Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giới thiệu về làng nghề mây tre đan phú nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 11 trang )

PHÒNG GD & ĐT CHƯƠNG MỸ
TRƯỜNG THCS NGÔ SỸ LIÊN
BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN:
GDCD - NGỮ VĂN - LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ - HÓA HỌC
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG, VẤN ĐỀ THỰC TIỄN
Bài: GIỚI THIỆU VỀ LÀNG NGHỀ
MÂY TRE ĐAN PHÚ NGHĨA
Năm học 2014-2015
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG MỸ
TRƯỜNG THCS NGÔ SỸ LIÊN
BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN:
GDCD - NGỮ VĂN- LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ - CÔNG NGHỆ
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG, VẤN ĐỀ THỰC TIỄN
BÀI:
GIỚI THIỆU VỀ LÀNG NGHỀ
MÂY TRE ĐAN PHÚ NGHĨA
Năm học 2014 – 2015
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN CHƯƠNG MỸ
TRƯỜNG THCS NGÔ SỸ LIÊN
THÔNG TIN CHUNG
Trường: Trung học cơ sở Ngô Sỹ Liên
Địa chỉ: Thị trấn Chúc Sơn - Chương Mỹ - Hà Nội.
Email: u.vn

I. Nhóm học sinh thực hiện:
1. Nguyễn Thị Mai - Lớp 9A3
- Ngày sinh: 24.5.2000
2. Nguyễn Khắc Khánh - Lớp 9A3
- Ngày sinh: 16.01.2000


3. Tống Thị Huế - Lớp 9A3
- Ngày sinh: 05.4.2000

II. Giáo viên hướng dẫn:
1. Dương Thị Hường
-Sinh ngày 14.2.1961 Môn: Lịch Sử - Giáo dục công dân.
Email:
Điện thoại: 01656750359
2. Nguyễn Thị Mai
-Sinh ngày 16.9.1967 Môn: Địa Lí – Hóa học.
Email:
Điện thoại: 0903289277
3. Đặng Thị Hiên
-Sinh ngày 14.6.1977 Môn: Văn – Giáo dục công dân
Email:
Điện thoại: 0932201213
III. Vận dụng kiến thức môn:
+ GDCD 7 tiết 7+8: Kế thừa và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Ngữ Văn 8, tiết 52: Chương trình địa phương
+ Lịch Sử 7, tiết 60: Lịch sử địa phương.
+ Địa Lý 9, tiết 49 + 50: Địa lí địa phương Hà Nội.
+ Hóa học 9, tiết 4: Lưu huỳnh điôxít (Khí sunfurơ).
Hóa học 8, tiết 44: Ngoại khóa việc bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm
IV. Tình huống cần giải quyết là:
Trong ngày hội triển lãm tôn vinh các làng nghề truyền thống Việt Nam, làng nghề
Phú Nghĩa huyện Chương Mỹ có nhiệm vụ giới thiệu về làng nghề của địa phương
mình, lớp em phải giúp đoàn thực hiện nhiệm vụ trên. Bằng kiến thức liên môn và
kiến thức thực tế của mình các em hãy hoàn thành nhiệm vụ của đoàn giao cho.
BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN:

GDCD - NGỮ VĂN- LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ - CÔNG NGHỆ
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG, VẤN ĐỀ THỰC TIỄN
BÀI: GIỚI THIỆU VỀ LÀNG NGHỀ MÂY TRE ĐAN PHÚ NGHĨA
I, Tình huống cần giải quyết:
Trong ngày hội triển lãm tôn vinh các làng nghề truyền thống Việt Nam, làng nghề
Phú Nghĩa huyện Chương Mỹ có nhiệm vụ giới thiệu về làng nghề của địa phương
mình, lớp em phải giúp đoàn thực hiện nhiệm vụ trên. Bằng kiến thức liên môn và
kiến thức thực tế của mình các em hãy hoàn thành nhiệm vụ của đoàn giao cho.
II, Mục tiêu:
Thông qua việc giải quyết tình huống, bài giới thiệu nhằm mục đích tuyên truyền
để mọi người hiểu, trân trọng, sử dụng các sản phẩm làng nghề để sản phẩm có sức
lan tỏa trong cộng đồng và thế giới góp phần phát triển kinh tế địa phương. Đồng thời
giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống làng nghề, ý thức bảo vệ môi
trường.
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Cần kết hợp với các nghệ nhân, nhân dân, kết hợp với cán bộ địa phương xã Phú
Nghĩa, Phòng văn hóa huyện Chương Mỹ:
+ Lịch sử hình thành làng nghề.
+ Nguyên liệu, dụng cụ, kĩ thuật, các loại hình sản phẩm.
+ Giữ gìn và phát huy truyền thống làng nghề.
+ Bảo vệ môi trường làng nghề.
IV. Giải pháp giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Lịch sử: Nghề thủ công truyền thống ở địa phương.
- Ngữ văn: Sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài viết.
- Địa lí: Vị trí địa lí, địa hình xã Phú Nghĩa
- Giáo dục công dân: Bài học về giữ gìn phát huy truyền thống làng nghề, ý thức giữ
gìn vệ sinh môi trường.
- Hóa học: Khí sunfurơ và bảo vệ sức khỏe, môi trường, tránh ô nhiễm.
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:

Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài.
* Tư liệu sử dụng:
+ Sách địa phương
+ Sự giúp đỡ và nguồn tài liệu của nghệ nhân làng nghề.
+ Sự hiểu biết của bản thân do đã được tiếp cận và làm nghề.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin: Các bài viết trên các trang mạng điện tử.
+ Kiến thức các môn học phù hợp với tình huống cần giải quyết.
Từ các kiến thức đó để viết thành bài giới thiệu.
I, Đặc điểm địa lý, địa hình xã Phú Nghĩa:
1. Địa lý, địa hình: Xã Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) có diện tích
8,26 km², dân số năm 1999 là 8.552 người, mật độ dân số đạt
1.035 người/km². Địa hình xã là một vùng trũng tiếp giáp với
vùng bán sơn địa của huyện Chương Mỹ, phía Đông giáp xã
Tiên Phương, phía Đông Nam giáp xã Ngọc Hòa, phía Tây
giáp xã Đông Phương Yên và xã Trường Yên, phía Bắc giáp
xã Đồng Quang huyện Quốc Oai. Chữ Phú trong phiên âm
Hán Việt nghĩa là giàu có, còn Nghĩa là nghĩa tình. Địa danh
xã Phú Nghĩa chưa rõ xuất hiện từ khi nào nhưng ẩn chứa
trong cái tên ấy là ý nguyện sâu xa của người dân muốn xã
mình ngày một giàu có trù phú hơn với những mặt hàng có
tình nghĩa.
Với vị trí địa lí như vậy, làng nghề Phú Nghĩa có được những điều kiện thuận lợi
để vận chuyển nguyên liệu từ các tỉnh miền Tây Bắc, miền Trung về, đồng thời đưa
sản phẩm làng nghề đi các nơi trên mọi miền Tổ Quốc cũng như bạn bè năm châu.
2. Con người làng nghề
Từ trung tâm Hà Nội đi hơn 20km về phía tây, dọc theo quốc lộ 6A là tới làng
nghề Phú Nghĩa. Nơi đây vẫn giữ được nét đẹp của một làng quê bình dị với hình ảnh
cây đa, giếng nước, sân đình. Đặc biệt, Phú Nghĩa vẫn giữ được nghề thủ công
truyền thống: nghề mây tre đan. Không giống như ở những làng nghề khác cần những
công xưởng lớn chuyên biệt, đến thăm làng nghề Phú Nghĩa bạn có thể bắt gặp những

thợ làng nghề đang hoàn thiện sản phẩm ở bất kì đâu.
Chỉ với một nắm sợi mây, giang và vài dụng cụ nhỏ gọn
mang theo, họ có thể vừa đan, xâu vừa chuyện trò trên
bờ đê lộng gió, hoặc dưới bóng cây rợp mát đường làng,
… Dù vậy, những sản phẩm tạo ra vẫn mang được sự
tinh tế trong từng đường đan bởi lẽ họ đã đạt đến sự tinh
hoa trong công việc nhờ sự cần cù, khéo léo và lòng yêu
nghề tha thiết.
II. Lịch sử hình thành làng nghề.
Làng nghề mây tre đan Phú Nghĩa (Chương Mĩ, Hà Nội) là một trong những làng
nghề lâu đời nhất của Việt Nam (khoảng thế kỷ XVI - XVII), từng được mệnh danh
là “làng tỉ phú” với hơn 400 năm tuổi nghề. Những người làm nghề đầu tiên thuộc
làng Phú Vinh, sau lan sang các thôn Đồng Chữ, Nghĩa Hảo, Khê Than, Quan Châm,
Phú Hữu 1, Phú Hữu 2 của xã. Cho đến nay, “hơi hướng” của làng còn vươn xa tới
hơn hai mươi địa phương khác nhau trải dọc theo đất nước. Thời bấy giờ, tự tay các
cụ mày mò, sáng tác mẫu mã để làm ra những chiếc rổ, rá và các vật dụng khác trong
gia đình. Sau do nhu cầu không chỉ có ở địa phương, các vùng lân cận rồi mở rộng
trên toàn quốc, nhiều mặt hàng mới độc đáo, đặc trưng ra đời. Có loại đòi hỏi kĩ thuật
cao như tranh chân dung, phong cảnh, câu đối có sức lôi cuốn khách du lịch đến tham
quan. Làng nghề được biết đến là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng.
Xã có 7 thôn thì cả 7 thôn của xã đã được công nhận là làng nghề, trong đó Phú Vinh
là làng nghề truyền thống. Phú Nghĩa là 1 trong những cụm làng nghề lớn của Hà
Nội, 20 người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Sản phẩm từ làng nghề đã giải
quyết việc làm cho 70% số lao động của xã. Riêng Phú Vinh có tới 27 công ty và
hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ, là đầu mối gom hàng cho các doanh nghiệp. Sản phẩm
còn phục vụ các nhu cầu khác nhau ở trong nước và thị trường thế giới như Nhật, các
nước Âu, Mĩ
III, Nguyên liệu, dụng cụ, kĩ thuật, các loại hình sản phẩm.
1, Nguyên liệu: Nguyên liệu sử dụng đơn giản chỉ là cây tre, cây cỏ. Rồi dần dà mới
phát hiện và tìm ra nguyên liệu là cây mây, thứ cây được trồng rất nhiều làm hàng rào

hoặc mọc dại ven đường. Trải qua thời gian các nghệ nhân đã sử dụng Song, Giang,
Tre, Trúc… được khai thác từ các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Bình, Quảng Nam.
Hiện nay, các mặt hàng mây tre của làng nghề còn kết hợp với
những vật liệu như gốm, sứ, gỗ, sắt để cho ra đời những sản phẩm
đẹp, phong phú, đa dạng.
2, Dụng cụ: Dao, kéo, cưa, đèn khò, thùng hun, dùi, kim, khuôn…
3, Kĩ thuật: Các công đoạn sản xuất mây tre đan rất cầu kỳ, bao
gồm :
- Chọn nguyên liệu rồi cạo, tuốt, pha nan, …
- Một số loại nguyên liệu sẽ được ngâm trong dung dịch chống
mối mọt, hoặc luộc trong nước sôi, đem phơi rồi nhuộm màu,
phun sơn hoặc sấy khói rơm để có màu đẹp tự nhiên.
+ Chọn nguyên liệu:
- Cây Mây phải chọn cây có mắt thưa, thẳng đạt độ dài 5m. Thường dùng loại
Mây nếp khi chẻ và đan mới dễ dàng, sợi óng, thẳng, đẹp.
- Cây Song: chọn cây tròn, thẳng, dài.
- Giang: Ống Giang dài, thẳng, thân ống dày, mới chặt (Vì để lâu sẽ bị chảy
nhựa, không sấy trắng được), tùy loại hàng mà chọn loại già hay bánh tẻ.
- Tre: Tùy loại hàng mà chọn tre già hay bánh tẻ nhưng thân tre phải đặc, dài,
thẳng mới dễ làm và đạt số lượng nhiều.
+ Kĩ thuật chế biến:
- Kỹ thuật chế biến Mây gồm hai công đoạn: phơi sấy và chẻ.
Khi sấy, nhiều khói quá Mây cũng đỏ, ít khói quá cũng bị đỏ. Khi phơi, gặp mưa
thì sợi mất vẻ đẹp, mà nắng thì sợi mất vẻ tươi. Sợi Mây chưa khô tới thì nước da bị
úa, mà khô kiệt quá thì nước da mất vẻ óng mềm. Vì
thế, phơi sấy Mây đòi hỏi phải đúng kỹ thuật. Sau đó,
Mây sẽ được đem ra chẻ thành các nan mỏng. Chẻ nan
Mây đòi hỏi có tay nghề cao, tùy theo từng sản phẩm
mà có cách chẻ nan riêng, người thợ có nhiều kinh
nghiệm mới làm được.

Sau công đoạn chẻ, các nan được đem chuốt để
có những sợi mượt mà, phẳng bóng. Bàn chuốt được
tự tạo một cách đơn giản, chỉ bao gồm một tấm sắt
tây đục nhiều lỗ kích thước khác nhau được kẹp bằng bốn đoạn tre. Mây sau khi
chuốt được phơi ngoài nắng để nước trong sợi Mây thoát hết ra ngoài. Mây phơi khô
được nhúng nước rồi được sấy một lần nữa để sợi mây có độ dẻo, trắng và mềm
hơn.
- Cây Song khi đem từ trên rừng về thường được luộc sôi trong dung dịch dầu
Diezel (30% dầu, 70% nước) khoảng một giờ đồng hồ, sau đó vớt ra phơi cả cây
trong khoảng một tuần rồi đem sấy lưu huỳnh. Sở dĩ phải thực hiện thao tác này bởi
trong cây Song có hàm lượng đường Glucô nên luộc qua dung dịch này để chống
mối mọt, sau nữa là để chống hiện tượng làm gỉ những cây đinh đóng vào khi hoàn
thiện sản phẩm. Với nguyên liệu Mây thì không phải luộc mà chỉ cần sơ chế tách
riêng lõi, cật và sau đó sấy lưu huỳnh luôn để giữ trắng, chống ẩm mốc.
- Giang: Giang mua về cạo sạch lớp vỏ xanh ở ngoàirồi dùng cưa cưa mấu 2 đầu
sau đó dùng dao chẻ. Đối với giang, kĩ thuật pha theo nguyên tắc phân đôi, có như
vậy thanh Giang mới thẳng, đều và không bị lạng. Giang pha xong được hun diêm
sinh rồi phơi nắng cho trắng. Tùy theo cần dày,mỏng mà chẻ nan cho phù hợp.
Muốn sợi Giang mền thì trước khi sử dụng đem nhúng qua nước.
- Tre: Cây tre thường có 1 lượng Glucô nên trước khi tạo sản phẩm phải đem
ngâm vào dung dịch chống mối mọt, sau đó phơi héo rồi chẻ nan.
- Sản phẩm: Sản phẩm thô được hoàn thiện ban đầu bằng cách đưa vào đèn khò để
đốt các sơ tướp. Những sản phẩm thô này chưa có độ cứng do nguyên liệu là các sợi
nan, vì thế sau khi chỉnh sửa lần cuối sẽ nhúng qua keo sữa để tạo độ cứng. Công
đoạn cuối cùng là phun sơn tạo màu, phun dầu bóng. Những chiếc giỏ mây, đèn
lồng, những con Thiên nga…được nghệ nhân tạo nên từ nan mây nan tre bỗng trở
nên đẹp đẽ hơn, có da có thịt và sống động lạ thường.
+ Kĩ thuật đan: - Cách đan truyền thống là đan nong mốt, nong đôi và nong ba.
Từ ba lối đan cơ bản này, người làng Phú Nghĩa đã sáng tạo ra hàng trăm cách đan
khác nhau. Tùy theo từng sản phẩm mà người thợ sử

dụng cách đan phù hợp như đan xương cá, đan hoa thị,
đan kiểu tết…Với sản phẩm đòi hỏi độ tinh tế cao thì
người thợ kết hình hoa và kết hợp màu sắc tạo hoa văn
nổi. Thậm chí trong cùng một sản phẩm người thợ sử
dụng 3,4 cách đan, đặc biệt là đan tranh bằng mây. Phú
Nghĩa còn nổi tiếng với những bức tranh nghệ thuật từ
các sợi mây tre thiên nhiên như ảnh Bác Hồ, Phi Đen.
- Nguyên tắc kỹ thuật đan, cài: Khi đan cái dần, cái
sàng, cái thúng, cái nia bằng tre, đã đan nong mốt thì chỉ được bắt nan nong mốt, đan
nong đôi chỉ được bắt đều nong đôi. Nếu bắt sang nong ba, nong tư là lỗi ngay. Với
bàn tay khéo léo của người thợ thủ công, những thanh Tre, sợi Mây, ống Giang đã
biến thành những sản phẩm đa dạng, từ thông dụng như rổ, rá đến các sản phẩm tinh
xảo như những chiếc đèn lồng lộng lẫy, những tấm ảnh đẹp đến mê hồn, những chiếc
khay xinh xắn,những bức hoành phi,câu đối hay những bức tượng trang nghiêm,
những con vật ngộ nghĩnh, đến những vật dụng phục vụ nhu cầu thiết yếu của con
người là giường, tủ, bàn ghế. Đó là những sản phẩm rất thân thiện với môi trường.
+ Kĩ thuật tạo màu: Một số hộ sản xuất hàng tinh xảo của làng nghề đã và đang từng
bước quay trở lại cách tạo màu tự nhiên cho sản phẩm như cha ông đã từng làm chứ
không sử dụng màu hóa chất. Để tạo họa tiết đen, người nghệ nhân lấy lá Sòi, lá
Bàng, lá Ổi và lá Phèn Đen đem luộc khoảng 50 phút để tạo ra một thứ nước màu đen
sánh. Cho sản phẩm vào ngâm trong thứ nước này rồi vớt ra, phơi khô, sau đó đem
ngâm dưới bùn đen khoảng 5-7 ngày. Những nan Tre, Mây sẽ có màu đen tự nhiên,
độ bền màu có thể lên tới 50 năm như một số sản phẩm mây tre đan được làm từ thời
cha ông hiện được lưu giữ tại cố đô Huế. Nếu muốn tạo màu vàng tự nhiên không
qua phun sơn, các nan mây được nhúng vào các chậu lá cây Sòi băm nhỏ đã được nấu
sôi. Sợi nan được nhúng vào nước khoảng 15-20 lần sau đó phơi trong nắng cho khô.
Các nan nhúng nước Sòi sẽ có màu vàng đều. Hoặc dùng rơm rạ chặt ngắn khoảng 3-
5cm, đặt trong một hố có miệng rộng và đặt sản phẩm lên trên. Rơm đốt sao cho
không cháy thành lửa, chỉ tạo ra những làn khói trắng bám trên sản phẩm. Thời gian
đốt sẽ lâu hơn nếu muốn tạo màu vàng đậm. Bằng cách này, sản phẩm sẽ trở nên

vàng óng và không bị mối mọt nếu để lâu ngày. Đây là cách tạo màu hoàn toàn tự
nhiên, không hóa chất giúp cho sản phẩm mây tre đan Phú Nghĩa luôn là những sản
phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe người sử dụng và có độ
bền màu cao tới 30-50 năm.
4, Các loại hình sản phẩm:
Là quê hương của mây tre đan với những sản phẩm mỹ nghệ đạt tới tỉnh cao nghệ
thuật tạo hình dân gian Việt Nam. Người Phú Nghĩa cha truyền con nối, đến nay đã
sáng tạo được 180 mẫu hàng. Sản phẩm được chia thành 4 dòng sản phẩm gồm:
+ Sản phẩm nội thất như bàn ghế, kệ, giá để đồ
+ Sản phẩm trang trí nội thất như khung tranh, đèn, khung gương, giỏ, bình ủ, bình
+ Sản phẩm gia dụng như khay, đĩa, lọ hoa …
+ Sản phẩm bao bì: Túi, giỏ đựng, va-li

V, Giữ gìn và phát huy truyền thống làng nghề
Làng nghề mây tre đan Phú Nghĩa được truyền lại qua nhiều thế hệ, sản phẩm làm
ra không những đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng, mà còn xuất khẩu ra thế giới. Làng
Phú Nghĩa có 20 người được phong tặng là nghệ nhân của Việt Nam trong đó, vinh
dự nhất là gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh có 3 thế hệ trong một gia đình được
phong tặng danh hiệu nghệ nhân: cụ Nguyễn Văn Khiếu là người đầu tiên được Nhà
nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân về mây tre đan và cũng là người đầu tiên đan
thành công bức chân dung Hồ Chí Minh bằng mây tre chỉ với 2 màu đen và trắng.
Lối đan này đã được nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh kế tục và phát triển thêm với
những sản phẩm rất tinh tế. Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh là người đầu tiên được Chủ
tịch nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú của làng nghề Phú Vinh. Ông đã
từng đạt được 1 Huy chương vàng, 1 Huy chương bạc, 2 giải nhất, 3 giải nhì, nhiều
giải khuyến khích trong các cuộc thi thủ công mỹ nghệ cấp quốc gia.
Nhằm tạo điều kiện cho những người mong muốn gắn bó với nghề, ông Nguyễn
Văn Trung- một nghệ nhân làng nghề - đã thành lập Trung
tâm dạy nghề tư thục mây tre đan Phú Vinh. Đến nay ông
đã đào tạo được hơn 500 học viên trong đó có nhiều em

khuyết tật. Là người khuyết tật, ông đã bôn ba nhiều nước
trên thế giới, từ châu Á, Châu Âu đến Châu Mĩ xa xôi.
Những chuyến đi của ông góp phần đưa sản phẩm mây tre
đan quê hương thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị, đến với
bạn bè, khách hàng quốc tế.
Để bảo tồn, phát triển và giới thiệu sản phẩm của làng nghề được rộng khắp, người
dân Phú Nghĩa tự hào dạy và truyền nghề cho rất nhiều địa phương trên cả nước như
Thái Bình, Biên Hòa, Đồng Nai… mỗi năm xã đều tổ chức mở từ 1-2 lớp nâng cao
tay nghề và sáng tác mẫu mới cho người lao động, mời các nghệ nhân trong làng dạy
cho họ những kỹ năng làm được một sản phẩm mới, qua đó tạo ra sự sáng tạo trong
mỗi người lao động, với mục đích làm tăng giá trị của sản phẩm khi sản xuất ra.
Người Phú Nghĩa tự hào sản phẩm của họ đã có mặt ở năm châu. Đây là niềm vinh
dự, là động lực lớn cho người dân Phú Nghĩa trong quá trình bảo tồn và phát huy giá
trị làng nghề truyền thống của quê hương. Có thể khẳng định rằng trong suốt lịch sử
hình thành và phát triển của mình, nghề mây tre đan Phú Nghĩa đã giữ vững những
giá trị truyền thống tốt đẹp.
Đây là chiếc “Bình sen mây” khổng lồ - được trưng bày tại
đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội - cao 4,1m,
đường kính 1,5m, nặng 120kg. Tạo hình bề mặt của bình là
chùa Một Cột, Tháp Rùa, Khuê văn các, rồng thời Lí đang bay
lên. Với sản phẩm này người làng nghề Phú Nghĩa muốn gửi
một thông điệp cho thế hệ mai sau là bảo tồn và lưu giữ các giá
trị truyền thống của quê hương.
Cùng với sự năng động và sáng tạo, người dân nơi đây đem
sản phẩm làng quê mình chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài
nước. Chính vì giữ được nét văn hóa hồn hậu của làng quê Việt nên sản phẩm mây
tre giang đan Phú Nghĩa được rất nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức đặt mua để làm quà
tặng, nhất là quà ngoại giao.
Giải pháp bền vững cho phát triển làng nghề
Việc giữ gìn và phát huy giá trị của các làng nghề ngoài ý nghĩa kinh tế còn có vai

trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch làng
nghề. Để tiếp tục khai thác tiềm năng và phát triển làng nghề Phú Nghĩa nói riêng và
các làng nghề truyền thống của Việt Nam nói chung phải theo hướng bền vững, cần
chú trọng các giải pháp sau:
- Xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định, liên kết trong các khâu tạo nên sản phẩm từ
đào tạo nguồn nhân lực, thiết kế, sản xuất cho đến xuất khẩu.
- Triển lãm trưng bày các sản phẩm thủ công mây tre đan là dịp để quảng bá sản
phẩm của các nghệ nhân, giới thiệu cho du khách biết nhiều hơn về nghề thủ công.
Đặc biệt là sự hữu dụng của các sản phẩm này trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, tạo cơ hội cho sản phẩm làng nghề trở thành thương hiệu sản phẩm
hướng đến phát triển du lịch làng nghề truyền thống trong thời gian tới.
- Biện pháp hữu hiệu giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng:
+ Tập trung di dời các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư gây ô nhiễm
môi trường (không khí, đất, nước) đến các khu sản xuất tập trung để xử lý nguyên
liệu, quản lí việc xử lí chất thải ra môi trường, đảm bảo mĩ quan, sức khỏe cộng đồng.
+ Quá trình làm trắng sản phẩm để sản phẩm trắng, đẹp và khỏi mốc đã sử dụng lưu
huỳnh để hun tạo ra khí Sunfurơ – loại khí độc ảnh hưởng trực tiếp đến người sản
xuất, vùng dân cư mà với mắt thường ta không nhận thấy được. Vì thế, người lao
động phải xây các lò hun kín, tránh xa nơi ở. Sử dụng khẩu trang ướt, ủng, găng tay,
quần áo bảo hộ lao động khi tiến hành hun và khi lấy sản phẩm ra khỏi lò hun.
+ Tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu và áp dụng quy cách sản xuất mới,
đảm bảo để sản phẩm được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Giáo dục nâng cao ý thức
và trách nhiệm bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng cho các chủ sản xuất, người
lao động và nhân dân, kết hợp với thanh tra xử phạt thích đáng đối với những trường
hợp vi phạm các quy định về môi trường.
- Có những chính sách ưu đãi như: Hỗ trợ tiền vốn, đào tạo nghề, giải quyết việc
làm cho con em bị thu hồi đất, chú trọng đưa các công nghệ tiên tiến vào sản xuất,
tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là thị trường ngoài nước.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các chính sách hỗ trợ phát triển làng
nghề cho phù hợp với giai đoạn hiện nay. Trong đó chú ý các chính sách thu hút đầu

tư trong và ngoài nước vào việc phát triển các làng nghề. Ưu tiên giải quyết mặt bằng
phù hợp các loại hình sản xuất trong làng nghề gắn với các cụm công nghiệp.
VI, Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
- Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Giáo dục
công dân và môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho chúng em được mối liên quan
kiến thức giữa các bộ môn. Từ đó chủ động tìm hiểu khám phá những kiến thức.
- Tạo cho chúng em thấy hứng thú hơn trong học tập, ý thức hơn việc học đi
đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, trao đổi với những con
người thực, việc thực…để giải quyết tình huống trong cuộc sống
- Qua hoạt động này chúng em thấy việc học tập đồng đều các môn học có vai
trò rất quan trọng đối với một học sinh không chỉ học văn hóa trong nhà trường mà cả
trong cuộc sống sau này.
- Qua nội dung tìm hiểu, chúng em thấy tự hào về quê hương Chương Mỹ anh
hùng đã có một làng nghề truyền thống là làng nghề mây tre đan Phú Nghĩa - Một
trong số rất ít làng nghề trên cả nước có được thương hiệu tập thể: “Nhãn hiệu tập
thể mây tre đan Phú Nghĩa”. Chúng em thấy mình và mọi người cần có ý thức hơn
nữa trong việc góp phần bảo vệ gìn giữ, tôn vinh những giá trị truyền thống của làng
nghề, ý thức bảo vệ môi trường của địa phương cũng như của đất nước.

×