Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống khôi phục lại dòng sông tô lịch trở về năm xưa cách đây 10 năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.64 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂY HỒ
TRƯỜNG THCS ĐÔNG THÁI
Địa chỉ: số 149 Trích Sài – Tây Hồ - Hà Nội
Điện thoại: 0986531641
Email:
BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN
-Tên tình huống: “Khôi phục lại dòng sông Tô Lịch trở về năm
xưa, cách đây mười năm”
-Môn học chính: Ngữ Văn, Toán, Công Dân, Lịch sử, Công nghệ.
-Môn học phụ: Sinh, Địa Lý, Mĩ Thuật, Âm Nhạc, Tin Học.


Nhóm học sinh tham gia:
Nguyễn Minh Phương
Ngày sinh: 24-2-2002 Lớp: 7E
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Ngày sinh: 5-11-2002 Lớp: 7E

1.Tình huống:
Nơi em sống ở cạnh một dòng sông đang bị ô nhiễm trầm trọng có tên
là sông Tô Lịch. Trước đây mười năm, khi em còn bé dòng sông vẫn còn trong
lành, trẻ em có thể bơi lội và bắt cá dưới sông. Vậy mà mấy năm gần đây do con
người vô ý thức đã vứt rác xuống dòng sông và cũng là do nước thải sinh hoạt
của các hộ gia đình cứ xả thẳng ra đó mà không qua xử lý. Tất cả những
nguyễn nhân đó đã làm ô nhiễm cả dòng sông trong lành này. Mấy năm gần
đây dòng sông ngày càng bị ô nhiễm nặng. Nó có màu đen ngòm bốc mùi hôi
thối kinh tởm gây ảnh hưởng đến đời sống của các hộ gia đình sống xung
quanh. Người ta còn nói ngay cả loài sống dai nhất đó là đỉa cũng không thể


sống được dưới dòng sông này, chứ nói gì đến cá tôm sống được ở dưới dòng
nước bẩn đó. Mà xung quanh chỗ khúc sông nơi em đang sống lại không có rào
để chắn, nhỡ chẳng may ai bị ngã xuống đó, thì sẽ rất nguy hiểm. Phải nói thực
là đều do ý thức của con người mà nên – một ý thức quá kém. Chính vì thế nên
em chọn tình huống này để muốn nhắn nhủ tới ý thức, trách nhiệm của mỗi
người dân về việc phải biết trân trọng và phải biết giữ gìn môi trường sống
chung. Và cuối là mong muốn hi vọng của em muốn đưa dòng sông Tô Lịch
thân thuộc ngày nào trở về năm mà nó được đi vào thơ ca của biết bao người,
chỉ cách đây đúng mười năm thôi, thì dòng sông này đẹp biết mấy!
2.Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Giúp mọi người được hiểu biết về lịch sử của dòng sông Tô Lịch và thêm
yêu quý dòng sông này hơn.
- Nâng cao ý thức của mỗi người dân trong việc vứt rác thải đúng nơi quy
định.
- Giúp dòng sông Tô Lịch trở nên sạch sẽ, trong lành hơn.
- Giới thiệu với bạn bè du khách biết thêm về địa danh lịch sử này.
- Tập kết, làm những thùng rác công cộng kín đáo nhưng cũng thật đẹp mắt
để dành cho những người bận rộn, không thể đổ rác đúng giờ.
- Tạo công ăn việc làm cho những thanh niên thất nghiệp bằng các việc làm
cụ thể hữu ích như là nhắc nhở người dân về việc vứt rác đúng nơi quy định và
làm sạch môi trường dòng sông.
- Giúp cho dòng sông không phải hứng chịu nước thải chưa qua xử lí của các
hộ gia đình gần đó, bằng cách đề nghị cơ quan môi trường lắp một trạm xử lí
nước thải trước khi thải ra dòng sông.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải
quyết tình huống:
- Qua quan sát thực tế, do sống gần nơi bị ô nhiễm, là người trực tiếp chứng
kiến việc người dân vô tư quăng thẳng rác xuống dòng sông Tô Lịch, khiến cho
dòng sông ngày càng bị ô nhiễm thậm thậm tệ hơn.
- Hầu hết theo như quan sát của em thì mọi người đều là những người bận

rộn nên họ không có thời gian để về vứt rác đúng giờ xe rác đi qua, vì thế họ
đành phải để ở ven bờ sông nhưng chẳng may có thể túi rác đó vô tình rơi
xuống. Hay là những trường hợp người dân vẫn còn thiếu ý thức, chưa nhận
thức đúng được tác hại của việc vứt rác bừa bãi nên cứ vô tư vứt rác xả thẳng
xuống dòng sông, khiến cho nó ngày càng bị ô nhiễm nặng hơn. Chắc một phần
là do tính ích kỉ của họ, họ chỉ cần nghĩ sạch cho nhà mình thế là đủ, bất chấp
không quan tâm tới môi trường chung có bị ô nhiễm vì những việc làm đó của
họ hay không.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Sử dụng môn Lịch Sử để giới thiệu với mọi người, cho họ được hiểu biết hơn
về lịch sử dòng sông Tô Lịch, để họ yêu và biết quý trọng dòng sông này hơn.
- Qua những gì đã được học ở môn Sinh áp dụng nó để tuyên truyền cho
người dân nghe về tác hại của việc xả rác xuống dòng sông. Việc làm đó rất có
hại như:
+ Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân trực tiếp
sống gần đó
+ Là nơi cư trú thích hợp cho những loài động vật có hại
như chuột và các loài công trùng có hại khác như ruồi, muỗi,…
+ Ảnh hưởng đến đời sống mọi người xung quanh dòng
sông do phải thường xuyên hít thở một bầu không khí ô nhiễm không trong
lành
+ Làm mất cảnh quan môi trường, gây ấn tượng không tốt
với các du khách khi đi qua nơi đây.
-Vận dụng môn Địa lý để nói cho họ nghe về lợi ích của dòng sông như:
+ Điều hòa khí hậu
+Là nguồn nước quý giá, tạo nguồn thủy sản phong phú
như cá, tôm, cua, ốc,…
+Là một cảnh đẹp của Hà Nội
+Có thể làm khu du lịch sinh thái, kiếm thêm thu nhập cho
một số hộ gia đình còn đang bị thất nghiệp.

-Từ đó, sử dụng môn Công dân và môn Văn để giáo dục ý thức và thuyết phục
người dân bảo tồn và giữ gìn vẻ đẹp của dòng sông, từ đó cứ cuối tuần lại vận
động bà con đi làm vệ sinh dòng sông, vừa để tăng sự đoàn kết của mọi người,
vừa để làm sạch dòng sông.
-Ứng dụng môn Toán để tính trung bình một đầu người trong một ngày thải ra
bao nhiêu rác, từ đó chuẩn bị số thùng rác công cộng to để mọi người có thể đổ
rác vào. Và lập ra một nhóm có khoảng năm nhân công đang bị thất nghiệp để
thường xuyên vệ sinh dòng sông. Vận động các hộ trích một số tiền nhỏ khoảng
từ mười đến hai mươi nghìn đồng một tháng và lấy đó để trả lương cho các
nhân công.
- Vận dụng môn Mĩ thuật để trang trí những cái thùng rác công cộng đó. Tuy
là thùng rác nhưng nó vẫn phải đẹp và vui nhộn thì tính ứng dụng mới cao. Có
thể dùng những thùng rác có hình thù ngộ nghĩnh đó để làm vật trang trí vui
mắt, bên cạnh đó ta cũng có thể tái chế những chai lọ thành những bình hoa,
đồ dùng hữu ích trong gia đình.
- Sử dụng môn Công nghệ để phân loại rác thải, đâu là rác thải vô cơ, đâu là
hữu cơ và những đồ có thể tái sử dụng được.
- Sử dụng môn Văn để cùng mọi người làm một lá đơn gửi lên sở tài nguyên
môi trường nơi quản lý dòng sông Tô Lịch đề nghị họ làm một trạm xử lí nước
thải sinh hoạt trước khi thải ra dòng sông.
- Dùng những bản nhạc ca ngợi, tuyên dương về những tấm gương tốt trong
việc bảo vệ môi trường, qua đó khuyến khích mọi người trong việc tích cực bảo vệ
môi trường hơn, góp phần xây dựng thủ đô trở nên văn minh giàu đẹp.
- Từ đó sử dụng môn Tin học để tạo ra một bài thuyết trình hoàn chỉnh.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
a) Quá trình thực hiện:
-Đi tìm hiểu thực tế =>Tham khảo một số ý kiến của mọi người=> Viết thành
những ý chính => Tập hợp các ý kiến đã đi tham khảo được => sau đó viết thành
bài.
b) Các tư liệu cần được sử dụng:

- Ý kiến của người dân xung quanh dòng sông Tô Lịch
- Sách giáo khoa của các môn Công dân, Mĩ thuật, Sinh, Công nghệ, Tin kết
hợp với bài giảng của giáo viên trong các giờ Địa, Văn, Công dân, Công nghệ,
Lịch sử, Toán.
- Các trang mạng được sử dụng:
+ Sông Tô Lịch – Wikipedia tiếng Việt
+ Tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm sông Tô Lịch - Luận văn,
đồ
+ Images for ô nhiễm môi trường sông Tô Lịch
- Thiết bị hỗ trợ: máy điện thoại có chức năng ghi hình, máy tính, máy ảnh.
6.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
- Ý nghĩa:
+Cải thiện được cuộc sống của người dân xung quanh dòng sông
không phải chịu đựng môi trường ô nhiễm, mà mùi từ dòng sông bốc lên.
+ Việc vệ sinh dòng sông giúp những người thất nghiệp đã có
công ăn việc làm.
+ Giúp nâng cao ý thức của mỗi người dân trong việc giữ gìn vệ
sinh môi trường công cộng.
+ Bảo vệ được môi trường trong sạch, giảm thiểu dịch bệnh.
+ Tăng thêm tình đoàn kết của cả khu phố qua việc dọn dẹp vệ
sinh dòng sông cùng nhau.
+ Giúp học sinh hiểu hơn về vai trò của các môn học.
+Góp phần xây dựng thủ đô giàu đẹp văn minh.
+Hỗ trợ trí tư duy tưởng tượng của học sinh tốt hơn.
- Vai trò:
+ Làm cho học sinh trở nên hứng thú với việc học trong việc ứng
dụng những kiến thức đã học trên lớp vào thực tế.
+ Giúp học sinh có thêm tư duy, trí tưởng trong những môn học.
+ Việc ứng dụng các môn học vào các tình huống đã giúp học
sinh hiểu được và biết ứng dụng những kiến thức của các môn học vào

trong thực tiễn, từ đó rút ra kinh nghiệm quý báu cho mình trong việc giải
quyết tình huống ngoài xã hội.




×