Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lý cho việc sử dụng hợp lý lưu vực vịnh Cửa Lục, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.99 MB, 213 trang )



MC LC

Trang ph bỡa

Li cam oan

Li cm n

Mc lc

Danh mc cỏc ký hiu v ch vit tt

Danh mc cỏc bng

Danh mc cỏc hỡnh v, th

M U
1
Chng 1. Cơ sở lý luận và ph-ơng pháp nghiên cứu
6
1.1. Khỏi quỏt v khu vc nghiờn cu
6
1.2. Phõn tớch cỏc kt qu nghiờn cu cú liờn quan n ti lun ỏn
7
1.3. Quan nim v lu vc vnh Ca Lc
15
1.4. Nhng khớa cnh c bn ca nghiờn cu a lý phc v t chc khụng
gian s dng hp lý ti nguyờn v bo v mụi trng lu vc vnh Ca Lc
17


1.5. Quan im v phng phỏp nghiờn cu ca ti
18
1.5.1. Cỏc quan im v tip cn nghiờn cu
18
1.5.2. Quy trỡnh nghiờn cu
22
1.5.3. Cỏc phng phỏp ng dng trong nghiờn cu
23
Chng 2. c im v vai trũ ca cỏc iu kin t nhiờn, kinh t - xó hi
i vi s hỡnh thnh cu trỳc cnh quan v s dng lónh th lu vc vnh
Ca Lc
26
2.1. c im v vai trũ ca cỏc iu kin t nhiờn i vi s hỡnh thnh
cu trỳc cnh quan v s dng lónh th lu vc vnh Ca Lc
26

2.1.1. c im a cht, a mo v vai trũ hỡnh thnh nn rn cnh quan
26
2.1.2. Khớ hu, thu- hi vn
33
2.1.3. Th nhng v thc vt
38
2.1.4. Cỏc dng ti nguyờn thiờn nhiờn chớnh
41
2.2. Cỏc dng hot ng kinh t khai thỏc ti nguyờn tỏc ng n s hỡnh
thnh, bin i cnh quan v s dng hp lý lu vc vnh Ca Lc
44
2.2.1. Dõn s v lao ng - Yu t tỏc ng ti cnh quan v mụi trng
thụng qua cỏc hot ng phỏt trin
44



2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
46
2.2.3. Hoạt động khai thác khoáng sản
48
2.2.4. Hoạt động phát triển nông, lâm, ngư nghiệp
51
2.2.5. Phát triển hạ tầng giao thông, đô thị hoá và khu công nghiệp
53
Chương 3. Đặc điểm cấu trúc cảnh quan lưu vực vịnh Cửa Lục
57
3.1. Quan điểm nghiên cứu và xây dựng hệ thống đơn vị phân hoá cảnh
quan
57
3.1.1. Quan điểm nghiên cứu sự phân hoá cảnh quan
57
3.1.2. Hệ thống đơn vị phân hoá cảnh quan lưu vực vịnh Cửa Lục
57
3.2. Đặc điểm cấu trúc ngang của cảnh quan lưu vực vịnh Cửa Lục
59
3.2.1. Tính quy luật trong phân hoá cảnh quan lưu vực vịnh Cửa Lục
59
3.2.2. Các nhóm dạng cảnh quan
61
3.2.3. Các tiểu vùng cảnh quan
66
3.3. Đặc thù về tính bền vững chống xói mòn, tính biến động địa hình và
mức độ ô nhiễm môi trường trong các cảnh quan
75

3.3.1. Tính bền vững chống xói mòn đất của các cảnh quan trên lưu vực
75
3.3.2. Tính biến động của cảnh quan liên quan đến khai thác than
87
3.3.3. Tính biến động của cảnh quan ngập nước vịnh Cửa Lục liên quan đến
rừng ngập mặn và bồi - xói
94
3.3.4. Vấn đề ô nhiễm môi trường trong các cảnh quan lưu vực vịnh Cửa
Lục
104
3.3.5. Dự báo xu hướng biến động các quá trình xói mòn, bồi lắng và ô
nhiễm môi trường trên lưu vực vịnh Cửa Lục
107
Chương 4. Định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường theo các tiểu vùng cảnh quan
110
4.1. Quan điểm phát triển bền vững lưu vực vịnh Cửa Lục liên quan đến tổ
chức không gian khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường
110
4.1.1. Về phát triển bền vững lưu vực
110
4.1.2. Vấn đề phát triển bền vững lưu vực vịnh Cửa Lục
111
4.2. Phân tích các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường khu vực nghiên cứu
114
4.3. Các mâu thuẫn cơ bản trong sử dụng tài nguyên ở các khu vực trọng
điểm
119



4.4. Các vấn đề tài nguyên, môi trường và những tiêu chí đáp ứng, đảm bảo
phát triển bền vững theo các tiểu vùng
121
4.4.1. Định hướng bảo vệ môi trường
121
4.4.2. Một số chỉ tiêu bảo vệ môi trường chung toàn lưu vực vịnh Cửa Lục
121
4.4.3. Khái lược những vấn đề môi trường cấp bách và tiêu chí cần đảm bảo
theo tiểu vùng cảnh quan
122
4.5. Định hướng tổ chức không gian khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường theo các tiểu vùng đến 2010 và định hướng đến 2015
129
4.5.1. Nguyên tắc chung
129
4.5.2. Định hướng tổ chức không gian khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường theo các tiểu vùng đến 2010 và định hướng đến 2015
130
4.6. Đề xuất nội dung quy hoạch sử dụng cảnh quan sau khai thác than
141
4.7. Đề xuất một số giải pháp thực hiện tổ chức không gian và quản lý tổng
hợp - thống nhất lưu vực
143
4.7.1. Các giải pháp thực hiện tổ chức không gian
143
4.7.2. Đề xuất khung quản lý tổng hợp và thống nhất lưu vực vịnh Cửa Lục
145
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
146

Kết luận
146
Kiến nghị
149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT : Bảo vệ môi trường
CQ : Cảnh quan
DCQ : Dạng cảnh quan
ĐKTN : Điều kiện tự nhiên
ESSA : Công ty Tư vấn ESSA (Canada)
JICA : Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản
KCN : Khu công nghiệp
KGƯT : Không gian ưu tiên
KTT : Khai thác than
KTXH : Kinh tế - xã hội
NDCQ : Nhóm dạng cảnh quan
ONMT : Ô nhiễm môi trường
PTBV : Phát triển bền vững

RNM : Rừng ngập mặn
s. : Sông
SDHL : Sử dụng hợp lý
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TN&MT : Tài nguyên và môi trường
TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
TV : Tiểu vùng
TVCQ : Tiểu vùng cảnh quan
VCL : Vịnh Cửa Lục
VHL : Vịnh Hạ Long
WB : Ngân hàng Thế giới
XMTN : Xói mòn tiềm năng
XMTT : Xói mòn thực tế











DANH MỤC ẢNH


Ảnh 1 - 2. Cảnh quan rừng kín thường xanh và sườn bóc mòn trên đỉnh núi thấp
Ảnh 3 - 4. Cảnh quan nông nghiệp trong các thung lũng giữa núi
Ảnh 5 - 6. Cảnh quan đồi núi thấp và hồ Cao Vân

Ảnh 7 - 8. Cảnh quan rừng trồng trên đất dốc
Ảnh 9 - 10. Cảnh quan quần cư nông thôn
Ảnh 11 - 12. Cảnh quan nông nghiệp trên địa hình đồng bằng
Ảnh 13 - 14. Cảnh quan lạch triều và rừng ngập mặn
Ảnh 15. Cảnh quan khai thác than đông vịnh Cửa Lục
Ảnh 16 - 17. Cảnh quan cảng Cái lân và Cầu Bãi Cháy
Ảnh 18 - 21. Biến đổi địa hình và xói mòn trong khai thác than
Ảnh 22 - 23. Địa hình bị phá huỷ trong khai thác đất sét
Ảnh 24 - 25. Thi công hạ tầng KCN Cái Lân và khu đô thị Cao Xanh – Hà Khánh
Ảnh 26. Bồi lấp ven bờ vịnh và ao nuôi thuỷ sản khu vực Hà Khánh
Ảnh 27. Đóng cọc quan trắc xói mòn trên một số cảnh quan
Ảnh 28 - 29. Cảng dầu B12, nhà máy sản xuất gạch ngói
Ảnh 30 - 31. Khai thác cát tại cửa sông Diễn Vọng




DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm trung bình các trạm trên lưu vực
35
Bảng 2.2. Đặc trưng hình thái một số sông trên lưu vực vịnh Cửa Lục
35
Bảng 2.3. Một số thông số thuỷ văn sông Diễn Vọng
36
Bảng 2.4. Một số đặc trưng cơ bản về tốc độ dòng chảy tại Cửa Lục
37
Bảng 2.5. Phân bố dân cư trên địa bàn nghiên cứu tính đến 31/12/2003
45
Bảng 2.6. Diện tích, dân số tại huyện Hoành Bồ năm 2004

45
Bảng 2.7. Diễn biến lao động trong một số lĩnh vực kinh tế chính
46
Bảng 2.8. Biến động sản lượng khai thác than và đất đá thải trên khu vực
48
Bảng 2.9. Sản lượng than và đất đá thải phía đông vịnh Cửa Lục năm 2005
49
Bảng 2.10. Sản lượng than khai thác lộ thiên và năm kết thúc khai thác trên
khu vực phía bắc thành phố Hạ Long
49
Bảng 2.11. Biến động sản lượng sét khai thác làm vật liệu xây dựng khu vực
Giếng Đáy - Hà Khẩu
50
Bảng 2.12. Năng suất và sản lượng sản phẩm nông nghiệp khu vực nghiên
cứu
51
Bảng 2.13. Diễn biến đất rừng huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long
52
Bảng 2.14. Sản lượng thuỷ sản khu vực nghiên cứu so với toàn tỉnh
53
Bảng 2.15. Danh mục một số dự án phát triển trên lưu vực vịnh Cửa Lục
54
Bảng 2.16. Một số dự án phát triển hạ tầng đô thị và khu công nghiệp xung
quanh vịnh Cửa Lục, khởi công từ năm 1999 - 2000
55
Bảng 3.1. Dấu hiệu xác định đơn vị phân hoá cảnh quan lưu vực vịnh Cửa
Lục
58
Bảng 3.2. Đặc điểm các dạng cảnh quan trong nhóm dạng cảnh quan núi
thấp

62
Bảng 3.3. Đặc điểm các dạng cảnh quan trong nhóm dạng cảnh quan đồi
63
Bảng 3.4. Đặc điểm các dạng cảnh quan trong nhóm dạng cảnh quan đồng
bằng
65


Bảng 3.5. Đặc điểm các dạng cảnh quan trong nhóm dạng cảnh quan đất
ngập nước
66
Bảng 3.6. Xói mòn trên một số cảnh quan trên lưu vực vịnh Cửa Lục
76
Bảng 3.7. Bảng cơ sở phân cấp độ bền vững chống xói mòn của các cảnh
quan khu vực nghiên cứu
80
Bảng 3.8. Phân cấp mức độ bền vững chống xói mòn cảnh quan trên lưu
vực vịnh Cửa Lục theo phương pháp của Shishenko P.G, 1988
81
Bảng 3.9. Kết quả tính toán xói mòn các cảnh quan trên lưu vực vịnh Cửa
Lục
82
Bảng 3.10. ước tính lượng đất bị xói mòn trên các tiểu vùng cảnh quan
84
Bảng 3.11. ước tính lượng đất bị xói mòn trên các lưu vực sông chính
86
Bảng 3.12. Phân cấp xói mòn khe rãnh sườn bãi thải
90
Bảng 3.13. Kết quả quan trắc xói mòn khe rãnh trên sườn các bãi thải năm
2005

91
Bảng 3.14. Biến động diện tích bãi triều và rừng ngập mặn trong vịnh Cửa
Lục
100
Bảng 3.15. Biến động địa hình của cảnh quan ngập nước ở một số khu vực
trong vịnh Cửa Lục thời kỳ 1965 - 2004
102
Bảng 3.16. Kết quả quan trắc hàm lượng bụi khu vực khai thác than, mỏ
than Núi Béo
104
Bảng 3.17. Kết quả quan trắc một số chỉ tiêu môi trường nước trên khai
trường khai thác than mỏ than Núi Béo
105
Bảng 3.18. Kết quả quan trắc hàm lượng TSS trong nước vịnh Cửa Lục giai
đoạn 1999 - 2002
106
Bảng 4.1. Các vấn đề tài nguyên và môi trường bức xúc và các tiêu chí cần
đáp ứng trong các tiểu vùng cảnh quan
123



DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu - lưu vực vịnh Cửa Lục
6-2
Hình 1.2. Lưu vực vịnh Cửa Lục Sanfrancisco (Answers.com)
15-2
Hình 1.3. Sơ đồ chuyển hoá cửa sông hình phễu sang châu thổ liên quan
tốc độ bồi lắng trầm tích

17
Hình 1.4. Sơ đồ quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và xã hội theo quan
điểm hệ thống
19
Hình 1.5. Sơ đồ quy trình nghiên cứu lưu vực vịnh Cửa Lục
22
Hình 2.1. Sơ đồ địa chất, địa cấu tạo vùng Hạ Long - Cẩm Phả
26-2
Hình 2.2. Lát cắt địa hình lưu vực vịnh Cửa Lục (A - B)
30-2
Hình 2.3. Sơ đồ độ dốc lưu vực vịnh Cửa Lục
31
Hình 2.4. Biểu đồ sử dụng đất chuyên dùng năm 1999 và 2005 các xã
thuộc khu vực nghiên cứu
47
Hình 2.5. Biểu đồ sử dụng đất ở năm 1999 và 2005 các xã thuộc khu vực
nghiên cứu
47
Hình 2.6. Biến động sản lượng than phía đông vịnh Cửa Lục
48
Hình 2.7. Biến động lượng đất đá thải phía đông vịnh Cửa Lục
48
Hình 2.8. Sơ đồ định hướng phát triển giao thông khu vực nghiên cứu
53
Hình 3.1. Kết quả quan trắc biến trình nhiệt độ (a) và độ ẩm (b)
60
Hình 3.2. Bản đồ cảnh quan và chú giải cảnh quan lưu vực vịnh Cửa Lục
61-2,3
Hình 3.3. Lát cắt cảnh quan trên lưu vực vịnh Cửa Lục (a, b, c)
65-2,3,4

Hình 3.4. Bản đồ phân vùng cảnh quan lưu vực vịnh Cửa Lục
66-2
Hình 3.5. Quy trình nghiên cứu xói mòn đất các cảnh quan trên lưu vực
vịnh Cửa Lục
77
Hình 3.6. So sánh xói mòn khe rãnh trên bãi thải với tổng lượng xói mòn
trên lưu vực
92
Hình 3.7. Kênh 2 của ảnh Landsat TM và thông tin về địa hình đáy vịnh
Cửa Lục (a) năm 1989 và (b) năm 2002
96-2
Hình 3.8. Các bước tiến hành tính toán biến đổi địa hình đáy vịnh Cửa
98


Lục
Hình 3.9. Tài liệu độ sâu đáy vịnh năm 2004 từ bản đồ và kết quả đo sâu
hồi âm (a) và bình độ độ sâu đáy địa hình sau khi đã được biên tập (b)
99-2
Hình 3.10. Mô hình số độ cao (DEM) đáy vịnh Cửa Lục năm 1965 (a) và
2004 (b)
99-3
Hình 3.11. Sự thu hẹp diện tích vịnh từ năm 1965 ( nét đứt màu đỏ) đến
năm 2002
100-2
Hình 3.12. Biến động rừng ngập mặn thời kỳ 1965 - 2004
100-2
Hình 3.13. Sơ đồ phân bậc độ sâu đáy vịnh Cửa Lục (a) năm 1965 và (b)
năm 2004
101-2

Hình 3.14. Sơ đồ phân bố các khu vực bồi tụ, xói lở trong vịnh Cửa Lục
101-3
Hình 3.15. Sơ đồ tốc độ bồi/xói trung bình năm thời kỳ 1965 - 2004
101-3
Hình 3.16. Biến đổi hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) theo mùa
107
Hình 3.17. Biến đổi độ đục trong môi trường nước Cửa Lục theo mùa
107
Hình 4.1. Sơ đồ quan hệ quản lý xói mòn và phát triển bền vững lưu vực
vịnh Cửa Lục
112
Hình 4.2. Bản đồ định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường lưu vực vịnh Cửa Lục
130-2,3




Hình 1.2. Lưu vực vịnh Vịnh SAN FRANCISCO (Answers.com)
























Hình 3.7a. Kênh 2 của ảnh Landsat TM và thông tin về địa hình
đáy vịnh Cửa Lục năm 1989













Hình 3.7b. Kênh 2 của ảnh Landsat TM và thông tin về địa hình





đáy vịnh Cửa Lục năm 2002


























Hình 3.9. Tài liệu độ sâu đáy vịnh năm 2004 từ bản đồ và kết quả đo sâu

hồi âm (a) và bình độ độ sâu đáy địa hình sau khi đã được biên tập (b)

a
)

b)






























Hình 3.10. Mô hình số độ cao (DEM) đáy vịnh Cửa Lục năm 1965 (a) và 2004 (b)




b)
a)






Hình 3.11. Sự thu hẹp diện tích vịnh từ năm 1965 (nét đứt màu đỏ) đến năm 2002


Hình 3.12. Biến động rừng ngập mặn thời kỳ 1965 - 2004






Hình 3.13. Sơ đồ phân bậc độ sâu đáy vịnh Cửa Lục (a) năm 1965 và (b) năm
2004





Hình 3.14. Sơ đồ phân bố các khu vực bồi tụ, xói lở trong vịnh Cửa Lục




Hình 3.15. Sơ đồ tốc độ bồi/xói trung bình năm thời kỳ 1965 - 2004



Hình 2.1: Sơ đồ địa chất - địa cấu tạo lưu vực vịnh Cửa Lục, tỉnh Quảng Ninh
PDF Merger
Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF
Merger! To remove this page, please
register your program!
Go to Purchase Now>>
 Merge multiple PDF files into one
 Select page range of PDF to merge
 Select specific page(s) to merge
 Extract page(s) from different PDF
files and merge into one
AnyBizSoft


1
MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Lưu vực vịnh Cửa Lục rộng khoảng 610km
2
, bao gồm hầu hết diện tích
huyện Hoành Bồ, một phần diện tích thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả. Địa
hình đồi núi thấp phía bắc kết hợp những dải gò, đồi phía đông, tây và nam bao bọc
xung quanh vịnh Cửa Lục tạo thành một hình phễu khổng lồ. Trên lưu vực có nhiều
sông, suối (sông Diễn Vọng, sông Man, sông Trới v.v), hồ nhân tạo (hồ Cao Vân,
Đập Đồng Ho và nhiều hồ chứa thuỷ lợi khác) là những nguồn chính cấp nước cho
nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội khu vực Hạ Long - Cẩm Phả; nhiều
tài nguyên (đất đai, rừng và đặc biệt là khoáng sản như than, sét, đá vôi ) là nguồn
lực quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long và vùng Đông
Bắc đất nước.
Vịnh Cửa Lục nằm ở phía bắc thành phố Hạ Long, có diện tích mặt nước
trung bình khoảng 50 km
2
, là vịnh nửa kín và là nơi hội tụ của tất cả các dòng sông,
suối trên lưu vực trước khi chảy ra vịnh Hạ Long. Sự biến đổi cảnh quan trên lưu
vực và chất lượng môi trường nước vịnh có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường Di
sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
Những năm gần đây, trên các khu vực xung quanh vịnh Cửa Lục có nhiều dự
án phát triển được đồng thời đẩy mạnh thực hiện: cảng biển nước sâu Cái Lân, cảng
dầu B12, ga đường sắt Hạ Long - Cái Lân, cầu Bãi Cháy, cầu Bang, khu công
nghiệp Cái Lân, khu công nghiệp Việt Hưng, các nhà máy xi măng và nhiệt điện và
nhiều khu đô thị mới v.v. Hoạt động khai thác than và khai thác sét làm vật liệu xây
dựng cũng có sự tăng trưởng mạnh.
Các hoạt động phát triển một mặt đã làm thay đổi đáng kể diện mạo kinh tế -
xã hội khu vực, tuy góp phần quan trọng nâng cao mức sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, nhưng đã tác động mạnh đến cảnh quan tự nhiên và gây ô nhiễm môi
trường, đặc biệt là đã làm gia tăng quá trình xói mòn, rửa trôi trên lưu vực, gây bồi

lắng nhanh cảnh quan ngập nước trong vịnh, tạo nên nguy cơ làm suy giảm lợi thế
về điều kiện tự nhiên và hạn chế hiệu quả của các hoạt động phát triển kinh tế - xã


2
hội, nhất là kinh tế cảng biển và các khu công nghiệp; Là nguồn quan trọng gây ô
nhiễm môi trường khu vực và môi trường nước vịnh Hạ Long.
Nghiên cứu làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý tự nhiên và kinh tế -
xã hội liên quan đến các hiện tượng xói mòn, rửa trôi và bồi lắng trên các cảnh quan
trên lưu vực vịnh Cửa Lục hiện nay trở thành yêu cầu cấp thiết, nhằm góp phần làm
phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc đề ra những giải pháp thích
hợp quản lý xói mòn và bồi lắng, quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
đảm bảo sự bền vững của lưu vực và vịnh Cửa Lục.
Đó là lý do lựa chọn đề tài luận án với tiêu đề: “Nghiên cứu xác lập cơ sở địa
lý cho việc sử dụng hợp lý lưu vực vịnh Cửa Lục, tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án
 Mục tiêu:
Mục tiêu chính của luận án là xác lập các căn cứ khoa học địa lý tổng hợp
về tài nguyên, kinh tế -xã hội và môi trường cho việc hoạch định tổ chức không
gian nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường lưu vực vịnh Cửa Lục,
tỉnh Quảng Ninh.
 Nhiệm vụ:
Để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ:
- Phân tích đặc điểm và vai trò của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đối
với sự hình thành và phát triển cảnh quan khu vực nghiên cứu.
- Lập bản đồ và xác định các đặc trưng của các cảnh quan lưu vực vịnh Cửa
Lục.
- Xác định độ bền vững chống xói mòn của các cảnh quan trên lưu vực và
mức độ bồi lắng trong các cảnh quan ngập nước trong vịnh.
- Đề xuất định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý các tiểu vùng cảnh

quan và bảo vệ môi trường, và một số giải pháp thực hiện.
3. Phạm vi nghiên cứu của luận án
 Phạm vi lãnh thổ:
Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu gồm toàn bộ diện tích đất trên lưu vực và không
gian đất ngập nước trong vịnh. Theo địa giới hành chính, khu vực nghiên cứu bao
gồm 22 phường, xã thuộc 03 địa phương trong tỉnh Quảng Ninh:


3
- Thuộc huyện Hoành Bồ: gồm thị trấn Trới và các xã Sơn Dương, Dân Chủ,
Vũ Oai, Hoà Bình, Đồng Lâm, Lê Lợi, Thống Nhất và xã Kỳ Thượng.
- Thuộc thành phố Hạ Long: gồm các phường Hà Khánh, Cao Xanh, Cao
Thắng, Hà Lầm, Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Bãi Cháy, Giếng Đáy, Hà Khẩu và xã
Việt Hưng.
- Thuộc thị xã Cẩm Phả: gồm một phần các xã Dương Huy và Quang Hanh.
 Giới hạn khoa học:
Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm hình thành và phát triển và quy luật
phân hóa các cảnh quan, mức độ xói mòn, rửa trôi đất theo các cảnh quan trên lưu
vực và độ bồi lắng ở các cảnh quan ngập nước trong vịnh Cửa Lục làm cơ sở cho
việc đề xuất các giải pháp tổ chức khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên thiên
nhiên.
4. Điểm mới của luận án
1- Lần đầu tiên nghiên cứu trên quan điểm tổng hợp lưu vực vịnh Cửa Lục
bằng phân tích cảnh quan với vấn đề di chuyển vật chất thông qua quá trình xói
mòn, rửa trôi đất và bồi lắng.
2- Xác định được cấu trúc và đặc điểm cảnh quan, thành lập bản đồ cảnh
quan lưu vực vịnh Cửa Lục, tỷ lệ 1: 50 000.
3- Tiến hành đánh giá và xác định có cơ sở khoa học về độ nhạy cảm xói
mòn trên cảnh quan sau khai thác than và độ bồi lắng trong vịnh Cửa Lục .
4- Hoạch định tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và đề xuất giải

pháp chủ động quản lý các quá trình xói mòn, rửa trôi và bồi lắng trong khu vực
nghiên cứu.
5. Luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Mối liên kết, tác động qua lại giữa tính phân hoá phức tạp của
các ĐKTN với tính đặc thù của khai thác và sử dụng tài nguyên, phát triển kinh tế
rất sôi động đã hình thành các dạng cảnh quan và các tiểu vùng cảnh quan như
những địa hệ thống, là đơn vị cơ sở cho tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường của lưu vực vịnh Cửa Lục.
Luận điểm 2: Xói mòn, bồi lắng trong các cảnh quan là vấn đề gay cấn nhất
làm giảm tính ổn định của vịnh Cửa Lục, mà nguyên nhân sâu xa do sự gia tăng các


4
hoạt động phát triển trên lưu vực và dưới vịnh trong những năm gần đây. Tổ chức
không gian sử dụng hợp lý tài nguyên trên cơ sở phân tích cảnh quan và lưu vực là
giải pháp tổng hợp, mang tính chủ động nhằm giảm thiểu tác động của xói mòn đất,
bồi xói và ô nhiễm môi trường tới sự phát triển bền vững vịnh.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
 Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ cách tiếp cận tổng hợp trên cơ sở kết
hợp tiếp cận quản lý lưu vực và tiếp cận phân tích cảnh quan trong việc xác lập các
căn cứ khoa học địa lý phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường lưu
vực vịnh Cửa Lục.
 Ý nghĩa thực tiễn:
Những kết quả nghiên cứu về phân hoá cảnh quan với độ bền vững chống
xói mòn, độ bồi lắng trong vịnh, xác định các không gian ưu tiên phát triển kinh tế,
khai thác và sử dụng tài nguyên và các giải pháp cho bảo vệ môi trường lưu vực
vịnh Cửa Lục được đề xuất là các cứ liệu quan trọng góp phần quản lý tổng hợp và
thống nhất lưu vực vịnh Cửa Lục và vịnh Hạ Long có hiệu quả.
7. Cơ sở tài liệu nghiên cứu

Ngoài những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong và ngoài nước,
trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của luận án, tác giả đã sử dụng kết quả của
một số đề tài nghiên cứu trên lưu vực những năm gần đây mà tác giả được trực tiếp
tham gia:
. Dự án “Nghiên cứu ô nhiễm môi trường vịnh Hạ Long” do Công ty ESSA
(Canada) thực hiện năm 1997. Tác giả luận án được tham gia trực tiếp với tư cách là
Thư k‎ý điều hành của Chủ đầu tư là Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh
Quảng Ninh.
. Dự án “Nghiên cứu Quy hoạch Quản lý môi trường vịnh Hạ Long” do
Công ty Nippon Koei Ltd. (JICA - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) thực hiện
năm 1998 - 1999. Tác giả luận án được tham gia trực tiếp với tư cách là Thư k‎ý
điều hành của Chủ đầu tư là Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Quảng Ninh và Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường.


5
. Dự án “Đánh giá tải lượng bồi lắng và ô nhiễm môi trường nước vịnh Cửa
Lục” do Khoa Địa lý (Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà
Nội) thực hiện năm 2004. Tác giả luận án được tham gia trực tiếp với tư cách là
thành viên thực hiện đề tài.
. Các kết quả quan trắc, lập báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh
hàng năm do Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường trước đây, nay là Sở Tài
nguyên và Môi trường thực hiện; Các kết quả nghiên cứu, đánh giá tác động môi
trường, quan trắc và giám sát môi trường các dự án phát triển trên khu vực: cảng
Cái Lân, cầu Bãi Cháy, các khu công nghiệp, khu đô thị v.v.
. Các kết quả khảo sát, nghiên cứu, đo đạc tại thực địa bổ sung thông tin
trong quá trình thực hiện luận án.
8. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm có phần mở đầu, các chương chính và phần kết luận. Các
chương chính của luận án gồm:

Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2. Đặc điểm và vai trò của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
đối với sự hình thành cấu trúc cảnh quan và sử dụng lãnh thổ lưu vực vịnh Cửa Lục
Chương 3. Đặc điểm cấu trúc cảnh quan lưu vực vịnh Cửa Lục
Chương 4. Định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường theo các tiểu vùng cảnh quan



6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu
Lưu vực vịnh Cửa Lục nằm ở phía Bắc thành phố Hạ Long và vịnh Hạ Long,
có tọa độ địa lý trong khoảng 106
o
50’ - 107
o
15’ kinh đông và 20
o
54’47” - 21
o
15’ vĩ
bắc (Hình 1.1). Lưu vực bao gồm phần lớn địa phận hành chính của huyện Hoành
Bồ ở phía bắc, một số phường thuộc thành phố Hạ Long ở phía nam và một phần thị
xã Cẩm Phả ở phía đông. Phía bắc lưu vực giáp tỉnh Bắc Giang và huyện Ba Chẽ;
phía đông, tây và nam giáp thị xã Cẩm Phả và thành phố Hạ Long. Một phần lớn
diện tích xã Kỳ Thượng và Đồng Sơn thuộc huyện Hoành Bồ nằm ở phía bắc đường
chia nước của lưu vực qua hai xã này. Lưu vực có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp
(phần lớn thấp hơn 1000 m), nghiêng về phía nam.
Vịnh Cửa Lục nằm trong vùng đệm của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ

Long, thông với vịnh Hạ Long ở phía nam qua eo Cửa Lục; Là một vịnh nửa kín, có
vai trò điều tiết chế độ thuỷ hải văn các sông trước khi đổ ra vịnh Hạ Long. Khi
thuỷ triều rút, mặt nước vịnh thu hẹp nhanh chóng để lộ những bãi triều nghiêng
thoải dần về phía nam (Nguyễn Cao Huần và nnk 2004. tr. 14) [50], bị chia cắt bởi
các dòng sông chảy qua vịnh và những lạch triều nhỏ. Xung quanh vịnh có rừng
ngập mặn và bãi triều. Vịnh có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội
khu vực và góp phần đáng kể hạn chế ô nhiễm trực tiếp môi trường nước vịnh Hạ
Long. Eo Cửa Lục phân chia thành phố Hạ Long thành hai phần: phần phía đông là
trung tâm hành chính và đô thị tập trung dân cư liền kề với khu vực khai thác than
Hòn Gai - Cẩm Phả, phần phía tây là một trung tâm du lịch cấp quốc gia .
Dân cư trên lưu vực phân bố chủ yếu trên các dải đồng bằng hẹp xung quanh
vịnh và dọc theo quốc lộ 18B. Các dải đồng bằng khá thuận lợi đối với việc mở
rộng quỹ đất phát triển đô thị và khu công nghiệp.
Nằm ở trung tâm của cực phía đông Khu vực kinh tế trọng điểm phía bắc Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thành phố Hạ Long (bao gồm cả vịnh Cửa Lục) là
nơi được quy hoạch tập trung nhiều hạng mục phát triển kinh tế - xã hội quan trọng
cấp quốc gia và các vùng như cảng biển nước sâu Cái Lân, cầu Bãi Cháy, các khu
công nghiệp, sản xuất than, điện và vật liệu xây dựng, phát triển du lịch, phát triển
nuôi trồng thuỷ sản và bảo tồn thiên nhiên Các hoạt động phát triển trên chủ yếu


7
tập trung ở khu vực thành phố Hạ Long và xung quanh ven bờ vịnh Cửa Lục. Sản
xuất than phân bố chủ yếu ở phía đông vịnh, trên lưu vực sông Diễn vọng. Trên các
khu vực đồi, núi thấp hoạt động kinh tế chủ yếu là phát triển rừng.
Những năm gần đây, nhất là từ sau 1999, khu vực xung quanh vịnh đã trở
thành trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và đóng vai trò
quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc đất nước. Khai thác và
sử dụng tài nguyên đã làm biến đổi cơ bản cảnh quan và môi trường khu vực.
1.2. Phân tích các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

1- Nghiên cứu địa lý tổng hợp - Nghiên cứu cảnh quan phục vụ khai thác và
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên:
Cảnh quan là đơn vị lãnh thổ tự nhiên được xem như hệ thống phức tạp của
các hợp phần cấu thành (cấu trúc đứng) và một hệ thống quan hệ giữa các đơn vị
cảnh quan cấp nhỏ có quan hệ, tương tác bởi dòng vật chất và năng lượng (cấu trúc
ngang). Những nghiên cứu địa lý ứng dụng trong đó nhấn mạnh nghiên cứu địa lý
tự nhiên tổng hợp thực chất là nghiên cứu cảnh quan phục vụ quy hoạch sử dụng
hợp lý tài nguyên cho các vùng cụ thể đã được các tác giả trên thế giới đề cập khá
kỹ trong nhiều tác phẩm (Shishenko P.G 1981, Ixatrenko A.G 1985 ), gần đây tác
phẩm nổi tiếng (Integrated Environmental Planning) của James K. Lain (2003),
Trường Đại học Ohio, Mỹ đề cập đến Quy hoạch môi trường tổng hợp theo quan
điểm địa lý học.
Tiếp cận cảnh quan được đưa vào nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên ở nước
ta từ những năm 1960 trở lại đây và đã nhanh chóng trở thành một lĩnh vực nghiên
cứu có ý nghĩa thực tiễn cao, đặc biệt là trong nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường vùng lãnh thổ. Có nhiều nhà khoa học đã ứng dụng tiếp cận
nghiên cứu cảnh quan trong nhiều lĩnh vực khác nhau: nghiên cứu xây dựng bản đồ
(Nguyễn Thành Long và nnk, 1992; Nguyễn Thơ Các, 1999); Nghiên cứu, đánh giá
các hệ sinh thái (Phạm Quang Anh và nnk, 1985; Nguyễn Văn Trương, 1992; Đào
Thế Tuấn, 1984; Nguyễn Cao Huần, 2005; Phạm Hoàng Hải, 1997); Ứng dụng cảnh
quan trong nghiên cứu lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch bảo vệ
môi trường (Nguyễn Cao Huần và nnk, 2002, 2004, 2005; Phạm Quang Anh 1996,
2002; James K. Lain, 2003).

×