Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

tổng hợp giáo án nhà trẻ theo chương trình mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.81 KB, 40 trang )

Chủ Đề: Bé biết con vật nào?
Đề tài: Con cua ngộ nghĩnh
Lớp : 19 – 24 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và gọi tên con cua.
- Trẻ thuộc bài thơ và biết lmà các động tác minh họa con cua.
- Nhận biết đặc điểm con cua, đọc đúng tên các bộ phận: cái càng, mai, yếm
trắng.
- Giáo dục trẻ cẩn thận khi lại gần con cua: bị cua kẹp rất đau.
II. Chuẩn bị:
- Tranh con cua.
- Con cua thật.
- Một số con vật bằng nhựa.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Trò chơi đi chợ
- Cho trẻ xem tranh con cua, trò chuyện và hỏi trẻ về con cua:
+ Tên gọi của con cua
+ Đặc điểm: có mấy cẳng, mấy càng, có yếm trắng, cua bò như thế nào?
- Cô đọc trẻ nghe: bài thơ “con cua”.
- Cô đọc diễn cảm 2 lần (Cô làm động tác minh học và khuyến khích trẻ
làm theo cô)
- Khuyến khích trẻ đọc cùng cô.
- Cô cho trẻ đọc cá nhân để giúp trẻ phát âm rõ từ ngữ, đọc theo nhóm.
Hoạt động 2: Con cua ngộ nghĩnh
- Cô cho trẻ quan sát con cua thật.
- Trò chuyện với trẻ về những gì đã thấy.
+ Cua bò như thế nào? Càng đâu? Coi chừng bị cua dùng càng kẹp.
+ Cua sống ở đâu? Cách cầm cua để khỏi bị kẹp vào tay.
- Cô cầm cua lên cho trẻ quan sát và cho trẻ thấy rõ càng cua, cẳng, yếm
và mắt…
Hoạt động 3: Tạo dáng con cua


- Cô và trẻ cùng chơi với các ngón tay, làm cua bò đi chơi cùng cua mẹ,
đi kiếm anh. Vừa chơi vừa đọc bài thơ “con cua”
Kết thúc
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ Đề: Bé và các bạn
Đề tài: Ai nhanh ai khéo
Lớp : 19 – 24 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
- Tập thở sâu, phát triển cơ bắp, rèn luyện khả năng thực hiện bài tập theo
yêu cầu của cô.
- Hình thành ở trẻ kỹ năng bò theo đường thẳng, bò trong đường hẹp, không
bò ra ngoài.
- Biết đợi đến lượt mình, không xô đẩy bạn
- Biết nghe lời cô hướng dẫn
II. Chuẩn bị:
- Mỗi bé một quả bóng đường kính 10 – 15 cm
- Băng keo điện nhiều màu sắc (dán các cặp đường thẳng song song khoảng
cách 40cm. - - Mỗi cặp đường thẳng cách nhau 80cm.
- Thẻ hình áo đầm bạn gái và áo thun cho bạn trai.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Thổi bong bóng
Cho trẻ đi vòng quanh lớp 1 – 2 vòng, trẻ lấy bóng và đứng thành vòng tròn
để tập.
* Động tác 1: Thổi bóng (tập 3-4 lần)
- Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng thoải mái, bóng để dưới 2 chân, 2 tay chụm lại
để trước miệng.
- Tập:
+ Cô nói: “ Thổi bóng”, trẻ hít vào thật sâu, rồi thở ra từ từ, kết hợp 2 tay
dang rộng ( làm bóng tròn to).
+ Trở lại tư thế ban đầu.

* Động tác 2: Đưa bóng lên cao (tập 3 – 4 lần)
- Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng tự nhiên, 2 tay cầm bóng để ngang ngực.
Tập:
+ Cô nói: đưa bóng lên cao, trẻ cầm bóng đưa 2 tay lên cao (nhắc trẻ 2 tay
cầm bóng thẳng)
+ Cô nói: Bỏ bóng xuống, trẻ đưa 2 tay cầm bóng về tư thế ban đầu.
* Động tác 3: Cầm bóng lên: (tập 2-3 lần)
- Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng chân ngang vai, tay thả xuôi, bóng để dưới chân.
- Tập:
+ Cầm bóng lên: Trẻ cúi xuống, 2 tay cầm bóng giơ lên cao ngang ngực.
+ Để bóng xuống: Trẻ cầm bóng cúi xuống, đặt bóng xuống sàn.
* Động tác 4: Bóng nẩy (tập 4-5 lần)
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ đề: Những con vật đáng yêu
Đề tài: Chú vịt dễ thương
Nhóm lớp: 25-36 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ lắng nghe và vận động nhịp nhàng theo bài hát.
- Trẻ gọi tên và nhận biết được đặc điểm đặc trưng của con vịt, có khả năng
lắp ráp các bộ phận của con vịt cho hoàn chỉnh.
- Trẻ nghe và hiểu lời nói của cô, nói được câu trọn vẹn
- Trẻ lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô.
II. Chuẩn bị:
- Đĩa CD có hình ảnh con vịt
- Tranh con vịt, trứng vịt
- Các con vịt tách rời các bộ phận để trẻ ráp
- Băng nhạc bài hát: “một con vịt”
II. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Con gì kêu thế?
Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: “Nghe tiếng kêu đoán tên con vật”

Hỏi trẻ về con vịt (theo sự hiểu biết của trẻ)
Cho trẻ xem tivi
Cho xem tranh để củng cố lại các bộ phận và đặc điểm đặc trưng của con vịt:
Đầu, mình, chân có màng nên bơi được dưới nước, tiếng kêu, đẻ ra trứng…
2. Hoạt động 2: Vịt con dạo chơi
Cô hỏi trẻ vịt đi như thế nào?
Cô và trẻ cùng giả làm vịt đi dạo chơi, mở nhạc và cho trẻ vận động theo bài
hát “ Một con vịt”
3. Hoạt động 3: “Nào ta cùng làm”
Cô cho trẻ xem một bức tranh có thiếu các bộ phận của con vịt, nhờ trẻ dán
thêm cho hoàn chỉnh.
kết thúc
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ đề: Bé yêu
Đề tài: Khuôn mặt bé
Nhóm lớp: 25-36 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ nhận biết một số bộ phận trên khuôn mặt trẻ: trán, cằm, tai, mắt,
mũi, miệng.
- Trẻ chỉ đúng bộ phận và gọi đúng tên các bộ phận đó.
- Tập cho trẻ biết trả lời câu hỏi: Cái gì đây? Đây là cái gì? Để làm gì?
- Rèn luyện sự vận động tinh của ngón tay: cầm, nắm. Rèn kỹ năng bôi hồ
và dán cho trẻ.
II. Chuẩn bị:
- Đĩa CD một mặt dán giấy màu trắng, màu hồng nhạt
- Tai, mắt, mũi, miệng cắt rời.
II. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Đôi mắt của bé
Trò chơi: Nhắm mắt, mở mắt
Mắt con đâu? Chúng ta nhắm mắt lại nhé!

Cô đề nghị bé nhắm mắt lại và trò chuyện với bé:
Con nhắm mắt lại có thấy gì không?
Đôi mắt để làm gì?
Dạy trẻ không được đưa tay lên dịu mắt, không đưa tay lên mắt bạn.
2. Hoạt động 2: Mũi ai thính nhất?
Chiếc hộp bí mật
Cô có một chiếc hộp, bên trong có miếng bông tẩm nước hoa và cho từng trẻ
ngửi và trò chuyện với trẻ?
Con vừa ngửi thấy gì?
Con dùng cái gì để ngửi?
Tại sao lại ngửi thấy mùi?
Nếu không có mũi có ngửi được không?
Mũi để làm gì? Dạy trẻ mũi để ngửi mùi, để thở, biết giữ vệ sinh mũi, không
đưa tay lên ngoáy mũi.
3. Hoạt động 3: Cái miệng xinh xắn
Cô hỏi trẻ: miệng con đâu?
Miệng để làm gì?
Dạy trẻ biết giữ vệ sinh răng miệng, biết nói những lời hay, không la hét.
4. Hoạt động 4: Khuôn mặt dễ thương
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ đề: Ai làm nghề gì?
Đề tài: Bé và chú bộ đội
Nhóm lớp: 25-36 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
- Bé nhận biết hình ảnh các chú bộ đội, biết công việc cảu chú bộ đội., chân.
- Tình cảm yêu thương của bé với chú bộ đội.
- Phát triển vận động toàn thân cho trẻ.
II. Chuẩn bị:
- Tranh chú bộ đội đang hành quân.
- Súng và hoa làm từ giấy thủ công

- Bài hát: “em thích làm chú bộ đội”
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Chú bộ đội ơi!
Cô và trẻ cùng đi “tàu hỏa” đến thăm chú bộ đội
Cô và trẻ cùng vận động theo nhạc “đoàn tàu tí xíu”
Đoàn tàu đi đến bức tranh, hướng dẫn trẻ quan sát tranh và trò chuyện cùng
trẻ.
Đây là hình vẽ ai?
Chú bộ đội m dặđô ma2u gì vậy?
Nhìn thấy các chú bộ đội đang làm gì vậy?
Lớp mình cùng hành quân với chú bộ đội nhé!
2. Hoạt động 2: Bé đi 1…2
Cô để sẵn các cây sung ở mỗi góc, cô yêu cầu trẻ tự chọn cho mình sung và
đeo trên lưng.
Cô mở nhạc: “em thích làm chú bộ đội” cô và trẻ cùng vận động đi 1…2
theo nhịp bài hát.
Cho trẻ thực hiện 1-2 lần.
3. Hoạt động 3: Hoa tặng chú bộ đội.
Cô hướng dẫn trẻ làm các vòng hoa để tặng chú bộ đôi nhân ngày 22/12.
Cô chuẩn bị cho mỗi trẻ một rổ đựng hoa và dây ruybăng, hướng dẫn trẻ
cách xâu vòng hoa.
Để trẻ thực hiện. Cô quan sát trẻ làm.
Kết thúc giờ học, cô giúp trẻ cột hoa lại thành vòng và cho trẻ treo lên
tường.
Kết thúc.
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ đề: Bé biết con gì?
Đề tài: Cún con
Nhóm lớp: 25-36tháng
I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ lắng nghe câu chuyện, nhắc lại được tên các con vật có trong câu
chuyện.
- Gọi đúng tên con vật
- Diễn tả được âm thanh, tiếng kêu của con vật.
- Dạy bé biết nói trọn câu.
II. Chuẩn bị:
- Tranh truyện về cún con do cô vẽ hoặc cắt hình chụp từ trên báo để làm
thành câu chuyện.
- Hình ngôi nhà của chó và ngôi nhà của mèo, các thẻ hình mèo và chó.
- Băng keo vẽ các đường song song rộng 50cm, dài 2m.
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Câu chuyện: chó con và mèo con.
Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện của cún con theo hình ảnh trên máy tính.
vừa kể vừa trò chuyện với trẻ;
Trong tranh có con vật gì?
Cún con ở đâu?
bức tranh 2: cún con đi chơi ở đâu?
Cún con gặp bạn nào?
2. Hoạt động 2: Ai kể chuyện giỏi
Cô lần lượt mở lại từng tranh và trò chuyện với trẻ
Gợi ý cho trẻ nói lại nội dung cô vừa kể với những câu ngắn gọi.
khuyến khích trẻ nói và tạo điều kiện để mỗi trẻ đều được kể.
3. Hoạt động 3: đưa các bạn về nhà.
Trẻ nhặt các thẻ hình chó hoặc mèo, sau đó chạy theo đường thẳng và mang
con vật về đúng nhà của nó.
Kết thúc.
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ đề: Con g ì thế nhỉ?
Đề tài: Con ếch
Nhóm lớp: 25-36 tháng

I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ quan sát và gọi tên con ếch, một vài bộ phận của ếch như: mắt, chân.
- Tập so sánh, to nhỏ.
- Trẻ hồn nhiên, thích thú tham gia hoạt động cùng cô và bạn.
II. Chuẩn bị:
- Phim thế giới động vật nói về con ếch.
- 2 lá sen to - nhỏ bằng bìa.
- 1 con ếch thật.
- Nhiều ếch giấy to - nhỏ.
- Nhạc.
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Chúng mình cùng xem phim
Tạo tình huống cho trẻ đi xem phim.
Chơi trò chơi: xe lửa đến rạp chiếu phim.
Cô tổ chúc cho trẻ xem phim về những chú ếch.
Xem xong, cô trò chuyện với trẻ về nội dung phim, cho trẻ quan sát ếch thật
và nói các đặc điểm của con ếch.
2. Hoạt động 2: Những chú ếch con.
Mở nhạc “Chú ếch con” cho trẻ nghe và bật nhảy như ếch.
Phát hiện những chú ếch. Cô yêu cầu trẻ chọn 2 chú éch 1 to, 1 nhỏ.
Cho trẻ mang ếch giấy đúng vào lá sen to, lá sen nhỏ.
Cho trẻ tự kiểm tra kết quả công việc vừa làm.
3. Hoạt động 3: chơi với ếch giấy.
Cho trẻ chơi cùng với những chú ếch giấy và trò chuyện về các hoạt động
của trẻ.
Con đang làm gì?
Con cho chú ếch làm gì?
Chú ếch của con đang làm gì?
gợi ý trẻ trả lời trọn câu, không nói trống không.
Kết thúc.

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ đề: Mùa xuân và bé
Đề tài: Tết đến rồi
Nhóm lớp: 25-36 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ gọi tên: cây mai, một số loại trái cây (dưa hấu, đu đủ, mãng cầu,
dừa…), bánh chưng, bánh tét ngày tết.
- Trẻ hát theo cô bài hát: “sắp đến tết rồi” và hiểu nội dung bài hát.
- Dạy trẻ biết những câu chúc tết ông bà, cha mẹ đơn giản.
II. Chuẩn bị:
- Đĩa nhạc, cattset, nhạc bài hát: sắp đến tết rồi, bé chúc tết.
- Cây mai, các lại trái cây: dưa hấu, đu đủ, thơm…, bánh chưng, bánh tét.
- Vòng đeo tay
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Bé làm ca sĩ.
Trò chơi: “Gieo hạt”
Quan sát cây mai, dĩa trái cây, bánh chưng, bánh tét.
Trò chuyện: gợi ý gọi tên bánh chưng, bánh tét, một số loại trái cây.
Cô giới thiệu bài hát: Sắp đến tết rồi.
Dạy trẻ hát thật hay để về hát tặng gia đình.
Cô mở nhạc, cả lớp cùng hát.
Chia nhóm hát, một nhóm hát, các nhóm còn lại vỗ tay và vận động theo ý
thích.
Cả lớp hát múa
2. Hoạt động 2: Bé ơi lắng nghe.
Cô giới thiệu tên bài hát: Bé chúc tết, hỏi lại tên bài hát
Giải thích nội dung bài hát
Cô hát kèm động tác minh họa
Trẻ hát vuốt theo cô.
3. Hoạt động 3: bé chúc tết

Ngày tết, chúng ta sẽ chúc tết ông bà, cha mẹ, anh chị.
Cô dạy trẻ các câu chúc tết:
- Chúc ông bà: Sống lâu trăm tuổi, sức khỏe dồi dào.
- Chúc ba mẹ: làm ăn phát tài.
- Chúc anh chị: chăm ngoan, học giỏi
Nhắc trẻ khi nhận lì xì bằng hai tay và biết nói cảm ơn.
Kết thúc.
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Đề tài : ÂM THANH QUANH BÉ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ biết lắng nghe và phát hiện ra các âm thanh mà trẻ biết như tiếng
máy bay, xe ô tô, tàu lửa…
- Biết các đặc điểm đặc trưng của PTGT: tàu lửa, xe ô tô, thuyền
- Biết lắng nghe và đoán tên các bài hát cô cho trẻ nghe
- Trẻ hát đúng lời và biết vận động theo lời bài hát.
II. CHUẨN BỊ:
- Powerpoint về các PTGT
- Đàn , máy hát
- Tranh các PTGT
III. TIẾN HÀNH :
1. Hoạt động 1 :
- Cô cho trẻ xem và lắng nghe bài :” Em tập lái ô tô”
- Trong bài hát có những PTGT nào?
- Tìm xem trong lớp mình có xe ô tô không?
- Đàm thoại về đặc điểm xe
- Cho trẻ lắng nghe tiếng các động cơ của tàu lửa, thuyền…và đoán
xem đó là PTGT gì?
2. Hoạt động 2:
- Cô đàn vài nốt đầu của bài “ Em tập lái ô tô” để trẻ đoán tên bài hát
- Cô nói lại chính xác tên bài hát và cùng trẻ vận động hát theo bài

hát.
- Cô đàn nốt cuối bài :” Đoàn tàu nhỏ xíu” cho trẻ đoán tên bài
hát.Mời cá nhân trẻ hát bài vừa đoán
- Cả lớp cùng vận động
- Cô mở catset và vận động bài hát “ Em đi chơi thuyền” và cho trẻ
đoán.
- Cho trẻ hát theo nhóm
3. Hoạt động 3:
- Cô mời cô Kim Dung hát bài :” Anh phi công ơi” cho cả lớp cùng
nghe
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Đề tài : BÉ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ
TRƯỜNG MĂNG NON 3 QUẬN 10
IV. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ biết chú ý lắng nghe cô đọc câu đố , lắng nghe giai điệu các bài
hát về một số phương tiện gaio thông đường bộ : xe đạp, xe máy, ô
tô, xe lửa…
- Trẻ hát đúng lời và vận động theo lời bài hát
- Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô, đọc thuộc và đọc diễn cảm bài “ Bé
tập đi xe đạp”
- Trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia biểu diễn các hoạt động
V. CHUẨN BỊ:
- Bài hát về PTGT đường bộ, nhạc cụ, trang phục biểu diễn.
- Câu đố về xe đạp, trang trí sân khấu cùng trẻ.
- Trẻ cùng cô làm dây xúc xích, đèn giao thông, trang trí nón bảo
hiểm…
VI. TIẾN HÀNH :
4. Hoạt động 1 : Tai tinh, đoán giỏi
Đố bé : Xe gì 2 bánh- Mà chạy bon bon – Chuông kêu kính coong –

Dừng ngay thì đổ.
- Cô tổ chức cho trẻ đọc thơ “ Bé tập đi xe đạp”
- Thế bé nào cho cô biết xe đạp là PTGT đường gì?
- Ngoài ra còn những PT nào đi trên đường bộ?
- Cô cho bé sử dụng nhạc cụ để hát và vận động theo nhạc bài “ Lái ô
tô”
- Cô xướng âm 1 đoạn nhỏ “ Em tập lái ô tô” cho trẻ đoán.Cho trẻ
đoán xong cho trẻ hát và thể hiện động tác bài :”Em tập lái ô tô”
- Bé nào cho cô biết đi trên ngã tư mình thường thấy gì ?
- Khi nào mình được chạy, khi nào dừng?
- Bây giờ mình vẫn “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Cô đố bé xe gì có nhiều toa, chở rất nhiều hành khách ?
- Ai biết nó chạy ở đâu ? Thế xe lửa là PTGT đường gì ?
- Cô cho trẻ làm thành đàon tàu và hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu”
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
5. Hoạt động 2: Bé biểu diễn thời trang
- Với những bức tranh tô màu, nón mà trẻ đã trang trí cô cho bé sử
dụng để biểu diễn trên nền nhạc sôi động
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Đề tài : BÉ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ
TRƯỜNG MĂNG NON 3 QUẬN 10
VII. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ biết chú ý lắng nghe cô đọc câu đố , lắng nghe giai điệu các bài
hát về một số phương tiện gaio thông đường bộ : xe đạp, xe máy, ô
tô, xe lửa…
- Trẻ hát đúng lời và vận động theo lời bài hát
- Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô, đọc thuộc và đọc diễn cảm bài “ Bé
tập đi xe đạp”
- Trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia biểu diễn các hoạt động

VIII.CHUẨN BỊ:
- Bài hát về PTGT đường bộ, nhạc cụ, trang phục biểu diễn.
- Câu đố về xe đạp, trang trí sân khấu cùng trẻ.
- Trẻ cùng cô làm dây xúc xích, đèn giao thông, trang trí nón bảo
hiểm…
IX. TIẾN HÀNH :
6. Hoạt động 1 : Tai tinh, đoán giỏi
Đố bé : Xe gì 2 bánh- Mà chạy bon bon – Chuông kêu kính coong –
Dừng ngay thì đổ.
- Cô tổ chức cho trẻ đọc thơ “ Bé tập đi xe đạp”
- Thế bé nào cho cô biết xe đạp là PTGT đường gì?
- Ngoài ra còn những PT nào đi trên đường bộ?
- Cô cho bé sử dụng nhạc cụ để hát và vận động theo nhạc bài “ Lái ô
tô”
- Cô xướng âm 1 đoạn nhỏ “ Em tập lái ô tô” cho trẻ đoán.Cho trẻ
đoán xong cho trẻ hát và thể hiện động tác bài :”Em tập lái ô tô”
- Bé nào cho cô biết đi trên ngã tư mình thường thấy gì ?
- Khi nào mình được chạy, khi nào dừng?
- Bây giờ mình vẫn “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Cô đố bé xe gì có nhiều toa, chở rất nhiều hành khách ?
- Ai biết nó chạy ở đâu ? Thế xe lửa là PTGT đường gì ?
- Cô cho trẻ làm thành đàon tàu và hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu”
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
7. Hoạt động 2: Bé biểu diễn thời trang
- Với những bức tranh tô màu, nón mà trẻ đã trang trí cô cho bé sử
dụng để biểu diễn trên nền nhạc sôi động
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ đề: Con vật ở nhà bé
Đề tài: Con gì gáy thế
Nhóm lớp: Nhà trẻ (25-36 tháng)

I. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ hứng thú lắng nghe cô hát và hưởng ứng cảm xúc theo bài hát: đàn gà
trong sân.
-Nhớ tên bài hát, hát được bài hát: con gà trống.
- Biết vận động nhịp nhàng, tự nhiên theo bài hát: con gà trống.
- Phát triển ngôn ngữ: Trẻ gọi tên bài hát.
- Giáo dục trẻ không tranh giành đồ chơi và xô đẩy bạn.
II. Chuẩn bị:
- Vòng đỏ, vàng.
- Nhạc, máy casset.
- Tranh con gà trống hoặc mô hình, mũ con gà trống.
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Chú gà dễ thương.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “bồ ơi bồ” các bạn nghe tiếng con gì gáy không?
- Các bạn tìm xem.
- Con gì đây? Nó gáy thế nào?
- Gợi ý cho trẻ nêu một số đặc điểm bên ngaòi của con gà trống.
2. Hoạt động 2: Hát và vận động theo bài: Con gà trống.
- Cho trẻ nghe một đoạn và đố trẻ biết đó là bài hát gì.
- Mình sẽ làm những chú gà trống con nhé. (Mỗi bạn đội một mũ gà trống).
- Cho cả lớp hát.
- Bạn nào đeo vòng đỏ sẽ đứng bên trái, bạn nào đeo vòng vàng sẽ đứng bên
phải.
- Cho nhóm bạn có vòng đỏ hát. Nhóm bạn vòng vàng hát.
- Cô và các bạn cùng vận động theo tiếng nhạc bài hát con gà trống (hai lần).
Những chú gà mệt rồi, mình cùng vươn vai hít thở nào.
3. Hoạt động 3: Nghe hát: đàn gà trong sân:
- Cho trẻ nghe nhạc: (Hai lần).
- Cô hát cho trẻ nghe bài: Đàn gà trong sân
- Giới thiệu tên bài hát.

Cô và trẻ cùng hát và vận động.
Kết thúc.
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ đề: Bé và thời trang
Đề tài: Quần áo nón dép của bé
Nhóm lớp: Nhà trẻ (25-36 tháng)
I. Mục đích yêu cầu:
- Phát triển các cử động tinh: cử động tay, ngón tay
- Trẻ nhận biết quần áo, nón, dép và cách sử dụng đồ dùng
- Tập cho trẻ nói các từ, câu đơn giản và hát, đọc thơ vuốt theo cô
- Trẻ nhún nhảy theo nhạc, tập xếp, cất đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng.
II. Chuẩn bị:
- Quần áo nón dép cho mỗi trẻ
- Nhạc : đôi dép xinh
- Thơ: đôi dép xinh
III. Tiến Hành:
Hoạt động 1: Đến thăm nhà búp bê
- Hát: “em tập lái ô tô”
Đến nhà buppe, nhà bề bộn quá (quần áo, nón để lung tung trên bàn ghế)
+ Đây là cái gì?
Quần áo mặc vào để không bị lạnh.
+ Còn đây là cái gì?
Các con thử vào xem có vừa với chân mình không?
Dép mang vào chân, giữ cho chân mình sạch sẽ.
Hát: đôi dép xinh
Cất dép ngay ngăn.
Hoạt động 2: “bé tài thế ?
- Trò chuyện về quần áo trẻ mặc trên người.
+ Quần áo của con đâu?
+Áo của bạn đâu?

- Chơi TC: “Ồ sao bé không lắc).
- Trẻ chọn quần áo. Tập trẻ xếp quần áo ngăn nắp cất lên kệ đồ chơi giúp cô.
- còn gì trên bàn nữa?
- Cô cho trẻ đội nón.
Cô đọc thơ: “cái nón xinh xinh”.
- Vừa đọc thơ vừa cất nón.
Hoạt động 3: “Bạn nào nhanh hơn”
-TRẻ chọn quần áo đúng bộ, đúng yêu cầu.
Kết thúc.
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ đề: Ngày tết của bé
Đề tài: Đi có mang vật trên đầu
Nhóm lớp: Nhà trẻ
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài tập
- Trẻ biết giữ thăng bằng đầu và cổ để không làm rơi vật
- Hứng thú tham gia tập và chơi
II. Chuẩn bị:
- Sàn tập sạch phẳng
- Trống lắc 5 chiếc
- Khoảng cách 3,5m
III. Tiến Hành:
1.Khởi động : Cho trẻ đi vòng tròn, kết hợp kiễng và nhón gót chân. Chạy
chậm và nhanh dần , sau đó dừng lại và tập BTPTC
2.Trọng động :
-BTPTC : Tập với quả
- VĐCB : Đi có mang vật trên đầu
Cô giới thiệu bài tập và tập mẫu 2 – 3 lần
Phân tích mẫu và mời 1 – 2 trẻ lên thực hiện. Cả lớp quan sát và cô sửa sai
Cho trẻ tập , mỗi trẻ tập 3 -4 lần

Cô tập cùng trẻ và động viên trẻ tự tin tập
- TCVĐ : bắt bướm : Cô giới thiệu trò chơi và cùng chơi với trẻ 2 -3 lần
3. Hồi tĩnh : Bướm bay trong vườn hoa
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ đề: Ngày tết của bé
Đề tài: Trái cây ngày tết
Nhóm lớp: 25-36 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên quả
- Nhận biết đặc điểm đặc trưng của quả : tròn - dài, màu xanh – màu vàng,
bóc vỏ - gọt vỏ
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Thích học cùng cô và bạn
II. Chuẩn bị:
- - quả bưởi, quả chuối
- Lô tô cho trẻ
- Túi đựng
Tranh quả bưởi, quả chuối
II. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Chiếc túi kỳ diệu
- Cô cho trẻ chơi trò chơi nu na nu nống
- Cho trẻ đoán “quả gì trong túi”.
- Cho trẻ quan sát quả
Cô trò chuyện với trẻ về tên gọi của từng loại quả.
2. Hoạt động 2: quả bưởi và quả chuối
- Trẻ quan sát và trò chuyện
- Cô giới thiệu đặc điểm của từng loại quả
- Cho trẻ gọi tên quả, nêu đặc điểm
- Chơi lô tô : chọn nhanh nói đúng
3. Hoạt động 3: Về đúng nhà

cho trẻ chơi : “về đúng nhà” : trẻ cầm 1 lô tô và cùng chơi khi có tín hiệu thì
chạy về nhà có treo tranh quả giống trẻ cầm
kết thúc
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ đề: Ngày tết của bé
Đề tài: Ngày tết quê em
Nhóm lớp: 25-36 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thích nghe cô hát và hưởng ứng theo cô
- Hứng thú VĐTN
- Biết làm theo yêu cầu của cô
II. Chuẩn bị:
- CD bài hát : ngày Tết quê em, mùa xuân đến rồi
II. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Bé và tết
Trò chuyện với trẻ về ngày tết, giới thiệu một số bài hát về ngày tết.
Một số hoạt động ngày tết: được mặc quần áo mới, đi chơi, đi chúc tết.v.v
2. Hoạt động 2: Ngày tết quê em
- Nghe hát : Cho trẻ xem một số hình ảnh trên CD và trò chuyện để gợi ý
vào bài
- Cô giới thiêu tên bài hát và hát cho trẻ nghe 1 – 2 lần
- Hỏi trẻ tên bài hát , giảng ND và đàm thoại
Cô hát và gõ DCAN 1 lần
Cho trẻ nghe qua CD 1- 2lần
3. Hoạt động 3: Bé và âm nhạc
-VĐTN : Cô giới thiệu bài VĐ và VĐ mẫu. Phân tích động tác VĐ
Cô mời trẻ VĐ cùng cô theo nhóm, tập thể
Cuối cùng cả lớp cùng VĐ theo băng nhạc 1 lần
kết thúc
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai

Chủ đề: Ngôi trường bé yêu
Đề tài: Những chiếc vòng xinh xắn
Nhóm lớp: 25-36 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
- Nhằm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, rèn luyện sự khéo léo đôi tay cho trẻ.
- Rèn luyện sự phối hợp giữa mắt và tay, biết 1 tay cầm hạt để hở lỗ, 1 tay
cầm dây, xâu dây đúng vào lỗ của hạt, chọn hạt.
- Trẻ nhận biết được tên gọi và công dụng của một số đồ dùng trong nhóm
lớp.
- Giáo dục trẻ: học bài ngoan, yêu ca hát. Hình thành ở trẻ tình cảm yêu quý
cô giáo.
II. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ: 10 hạt màu đỏ - 2 hạt màu xanh - dây xâu hạt.
- Rổ đựng hạt, chiếu trải, đồ dùng đồ chơi có màu đỏ.
II. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Cô và mẹ
Cô và trẻ cùng hát và vận động theo nhạc bài hát: Lời chào buổi sáng.
Trò chuyện với trẻ về bài hát.
Trò chuyện về cô giáo dạy bé ở lớp.
Hình thành ở trẻ tình cảm yêu thương với cô giáo.
2. Hoạt động 2: Những vòng tay xinh xắn.
Cô và mẹ đều yêu thương các con, hôm nay các con sẽ làm những chiếc
vòng thật xinh để tặng cô và mẹ.
Cô cho trẻ xem một số vòng đã được xâu sẵn.
Giới thiệu với trẻ cách xâu hạt và các bước xâu hạt.
Trò chuyện với trẻ về các vật liệu xâu hạt, màu sắc hạt.v.v
Tổ chức cho trẻ thực hiện:
Trong khi trẻ xâu cô quan sát và hướng dẫn trẻ xâu đúng, nhắc trẻ muôn xâu
được vòng màu đỏ cô chỉ xâu hạt màu đỏ thôi, chú ý nhắc trẻ cách cần dây,
cầm hạt.

Trẻ nào xâu xong cô giúp trẻ buộc 2 đầu dây lại thành vòng và phát tiếp hạt
và dây cho trẻ xâu. Cô hỏi trẻ:
- Con đang làm gì?
- Vòng có màu gì?
- Con tặng vòng đỏ cho ai?
3. Hoạt động 3: Vòng tay tặng cô và mẹ
Sauk hi trẻ xâu xong, trò chuyện với trẻ về những chiếc vòng trẻ vừa xâu
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Chủ đề: Ngôi trường bé yêu
Đề tài: Bé đến thăm nhà bếp
Nhóm lớp: 25-36 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và gọi tên nhà bếp có cửa sổ, cửa ra vào.
- Nhà bếp để nấu ăn, có các cô cấp dưỡng và có nhiều đồ dùng để nấu ăn.
- Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô.
II. Chuẩn bị:
- Hình ảnh nhà bếp của trường.
- Đồ dùng, đồ chơi các loại đảm bảo an toàn cho trẻ.
II. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Dung dang dung dẻ
Cô và trẻ nắm tay đi thành vòng tròn vừa đi vừa đọc bài đồng dao:" Dung
dăng dung dẻ" đến câu" Xì xà xì xụp, ngồi thụp xuống đây" thì trẻ nắm tay
nhau ngồi thụp xuống đất.
- Hỏi trẻ vừa chơi trò chơi gì?
- Giáo dục trẻ: Mạnh dạn trong khi chơi.
Cô và trẻ vừa chơi vừa di chuyển về góc quan sát tranh hoặc phim
2. Hoạt động 2: Nhà bếp trường bé
Cho trẻ quan sát tranh (hoặc phim) về nhà bếp trường bé. Trò chuyện với trẻ
về hình ảnh và hoạt động của nhà bếp.
Giới thiệu một số vật dụng trong nhà bếp.

Cho trẻ gọi tên các vật dụng, tên các cô cấp dưỡng.
- Giáo dục trẻ: Biết yêu quí các cô bác cấp dưỡng đã nấu cơm, canh cho các
con hàng ngày. Khi ăn phải ăn hết suất, không làm rơi vãi thức ăn.
3. Hoạt động 3: Chơi với dụng cụ nhà bếp
Cho trẻ chơi với một số dụng cụ nhà bếp. Mỗi nhóm có một số đồ chơi và
hướng dẫn trẻ cùng chơi với nhau.
Đặt câu hỏi để trẻ gọi đúng tên các loại đồ dùng trẻ đang chơi.
kết thúc
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
XẾP CẠNH NHAU.
I.Mục đích yêu cầu:
_ Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, biết phối hợp hoạt động mắt và tay,
thích thú khi thấy sự chuyển động của đồ vật.
_ Hình thành khái niệm xếp sát cạnh.
II. Chuẩn bị:
_ Gỗ xếp hình
_Mô hình nhà ga
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ
Ổn định tổ chức, trò chuyện với trẻ
1. Nội dung trọng tâm
• Hoạt động 1: Xếp thành đoàn tàu
Hát bài: “Lại đâu với cô”. Vừa hát vừa kéo trẻ
lại gần.
Cô giới thiệu gỗ xếp hình, cô vừa xếp tàu hỏa
cho cháu xem, và hướng dẫn trẻ xếp.
Cô cho trẻ chơi xếp tàu hỏa ( vừa xếp vừa đọc
thơ: “Con tàu”)
Con tàu

Xình xịch, xình xịch
Đầu tàu đi trước
Từng toa tiếp bước
Xếp hàng vào ga
Xình xịch, xình xịch
(Bích Hạnh)
• Hoạt động 2: Mở rộng chủ đề
Tìm các đồ vật, con vật để xếp cạnh nhau sau
đó đặt tên cho nhóm đồ vật. Khuyến khích trẻ
tự đặt tên nhóm đồ vật: (Bộ nấu ăn, đồ dùng
gia đình, sách vở…)
• Cô lấy 5 gà con và 1 gà mái mẹ xếp cạnh
nhau ( đặt tên: đàn gà), gà mái mẹ nằm trên
Trẻ ngồi quay quần bên
cô.
Trẻ xếp các khối gỗ,
khối xốp, nưhaj thành
đoàn tàu.
Cho trẻ lấy các con vật
tự xếp cạnh nhau (trẻ
chơi theo nhóm nhỏ, cá
nhân)
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
5 quả trứng (thành gà ấp trứng)
• Lấy 4 ghế và 1 bàn (bộ bàn ghế), lấy 4 chén
và 1 ấm (bộ ấm chén)
3.Trò chơi: Trò chơi: “Xếp hình ô tô”
Luật chơi: Cho mỗi trẻ một bộ phận của chiếc
ô tô đồ chơi bằng gỗ (bánh xe, khung xe, đầu
xe).

Khi cô nói tên bộ phận nào thì trẻ nhanh chóng
lên xếp các bộ phận đó sát cạnh nhau để xếp
thành mô hình ô tô.
4. Kết thúc: Cô khen động viên trẻ
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
KHÁM PHÁ HỘP GIẤY
I.Mục đích yêu cầu:
_Kỹ năng: Rèn kỹ năng cầm, nắm, đặt ếp, kỹ năng đi, kéo hộp giấy
_Ngôn ngữ: Tập cho trẻ nói các từ, câu ngắn:hộp giấy, ú à, đùng đùng, gấu,
xe kéo…
_Giáo dục: Trẻ biết hưởng ứng theo cô.
II.Chuẩn bị:
_Túi vải to
_9 hộp giấy có đục lỗ thủng nhỏ trên các mặt (dành cho trẻ)
_1 hộp giấy to hơn (dành cho cô)
_ Một con gấu bằng nhựa nhỏ
_ Băng, đĩa nhạc
III. Tiến trình hoạt động của trẻ.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: “Bé khám phá hộp giấy”
• Cô cho trẻ đi theo cô, đi dậm chân, vỗ tay
trên nền nhạc đàn.
• Cô tạo tình huống cho trẻ đẩy túi vải ra.
Cô khuyến khích cho trẻ sờ, nắn và bóp,
đoán xem bên trong có gì.Sau đó cô đổ ra
cho trẻ nhắt hộp giấy.
• Cô cho trẻ chơi: Khám phá hộp giấy với
nhiều hình thức như ú òa, đội đầu, vác lên
vai, kẹp vào tay, đặt xuống, đẩy đi chơi,

xếp làm to axe, vỗ trống, ngoáy tay vào
các lỗ tròn….
• Cô lấy các con gấu trong hộp của cô ra,
yêu cầu trẻ nhặt và đặt gấu của mình qua
các lỗ tròn.
Hoạt động 2: “Bé kéo xe chở gấu đi chơi”
• Cô cho trẻ lấy sợi dây từ hộp giấy ra
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
và cho trẻ kéo hộp giấy chở các chú
gấu đi chơi.
• Cô cho trẻ kéo hộp giấy trên nền nhà
và sau đó cho trẻ nâng độ khó lên, cho
trẻ kéo xe trên ghế băng. (Cao 30cm)
• Trong quá trình chơi cô nhắc nhở trẻ
nhặt các chú gấu bị rớt xuống đất đặt
vào xe của mình. (Rèn trẻ kỹ năng
nhặt đồ chơi)
Kết thúc:
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
Đề tài: Xếp chồng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
_ Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, biết phối hợp hoạt động mắt và
tay, thích thú khi thấy sự thay đổi của đồ vật.
_ Hình thành khái niệm xếp chồng.
II.CHUẨN BỊ
_ Võ hộp sữa các loại đã được làm sạch (hình chữ nhật, chai, lọ nhựa.)
_ Các loại quả
_ Chuyện tranh: Cô hàng nón
_ 10 chiếc nón lá.

_ Hoạt động làm quen trước khi tiến hành: Chơi trò chơi “chồng nụ,
chồng hoa” bằng bàn tay.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức, trò chuyện
với trẻ.
2. Nội dung trọng tâm
• Hoạt động 1: Xếp tháp cao.
_ Giới thiệu các vỏ hộp sữa: bằng
giấy, nhựa, sắt….
_Cô cho trẻ xếp tháp cao: Xếp các
hộp có cũng chất liệu và kích
thước theo yêu cầu càng lên cao
càng thu nhỏ
• Hoạt động 2: Mở rộng
_Xếp bậc thang: Cho trẻ xếp
chồng các vỏ hộp thành bậc
thang.
_ Xếp phối hợp tạo thành người
máy: 2 vỏ hợp chữ nhật đứng
thành 2 chân, 1 vỏ nhựa xếp
chồng lên trên thành hình người
( cô giúp trẻ gắn lại thành đồ chơi
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai

×