có nhà) lại
giao cho bên kia… dẫn đến việc khó có thể thi hành án hoặc không thi hành án được.
3.2 Chia hiện vật
Việc phân chia nhà ở, đất ở cho vợ, chồng trước tiên phải căn cứ vào nhu cầu thực sự
của bên được chia. Cần phải xem xét ai cần nhà hơn để phân chia (bằng hiện vật), đảm bảo
quyền lợi chính đáng của cả hai bên đương sự. Chú ý đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ phải
nuôi con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không
có khả năng lao động được và không có tài sản tự nuôi mình.
Khi chia nhà đất cũng cần lưu ý đến nghề nghiệp của các đương sự để phân chia cho
hợp lý. Đối với nhà diện tích quá nhỏ cũng cần phải xét xem hai ngưòi có từ trước khi ly
hôn hay vợ, chồng đã có nơi ở khác. Nên chia cho người đang thực sự ở nhà đất đó, còn cho
người kia nhận giá trị. Đối với nhà đất có thể chia được mà cả hai bên đều yêu cầu chia, thì
tuỳ tình hình cụ thể của nhà đất mà phân chia chứ không máy móc phải chia thành hai phần
bằng nhau cho cả hai bên đương sự. Ví dụ: Nhà mái ngói có 5 gian thì có thể chia cho một
bên 2 gian, bên kia 3 gian cho đúng vào xà ngang của nhà để giữ được giá trị sử dụng của
ngôi nhà, chứ không nhất thiết phải chia nhà cho cả hai bên đương sự, mà nên chia cho một
bên, còn bên kia nhận đất và nhận khoản thanh toán một phần gí trị nhà để có thể làm nhà
khác.
3.3 Định giá nhà đất
Việc định giá nhà đất không đúng và chỉ phân chia hiện vật cho một bên là nguyên
nhân chính dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài. Để hướng dẫn việc định giá. Tòa án nhân
dân tối cao đã có hướng dẫn về thành phần Hội đồng định giá tại điểm 7 mục IV Công văn
số 16/1999/KHXX ngày 1-2-1999 và trong Công văn số 92/2000/KHXX ngày 21-7-2000
6

×