Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TẾ DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC- TÌNH HUỐNG SỐNG TỰ LẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.8 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GD&ĐT QUẬN HOÀNG MAI

CUỘC THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TẾ DÀNH CHO
HỌC SINH THCS
Tên tình huống: Sống tự lập
Họ và tên học sinh : Lê Khánh Ly
Môn: GDCD
Trường: THCS Giáp Bát
Năm học 2014 - 2015
1
Lê Khánh Ly - THCS Giáp Bát - Hoàng Mai – Hà Nội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2014
PHIẾU THÔNG TIN HỌC SINH
Tham dự cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình
huống thực tiễn dành cho học sinh trung học”
1. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh / thành phố: Hà Nội.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo: Quận Hoàng Mai.
3. Trường : Trung học cơ sở Giáp Bát
4. Địa chỉ: Số 35 ngõ Giáp Bát – Hoàng Mai – Hà Nội
5. Điện thoại: 04.38649420 ; Email:
6. Thông tin về học sinh:
a) Họ và tên học sinh: Lê Khánh Ly
b) Lớp: 9E.
c) Ngày sinh: 03/07/2000.
d) Điện thoại: 01694206025
e) Email:


2
Lê Khánh Ly - THCS Giáp Bát - Hoàng Mai – Hà Nội
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TẾ
DÀNH CHO HỌC SINH THCS
1. Tên tình huống: Sống tự lập
Hôm đó, mẹ gọi em vào và bảo: “Hôm nay mẹ đã thu xếp được công việc
ở cơ quan. Sáng sớm mai, bố mẹ về quê dự đám cưới chị Lan nhà bác Hùng, tiện
thể đưa bà đi khám bệnh, chắc phải mất ba ngày. Mặc dù là cuối tuần, nhưng vì
tuần sau, con và em đều kiểm tra học kì rồi nên bố mẹ sẽ không cho các con về
quê cùng được. Mẹ biết là các con chưa bao giờ ở một mình mà không có bố mẹ,
nhưng con lớn rồi, mẹ tin con có thể tự lo cho hai chị em được. Con nghĩ sao?”
2. Mục tiêu giải quyết tình huống: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học
trong nhà trường của môn Giáo dục công dân, Công nghệ, Toán học để tự lập
trong ba ngày mà không có sự chăm sóc của bố mẹ.
- Môn Giáo dục công dân:
+ Lớp 6, bài 1 “Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể”: để chăm sóc cho bản thân
và cho em gái.
+ Lớp 7, bài 12 “Sống và làm việc có kế hoạch”: để lập thời gian biểu cho hai
chị em trong 3 ngày
+ Lớp 8, bài 10 “Tự lập”: để hiểu thế nào là tự lập? Ý nghĩa của tự lập? Vận
dụng biểu hiện của tự lập vào việc sống tự lập trong thực tiễn (trong học tập,
trong công việc nhà).
+ Lớp 9, bài 2 “Tự chủ”: để biết làm chủ bản thân trong suy nghĩ, tình cảm,
hành vi khi gặp những tình huống nảy sinh trong ba ngày bố mẹ vắng nhà.
- Môn Công nghệ:
+ Lớp 6, bài 2: “Lựa chọn trang phục”: Vì ngày chủ nhật được nghỉ học nên
cần biết lựa chọn trang phục phù hợp cho 2 chị em lúc ở nhà, khi đi chơi.
+ Lớp 6, bài 8 “Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong gia đình” và bài 10: “Giữ gìn nhà
ở sạch sẽ, ngăn nắp”: trước đây, em đã từng phụ mẹ dọn nhà nhưng đây là lần

đầu tiên em tự mình dọn nhà, sắp xếp đồ đạc nên cần trang bị kiến thức cần thiết
để vận dụng hợp lí.
+ Lớp 6, bài 16 “Vệ sinh an toàn thực phẩm”, bài 17 “Bảo quản chất dinh
dưỡng trong thực phẩm” và lớp 9, bài 5 “Xây dựng thực đơn”: để chuẩn bị các
bữa ăn cho hai chị em.
+ Lớp 6, bài 26 “Chi tiêu trong gia đình”: để sử dụng số tiền mẹ cho trong ba
ngày hợp lí, tiết kiệm và hiệu quả.
+ Lớp 8, bài 40 “Sử dụng đồ dùng nhiệt điện: Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm
điện”: vì đây là những đồ dùng em trước đây em chưa sử dụng hoặc ít sử dụng
đến nên cần có kiến thức cơ bản để vận dụng.
3
Lê Khánh Ly - THCS Giáp Bát - Hoàng Mai – Hà Nội
+ Cách chế biến các món ăn đơn giản trong gia đình như món luộc, món
nộm, món kho, món canh nấu… (có thể lên mạng Internet để tra cứu tham
khảo).
- Môn Toán học: kĩ năng tính toán và thống kê các khoản chi tiêu trong 3 ngày.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Nghiên cứu lại nội dung kiến thức, kĩ năng các bài học có liên quan của
môn Giáo dục công dân và môn Công nghệ; vận dụng các kiến thức, kĩ năng đó
trong thực tế. Tra cứu thông tin có liên quan trên mạng Internet như kĩ thuật chế
biến một số món ăn đơn giản tại gia đình…
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Củng cố lại những kiến thức cần thiết đã được học ở trường để vận dụng
phù hợp với tình huống thực tiễn mà em cần giải quyết.
- Lập thời gian biểu cho ba ngày.
- Xây dựng thực đơn cho ba ngày.
- Xây dựng kế hoạc chi tiêu cho ba ngày.
- Sử dụng các phương tiện hỗ trợ như điện thoại di động, đồng hồ báo
thức …
Có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của bố mẹ bằng điện thoại di dộng hoặc sự

giúp đỡ của thầy cô, hàng xóm, bạn bè khi cần thiết.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
5.1. CẦN CỦNG CỐ MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN ĐÃ HỌC:
Ngay khi nghe mẹ nói như vậy, em chợt nhớ ngay đến bài thơ “Mẹ vắng
nhà ngày bão”mà em đã được học ở Tiểu học.
“Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi”
Với em, đây đúng là “những ngày có bão” nhưng nhờ vào tính tự lập và
tự chủ, em sẽ vượt qua “cơn bão” ấy để khẳng định mình, để trưởng thành hơn.
5.1.1 Tự lập là:
- Tự làm, tự giải quyết công việc của mình.
- Tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình.
- Không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
5.1.2 Ý nghĩa của tự lập là:
- Thường thành công trong cuộc sống.
- Xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.
5.1.3 Tự chủ là:
- Biết làm chủ những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi
tình huống, hoàn cảnh; luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh
hành vi của bản thân.
5.1.4 Ý nghĩa của tự chủ:
- Giúp con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hóa.
4
Lê Khánh Ly - THCS Giáp Bát - Hoàng Mai – Hà Nội
- Biết đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ; không bị ngã
nghiêng trước những áp lực tiêu cực.
 Vì đây là lần đầu tiên em xa bố mẹ trong một thời gian dài. Ngay cả
việc nấu cơm, rửa bát, quét nhà,… trước đây em cũng ít làm. Nhất là năm nay,
khi đã là học sinh lớp 9 thì bố mẹ càng chăm sóc cho em nhiều hơn. Nên có thể
nói, nếu thiếu bố mẹ, giải quyết vấn đề cá nhân của em cũng đã rất khó khăn.

Không những thế, em lại còn đảm nhiệm thêm một công việc khó khăn hơn, đó
là chăm sóc đứa em còn đang học Tiểu học. Tuy em Nhung rất dễ thương nhưng
là con gái nên vẫn hay làm nũng bố mẹ. Bây giờ, không có bố mẹ, chắc em rất
khó khăn trong việc cho em ăn, dỗ cho em ngủ… Trong tình huống này, với em,
việc học thì em có thể tự lo liệu được nhưng các vấn đề khác thì quả là một thử
thách cam go. Song, quan trọng là mẹ em đã nói: “Con lớn rồi, mẹ tin con có thể
tự lo cho hai chị em được”. Chính vì vậy, trên cơ sở nhận thức lại khái niệm và ý
nghĩa của tự lập, tự chủ, em sẽ bớt đi lo lắng, bình tĩnh, tự tin để đưa ra những
giải pháp giải quyết tình huống này.
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẦN THỰC HIỆN:
5.2.1 Lập thời gian biểu cho ba ngày.
Trong môn GDCD, bài 12, lớp 7 “Sống và làm việc có kế hoạch”, em đã
được học và thực hành lập kế hoạch tuần cho bản thân. Thế nhưng, kể từ đó đến
nay, em ít sử dụng kế hoạch cá nhân vì gần như ngày nào em cũng có một thời
gian biểu giống nhau. Giờ đây, em còn có thêm việc trông nom, chăm sóc em
gái của mình nên thời gian biểu của cần phải thay đổi để phù hợp với cả thời
gian biểu của em ấy.
Giờ Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật
5h30-6h45 - Thức dậy, VS cá nhân
- Đưa em đi ăn sáng, đi chợ
- Thức dậy, VS cá nhân
- Làm bữa sáng
7h 2 chị em đi học Gửi Nhung bên
bác Lan hàng
xóm
- Đi chợ
- Lau dọn nhà (3 tầng)
9h Ở trường Nhờ cô chủ
nhiệm điện
thoại nhắc bác

Lan cho em
uống sữa
- Cho Nhung uống sữa, xem
Tivi, đọc truyện tranh.
- Ôn tập môn GDCD
12h (Đón em) Làm bữa trưa – Ăn trưa và dọn dẹp
13h Ngủ trưa
13h45 Tham gia CLB
Môn GDCD
của trường
- Gửi em bên
bác Thuỷ
- Tham gia
CLB Môn
- Đưa em đến chơi nhà bạn
Ngọc
15h - Cho em xem Tivi, đọc
truyện tranh.
5
Lê Khánh Ly - THCS Giáp Bát - Hoàng Mai – Hà Nội
GDCD của
Quận
- Ôn tập môn GDCD
16h15 (Đón em), tắm rửa cho 2 chị em
17h Làm bữa chiều – Ăn chiều và dọn dẹp; giặt giũ, cất quần áo khô
18h30 Xem Tivi, đọc truyện tranh, chơi
cùng em, điện thoại về quê
Đón bố mẹ về, cả nhà quây
quần trò chuyện
19h - Tự học

- Hướng dẫn
em học bài
Mời nhóm bạn
thân đến nhà
chơi
- Tự học
- Hướng dẫn em học bài
21h Xem Tivi (chúc bé ngủ ngon)
21h30 Vệ sinh cá nhân và đi ngủ
5.2.2 Xây dựng thực đơn cho ba ngày.
Trong việc tự lập, tự chăm sóc về mặt sức khoẻ là rất quan trọng. Để có
sức khoẻ tốt thì vấn đề quan tâm hàng đầu là ăn uống. Với lứa tuổi chúng em,
việc đi ăn hàng là một sở thích, đo đó, đây có thể là cơ hội để em tự do thực hiện
sở thích của mình. Và đây cũng là cơ hội để em kiểm chứng lại phẩm chất tự chủ
của mình. Em thiết nghĩ: ăn hàng cũng được nhưng không đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm. Chẳng may, em gái em có vấn đề về tiêu hoá thì đó quả là một
thách thức vượt quá tầm kiểm soát của em. Vậy nên, tốt nhất, chỉ nên ăn buổi
sáng vì quỹ thời gian hạn hẹp, còn các bữa trong ngày, với kiến thức đã được
học trong môn Công nghệ, em sẽ tự nên thực đơn cho hai chị em với các món
đơn giản, bổ, rẻ, phù hợp túi tiền và thời gian của mình. Có như vậy thì em mới
thật sự biết tự lập trong cuộc sống.
Giờ Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật
Bữa sáng Ăn bún chả ngoài
quán
Xôi lạc ruốc, muối
vừng
Tự làm bánh mì ốp-
la, sữa tươi
Bữa trưa - Cơm
- Rau cải bắp

luộc
- Đậu phụ sốt cà
chua
- Nước cam
- Cơm
- Canh bí nấu xương
- Thịt lợn chân giò
luộc
- Dưa hấu
- Phở cuốn thịt bò,
rau cải
- Khoai tây chiên
- Sinh tố bơ
Bữa chiều - Cơm
- Canh khoai tây
nấu sườn
- Cải chíp xào
nấm hương.
- Sữa chua
- Cơm
- Rau ngót nấu thịt
- Cá rán
- Dưa hấu
- Cơm
- Xu xu luộc chấm
muối vừng
- Đùi gà rán
- Sinh tố xoài
6
Lê Khánh Ly - THCS Giáp Bát - Hoàng Mai – Hà Nội

5.2.3 Xây dựng kế hoạch chi tiêu cho ba ngày:
Mẹ đưa cho em 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng) để chi tiêu trong ba
ngày. Mẹ nói rằng đó là số tiền lớn, em cần chi tiêu hợp lí, đừng “vung tay quá
trán”, đề phòng những khoản phát sinh. Bản thân em cũng hiểu rằng bố mẹ rất
vất vả để kiếm tiền nuôi chúng em. Nếu không biết tự chủ trước những bộ quần
áo đẹp, trước một bộ phim “bom tấn” đang quảng cáo công chiếu ở các rạp hay
chỉ đơn giản là một vài thứ đồ trang sức rẻ tiền nhưng hợp thị hiếu của giới trẻ
chúng em thì em chắc chắn số tiền đó sẽ nhanh chóng bay ra khỏi túi. Chính vì
vậy, em cần vận dụng kiến thức Toán học để tính toán và lập kế hoạch chi tiêu
cho ba ngày để chứng minh với mẹ rằng: con gái mẹ là người “tay hòm chìa
khoá”, xứng danh là học sinh giỏi môn Giáo dục công dân và quan trọng hơn là
em cần phải biết “làm chủ chính mình”.
a/ Số lượng, giá cả và thành tiền các loại thực phẩm trong ngày:
Giờ Thứ 6 Số tiền Thứ 7 Số lượng
và số tiền
Chủ nhật Số lượng
và số
tiền
Bữa
sáng
2 suất bún
chả
40.000đ 2 gói Xôi
lạc ruốc,
muối vừng
14.000đ - 2 Bánh mì
- 2 quả trứng
- 2 hộp sữa
tươi
5000đ

Nhà có
10.000đ
Bữa
trưa
- 1/4 cây
cải bắp
- 3 miếng
đậu phụ
- 1 quả cà
chua
- 0,5kg cam
3.000đ
4.500đ
1.000đ
7.500đ
- Bí đao nấu
- Sườn
- 0,2kg thịt
chân giò
luộc
- 1kg dưa
hấu
3.000đ
tối qua còn
15.000đ
20.000đ
- 2 túi Phở
cuốn
- Thịt bò
- Rau cải

- 2 củ khoai
tây
- 0,5kg bơ
5.000đ
30.000đ
3.000đ
3.000đ
15.000đ
Bữa
chiều
- 3 củ khoai
tây
- 0,2kg
Sườn (chia
2 bữa)
- 1 nắm cải
chíp
- nấm
hương.
- 2 hộp sữa
chua
3.000đ
25.000đ
3.000đ
5.000đ
12.000đ
- Rau ngót
- Thịt
- Cá rán
- Dưa hấu

2.000đ
10.000đ
30.000đ
Buổi trưa
còn
- 2 quả xu xu
- Muối vừng
- Đùi gà rán
- 0,5kg xoài
3.000đ
Nhà có
20.000đ
20.000đ
(cả phần
bố mẹ)
Tổng
tiền
104.000đ 94.000đ 114.000đ
7
Lê Khánh Ly - THCS Giáp Bát - Hoàng Mai – Hà Nội
b/ Bảng thống kê chi tiêu trong ba ngày:
Các khoản Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật
Tiền thức ăn 104.000đ 94.000đ 114.000đ
Khoản khác Mời bạn đến chơi:
50.000đ
Cho em đi chơi:
20.000đ
Phát sinh 0 0 0
Tổng số tiền 104.000đ 144.000đ 134.000đ
Dự kiến số tiền

còn lại
500.000đ - 382.000đ = 108.000đ
5.2.4 Sử dụng các phương tiện hỗ trợ như đồng hồ báo thức, điện thoại
di động…
5.2.4.1 Sử dụng điện thoại:
a/ Gọi điện thoại về cho bố mẹ, hỏi thăm sức khoẻ của bà và tình hình
dưới quê.
Bà nội em đã ngoài bảy mươi và bà cũng hay đau ốm. Bố mẹ em thì bận
công tác, ít có dịp về quê chăm bà, mọi việc phải nhờ vào bác Hùng và các anh
chị. Bây giờ chị Lan lấy chồng, việc phải về quê là cần thiết, đó cũng là dịp bố
mẹ em thực hiện bổn phận và trách nhiệm của mình. Lẽ ra chúng em cũng nên
về quê thăm bà. Nhưng mấy hôm nữa kiểm tra học kì rồi, dù rất muốn em cũng
không thể về quê dịp này. Vậy nên, em chỉ có thể nhờ chiếc điện thoại làm cầu
nối để hỏi thăm sức khoẻ của bà và cả nhà ở quê mà thôi.
b/ Mượn điện thoại của cô chủ nhiệm để điện thoại cho bác Thuỷ (hàng
xóm) hỏi han tình hình của em và nhắc bác cho em uống sữa.
c/ Điện thoại cho bạn bè mời bạn đến chơi vào tối thứ bảy cho vui nhà.
5.2.4.2 Sử dụng đồng hồ báo thức để thức dậy mỗi buổi sáng:
Trước đây, có thể do tuổi em đang “tuổi ăn, tuổi lớn”, cũng có thể do đôi
khi em thức khuya ôn bài nên việc dậy sơm quả là rất khó, nhất là vào những
ngày đông lạnh. Nhờ có mẹ mà em không muộn học bao giờ. Thế nhưng bây
giờ, mẹ đi vắng, em không những phải dậy sớm mà còn phải dậy sớm hơn để lo
cho hai chị em. Quả thật, tự dậy được là cả một “đấu trí đầy căng thẳng”. Chính
vì vậy, em cần sự hỗ trợ của chiếc đồng hồ báo thức. Ngoài ra, để yên tâm, em
nhờ mẹ điện thoại đánh thức mỗi sáng.
5.2.4.3 Sử dụng mạng Internet:
Mạng tra cứu trực tuyến Google quả thật rất hữu dụng. Em thường sử
dụng nó trong việc tra cứu thông tin, tư liệu phụ vụ cho việc học. Giờ đây, nó
còn trở thành công cụ giúp em rèn luyện tính tự lập. Em sẽ dùng nó trong việc
tham khảo các món ăn ngon, bổ, rẻ, dễ làm và các thực đơn phù hợp để xây

dựng thực đơn cho hai chị em và để thực hiện những món ăn có thể em đã từng
8
Lê Khánh Ly - THCS Giáp Bát - Hoàng Mai – Hà Nội
làm cùng mẹ hoặc chưa làm bao giờ nhưng em có thể làm được. Nhờ đó mà em
có thể chăm sóc bản thân và chăm sóc em gái của mình tốt hơn.
5.2.4.4 Sử dụng Tivi, đồ chơi, truyện tranh… để dỗ em, chơi cùng em:
Như đã nói ở trên, em gái em còn đang học tiểu học, tuy em đã có thể tự
làm được một số việc cá nhân như tắm rửa, đánh răng, thay đồ… nhưng nó vẫn
còn trẻ con, nhõng nhẽo. Tối nào nó cũng bắt bố chơi bán hàng cùng và trước
khi đi ngủ thì bắt mẹ kể truyện cổ tích cho nghe. Những thói quen đó sẽ là một
trong những trở ngại của em khi phải trông nó đặc biệt là vào buổi tối. Em nghĩ
rằng có thể em sẽ phải đối diện với việc nó khóc nhè, mè nheo đòi bố mẹ. Vậy
nên, em không thể không sử dụng Tivi, đồ chơi và truyện tranh… để dỗ dành em
ây.

Ngoài ra, em có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của bố mẹ bằng hoặc sự giúp
đỡ của thầy cô, hàng xóm, bạn bè khi cần thiết.
5.3 MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CỤ THỂ ĐÃ XỬ LÝ
5.3.1 Tối ngày đầu tiên (thứ 6), em gái khóc và bản thân em thấy khó ngủ:
Mặc dù đã xác định trước rằng có thể em gái sẽ khóc nên sau khi điện
thoại cho bố mẹ, em đã chủ động dỗ em của mình bằng việc dạy em học bài, rồi
chơi với em. Em nghĩ ra những trò chơi như bán hàng, dạy học để “giết thời
gian”. Khi đi ngủ em cũng đã lấy truyện để đọc cho em ấy nghe, thế nhưng em
ấy vẫn mếu máo khóc và bảo nhớ mẹ. Em đã phải an ủi, dỗ dành và mở nhạc
nhẹ cả đêm để dỗ em ngủ.
Không chỉ có em gái nhớ mẹ, ngay cả em cũng thấy thật khó ngủ. Vốn dĩ
em cũng hơi sợ tối. Song em đã tự nhủ rằng “mình phải can đảm nên, mình là
chị cơ mà, nếu mình sợ thì ai sẽ lo lắng cho em mình đây”. Với việc nhắc đi
nhắc lại lời nói đó trong đầu, đêm đầu tiên của em đã trôi qua nhẹ nhàng.
5.3.2 Còn lúng túng khi nấu bếp:

Lần đầu tiên được làm “cô đầu bếp” thực thụ, em thấy mình trưởng thành
hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khi nấu ăn, em còn nhiều lúng túng. Em đã phải tra
cứu mạng Internet cách thức chế biến các món ăn từ buổi tối hôm trước, đọc đi
đọc lại các bước để nhớ và phân công cho cả em gái hỗ trợ để tạo niềm vui và
bớt lúng túng trong khi nấu nướng. Những bữa cơm diễn ra khá là vui vẻ, thoải
mái. Đôi khi món ăn chưa thực sự ngon, lúc thì hơi nhạt, khi lại hơi đậm nhưng
bữa nào hai chị em cũng ăn hết thức ăn đã nấu.
5.3.3 Là quần áo thế nào?
Với đồ dùng điện, em sử dụng tương đối thành thạo như nồi cơm điện,
máy giặt, máy xay sinh tố, riêng bàn là điện thì em chưa sử dụng bao giờ vì mẹ
thường xuyên là người làm việc đó. May thay, bây giờ là mùa đông nên quần áo
không phải là, dù là quần áo đi học hay đi chơi. Thế nhưng sáng chủ nhật, khi
hai chị em định đi chợ thì em thấy hơi lạnh nên tìm thêm chiếc khăn lụa để
quàng cổ cho em Nhung. Không may, chiếc khăn được gấp lâu ngày nên vệt gấp
hằn sâu, trông rất xấu. Em đã quyết định sử dụng bàn là điện để là phẳng nếp
9
Lê Khánh Ly - THCS Giáp Bát - Hoàng Mai – Hà Nội
gấp. Và vì chưa biết sử dụng nên em đã điện thoại cho mẹ. Nhờ mẹ hướng dẫn,
em đã là thành công chiếc khăn lụa mà không làm nó cháy hỏng. Em thấy thật
vui vì mình đã làm được như vậy.
5.3.4 Dọn nhà, mệt nhưng vui!
Cũng vào sáng chủ nhật, sau khi đi chợ về, em đã bảo em Nhung cùng lau
dọn nhà. Nhà em thì không phải dọn nhiều vì mẹ luôn ngăn nắp, thế nhưng lau
chùi từ tầng ba xuống thì cũng không phải việc nhẹ nhàng. Em phân công cho
em Nhung quét nhà còn mình thì lau. Hai chị em vừa lau nhà, vừa trêu đùa nhau
ầm ĩ. Công việc hoàn thành thật nhẹ nhàng.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Qua việc giải quyết tình huống trên, em nhận thấy TỰ LẬP thật cần thiết
trong cuộc sống. Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở
bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập

để có thể tự mình lo liệu cho bản thân. Chúng ta cần phải rèn luyện khả năng tự
lập một cách bền bỉ, đều đặn, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và
ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện
năng lực, phẩm chất. Trong xã hội hiện nay, rất nhiều gia đình có một đến hai
con nên cha mẹ rất yêu thương, chiều chuộng các con. Nhiều người vì quá lo
lắng cho con mà làm hộ cho con mọi việc. Điều đó khiến cho những đứa trẻ lớn
lên không thể tự lập trong cuộc sống, chỉ biết ỷ lại, cũng vì thế mà chúng trở lên
vô tâm, không biết chia sẻ gánh nặng với cha mẹ, người thân và mọi người xung
quanh. Vậy nên, học sinh chúng ta, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường
cần phải lĩnh hội kiến thức của các môn học một cách triệt để để có thể vận dụng
những kiến thức ấy trong cuộc sống sau này.
Đặc biệt là, em đã đến lớp và chia sẻ với các bạn về việc làm của mình
trong những ngày vừa qua. Em rất vui vì công việc nhỏ bé ấy đã phần nào lan
tỏa và tác động đến các bạn trong lớp. Nhiều bạn đã có ý thức tự lập hơn trong
học tập và trong cuộc sống.
Các bạn đã tán thành, cả lớp quyết định cùng thử nghiệm và thực hành
qua việc tự làm một mâm cơm cho 6 người ăn.

* Dưới đây là một số hình ảnh minh họa cho tính TỰ LẬP của chúng em
trong tiết ngoại khóa. Trong tiết học này, chúng em đã tự xây dựng kế hoạch, lên
thực đơn, đi chợ, chế biến một mâm ăn 6 người với kinh phí là 15.000đ/người.
10
Lê Khánh Ly - THCS Giáp Bát - Hoàng Mai – Hà Nội
11
Lê Khánh Ly - THCS Giáp Bát - Hoàng Mai – Hà Nội
12
Lê Khánh Ly - THCS Giáp Bát - Hoàng Mai – Hà Nội
XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU Người viết
Lê Khánh Ly
13

Lê Khánh Ly - THCS Giáp Bát - Hoàng Mai – Hà Nội

×