Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SẢN XUẤT NGÀNH MAY TẠI CÔNG TY FASHION GARMENT 2 NỘI DUNG: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MÃ HÀNG K570

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 51 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP
CÔNG TY TNHH FASHION GARMENTS 2
PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN THỰC TẬP SẢN XUẤT
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THUẬN Lớp: 127093
Cơ quan tiếp nhận: Công ty TNHH FASHION GARMENTS 2.
I. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN
1. Nhận xét về Năng lực chuyên môn
1.1. Kiến thức chuyên ngành
Giỏi Khá Trung bình Yếu
1.2. Trình độ tay nghề
Giỏi Khá Trung bình Yếu
1.3. Khả năng tiếp cận thực tế sản xuất
Giỏi Khá Trung bình Yếu


2. Nhận xét về Đạo đức nghề nghiệp
2.1. Mối quan hệ giao tiếp
SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
KHOA CN MAY & TT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
BÁO CÁO THỰC TẬP
Tốt Khá Trung bình Yếu
2.2. Tác phong công nghiệp
Tốt Khá Trung bình Yếu
2.3. Tinh thần trách nhiệm trong công việc
Có Không

3. Nhận xét về Quyển Báo cáo kết quả thực tập (Hình thức trình bày, Nội dung
thực tập)






II. ĐÁNH GIÁ
Năng lực chuyên môn
(tối đa 4 điểm)
Đạo đức nghề nghiệp

(tối đa 3 điểm)
Báo cáo KQTT
(tối đa 3 điểm)
Tổng điểm
Xác nhận của Cơ quan
Ngày tháng năm
Người nhận xét
(Vui lòng ký và ghi rõ Họ tên, chức
vụ)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TP.HCM, ngày tháng năm
Chữ ký
LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập tại trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, chúng em đã
được nhà trường và Khoa Công Nghệ May và Thời Trang tạo điều kiện cho chúng
em khảo sát thực tế bằng bốn tuần thực tập tại công ty Fashion Garment 2
Giáo viên Phùng Thị Bích Dung là giáo viên hướng dẫn thực tập cho em.
Cô đã tận tình chỉ bảo và góp ý giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập.
Ban Giám Đốc Công Ty FASHION GARMENTS 2 Co. Ltd đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em học tập suốt thời gian thực tập.
Toàn thể các anh (chị) công nhân đã hợp tác và hỗ trợ em trong suốt quá
trình thực tập.
SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP
Em xin chân thành cảm ơn !

Ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện báo cáo
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
 Bộ phận:
FGL : xí nghiệp Fashion Garments.
DEPT : bộ phận.
CT : phòng cắt.
HR : phòng nhân sự.
MA : phòng bảo trì.
MER : phòng kinh doanh.
PA : kho đóng gói.
PL : phòng kế hoạch.

PRD : bộ phận sản xuất.
QA : phòng quản trị chất lượng.
SA : phòng mẫu.
SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP
WH : kho nguyên vật liệu.
WS : phòng kỹ thuật.
AD : phòng hành chính.
AC : phòng kế toán.
COM : phòng xuất nhập khẩu.
IT : Phòng công nghệ thông tin.
• Nhân viên:

PM : giám đốc sản xuất (production Manager).
WSAM : trợ lý trưởng phòng kỹ thuật (Work Study
Assitant Manager).
GE : nhân viên kỹ thuật (Garmeents Engineer).
WSO : nhân viên kỹ thuật xưởng (WS Officer).
Pilot Sample Comment : biên bản góp ý sau khi may mẫu thử.
Pre-production Meeting : danh sách tham dự cuộc họp trước khi triển
Attendance khai sản xuất.
Pre-production Meeting : biên bản họp trước khi triển khai sản xuất.
Minute
Operation Bulletin : bảng tính thời gian của từng công đoạn.
Band Plan : thiết kế chuyền.

SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP
Thread Consumption : định mức chỉ.
Line Feeding Efficiency : hiệu suất xếp chuyền.
• Thuật ngữ:
SMV : thời gian tiêu chuẩn.
Pilot Cut : mẫu cắt thử (mỗi size/pcs)
Pilot Run : mẫu may thử (mỗi size/pcs)
MỤC LỤC
SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
- Tên công ty: Công ty TNHH Fashion Garments 2.
- Tên đang ký kinh doanh của công ty: FASHION GARMENTS 2 CO.,
LIMITED
- Địa chỉ: Đường 13A, Khu Công Nghiệp Biên Hòa 2, Tỉnh Đồng Nai, Việt
Nam.
- Logo:
- Đại diện: Ông Madhawa Atapattu Chức vụ: Tổng Giám Đốc
- Điện thoại: (84-61)8877400
- Fax: (84-61) 3836125
- Email:
- Website:

- Giấy chứng nhận đầu tư số 472043000642 đăng ký lần đầu vào ngày 24 tháng
04 năm 1998, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 26 tháng 08 năm 2008,
chứng nhận thay đổi lần thứ hai ngày 29 tháng 12 năm 2009 chứng nhận thay
đổi lần ba ngày 16 tháng 07 năm 2010, chứng nhận thay đổi lần thứ tư ngày 04
tháng 08 năm 2013 do Ban Quản Lý Các Khu Công Nghiệp Đồng Nai cấp.
- Giấy xác nhận đăng ký Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường số: 361/GXN–
UBND – TNMT do Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa cấp ngày 19 tháng 02
năm 2008.
- Bắt đầu hoạt động từ: 06/2008
Công ty TNHH Fashion Garments 2 là một trong những công ty chuyên về sản
xuất hàng may mặc xuất khẩu – các loại quần áo như: quần áo trẻ em, quần jean,
quần short và một số sản phẩm may mặc khác.

1.1.1. Lịch sử hình thành của công ty
Công ty TNHH Fashion Garments 2 được thành lập vào năm 1994 tại Đồng
Nai (cách TP.HCM một giờ chạy xe) với vốn đầu tư 100% nước ngoài từ hai Tập
đoàn lớn là Hidaramani Group – Sri Lanka và LT Apparel USA.
SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Năm 1991: Nhận giấy phép đầu tư 289/GP cấp bởi Ủy Ban Hợp Tác và Đầu
tư.
- Năm 1994: FGL bắt đầu sản xuất 2 chuyền may, 9/1994 xuất lô hàng đầu
tiên cho Lollytog – USD.
- Năm 2002: Xây dựng FGL II tại KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai.
- Năm 2004: Mở rộng sản xuất 18 chuyền, thu hút nhiều khách hàng.

- Năm 2008: Mở rộng thêm sản xuất 12 chuyền, khu văn phòng.
- Năm 2009: nâng cấp cơ sở hạ tầng của FGL I – Biên Hoa.
- Năm 2010: Khánh thành FGL III tại Tân Phú, Đồng Nai
- Năm 2012: Thành lập FGL IV tại Xuân Tây Cẩm Mỹ
- Năm 2015: Mở rộng thêm nhiều dự án mới
Công ty Fashion Garments 2 là công ty con của tập đoàn Hirdaramani
Indisstries, Srilanka. Đã đem 50 năm kinh nghiệm sản xuất hàng may mạc tại công
ty này và 21 năm kinh nghiệm hoặt động tại Việt Nam để phục vụ người dân Việt
Nam. Công ty chuyên sản xuất, xuất khẩu các mặc hàng: áo thun, áo sơ mi, áo
khoác, quần short, đồ trẻ em, quần áo thể thao, chủ yếu tại thị trường: Mỹ, Châu
Âu. Quan điểm của công ty là luôn đáp ứng sự mong đợi của quý khách hàng về
chất lượng và dịch vụ sản phẩm.

Công ty cũng có được niềm tự hào là công ty may mặc đầu tiên xuất khẩu
hàng may sản sang Hoa Kỳ từ Việt Nam. Sau 21 năm thành lập, hoạt động và thành
công tại Việt Nam và trên thế giới, công ty hi vọng sẽ tiếp tục phát triển bằng nhiều
chiến lược quang trọng để đẩy mạnh những hoạt động liên quan đến sự hoạt động
phát triển của công ty sau này
SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP
1.1.2. Quá trình phát triển của công ty
Qua quá trình hoạt động gần hơn 20 năm qua (1994-2015) đã xây dựng và
thành lập được 4 cơ sở nhà máy sản xuất:
- Năm 1994: Xây dựng và thành lập Nhà máy 1 đặt tại KCN Biên Hòa 1, TP.Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai. Nhà máy gồm có 10 chuyền sản phẩm và công suất đạt

800.000 sản phẩm/tháng.
Hình 1.1.1 nhà máy 1
- Năm 2008: Xây dựng và thành lập Nhà máy 2, đặt tại KCN Biên Hòa 2, TP.Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai. Nhà máy gồm có 30 chuyền sản phẩm và công suất đạt 1,2
triệu sản phẩm/tháng.
SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP
Hình 1.1.2 nhà máy 2
- Năm 2011: Xây dựng và thành lập Nhà máy Tân Phú, đặt tại đường số 3, KCN Tân
Phú, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Nhà máy có 30 chuyền sản phẩm với công suất
đạt 1,2 triệu sản phẩm/tháng. Là nhà máy nhận được chứng nhận Xanh: LEED
GOLD Certified.

Hình 1.1.3 nhà máy Tân Phú
- Tháng 01/2012: Xây dựng và thành lập Nhà máy Xuân Tây, đặt tại Ấp 1, xã Xuân
Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Nhà máy có 12 chuyền sản phẩm với công
suất 800.000 sản phẩm/tháng.
SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP
Hình 1.1.4 nhà máy Xuân Tây
- Tháng 11/2014: Mở rộng xây dựng Nhà máy Tân Phú nâng tổng công suất lên 2,5
triệu sản phẩm/tháng với diện tích 15.000 m
2
.
- Đầu năm 2015: Mở thêm kho lưu trữ thuê của công ty TNHH Cổ Phẩn An Bình đặt

tại KCN Biên Hòa 2, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây là kho chứa vải nguyên liệu
và phụ liệu cho quá trình sản xuất của cả 4 nhà máy
Trụ sở văn phòng chính của công ty - điều phối các dịch vụ marketing, quản
lý nhân sự và tài chính - đặt tại tầng 18,Tòa nhà Sonadezi, số 1, đường 1, KCN Biên
Hòa 1, Biên Hòa, Đồng Nai.
 Chính sách chất lượng: chúng tôi cam kết đáp ứng vượt mức yêu cầu của
khách hàng và đảm bảo các lợi ích của các thành viên bằng cách:
- Không ngừng cải tiến chất lượng và dịch vụ.
- Đổi mới các qui trình.
- Tạo môi trường văn hóa thuận lợi.
 Tình hình hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty trong những năm vừa
qua

- Với đà phát triển trong 20 năm qua, công ty đạt doanh thu khoảng 100 triệu
USD mỗi năm với công suất đạt 47 triệu sản phẩm/năm.
SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Công ty đã hợp tác sản xuất với hơn 4.250 đối tác khách hàng, trong đó có một
số đối tác khách hàng lớn tiêu biểu như: Adidas, Sanmar, Hollister, Lucky
Brand, Carter/Osh Kosh, Chaps, TCP, Tommy, Pink, Dick, Carhrtt,…
- Công ty TNHH Fashion 2 là nhà xuất khẩu quần áo Việt Nam đầu tiên sang
Mỹ khi lệnh cấm vận thương mại được gỡ bỏ. Công ty cũng là nhà tiên phong
trong việc trở thành nhà máy “Xanh” tại Việt Nam.
- Với 4 nhà máy hiện tại công ty có thể sản xuất và xuất khẩu 4 triệu sản phẩm
mỗi tháng riêng tại nhà máy 2 có công suất 1,2 triệu sản phẩm/tháng.

- Công ty có thể đáp ứng và thỏa mãn những yêu cầu nghiêm ngặt của khách
hàng, có hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu, có khả năng hoàn thành các đơn
hàng trong mọi khu vực với thời gian ngắn nhất.
 Một số giải thưởng và chứng nhận:
 Một số khách hàng:
SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP
1.2. Sơ đồ tổ chức
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.
- Công ty có tổng số công nhân viên là 4.900 người riêng tại nhà máy 2 có
1.872 người được điều hành trực tiếp bởi Tổng Giám Đốc, Phó Tổng
Giám Đốc cùng 4 Giám Đốc. Các bộ phận trong công ty có mối quan hệ

mật thiết với nhau.
- Trong công ty các bộ phận với các chức năng khác nhau được ví như các
bộ phận của một chiếc xe đạp:
 Ban giám đốc = tay lái
 Hội đồng quản trị = yên xe
 Kinh doanh và kế hoạch = bánh trước
 Sản xuất = bánh sau
 Dịch vụ = khung sườn của xe
- Tất cả tạo thành một thể thống nhất, tương tác hổ trợ lẫn nhau nhầm giúp
công ty ngày càng phát triển.
SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP

Hình 1.2.1 hình ảnh được ví với chức năng của các bộ phận.
1.2.2. Trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận.
 Ban giám đốc:
- Có trách nhiệm đưa ra chiến lược kinh doanh và điều khiển hoạt động của
công ty TNHH Fashion Garments 2.
- Trách nhiệm đối với tiền lời và tiền vốn, hoạch toán còn lại của công ty…
để báo cáo với những tổ chức liên quan.
- Đảm bảo xác định rõ những yêu cầu của khách hàng và đạt được sự thỏa
mãn của khách hàng.
- Đảm bảo chính sách chất lượng và mục tiêu được thành lập.
SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP

 Trưởng phòng quản lý chất lượng:
- Có trách nhiệm giao hàng đạt chất lượng đúng với tiêu chuẩn của khách
hàng.
- Đảm bảo chất lượng được thực hiện tất cả các khu vực: chuẩn bị sản xuất,
sản xuất, hoàn thành và đóng gói để đạt kết quả tốt nhất trong bất kỳ đánh
giá chất lượng nào.
- Trao quyền và phân công cho các nhân viên trong bộ phận QA.
- Có quyền ngừng chuyền khi có vấn đề cần thiết và liên quan đến chất
lượng.
- Hướng dẫn hoặc đào tạo nhân viên về cải tiến chất lượng.
- Liên lạc với khách hàng và nhà cung cấp về chất lượng và thông tin.
- Xem xét và phê duyệt chương trình, tài liệu đào tạo QA.

 Trưởng phòng kỹ thuật:
- Đưa ra chỉ tiêu cho sản xuất và bảng thiết kế chuyền.
- Hỗ trợ/ góp ý trưởng phòng mẫu về phát triển mẫu để đảm bảo các kỹ thuật
cao được áp dụng.
- Cung cấp thông tin ước lượng về SMV để tính giá sản phẩm và tính SMV
để thiết kế chuyền trước khi bắt đầu sản xuất.
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật cho bộ phận sản xuất và công nhân
khi rải chuyền.
- Đảm bảo kỹ thuật, những chương trình liên quan, nguyên phụ liệu được
chuẩn bị, xem xét vè phê duyệt để quy trình sản xuất sản phẩm được tiến
hành suôn sẻ.
 Đại diện lãnh đạo:

Ban lãnh đạo sẽ chỉ định một thành viên trong ban quản lý để trở thành đại
diện lãnh đạo người có trách nhiệm:
- Đảm bảo các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý chất lượng được thiết
lập, thực hiện và duy trì.
- Báo cáo cho lãnh đạo cao nhất về kết quả hoạt động của hệ thống quản lý
chất lượng và bất cứ thông tin nào cần thiết cho cải tiến.
- Đảm bảo nâng cao nhận thức các yêu cầu của khách hàng được thực hiện
trong tổ chức.
 Nhân viên điều phối ISO:
- Trợ lý đại diện lãnh đạo đảm bảo những quy định cần thiết được thiết lập,
thực hiện và duy trì.
- Báo cáo với ban giám đốc và đại diện lãnh đạo về kết quả thực hiện của hệ

thống quản lí chất lượng hoặc cần bất cứ sự cải tiến nào.
SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Nâng cao nhận thức về hệ thống quản lý chất lượng trong nhà máy.
 Nhóm ISO:
- Nâng cao nhận thức về hệ thống quản lý chất lượng trong bộ phận.
- Tham gia các cuộc họp ISO và theo sát các quy trình, cập nhật và tài liệu
cho hệ thống quản lý chất lượng trong bộ phận.
 Giám đốc Kinh Doanh:
- Quản lý các mối quan hệ khách hàng và các hoạt động chính của khách hàng
là để đạt được mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận nhằm đáp ứng mục tiêu của
công ty.

- Nầng cao hình ảnh của công ty trong và ngoài tập đoàn.
- Đề nghị với hội đồng quản trị về đầu tư cho các công nghệ cần thiết trong
tương lai, hiện đại hóa và mở rộng.
- Theo dõi những đơn đặt hàng sắp tới để đảm bảo nhà máy chạy tối đa công
suất.
- Duy trì thành tích của nhà máy thông qua thông tin phản hồi của khách hàng
để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và thời hạn giao hàng được đáp ứng.
- Quản lý nhóm kinh doanh một cách hiệu quả để đảm bảo vải và ước tính bán
thành phẩm sẽ về đúng hẹn.
- Thực hiện và cải tiến hệ thống để đảm bảo bộ phận kinh doanh được vận
hành trôi chảy.
- Đảm bảo tất cả các chi phí cho sản phẩm là chính xác và đạt được mục tiêu

lợi nhuận đề ra.
 Trưởng phòng kinh doanh;
- Thực hiện vai trò liên kết với các khách hàng, các nhà cung cấp nguyên phụ
liệu và FGL.
- Tạo ấn tượng tốt giữa FGL và những công ty khác thông qua thái độ, cách
phục vụ, tốc độ, giao tiếp và lâp kế hoạch.
- Theo dõi từ lúc nhận đơn hàng cho đến xuất hàng và hỗ trợ các bộ phận
khác nhằm đảm bảo công ty đạt được yêu cầu của khách hàng, như sau:
+ Nhận giá và yêu cầu mẫu từ khách hàng.
+ Có trách nhiệm tính định mức, giá thành sản phẩm.
- Là cầu nối thông tin giữa khách hàng, nhà cung cấp và những bộ phận liên
quan bao gồm những yêu cầu hay thay đổi. Đảm bảo những thông tin cần

thiết sẽ được cung cấp cho bộ phận liên quan kịp thời.
- Theo dõi tình trạng phát triển mẫu giữa bộ phận liên quan với khách hàng.
- Nhận đơn hàng và đàm phán về ngày giao hang.
SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Cập nhật thông tin P.O vào hệ thống ERP.
- Tham dự buổi họp trước sản xuất.
- Tham dự cuộc họp phân tích đơn hàng với bộ phận kế hoạch, cắt, mẫu và
những bộ phận liên quan.
- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, vải, phụ liệu.
- Đặt mua vải và phụ liệu.
- Có trách nhiệm nhận, kiêm tra tài liệu trước khi giao cho bộ phận xuất nhập

khẩu.
- Theo dõi ngày giao hang dựa vào lịch sản xuất và kế hoạch sản xuất.
- Kiểm tra và xác nhận bảng nguyên phụ liệu và phân phối cho các bộ phận
liên quan.
- Theo dõi lịch sản xuất và xuất hàng, hỗ trợ giải quyết vấn đề phát sinh
trong quá trình sản xuất.
- Theo dõi việc chi trả.
 Trưởng phòng cắt:
- Lập kế hoạch cắt và chịu trách nhiệm về định mức.
- Liên lạc với trưởng bộ phận sản xuất để theo dõi kế hoạch hằng ngày và
hàng tuần.
- Duy trì khu vực nhà xưởng cắt gọn gang, các hoạt động kiểm tra chất lượng

và sử dụng máy móc tại bộ phận cắt.
- Đảm bảo chương trình và nguyên phụ liệu liên quan được xác định, xem
xét và phê duyệt.
 Trưởng phòng mẫu:
- Đảm bảo hàng mẫu của FGL được gửi đi đúng thời gian và chất lượng tốt
nhằm đạt được sự hài lòng của khách hàng.
- Theo dõi kế hoạch may mẫu hang tuần.
- Liên lạc giữa khách hàng, trưởng phòng sản xuất, nhóm trưởng kinh doanh
về việc phát triển mẫu theo như kỹ thuật yêu cầu.
- Tham dự cuộc họp trước sản xuất.
- Thảo luận những thông tin liên quan với những bộ phận khác.
- Đảm bảo chương trình đào tạo và tài liệu đào tạo được xây dựng, xem xét

và phê duyệt
- Bộ phận duy trì việc ghi nhận báo cáo những phần liên quan của hệ thống
quản lý chất lượng.
 Trưởng phòng bảo trì:
- Đảm bảo máy móc và trang thiết bị hoạt động hiệu quả.
- Xây dựng, thực hiện và duy trì kế hoạch bảo dưỡng máy móc.
SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Có trách nhiệm cho bất cứ vấn đề hư hỏng liên quan đến máy móc và thiết
bị.
- Có trách nhiệm hiệu chỉnh máy móc và thiết bị.
- Có trách nhiệm về duy trì vốn của các dự án.

- Duy trì báo cáo của bộ phận, hiệu chỉnh và xem xét báo cáo.
- Có trách nhiệm trong việc cung cấp, thay thế máy móc khi sắp xếp chuyền,
tính toán trong quá trình sản xuất đại trà.
 Trưởng phòng nhân sự:
- Có trách nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch về nhân sự.
- Có trách nhiệm tuyển dụng theo kế hoạch hoặc yêu cầu tuyển dụng đã được
phê duyệt để giảm thiểu việc vắng mặt của người lao động.
- Trách nhiệm về việc thiết lập và duy trì hệ thống đánh giá công nhân viên.
- Bộ phận duy trì việc ghi nhận hồ sơ cá nhân.
- Chiu trách nhiệm về trách nhiệm xã hội.
- Là nhân viên điều phối ISO giữa tất cả các bộ phận trong việc thiết lập quy
trình thực hiện ISO 9001-2008 tại FGL. Theo dõi và áp dụng quy trình hệ

thống quản lý chất lượng nhanh chóng.
- Đưa ra kế hoạch đào tạo cho nhân viên dựa vào việc đánh giá chương trình
đào tạo cần thiết cho các bộ phận hay yêu cầu từ ban giám đốc. Phối hợp sắp
xếp khóa học để đạt kết quả tốt nhất.
- Thiết lập và duy trì đánh giá thành tích làm việc cho toàn bộ nhân viên.
- Quản lý các hoạt động hành chính cho FGL.
 Phó phòng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và TNXH:
- Giám sát việc thực hiện trách nhiệm xã hội, đảm bảo những yêu cầu của
khách hàng được thực hiện tại 4 xưởng của FGL.
- Tiến hành đào tạo cho công nhân mới và đào tạo hàng năm cho tất cả các
công nhân liên quan đến vấn đề an toàn cháy nổ, an toàn lao động, và thực
hiện những tiêu chuẩn của khách hàng.

- Làm việc với giám đốc nhà máy đảm bảo cho họ biết rõ về thời gian làm việc
và đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu của luật.
- Báo cáo tai nạn lao động nghiên cứu và cung cấp kế hoạch theo dõi hành
động khắc phục.
- Đảm bảo môi trường làm việc an toàn và thực hiện chính sách được áp dụng
cho toàn công nhân viên và được cập nhật thường xuyên.
SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Làm việc với người phụ trách về việc thực hiện những quy định của khách
hàng về hành động khắc phục và những hành động tốt nhất liên quan đến
lĩnh vực lao động.
- Đưa ra kế hoạch đào tạo cho nhân viên dựa vào việc đánh giá chương trình

đào tạo cần thiết cho các bộ phận hay yêu cầu từ ban giám đốc. Phối hợp sắp
xếp khóa học để đạt kết quả tốt nhất.
 Trưởng phòng sản xuất:
- Hổ trợ quản lý cấp cao về kế hoạch lên chuyền đảm bảo chuẩn bị sản xuất và
kế hoạch sản xuất được thực hiện.
- Phân tích và đưa ra phương án giải quyết, hành động khắc phục và ngăn
ngừa những điểm không phù hợp của sản phẩm liên quan đến kỹ thuật và
chất lượng.
- Là việc với những bộ phận liên quan.
- Xác định nguồn nhân lực.
- Thu thập và phân tích dữ liệu liên quan đến sự hài lòng của khách hàng.
- Đưa ra mục tiêu chất lượng và xây dựng chính sách chất lượng.

- Làm việc với trưởng phòng quảng lý chất lượng về tất cả những vấn đề về
chất lượng
- Duy trì báo cáo quản lý của bộ phận.
 Phó phòng sản xuất:
- Quản lý và theo dõi quy trình.
- Lập kế hoạch và thực hiện sản xuất.
- Chịu trách nhiệm về sản lượng, chất lượng và giao hàng tốt.
- Làm việc với bộ phận kỹ thuật và chất lượng khi rãi chuyền và sản xuất hàng
loạt.
- Đẩy mạnh hệ thống quản lý chất lượng trong bộ phận.
 Trưởng phòng IT:
- Quản lý Thông Tin và chức năng Công nghệ Truyền thông của công ty trong

một cách hiệu quả và chi phí để thể hiện khả năng hiển thị trên MIS, cải
thiện Hệ thống để giảm chi phí và dữ liệu trùng lặp.
- Hỗ trợ thành viên trong bộ phận IT để quyết vấn đề người của người sử dụng
máy.
- Giám sát lịch làm việc của các thành viên trong bộ phận IT.
- Phối hợp với nhóm CNTT để thực hiện và quản lý các dự án CNTT.
- Đảm bảo không bị gián đoạn phát sinh trong trường hợp Thông Tin và
Truyền thông bị rớt và để có kế hoạch dự phòng thích hợp tại chổ.
 Trưởng phòng xuất nhập khẩu:
SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Quản lý các chức năng xuất nhập khẩu của các công ty để hỗ trợ các mục

tiêu trong khi duy trì một cách nhìn chuyên nghiệp.
- Thay mặt công ty, quản lý mối quan hệ với hải quan, dường dây vân chuyển
giao nhận và các bên liên quan.
- Theo dõi kế hoạch và đầy đủ chứng từ nhập khẩu dối với hàng hóa nhập
khẩu kịp thời.
- Duy trì hồ sơ nhập khẩu/ xuất khẩu.
- Giải quyết tất cả các vấn đề về nhập khẩu và xuất khẩu.
 Giám đốc tài chính:
- Hướng dẫn các vấn đề tài chính của công ty và chuẩn bị thông tin quản lý
cho Hội đồng quản trị xem xét.
- Chịu trách nhiệm về kế hoạch tài chính và chính sách, thực hành kế toán,
việc thực hiện các mối quan hệ với các tổ chức cho vay của công ty và cộng

đồng tài chính.
- Quản lý tài chính và ngân sách của công ty.
- Bảo vệ và nâng cao vị thế tài chính của công ty bằng cách xác định rủi ro
kinh doanh và các cơ hội và cùng với quản lý các hoạt động bắng cách có
những hành động cần thiết phù hợp.
- Đánh giá, thẩm định, phê duyệt/ không chấp thuận chi phí vốn của các công
ty.
 Kế toán trưởng:
- Liên tục và quản lý hiệu quả nhà máy để tối đa hóa lợi nhuận đầu tư, đạt
được trên cơ sở phát triển và lợi nhuận.
1.3. Các quy định chung trong lao động
 Văn hóa doanh nghiệp:

- Công ty làm việc vào lúc 7 giờ 30, kết thúc vào lúc 16 giờ 15.
- Nhân viên văn phòng không phải mặc đồng phục
- Tất cả mọi người khi vào cổng phải đeo thẻ.
- Công nhân viên không được phép mang bất cứ thứ gì của công ty ra
ngoài.
- Phát quà cho công nhân viên vào ngày 8/3
- Tổ chức cuộc thi nấu ăn và trình di’n thời trang vào ngày 8/3 dành cho
cả nhân viên và công nhân
- Tổ chức các cuộc thi tay nghề cho công nhân
SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Thường xuyên tổ chức đi du lịch hoặc đi dã ngoại theo từng phòng ban.

• Quy định về an toàn lao động:
- Tổng công ty đảm bảo trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động,
công cụ, dụng cụ lao động làm việc phù hợp với từng công việc, nhiệm vụ cụ
thể.
- Đảm bảo nơi làm việc về không gian, độ thoáng, ánh sáng, tiêu chuẩn vệ
sinh về môi trường, bụi, nóng ẩm, tốc độ gió và các yếu tố môi trường theo
các quy định tiêu chuẩn của nhà nước về Bảo hộ lao động. Hàng năm tiến
hành kiểm tra đo lường định kỳ về môi trường theo quy định.
- Người lao động tuyệt đối tuân thủ các thao tác kỹ thuật, quy trình công nghệ,
không tự ý thay đổi hoặc thực hiện sai quy trình làm ảnh hưởng đến sản xuất.
- Tuyệt đối không được thao tác sử dụng, tháo lắp, đóng mở các cầu dao điện,
máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật liệu thuộc tài sản của công ty.

- Tuyệt đối không được xê dịch vị trí các phương tiện, dụng cụ phòng chống
cháy nổ.
- Người lao động ốm đau được khám chữa bệnh ban đầu tại phòng y tế của
công ty. Người lao động được nghỉ ốm nếu được phòng y tế cho nghỉ. Trong
trường hợp đang làm việc nếu quá mệt mỏi được phép ngưng làm việc để
đảm bảo an toàn cho người và vật tư thiết bị nhưng phải báo cáo cho người
trực tiếp quản lý biết.
• Quy định về vệ sinh lao động:
- Người lao động phải thường xuyên vệ sinh máy móc, thiết bị, nơi làm việc,
sắp xếp dụng cụ, phế liệu, sản phẩm gọn gàng, đúng nơi quy định, đảm bảo an
toàn cho sản xuất.
- Người lao động phải thực hiện tốt các quy định về vệ sinh phòng dịch, không

xả rác tại nơi làm việc, bỏ rác vào thùng rác đúng nơi quy định.
- Người lao động khi khi vào trực tiếp sản xuất phải tuân thủ việc đi dép trong
xưởng đã được trang bị.
- Tất cả công nhân trực tiếp sản xuất như cắt, may, ủi, đóng gói và các công
nhân vệ sinh đều phải tuân thủ việc đeo khẩu trang trong quá trình làm việc.
- Nhà bếp, nhà ăn phải được vệ sinh, lau rửa hàng ngày và đảm bảo đúng
nguyên tắc.
- Nước để sử dụng nấu ăn phải được xét nghiệm định kỳ.
- Tất cả nhà vệ sinh phải được lau rửa sạch sẽ và khử mùi hôi.
SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Tất cả các loại rác thải, rác nguy hại, phế liệu không sử dụng được phải tập

trung đúng nơi quy định để đưa đến nơi xử lý theo quy định.
• Quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy:
- Người lao động được giao trách nhiệm phải thường xuyên kiểm tra an toàn
PCCC, kiểm tra bảo dưỡng các phương tiện, dụng cụ PCCC, hệ thống nước
chữa cháy và tài sản của công ty.
- Tất cả người lao động đều phải học cách sử dụng những phương tiện chữa
cháy được trang bị tại công ty, phải biết hệ thống thoát nạn khi có tình huống
cháy xảy ra.
- Tất cả người lao động phải tham gia di’n tập PCCC.
- Tất cả lối thoát hiểm, cửa thoát hiểm đều phải có chỉ dẫn và đèn báo cửa thoát
hiểm.
- Trước khi ra về phải kiểm tra việc thực hiện các biện pháp an toàn như: tắt

cầu dao điện, khóa vòi nước, kiểm tra và đóng toàn bộ hệ thống của đơn vị.
- Nghiêm cấm sử dụng phương tiện dụng cụ chữa cháy vào mục đích khác.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP
• Trong thời gian thực tập tại công ty Fashion Garment 2 em đã có cơ hôi tìm
hiểu về công việc để sản xuất mã hàng K570. Tìm hiểu công việc của các
nhân viên trong phòng kỹ thuật và dưới chuyền sản xuất, từ khi WSD nhận mã
hàng cho đến khi hoàn tất và đóng gói.
• K570 là mã hàng kiểu áo sơ mi với chất liệu vải dệt kim dành chon nam giới
của khách hàng SANMAR, một khách hàng lâu năm của công ty.
• Là một sản phẩm khá đẹp với kiểu dáng sơ mi:
- Áo màu trắng.
- Áo sơ mi tay dài.

- Áo không có túi áo.
- Áo đặc biệt có gắn mang cá bên lai sườn.
SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP
2.1. Quy trình công nghệ sản xuất
Một số thiết bị được sử dụng trong chuyền:
SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP


SV: NGUYỄN THỊ THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP

2.2. Quy trình công nghệ sản xuất mã hàng K570
• Quy trình chuẩn bị và theo d…i sản xuất
Bước 1 Nhận kế hoạch sản xuất
Nhân viên kỹ thuật & trợ lý trưởng phòng kỹ thuật nhận kế hoạch sản xuất từ
phòng kế hoạch
Bước 2 Nghiên cứu quy trình may trước khi sản xuất
Phòng kỹ thuật sẽ nghiên cứu mẫu với những gá lắp phù hợp, đưa ra những
vấn đề khó khăn cho sản xuất & hành động khắc phục theo biểu mẫu Pilot run
sample comments
Bước 3 Họp trước sản xuất
Bộ phận kỹ thuật tổ chức họp giữa các bộ phận trước khi sản xuất ( trước kế
hoạch cắt 2 ngày) nhằm thông tin đầy đủ cho các bộ phận về tình hình của đơn

hàng, giải quyết các vấn đề còn tồn đọng và phân công trách nhiệm. Danh sách các
người tham dự và Biên bản cuộc họp được điền vào biểu mẫu Pre-production
meeting Attendance. Nhân viên phòng kỹ thuật có trách nhiệm theo dõi và đảm bảo
không có bất kỳ vấn đề gì trước khi rải chuyền.
Bước 4 Chuẩn bị sản xuất
Bộ phận kĩ thuật tính/ điều chỉnh SMV và định mức chỉ, làm sơ đồ thiết kế
mặt bằng phân xưởng, báo cho bộ phận MA (Maintenance Dept) loại máy, gá lắp
& số lượng cần cho một chuyền. Nhân viên kỹ thuật sẽ điền vào biểu mẫu
Operration Sequence, Band Plan, Thread Consumption. Nhân viên phòng kỹ thuật
sẽ đưa bản thiết kế chuyền đến bộ phận sản xuất và thợ máy trước kế hoạch 3 ngày.
Bước 5 Triển khai sản xuất
Nhân viên kỹ thuật xưởng hướng dẫn sắp máy theo thiết kế chuyền (Band

Plan), hướng dẫn cho bộ phận sản xuất về cách may và các tiêu chuẩn kỹ thuật do
khách hàng cung cấp. Nhân viên kỹ thuật sẽ tính hiệu suất của việc sắp xếp chuyền
(Line feeding Efficiency)
Bước 6 Theo dõi
Bộ phận QA có nhiệm vụ kiểm tra lại và yêu cầu làm lại nếu sản phẩm không
đạt yêu cầu. bộ phận kỹ thuật, bộ phận sản xuất có trách nhiệm theo dõi kết quả
kiểm tra chất lượng. Nếu công nhân làm không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, nhân viên
kỹ thuật sẽ hướng dẫn lại kỹ thuật may hoặc sắp xếp lại chuyền.
Bước 7 Kiểm tra thời gian thực tế của từng công đoạn và SMV trên sản xuất
Nhân viên kỹ thuật tính SMV sẽ điền vào biểu mẫu Operation Sequence. Nếu
SMV thực tế nhiều hơn so với SMV dự tính thì cân đối lại các công đoạn trên
chuyền cho phù hợp, xem xét lại thao tác may, cách bố trí chỗ làm, máy và gá lắp

SV: NGUYỄN THỊ THUẬN

×