Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giới thiệu đặc sản quê hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN NAM TỪ LIÊM
TRƯỜNG THCS MỄ TRÌ
ĐỊA CHỈ: Phường Mễ Trì - Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội
ĐIỆN THOẠI: 043.7851268
EMAIL:
BÀI THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
*Môn học chính học sinh vận dụng trong giải quyết tình huống:
Giáo dục công dân 8
* Các môn học tích hợp:
- Môn Lịch sử lớp 7: Bài 7: Lịch sử địa phương: II- Từ Liêm trong thời kì đấu
tranh bảo vệ độc lập dân tộc
- Môn Ngữ văn
Lớp 7: +Tiết 57: Văn bản: Một thứ quà của lúa non – Thạch Lam
+ Kiến thức làm bài văn nghị luận - học kì II lớp 7
Lớp 8: + Tiết 52: Chương trình địa phương(phần văn)
+ Kiến thức học về văn thuyết minh - học kì I lớp 8
- Môn Giáo dục công dân Lớp 7: Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt
đẹp của gia đình, dòng họ
THÔNG TIN VỀ HỌC SINH
1 - Họ và tên: Nguyễn Thị Hằng
Ngày sinh: 09/09/2001 Lớp: 8C
2 - Họ và tên: Đỗ Hồng Nhung
Ngày sinh: 12/09/2001 Lớp: 8C
1
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC
LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN DÀNH CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC
1- Tình huống:


Giới thiệu đặc sản quê hương.
Năm học 2014- 2015, trường THCS Mễ Trì chúng em vinh dự đón nhận
một bạn học sinh người nước ngoài theo học. Đó là bạn Kim Tea Yeon học sinh
lớp 6A1, bạn Kim Tea Yeon là người Hàn Quốc.
Với mong giúp bạn Kim Tea Yeon nói riêng và các bạn học sinh quốc tế
nếu có dịp giao lưu với HS trường THCS Mễ Trì hiểu hơn về Hà Nôi, về quê
hương Mễ Trì, cô giáo dạy bộ môn Giáo dục công dân đã hướng dẫn chúng em
chuẩn bị đề tài: Giới thiệu đặc sản quê hương để thuyết trình trong giờ Giáo dục
công dân: Thực hành ngoại khóa về vấn đề của địa phương và các nội dung đã
học.
Các bạn học sinh trong lớp đã tích cực tham gia, thật vinh dự bài của em
đã được chọn trong buổi thực hành ngoại khóa đó.
2
2- Mục tiêu giải quyết tình huống
- Giới thiệu đến du khách và bạn bè quốc tế đặc sản của Hà Nội nói chung và
của Mễ Trì nói riêng.
- Nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển và giữ gìn nghề làm Cốm của quê hương.
- Từ đó bồi dưỡng lòng yêu quê hương và mong muốn xây dựng quê hương
giàu đẹp của các bạn học sinh trường THCS Mễ Trì.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Để giải quyết tình huống này, nhóm chúng em đã tìm hiểu và thấy có thể
vận dụng nhiều kiến thức các môn đã học trong nhà trường để giải quyết cho
thấu đáo, cặn kẽ tình huống mà chúng em đã đưa ra ở trên. Cụ thể là:
*Môn học chính học sinh vận dụng trong giải quyết tình huống:
Giáo dục công dân 8
* Các môn học tích hợp:
- Môn Lịch sử lớp 7: Bài 7: Lịch sử địa phương: II- Từ Liêm trong thời kì đấu
tranh bảo vệ độc lập dân tộc
- Môn Ngữ văn
Lớp 7: Tiết 57: Văn bản: Một thứ quà của lúa non – Thạch Lam

+ Kiến thức làm bài văn nghị luận - học kì II lớp 7
Lớp 8: + Tiết 52: Chương trình địa phương (phần văn)
+ Kiến thức học về văn thuyết minh - học kì I lớp 8
- Môn Giáo dục công dân Lớp 7: Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt
đẹp của gia đình, dòng họ.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Để giải quyết tình huống, chúng em đã vận dụng kiến thức liên môn đã được
học tập trong nhà trường kết hợp với hiểu biết của bản thân về đặc sản cốm Mễ
Trì. Và đặc biệt chúng em đến thăm gia đình có truyền thống làm cốm ở Mễ Trì
Hạ là gia đình bác Đỗ Mạnh Hưng – Đỗ Thị Hằng để tìm hiểu về quy trình làm
3
cốm để giới thiệu đến thầy cô giáo và các bạn trong buổi thực hành ngoại khóa
giờ Giáo dục công dân.
- Tiến trình cụ thể của bài thuyết minh:
+ Giới thiệu khái quát cốm gắn với mùa thu Hà Nội
+ Nguồn gốc của cốm
+ Quy trình làm cốm
+ Cách thưởng thức cốm
+ Giữ gìn nghề truyền thống quê hương
5. Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống:
Kính thưa các thầy cô giáo và các bạn học sinh!
Cách đây hơn nửa thế kỉ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã từng da diết trong
bài thơ “Đất nước”:
“Gió thổi, mùa thu hương cốm mới”
Mỗi độ thu về, phảng phất trong heo may man mác là hương cốm tươi
xanh của mùa thu Hà Nội, một mùi hương quen thuộc đã làm say lòng bao lữ
khách qua đây. Đến Hà Nội, không ai không nhớ đến một thứ quà ngon nổi
tiếng, “một thứ quà của lúa non” (Thạch Lam). Cái thứ quà vừa dân dã vừa
thanh tao đó có tên gọi là “Cốm”. Vâng! Không biết tự bao giờ, cốm đã quyện
hoà với sắc thu Hà Nội, để trở thành nỗi nhớ của người Hà thành lúc đi xa, món

ăn ngon hấp dẫn du khách trong và ngoài nước mỗi lần đến với Hà Nội.
Nếu như không có cốm thì sẽ không có đặc sản hương vị lúa Hà thành.
Đó là quan điểm của các nhà ẩm thực văn hóa từ xưa đến nay. Bao đời nay cốm
đã trở thành một thức quà thanh nhã và tinh khiết của người Tràng An, một nét
văn hóa riêng của mảnh đất Hà Thành.
Nhắc tới cốm Hà Nội, ai cũng nhớ ngay đến Cốm làng Vòng. Nhưng ít ai
biết đến Hà Thành còn có một ngôi làng khác cũng nổi tiếng với nghề cốm gia
truyền. Đó là cốm Mễ Trì (Từ Liêm - Hà Nội). Trong khi cốm nổi tiếng làng
Vòng đang dần bị mai một với nghề, thì ở Hà Nội, làng cốm Mễ Trì vẫn duy trì
được nghề gần trăm năm nay. Cốm Mễ Trì đang dần dần trở thành một thương
hiêu, một thứ quà đậm đà hương vị của người Tràng An.
4
Nguồn gốc cốm Mễ Trì
Mễ Trì là địa danh cổ, truyền thống văn hóa lâu đời, nhiều di sản văn hóa
từ thời xưa hiện còn tồn tại. Nơi đây ngày xưa nổi tiếng với câu ca dao:
Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng, còn gì ngon hơn".
Theo sử sách ghi lại, hai làng Mễ Trì (Thượng và Hạ), tên Nôm là Kẻ
Mẩy, trước Cách mạng Tháng Tám 1945 nằm trong một xã mang tên Mễ Trì
thuộc tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm. Xưa kia, xã còn có tên là Anh Sơn, do
trên cánh đồng làng rộng lớn nổi lên một gò đất cao, gọi là núi Anh. Vết tích
của địa danh hành chính “Anh Sơn” còn được lưu qua các câu đối ở đình làng
và cổng làng. Nơi đây, đất đai phì nhiêu màu mỡ, người dân cấy cày trồng lúa
tám thơm. Cuối thế kỷ XIX, danh tiếng gạo tám thơm bay tận kinh đô Huế và
được dâng lên vua. Vua khen và ban cho tên là Mễ Trì (Ao gạo). Kể từ đó, cái
tên Mễ Trì lưu truyền đến bây giờ. Phường Mễ Trì (Trước đây là thôn Mễ Trì
Hạ, Mễ Trì Thượng) còn du nhập nghề làm cốm từ làng Vòng và lưu truyền từ
hàng trăm năm trước đến tận bây giờ.
Cứ vào độ thu về, khi những hạt lúa non xanh mướt căng mọng sữa, làng
Mễ Trì Hạ lại rộn ràng đều nhịp tiếng chày giã cốm. Những làn khói mờ ảo

5
bảng lảng trên mái ngói đỏ tươi, mùi hương nồng nàn của hương nếp non là dấu
hiệu của một mùa cốm mới đã về.
Các vị cao niên trong làng kể lại, ngày xưa cánh đồng của làng rộng hàng
trăm héc ta, trong đó gần một nửa trồng lúa nếp hoa vàng. Vào khoảng tháng 8
âm lịch, khi hạt lúa đang rỉ sữa thì thường xuyên xảy ra mưa bão gây ngập úng.
Học kinh nghiệm làm cốm của làng Vòng (nay thuộc phường Dịch Vọng Hậu,
quận Cầu Giấy), người làng Mễ Trì gặt lúa non về rang, sau đó tách vỏ để ăn.
Không ngờ lúa non rang vừa dẻo lại thơm, ngầy ngậy hương sữa, đượm vị ngọt
dịu. Từ đó, trước thời điểm lúa chín vàng, những hộ trồng lúa nếp thường cắt
bớt một phần về làm cốm ăn chơi và biếu họ hàng, bè bạn.Trải qua hơn một thế
kỷ hình thành và phát triển, người làng Mễ Trì Hạ đã nghiên cứu, và sáng tạo ra
những bí quyết riêng để tạo nên hạt cốm thơm ngon. Sản phẩm cốm của làng đã
theo những gánh hàng rong luồn sâu vào tận những ngõ sâu của phố phường Hà
Nội, mang đến hương vị độc đáo làm thỏa nguyện những người sành ăn nhất.
Mùa cốm: Đặc sản “Cốm” có từ lâu đời được làm từ nếp cái hoa vàng,
một năm có hai vụ: vụ chiêm chỉ có cốm vào tháng tư. Vì đây là trái vụ nên cốm
của vụ chiêm không mấy hấp dẫn. Muốn ăn cốm ngon phải đợi đến vụ mùa, bắt
đầu từ tháng bảy đến tháng mười. Khi ấy là vào mùa thu, mùa của đất trời Hà
Nội. Cứ mỗi lần làm là một lần rút kinh nghiệm, sáng tạo thêm nên hạt cốm
ngày càng xanh, càng mỏng, càng dẻo, càng thơm.
Quy trình làm cốm cổ truyền
Đầu tiên, người dân trồng lúa, đợi đến lúc lúa khum ngọn, hãy còn sữa thì
gặt đem về làm cốm.
6
Lúa nếp cái gặt về, tuốt lấy hạt, sàng bỏ những cọng rơm, đãi qua nước,
chọn lấy những hạt mẩy rồi đổ vào chảo rang bằng gang đúc. Để giữ được nhiệt,
bếp lò rang cốm phải đắp bằng xỉ than có bề dày 15cm trên miệng, 40cm dưới
chân, nhưng không đốt bằng than (nhiệt lượng quá cao) mà phải dùng củi (dễ
điều chỉnh lửa).

Lúc đầu rang vừa lửa, khi hạt thóc tái trắng thì bớt lửa. Hạt thóc rang phải
đảo liên tục, sao cho nóng đều. Rang 30 phút thì xem thử, mỗi lần thử bốc lấy 5
hạt đặt lên một miếng gỗ, lấy ngón tay cái miết mạnh lên từng hạt thóc, nếu thấy
“2 quằn 3 róc” – tức 2 hạt chưa róc vỏ nhưng quằn lại, 3 hạt róc vỏ nhưng
không quằn – là được.
Thóc rang xong, để nguội, cho vào cối giã, mỗi mẻ giã khoảng 5 kg. Giã
mươi phút, thấy có trấu thì xúc ra, sảy trấu đi, lại giã, tới 7 lần, mỗi lần phải tùy
theo cốm khô hay ướt mà có biện pháp xử lý. Lần giã thứ 5 phải phân cốm ra
làm 3 loại: cốm rón, cốm non và cốm gốc và giã riêng từng loại trong hai lần
cuối.
Ngày nay, việc làm cốm đã đơn giản hơn rất nhiều, đã có máy móc hỗ trợ
người làm cốm. Dẫu nhịp sống hiện đại đưa nhiều thiết bị cơ khí hóa giúp rút
ngắn thời gian chế biến nhưng hầu hết các công đoạn làm cốm vẫn được tiến
hành thủ công, cầu kỳ. Từ rửa thóc, loại thóc lép, lấy hạt mẩy tới rang cốm,
điều lửa, nhuộm màu đều đòi hỏi kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của người
thực hiện. Rang quá lửa thì cốm già cốm hỏng, thiếu chút nhiệt cốm lại chẳng
đủ dẻo thơm. Kinh nghiệm ấy phải được tích lũy từng chút một mới có được hạt
cốm ngày càng xanh, càng mỏng, càng dẻo và càng thơm. Nếu bạn có dịp đến
7
làng cốm Mễ Trì vào mùa cốm, bạn sẽ thấy được giọt mồ hôi của người làm ra
hạt cốm dẻo. Lửa ngùn ngụt cháy, trên chảo, trục quay đảo lúa xoay tròn. Khói,
hơi lúa bốc lên quyện vào nhau cay xè mắt mũi. Mỗi mẻ lúa phải rang cỡ 2 giờ
mới xong. Để cốm chín đều, không quá tay, không cháy đều do bàn tay người
điều khiển lửa to, nhỏ hợp lý.
Điểm khác biệt so với cốm làng Vòng nổi tiếng là cốm Mễ Trì làm bằng
lúa chiêm nên hạt cốm mỏng, nhưng dẻo và rất thơm. Theo bác Nguyễn Hữu
Thi (78 tuổi, Chi hội người cao tuổi – Mễ Trì Hạ, Mễ Trì), vì đất đai đồng ruộng
ở đây tác động đến chất gạo, cho nên quá trình làm ra hạt gạo cũng đã được xa
xưa công nhận là gạo tiến vua, gạo tám, gạo dư hương. Từ đó, loại nếp ngon,
nếp cái hoa vàng giúp dân ta lúc khó khăn phát triển thành nghề làm cốm tại

quê hương. So với ngày xưa làm thủ công, bây giờ có sử dụng cơ giới hóa trong
quá trình thu hái, vận chuyển, hệ thống chảo rang bằng điện, máy xay xát vỏ…,
nhưng nếu ở độ tuổi cốm tốt nhất, giữ nhiệt chín đều thì vẫn giữ được sản phẩm
chất lượng tốt.
Lá gói cốm, cho đến nay, người Mễ Trì vẫn gói cốm trong lá sen. Không
hiểu sao người ta lại dùng lá sen để đựng cốm? Có lẽ thứ quà tinh khiết ấy phải
được gói bằng lá của loài hoa “sạch sẽ”, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
thì mới thấy hết được ý nghĩa của nó. Bằng lá sen – một biểu tượng của sự
thanh khiết, nhẹ nhàng “nâng niu” những hạt ngọc quý của đất trời. Cốm được
gói bằng lá sen thì sẽ thơm và ngon hơn khi người ta gói bằng một thứ lá khác.
8
Cách thưởng thức cốm
Mang trong mình hương vị riêng của Hà Nội, để thưởng thức cốm cũng
phải thật tinh tế. Cốm được gói vào lá sen già ấp ủ hương hoa sen tinh khiết
hoặc lá khoai ráy xanh non, bóng nõn mỡ màng, và buộc bằng những sợi rơm
vàng óng. Để ăn cốm người ta không dùng bát mà phải bốc từng dúm cốm nho
nhỏ đựng trong lá sen, nhai cốm phải thật chậm rãi để cảm nhận vị ngọt thơm
thoang thoảng của lúa nếp non và hương sen ngan ngát. Người ta cũng có thể ăn
cốm với chuối trứng cuốc, một loại chuối chín vàng đậm đà chỉ có trong mùa
thu.
.
9
Cốm không phải để ăn no, người Hà Nội ăn cốm như một thức quà vặt
mộc mạc, giản dị nhưng ai cũng háo hức mỗi mùa cốm về. Cốm được người Hà
Nội chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, có khi cốm làm nguyên liệu chính,
có khi là thực phẩm làm tăng mùi vị trong món ăn khi chế biến. Nhưng dù thế
nào thì vẫn không mất đi hương vị thanh khiết trong từng hạt cốm nhỏ. Ngoài
cách ăn cốm với chuối tiêu trứng cuốc, từ cốm người ta có thể chế biến thành rất
nhiều món đặc sắc như: chè cốm, chả cốm, bánh cốm, xôi cốm…
Cốm thường được ăn cùng với chuối tiêu trứng cuốc hoặc chế biến thành

nhiều món ăn, nhưng ngon nhất vẫn là ăn với trái hồng chín đỏ. Và Thạch Lam
trong văn bản “Một thứ quà của lúa non”, Ngữ văn 7 – tập 1 đã ví: “Cái màu
xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu
già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, không gì hòa hợp bằng”.
10
Vậy đấy! Không phải ngẫu nhiên mà thứ quà mộc mạc, giản dị và thanh
khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam lại cùng mùa thu Hà Nội đi vào thơ ca như
một nét thanh tao của người Hà thành.
“… Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội
Mùa hoa sữa về thơm từng cơn gió
Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ
Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua…”
(Nhớ mùa Thu Hà Nội - Trịnh Công Sơn)
Giữ gìn nghề truyền thống quê hương:
Có người nói rằng, cốm Mễ Trì không ngon bằng cốm Vòng vì làm bằng
lúa chiêm nên hạt cốm mỏng chứ không dày dặn như cốm Vòng. Nhưng có lẽ
chính điểm khác biệt đó đã tạo nên đặc trưng riêng của cốm Mễ Trì. Hạt cốm
mỏng nhưng dẻo và rất thơm. Cốm ngày nay không đơn thuần là món ăn chơi,
nó được kết hợp ngày càng phổ biến hơn trong các món sang trọng, tạo hương
vị mới lạ như chả cốm… hay món chè cốm giải khát mùa hè.
Nghề làm cốm vất vả một khuya hai sớm. Người Mễ Trì bỏ dần nghề
cốm. Trong làng Thượng chỉ còn mươi nhà, làng Hạ còn khoảng hai chục nhà.
Mùi lúa non được rang vào buổi chiều vẫn dậy lên phưng phức nhưng nó không
còn đặc quánh không khí như xưa nữa. Tiếng chày giã thình thịch lúc tang tảng
sáng nghe xa và thưa hơn… Nghề cốm là nghề phải thức khuya dậy sớm, vất vả
đủ đường. Làm ra hạt cốm rồi đi bán cũng vất vả. Để sớm mai hạt cốm đã có
11
mặt trong từng ngõ phố thì chợ cốm bán buôn phải mở từ 3 - 4 giờ sáng để bán
những mẻ cốm vừa hoàn thành đêm qua. Như thế cốm mới thơm, mới dẻo. Cái
gì cũ có thể không biết, chứ cốm cũ sẽ phát hiện ra ngay. Bây giờ ở Mễ Trì vẫn

còn chợ cốm hoạt động.Theo các hộ dân ở Mễ Trì, đa phần đều muốn gắn bó
với nghề làm cốm, vừa có thêm thu nhập, vừa giữ được nghề truyền thống. Có
những hộ gia đình làm cốm từ 3-4 đời, song do cơ chế thị trường, người dân
không còn ruộng cấy, đất đai thu hẹp, họ đành chuyển sang kinh doanh nhà cửa
cho thuê, vừa kiếm tiền nhanh, vừa không cần xốc vác, vất vả. Vừa qua chính
quyền thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm cũng đặt vấn đề khôi phục làng
nghề cốm Mễ Trì. Với mong muốn giữ được nghề truyền thống của cha ông cho
con cháu sau này, cũng như xây dựng thương hiệu cốm Mễ Trì. Năm 2012,
huyện Từ Liêm (nay là quận Nam Từ Liêm) đã tổ chức “Ngày hội văn hóa làng
cốm Mễ Trì” nhằm tôn vinh nghề truyền thống quê hương mà cha ông để lại.
“Ngày hội văn hóa làng cốm Mễ Trì” là một chuỗi những sự kiện sôi nổi, hào
hứng, in đậm dấu ấn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Các bạn trẻ có
điều kiện để hiểu nhiều hơn, yêu nhiều hơn và ý thức rõ hơn về tinh hoa văn hóa
đi kèm với việc giữ gìn và phát huy những giá trị tinh thần vô giá ấy. Bởi nếu
không có sự nỗ lực và tình yêu nghề thì nghề cốm ở Mễ Trì sẽ có nguy cơ biến
mất, điều này cũng đồng nghĩa với việc món ăn đặc trưng của Hà Nội sẽ dần
chìm vào quên lãng.
12
Có thể nói, hạt cốm Hà Thành là một biểu tượng văn hóa của Thủ đô, của
Hà Nội mỗi dịp vào thu. Nghề cốm không chỉ có ý nghĩa ẩm thực mà còn là một
nét đẹp văn hóa của mảnh đất nghìn năm.
Từng hạt cốm thơm dẻo chất chứa bao nỗi niềm của người làm cốm gửi
gắm vào đó. Và ai đã một lần được thưởng thức vị thơm ngon của cốm Mễ trì
trong những ngày hè oi ả này có lẽ khó có thể quên được vị thơm ngọt thanh
mát của cốm. Sợi rơm vàng như nắng đang gói ghém, ấp ủ những hạt mầm xanh
non, kết đọng những tinh tuý nhất của đất trời để rồi làm lòng người ngây ngất.
Xin được kết lại bài giới thiệu về đặc sản cốm Mễ Trì bằng câu thơ của nhà thơ
Nguyễn Duy như một lời cảm ơn đến những người làm ra hạt cốm dẻo thơm:
"Rồi hương cốm thu cứ nhè nhẹ bay
Từ đôi tay của cô nàng bán cốm

Hương cốm ấy đến giờ càng gợi nhớ
Cứ gợi thầm, nỗi nhớ Hà Nội thương"
(Nhớ mùa thu Hà Nội - Nguyễn Duy)
Bài thuyết trình của chúng em đến đây là hết, chúng em chân thành cảm
ơn các thầy cô giáo và các bạn đã lắng nghe!
6. Ý nghĩa giải quyết tình huống:
13
Gia đình dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp về: học tập, lao động,
nghề nghiệp, đạo đức, văn hoá. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia
đình, dòng họ nhằm bảo vệ, tiếp nối, phát triển, làm rạng rỡ thêm truyền thống
là trách nhiệm không chỉ riêng ai, trách nhiệm của tất cả chúng ta đặc biệt là thế
hệ trẻ.
Qua việc giải quyết tình huống giới thiệu đặc sản quê hương – Cốm Mễ
Trì, chúng em mong muốn, cùng với sự cố gắng phát triển làng nghề của các
cấp chính quyền, sự nỗ lực của bà con làng nghề, hi vọng thương hiệu cốm Mễ
Trì sẽ được quảng bá rộng rãi trên thị trường, giúp người tiêu dùng yên tâm khi
sử dụng sản phẩm cốm sạch, an toàn cho sức khỏe. Bên cạnh đó cũng hướng tới
việc nâng cao ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ về việc giữ gìn và phát huy
những nét đẹp văn hóa mang bản sắc dân tộc để mùa thu Hà Nội có còn hương
cốm nồng nàn hấp dẫn du khách khi đến Hà Nội.
Bài viết của chúng em chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất
mong sẽ nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn học sinh.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Nhóm học sinh lớp 8C – Trường THCS Mễ Trì
Đỗ Hồng Nhung
Nguyễn Thị Hằng
14
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Học sinh trình bày mục tiêu đề tài Thuyết trình sản phẩm

Bán cốm Máy xay cốm
Máy rang cốm Máy giã cốm
15
Phiếu thu hoạch của học sinh Phiếu thu hoạch của học sinh
16

×