Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CÁC DẠNG ĐỀ LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.31 KB, 11 trang )

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ
HƯỚNG DẪN GIẢI CÁC DẠNG ĐỀ LIÊN
QUAN
A. Kiến thức cơ bản
I. Tác giả:
( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính
trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân )
1. Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của văn học Việt
Nam. Sự nghiệp của ông trải ra trên hai chặng đường:
trước và sau CM T8 năm 1945 : trước năm 1945, là
nhà văn lãng mạn; sau năm 1945, chuyển biến thành
nhà văn cách mạng.
2. Trước năm 1945, sáng tác của Nguyễn Tuân xoay
quanh các đề tài chính:
a. Chủ nghĩa xê dịch: Viết về cái tôi lãng tử qua
những miền quê, trong đó hiện ra cảnh sắc và phong
vị quê hương, cùng một tấm lòng yêu nước thiết tha.
Tác phẩm chính: Một chuyến đi, Thiếu quê hương…
b. Vẻ đẹp “ vang bóng một thời”: Là những nét đẹp
còn vương sót lại của một thời đã lùi vào dĩ vãng gắn
với lớp nho sĩ cuối mùa. Tác phẩm chính: Vang bóng
một thời
c. Đời sống truỵ lạc: Ghi lại quãng đời do hoang mang
bế tắc, cái tôi lãng tử đã lao vào rượu, thuốc phiện và
hát cô đầu, qua đó thấy hiện lên tâm trạng khủng
hoảng của lớp thanh niêm đương thời. Tác phẩm
chính: Chiếc lư đồng mắt cua, ngọn đèn dầu lạc,…
3. Sau năm 1945, sáng tác Nguyễn Tuân tập trung
phản ánh hai cuộc kháng chiến, qua đó thấy được vẻ
đẹp của người Việt Nam vừa anh dũng vừa tài hoa.
Tác phẩm chính: Tình chiến dịch, Đường vui, Hà Nội


ta đánh Mỹ giỏi,…Ông cũng viết về công cuộc xây
dựng đất nước, trong đó hiện lên con người Việt Nam
với vẻ đẹp cần cù mà rất mực tài hoa. Tác phẩm
chính: Sông Đà, ký Nguyễn Tuân,…
4. Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời tìm kiếm cái đẹp
và khẳng định những giá trị nhân văn cao quý, với
những nét phong cách nổi bật: tài hoa, uyên bác, hiện
đại mà cổ điển,…Ông có nhiều đóng góp cho sự phát
triển của thể tuỳ bút và tiếng Việt,…
II. Tác phẩm:
“Chữ người tử tù” ( đăng báo 1939, in trong tập “
Vang bóng một thời” (1940) ) là truyện ngắn đặc sắc
nhất của Nguyễn Tuân. Cốt truyện xoay quanh cuộc
gặp gỡ kì lạ và éo le của hai nhân vật chính: Ông
Huấn Cao có tài viết chữ đẹp, có thiên lương và khí
phách đã lãnh đạo nông dân khởi nghĩa và bị bắt giam
vào trại giam tỉnh Sơn. Viên quản ngục lại là một kẻ
say mê chữ đẹp của ông Huấn Cao, quyết tâm tìm mọi
cách để xin chữ của Huấn Cao.
Truyện kết thúc bằng cảnh cho chữ - Một cảnh tượng
xưa nay chưa từng có.
B. Kiến thức cho các dạng đề thi đại học.
I. Tình huống chuyện độc đáo
Tình huống là hoàn cảnh có vấn đề nhà văn tạo dựng
để các nhân vật buộc phải thể hiện đúng tính cách của
mình. Hoàn cảnh điển hình sẽ làm nảy sinh tính cách
điển hình. Nguyễn Tuân đã tạo dựng một tình huống
vừa kì lạ vừa oái oăm: ( Có lẽ chứ hề xảy ra trong
thực tế ). Nơi gặp gỡ là nhà ngục và sự gặp nhau giữa
hai con người thộc về hai phía đối lập nhau: Huấn

Cao – kẻ tử tù bất đắc dĩ và viên quản ngục.
- Xét trên bình diện xã hội họ không thể tồn tại chung,
Huấn Cao đại diện cho những kẻ cầm đầu cuộc nổi
loạn chống lại triểu đình, quản ngục đại diện cho hệ
thống và trật tự của giai cấp cầm quyền đương thời.
Nhưng éo le thay, Huấn Cao lại là người có tài viết
chữ đẹp, còn quản ngục lại lả kẻ tôn thờ những con
chữ, hàng ngày khát mong có được chữ của Huấn
Cao.
- Xét trên bình diện nghệ thuật họ hoàn toàn có thể trở
thành tri âm, tri kỉ. Huấn Cao – người sáng tạo ra cái
đẹp tuyệt vời của nghệ thuật thư pháp, quản ngục
người gìn giữ và tôn thờ cái đẹp. Nếu gặp nhau trong
một hoàn cảnh khác, hay một bầu trời chỉ có nghệ
thuật thì họ lại trở thành Bá Nha và Tử Kì thuở
trước.Cuộc gặp gỡ đã tạo dựng một tình huống kịch
tính, từ cuộc gặp gỡ này hai nhân vật sẽ bộc lộ tính
cách. Huấn Cao: tài hoa, thiên lương và khí phách anh
hung, quản ngục là kẻ dịu dàng, biết giá người, biết
trọng người ngay. Hành rình gian nan và có lúc tưởng
như ngục tù ấy không chỉ giam giữ Huấn Cao mà còn
là tiêu tan đi cái đẹp bởi cái nhơ bẩn và cái ác. Thế
nhưng những tấm lòng trong thiên hạ đã gặp nhau, sự
thành tâm và sở thích cao quý của quản ngục đã làm
Huấn Cao cảm động.
II. Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn
Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.
- Huấn Cao được nhà văn Nguyễn Tuân xây dựng từ
nguyên mẫu người anh hùng Cao Bá Quát đầu thế kỷ
XIX.

- Nguyễn Tuân đã tạo ra tình huống éo le để tô đậm
những vẻ đẹp khác thường của nhân vật. ( Tình huống
điển hình lảm nảy sinh những tính cách điển hình).
1. Huấn Cao – Một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật
thư pháp:
- Tài viết chữ của ông Huấn qua lời đồn của dân vùng
tỉnh Sơn và qua những lời nhận xét của viên quản ngụ
c và thầy thơ lại.
- Niềm ao ước cháy bỏng của quản ngục và tấm chân
tình, sự đối đáp của quản ngục để xin chữ Huấn Cao.
“ Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm ( …). Có
được chữ Huấn Cao mà treo là có một vật báu trên
đời”. Cho nên , “ Sở nguyện của viên quan coi ngục
này là có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu
đối do tay ông Huấn Cao viết”. Để có được chữ của
ông Huấn Cao, viên quản ngục không chỉ phải kiên
trì, mà còn phải liều mạng. Bởi quản ngục cũng biết
thế nào là cái giá phải trả cho kẻ bỏ qua lệnh triều
đình biệt đãi tội phạm nguy hiểm, có khi phải trả giá
bằng tính mạnh của mình.
- Chữ Huấn Cao vuông vắn, tươi tắn, nó nói lên cái
hoài bão tung hoành của cả một đời con người.
2. Huấn Cao – Một con người có thiên lương trong
sáng:
- Ông chỉ cho chữ chỗ bạn thân và tri kỉ, không vì bạc
vàng hay quyền thế mà ép mình viết chữ bao giờ “ta
nhất sinh không vì vàng ngọc hay vì quyền thế mà ép
mình viết câu đối bao giờ”.
- ý thức tự trọng, tinh thần nghĩa khí qua hành động
đuổi viên quản ngục

- Trọng thiên lương, Huấn Cao đã thực sự cảm động
trước “tấm lòng trong thiên hạ” và sở thích cao quý
của quản ngục
- Muốn người khác giữ trọn thiên lương, bằng việc
gửi lại cái đẹp, cái ân tình của nhữngc người tri kỉ
Huấn Cao đã khuyên quản ngục và quản ngục cảm
động, tỉnh ngộ. Việc Huấn Cao cho chữ quản ngục
không chỉ vì mục đích chơi chữ mà chủ yếu để cữu
người, cứu một thiên lương lầm đường lạc lối quá lâu
ngủ quên trong lớp tro tàn nguội lạnh của ngục tù
phong kíên.
3. Huấn cao – Một khí phách anh hùng.
- Lãnh đạo nông dân khởi nghĩa chống triều đình,
chấp nhn tội danh “ cầm đầu bọn phản nghịch”
- Ngục tù chỉ gông cùm được thể xác, Huấn Cao vẫn
sống tự do về tinh thần, vẫn những hứng sinh bình mà
ông từng làm: Rỗ gông, nhận rượu thịt thảm nhiên,
đuổi quản ngục…lạnh lùng, thảm nhiên trước cái chết
đang đến gần
- Một tử tù chỉ đợi ngày ra pháp trường mà không hề
nao núng, vẫn ung dung, đàng hoàng “ Đến cái cảnh
chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là…”. Đối với viên
quản ngục, ônh chẳng những không sợ mà còn tỏ ra
khinh bạc đến điều”.
- Sáng tạo thư pháp và truyền lại cái đẹp trước khi
lĩnh án tử hình mà vẫn ung dung, đường hoàng chứng
tỏ trong con người tài hoa ây là một khí phách vô
cùng cứng cỏi và vượt trên hoàn cảnh.
4. Cảnh cho chữ - Nơi hội tụ và thăng hoa tất cả
những vẻ đẹp của hình

tượng Huấn Cao
- Cảnh xưa nay chưa từng có: Thời gian, không gian
đặc biệt, tư thế cuả kẻ xin người cho. Cái đẹp, cái
thiện đã chiến thắng cái ác và cái xấu, thiên lương và
nhân cách con người đã làm cảm động và thanh lọc
tâm hồn một con người.
5. Tư tưởng của nhà văn gửi gắm.
- Một tinh thần dân tộc sâu sắc: Yêu mến và trân trọng
nét đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc.
- Lòng say mê cái đẹp và đi tìm cái đẹp ở tài năng,
đạo đức và nhân cách con người.
- Khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, thiên lương
và nhân cách ngay trong hoàn cảnh ngặt nghèo, ngay
ở môi trường của cái ác và bóng tối.
III. Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện
ngắn “ Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân ) để làm sáng
tỏ nhận xét : “ Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống
bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và
lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên
quan coi ngục này là một âm thanh trong trẻo chen
vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô
bồ” ( Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân )
- Là một người làm nghề coi ngục, là công cụ trấn áp
của bộ mãy thống trị đương thời, nhưng viên quản
ngục lại có thú chơi thanh cao- thú chơi chữ.
Ngay từ thời trẻ khi mới “ biết đọc vỡ nghĩa sách
thánh hiền” ông đã có sở nguyện “ một ngày kia được
treo ơ rnhà riêng của mình một câu đối do tay ông
Huấn Cao viết
- Quản ngục trân trọng giá trị con người. Điều đó thể

hiện rõ qua hành động “ biệt đãi” của ông đối với
Huấn Cao: Dám chơi chữ của một kẻ đại nghịch là
Huấn Cao, Dám xin chữ tử tù ngay trong nhà ngục;
Kiên trì, nhẫn nhục để có được một bức chữ như sở
nguyện
- Sở nguyện thanh cao muốn có được chữ Huấn Cao
để treo ở nhà riêng của mình bất chấp nguy hiểm,
cùng thái độ thành kính đón nhận chữ của Huấn Cao
cho thấy tấm lòng “ biệt nhỡn liên tài”, biết trân trọng
những giá trị văn hoá của viên quản ngục.
- Diễn biến nội tâm, hành động và cách ững xử của
viên quản ngục cho ta thấy không chỉ Huấn Cao mà cả
viên quản ngục cũng có một nhân cách đẹp đẽ “ một
tấm lòng trong thiên hạ” tri âm, tri kỉ với Huấn Cao.
Đó là một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản
đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
- Viên quan ngục là một người biết chữ thiên lương,
biết trân trọng giá trị văn hoá và tài năng, là người có
tâm hồn nghệ sĩ, không có tài nhưng yêu tài, không
sáng tạo được cái đẹp nhưng biết yêu và trân trọng cái
đẹp.
IV. Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn văn
tả cảnh ông Huấn Cao cho chữ. Tại sao có thể nói là
“đây là một cảnh xưa nay chưa từng có”?
- Hoàn cảnh cho chữ: thời gian, địa điểm, ánh sáng
- Tư thế của người xin và người cho xưa nay chưa
có: Sự đổi ngôi giữa Huấn Cao và Quản ngục
- Lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng
- Giá trị, ý nghĩa: cái đẹp không thể chung sống với
cái ác, muốn tôn thờ cái đẹp phái có thiên lương,

Khẳngđịnh sự bất tử của cái đẹp và cái thiện, của
thiên lương
- Nghệ thuật tạo hình, tương phản

×