Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TỘI PHẠM MA TÚY.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.76 KB, 6 trang )

MỞ ĐẦU
Tệ nạn ma túy là hiểm họa cho toàn xã hội, gây ra tác hại cho sức
khỏe, làm suy thoái giốn nòi, phẩm giá của con người, phá hoại hạnh phúc
của gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội và an
ninh quốc gia. Để phòng chống có hiệu quả những hiểm họa đó trong những
năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách trong phòng
chống tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng. Trên cơ sở đó,
Chính phủ, Bộ Công an có nhiều kế hoạch, biện pháp tổ chức phòng chống
tội phạm ma túy từ Trung ương tới địa phương triển khai đồng bộ, toàn.
Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch Tổng thể Phòng chống ma túy đến năm
2010 với những mục tiêu, yêu cầu, giải pháp cụ thể.
Nhận thức được sự ảnh hưởng to lớn của ma túy đến ANTT, đến sự
phát triển KT-XH, Đảng và Nhà nước ta đã tin tưởng giao trọng trách đấu
tranh chống tội phạm về ma túy cho lực lượng Công an, cụ thể là lực lượng
CSĐT TP về MT. Trong những năm qua, áp dụng các biện pháp và chiến
thuật điều tra hình sự có hiệu quả cao trong hoạt động phòng ngừa và điều
tra tội phạm về ma túy ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đã
kiềm chế được tình hình tội phạm về ma túy.
1
NỘI DUNG
I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI PHẠM MA TÚY.
1. Khái niệm tội phạm về ma túy.
Tội phạm về ma túy là một loại tội phạm mới phát sinh nhưng lại phát
triển nhanh cả về số lượng và tính chất mức độ nguy hiểm. Có thể khẳng
định tội phạm về ma túy là một loại tội phạm có tính chất nguy hiểm cao cho
xã hội, không những gây ra thiệt hại to lớn cho lợi ích của nhà nước, của xã
hội, của công dân mà còn làm băng hoại đạo đức và gây mất trật tự an toàn
xã hội.
Để đấu tranh có hiệu qủa với tội phạm nói chung và tội phạm ma túy nói
riêng, Bộ luật Hình Sự đã có qui định riêng một chương các tội phạm về ma
túy.


Các tội phạm về ma túy được hiểu như sau: Các tội phạm về ma túy là
những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, xâm phạm đến những qui định
của nhà nước về quản lý và sử dụng các chất ma túy, từ đó gây thiệt hại cho
lợi ích cho xã hội, của công dân và gây mất trật tự an toàn xã hội.
2. Đặc điểm pháp lý của các tội phạm về ma túy.
2.1 Khách thể của các tội phạm về ma túy.
Các tội phạm về ma túy xâm phạm vào những qui định của nhà nước độc
quyền về sản xuất, quản lý và sử dụng các chất ma túy. Ngoài ra còn xâm
phạm đến trật tự an toàn xã hội.
Đối tượng của các tội phạm về ma túy là các chất ma túy được qui định
kèm theo của 3 Công ước quốc tế về ma túy: Công ước thống nhất về các
chất gây nghiện năm 1961, Công ước về các chất hướng thần năm 1971 và
Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất gây nghiện và các chất
hướng thần năm 1988. Theo tinh thần của các công ước nói trên thì chất ma
túy bao gồm các chất gây nghiện và các chất hướng thần, ở nước ta chất ma
2
túy bao gồm: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca, herôin, cocain…
Ngoài ra các tiền chất ma túy như Ephedrin, Acetic anhydrit… Các công cụ
phương tiện dùng để sản xuất, sử dụng chất ma túy cũng là đối tượng của
một số tội phạm vể ma túy được qui định trong Bộ luật hình sự Việt Nam.
2.2 Mặt khách quan của các tội phạm về ma túy.
Mặt khách quan của các tội phạm về ma túy được thể hiện bằng những
hành vi nguy hiểm cho xã hội. Những hành vi nguy hiểm cho xã hội được
thể hiện dưới hình thức hành động hay không hành động. Đa số các tội phạm
về ma túy được thể hiện dưới hình thức không hành động.
Hậu qủa của các tội phạm ma túy gây ra cho xã hội là rất nguy hiểm và
đa dạng, có thể gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, tài sản của công dân ,
có thể gây thiệt hại đến tính mạng và sức khỏe của công dân, làm hủy hoại
đạo đức của con người, các gia đình tan vỡ và gây mất trật tự an toàn xã hội.
Đa số các tội phạm về ma túy có cấu thành hình thức nghĩa là chỉ cần

người phạm tội thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong các điều luật
thì tội phạm được coi là hoàn thành. Trường hợp nếu hậu quả nghiêm trọng
xảy ra thì coi đó là tình tiết để khẳng định khung hình phạt tăng nặng . Tuy
nhiên cũng có một số tội phạm về ma túy đòi hỏi phải có dấu hiệu bắt buộc
là đã xử lý hành chính hoặc tạo điều kiện ổn định cuộc sống…mà vẫn còn vi
phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.3 Chủ thể của các tội phạm về ma túy.
Đa số các tội phạm về ma túy được thực hiện bởi chủ thể là bất kỳ người
nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của luật
Hình sự. Tuy nhiên cũng có một số tội là chủ thể thực hiện là người có chức
vụ quyền hạn ví dụ như điều 201 Tội vi phạm các quy định về quản lý sử
dụng thuốc gây nghiện các chất ma túy khác.
2.4 Mặt chủ quan của các tội phạm về ma túy.
3
Tất cả các tội phạm về ma túy được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý
nghĩa là người phạm tội biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, hành
vi đó gây ra hậu qủa tác hại cho xã hội nhưng vẫn thực hiện tội phạm. Tuy
nhiên có tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi có thể là lỗi cố ý hoặc
vô ý.
Động cơ, mục đích của tội phạm cũng rất đa dạng có thể là do vụ lợi hoặc
có thể là do sở thích của cá nhân như thích cảm giác mới, thích khoái cảm
…. Nhưng động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu
thành tội phạm của các tội phạm về ma túy.
Trong Bộ luật Hình sự năm 1999, tại chương XVIII quy định có 10 tội
phạm về ma túy từ điều 192 đến điều 201 bao gồm:
Điều 192: Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất
ma túy
Điều 193: Tội sản xuất trái phép chất ma túy
Điều 194: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma túy.

Điều 195: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất
dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.
Điều 196: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện,
dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
Điều 197: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
Điều 198: Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy.
Điều 199: Tội sử dụng trái phép chất ma túy
Điều 200: Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma
túy
Điều 201: Tội vi phạm các qui định về quản lý, sử dụng thuốc gây
nghiện, các chất ma túy khác.
4
II. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY
1. Thực trạng tội phạm về ma túy ở Việt Nam hiện nay
Tình hình tội phạm về ma túy ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp.
Trong 5 năm (2003-2007), ở nước ta đã xảy ra 55.569 vụ tội phạm về ma
túy, trung bình mỗi năm xảy ra 11.113 vụ tội phạm về ma túy. Thể hiện ở
bảng thống kê sau đây:
BẢNG THỐNG KÊ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MA TÚY Ở VIỆT
NAM TỪ NĂM 2003-2007
TT Năm PPHS
(1)
Tội phạm về MT
(2)
Tỷ lệ 2/1
1 2003 73123 12888 17,6%
2 2004 72231 12068 16,7%
3 2005 74523 11772 15,7%
4 2006 75124 9891 13,1%

5 2007 60412 8950 14,8%
Tổng cộng
355413 55569 15,6%
Nguồn: Báo cáo tổng kết của C17, C11
Thời gian qua, nhờ tiếp tục có các biện pháp chủ động phòng ngừa,
tích cực đấu tranh; đẩy mạnh thực hiện các kế hoạch phối hợp trên các
tuyến, địa bàn trọng điểm, đặc biệt là liên tục mở 3 đợt cao điểm tấn công tội
phạm về ma túy trên địa bàn cả nước nên tình hình hoạt động của tội phạm
về ma túy trên địa bàn toàn quốc tiếp tục được kiềm chế; không công khai,
trắng trợn như trước, tỉ lệ bắt giữ ngay tại khu vực biên giới, cửa khẩu đạt
cao hơn... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân: vì siêu lợi nhuận, áp lực phức
tạp của tội phạm ma túy từ ngoài vào, công tác quản lý cai nghiện còn nhiều
bất cập... nên hoạt động của tội phạm ma túy nói chung vẫn còn tiềm ẩn và
diễn biến phức tạp; nhất là qua các tuyến biên giới đường bộ thẩm lậu vào
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×