Tải bản đầy đủ (.pdf) (253 trang)

nghiên cứu thực trạng và hoàn thiện quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 253 trang )











BÙI THU TRANG






NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ HOÀN THIỆN
QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY


TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ







Chuyên ngành:
T
ài chính, Ngân hàng


Mã số: 6
0.01.20.30


Người hướng dẫn khoa học:

1. Tiến sĩ Hồ
Vũ Điệp
2. Tiến sĩ Lê Thị
Thu Trang




TP.
HÀ NỘI

-

NĂM 201
5



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

i


MỤC LỤC






CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI…………………………………………… 1
1.1. Danh mục cho vay tại các Ngân hàng thương mại…………………………….1
1.1.1. Hoạt động cho vay và danh mục cho vay của Ngân hàng 1
1.1.1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại…………………… 1
1.1.1.2. Danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại 3
1.1.2. Rủi ro danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại………………… 8
1.1.2.1. Cơ cấu rủi ro danh mục cho vay của ngân hàng thương mại……….8
1.1.2.2. Hậu quả của rủi ro danh mục cho vay…………………………….11
1.2. Quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại………………… 12
1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa quản trị danh mục cho vay đối với NHTM 12
1.2.1.1. Khái niệm quản trị danh mục cho vay tại NHTM…………………12
1.2.1.2. Ý nghĩa của quản trị danh mục cho vay……………………………12
1.2.2. Các phương pháp quản trị danh mục cho vay………………………… 14


ii


1.2.2.1. Phương pháp quản trị danh mục thụ động 13
1.2.2.2. Phương pháp quản trị danh mục chủ động……………………… 17
1.2.3. Nội dung quản trị danh mục cho vay theo phương pháp chủ động 18
1.2.3.1. Hoạch định……………………………………………………… 18
1.2.3.2. Tổ chức thực hiện và giám sát danh mục cho vay……………… 26
1.2.3.3. Điều chỉnh danh mục cho vay…………………………………… 29
1.2.4. Các công cụ hiện đại điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay…………… 31
1.2.4.1. Hoán đổi rủi ro tín dụng………………………………………… 31
1.2.4.2. Chứng khoán hóa khoản nợ……………………………………… 35
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị danh mục cho vay……39
1.2.5.1. Các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng thương mại…………….39
1.2.5.2. Các nhân tố thuộc về môi trường…………………………………42
1.3. Quản trị danh mục cho vay trong nền kinh tế hiện đại 46
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị danh mục cho vay trong nền kinh tế hiện đại 46
1.3.1.1. Xu hướng quản trị danh mục cho vay trước những năm 90 45
1.3.1.2. Xu hướng quản trị danh mục cho vay sau những năm 90…………47
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam…………………………… 53
Kết luận chương 1…………………………………………………………………59
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM………………………61
2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động của ngành ngân hàng…………………….61

iii


2.1.1. Một số nét nổi bật trong hoạt động của ngành ngân hàng…………… 61
2.1.1.1 Sự phát triển mạnh mẽ trên phương diện gia tăng số lượng………… 59

2.1.1.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng, huy động vốn……………………….60
2.1.1.3. Phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng sử dụng công nghệ 63
2.1.1.4. Hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng…………………… 64
2.1.1.5. Quy mô vốn của các NHTM 66
2.1.2. Tổng quan về hoạt động của hệ thống ngân hàng TMCP………………69
2.1.2.1. Về tăng trưởng quy mô tài sản, vốn điều lệ và lợi nhuận 68
2.1.2.2. Về năng lực tài chính 71
2.1.2.3. Về tăng trưởng thị phần hoạt động 73
2.2. Thực trạng danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP…………………… 77
2.2.1. Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế………………………….77
2.2.2. Cơ cấu danh mục cho vay theo lĩnh vực đầu tư……………………… 85
2.2.3. Cơ cấu danh mục cho vay theo thời hạn……………………………… 87
2.2.4. Cơ cấu danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng…………………89
2.2.5. Cơ cấu danh mục cho vay theo các tiêu thức khác…………………… 90
2.3. Thực trạng quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP…………….91
2.3.1. Những kết quả đạt được……………………………………………… 91
2.3.1.1. Hàng năm, một số ngân hàng TMCP đã dự kiến các chỉ tiêu…… 89
2.3.1.2. Phần lớn các ngân hàng TMCP đã tổ chức bộ máy……………….93
2.3.1.3 Một số ít các ngân hàng TMCP đã vận hành hệ thống xếp hạng… 95
2.3.1.4. Hầu hết các ngân hàng đã sử dụng biện pháp nội bảng………… 99
2.3.2. Những hạn chế……………………………………………………… 103

iv


2.3.2.1. Hầu hết các ngân hàng TMCP chưa thực hiện quản trị danh mục.101
2.3.2.2. Các ngân hàng chưa xây dựng được mô hình đo lường rủi ro… 113
2.3.2.3. Việc điều chỉnh danh mục cho vay ít được chú ý……………… 108
2.3.2.4. Cơ cấu tổ chức ở các ngân hàng TMCP chưa thực sự phù hợp….112
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản trị danh mục cho vay…… 116

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan của ngân hàng thương mại…………… 116
2.3.3.2. Các nguyên nhân khách quan…………………………………….121
Kết luận chương 2……………………………………………………………… 126
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DANH
MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM…………….128
3.1. Định hướng hoàn thiện quản trị danh mục cho vay…………………………128
3.1.1. Định hướng hoạt động ngành ngân hàng đến năm 2020…………… 128
3.1.2. Định hướng hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay 126
3.1.2.1. Mục tiêu hoàn thiện………………………………………………126
3.1.2.2 Định hướng hoàn thiện……………………………………………127
3.2. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay……………133
3.2.1. Giải pháp có tính chiến lược………………………………………… 133
3.2.1.1. Nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải thay đổi………………….130
3.2.1.2. Những nội dung có tính định hướng chiến lược…………………131
3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức hoạt động quản trị danh mục……………135
3.2.2.1. Thành lập ủy ban chiến lược và ủy ban quản lý rủi ro………… 135

v


3.2.2.2. Đảm bảo tính độc lập và tập trung của bộ phận quản lý rủi ro… 136
3.2.2.3. Xây dựng hệ thống thông tin quản trị hoạt động hiệu quả……….138
3.2.3. Nhóm giải pháp xây dựng và ứng dụng các kỹ thuật quản trị danh mục
hiện đại……………………………………………………………………….140
3.2.3.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ………….140
3.2.3.2. Xây dựng mô hình đo lường rủi ro danh mục cho vay………….162
3.2.3.3. Nghiên cứu sử dụng các công cụ điều chỉnh danh mục 158
3.2.4. Các biện pháp hỗ trợ khác…………………………………………….164
3.2.4.1. Hoàn thiện hoạt động kiểm soát và kiểm toán nội bộ……………165
3.2.4.2. Các ngân hàng TMCP nhỏ cần sát nhập hợp nhất……………….166

3.2.4.3. Đào tạo đội ngũ nhân sự có chuyên môn về quản trị…………….167
3.3. Các khuyến nghị đối với ngân hàng Nhà nước…………………………… 168
3.3.1. Xây dựng hành lang pháp lý………………………………………… 168
3.3.2. Tiếp tục nghiên cứu và ban hành các văn bản……………………… 171
3.3.3. Hoàn thiện các quy định về giám sát theo chuẩn mực quốc tế……… 172
3.3.4. Xây dựng các quy định pháp lý và hình thành thị trường…………… 168
3.3.5. Củng cố hoạt động của trung tâm CIC 171
3.4. Các kiến nghị khác………………………………………………………… 171
3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ………………………………………………171
3.4.2. Kiến nghị với doanh nghiệp 173
Kết luận chương 3……………………………………………………………… 178
KẾT LUẬN………………………………………………………………………180

vi


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT
ACB: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
CSH: Chủ sở hữu
DONG A BANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
EXIMBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu

GTVT: Giao thông vận tải
HĐQT: Hội đồng quản trị
HSBC: Ngân hàng Hồng kong- Thượng Hải
MB: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
OCB: Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông
SACOMBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương Tín
SCB: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
SOUTHERNBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam
SHB: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn – Hà nội
SHNN: Sở hữu Nhà nước
SAIGONBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương
TECHCOMBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TMCP: Thương mại cổ phần
TMNN: Thương mại Nhà nước
TCTC: Tổ chức tài chính

viii


VND: Việt Nam đồng
XHTD: Xếp hạng tín dụng
XHTN: Xếp hạng tín nhiệm
TIẾNG NƯỚC NGOÀI
ATTF: Agence de Transfert de Technologie Financière
ALCO: Asset Liability
BIS: Bank for International Settlements
CDS: Credit Default Swaps
CDOs: Collateralized Debt Obligations

CLOs: Collateralized Loan Obligations
CLOs: Collateralized Loan Obligations
CMOs: Collateralized Mortgage Obligations
CIC: Credit Information Center
EL: Expected Loss
EAD: Exposure at Deafault
GDP: Gross Domestic Product
IMF: International Monetary Fund
LGD: Loss given at Deafaut
PD: Possibility of Deafault
ROA: Return on Assets
ROE: Return on Equity
SPV: The Special Purpose Vehicle
USD: United State Dollar
UL: Unexpected Loss

ix


VaR: Value at Risk
WTO: World Trade Organization
WB: World Bank




x

DANH MỤC BẢNG BIỂU & PHỤ LỤC
BẢNG BIỂU

BẢNG 1.1: CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY CỦA NHTM 4
BẢNG 1.2: CÁC PHƯƠNG ÁN PHÂN BỐ LỢI NHUẬN VÀ TỔN THẤT 22
BẢNG 2.1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG NGÀNH NGÂN HÀNG…… 61
BẢNG 2.2: TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN QUY MÔ TÀI SẢN, VỐN……………… 70
BẢNG 2.3: CÁC CHỈ SỐ PHẢN ÁNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH 72
BẢNG 2.4: THỊ PHẦN HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP ….75
BẢNG 2.5: CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ 78
BẢNG 2.6: CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ 81
BẢNG 2.7: CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ 85
BẢNG 2.8: MỘT SỐ CHỈ TIÊU GIỚI HẠN TRÊN DANH MỤC CHO VAY 93
BẢNG 2.9: XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG 100
BẢNG 2.10: XẾP HẠNG TÀI SẢN BẢO ĐẢM 100
BẢNG 2.11: TỔNG HỢP KẾT QUẢ XẾP HẠNG RỦI RO 101
BẢNG 3.1: TÍNH TOÁN TỔN THẤT KỲ VỌNG CHO KHOẢN VAY 146
BẢNG 3.2: XÁC XUẤT CHUYỂN HẠNG CỦA KHOẢN VAY…………… 150
BẢNG 3.3: SUẤT CHIẾT KHẤU VÀ PHÍ RỦI RO………………………… 155
BẢNG 3.4: GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA TỪNG KHOẢN VAY 155
BẢNG 3.5: TÍNH GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH KỲ VỌNG ………………………153
BẢNG 3.6: MA TRẬN TRẠNG THÁI TÍN DỤNG CHUNG…………………155
BẢNG 3.7: MA TRẬN KẾT HỢP XÁC XUẤT CHUYỂN HẠNG 160






xi


PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01: CÁC LOẠI VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
PHỤ LỤC 02: CÁCH TÍNH LỢI NHUẬN VÀ TỔN THẤT DANH MỤC
PHỤ LỤC 03: PHÂN NHÓM NGÂN HÀNG TMCP CUỐI NĂM 2010
PHỤ LỤC 04: TỶ TRỌNG THU LÃI TÍN DỤNG TRÊN TỔNG THU NHẬP
PHỤ LỤC 05: TỶ TRỌNG DƯ NỢ SO VỚI TỔNG TÀI SẢN
PHỤ LỤC 06: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG TỪ 2006-2010 (nhóm 7 ngân
hàng TMCP quy mô lớn)
PHỤ LỤC 07: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG TỪ 2006-2010 (nhóm 5 ngân
hàng TMCP quy mô trung bình)
PHỤ LỤC 08: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG TỪ 2006-2010 (nhóm 6 ngân
hàng TMCP quy mô nhỏ)
PHỤ LỤC 09: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG TỪ 2006-2010 (nhóm 7 ngân
hàng TMCP quy mô cực nhỏ)
PHỤ LỤC 10: CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ
PHỤ LỤC 11: CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO THỜI HẠN
PHỤ LỤC 12: CƠ CẤU DANH MỤC CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH
HÀNG
PHỤ LỤC 13: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH CHẤT LƯỢNG NỢ
PHỤ LỤC14: TÍNH GÍA TRỊ TRUNG BÌNH CHO DANH MỤC CHO VAY

xii


DANH MỤC HÌNH VẼ & ĐỒ THỊ

HÌNH VẼ
HÌNH 1.1: CƠ CẤU CÁC LOẠI RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA
NHTM……………………………………………………………………… 10
HÌNH 1.2: CÁC LOẠI TỔN THẤT TRÊN DANH MỤC CHO VAY 20

HÌNH 1.3: SƠ ĐỒ HOÁN ĐỔI RỦI RO TÍN DỤNG……………………………33
HÌNH 1.4: SƠ ĐỒ MỘT CLO CẤU TRÚC TRUYỀN THỐNG 37
HÌNH 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THỨC HIỆN VÀ GIÁM SÁT DANH MỤC 97
HÌNH 3.1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG RỦI RO………………158
ĐỒ THỊ
ĐỒ THỊ 2.1: TĂNG TRƯỞNG GDP, TỐC ĐỘ LẠM PHÁT VÀ TĂNG TD 62
ĐỒ THỊ 2.2: TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN QUY MÔ HỆ THỐNG NHTMCP……….71


xiv

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn, khoa học của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự cạnh tranh
trên thị trường tài chính tiền tệ trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Với nỗ lực giữ
vững thị phần, ổn định và tăng trưởng lợi nhuận, các ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam đã từng bước đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, nhằm đa dạng
hóa các họat động sinh lời của mình. Tuy nhiên, với một danh mục sử dụng vốn
trong đó hơn phân nửa là cho vay có thể thấy rằng với hầu hết các ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam hiện nay, cho vay vẫn đang là họat động sử dụng
vốn có tầm quan trọng bậc nhất. Với thực trạng đó, quản trị danh mục cho vay
được xem là biện pháp quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của
ngân hàng thương mại.
Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, hệ thống
ngân hàng cổ phần Việt Nam nói riêng đã có một số thành công trong việc vận
dụng các kỹ thuật quản trị vào hoạt động cho vay, tuy nhiên chủ yếu vẫn là quản trị
trong từng giao dịch cho vay riêng biệt. Vì nhiều lý do khác nhau quản trị danh
mục cho vay chưa được quan tâm đúng mức. Danh mục cho vay của nhiều ngân
hàng thiếu sự đa dạng hóa, tập trung rủi ro cao. Hiện tượng dồn vốn cho vay một

khách hàng vượt giới hạn an toàn cho phép của luật vẫn xảy ra, dư nợ cho vay một
số ngành nhạy cảm như kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản chiếm
tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ cho vay của một ngân hàng … Những rủi ro tiềm
ẩn này đã trở thành tổn thất nguy hiểm khi nền kinh tế biến động, khách hàng thua
lỗ phá sản, thị trường chứng khoán sụt giảm cùng với sự đóng băng của thị trường
bất động sản trong nửa đầu năm 2008. Tình trạng đó là hậu quả của một quá trình
thiếu/ ít quan tâm đến quản trị danh mục cho vay, chỉ chú ý đến quản trị từng giao
dịch. Thiết nghĩ, nếu vận dụng các phương pháp, kỹ thuật quản trị danh mục cho

xv

vay theo xu hướng hiện đại các ngân hàng sẽ giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa
rủi ro và lợi nhuận trong hoạt động cho vay, góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình.
Với mong muốn hiểu rõ về thực trạng quản trị danh mục cho vay tại các ngân
hàng TMCP Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị
danh mục cho vay theo xu hướng của nền kinh tế hiện đại, tác giả chọn chủ đề
“QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM” làm đề tài nghiên cứu của luận án.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan bổ sung
Quản trị danh mục nói chung trong đó có quản trị danh mục cho vay là đề tài
đã được một số tác giả, nhà nghiên cứu các nước đề cập. Cụ thể:
 Sách “Credit Portfolio Management” của tác giả Charles W. Smithson do
nhà xuất bản John Wiley & Sons, Inc phát hành năm 2002. Đây là cuốn sách
đề cập khá đầy đủ các vấn đề liên quan đến quản trị danh mục tài sản của
ngân hàng. Nội dung cuốn sách bao gồm tiến trình quản trị danh mục, các
mô hình đo lường và quản trị danh mục, các công cụ kỹ thuật sử dụng trong
điều chỉnh danh mục. Do được viết trong bối cảnh chủ yếu là hệ thống tài
chính Mỹ, nên phạm vi bàn luận của cuốn sách gần như không/ít liên quan
đến hệ thống tài chính của các nước ngoài Mỹ. Mặt khác, cuốn sách chủ yếu

tập trung cho danh mục đầu tư chứng khoán, liên quan đến danh mục cho
vay chỉ có một phần rất nhỏ.
 Sách “Credit Risk Measurement” của tác giả Anthony Saunders & Linda
Allen do nhà xuất bản John Wiley & Sons, Inc phát hành năm 2002. Đây là
cuốn sách đề cập chủ yếu về đo lường rủi ro danh mục, một nội dung nằm
trong quản trị danh mục tài sản của ngân hàng thương mại. Đặc biệt cuốn
sách này tập trung vào phương pháp đo lường rủi ro thông qua các mô hình

xvi

sử dụng thống kê toán. Hạn chế của cuốn sách là không bàn luận đến toàn bộ
các nội dung thuộc quản trị danh mục/ quản trị danh mục cho vay, mà chỉ
tập trung cho rủi ro và đo lường rủi ro, một nội dung trong toàn bộ các vấn
đề về quản trị danh mục.
 Bài báo khoa học “Do banks diversify loan portfolios? A tentative answer
based on individual bank loan portfolios” do nhóm Andreas Kamp
(University of Munster), Andreas Pfingsten (Unversity of Munster), Danek
Prath (Deutsche Bundesbank) thực hiện năm 2005. Bài báo tập trung nghiên
cứu về mức độ đa dạng hóa danh mục các khoản vay tại các ngân hàng của
Đức và ảnh hưởng của nó đến danh mục cho vay của ngân hàng.
 Bài báo khoa học “How loan portfolio diversification affects risk, efficiency
and capitalization: A managerial behavior model for Austrian banks” của
Stefania P.S. Rossi, Markus S. Schwaiger và Gerhard Winkler thực hiện
năm 2009. Bài báo nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của việc đa dạng hóa
danh mục cho vay đến rủi ro, tính hiệu quả và khả năng vốn hóa của các
ngân hàng Úc.
Nội dung hai bài nghiên cứu trên đề cập đến đa dạng hóa danh mục cho vay,
xem xét nó dưới góc độ là một cách thức/ phương tiện để giảm thiểu rủi ro trên
danh mục cho vay của ngân hàng thương mại. Mặc dù nội dung gần với quản trị
danh mục cho vay hơn là hai cuốn sách đã đề cập trên đây, tuy nhiên trong khuôn

khổ một bài báo nên cả hai ấn phẩm này không nghiên cứu toàn diện về quản trị
danh mục cho vay, mà chỉ là một nội dung trong đó.
Một điểm nổi bật dễ nhận thấy trong các tài liệu nói trên là các nghiên cứu
đó đều xuất phát từ các nước phát triển (Mỹ, Anh, Úc và Đức) nên không gắn với
thực tiễn Việt Nam. Từ trước đến nay, tại Việt Nam có một số công trình nghiên
cứu như:

xvii

 Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Lê Thị Huyền Diệu “Luận cứ khoa học về
xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam” bảo vệ tại Học viện Ngân hàng, tháng 9 năm 2010; Nội dung đề
tài này chủ yếu xem xét rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng dưới góc độ rủi ro
giao dịch, chưa đề cập đến rủi ro danh mục.
 Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Đào Thị Chinh “Quản trị tài sản có tại
ngân hàng Công thương VN” bảo vệ tại Học Viện Ngân hàng năm 2009.
Nội dung của đề tài đề cập đến quản trị trong hoạt động ngân hàng nhưng là
quản trị chung về tài sản có. Tín dụng với góc độ là một trong các loại tài
sản có được luận án đề cập ở mức độ nhất định, hầu như không liên quan
đến danh mục cho vay của ngân hàng.
 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành do tiến sĩ Phạm Huy Hùng chủ nhiệm
“Phương pháp quản trị rủi ro thị trường tại các NHTM Việt Nam”, bảo vệ
ngày 10/11/2009 tại Hội đồng khoa học và công nghệ ngân hàng. Nội dung
đề tài có đề cập rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại, nhưng
không luận bàn đến danh mục và rủi ro danh mục.
Tất cả các đề tài nghiên cứu mà tác giả tìm hiểu trong điều kiện Việt Nam,
đều chưa thấy đề cập tới danh mục cho vay của ngân hàng thương mại. Theo đánh
giá của tác giả, bản thân khái niệm danh mục cho vay trong hoạt động tín dụng
của ngân hàng thương mại cũng là một thuật ngữ khá mới mẻ tại Việt Nam tính
đến thời điểm năm 2005 (là thời điểm đề tài được chọn) kể cả trong thực tiễn và

trong lý thuyết nghiên cứu, giảng dạy. Vì vậy, có thể khẳng định rằng đề tài của
luận án nghiên cứu về danh mục cho vay không có sự trùng lắp với bất kỳ công
trình nghiên cứu khoa học nào đã xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ
năm 2005 cho đến thời điểm này.
3. Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

xviii

Mục đích nghiên cứu của luận án là đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động
quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam. Căn cứ vào mục
đích đã xác định, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án bao gồm những nội dung chính
sau đây:
Thứ nhất: Tập hợp những lý luận căn bản nhất về quản trị danh mục cho vay theo
xu hướng hiện đại đang áp dụng tại ngân hàng thương mại các nước trên thế giới.
Thứ hai: Phân tích thực trạng danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP Việt
Nam trong khoảng thời gian từ 2006 - 2010, từ đó chỉ ra những ưu điểm cũng như
những hạn chế trong hoạt động quản trị danh mục cho vay của các ngân hàng
TMCP Việt Nam
Thứ ba: Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị danh
mục cho vay theo xu hướng hiện đại trong điều kiện của các ngân hàng TMCP Việt
Nam.
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu tổng quát trên đây, mục tiêu
của luận án được thể hiện thông qua việc giải quyết các câu hỏi sau đây:
Thứ nhất: Về mặt lý luận làm rõ các khái niệm danh mục cho vay, quản trị danh
mục cho vay, các phương pháp quản trị danh mục cho vay. Nội dung của phương
pháp quản trị danh mục cho vay chủ động gồm những vấn đề gì? Những nhân tố
nào ảnh hưởng đến hoạt động quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương
mại?
Thứ hai: Về mặt thực tiễn danh mục cho vay của các ngân hàng TMCP Việt Nam
trong giai đoạn 2006 - 2010 có những biểu hiện như thế nào? Ưu điểm cũng như

nhược điểm? Những biểu hiện đó có phải xuất phát từ hạn chế của công tác quản trị
danh mục cho vay hay không? Những nguyên nhân chủ quan/ khách quan nào gây

xix

ra những hạn chế trong hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng
TMCP Việt Nam?
Thứ ba: Về mặt giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay theo xu
hướng hiện đại. Khi xây dựng lộ trình cho việc thực thi giải pháp, cần phải làm rõ
định hướng hoàn thiện bao gồm mục tiêu, nội dung các giải pháp là gì? Bên cạnh
các giải pháp đề xuất đối với ngân hàng TMCP, có các kiến nghị nhằm tạo hành
lang pháp lý cho việc hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay của các
ngân hàng TMCP, nội dung, cơ sở của các kiến nghị?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Về đối tượng nghiên cứu:
Thứ nhất: Luận án tập trung vào danh mục cho vay, một bộ phận chiếm tỷ trọng
lớn trong danh mục tài sản của ngân hàng. Trên bảng cân đối kế toán của các ngân
hàng thương mại hiện nay, khoản mục Lending – Cho vay bao gồm tất cả các loại
hình cấp tín dụng như cho vay ứng trước, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh
toán. Luận án giới hạn đối tượng nghiên cứu trong danh mục các loại hình cấp tín
dụng nêu trên, không đề cập đến danh mục đầu tư chứng khoán hoặc là danh mục
các loại tài sản khác của ngân hàng.
Thứ hai: Luận án đặt chú trọng vào hoạt động quản trị danh mục cho vay. Đây là
một trong các phương thức quản trị hoạt động cho vay của ngân hàng. Vì là một
phương thức quản trị hoạt động, nên quản trị danh mục cho vay có các bước thực
hiện về cơ bản giống như quản trị kinh doanh ngân hàng, không tránh khỏi những
trùng lắp, tương tự như trong hoạt động quản trị kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên
luận án tập trung, nhấn mạnh vào những nội dung mang tính đặc thù của hoạt động
quản trị danh mục cho vay.
 Về phạm vi nghiên cứu


xx

Thứ nhất: Luận án chỉ tập trung vào loại hình ngân hàng TMCP thuộc sở hữu
ngoài Nhà nước, không đề cập đến loại hình ngân hàng thương mại SHNN (dưới
hình thức công ty TNHH một thành viên sở hữu Nhà nước); các ngân hàng liên
doanh/ nước ngoài cũng như không đề cập đến hai ngân hàng thương mại SHNN
đã được cổ phần hóa là ngân hàng Ngoại thương và ngân hàng Công thương. Mặc
dù không có những khác biệt lớn trong quản trị danh mục cho vay của ngân hàng
TMCP với các loại hình ngân hàng thương mại khác. Nhưng do những hạn chế
trong việc thu thập, khảo sát số liệu nên đối tượng khảo sát chính của luận án là các
ngân hàng TMCP sở hữu ngoài nhà nước (gồm 37 ngân hàng tính đến cuối năm
2010). Sở dĩ hai ngân hàng TMCP thuộc SHNN là ngân hàng Ngoại thương và
ngân hàng Công thương không thuộc đối tượng khảo sát là vì thực chất cả hai ngân
hàng này vẫn do nhà nước nắm quyền chi phối điều hành, nên về tính chất sở hữu
khác với 37 ngân hàng TMCP còn lại. Mặt khác trong tất cả các văn bản, số liệu
báo cáo của ngân hàng Nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng tính đến nay
(cụ thể trên trang Web , giới thiệu hệ thống các tổ chức tín
dụng, công bố danh sách các ngân hàng thương mại Nhà nước vào ngày
15/06/2012) vẫn xếp hai ngân hàng này vào nhóm các ngân hàng thương mại Nhà
nước.
Do đó để thuận tiện cho việc phân tích và đánh giá từ các số liệu thu thập
(nhất là trong so sánh giữa các nhóm ngân hàng) luận án tách hai ngân hàng Công
thương và Ngoại thương ra khỏi nhóm các ngân hàng TMCP nghiên cứu trong luận
án, đưa vào trong nhóm ngân hàng TMNN khi khảo sát chung.
Thứ hai: Để phục vụ cho nội dung nghiên cứu, số liệu khảo sát trong luận án được
thu thập trong khoảng thời gian từ 2006 – 2010, định hướng nghiên cứu đến năm
2020 (phù hợp với mốc thời gian quy định trong “Đề án phát triển ngành ngân
hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, do Ngân hàng Nhà
nước công bố năm 2006). Giai đoạn 2006 - 2010 là khoảng thời gian không dài,


xxi

nhưng bao gồm cả thời kỳ phát triển mạnh mẽ (trong các năm 2006-2007) và thời
kỳ giảm sút (từ năm 2008 cho đến 2010) của nền kinh tế Việt Nam. Đây cũng là
khoảng thời gian hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, ngân hàng
TMCP nói riêng có những bước thăng trầm trong hoạt động. Vì vậy, tác giả cho
rằng nhìn nhận hoạt động quản trị danh mục cho vay của ngân hàng trong bối cảnh
như vậy sẽ có những đánh giá khách quan và đầy đủ hơn.
5. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đặt ra, luận án sử dụng
các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
Phương pháp tổng hợp sử dụng nhằm kế thừa lý luận về quản trị danh mục cho
vay đang được áp dụng tại các nước phát triển, từ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho
đề tài luận án.
Phương pháp thống kê sử dụng để thu thập số liệu về (i) tổng quan tình hình hoạt
động của hệ thống ngân hàng TMCP (ii) thực trạng danh mục cho vay tại các ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Trong phần tổng quan, luận án chia 37 ngân hàng TMCP thành 4 nhóm theo
quy mô vốn chủ sở hữu (tính đến cuối năm 2010) để thuận lợi cho việc đánh giá.
Cụ thể như sau:
 Nhóm ngân hàng quy mô lớn: gồm 7 ngân hàng TMCP đứng đầu về quy
mô vốn điều lệ (tối thiểu trên 5,000 tỷ đồng).
 Nhóm ngân hàng có quy mô trung bình: gồm 5 ngân hàng có mức vốn
dao động từ 4,000 tỷ đến dưới 5,000 tỷ đồng. Sở dĩ các ngân hàng này
tác giả không ghép chung nhóm với các ngân hàng quy mô lớn, vì về tài
sản, kết quả kinh doanh và các yếu tố nội lực … thấp hơn so với các ngân
hàng lớn;
 Nhóm ngân hàng quy mô nhỏ gồm 15 ngân hàng TMCP có mức vốn điều
lệ tối thiểu đạt mức quy định là 3,000 tỷ đồng đến dưới 4,000 tỷ đồng.


xxii

 Nhóm ngân hàng có quy mô cực nhỏ gồm 10 ngân hàng TMCP có mức
vốn thấp hơn quy định (< 3000 tỷ đồng).
Trong phần đánh giá tổng quan, luận án thu thập số liệu của 25/37 ngân hàng
TMCP (chiếm tỷ lệ 68% tổng số ngân hàng TMCP).
Riêng đối với phần thực trạng danh mục cho vay, luận án sử dụng phương
pháp thống kê chọn mẫu. Do số liệu công bố chính thức trên Website của các ngân
hàng không đầy đủ, không liên tục, nhất là các ngân hàng TMCP quy mô nhỏ và
cực nhỏ (có khoảng trên 50% các ngân hàng trong nhóm này mới chuyển lên từ
ngân hàng cổ phần nông thôn), không công bố công khai số liệu về danh mục, vì
vậy luận án chỉ chọn khoảng 10 ngân hàng TMCP để tìm hiểu về danh mục cho
vay. Trong đó chủ yếu tập trung thu thập và phân tích số liệu của 5 ngân hàng
TMCP lớn. Năm ngân hàng này có thể xem như đại diện tiêu biểu cho các ngân
hàng TMCP với tài sản, vốn điều lệ và dư nợ chiếm tỷ trọng lần lượt là 81.4%,
81.3% và 86.2% trong tổng tài sản, vốn điều lệ và dư nợ của nhóm 7 ngân hàng
TMCP quy mô lớn, tính đến cuối năm 2010. Hai ngân hàng TMCP quy mô lớn còn
lại là TMCP Đông Nam Á và TMCP Hàng hải số liệu về danh mục không được
công bố đầy đủ và liên tục trong thời gian 2006 - 2010, vì vậy luận án không thu
thập được số liệu của hai ngân hàng này. Ngoài ra số liệu về danh mục của 5 ngân
hàng khác trong nhóm quy mô trung bình, nhỏ và cực nhỏ cũng bổ sung cho phần
phân tích đánh giá thực trạng trong luận án.
Phương pháp diễn dịch và quy nạp: được sử dụng chủ yếu trong chương 2 của
luận án. Cụ thể, luận án sử dụng phương pháp diễn dịch để đặt ra giả thuyết nghiên
cứu về thực trạng hoạt động quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng TMCP, sau
đó thu thập và phân tích các số liệu liên quan để kiểm định lại giả thuyết đã nêu,
đưa ra những kết luận về hoạt động quản trị danh mục cho vay của ngân hàng
TMCP Việt Nam.
Bên cạnh phương pháp diễn dịch, từ quan sát thực trạng danh mục cho vay

của các ngân hàng TMCP (dựa trên số liệu của các ngân hàng được chọn làm mẫu

xxiii

quan sát), luận án đã sử dụng phương pháp quy nạp để tổng quát hóa thành những
điểm chung nhất, đặc trưng nhất trong hoạt động quản trị danh mục cho vay của
các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010.
Các phương pháp toán học được sử dụng trong đề xuất ở chương 3. Trong
chương này, tác giả đề xuất áp dụng 2 mô hình phân phối tổn thất của danh mục
cho vay, cụ thể phân phối nhị thức (Binomial Distribution) và phân phối không
chuẩn (đối xứng lệch - Skewed Distribution)
Về nguồn thu thập số liệu trình bày trong luận án, tác giả thực hiện như sau:
 Đối với các số liệu trình bày trong chương 1 cơ sở lý luận, tác giả sử dụng
nguồn số liệu thu thập được trong các sách, tài liệu của nước ngoài (đều
được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo). Trong số này có các số liệu
sơ cấp, nhưng cũng có số liệu là thứ cấp. Điều này được tác giả chú thích cụ
thể khi trích dẫn.
 Đối với các số liệu phản ánh tình hình chung của ngành ngân hàng và của hệ
thống ngân hàng TMCP trong chương 2, tác giả lấy trên báo cáo của ngân
hàng Nhà nước Việt Nam đăng trên trang Web ; số
liệu báo cáo hàng năm của Tổng cục thống kê trên trang Web
; báo cáo của ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành
phố Hồ Chí Minh (từ tìm hiểu của cá nhân tác giả, thông qua phòng kế
hoạch tổng hợp của ngân hàng Nhà nước, chi nhánh thành phố HCM); Riêng
đối với các số liệu phân tích chi tiết về danh mục cho vay, tác giả tự tổng
hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng TMCP công bố trên Website
của từng ngân hàng được chọn lấy số liệu. Ngoài ra cũng có một ít số liệu,
tác giả thu thập trong kế hoạch, báo cáo nội bộ của ngân hàng
Techcombank, ngân hàng SCB hoặc trong sổ tay tín dụng của ngân hàng
ACB. Tất cả các số liệu nói trên đều là nguồn số liệu sơ cấp.

 Bên cạnh nguồn thông tin sơ cấp được thu thập trực tiếp, tác giả cũng sử
dụng thêm các số liệu từ nguồn thứ cấp như trong báo cáo của CIC, trong

xxiv

các bài phỏng vấn các quan chức cấp cao, nhà quản trị ngân hàng Việt Nam,
trong các bài viết của các nhà nghiên cứu đã được thông báo trên các
phương tiện thông tin đại chúng như trong tạp chí, kỷ yếu hội thảo, trên các
diễn đàn hội nghị … Tất cả các nguồn này đều được liệt kê trong danh mục
tài liệu tham khảo của luận án.
6. Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận án dựa trên nền tảng lý thuyết về quản trị danh mục
và quản trị danh mục cho vay tại các nước phát triển là Mỹ và Anh quốc, ngoài ra
còn có Đức và Úc, trong giai đoạn từ những năm 90 của thế kỷ 20 cho đến nay.
Những lý thuyết này chủ yếu thể hiện trong hai cuốn sách Credit Portfolio
Management của tác giả Charles W. Smithson (2002) và cuốn Credit Risk
Measurement của tác giả Anthony Saunders & Linda Allen (2002), được phát triển,
mở rộng dựa trên Lý thuyết quản trị danh mục hiện đại của nhà kinh tế học Harry
Markowitz. Ngoài ra, khi đề xuất các giải pháp, tác giả tuân thủ theo những quy
định trong Hiệp ước Basel 1 và 2 và Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng do Ủy
ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision) ban
hành vào tháng 9/2000, xem đó như là khung pháp lý cho các đề xuất của luận án.
Về giả thuyết nghiên cứu, để tìm hiểu thực trạng quản trị danh mục cho vay
của các ngân hàng TMCP Việt Nam, trên cơ sở đó có các giải pháp thích hợp, luận
án dựa trên giả thuyết tổng quát: hầu hết các ngân hàng TMCP Việt Nam hiện nay
chưa thực sự quan tâm đến quản trị danh mục cho vay, chưa áp dụng cách thức và
nội dung quản trị danh mục cho vay phù hợp với xu hướng của nền kinh tế hiện
đại. Các giả thuyết cụ thể :
 Chưa chủ động xây dựng danh mục cho vay với cơ cấu các loại vay dự kiến
hàng năm. Tại một số ít các ngân hàng TMCP lớn mới chỉ đưa ra định

hướng cho hoạt động cho vay, vì vậy trong quá trình cho vay, cơ cấu danh
mục thường bị thả nổi, có xu hướng chạy theo thị trường, bị dẫn dắt bởi thị

xxv

trường. Tình trạng này đã dẫn đến những hậu quả xấu, ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh của ngân hàng trong dài hạn.
 Trong tổ chức thực hiện danh mục các ngân hàng chưa xây dựng được bộ
máy cũng như quy trình thích hợp, hiệu quả.
 Chưa có một cách tính đúng/chính xác tổn thất danh mục cho vay phù hợp
thông lệ quốc tế và gắn với thực tế rủi ro thực tế tại mỗi ngân hàng.
 Chưa có những biện pháp/ cách thức điều chỉnh danh mục cho vay mang
tính linh hoạt, phù hợp với điều kiện thay đổi của thị trường, tuân thủ quy
định của luật pháp và đảm bảo đạt mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.
Xuất phát từ các giả thuyết nghiên cứu như trên, luận án sử dụng các phương
pháp nghiên cứu thích hợp để kiểm chứng giả thuyết đã nêu ra, trên cơ sở đó đề
xuất các nhóm giải pháp phù hợp, đảm bảo các mục tiêu nghiên cứu.
7. Những đóng góp mới của luận án
Nội dung của luận án có một số điểm mới như sau:
Thứ nhất: Trên cơ sở tập hợp lý luận nền tảng về phương pháp quản trị danh mục
chủ động trong nền kinh tế hiện đại, sau khi so sánh với thực trạng quản trị danh
mục cho vay tại Việt Nam, luận án đề xuất áp dụng phương pháp quản trị danh
mục chủ động tại các ngân hàng TMCP Việt Nam nhằm hạn chế những tác động
xấu của phương pháp quản trị thụ động đang được áp dụng tại một số ngân hàng
TMCP Việt Nam hiện nay. Phương pháp quản trị chủ động không có nghĩa là quản
trị một cách chủ quan, duy ý chí, thoát ly khỏi thị trường, mà đề cao tính chủ động
do kết hợp các yếu tố dự báo kinh tế, thị trường…bên ngoài với nội lực của ngân
hàng. Tính chủ động thể hiện ngay từ khâu thiết lập danh mục, cho đến khi giám
sát và điều chỉnh danh mục nhằm đạt mục tiêu đã hoạch định. Phương pháp quản
trị danh mục cho vay chủ động có nhiều điểm khác biệt với phương pháp hiện tại

×