Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tìm hiểu về tình hình độc quyền điện ở nước ta hiện nay.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.95 KB, 12 trang )

1. MỞ ĐẦU
Vào những năm gần đây ,ngành điện trong nước cụ thể là tổng công ty điện
lực Việt Nam EVN đã dần đà biểu hiện những bê bối của mình trong vấn đề sản xuất
kinh doanh, phân phối, cũng như điều hành. Cụ thể là vụ bê bối điện kế điện tử vào
năm 2004-2005 gây ra nhiều tổn thất lớn cho người tiêu dùng , rồi đến vụ tăng giá
điện vào đầu tháng 1/2007 trong khi tình trạng cắt điện xảy ra liên tục trên diện rộng,
sau đó là việc trả lại cho Nhà Nước 13 dự án nhiệt điện than vì lý do thiếu vốn, và
gần đây nhất là việc xin 1002 tỉ đồng làm tiền thưởng dẫn đến việc Kiểm Toán Nhà
Nước phát hiện EVN bị kiểm toán thiếu 600 tỷ đồng … Đó chỉ là một số trong những
thiếu sót mà ta có thể thấy được từ ngành điện nước ta .
Ngành điện là một trong các ngành công nghiệp quan trọng, và là 1 ngành
công nghiệp mũi nhọn của nước ta hiện nay, vì thế việc tập trung phát triển sản xuất,
quản lý, phân phối điện năng sao cho hợp lý, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, phát
triển của đất nước là tối cần thiết.
Tuy nhiên do vốn đầu tư ban đầu rất lớn, không phải một doanh nghiệp nào
có thể dễ dàng tham gia xây dựng kinh doanh trong thị trường này, và chính những
rào cản đó mà ngành điện nước ta ngay từ đầu đã được nhà nước đầu tư cơ sở, nền
tảng, giao trách nhiệm cho một doanh nghiệp duy nhất quản lý.
Và từ khi thành lập đến nay, nước ta cũng chỉ có một và chỉ một doanh
nghiệp độc quyền quản lý gần như tuyệt đối trong các lãnh vực sản xuất, xây dựng
mạng lưới, truyền tải, phân phối điện năng…đến người tiêu dùng.
Mặc dù ở các nước khác trên thế giới từ lâu đã phá vỡ thế độc quyền của
ngành điện, để mang lại giá trị, chất lượng cũng như độ thoả mãn tối đa nhất cho
người dân, nhưng nước ta đến hiện nay vẫn giữ nguyên cơ chế độc quyền của ngành
điện.
Chính vì thế mà đã sinh ra lắm căn bệnh, bệnh cửa quyền, bệnh mập mờ,
thiếu trung thực, bệnh quản lý yếu kém gây thất thoát hiệu quả đầu tư…Từ đó dẫn
đến những chỉ trích, phê phán, thắc mắc cần giải quyết của đông đảo người dân.
Tìm hiểu về tình hình độc quyền điện ở nước ta hiện nay, nhóm 4 mong muốn
đưa ra 1 cái nhìn tổng quan về vấn đề này.
1


2. ĐỘC QUYỀN ĐIỆN - ĐỘC QUYỀN TUYỆT ĐỐI?
2.1. Giới thiệu chung về tình hình độc quyền điện ở nước ta hiện nay:
Bảng sản lượng điện phát ra hàng năm từ 2000-2006 ( số liệu sơ bộ, lấy từ
Tổng cục Thống kê)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Điện
phát
ra
Tr.kwh 26683 30673,
1
15%
35888
17%
40546
13%
46202
14%
52078
12,7%
59050
13,4%
Nhà
nước
" 24972
93,6%
28547,6
93,1%
33777
94,1%
39154

96,7%
44655
96,7%
49250
94,6%
55911
94,7%
Ngoài
nhà
nước
" 11,0 5,4 7,0 7,0 9,0 9,0 11,0
ĐTNN " 1700 2120,1 2104 1385 1538 2819 3127
Từ bảng trên, chúng ta có thể thấy cơ cấu ngành điện về cơ bản không có gì thay
đổi trong giai đoạn từ năm 2000-2006, Nhà nước (thực chất là Nhà nước giao cho
EVN) vẫn gần như chiếm vị thế độc quyền tuyệt đối trong việc phân phối điện năng
(chiếm trên 93% sản lượng điện phát ra).
Chính do cơ chế độc quyền như vậy đã tạo điều kiện hình thành nên những
“căn bệnh độc quyền” trong ngành điện.
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu đôi nét về Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN
– đơn vị được giao độc quyền phân phối điện năng tại Việt Nam.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước
của Việt Nam kinh doanh đa ngành. Theo báo cáo của UNDP 2007, EVN là
doanh nghiệp lớn thứ ba Việt Nam (sau Agribank và VNPT). Lĩnh vực kinh doanh
chính là sản xuất, truyền tải và xuất nhập khẩu điện năng.
Hiện nay EVN vẩn sử dụng mức giá bán được điều chỉnh và áp dụng từ ngày
1/1/2007 vẫn theo mô hình bậc thang và phương pháp bù trừ chéo như cũ.
2
Trong lĩnh vực chính là kinh doanh điện năng, EVN có 5 công ty điện lực
chính và 5 công ty truyền tải điện kinh doanh đến khách hàng đó là :
• Công ty điện lực 1.

• Công ty điện lực 2.
• Công ty điện lực 3.
• Công ty điện lực TPHCM.
• Công ty điện lực Hà Nội.
• NPT (Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia)
• Cty truyền tải điện 1
• Cty truyền tải điện 2
• Cty truyền tải điện 3
• Cty truyền tải điện 4
Ngoài các cty trên thì hiện nay EVN còn nhiều nhà máy điện trải dài khắp đất
nước và 89 công ty điện lực tỉnh và quận/huyện thuộc TP.Hà Nội và TP.HCM và 5
công ty TNHH một thành viên ở Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình, Đà Nẵng, Đồng
Nai và một công ty cổ phần điện lực ở Khánh Hòa.
Là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, ngoài lĩnh vực chính là điện năng thì
EVN còn đầu tư vào một số lĩnh vực khác như :
• Giáo dục: trường Đại Học Điện Lực.
• Viễn thông: công ty viễn thông điện lực EVN (EVN Telecom) hoạt động
trong lĩnh vực phát triển mạng lưới dịch vụ điện thoại cố định nội tỉnh và đường dài
trong nước, cùng mạng điện thoại di động , dịch vụ Internet.
• Tài chính –ngân hàng : tập đoàn là cổ đông thể chế của ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình , bên cạnh đó EVN vừa thành lập Công ty Tài chính
EVN (EVN Finance) với vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng, nhằm mục đích thực hiện kêu gọi
đầu tư vào các dự án ngành điện.
• CTCP bất động sản EVN-Land Nha Trang: thành viên mới của tập
đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) với tổng vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng vừa
chính thức ra mắt hoạt động. EVN-Land Nha Trang được hình thành bởi các cổ đông
chính là EVN; CTCP Điện Lực Khánh Hòa (KHP); Công ty XDCT&ĐT địa ốc Hồng
Quang; Công ty điện lực 3;công ty TNHH TM&DV MESA, Công ty điện lực 2, công
ty điện lực TP.HCM, công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 4.
• Kinh doanh resort: mới đây EVN đã huy động số vốn đầu tư là 260 triệu

USD để đầu tư xây dựng khu resort tại khu vực Thừa Thiên Huế.
Trong tổng số vốn đầu tư tài chính dài hạn 49.700 tỉ đồng thì lượng vốn đầu tư
ra ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện (như đầu tư vào viễn thông điện lực,
chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản là 3.590 tỉ đồng, chiếm 7,22% vốn
3
đầu tư và 4,82% tổng vốn chủ sở hữu). Nhìn chung, đầu tư vào các lĩnh vực ngoài
điện của EVN đều hiệu quả, kinh doanh có lãi nhưng cũng cần được kiểm soát chặt
chẽ.
Theo nhóm nghiên cứu CEPR (Trung tâm Nghiên cứu và chính sách) của Đại
học Quốc gia Hà Nội thì EVN chiếm 74% sản lượng điện sản xuất, chiếm 100% về
truyền tải và 94% về phân phối điện trên cả nước.
Sơ đồ:
Sản lượng điện sản xuất theo nguồn
Nguồn
Sản lượng điện sản
xuất (triệu kWh)
Tổng điện phát và mua 52 050
Sản lượng điện của các nhà máy thuộc EVN 41183
Thuỷ điện 16 130
Nhiệt điện than 8 125
Nhiệt điện dầu (FO) 678
Tua bin khí (khí+dầu) 16 207
Diesel 43
Sản lượng điện của các IPP 10 867
4
IPP: nhà máy điện độc lập EVN: 74%Nguồn
Truyền tải
Phân phối
EVN
EVN

Khách hàng
Với tỷ trọng:
2.2 Bệnh độc quyền:
Độc quyền thì có nhiều biểu hiện nhưng ở đây Nhóm 4 xin nêu ra 4 “căn bệnh
độc quyền” chủ yếu nổi bật nhất của EVN đó là :
- Độc quyền ở khâu mua , bán và phân phối điện.
- Thiếu trách nhiệm.
- Đưa đề án xin tăng giá điện trong khi chưa hoàn thành trách nhiệm.
- Thiếu minh bạch về số liệu thống kê.
2.2.1 Căn nguyên của “bệnh độc quyền”:
- Do được Nhà nước giao cho độc quyền gần như tuyệt đối, chi phối hoàn toàn
ngành điện nên EVN dường như không phải lo đối phó với bất kỳ đối thủ cạnh tranh
cùng ngành nào. Chính điều đó có lẽ đã gây ra những hạn chế về quản lý cũng như
hiệu quả đầu tư, không tạo động lực cho việc phát triển sản xuất kinh doanh điện
năng.
- Bên cạnh đó do ngành điện là ngành độc quyền tự nhiên , do vậy khi các cty
muốn đầu tư vào ngành này thì phải có nguồn vốn đầu tư mới rất lớn chủ yếu là đầu
tư vào cơ sở hạ tầng và mạng lưới phân phối điện .Chính vì thế mà nó đã tao ra rào
cản cho các cty khác đầu tư vào ngành này.
- Một phần cũng do tư duy quản lý của Nhà nước: chưa tạo ra sự cạnh tranh,
vẫn dung túng cho tình trạng độc quyền, cho phép tập đoàn phát triển ra các lĩnh vực
khác mà quên tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình ( theo TS Nguyễn
QuangA – />2.2.2 Biểu hiện của độc quyền:
a. Độc quyền trong khâu mua , bán và phân phối điện năng:
5

×