Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.67 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
o0o
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI
Sinh viên thực hiện :
Phạm Huyền Trang
Mã sinh viên : CQ523841
Lớp : QTDN 52B
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Trương Tuấn Anh
1
Hà Nội, 12/2013
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
MỤC LỤC
SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Từ ngữ viết tắt Nghĩa
VCB HN Vietcombank Hà Nội
CN Chi nhánh
BCTC Báo cáo tài chính
RRTD Rủi ro tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
TSĐB Tài sản đảm bảo
TD Tín dụng
HC – NS Hành chính nhân sự


NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHNN Ngân hàng nhà nước
XNK Xuất nhập khẩu
SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
DANH MỤC CÁC BẢNG
SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Trong ngân hàng thương mại thì hoạt động tín dụng luôn là hoạt động chính
đem lại lợi nhuận và doanh thu.Nhưng bên cạnh đó nó cũng là hoạt động luôn ẩn
chứa rủi ro cao.Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng không
nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức tín dụng và hơn nữa còn ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như nền kinh tế của đất nước. Chính vì
vậy rủi ro tín dụng thu hút sự quan tâm rất lớn không chỉ của ngân hàng, tổ chức
kinh tế mà còn cả cơ quan quản lí nhà nước.
Trong những năm gần đây tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng VCBHN đang có xu
hướng biến động không ổn định.Năm 2008 tỉ lệ nợ xấu chiếm 1.5% nhưng đến năm
2011 tăng lên 6,2% , tỉ lệ nợ xấu tăng lên khá cao.Đến năm 2012 thì tỉ lệ nợ xấu đã
giảm chỉ còn 3,6% , vẫn nằm trong mức an toàn và trong tầm kiểm soát của ngân
hàng.Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nợ xấu ? Làm thế nào để giảm thiểu
rủi ro trong tín dụng ?. Đó luôn luôn là vấn đề nóng bỏng mà ngân hàng VCB chi
nhánh Hà Nội chú trọng và quan tâm .
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn trên , trong quá trình thực tập tại ngân
hàng VCB Hà Nội em xin đi sâu nghiên cứu đề tài “Hoạt động quản trị rủi ro tín
dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà

Nội”.Trong chuyên đề thực tập này ,em xin được nêu lên một số hiểu biết của mình
về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cũng như đề xuất một vài biện pháp nhằm nâng
cao hoạt động của ngân hàng VCB chi nhánh HN.
2. Mục đích nghiên cứu
 Phân tích thực trạng quản trị tín dụng của ngân hàng VCB cũng như đưa ra những
ưu điểm và hạn chế của hoạt động quản trị của VCB.
 Dựa trên những thông tin đã phân tích, đưa ra những ý kiến, đóng góp nâng cao
hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của VCB.
 Thời gian nghiên cứu : năm 2008, 2009, 2010, 2011 và năm 2012.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .
 Đối tượng :Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Ngoại thương VN chi
nhánh HN .
 Phạm vi nghiên cứu : Hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam chi nhánh Hà Nội .
7
SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp : thống kê, so sánh, phân tích…
5. Kết cấu đề tài
Đề tài của em gồm 4 chương :
Chương I : Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi
nhánh HN
Chương II : Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Ngoại
thương VN chi nhánh HN
Chương III : Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị rủi ro tại NH
TMCP Ngoại thương VN chi nhánh HN
Chương IV : Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động quản trị
rủi ro tại NH TMCP Ngọai thương VN chi nhánh HN
Lời cuối, em xin cảm ơn ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

Nam chi nhánh HN, các anh chị trong phòng Khách hàng đã giúp đỡ em trong thời
gian thực tập để em hoàn thành chuyên đề thực tập .
Em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới giảng viên hướng dẫn thực tập :
Th.S Trương Tuấn Anh, người đã hướng dẫn trực tiếp, tận tình giúp đỡ, đưa ra các ý
kiến giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Do thời gian thực tập có hạn cộng thêm kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên
bài chuyên đề này không tránh khỏi sai sót, em mong nhận được sự thông cảm cũng
như là những lời góp ý của quý thầy cô để em hoàn thiện tốt hơn chuyên đề thực tập
của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !
8
SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
 Tên doanh nghiệp : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam , CN Hà Nội.
 Hình thức kinh doanh : Ngân hàng .
 Tên tiếng anh : Ha Noi Branch of Vietcombank
 Tên viết tắt : VCB Hà Nội .
 Tên giao dịch: Joint stock commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam
( hay còn được gọi là Vietcombank)
 Địa chỉ : 344 bà Triệu,quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
 Điện thoại: 04 3974 6666
 Webside : www.vietcombank.com.vn
 Fax : 04 3974 7065
Thành lập ngày 01/03/1985, là thành viên trong hệ thống Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, được Nhà nước công nhận là doanh nghiệp hạng I. Năm 2004,
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hoà Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba.

Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều
khách hàng truyền thống là các tổng công ty và doanh nghiệp lớn,Vietcombank Hà
Nội đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc
mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ với các
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao.Vietcombank Hà Nội đã
tập trung áp dụng phương thức quản trị ngân hàng hiện đại.Cho đến nay, mạng lưới
của Vietcombank Hà Nội ngoài trụ sở chính 344 Bà Triệu, còn có 10 phòng giao
dịch.
Là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam. Với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ tự động hoá
cao: VCB ONLINE, thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống máy rút tiền tự
động ATM Connect 24… hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng lưới đại lý
trên 1400 Ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ
tốt các yêu cầu của khách hàng.
Năm 2008, sẽ mở ra một chương mới trong lịch sử hoạt động của
Vietcombank với việc chuyển đổi hoạt động sang cơ chế cổ phần. Những thay đổi
về quản trị ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế, mở rộng loại hình kinh doanh,
phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đầu tư vào công nghệ sẽ góp
phần trong việc Vietcombank thực hiện mục tiêu trở thành một trong những tập
9
SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
đoàn tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực trong giai đoạn năm 2015 – 2020.
Với thế mạnh hàng đầu trong thanh toán quốc tế và mạng lưới ngân hàng
đại lý rộng khắp toàn cầu, mặc dù phải đương đầu với sức ép cạnh tranh ngày
càng gia tăng từ các ngân hàng thương mại khác, Vietcombank tiếp tục duy trì vị
trí số 1 vững chắc trong thanh toán xuất nhập khẩu. Hoạt động thanh toán liên
ngân hàng đã có thay đổi đặc biệt với việc Vietcombank trở thành trung tâm xử
lý giao dịch thanh toán điện tử của toàn hệ thống các ngân hàng thông qua sản
phẩm chủ đạo VCB-HN

Với gần 20 triệu đô la đầu tư cho công nghệ thông tin hàng năm và khoảng
200 cán bộ IT/quản lý các đề án công nghệ hiện đại, Vietcombank nói chung và chi
nhánh Hà Nội nói riêng luôn đảm bảo nền tảng công nghệ thông tin giữ vai trò cốt
lõi trong quá trình chuyển đổi mô thức quản trị kinh doanh, phát triển sản phẩm
dịch vụ ngân hàng tiên tiến và nâng cao chất lượng của các sản phẩm hiện có. Trong
những năm qua các khách hàng của Vietcombank Hà Nội đã chứng kiến sự phát
triển toàn diện trong hoạt động kinh doanh của Vietcombank mà trong đó sự phát
triển công nghệ tin học và các hình thức thanh toán điện tử là một nhân tố quan
trọng góp phần không nhỏ vào những thành tựu chung này. Trong những năm tới,
Vietcombank Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư hợp lý vào lĩnh vực công nghệ thông tin
nhằm cung ứng các sản phẩm dịch vụ hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của khách hàng, khẳng định vai trò tiên phong trong đẩy mạnh và phát triển thương
mại điện tử tại Việt Nam
10
SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Hà Nội
BAN GIÁM ĐỐC
Giám đốc
PGĐ
PGĐ
Phòng ban
P. khách hàng
P.khách hàng thể nhân
P. quản lí nợ
P. KT giám sát tuân thủ
P. HCNS
P. dịch vụ
Phòng giao dịch
PGD số 1

PGD số 2
PGD số 3
PGD số 4
11
SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
PGD số 5
PGD số 6
PGD số 7
PGD số 8
PGD số 9
PGD số 10
Hội đồng thi đua
Hội đồng xử lí rủi ro
Hội đồng thi đua
Hội đồng lương
Hội đồng miễn giảm lãi
12
SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh HN
(Nguồn : Phòng HC- NS VCB HN )
13
SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
1.3. Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng
Các sản phẩm và dịch vụ của VCN chia thành các sản phẩm dành cho khcahs
hàng cá nhân và khối sản phẩm dành cho khách hàng là doanh nghiệp.
1.3.1 Sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân
Bảng 1.1 : Các sản phẩm, dịch vụ của VCB HN dành cho khách hàng cá nhân.

Các sản phẩm Nội dung
Tài khoản Tiền gửi thanh toán
Thẻ Vietcombank Connect24 Visa, Vietcombank Mastercard , Vietcombank
Cashback Plus American Express, Vietcombank Connect24, các sản
phẩm thẻ tín dụng cao cấp mang các thương hiệu nổi tiếng toàn thế
giới: American Express, Visa, MasterCard, JCB và UnionPay
Tiết kiệm + Tiết kiệm rút gốc từng phần
+ Tiết kiệm thường
+ Tiết kiệm tự động
+ Tiết kiệm trả lãi định kì
+ Tiết kiệm trả lãi trước…
Chuyển và
nhận tiền
+ Chuyển và nhận tiền từ nước ngoài
+ Chuyển tiền nhanh
+ Chuyển tiền đi trong nước
Cho vay cá
nhân
+ Cho vay cá nhân
+ Cho vay mua nhà, mua ô tô
+ Cho vay cầm cố chứng khóan và niêm yết
Bancassurance + Bảo an tín dụng
+ Bảo an thành tài
Ngân hàng
điện tử
Ngân hàng trực tuyến, ngân hàng qua tin nhắn, ngân hàng trên điện
thoại di động….
Đầu tư Chứng chỉ quỹ mở
( Nguồn : Tác giả tự tổng hợp )
14

SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
1.3.2 Sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp.
Bảng 1.2: Các sản phẩm, dịch vụ của VCB HN dành cho khách hàng doanh nghiệp
Sản phẩm Ví dụ
Tài khoản doanh nghiệp + Tài khoản thanh toán
+ Tài khoản tiền gửi có kì hạn
+ Tài khoản tiền gửi đặc biệt
Thanh toán và quản lí tiền tệ + Quản lí các khoản phải trả, phải thu
+ Quản lí thanh khoản
+ Thẻ thanh toán
+ Thư tín dụng nội địa
Tín dụng doanh nghiệp + Cho vay ngắn hạn
+ Tài trợ vốn lưu động
+ Tài trợ dự án
+ Dịch vụ cho thuê tài chính
Ngoại hối và thị trường vốn + Kinh doanh trái phiếu
+ Các sản phẩm tiền tệ
+ Ủy thác đầu tư …
Thanh toán quốc tế + Nhập khẩu
+ Xuất khẩu
+ Thanh toán quốc tế khác
+ Chuyển tiền KWR đi Hàn Quốc.
Tài trợ thương mại + Tài trợ trước và sau thương mại
+ Các sản phẩm tài trợ chuyên biệt
Bảo lãnh + Bảo lãnh: vay vốn, dự thầu,thanh toán,thuế đối voái hàng hóa
XNK,tiền ứng trước….
Quản lí tài sản + Quản lí quỹ
+ Quản lí danh mục đầu tư
Ngân hàng điện tử Ngân hàng trực tuyến, ngân hàng qua tin nhắn, ngân hàng trên điện

thoại di động….
Có thể nhận thấy rằng các sản phẩm, dịch vụ của VCB rất cụ thể ,đa dạng ,
phục vụ tối đa nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Không chỉ dừng lại ở các sản
phẩm hiện tại mà trong tương lai VCB HN sẽ mở ra thêm nhiều sản phẩm và dịch
vụ khác hữu ích hơn thông qua sự nhạy bén phát hiện ra nhu cầu của khách hàng và
mô tả dịch vụ làm thỏa mãn nhu cầu đó.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÍN
DỤNG TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY CỦA NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH HÀ NỘI
15
SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
2.1. Khái quát tình hình huy động vốn ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam chi nhánh HN
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP ngoại thương Hà Nội trong
5 năm gần đây.
Đơn vị : tỉ đồng.
Huy động vốn 2008
Tỷ
trọng
(%)
2009
Tỷ
trọng
(%)
2010
Tỷ
trọng
(%)
2011

Tỷ
trọng
(%)
2012
Tỷ
trọng
(%)
Theo thời gian 7.175 100 8.355 100 10.705 100 9.408 100 11.688 100
Ngắn hạn 3.919 55 5.904 71 10.057 58 6.125 67.7 7130 61
Trung và dài
hạn
3.256 45 2.451 29 648 42 3.283 22.3 4.558 39
Theo loại tiền 7.175 100 8.355 100 10.705 100 9.408 100 11.688 100
VND 3.919 55 4.803 57.5 6.931 64.7 5.755 61.2 7597 65
Ngoại tệ quy
đổi
3.256 45 3.522 42,5 3.774 35.3 3.653 38.8 4091 35
Theo nhóm
khách hàng
7.175 100 8.355 100 10.705 100 9.408 100 11.688 100
Dân cư 5.395 75 5.904 71 6.165 58 6.333 67.3 7.899 67.6
Tổ chức kinh
tế
1.780 25 2.451 4.540 42 3.075 32.7 3.769 22.4
( Nguồn : Báo cáo tài chính VCB HN trong các năm 2008 – 2012 )
Từ bảng sốliệu trên có thể nhận thấy nguồn vốn huy động chủ yếu thông qua
hình thức huy động vốn ngắn hạn. Hình thức huy động vốn ngắn hạn liên tục tăng.
Năm 2008 huy động vốn ngắn hạn đạt 3.919 tỷ đồng chiếm 55% đến năm 2012 đạt
đến 7.130 , chiếm 61% với tỉ lệ tăng là 82% . VCB HN đã triển khai các gói ưu đãi
nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiền trong ngắn hạn. Ngoài ra một dấu hiệu

đáng mừng ở đây là huy động vốn từ dân cư đạt tỉ trọng lớn, năm 2008 đạt 5.395 tỷ
đồng chiếm 75% nhưng đến năm 2012 đạt 7.899 tỷ đồng, chiếm 67.6% với tỷ lệ
tăng 46,4% . Có thể nói đây là dấu hiệu khả quan, nó thể hiện sự nhìn nhận của xã
hội đối với uy tín và thương hiệu của VCB. Đồng thời cũng khẳng định VCB đã đi
đúng định hướng của chiến lược phát triển bán lẻ nhằm duy trì nguồn vốn ổn định,
bền vững.
Việc huy động vốn và tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nguồn vốn
huy động được sẽ quyết định được quy mô cũng như kết quả kinh doanh của ngân
hàng. Nếu ngân hàng huy động được nguồn vốn dồi dào với các chi phí thấp thì ngân
hàng có thể mở rộng được tín dụng đầu tư,thu được lợi nhuận cao. Ngược lại,với quy
mô nguồn vốn huy động được hạn chế và với lãi suất cao thì ngân hàng có thể gặp
khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình. Chi phí huy động vốn của ngân hàng
liên quan chặt chẽ tới lãi suất tiền gửi các loại,các hoạt động tín dụng không được mở
16
SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
rộng do nguồn vốn hạn hẹp. Hơn nữa,nếu ngân hàng huy động được nguồn vốn trung
và dài hạn thì có thể mở rộng nghiệp vụ tín dụng đầu tư dài hạn.
Tóm lại rằng, nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động được sẽ được sử dụng
để các doanh nghiệp hay cá nhân khác dùng vào việc kinh doanh của mình. Nguồn
vốn các dồi dào thì lợi nhuận cũng như sự phát triển của ngân hàng càng lớn.
2.2.Thực trạng tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi
nhánh HN
2.2.1.Tổng dư nợ
Biểu đồ 2.1: Tổng dư nợ của NH VCB chi nhánh HN trong 5 năm gần đây
(Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2008 đến năm 2012 cua NH VCB chi nhánh HN)
Tổng dư nợ từ năm 2008 đến năm 2012 có xu hướng tăng lên.Năm 2008
tổng dư nợ chỉ đạt 2.524 tỷ đồng nhưng đến năm 2010 tăng lên 3.932 tỷ đồng.Đạt
được điều này là do ngân hàng mở rộng nhiều gói ưu đãi vay tín dụng nhất là vay
tín dụng trong ngắn hạn.Nhưng năm 2011 tổng dư nợ giảm chỉ còn 3.661 tỷ đồng

nguyên nhân là do kinh tế gặp khó khăn ,các doanh nghiệp hạn chế vay tín dụng.
Năm 2011 tuy xuất hiện những khó khăn khiến cho dư nợ tín dụng giảm xuống
nhưng VCB chi nhánh HN đã có những chính sách và bước tiến duy trì thúc đẩy
hoạt động tín dụng VCB khẳng định vị thế và tiềm năng trong hoạt động tín dụng.
Chính vì thế,tính đến 31/12/2012 dư nợ tín dụng tại ngân hàng đạt 3.720 tỷ, tăng
1,6% so với cuối năm 2011 và hoàn thành 103,7% kế hoạch dư nợ TW đề ra
Một số khách hàng hiện đang có dư nợ cao tại Chi nhánh như:
+ CTCP Xi Măng Hướng Dương
+ HANOI TRANSPORT CORP
+ TCT TM HA NOI
+ CTCP DUOC PHAM THIET BI YTE HN
2.2.2. Tỉ lệ nợ xấu
Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ nợ xấu của VCB HN trong 5 năm gần đây
(Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2008 đến năm 2012 cua NH VCB chi nhánh HN)
Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể nhận thấy một điều rằng tỉ lệ nợ xấu của năm
2012 đã giảm mạnh . Năm 2009 tỉ lệ nợ xấu khoảng 163,4 tỷ chiếm 5,23% , đỉnh
17
SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
điểm là năm 2011 tỉ lệ nợ xấu chiếm 6.2 % . Trong 3 năm 2009, 2010 và 2011 tỉ lệ
nợ xấu không nằm trong giới hạn an toàn cho phép của NHN ( dưới 5% ). Nhưng
đến năm 2012 tỉ lệ nợ xấu giảm mạnh còn ở mức 3,9%, giảm mạnh so với tỷ lệ
6,2% tại thời điểm cuối năm.
18
SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
2.2.3.Cơ cấu tín dụng cho vay của NH VCB chi nhánh HN
2.2.3.1. Tín dụng cho vay theo thời gian
Bảng 2.2 : Cơ cấu tín dụng cho vay theo thời gian cảu VCB HN trong 5 năm gần đây.
Đơn vị : Tỉ đồng .

Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011 2012
Doanh
số
Tỉ
trọng
Doanh
số
Tỉ
trọng
Doanh
số
Tỉ
trọng
Doanh
số
Tỉ
trọng
Doanh
số
Tỉ
trọng
Theo thời
gian
3.651 100 1.601 100 3.941 100 3.661 100 3.941 100%
Ngắn hạn 2.676 73 1.148 72 2.843 70 2.931 80 2.843 70
Trung và
dài hạn
975 27 453 28 1.098 30 730 20 1.098 30
( Nguồn : Báo cáo tài chính các năm 2008 – 2012 của VCB HN)

Nhìn vào bảng trên ta có thể nhận thấy tín dụng cho vay ngắn hạn chiếm tỉ
trọng cao hơn so với trung và dài hạn. Tỷ lệ tín dụng ngắn hạn giảm trong giai đoạn
2008 – 2009, và giai đoạn 2010 đến 2012 có dấu hiệu khả quan.
+ Năm 2008 tỉ lệ tín dụng ngắn hạn đạt 3.651 tỷ đồng chiếm 67% nhưng năm
2009 tỉ lệ này giảm xuống còn 1.601 tỷ đồng, giảm 56,1% so với năm ngoái.
+ Năm 2010 – 2012, nhìn chung có thể coi trong giai đoạn này tỉ lệ tín dụng
ngắn hạn có biến động nhưng không đáng kể. Cụ thể là trong giai đoạn 2010 – 2011
huy động vốn ngắn tăng 3 % ( từ 2.843 tỷ đồng năm 2010 lên 2931 năm 2011)
Nhưng đến năm 2012 tỉ lệ trên có giảm nhẹ do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, các
doanh nghiệp cũng như khách hàng cá nhân hạn chế vay vốn.
Nhìn tổng thể, tín dụng ngắn hạn có xu hướng cao hơn dài hạn. Bên cạnh đó,
VCB triển khai chính sách chăm sóc khách hàng doanh nghiệp, tư vấn khách hàng
lựa chọn gói sản phẩm/dịch vụ chi phí tối ưu nhất. VCB chi nhánh HN nên đưa ra
các biện pháp cũng như mở rộng các chương trình, dịch vụ đẩy mạnh tốc độ tăng
trưởng của huy động vốn ngắn hạn.
19
SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
2.2.3.2. Tín dụng cho vay theo loại tiền
Bảng 2.3 Tín dụng cho vay theo loại tiền của VCB HN trong 5 năm gần đây.
Đơn vị : Tỉ đồng.
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011 2012
Doanh
số
Tỉ
trọng
Doanh
số
Tỉ

trọng
Doanh
số
Tỉ
trọng
Doanh
số
Tỉ
trọng
Doanh
Số
Tỉ
trọng
Theo loại
tiền
3.941 100 3.651 100 3.986 100 3.661 100 4.115 100
VNĐ 2.843 70 2.676 73 2.993 76 2.576 70 3.120 75.8
Ngoại tệ
quy đổi
1.098 30 975 27 939 14 1.085 30 995 24.3
( Nguồn : Báo cáo tài chính giai đoạn 2008 – 2012 của VCB HN )
Nhận thấy rằng tín dụng cho vay theo ngoại tệ quy đổi có xu hướng giảm từ
năm 2008 đến năm 2010.Tín dụng ngoại tệ năm 2008 chiếm 30% so với tổng du nợ
đạt 1.098 tỷ đồng nhưng đến năm 2010 giảm xuống còn 939 tỷ đồng chiếm 14%
tổng dư nợ. Đến năm 2011 tín dụng ngoại tệ có xu hướng khởi sắc đạt 30 % tổng dư
nợ. Đến năm 2012 thì tỉ lệ cho vay tín dụng giảm chỉ còn 24.2% tổng dư nợ.
2.2.3.3. Tín dụng cho vay theo chủ thể
Bảng 2.4 : Tín dụng cho vay theo chủ thể của VCB HN trong 5 năm gần đây.
Đơn vị : Tỉ đồng.
Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2011 2012
Doanh
số
Tỉ
trọng
Doanh
số
Tỉ
trọng
Doanh
số
Tỉ
trọng
Doanh
số
Tỉ
trọng
Doanh
số
Tỉ
trọng
Theo chủ
thể vay vốn
2.931 100 2.676 100 2.843 100 3.941 100 3.986 100
KH
TCTD,DN
2.250 76.8 2.320 86.7 2.350 82.7 3.230 82 3.450 86.6
KH cá
nhân
681 23.2 356 13.3 493 17.3 711 18 536 13.4

( Nguồn : Báo cáo tài chính giai đoạn 2008 – 2012 của VCB HN )
Nhìn vào số liệu phân tích nhận thấy rằng cho vay tín dụng với khách hàng
doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn so với khách hàng cá nhân. Xu hướng cho vay
20
SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
khách hàng doanh nghiệp tăng từng năm cho thấy khách hàng dần đặt niềm tin vào
thương hiệu VCB HN. Năm 2008 cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 2.250 tỉ
đồng, đến năm 2011 tăng 980 tỉ, đạt 3.230 tỉ đồng. Bên cạnh đó, tỉ lệ cho vay tín
dụng với cá nhân không ổn đinh.
Để có cái nhìn bao quát và tổng thể hơn, dưới đây là bảng so sánh về tình
hình vay vốn của ngân hàng VCB chi nhánh HN với ngân hàng VCB chi nhánh
Thăng Long
Bảng 2.5 : So sánh tình hình huy động vốn của VCB Thăng Long và VCB HN
Đơn vị : Tỉ đồng
Chỉ tiêu
2010
Chênh
lệch
Tỉ trọng
( %)
2011
Chênh
lệch
Tỉ
trọng
(%)
2012
Chênh
lệch

Tỉ
trọng
(%)
VCB
CN
HN
VCB
CN
Thăng
Long
VCB
CN
HN
VCB
CN
Thăng
Long
VCB
CN
HN
VCB
CN
Thăng
Long
Theo
thời gian
3.941 3.520 + 421 12 3.661 3.300 + 361 10.9 3.941 3.846 + 95 2.5
Ngắn
hạn
2.843 2.570 + 273 10.6 2.931 2.750 + 181 6.6 2.843 2.850 - 7 0.2

Trung
và dài
hạn
1.098 950 + 148 15.6 730 550 + 180 32.7 1.098 996 + 102 10.2
Theo
loại tiền
3.986 3.645 + 341 9.4 3.661 3.083 + 578 18.7 4.115 4.035 + 80 2
VND 2.993 2.789 + 144 5.2 2.576 2.086 + 490 23.5 3.120 3010 + 110 3.7
Ngoại tệ
quy đổi
939 856 + 83 9.7 1.085 997 + 88 8.8 995 1.025 + 30 2.9
( Nguồn : Báo cáo tài chính của ngân hàng VCB HN và VCB Thăng Long )
Từ bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy rằng quy mô tín dụng của ngân hàng
VCB HN lớn hơn so với VCB Thăng Long. Tất cả các chênh lêch ở các chỉ tiêu đều
thể hiện VCB HN cao hơn so với NH cũng hệ thống của mình.
 Về tín dụng cho vay theo thời gian : cả 2 NH đều có tỉ trọng cho vay ngắn hạn cao.
Cụ thể năm 2010 VCB Thăng Long có tín dụng cho vay ngắn han đạt 2.570 tỉ đồng,
VCB HN cao hơn 273 tỉ đồng, với tỉ lệ khoảng 10.6% , đến năm 2012 tỉ lệ cho vay
ngắn hạn của VCB Thăng Long cao hơn khoảng 0.2% so với VCB HN.
 Về tín dụng cho vay theo loại tiền, ở cả 2 NH cho vay theo tiền VND chiếm tỉ trọng
cao, nhưng tốc độ tăng lại không ổn định. Năm 2010 tại NH VCB Thăng Long tỉ
trọng cho vay theo VND đạt 2.7899 tỷ đồng, đến năm 2012 lại giảm xuống còn
2.086 tỷ đồng, cũng tại thời điểm đó, tại NH CB HN tỉ trọng tín dụng VND cũng
21
SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
giảm 357 tỉ đồng so với cuối năm 2010. Đến năm 2012 cả 2 NH đều có dấu hiệu
đáng mừng về tỉ lệ tín dụng theo loại tiền. Bên cạnh tín dụng vay VND tăng trong
năm 2012, thì ở bên VCB HN xu hướng vay theo ngoại tệ quy đổi lại giảm trong
khi đó VCB Thăng Long vẫn duy trì ở mức tăng cả 2 chỉ tiêu.

Có thể nói rằng tại 2 NH đều đã rất cố gắng nâng cao hiệu quả tín dụng,
những số liệu trên đã chỉ ra rằng cả 2 NH đã rất nỗ lực trong viêc đưa ra sản phẩm,
dịch vụ nhằm nâng cao hoạt động của ngân hàng, thúc đẩy hoạt động tín dụng phát
triển mạnh và ổn đinh.
2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
chi nhánh Hà Nội
2.3.1.Các dạng rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại thương VN , chi
nhánh HN
Ta có thể tham khảo bảng sau :
Rủi ro tín dụng
Không thu được lãi đúng hạn
Không thu được vốn đúng hạn
Không thu đủ lãi
Lãi treo phát sinh
Nợ quá hạn phát sinh
1 Lãi treo đóng băng
2 Miễn giảm lãi
1 Nợ không có khả năng thu hồi
2 Xóa nợ
Không thu đủ vốn( Mấtvốn )
22
SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
Sơ đồ 2.1 : Các dạng rủi ro tín dụng của ngân hàng VCB HN
( Nguồn : Tác giả tự tổng hợp )
Rủi ro tín dụng có thể xảy ra ở 4 trường hợp với nợ gốc và lãi. Đó là vấn đề
không thu được lãi đúng hạn và không thu đủ lãi, không thu được vốn đúng hạn và
mất vốn. Tùy theo từng trường hợp mà VCB HN có cách xử lí và hoạch toán khác
nhau. Khi không thu được lãi đúng hạn, nguy cơ rủi ro đang ở mức thấp chỉ đưa vào
mục lãi treo phát sinh.Nếu VBC HN không thu đủ lãi thì sẽ có khoản mục lãi treo

đóng băng, trừ trường hợ ngân hàng miễn giảm khoản lãi đó cho doanh nghiệp. Còn
khi không thu được vốn đúng hạn , ngân hàng sẽ có khoản nợ quá hạn phát sinh .
Tuy nhiên, khoản này chưa thể coi là khoản mất mát hoàn toàn của ngân hàng ví có
thể có một số nguyên nhân nào đó khiến khách hàng chậm trả nợ gốc, và sẽ trả sau
hạn cam kết trong hợp đồng. Nếu như khoản này mà ngân hàng không thể thu hồi
được thì lúc này ngân hàng gặp rủi ro tín dụng ở mức độc cao vì đã phát sinh khoản
nợ không có khả năng thu hồi , trừ trường hợp đặc biệt khách hàng hội tụ đủ các
điều kiện theo quy định về xóa nợ thì ngân hàng có thể xem xét việc xóa nợ cho
ngân hàng.
2.3.2 Phân loại nợ
Ngân hàng VCB HN đã áp dụng phương pháp phân loại nợ theo quy định
của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ( quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/4/2005 và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007) trong đó nợ xấu
được biểu hiện là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 với mức độ nghiêm trọng xấu tăng dần.
Nhóm nợ Ý nghĩa
Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn Nợ trong hạn hoặc quá hạn dưới 10 ngày
Nhóm 2 Nợ cần chú ý Quá hạn từ 10 – 90 ngày , các khoản nợ được điều
chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu
Nhóm 3 Nợ dưới tiêu
chuẩn
Quá hạn từ 91 – 180 ngày, các khoản nợ gia hạn lần
đầu và được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ
khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
Nhóm 4 Nợ nghi ngờ Quá hạn 181 đến 310 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn
23
SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
trả nợ lần đầu, nhưng lại tiếp tục quá hạn đưới 90
ngày
Nhóm 5 Nợ xấu Quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ

lần thứ 3 trở lên
Trong đó tình hình các nhóm nợ của ngân hàng VCB chi nhánh HN:
24
SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trương Tuấn Anh
Bảng 2.6:Tình hình các nhóm nợ của ngân hàng VCB chi nhánh HN
Đơn vị : Tỉ đồng .
Nhóm nợ 2010 2011 2012
Nhóm 1 3522 3295 3619
Nhóm 2 361 295 78
Nhóm 3 5 8 19
Nhóm 4 8 5 2
Nhóm 5 36 58 2
Tổng dư nợ 3932 3661 3720
Tỉ lệ nợ xấu 6% 6.2% 3.9%
( Nguồn : Theo báo cáo tài chính NH VCB HN trong 3 năm gần đây )
Như vậy tình hình nợ của ngân hàng nhìn chung vẫn nằm trong giới hạn an toàn.
+ Nhóm nợ 1 ( nợ đủ tiêu chuẩn ) vẫn chiếm chủ yếu trong tỉ trọng nợ của
ngân hàng: năm 2010 chiếm 89,6% tổng dư nợ , năm 2011 chiếm 90% và năm 2012
chiếm 97,3% tổng dư nợ. Tỉ trọng ngày càng tăng của nhóm nợ 1 trong cơ cấu
chung cũng là một tín hiệu khả quan, cho thấy quy mô tín dụng không ngừng được
mở rộng trong 3 năm gần đây.
+ Nhóm nợ 2 :Tỉ lệ nhóm nợ cần chú ý có xu hướng giảm , năm 2010 khoảng
361 ( tỷ đồng ) đến năm 2012 giảm mạnh còn 78 tỷ đồng, tỷ lệ giảm tới 78,4% .
+ Nhóm nợ 3: Quy mô tín dụng tăng kéo theo nhóm nợ dưới tiêu chuẩn cũng
tăng . năm 2010 đạt 5 tỷ đến năm 2012 tăng lên 19 tỷ
+ Nhóm nợ 4 : Năm 2011 tỷ lệ nợ nghi ngờ giảm 3 tỷ so với năm ngoái, đến
năm 2012 giảm còn 2 tỷ. Cho thấy sự thành công trong việc giải quyết nợ nghi ngờ
của ngân hàng VCB HN
+ Nhóm nợ 5 : Trong giai đoạn 2010 đến năm 2011 nhóm nợ có khả năng

mất này tăng 22 tỷ, tỉ lệ tăng chiếm 61,1% . Có thể nói trong giai đoạn này công tác
giải quyết nợ có vấn đề còn hạn chế cộng thêm sự biến động của nền kinh tế khiến
tỉ lệ nhóm nợ này gia tăng. Nhưng đến năm 2012, một dấu hiệu đáng mừng là tỉ lệ
nợ này chỉ còn là 2 tỷ, giảm 94% . Có thể nói có được thành công này là sự cố gắng
khá lớn của tất cả thành viên trong ngân hàng đặc biệt là phòng Khách hàng và quản
lí nợ, đã thắt chặt chặt công tác kiểm tra, dự phòng cũng như chính sách và chiến
lược tín dụng.
25
SVTH: Phạm Huyền Trang Lớp Quản trị doanh nghiệp 52B

×