BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
DƯƠNG THỊ NGỌC ÁNH
KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN - HUẾ
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số: 60.34.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đình Khôi Nguyên
Đà Nẵng – Năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Dương Thị Ngọc Ánh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Bố cục đề tài 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP 12
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 12
1.1.1. Khái niệm về kế toán trách nhiệm 12
1.1.2. Bản chất kế toán trách nhiệm 13
1.1.3. Mục đích của kế toán trách nhiệm trong Doanh nghiệp 17
1.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH
NGHIỆP 18
1.2.1. Sự phân cấp quản lý 18
1.2.2. Mối quan hệ của phân cấp quản lý với kế toán trách nhiệm 20
1.3. NỘI DUNG CƠ BẢN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH
NGHIỆP 21
1.3.1. Các trung tâm trách nhiệm 21
1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm 27
1.3.3. Hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN -
HUẾ 41
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO
THÔNG THỪA THIÊN - HUẾ 41
2.1.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên -
Huế 41
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông
Thừa Thiên - Huế 44
2.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông
Thừa Thiên - Huế 47
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN - HUẾ 50
2.2.1. Sự phân cấp quản lý của Công ty 50
2.2.2. Tổ chức báo cáo đánh giá kết quả theo yêu cầu phân cấp quản lý của
Công ty 53
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN - HUẾ 69
2.3.1. Những mặt đạt được 69
2.3.2. Những hạn chế 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 72
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN -
HUẾ 73
3.1. TỔ CHỨC CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN - HUẾ 73
3.1.1. Mô hình các trung tâm trách nhiệm tại Công ty 73
3.1.2. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ các trung tâm trách nhiệm 76
3.2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM 78
3.2.1. Trung tâm chi phí 78
3.2.2. Trung tâm doanh thu 83
3.2.3. Trung tâm lợi nhuận 86
3.2.4. Trung tâm đầu tư 90
3.3. TỔ CHỨC THÔNG TIN PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỪA THIÊN - HUẾ91
3.3.1. Tổ chức công tác lập dự toán theo các trung tâm trách nhiệm 91
3.3.2. Phân loại chi phí theo sự phân cấp quản lý 95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 99
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP Cổ phần
DN Doanh nghiệp
KTQT Kế toán quản trị
KTTN Kế toán trách nhiệm
PCQL Phân cấp quản lý
ROI Return on investment
RI Residual income
TNDN Thu nhập Doanh nghiệp
TTH Thừa Thiên - Huế
TTTN Trung tâm trách nhiệm
TSCĐ Tài sản cố định
XDGT Xây dựng Giao thông
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
1.1 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí 36
1.2 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu 37
1.3 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận 38
1.4 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư 39
2.1
Bảng kê vật tư xuất dùng - công trình đường Nội
thị số 1 Hương Văn
57
2.2
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh, quý
III/2013
58
2.3 Bảng tổng hợp chi phí, quý III/2013 59
2.4 Bảng tổng hợp doanh thu – giá vốn, quý III/2013 61
2.5 Báo cáo kết quả kinh doanh, quý III/2013 62
2.6 Bảng kê hàng hóa bán ra, quý III/2013 63
2.7 Báo cáo kết quả kinh doanh, quý III/2013 63
2.8 Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2013 66
2.9 Báo cáo bộ phận kết quả kinh doanh năm 2013 67
2.10 Báo cáo tình hình tài chính năm 2013 68
3.1
Báo cáo chi phí tại Xí nghiệp Xây dựng giao
thông số 1 – công trình đường Nội Thị số 1
Hương Văn
80
3.2
Báo cáo chi phí phòng Kế toán Tài vụ,
quý III/2013
83
3.3 Báo cáo doanh thu thi công xây lắp quý III/2013 85
3.4. Báo cáo doanh thu Công ty quý III/2013 86
3.5.
Báo cáo lợi nhuận Xí nghiệp khai thác đá,
quý III/2013
87
3.6. Báo cáo lợi nhuận Công ty, quý III/2013 89
3.7. Báo cáo hiệu quả đầu tư Công ty năm 2013 90
3.8. Bảng phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát 96
3.9. Bảng phân loại chi phí theo cách ứng xử 97
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu hình Tên hình Trang
1.1.
Mối quan hệ đầu vào và đầu ra của trung tâm
trách nhiệm
22
1.2.
Mối quan hệ đầu vào và đầu ra của trung tâm
chi phí định mức
23
1.3.
Mối quan hệ đầu vào và đầu ra của trung tâm
chi phí linh hoạt
24
1.4.
Mối quan hệ đầu vào và đầu ra của trung tâm
doanh thu
25
1.5.
Mối quan hệ đầu vào và đầu ra của trung tâm lợi
nhuận
26
1.6.
Mối quan hệ đầu vào và đầu ra của trung tâm
đầu tư
26
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu sơ đồ
Tên sơ đồ Trang
1.1.
Sơ đồ quan hệ giữa cơ cấu tổ chức quản lý và
hệ thống kế toán trách nhiệm
27
2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty 45
2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty 48
3.1.
Tổ chức trung tâm trách nhiệm tại Công ty Cổ
phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế
75
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi quy mô hoạt động của các Công ty ngày càng mở rộng và phát triển,
để quản lý hiệu quả hoạt động, các nhà quản trị cấp cao thường tiến hành
phân quyền phù hợp với cấu trúc tổ chức đơn vị mình. Nhằm phục vụ cho
việc kiểm soát và đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận theo sự phân
quyền này, kế toán quản trị đã sử dụng phương pháp thích ứng – đó là hệ
thống kế toán theo các trung tâm trách nhiệm.
Kế toán trách nhiệm ra đời giúp cho các nhà quản trị đánh giá trách
nhiệm, đưa ra các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá thường kỳ kết quả công việc
của từng cấp quản lý. Từ đó phát hiện ra được những yếu kém, thiếu xót của
từng bộ phận, giúp cho mọi sự việc, nghiệp vụ phát sinh đều có người chịu
trách nhiệm. Thông qua hệ thống đo lường, báo cáo đánh giá các hoạt động từ
cấp độ thấp nhất đến cấp độ cao nhất, các nhà quản trị sẽ nắm được tình hình
kinh doanh của đơn vị, theo dõi các quyền và trách nhiệm của người điều
hành quản lý ở cấp thấp hơn để đưa ra những quyết định hiệu quả. Do đó kế
toán trách nhiệm ngày càng có vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý của
các đơn vị.
Đối với các đơn vị xây lắp, sản phẩm và tổ chức sản xuất có đặc điểm là
sản phẩm đơn chiếc, giá trị lớn, địa điểm thi công các công trình rải rác ở
nhiều nơi, thời gian thi công kéo dài. Vì thế, yêu cầu khắt khe đặt ra cho các
đơn vị này là phải kiểm soát được chi phí, đảm bảo chất lượng công trình theo
các tiêu chuẩn, hoàn thành các mục tiêu đơn vị đặt ra. Để đạt được điều này,
cơ cấu tổ chức trong đơn vị phải được phân cấp quản lý một cách rõ ràng, tổ
chức thành nhiều bộ phận có chức năng và nhiệm vụ cụ thể, nhà quản lý ở
mỗi bộ phận có sự độc lập tương đối trong việc điều hành công việc của mình
và phải hoàn thành những nhiệm vụ được đặt ra từ bộ phận quản lý cấp cao
2
hơn. Ban quản lý cấp cao muốn phối hợp hoạt động của các bộ phận khác
nhau trong tổ chức một cách tốt nhất cần phải dựa vào hệ thống kế toán trách
nhiệm.
Tuy nhiên, từ các nghiên cứu trước đây về công tác kế toán trách nhiệm
trong các đơn vị xây lắp hiện nay vẫn chưa hoàn thiện. Đó là việc phân cấp
quản lý tài chính trong các đơn vị xây lắp vẫn chưa rõ ràng. Với đặc điểm
hoạt động của các đơn vị xây lắp chủ yếu là hình thức giao khoán, nhưng việc
phân loại chi phí xây lắp chưa đầy đủ, phương pháp giá thành dự toán, xác
định giá trị giao khoán còn sơ sài ảnh hưởng đến công tác lập dự toán hay lập
các báo cáo kế hoạch. Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo kế toán nội bộ - biểu
hiện của kế toán trách nhiệm, chưa được tổ chức đầy đủ cũng như chưa cung
cấp chính xác các thông tin phục vụ đánh giá trách nhiệm và mức độ hoàn
thành nhiệm vụ của các cấp quản lý. Những hạn chế này gây nên khó khăn
trong việc đo lường và đánh giá trách nhiệm của mỗi bộ phận. Do đó việc tiếp
tục và hoàn thiện nghiên cứu về công tác kế toán trách nhiệm trong các đơn vị
xây lắp là cần thiết.
Tác giả chọn Công ty cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên - Huế
tiền thân là một Doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa từ đầu năm 2006.
Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty hiện nay là xây dựng giao thông, thuỷ
lợi, xây dựng dân dụng và công nghiệp, khai thác và sản xuất vật liệu xây
dựng. Cơ cấu của Công ty hiện nay được tổ chức thành nhiều Xí nghiệp với
quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, cơ cấu tổ chức gắn với trách nhiệm của
nhiều đơn vị, cá nhân. Yêu cầu đối với Công ty hiện nay là phải tổ chức thực
thiện các quyết định một cách hiệu quả thông qua việc quản lý, kiểm soát,
đánh giá kết quả theo sự phân cấp quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý,
nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. Để có thể đánh giá hiệu quả của
mỗi đơn vị và đảm bảo cho các bộ phận bên cạnh thực hiện nhiệm vụ cụ thể
3
cũng như phải gắn kết, phối hợp với nhau thực hiện mục tiêu chung của Công
ty thì việc vận dụng kế toán trách nhiệm là một yêu cầu cấp thiết.
Xuất phát từ những yêu cầu khách quan trên về cả lý luận và thực tiễn,
tác giả đã chọn đề tài: “Kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần xây dựng
giao thông Thừa Thiên - Huế” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Về lý luận: Đề tài hệ thống hóa các lý luận liên quan đến kế toán trách
nhiệm.
Về thực tiễn: Nghiên cứu và đánh giá thực trạng về kế toán trách nhiệm
tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên - Huế. Từ đó đề xuất
giải pháp để hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty, giúp nhà quản lý
đánh giá một cách đúng đắn kết quả của các bộ phận trong việc hướng tới
mục tiêu chung của Công ty, nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu những nội dung cơ bản về
kế toán trách nhiệm, nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán trách nhiệm tại
Công ty cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên - Huế như việc tổ chức
phân cấp quản lý tài chính, công tác lập kế hoạch, báo cáo nội bộ theo từng
phân cấp quản lý phục vụ cho việc đánh giá trách nhiệm của Công ty.
Phạm vi nghiên cứu: luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu kế toán trách nhiệm
tại một doanh nghiệp cụ thể là Công ty cổ phần xây dựng giao thông Thừa
Thiên - Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích – tổng
hợp để nghiên cứu các đặc trưng về công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty.
Về nguồn cho nghiên cứu:
4
Dữ liệu thứ cấp: các văn bản về quy chế, điều lệ hoạt động của Công ty;
các báo cáo kế toán của Xí nghiệp và tại Công ty.
Dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp nhà quản lý, phòng Kế toán, phòng
Kế hoạch để thu thập thông tin, tìm hiểu việc tổ chức hệ thống báo cáo kế
toán đánh giá kết quả các bộ phận trong đơn vị.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong Doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng về kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần xây
dựng giao thông Thừa Thiên - Huế
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần
xây dựng giao thông Thừa Thiên - Huế
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Một bộ phận cơ bản của kế toán quản trị giúp cho doanh nghiệp có được
một hệ thống cung cấp thông tin tin cậy và sự kiểm soát chặt chẽ đó là kế toán
trách nhiệm. Kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng ở
các nước phát triển đã được sử dụng là một công cụ quản lý từ rất lâu.Tuy
nhiên đối với các Doanh nghiệp Việt Nam thì vẫn còn là một lĩnh vực khá
mới mẻ. Nhận thấy tầm quan trọng đó đã có nhiều tác giả nghiên cứu về kế
toán trách nhiệm, nhằm đánh giá được thực trạng công tác kế toán này tại Việt
Nam, đưa ra các giải pháp và hướng hoàn thiện hơn lĩnh vực này. Trong quá
trình nghiên cứu, luận văn đã tham khảo một số tài liệu có liên quan đến kế
toán trách nhiệm như sau:
PGS.TS Phạm Văn Đăng ( 2011) – “ Một số vấn đề về kế toán trách
nhiệm ở các Doanh nghiệp niêm yết” đã trình bày một số vấn đề về kế toán
trách nhiệm:
5
Kế toán quản trị Doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng của
hệ công cụ quản lý kinh tế, tài chính và có vai trò quản lý, điều hành và kiểm
soát các hoạt động kinh tế, tài chính trong Doanh nghiệp, cung cấp thông tin
để thực hiện mục tiêu quản trị nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, kế toán quản
trị sử dụng hệ thống kế toán trách nhiệm để phân loại cấu trúc tổ chức thành
các trung tâm trách nhiệm, trên cơ sở đó đánh giá kết quả của từng bộ phận
dựa trên trách nhiệm được giao cho bộ phận đó.
Nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv. D.Banker, Robert S.Kaplan
and S.mark Young khẳng định: kế toán trách nhiệm là một hệ thống kế toán
có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan
đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức, cung cấp
thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả mỗi nhà quản lý tạo ra các
báo cáo chứa cả những đối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát đối
với một cấp quản lý.
Kế toán trách nhiệm là một "công cụ" để đo lường về kết quả hoạt động
của một khu vực nào đó trong tổ chức, qua đó giúp nhà quản trị kiểm soát và
đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp quản trị khác nhau. Kế toán trách
nhiệm được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của các nhà quản lý và do
đó, nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lý này,
thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của mình theo phương
cách phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức.
PGS.TS. Ngô Hà Tấn, TS. Đường Nguyễn Hưng (2013) – Bài viết trong
tạp chí Kế toán “Quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán trách nhiệm”,
trình bày nội dung mối quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán trách
nhiệm:
Trong quá trình tổ chức quản lý của Doanh nghiệp có một nội dung quan
trọng là sự phân quyền cho các đơn vị, bộ phận trong Doanh nghiệp. Mỗi đơn
6
vị, bộ phận được phân quyền gắn với trách nhiệm và quyền hạn nhất định, từ
đó hình thành nên các cấp quản lý trong Doanh nghiệp và gọi là phân cấp
quản lý. Tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể của Doanh nghiệp (quy mô
của Doanh nghiệp và các đơn vị trong cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp, địa
bàn bố trí các đơn vị và trình độ quản lý ở các đơn vị thuộc Doanh nghiệp…)
mà mức độ phân cấp quản lý thể hiện qua các mặt trên được xác định khác
nhau trong mỗi Doanh nghiệp.
Tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán trách
nhiệm: Việc đầu tiên trong quá trình thực hiện kế toán trách nhiệm là phải
hình thành các trung tâm trách nhiệm. Để trở thành một trung tâm trách nhiệm
thì đơn vị, bộ phận đó phải được phân cấp quản lý ở mức độ nhất định. Qua
phân cấp quản lý sẽ xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị, bộ phận
đối với các hoạt động thực hiện ở đơn vị, bộ phận và đây chính là cơ sở cho
việc hình thành trung tâm trách nhiệm. Còn đối với một trung tâm trách
nhiệm cụ thể, phải dựa trên phân cấp quản lý để có cơ sở xác định các chỉ
tiêu đánh giá trách nhiệm được đúng đắn, phạm vi đánh giá trách nhiệm của
một trung tâm phải trên cơ sở nội dung phân cấp được xác định một cách rõ
ràng cho trung tâm đó. Việc thực hiện đầy đủ kế toán trách nhiệm đảm bảo
cho phân cấp quản lý phát huy được tốt hơn. Kế toán trách nhiệm được xem
như là một công cụ của phân cấp quản lý để thực hiện kiểm soát hoạt động
của các đơn vị được phân cấp quản lý.
PGS.TS Phạm Văn Dược, TS. Trần Văn Tùng (2011), trong cuốn Kế
toán quản trị, nhà xuất bản Lao Động, đã trình bày về hệ thống báo cáo của
các trung tâm trách nhiệm:
Sản phẩm cuối cùng của hệ thống kế toán trách nhiệm là những báo cáo,
đó là những báo cáo kế toán trách nhiệm. Nhóm tác giả Atkinson, A.A, R.D.
Banker, R.S. Kaplan and S.M. Young đã đưa ra khái niệm: Báo cáo trách
7
nhiệm là sản phẩm cuối cùng của kế toán trách nhiệm. Đó là những báo cáo
về kết quả hoạt động cho mỗi cấp bậc của trách nhiệm theo sơ đồ tổ chức
quản lý của Doanh nghiệp. Hệ thống báo cáo này ghi nhận việc thực hiện mục
tiêu và so sánh với mục tiêu được phân công của mỗi bộ phận trong Doanh
nghiệp. Sau đó hệ thống sẽ tổng hợp việc thực hiện mục tiêu của các cấp dưới
lên cấp cao hơn, và cứ thực hiện như vậy cho đến khi tổng hợp được việc thực
hiện mục tiêu toàn Doanh nghiệp, so sánh với mục tiêu toàn Doanh nghiệp và
tạo báo cáo thực hiện theo từng bộ phận và toàn Doanh nghiệp.
Các báo cáo kế toán trách nhiệm phản ánh kết quả hoạt động của từng
trung tâm trách nhiệm được phân quyền trong một khoảng thời gian nhất
định. Hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm ghi nhận kết quả thực hiện và so
sánh với dự toán theo từng chỉ tiêu được chuyển tải trong báo cáo phù hợp với
quyền hạn và trách nhiệm của mỗi trung tâm. Qua đó, xem xét mực độ đóng
góp của từng bộ phận vào thành quả chung của toàn đơn vị. Mức độ chi tiết
của thông tin trên các báo cáo sẽ khác nhau đối với những cấp độ quản lý
khác nhau. Theo đó, cấp quản lý càng thấp thì các mức độ chi tiết của các chỉ
tiêu báo cáo càng nhiều, những kết quả tổng cộng từ báo cáo của một cấp
quản lý sẽ được báo cáo lên cấp quản lý cao hơn kế tiếp.
Báo cáo trách nhiệm được thiết kế chứa đựng những thông tin về các dữ
liệu tài chính theo các trung tâm trách nhiệm trong một tổ chức, và cho các
cấp quản lý khác nhau, thông qua việc tính những khoản doanh thu, chi phí
mà một nhà quản trị nào đó có thể kiểm soát được với bộ phận mình. Tùy
theo trách nhiệm báo cáo của mỗi trung tâm mà hệ thống báo cáo trách nhiệm
được chia thành 4 nhóm tương ứng với bốn loại trung tâm trách nhiệm: báo
cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí; báo cáo trách nhiệm của trung tâm
doanh thu; báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư; báo cáo trách nhiệm của
trung tâm đầu tư.
8
Hiện nay, một số luận văn đã nghiên cứu về kế toán trách nhiệm:
- Luận văn “ Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần
Vinaconex 25” của tác giả Nguyễn Thị Kim Đính năm 2012 đã nghiên cứu
công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Vinaconex 25 hoạt động ở
nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu là lĩnh vực xây dựng được tổ chức thành nhiều
xí nghiệp trực thuộc. Về phương pháp luận tác giả đã sử dụng phương pháp
duy vật biện chứng, phương pháp nghiên cứu cụ thể sử dụng phương pháp thu
thập thông tin, tổng hợp số liệu, phân tích số liệu thực tế, so sánh đối chiếu.
Luận văn đã phản ánh được thực trạng công tác kế toán phục vụ đánh giá
trách nhiệm tại công ty như tình hình phân cấp quản lý, công tác lập dự toán,
lập các báo cáo nội bộ , từ đó đánh giá mức độ vận dụng kế toán trách nhiệm
tại công ty với mỗi đơn vị hoạt động lĩnh vực khác nhau.
Luận văn đã xây dựng các giải pháp tổ chức kế toán trách nhiệm tại
Công ty: xác định các trung tâm trách nhiệm với các mục tiêu cụ thể phù hợp
với sự phân cấp quản lý của Công ty, tổ chức thông tin kế toán phục vụ đánh
giá các trung tâm trách nhiệm, phân tích đánh giá thành quả của các trung tâm
trách nhiệm. Luận văn đã phản ánh được thực trạng kế toán trách nhiệm theo
mỗi đơn vị hoạt động mỗi lĩnh vực khác nhau nhưng giải pháp tổ chức hệ
thống báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí thì chưa cụ thể cho mỗi đơn
vị khác nhau.
- Luận văn “ Hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm tại Tổng Công ty
Xây dựng công trình giao thông 5(Cienco 5)” của tác giả Nguyễn Tấn Đạt
năm 2012 nghiên cứu về Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm và đặc
điểm tổ chức báo cáo kế toán trách nhiệm trong các Công ty xây dựng. Tác
giả đã phản ánh được thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty như đặc
điểm tổ chức, nội dung tổ chức, lập báo cáo nội bộ. Qua tìm hiểu và phân tích
9
hệ thống công tác kế toán trách nhiệm tìm ra những ưu điểm và hạn chế của
thông tin nhận từ hệ thống kế toán trách nhiệm: cơ cấu tổ chức còn tập trung
cao độ tại trung tâm đầu tư, trung tâm lợi nhuận chưa phát huy được khả năng
hiệu quả công việc; Các chỉ tiêu phân loại chi phí xây lắp chưa đầy đủ, thích
hợp cho việc tập hợp, phân tích theo các tiêu thức phục vụ đấu thầu và giao
khoán; Các báo cáo kế hoạch sử dụng cho việc đánh giá kết quả mà chưa chú
trọng vào hiệu quả công tác xây lắp.
Với thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty, tác giả đã đưa ra các giải
pháp xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm tại đơn vị phù hợp với mô hình
tổ chức, mục tiêu, chiến lược phát triển của Công ty. Xây dựng được hệ thống
báo cáo dự toán ứng với các trung tâm trách nhiệm trong đơn vị. Đưa ra quy
trình lập báo cáo từ trung tâm chi phí đến trung tâm lợi nhuận và trung tâm
đầu tư tại Công ty. Hoàn chỉnh hệ thống thông tin phục vụ xây dựng các chỉ
tiêu báo cáo bộ phận đánh giá trách nhiệm của các trung tâm thống nhất trong
toàn Công ty.
- Luận văn “Tổ chức kế toán trách nhiệm tại VNPT Ninh Thuận” của
tác giả Đinh Thị Bích Thuận năm 2012 nghiên cứu kế toán trách nhiệm tại
Doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực bưu chính viễn thông. Để thực hiện đề tài
này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, đối chiếu tổng, phương
pháp phỏng vấn chuyên sâu. Nghiên cứu của tác giả đã hệ thống hóa được cơ
sở lý luận của kế toán trách nhiệm, mô tả được thực trạng kế toán trách nhiệm
tại Công ty về việc phân cấp quản lý tài chính, phân cấp công tác lập dự toán,
phân cấp về cung cấp sản phẩm, dịch vụ - thiết bị đầu cuối.
Tác giả cũng đã đánh giá được thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công
ty: Việc phân cấp quản lý tài chính tại đơn vị đã thực hiện nhưng chưa hình
thành nên các trung tâm trách nhiệm riêng biệt cho từng bộ phận; Công tác
lập kế hoạch tại đơn vị chưa gắn trách nhiệm trong một tổ chức được phân
10
quyền; Hệ thống báo cáo thành quả ở đơn vị chưa được thiết lập đầy đủ, chưa
cung cấp được thông tin cụ thể và chi tiết mức đóng góp của từng bộ phận
vào mục tiêu chung của toàn đơn vị.
Từ những yêu cầu cần vận dụng kế toán trách nhiệm tại đơn vị đưa ra
được giải pháp: tái cấu trúc đơn vị để thực hiện công tác phân cấp quản lý
hiệu quả hơn và xây dựng các trung tâm trách nhiệm theo mô hình mới, xác
định bộ máy kế toán cho mô hình tổ chức kế toán trách nhiệm, hoàn thiện
công tác đánh giá thành quả quản lý, hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm
của các trung tâm trách nhiệm.
- Luận văn “ Kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH một thành viên
Cảng Quy Nhơn” của tác giả Nguyễn Văn Đông năm 2012 đã nghiên cứu kế
toán trách nhiệm tại doanh nghiệp hoạt động ngành hàng hải, quy mô Công ty
được tổ chức thành nhiều xí nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực khác nhau.
Luận văn dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp so
sánh, đối chiếu giữa nhu cầu thông tin cho quản trị với hệ thống dữ liệu cho
quá trình lập báo cáo được sử dụng để xem xét việc vận dụng kế toán quản trị.
Tác giả đã hệ thống được cơ sở lý luận chung của kế toán trách nhiệm, từ đó
đánh giá thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty.
Xuất phát từ thực trạng công tác kế toán trách nhiệm còn nhiều hạn chế
yếu kém trong việc phân cấp quản lý, ảnh hưởng đến việc đo lường và đánh
giá trách nhiệm, tác giả đã xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán
trách nhiệm tại Cảng Quy Nhơn như: xác định các trung tâm trách nhiệm phù
hợp với phân cấp quản lý, hoàn thiện hệ thống thông tin dự toán theo các
trung tâm trách nhiệm, hoàn thiện hệ thống dữ liệu quản lý chi phí sản xuất tại
các trung tâm chi phí bằng cách xây dựng bộ mã hệ thống dữ liệu quản lý chi
phí sản xuất, thiết kế bảng nhập số liệu, thiết kế các bảng tổng hợp chi phí
theo yêu cầu quản lý phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty, hoàn thiện
11
công tác đánh giá thành quả tại các trung tâm trách nhiệm. Tuy nhiên các giải
pháp đưa ra còn chung cho toàn Công ty, chưa đưa ra giải pháp cụ thể cho
mỗi xí nghiệp hoạt động ở mỗi lĩnh vực khác nhau.
Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng vai trò kế toán
trách nhiệm ngày càng quan trọng và việc tổ chức công tác này tại Công ty cổ
phần xây dựng giao thông Thừa Thiên - Huế nghiên cứu còn rất nhiều hạn chế
và thiếu xót. Với đề tài nghiên cứu “Kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần
xây dựng giao thông Thừa Thiên - Huế”, tác giả mong muốn sẽ tìm ra được
những giải pháp để hoàn thiện hơn công tác kế toán trách nhiệm tại công ty,
giúp cho đơn vị kiểm soát hiệu quả những chi phí cũng như kết quả hoạt động
kinh doanh tốt hơn.
12
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
1.1.1. Khái niệm về kế toán trách nhiệm
Các tổ chức nói chung, tổ chức kinh doanh nói riêng đều phải có cơ cấu
của tổ chức, được hình thành từ nhiều bộ phận có một sự độc lập tương đối
trong việc điều hành công việc và phải hoàn thành nhiệm vụ đặt ra từ bộ phận
quản lý cấp cao hơn. Các bộ phận khác nhau trong tổ chức muốn phối hợp
hoạt động một cách tốt nhất cần phải xây dựng, thiết kế một hệ thống công cụ
để đo lường , đánh giá những nhiệm vụ, thành quả đóng góp của từng thành
viên bộ phận một cách hữu hiệu.
Sự phân chia một tổ chức thành các phòng ban hay các bộ phận giúp cho
việc quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn. Để hỗ trợ cho quản lý đo lường và
kiểm soát kết quả bộ phận , kế toán quản trị vận dụng hệ thống kế toán trách
nhiệm để phân loại cấu trúc tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm, trên cơ
sở đó đánh giá kết quả của từng bộ phận dựa trên trách nhiệm được giao cho
bộ phận.
Mặc dù kế toán trách nhiệm đã được nghiên cứu từ lâu nhưng đến nay
vẫn chưa có một khái niệm thống nhất. Các nhà khoa học đã đưa ra những
quan điểm khác nhau, nhưng hầu hết đều tập trung làm sáng tỏ những nội
dung của kế toán trách nhiệm.
Theo nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv.D.Banker, Robert
S.Kaplan and S.mark Young ( năm 2011), khẳng định: “ Kế toán trách nhiệm
là một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ
liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt
trong một tổ chức, cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành
13
quả mỗi nhà quản lý tạo ra các báo cáo chứa cả những đối tượng có thể kiểm
soát và không thể kiểm soát đối với một cấp quản lý.” [3]
Theo TS. Huỳnh Lợi (năm 2009), cho rằng: “ Kế toán trách nhiệm trong
một tổ chức chính là thiết lập những quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bộ
phận, thành viên và một hệ thống chỉ tiêu, báo cáo thành quả của mỗi bộ
phận thành viên.” [7, trang 213]
Như vậy, kế toán trách nhiệm là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận
trong một tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ
riêng biệt về phạm vi quản lý của mình, họ phải xác định, đánh giá và báo cáo
cho tổ chức, thông qua đó cấp quản lý cao hơn sử dụng các thông tin này để
đánh giá thành quả của các bộ phận trong tổ chức. Việc đo lường và đánh giá
thành quả của mỗi bộ phận tạo điều kiện cho việc đánh giá chất lượng hoạt
động của nhà quản trị mỗi bộ phận, đồng thời khuyến khích họ điều khiển
hoạt động phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức.
1.1.2. Bản chất kế toán trách nhiệm
a. Kế toán trách nhiệm là nội dung cơ bản của kế toán quản trị
Nhiệm vụ của các nhà quản trị là đưa ra các quyết định mà các quyết
định đó có khả năng đảm bảo sự tồn tại và phát triển liên tục của tổ chức và
kiểm soát thực thi các quyết định đó. Ngoài nguồn thông tin tài chính cung
cấp, các nhà quản trị vẫn cần thêm thông tin mang tính kiểm soát, dự báo,
chẳng hạn như doanh thu và chi phí phân chia theo bộ phận. Lúc này, KTTN
là một bộ phận của KTQT đóng vai trò trong việc cung cấp thông tin cho nhà
quản trị.
Kế toán theo các trung tâm trách nhiệm là một công cụ để đánh giá và
kiểm soát trong các tổ chức phân quyền, thông qua việc xác định các trung
tâm trách nhiệm và nhiệm vụ báo cáo của chúng. Kế toán trách nhiệm là cơ sở
để thực hiện quá trình kiểm soát của KTQT vì doanh thu và chi phí được tập
14
hợp và trình bày theo từng trung tâm trách nhiệm, qua đó nhà quản trị dễ dàng
nhận biết được nguyên nhân gây nên những hậu quả bất lợi về tăng chi phí và
giảm doanh thu so với dự toán là thuộc trách nhiệm của bộ phận nào.
Kế toán trách nhiệm không chỉ đảm bảo cung cấp các thông tin tài chính
và phi tài chính đầy đủ, rõ ràng về hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh
nghiệp mà còn xác định đối tượng nào là người chịu trách nhiệm, bộ phận nào
có quyền kiểm soát với hoạt động xảy ra. Như vậy, kế toán trách nhiệm là
một bộ phận của KTQT, về cơ bản cũng có đầy đủ nội dung của KTQT, thực
hiện đầy đủ chức năng của KTQT, thể hiện trách nhiệm của nhà quản trị ở các
bộ phận đối với mục tiêu cuối cùng của tổ chức.
b. Kế toán trách nhiệm – một nhân tố trong hệ thống kiểm soát quản lý
Một hệ thống kiểm soát quản lý là sự hợp thành các phương pháp nhằm
thu thập và sử dụng thông tin để ra các quyết định về hoạch định và kiểm
soát, thúc đẩy hành vi của người lao động, đánh giá việc thực hiện.
Để xây dựng một hệ thống kiểm soát quản lý nhằm đạt được mục tiêu
của tổ chức, trước hết nhà quản lý phải xây dựng chiến lược lâu dài cho đơn
vị. Dựa trên chiến lược của đơn vị và của từng bộ phận kinh doanh, đơn vị đề
ra mục tiêu cụ thể, và các mục tiêu này phải có mối liên quan chặt chẽ với
nhau cùng hỗ trợ nhau hướng đến mục đích chung của đơn vị.
Nhà quản trị phải phân tích các hoạt động của đơn vị để từ đó xác định
các bộ phận có nhiệm vụ cụ thể gì, chịu trách nhiệm chính về công việc gì,
công việc đó có các khoản doanh thu, chi phí cụ thể nào, bộ phận nào là trung
tâm chi phí, trung tâm doanh thu hay trung tâm lợi nhuận… Từ việc phân tích
rõ ràng như vậy, hệ thống kế toán cũng sẽ được thiết kế sao cho có thể đảm
bảo việc ghi chép phản ánh một cách đầy đủ, rõ ràng, riêng biệt các chỉ tiêu
của từng trung tâm.
15
Như vậy, hệ thống kế toán trách nhiệm được áp dụng để nhận rõ bộ phận
nào của tổ chức có trách nhiệm với từng mục tiêu, các đo lường việc thực
hiện, các chỉ tiêu cần đạt được và thiết kế các báo cáo về các đo lường này ở
từng bộ phận trong tổ chức hoặc từng trung tâm trách nhiệm. Hầu hết các
trung tâm trách nhiệm có đa mục tiêu, nhưng chỉ có vài mục tiêu là thể hiện
nội dung tài chính, như dự toán hoạt động, mục tiêu lợi nhuận hoặc danh lợi
đầu tư, phụ thuộc vào việc phân loại tài chính của trung tâm.
Giám sát và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một bộ phận quan
trọng trong hệ thống kiểm soát quản lý. Các nhà quản trị xác định các công
việc và đo lường việc thực hiện chúng có liên quan tới mục tiêu của tổ chức,
điều này được làm thông qua hệ thống báo cáo thực hiện. Báo cáo thực hiện
phải theo đúng với mục tiêu của các nhà quản trị, cung cấp các hướng dẫn cho
nhà quản trị, thông đạt mục tiêu và mức độ đạt được của họ trong toàn bộ tổ
chức và cho phép tổ chức có thể tiên liệu và đáp ứng được sự thay đổi theo
thời gian.
c. Tính hai mặt của kế toán trách nhiệm
Hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết lập nhằm khuyến khích các nhà
quản trị trong tổ chức phân quyền hướng tới mục tiêu chung. Hệ thống này
cung cấp các chỉ tiêu, các công cụ, báo cáo làm cơ sở để đánh giá thành quả
của các đơn vị, bộ phận. Do đó, KTTN ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của
nhà quản trị các bộ phận.
Hệ thống KTTN gồm hai mặt là thông tin và trách nhiệm:
Trong đó, mặt thông tin có nghĩa là sự tập hợp, báo cáo, đánh giá các
thông tin mang tính nội bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị từ
Kế toán trách nhiệm
Nhà quản trị các cấp
Thông tin
Trách nhiệm