Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề cương ôn tập học kì II hóa học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.87 KB, 3 trang )

Trường THPT Xuân Đỉnh
1
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
Môn hoá học lớp 11 (Năm học 2013-2014)
CHƯƠNG 5. HIĐROCACBON NO
BÀI TẬP THAM KHẢO
Bài 1: Viết tất cả các đồng phân là ankan, xicloankan có CTPT là C
5
H
12
, C
5
H
10
, gọi tên
Bài 2: Hoàn thành phương trình hóa học sau:
a. Isopentan + Cl
2
(as: 1:1) b.Xiclobutan + H
2
(t
0
, Ni).
c. Nung nóng isobutan với xúc tác Cr
2
O
3
để tạo ra isobutilen :CH
2
=C(CH
3


)
2.

Bài 3: Tại sao một tàu chở dầu gặp nạn thường gây thảm họa cho vùng biển rộng
Bài 4: Cho các chất khí: etan, xiclopropan, cacbonic đựng trong các bình riêng biệt. Bằng phương
pháp hóa học hãy phân biệt các chất khí trên.
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon là đồng đẳng kế tiếp , dẫn toàn bộ sản phẩm cháy
lần lượt đi qua các bình đựng CaCl
2
khan và KOH dư thì thấy bình CaCl
2
tăng 19,8 gam còn bình
KOH tăng 35,2 gam.
a. Tìm công thức phân tử 2 hiđrocacbon
b. Tính % khối lượng mỗi hiđrocacbon trong hỗn hợp ban đầu
Bài 6:Ankan X có cacbon chiếm 83,33% khối lượng phân tử.
a. Tìm công thức phân tử của X.
b. Khi X tác dụng với brom đun nóng có chiếu sang có thể tạo ra 4 dẫn xuất đồng phân chứa một
nguyên tử brom trong phân tử. Viết công thức cấu tạo và gọi tên X?. Viết phương trình hóa học
tạo ra 4 dẫn xuất trên?
CHƯƠNG 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO ( anken, ankađien, ankin)
BÀI TẬP THAM KHẢO
Bài 1. Viết các công thức cấu tạo các đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C
5
H
10
, C
5
H
8

. Gọi
tên các đồng phân đó.
Bài 2. Cho ba hiđrocacbon: but -2-en, propin, butan. Hãy phân biệt các chất bằng phương pháp hoá
học.
Bài 3. Hoàn thành các PTHH sau? (,ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có)?
a.Propen + H
2
O/H
+
,T
0
b.Buta-1,3-đien + HBr ( t
0
=40
0
C, -80
0
C); trùng hợp
c.But-1-in + AgNO
3
, NH
3
/H
2
O d.Propen (nhiệt độ cao, p cao)
e.Etilen + KMnO
4
/H
2
O f. Axetilen + H

2
(T
0
, xt: Pd/PbCO
3
)
Bài 4: Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau
Anđehit axetic ancol etylic etilen

Metan axetilen etilen PE

Vinyl clorua PVC

Vinyl axetilen buta-1,3-đien poli butađien
Bài 5: Dẫn 6,72 lit hh khí gồm propan, etilen và axetilen qua dd brom dư đến phản ứng hoàn toàn,
thấy còn 1,68 lit khí không bị hấp thụ và khối lượng bình đựng dd brom tăng 6,1g. Các thể tích khí đo
ở đktc.
a/ Viết các PTHH của các phản ứng đã xảy ra.
b/ Tính thành phần phần trăm theo thể tích và khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp.
c/ Nếu cho hỗn hợp khí trên đi qua dung dịch AgNO
3
/NH
3
dư, đun nóng thì thu được bao nhiêu gam
kết tủa màu vàng?
Bài 6
*
:
Trường THPT Xuân Đỉnh
2

Cho 13,44 lít hỗn hợp khí A (đktc) gồm một anken và một ankin (có số nguyên tử cacbon trong phân
tử khác nhau) . Chia hỗn hợp A thành hai phần bằng nhau.
-Phần một dẫn qua dung dịch brom dư, thấy có 80 gam brom tham gia phản ứng.
-Phần hai đem đốt cháy hoàn toàn , sau đó dẫn sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thu được 80
gam kết tủa trắng.
a. Tìm công thức phân tử hai hiđrocacbon?
b. Tính % về khối lượng của hai hiđrocacbon trong hỗn hợp A?
Bài 7: Hỗn hợp A gồm 2 chất kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của etilen. Cho 3,36 lít hỗn hợp trên
đi qua bình đựng dung dịch brom dư, thấy khối lượng bình tăng lên 7,7 gam.
a. Xác định CTPT của 2 anken
b. Tính %m, %V của hỗn hợp A
CHƯƠNG 7: HIĐROCACBON THƠM. NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN. HỆ
THỐNG HOÁ VỀ HIĐROCACBON
BÀI TẬP THAM KHẢO
Bài 1. Viết CTCT và gọi tên tất cả các đồng phân là hợp chất thơm có CTPT là C
8
H
10;
C
9
H
12

Bài 2: Viết các PTHH thực hiện chuỗi chuyển hóa ( ghi rõ đk pư):
a.CH
4
→ C
2
H
2

→ C
6
H
6
→ C
6
H
5
C
2
H
5
→ C
6
H
5
-CH=CH
2
b. Viết pthh sau :
1.Toluen + Cl
2
, có chiếu sáng (1:1), tác dụng Br
2
(xt: Fe) 3. Toluen tác dụng H
2
( T
0
, xt Ni)
2.Nitrobenzen + HNO
3

, có mặt axit sunfuric đặc. 4. Stiren tác dụng dung dịch brom
Bài 3. Dùng 1 hoá chất, hãy phân biệt 3 lọ mất nhãn chứa 3 chất lỏng: toluen, benzen, stiren.

Bài 4: Hiđrocacbon A chứa vòng benzen trong phân tử không có khả năng làm mất màu dung dịch
brom. Phần trăm khối lượng của cacbon trong A là 90%. Khối lượng mol phân tử của A nhỏ hơn 160g.
Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của A, biết khi tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1 : 1 trong
điều kiện đun nóng có bột sắt hoặc không có bột sắt, mỗi trường hợp đều tạo được một dẫn xuất
monobrom duy nhất.
Bài 5. Hidrocacbon X là chất lỏng có tỉ khối hơi so với không khí bằng 3,17. Đốt cháy hoàn toàn X
thu được CO
2
có khối lượng bằng 4,28 lần khối lượng của H
2
O. Ở nhiệt độ thường, X không làm
mất màu dd brom. Khi đun nóng, X làm mất màu dd KMnO
4
.
a/ Tìm CTPT và CTCT của X.
b/ Viết PTHH của phản ứng giữa X với: H
2
(xúc tác Ni, t
o
); Br
2
(có mặt bột Fe); hh dư của HNO
3

H
2
SO

4
đậm đặc.
CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL
BÀI TẬP THAM KHẢO
Bài 1
*
: Viết công thức cấu tạo, gọi tên và xác định bậc của các dẫn xuất halogen có công thức phân tử
C
4
H
9
Br.
Bài 2: Viết và gọi tên tất cả các đồng phân là ancol có công thức phân tử là C
5
H
10
O
Bài 3
*
: Hoàn thành các PTHH sau:
a/ Br- C
6
H
4
CH
2
Br + NaOH ( loãng, nóng) b/ Br- C
6
H
4

CH
2
Br + NaOH ( đặc, nóng)
Bài 4: Hoàn thành các phương trình hoá học sau.
a. Butan-1-ol + HBr b. Propan-2-ol C
3
H
7
OC
3
H
7

c. etanol + CuO (t
0
) d. Butan-2-ol C
4
H
8

e. glixerol + Cu(OH)
2
f. Propan-2-ol + CuO (t
0
)
Bài 5. Ba hợp chất thơm X, Y, Z đều có công thức phân tử C
7
H
8
O. X tác dụng với Na và NaOH ; Y

tác dụng với Na, không tác dụng NaOH ; Z không tác dụng với Na và NaOH. Xác định công thức cấu
tạo của X, Y, Z.
Bài 6. Hãy phân biệt các chất lỏng riêng biệt sau bằng phương pháp hóa học: etanol; glixerol; nước và
benzen.
Bài 7. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức đồng đẳng liên tiếp thu được 6,6 gam
CO
2
và 4,5 gam nước. Tìm CTPT mỗi ancol trong X.Tính %m mỗi ancol
Bài 8
*
: Đun nóng một hỗn hợp gồm một ancol bậc I và một ancol bậc III đều thuộc loại ancol no, đơn chức với
H
2
SO
4
, ở 140oC thì thu được 5,4g H
2
O và 26,4g hỗm hợp 3 ete.Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn và 3 ete
trong hỗn hợp có số mol bằng nhau. Xác định CTCT của 2 ancol và 3 ete đó.
Trường THPT Xuân Đỉnh
3
Bài 9
*
: Một ancol đơn chức A tác dụng với HBr cho hỗn hợp chất B trong đó brom chiếm 58,4% khối lượng. Mặt
khác, nếu đun nóng A với H
2
SO
4
ở khoảng 170
o

C thì thu được hai anken.
a. Xác định CTPT của A, B
b. Xác định CTPT, tên của A và của 2 anken. Các anken tạo ra có đồng phân lập thể không?
Bài 10: Hỗn hợp X gồm etanol, propan-1-ol và ancol anlylic được chia thành ba phần bằng nhau:
Phần 1 cho tác dụng với natri dư thu được 1,68 lít H
2
(đktc)
Phần 2 có thể làm mất màu dung dịch chứa 8 g Br
2
trong CCl
4

Đốt cháy hoàn toàn phần ba thấy có 17,6g khí CO
2
(đktc) sinh ra,
Tính phần trăm khối lượng của mỗi ancol trong hỗn hợp X.
Bài 11 : Hỗn hợp X gồm phenol và ancol etylic. Cho 14,00g hỗn hợp tác dụng với natri dư thấy có 2,244
lít khí thoát ra (đktc).
a. Tính phần trăm khối lượng của các chất trong hỗn hợp X.
b. Nếu cho 14,00g X tác dụng với dung dịch brom thì có bao nhiêu gam kết tủa của 2,4,6-
trribromphenol? Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
CHƯƠNG 9:ANĐEHIT-XETON-AXIT CACBOXYLIC
BÀI TẬP THAM KHẢO
Bài 1 :Viết công thức cấu tạo và gọi tên các axit đồng phân của nhau có công thức phân tử C
5
H
10
O
2
.

Bài 2 :Viết công thức cấu tạo và gọi tên các anđehit đồng phân của nhau có công thức phân tử C
4
H
8
O
Bài 3 : Hoàn thành các chuyển hoá sau bằng các phương trình hoá học ( ghi rõ đk pư):
CHCH  CH
3
CHO  CH
3
CH
2
OH  CH
3
COOH  CH
3
COOC
2
H
5
 CH
3
COONa  CH
4

Bài 4: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các dung dịch trong nước của các chất sau:
Fomanđehit, axit fomic, axit axetic, ancol etylic
Bài 5: Cho ba chất hữu cơ là : C
2
H

5
OH, C
6
H
5
OH và CH
3
COOH.
1) từ metan viết phương trình phản ứng điều chế ba chất trên
2) sắp xếp chúng theo chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử hidro. Viết các PTHH minh
họa.
Bài 6
*
: Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất lỏng sau: fomalin; glixerol, axit axetic. Viết
PTHH của các phản ứng xảy ra .
Bài 7 : Cho 10,20g hỗn hợp hai anđehit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của anđehit fomic tác dụng
với dung dịch AgNO
3
trong NH
3
(lấy dư) thu được 43,20g bạc kết tủa. Tìm công thức của hai anđehit
và tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 8 : Hoà tan 13,4g hỗn hợp hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở vào nước được 50,0g dung
dịch A. Chia A thành 2 phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất phản ứng hoàn toàn với lượng dư bạc
nitrat trong dung dịch amoniac, thu được 10,8g bạc. Phần thứ hai được trung hoà bằng dung dịch
NaOH 1M thì hết 100 ml.
Xác định công thức của hai axit, tính phần trăm khối lượng của mỗi axit trong hỗn hợp. Tính nồng độ
phần trăm của mỗi axit trong dung dịch A.
Bài 9: Cho 100g dung dịch axit axetic 6,00% (Dung dịch A). thêm tiếp 17,60g một axit X cùng dãy
đồng đẳng của axit axetic vào dung dịch A, được dung dịch B.

a. Tính nồng độ phần trăm các axit trong dung dịch B.
b. Để trung hoà dung dịch B cần 200 ml dung dịch kali hiđroxit 1,50 M.
Lập công thức CTPT và viết công thức cấu tạo của X.
Chú ý: Học sinh lớp ban D không phải làm bài tập có dấu *

×