Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

NHÌN VỀ VỐN VĂN HOÁ DÂN TỘC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.32 KB, 10 trang )

NHÌN VỀ VỐN VĂN HOÁ DÂN TỘC.
(Trần Đình Hượu )
Hỏi: Em hãy trình bày những nét chính về
tác giả Trần Đình Hượu và bài Nhìn về vốn văn
hoá dân tộc.
Trả lời: - Trần Đình Hượu (1926-1995) quê ở
xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Từ 1963 đến 1993 , ông giảng dạy tại khoa Văn
Trường đại học tổng hợp Hà Nội. Ông chuyên
nghiên cứu các vấn đề lịch sử tư tưởng và văn học
Việt Nam trung cận đại.
- Các công trình chính : Văn học Việt Nam giai
đoạn giao thời 1900-1930, Nho giáo và văn học
Việt Nam trung cận đại, Đến hiện đại từ truyền
thống, Các bài giảng về tư tưởng phương Đông.
-Năm 2002, Trần Đình Hượu được tặng Giải
thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ.
-Văn bản được trích từ phần II, bài Về vấn đề tìm
đặc sắc văn hoá dân tộc, in trong cuốn Đến hiện
đại từ truyền thống.
Hỏi: Tác giả đã phân tích đặc điểm của vốn
văn hoá dân tộc trên cơ sở những phương diện cụ
thể nào của đời sống vật chất và tinh thần?
Trả lời: Tác giả Trần Đình Hượu đã đề cập
đến những đặc điểm của truyền thống văn hoá Việt
Nam trên cơ sở những phương diện chủ yếu của đời
sống tinh thần và vật chất : tôn giáo , nghệ thuật
(kiến trúc ,hội hoạ ,văn học), ứng xử ( giao tiếp
cộng đồng, tập quán ), sinh hoạt (ăn, ở, mặc).
Hỏi: Theo tác giả, đặc điểm nổi bật nhất
trong các sáng tạo văn hoá của Việt Nam là gì?


Đặc điểm này nói lên thế mạnh gì của vốn văn
hoá dân tộc? Tìm một số ví dụ cụ thể trong đời
sống văn hoá thực tiễn: Tín ngưỡng, văn học
nghệ thuật, ứng xử, sinh hoạt mang tính truyền
thống của người Việt để làm rõ luận điểm này.
Trả lời: Văn hoá Việt Nam giàu tính
nhân bản, tinh tế, hướng tới sự hài hoà trên mọi
phương diện (tôn giáo ,nghệ thuật, ứng xử, sinh
hoạt). Thực tế cho thấy Việt Nam có nhiều tôn
giáo , nhiều dân tộc cùng tồn tại trên lãnh thổ nhưng
hầu như trong lịch sử không xảy ra xung đột dữ dội
về tôn giáo ,về sắc tộc. Các công trình kiến trúc như
chùa Tây phương, chùa Một Cột, Tháp Rùa , lăng
tẩm vua chúa đời Nguyễn …có kiến trúc với qui mô
nhỏ nhưng vẫn có những điểm nhấn tinh tế ,hài hoà
với thiên nhiên…
Đặc điểm nổi bật nhất trong các sáng tạo của
văn hoá Việt Nam : “Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo.
Ta không háo hức cái tráng lệ ,huy hoàng, không
say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu
dàng thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự
vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp ứng xử
chuộng hợp tình,hợp lí. Áo quần ,trang sức , món
ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng
vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch duyên dáng và có
qui mô vừa phải”.
- Tác giả khẳng định: “ nhìn vào lối sống, quan
niệm sống, ta có thể nói người Việt Nam sống có
văn hoá, người Việt Nam có nền văn hoá của mình.
Những cái thô dã,những cái hung bạo đã bị xoá bỏ

để có cái nền nhân bản. Tinh thần chung của văn
hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt , dung hoà”
Hỏi: Những đặc điểm nào có thể coi là hạn
chế của vốn văn hoá dân tộc?
Trả lời: Ngay trong mặt tích cực của văn hoá
Việt Nam cũng ẩn tàng những hạn chế. Do quan
niệm “dĩ hoà vi quí” trong mọi lĩnh vực đời sống
tinh thần, vật chất nên văn hoá Việt chưa có một
tầm vóc lớn lao, chưa có một vị trí quan trọng,
chưa nổi bật và chưa ảnh hưởng sâu sắc đến các
nền văn hoá khác . So sánh với văn hoá Hi Lạp, La
Mã , Ấn Độ, Trung Hoa…ta mới thấy được điêù
đó.“Tôn giáo hay triết học đều cũng không phát
triển”. Không có một ngành khoa học,kĩ thuật, giả
khoa học nào phát triển đến đến thành có truyền
thống. Âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc đều không phát
triển đến tuyệt kĩ…”, Không chuộng trí mà cũng
không chuộng dũng. Dân tộc chống ngoại xâm liên
tục nhưng không thượng võ”, “Không ca tụng trí
tuệ mà ca tụng sự khôn khéo”. Tác giả nhận định
khái quát về bản chất của nền văn hoá truyền
thống: “ Đó là văn hoá của dân nông nghiệp định
cư, không có nhu cầu lưu chuyển,trao đổi, không
có sự kích thích của đô thị” và lí giải về nguyên
nhân của những hạn chế này : “Phải chăng đó là
kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực
tế nhiều khó khăn, nhiều bất trắc”
Hỏi: Những tôn giáo nào có ảnh hưởng
mạnh nhất đến văn hoá truyền thống của Việt
Nam ? Người Việt đã tiếp nhận tư tưởng của các

tôn giáo này theo hướng nào để tạo nên bản sắc
văn hoá dân tộc? Tìm một số ví dụ cụ thể trong
văn học để làm sáng tỏ luận điểm này?
Trả lời: Phật giáo, Nho giáo là những tôn
giáo có ảnh hưởng mạnh nhất đếnvăn hoá truyền
thống Việt Nam. Người Việt đã tiếp nhận các tôn
giáo này theo hướng : Thiết thực, linh hoạt, dung
hoà. Những câu tục ngữ Việt Nam đã nói lên quan
niệm đó : “Thứ nhất là tu tại gia , thứ nhì tu chợ,
thứ ba tu chùa”… Tư tưởng nhân nghĩa ,trung quân
ái quốc, tôn sư trọng đạo … của Nho giáo cũng
được Việt hoá theo hướng phù hợp với tâm lí và xã
hội người Việt:“Học thầy không tầy học bạn”…
“Phép vua thua lệ làng” “Việc nhân nghĩa cốt ở
yên
Hỏi: Nhận định : “ Tinh thần chung của
văn hoá Việt Nam là “thiết thực, linh hoạt, dung
hoà” nhằm nêu lên mặt tích cực hay hạn chế của
văn hoá Việt Nam? Hãy giải thích rõ vấn đề này?
Trả lời: “ Tinh thần chung của văn hoá
Việt Nam là thiết thực, linh hoạt , dung hoà” . Đặc
điểm này vừa nêu lên mặt tích cực, vừa tàng ẩn
những hạn chế của văn hoá Việt Nam.
- Đây là điểm tích cực vì :
+ Tính thiết thực khiến cho văn hoá Việt gắn
bó sâu sắc với đời sống cộng đồng. Chẳng hạn nhà
chùa là nơi thờ Phật tôn nghiêm nhưng đồng thời
diễn ra nhiều sinh hoạt thế tục như ma chay, cưới
hỏi, nuôi nấng trẻ em cơ nhỡ…
+ Tính linh hoạt thể hiện rõ ở khả năng tiếp

nhận và biến đổi các giá trị văn hoá thuộc nhiều
nguồn khác nhau sao cho phù hợp với đời sống bản
địa của người Việt : Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo,
Ki-tô giáo, Hồi giáo…đều có chỗ đứng trong văn
hoá Việt.
+Tính dung hoà là hệ quả tất yếu của hai thuộc
tính trên trong văn hoá của người Việt. Các giá trị
văn hoá thuộc nhiều nguồn khác nhau không loại
trừ nhau mà được người Việt tiếp thu có chọn lọc để
tạo nên sự hài hoà bình ổn trong đời sống văn hoá.
=> Chính vì thế , vốn văn hoá Việt truyền thống
giàu giá trị nhân bản, không sa vào tình trạng cực
đoan, cuồng tín.
-Tuy nhiên trong mặt tích cực lại tàng ẩn những
hạn chế . Hạn chế ấy là vì luôn dung hoà nên thiếu
những sáng tạo lớn, không đạt đến những giá trị phi
phàm, kì vĩ. Chỉ có những tư tưởng tôn giáo hoặc
quan niện xã hội ít nhiều mang tính cực đoan mới
tạo ra những giá trị đặc sắc nổi bật (Vạn lí trường
thành-Trung Quốc, Kim Tự tháp-Ai Cập). Tuy
nhiên, trong hoàn cảnh địa lí , lịch sử , xã hội cụ thể
của cộng đồng các dân tộc việt nam, tính thiết thực,
linh hoạt, dung hoà bảo đảm cho văn hoá Việt tồn
tại qua những gian nan bất trắc của lịch sử.
Hỏi: Vì sao có thể khẳng định: “Con đường
hình thành bản sắc dân tộc của văn hoá không
chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó
mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả
năng đồng hoá các giá trị văn hoá bên ngoài. Về
mặt đó ,lịch sử chứng minh dân tộc Việt Nam có

bản lĩnh”.Hãy liên hệ với thực tế lịch sử , văn hoá
và văn học để làm sáng tỏ vấn đề này.
Trả lời: Ta có thể khẳng định: “Con đường
hình thành bản sắc dân tộc của văn hoá không chỉ
trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà
còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng
đồng hoá các giá trị văn hoá bên ngoài. Về mặt đó
,lịch sử chứng minh dân tộc Việt Nam có bản
lĩnh”.Thực tế lịch sử , văn hoá và văn học Việt
Nam đã chứng minh điều đó. Thực tiễn sử dụng chữ
viết của người Việt là một ví dụ .Lúc đầu , ta mượn
chữ Hán để sáng tác văn chương. Sau đó , ta dùng
chữ Hán ghi âm tiếng Việt để tạo thành chữ Nôm.
Kiệt tác văn học Việt Nam thời trung đại là truyện
Kiều được viết bằng thứ chữ này. Về sau, ta lại
mượn mẫu tự La tinh ghi âm tiếng Việt để tạo ra
chữ Quốc ngữ. Chữ Hán, chữ Nôm, Chữ Quốc ngữ
đều tạo nên những tác phẩm mang quan niệm Việt
Nam, tâm hồn Việt Nam.
Tóm lại, bản sắc văn hoá là cái riêng, cái độc đáo
mang tính bền vững và tích cực của một cộng đồng
văn hoá. Vì thế không có sự tạo tác của cộng đồng
đó thì nền văn hoá sẽ không có một nội lực bền
vững. Ngược lại, nếu có nội lực mà bế quan toả
cảng về văn hoá thì không thừa hưởng được những
giá trị tinh hoa và tiến bộ của văn hoá nhân loại,
không thể phát triển, cũng không toả rạng được giá
trị vốn có vào đời sống văn hoá rộng lớn của thế
giới
-TỔNG KẾT : Từ hiểu biết sâu sắc về vốn văn

hoá dân tộc, tác giả đã phân tích rõ những mặt tích
cực và một số hạn chế của văn hoá truyền thống.Bài
viết có văn phong khoa học chính xác ,mạch lạc .
Nắm vững bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta có
thể phát huy điểm mạnh ,khắc phục hạn chế để hội
nhập với thế giới trong thời đại ngày nay.

×