Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ QUẢN LÝ TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.96 KB, 108 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 8
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 9
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ QUẢN LÝ TRONG QUẢN LÝ 7
HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 7
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 7
1.1.1. Ở NƯỚC NGOÀI 7
1.1.2. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 12
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ 14
1.2.1. QUẢN LÝ 14
1.2.2.QUẢN LÝ GIÁO DỤC 21
1.2.3. QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG 24
1.2.4. TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN 31
1.2.5. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN 32
1.2.6. QUAN HỆ QUẢN LÝ 33
1.3. CÁC QUAN HỆ QUẢN LÝ TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC 37
1.3.1 CÁC QUAN HỆ CHỈ HUY – CHẤP HÀNH 37
1.3.2. CÁC QUAN HỆ HỢP TÁC PHỐI HỢP 44
1.4. PHÂN CẤP QUẢN LÝ TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ YÊU CẦU VỀ QUAN HỆ QUẢN LÝ TRONG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC 47
1.4.1. PHÂN CẤP QUẢN LÝ TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC TIỂU HỌC 48
1.4.2. QUAN HỆ QUẢN LÝ TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO YÊU
CẦU CỦA PHÂN CẤP QUẢN LÝ GIÁO DỤC TIỂU HỌC 49
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ QUẢN LÝ TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC 51
1.5.1. CÁC YẾU TỐ CHỦ QUAN 51
1.5.2. CÁC YẾU TỐ KHÁCH QUAN 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 51


CHƯƠNG 2 53
THỰC TRẠNG QUAN HỆ QUẢN LÝ TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC. 53
2.1. KHÁT QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG 53
2.1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU (TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KT - XH CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG) 53
2.1.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN GD - ĐT Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 58
2.1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG 61
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 4 TỈNH HẢI DƯƠNG, HƯNG
YÊN, THÁI BÌNH, HẢI PHÒNG 62
2.2.1. THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO, CHUYÊN VIÊN CÁC PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 62
2.2.2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TIỂU HỌC 62
2.2.3. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TỔ TRƯỞNG, TỔ PHÓ CHUYÊN MÔN CỦA CÁC TRƯỜNG TIỂU
HỌC 62
2.2.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 63
2.3. THỰC TRẠNG QUAN HỆ QUẢN LÝ TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA CÁC TRƯỜNG
TIỂU HỌC 80
2.3.1. THỰC TRẠNG CÁC QUAN HỆ QUẢN LÝ 80
2.3.2. PHÂN CẤP TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC TIỂU HỌC CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG 81
2.3.3. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ QUẢN LÝ TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CHUYÊN MÔN CỦA CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 81
2.3.4. KẾT QUẢ CỦA MỐI QUAN HỆ QUẢN LÝ TRONG QUẢN LÝ ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CHUYÊN MÔN 81
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP VẬN HÀNH QUAN HỆ QUẢN LÝ TRONG QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 81
2.4.1. NHỮNG ĐIỂM MẠNH VÀ HẠN CHẾ 81
2.4.2. NGUYÊN NHÂN 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 85
CHƯƠNG 3 86
BIỆN PHÁP VẬN HÀNH QUAN HỆ QUẢN LÝ TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA CÁC TRƯỜNG
TIỂU HỌC Ở TỈNH HẢI DƯƠNG THEO YÊU CẦU CỦA PHÂN CẤP QUẢN LÝ 86

3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 86
3.1.1. NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH KẾ THỪA 86
3.1.2. NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH THỰC TIỄN 86
3.1.3. NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH KHẢ THI 87
3.1.4. NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH ĐỒNG BỘ CÁC BIỆN PHÁP 87
3.1.5. NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH HIỆU QUẢ 87
3.2. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 87
3.3. CÁC BIỆN PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT 90
3.3.1 NHÓM BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH - TỔ CHỨC 90
3.3.2. NHÓM BIỆN PHÁP KINH TẾ 90
3.2.3. NHÓM BIỆN PHÁP TÂM LÝ - GIÁO DỤC 90
3.2.4.NHÓM BIỆN PHÁP KỸ THUẬT 90
3.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP 90
3.5. KHẢO NGHIỆM VÀ THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP 90
3.5.1 KHẢO NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP 90
3.5.2. THỰC NGHIỆM 90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG 1.1: BẢNG MA TRẬN CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ VÀ CÁC CẤP QUẢN LÝ 37
ĐỂ NGHIÊN CỨU QUAN HỆ CHỈ HUY - CHẤP HÀNH TRONG QUẢN LÝ 37
HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC 37
BẢNG 1.2: BẢNG MA TRẬN CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA PHÒNG GD&ĐT VÀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC 42
BẢNG 1.3: BẢNG MA TRẬN CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN THEO CHỨC NĂNG
NHIỆM VỤ CỦA CÁC CHỦ THỂ QUẢN LÝ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC 43
BẢNG 1.4: BẢNG MA TRẬN CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN THEO CHỨC
NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC CHỦ THỂ QUẢN LÝ 44

TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC 44
BẢNG 1.5: BẢNG MA TRẬN NỘI DUNG QUẢN LÝ VÀ CÁC CHỦ THỂ QUẢN LÝ 45
ĐỂ XÁC ĐỊNH QUAN HỆ HỢP TÁC, PHỐI HỢP GIỮA TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC 45
BẢNG 1.6: BẢNG MA TRẬN CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN THEO CHỨC NĂNG
NHIỆM VỤ CỦA CÁC CHỦ THỂ QUẢN LÝ ĐỂ XÁC ĐỊNH QUAN HỆ HỢP TÁC VÀ PHỐI HỢP TRONG TRƯỜNG
TIỂU HỌC 46
BẢNG 1.7: BẢNG MA TRẬN CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN THEO CHỨC
NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC CHỦ THỂ QUẢN LÝ ĐỂ 47
XÁC ĐỊNH QUAN HỆ HỢP TÁC VÀ PHỐI HỢP TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC 47
BẢNG 2.1: MẬT ĐỘ DÂN SỐ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 56
BẢNG 2.2: THÀNH PHẦN DÂN SỐ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 56
BẢNG 2.3: QUY MÔ GD - ĐT CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 59
BẢNG 2.4: QUY MÔ HỌC SINH TIỂU HỌC CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 60
BẢNG 2.5 XẾP LOẠI ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 60
CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 60
BẢNG 2.6 : XẾP LOẠI VĂN HOÁ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 61
CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 61
63
BẢNG 2.7: THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN 64
BẢNG 2.8: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA NHÀ TRƯỜNG 65
BẢNG 2.9: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN 68
BẢNG 2.10: MỨC ĐỘ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH - TỔ CHỨC TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CHUYÊN MÔN 70
BẢNG 2. 11: MỨC ĐỘ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN 74
BẢNG 2.12: MỨC ĐỘ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TÂM LÝ - GIÁO DỤC TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CHUYÊN MÔN 76
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
HÌNH 1.1: CÁC CẤP ĐỘ CỦA KHÁI NIỆM QUẢN LÍ GIÁO DỤC 23
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong bối cảnh hệ thống giáo dục quốc dân đang có những thay đổi
theo định hướng đổi mới căn bản và toàn diện, vấn đề đổi mới quản lý giáo
dục nói chung, quản lý trường học (mà bản chất là quản lý các hoạt động giáo
dục trong nhà trường) nói riêng trở thành vấn đề được đặc biệt quan tâm đối
với các nhà giáo dục và quản lý giáo dục. Đổi mới quản lý giáo dục (trong đó
có giáo dục tiểu học) được thực hiện ở tất cả các cấp, từ trung ương đến địa
phương đến các cơ sở giáo dục, ở tất cả các khâu của quá trình quản lý, từ xây
dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá đối với các nội dung
cũng như lĩnh vực quản lý khác nhau ở cấp độ hệ thống giáo dục và ở từng cơ
sở giáo dục. Trong đó quản lý hoạt động chuyên môn ở các cơ sở giáo dục là
một nội dung quản lý quan trọng. Đề cập về vấn đề này, Chiến lược phát triển
giáo dục giai đoạn 2011-2020 của nước ta đã khẳng định: “Tăng cường và
hoàn thiện các qui định về công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn và quản lý
chất lượng giáo dục”.
Các hoạt động giáo dục là hoạt động đặc thù của nhà trường và giữ vị trí
trung tâm trong các hoạt động của nhà trường. Chất lượng giáo dục quyết
định uy tín của nhà trường. Giáo dục được thực hiện ở cấp độ hoạt động
thông qua hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh. Các hoạt động
này được khái quát trong khái niệm hoạt động chuyên môn ở trường học, và
hoạt động chuyên môn lại được triển khai thực tiễn tại các tổ chuyên môn và
từng giáo viên.
Hoạt động chuyên môn góp phần quan trọng trong việc thực hiện các
nhiệm vụ giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường.
Vì vậy, quản lý hoạt động chuyên môn là yêu cầu tất yếu và là một trong
những nội dung quản lý quan trọng trong quản lý trường học.
1
Khẳng định tính tất yếu và tầm quan trọng của quản lý hoạt động
chuyên môn của trường học cũng có nghĩa khẳng định sự cần thiết của những
nghiên cứu về quản lý hoạt động chuyên môn. Những nghiên cứu này góp

phần làm sáng tỏ các mối quan hệ quản lý xuất hiện và vận hành trong quá
trình quản lý hoạt động chuyên môn của nhà trường. Đây là những quan hệ
giữa người với người (trên bình diện cá nhân và tập thể) trong quản lý hoạt
động chuyên môn ở trường học. Tuy nhiên, các quan hệ quản lý này là gì nét
bản chất và tính qui luật của chúng như thế nào vẫn là một “hộp đen” cần
được khám phá.
1.2. Trong khoa học Quản lý giáo dục, quản lý hoạt động chuyên môn
của các trường tiểu học là một trong những vấn đề được nghiên cứu tương đối
phổ biến. Tuy nhiên những nghiên cứu về quan hệ quản lý trong quản lý
chuyên môn của trường tiểu học lại rất hạn chế và không mang tính hệ thống.
1.3. Công tác quản lý hoạt động chuyên môn của các trường Tiểu học
đã có nhiều cố gắng song hiệu quả quản lý chưa được như mong muốn, chất
lượng quản lý hoạt động chuyên môn chưa cao. Điều này có ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng hoạt động chuyên môn của các trường tiểu học trên địa
bàn tỉnh. Có nhiều nguyên nhân của thực trạng này. Một trong những nguyên
nhân đó là sự vận hành các quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động chuyên
môn của các trường Tiểu học (quan hệ quản lý giữa Sở Giáo dục & Đào tạo,
Phòng Giáo dục & Đào tạo với trường tiểu học; giữa quản lý nhà trường với
Tổ chuyên môn; giữa Tổ chuyên môn với giáo viên …) chưa đảm bảo bản chất
vốn có của nó.
Từ những lý do trên, đề tài "Nghiên cứu quan hệ quản lý trong quản lý
hoạt động chuyên môn của trường tiểu học" được lựa chọn làm đề tài nghiên
cứu luận án tiến sĩ.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn về quan hệ quản lý trong quản lý
hoạt động chuyên môn của trường tiểu học, đề xuất các biện pháp vận hành
các quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động chuyên môn theo yêu cầu phân
cấp quản lý trong quản lý giáo dục hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng
hoạt động chuyên môn của các trường Tiểu học.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động chuyên môn của trường Tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động chuyên môn của các trường
Tiểu học trong bối cảnh phân cấp quản lý giáo dục
4. Giả thuyết khoa học
Trong bối cảnh tăng cường phân cấp trong quản lý giáo dục hiện nay, các
quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường Tiểu học
mặc dù đã được xác lập nhưng chưa được vận hành theo đúng chức năng,
nhiệm vụ của từng chủ thể quản lý. Nếu xác định được những hạn chế này thì
sẽ đề xuất được biện pháp để vận hành các quan hệ quản lý trong quản lý hoạt
động chuyên môn của các trường Tiểu học đáp ứng yêu cầu của phân cấp
trong quản lý giáo dục hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa lý luận về hoạt động chuyên môn, quản lý hoạt động
chuyên môn và quan hệ quản lý hoạt động chuyên môn của các trường Tiểu học.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ quản lý trong quan hệ quản lý
hoạt động chuyên môn của các trường Tiểu học tại một số tỉnh khu vực Đồng
bằng Sông Hồng.
3
5.3. Đề xuất biện pháp để vận hành các quan hệ quản lý trong quản lý
hoạt động chuyên môn của các trường Tiểu học đáp ứng yêu cầu của phân cấp
trong quản lý giáo dục.
5.4. Khảo nghiệm và thực nghiệm một số biện pháp đã đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu:
Quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động chuyên môn của các trường
Tiểu học tỉnh được giới hạn trong phạm vi quản lý của Phòng Giáo dục và
Đào tạo đối với các trường tiểu học và những quan hệ quản lý trong quản lý

hoạt động chuyên môn tại trường tiểu học.
6.2. Giới hạn về địa bàn
Các nghiên cứu thực tiễn được thực hiện tại 40 trường tiểu học trên địa
bàn của 4 tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Hồng.
6.3. Giới hạn về khách thể khảo sát
Khách thể khảo sát gồm: Cán bộ quản lý Sở Giáo dục & Đào tạo, Phòng
Giáo dục & Đào tạo và Ban Giám hiệu các trường tiểu học; Giáo viên tiểu
học và các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục tiểu học và quản lý giáo dục.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khát quát
hóa tài liệu để xác định các khái niệm công cụ và xây dựng khung lý thuyết
cho vấn đề nghiên cứu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra xã hội học (bằng phiếu hỏi)
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
4
7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp sơ đồ hóa
8. Những luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1:
Quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động chuyên môn của trường tiểu
học có mối quan hệ mật thiết với tính chất của hoạt động quản lý chuyên môn,
cơ cấu bộ máy quản lý và cơ chế quản lý giáo dục tiểu học nói chung, quản lý
hoạt động chuyên môn của trường tiểu học nói riêng
- Luận điểm 2:
Quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động chuyên môn của trường tiểu

học hiện nay chưa đáp ứng được các yêu cầu của phân cấp quản lý trong quản
lý giáo dục tiểu học. Vì vậy, phải xác lập lại và có biện pháp để vận hành
những quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động chuyên môn của các trường
tiểu học.
9. Đóng góp mới của đề tài luận án
9.1. Thiết lập cơ sở lý luận của việc xác lập mối quan hệ quản lý trong
quản lý hoạt động chuyên môn ở trường tiểu học theo yêu cầu của phân cấp
quản lý trong quản lý giáo dục tiểu học.
9.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ quản lý trong quan hệ quản lý
hoạt động chuyên môn của các trường tiểu học hiện nay.
9.3. Đề xuất các biện pháp vận hành các quan hệ quản lý trong quản lý
hoạt động chuyên môn của các trường tiểu học theo yêu cầu của phân cấp
quản lý trong quản lý giáo dục tiểu học.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận án
gồm 3 chương:
5
Chương 1: Cơ sở lý luận về quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động
chuyên môn của trường Tiểu học
Chương 2: Thực trạng quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động chuyên
môn của các trường Tiểu học
Chương 3: Biện pháp vận hành quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động
chuyên môn của các trường Tiểu học theo yêu cầu phân cấp quản lý trong
quản lý giáo dục hiện nay.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ QUẢN LÝ TRONG QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài

Trong Khoa học quản lý giáo dục, vấn đề quan hệ quản lý trong quản lý
giáo dục được nghiên cứu dưới góc độ lý thuyết và thực tiễn tương đối đa
dạng. Theo tổng quan của tác giả Bùi Văn Quân, nghiên cứu về quan hệ quản
lý có thể được khái quát như sau:
Tùy theo các trường phái quản lý, vấn đề quan hệ quản lý được quan
niệm và khai thác khác nhau. Có thể điểm qua một số quan điểm cơ bản:
- Quan điểm quản lí giáo dục hiệu quả
Quan điểm này ra đời vào những năm đầu của thế kỉ XX với nội dung cơ
bản là vận dụng các quan điểm, các phương pháp và kĩ thuật của quản lí kinh
tế vào lĩnh vực quản lí giáo dục. Theo đó, hiệu quả của quản lí giáo dục được
xác định bằng tác động của quản lí trong việc làm thay đổi hiệu số giữa đầu
vào và đầu ra của giáo dục. Theo quan niệm này, quan hệ quản lí là đối tượng
cần được tác động để vận hành hiệu quả trong quá trình làm cho hiệu số giữa
đầu vào và đầu ra của hệ thống quản lý giáo dục phải đạt giá trị cực đại.
- Quan điểm quản lí giáo dục hiệu lực
Quan điểm quản lí giáo dục này ra đời vào những năm 20 của thế kỉ XX
với nội dung cơ bản là dựa trên cơ sở lí luận của tâm lí học, sư phạm học vận
dụng các phương pháp của chúng vào quản lí giáo dục để tác động đến con
người trong các hệ thống giáo dục. Với quan niệm, tác động quản lí được coi
là có hiệu lực khi tác động đó giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong
thực tiễn quản lí. Những vấn đề này thường liên quan đến con người. Do vậy,
7
các quan hệ quản lý là những quan hệ giữa con người với con người trong quá
trình quản lý. Là quan hệ giữa con người với con người nên cần chú trọng đến
việc đạt các mục tiêu giáo dục trong quản lý.
- Quan điểm quản lí giáo dục đáp ứng
Ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX, quan điểm này coi trọng vai trò
của chính trị đối với giáo dục và quản lí giáo dục. Do vậy, quản lí giáo dục
phải đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi của chính trị. Các quan hệ quản lý
phải được xây dựng trên những nền tảng chính trị nhất định và thiết thực phục

vụ cho các mục tiêu chính trị.
- Quan điểm quản lí giáo dục phù hợp
Quan điểm này ra đời vào những năm 70 của thế kỉ XX. Nội dung cơ
bản của quan điểm là nhấn mạnh mối quan hệ giữa giáo dục và văn hoá. Theo
đó, các quan hệ quản lí trong quản lí giáo dục vừa phải vận hành theo tính quy
luật của giáo dục, vừa tuân thủ tính quy luật của văn hóa. Quản lí giáo dục là
phải vận hành được các quan hệ quản lý nhằm đạt mục tiêu làm cho giáo dục
phát triển trong điều kiện bảo tồn và phát huy truyền thống và bản sắc văn hoá.
Ở Liên Xô của, các tư tưởng về quản lý giáo dục bắt đầu được chú ý
đến và phát triển từ những năm 20 của thế kỷ XX. Đây là giai đoạn “bùng nổ
quản lý” trong tất cả các lĩnh vực hoạt động tại đất nước này.
Trong thời kỳ này, vấn đề về “hoạt động kỹ thuật xã hội” được nêu lên
thường xuyên hơn và kiên định hơn trong nghiên cứu lí luận của các nước xã
hội chủ nghĩa. Vào năm 1920, tại Maxkova đã thành lập Viện Trung ương các
nhà tổ chức giáo dục quốc dân. Đây là Trung tâm nghiên cứu khoa học về
giáo dục đầu tiên trên thế giới nghiên cứu các vấn đề về quản lí giáo dục.
Những năm hoạt động đầu tiên của Viện này đã được đánh dấu bằng
việc xác định các quan điểm trong lĩnh vực quản lí giáo dục. Quan niệm đầu
tiên dành cho nhà sư phạm với yêu cầu nhà sư phạm phải có hiểu biết về đối
8
tượng đặc biệt của mình. Họ cần biết sử dụng thiết thực và hợp lý các quy luật
xây dựng các mối quan hệ, xây dựng tập thể giáo dục và học tập ở nhóm lứa
tuổi khác nhau và ở từng môi trường giáo dục khác nhau. Nói cách khác, họ
phải là kỹ thuật viên cho sự nghiệp của mình, kỹ thuật viên thiết kế hợp lý các
quan hệ về giáo dục xã hội.
Tiếp đó là quan điểm về vấn đề sử dụng các phương pháp thực nghiệm
trong lĩnh vực giáo dục. Từ quan điểm này, ở nước Nga đã xuất hiện các
trường phổ thông thực nghiệm điển hình và các phòng lý luận dạy học nhằm
thực hiện sự ứng dụng thực nghiệm trong lĩnh vực xã hội và giáo dục. Trong
trào lưu này, những nghiên cứu về lĩnh vực quản lí giáo dục bị hạn chế và sau

đó đã hoàn toàn chấm dứt về mặt thực tiễn.
Những năm 60 của thế kỹ XX, một lần nữa người ta lại bắt đầu dành sự
chú ý đặc biệt đến vấn đề quản lí giáo dục trong văn hóa sư phạm bởi đòi hỏi
của các vấn đề giáo dục, bởi sự phát triển và bổ sung lí luận bằng hàng loạt
những quan điểm đối với quản lí và những thành công nhất định của thực tiễn
quản lí giáo dục.
Trong các nghiên cứu về quản lí giáo dục ở Liên Xô cũ trong giai đoạn
này, vấn đề quan hệ quản lí được nghiên cứu theo 3 hướng chính:
Thứ nhất, nghiên cứu các quan hệ quản lí trong quản lí quá trình giáo
dục (ở một số tác giả là quá trình giảng dạy, giáo dục hay quá trình hình thành
nhân cách học sinh).
Thứ hai, nghiên cứu quan hệ quản lí trong quản lí các cơ quan giáo dục
(đầu tiên là trường học).
Thứ ba, nghiên cứu quan hệ quản lí trong trong quản lí các hệ thống
(các chương trình, kế hoạch) giáo dục liên bang, khu vực và thị chính.
Lục đầu, các nghiên cứu chỉ đề cập đến các vấn đề quản lí quá trình
giáo dục. Các nghiên cứu về vấn đề quản lí trường phổ thông với những quan
9
hệ quản lí trong quản lí trường phổ thông được triển khai mạnh mẽ vào những
năm 80, còn những nghiên cứu về quan hệ quản lí trong quản lí hệ thóng giáo
dục liên bang, khu vực xuất hiện ở Nga vào những năm 90 của thể kỷ XX.
Một trong những nghiên cứu đi đầu trong nghiên cứu về lý thuyết quản
lí quá trình giảng dạy và các hệ thống sư phạm là V.P. Bespalko. Tác giả đã
nghiên cứu về các lí thuyết trên theo quan điểm điều khiển học. Theo đó, các
quan hệ quản lí là những quan hệ có thể điều khiển được theo những phạm trù
và nguyên lí của điều khiển học.
Điều khiển học không những được tác giả tuyên bố bằng nền tảng lý
luận cho việc xây dựng “lý thuyết quản lý quá trình giảng dạy, mà hơn thế
nữa ông gắn kết sự phát triển khoa học sư phạm sau này với lý thuyết chung
về quản lý các quá trình theo lí thuyết của điều khiển học với các nguyên tắc

như: nguyên tắc mô tả hành vi hệ thống toán học, nguyên tắc “hộp đen”,
nguyên tắc mô hình hoá, nguyên tắc quan hệ ngược.v.v.
Những nghiên cứu về quản lí giáo dục theo quan điểm điều khiển học, cụ
thể là điều khiển quá trình giáo dưỡng, giáo dục đã tồn tại trong một thời gian
dài mặc dù có rất nhiều phê bình.
N.G.Alekseev đã phát biểu trong hội đàm “bàn tròn” về các vấn đề giáo
dục như sau: “Hiện nay vấn đề tương quan về giáo dục tổ chức và tự phát đang
là trọng tâm. Giáo dục con người hiện đại đã vượt ra khỏi biên giới của các cơ
quan giáo dục và đã trở thành tài sản của các phương tiện thông tin đại chúng,
của các nhóm môi trường trực tiếp xung quanh, nghĩa là các môi trường khác
nhau.v.v. Ai và cái gì sáng lập, tính hiệu quả và hiệu quả của hình thái tác động
khác nhau như thế nào, chúng khác biệt nhau ở điểm nào, phối hợp chúng có thể ở
điểm nào. Hàng loạt các câu hỏi được đặt ra ở đây là tương đối chưa hoàn hảo”.
Người có đóng góp đáng kể trong nghiên cứu quản lí giáo dục theo
phương hướng thứ hai là M.M Potasnhik. Ông và những người khác nghiên
10
cu v qun lớ h thng giỏo dc ó dỏnh s chỳ ý c bit n quan im
nghip v trong qun lớ giỏo dc. Cỏc chc nng ny bao gm: d bỏo, lp
chng trỡnh, k hoch hoỏ, t chc, iu khin, kim tra, phõn tớch, kớch
thớch. Khi nghiờn cu qun lý trng hc cng nh thc hin cỏc chc nng
qun lý lit kờ trờn, iu c bit i vi nhng ngi bo v quan im
nghip v qun lý ó nờu l cỏc tỏc gi c gng lm ti u cỏc chc nng
riờng ny. Có thể khẳng định, những nghiên cứu v qun lý cỏc c quan giỏo
dc ch yu ỏp dng quan im chc nng.
Trong cỏc nghiờn cu v qun lớ giỏo dc theo nh hng th ba, quan im
v chng trỡnh phỏt trin giỏo dc thc t c gii thiu ln u tiờn v khỏ
rng rói. Các tác giả của hớng nghiên cứu thứ ba chia quỏ trỡnh phỏt trin giỏo
dc lm hai phn khụng ng u: phn th nht - l tip tc tỏi sn xut nn
giỏo dc hin nay (mc dự cú nhng thiu sút rừ rng nhng du sao tỏi sn
xut vn bo m kt qu no y hỡnh thc giỏo dc ti thiu), cũn phn

th hai - ú l bn cht nhng khu thc nghim, ni m cỏc quan im v t
tng mi c hon thin. Nhim v chớnh ca khu vc th hai l to nờn
cỏc mụ hỡnh i mi giỏo dc trong nc cng nh nm vng cỏc hỡnh thỏi
giỏo dc tiờn tin cỏc nc khỏc. Quan nim ny khụng ch cp n ni
dung giỏo dc bờn trong m cũn c gng hiu c v trớ v vai trũ giỏo dc
trong h thng cỏc mi quan h xó hi rng ln hn. Nh vy, quan nim đã
d kin c giỏ tr ngang bng ca cỏc hỡnh thỏi t nhõn, khu vc, liờn bang
v nhỡn thy s bo m ca qun lý trong việc quy nh v thc hin chin
lc phỏt trin giáo dục. Giỏ tr ngang bng ú nh trc s khụng ng nht
v mt nguyờn tc ca h thng giỏo dc, mt mt l nõng cao tớnh khụng n
nh ca nú nhng mt khỏc, chớnh s khụng n nh h thng l ngun phỏt
trin bờn trong ca nú. Nh vy, kh nng t phỏt trin ca h thng t nn
múng cho s tn ti cỏc hỡnh thỏi giỏo dc khỏc nhau.
11
Túm li, nhng nghiờn cu v qun lớ giỏo dc da trờn nhng c s lớ
lun khỏc nhau. Mi c s lớ lun ny u cú nhng hn ch ca nú. Nghiờn
cu cỏc vn qun lý giỏo dc s dng nn tng lý lun iu khin hc v
nguyờn tc khụng phn ỏnh c bn cht xó hi ca nn giỏo dc. Khi s
dng quan im nghip v (chc nng) v qun lý giỏo dc, các nghiên cứu
thờng tp trung vo vic miờu t hỡnh thc cỏc chc nng ó c chn la
(mụ t ó c cỏc chuyờn gia qun lý son tho khỏ tt), ch khụng phi tp
trung vo vic lm rừ rng v xỳc tớch cỏc chc nng ú i vi tỡnh hung
cp bỏch ca thc tin giỏo dc. Lí luận về quản lí phát triển hệ thống giáo
dục các cấp giả quyết vn nh nc - xó hi - cỏ nhõn trong giáo dục gặp
nhiều khó khăn trong việc giải quyết các mâu thuẫn giữa nhn thc lý lun và
cỏc iu kin thc tin, c bit l trong trng hp chin lc phỏt trin ca
quc gia khụng n nh.
cỏc nc Phng Tõy, nghiờn cu v qun lớ giỏo dc sm tip cn
vi nhng thay i ca mụ hỡnh qun lớ phõn cp núi chung. Vn quan h
qun lớ c nghiờn cu trong mụi trng phõn cp qun lớ v giỏo dc.

Cỏc nghiờn cu v phõn cp qun lớ giỏo dc ó xỏc nh c th cỏc vn
nh: mc tiờu phõn cp, lý do v li th ca phõn cp trong qun lớ giỏo
dc; ri ro ca phõn cp; cỏc nhõn t nh hng n phõn cp.
Trong nghiờn cu v phõn cp qun lớ, vn quan h qun lớ c xỏc
nh tng ng vi tng mụ hỡnh phõn cp. Vớ d, trong mụ hỡnh phõn cp
kiu nh trng t ch, ngi ta hay cp n cỏc loi quan h qun lớ nh:
quan h t ch - tham d v quan h t ch - tham d - chu trỏch nhim .v.v.
1.1.2. Cụng trỡnh nghiờn cu Vit Nam
Cỏc cụng trỡnh nghiờn cu v quan h qun lớ trong qun lớ giỏo dc
nc ta cũn hn ch v cha cú nhng cụng trỡnh nghiờn cu chuyờn sõu v
vn ny.
12
Tác giả Trần Kiểm, Bùi Văn Quân có đề cập quan niệm về quan hệ quản
lí với tư cách là đối tượng nghiên cứu của khoa học quản lí giáo dục, từ đó
xác định các kiểu quan hệ quản lí trong quản lí giáo dục và đặc trưng của
quan hệ quản lí giáo dục.
Tác giả Nguyễn Tiến Hùng đề cập đến vấn đề vè quan hệ quản lí trong
những nghiên cứu về phân cấp quản lí giáo dục.
Những nghiên cứu về quan hệ quản lý trong quản lý hoạt động chuyên
môn của trường tiểu học được thực hiện theo các hướng sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về quản lý nhà nước về giáo dục, trong đó xác
định nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nói
chung và trong quản lý hoạt động chuyên môn nói riêng. Hướng nghiên cứu
này được thể hiện trong các công trình nghiên quản lý nhà nước về giáo dục
của các tác giả: Nguyễn Minh Đường, Vũ Ngọc Hải, Phan Văn Kha, Đặng
Quốc Bảo, Bùi Minh Hiền.
Thứ hai, nghiên cứu về quản lý hoạt động chuyên môn dưới góc độ
quản lý tác nghiệp tại trường học, trong đó xác định vị trí, vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của các chủ thể quản lý trường học như Hiệu trưởng, phó hiệu
trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên. Hướng nghiên cứu này được thực

hiện ở một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Trần Kiểm; Bùi Văn
Quân, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thị Mỹ Lộc.
Hai hướng nghiên cứu nêu trên đã bước đầu xác định cụ thể vị trí, vai
trò chức năng của các chủ thể quản lý tham gia vào quản lý hoạt động chuyên
môn ở trường học. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các chủ thể quản lý này được
thể hiện trong quan hệ quản lý như thế nào vẫn chưa được thiết lập cụ thể và
chưa được phân tích một cách kỹ lưỡng.
Thời gian gần đây, trong xu hướng thực hiện phân cấp quản lý và tăng
cường vai trò tự chủ, trách nhiệm xã hội của trường học, vấn đề quan hệ quản
13
lý trong giáo dục cũng được quan tâm nghiên cứu. Đáng chú ý cho hướng
nghiên cứu này là công trình nghiên cứu của tác giả Bùi Minh Hiền và
Nguyễn Xuân Hải về phân cấp quản lý trong giáo dục. Trong công trình này,
các quan hệ quản lý được xem xét theo tinh thần của phân cấp quản lý trong
giáo dục. Tuy nhiên, những quan hệ quản lý trong từng hoạt động nội dung
quản lý cụ thể chưa được các tác giả đề cập.
1.2 Các khái niệm công cụ
1.2.1. Quản lý
Cuộc sống của con người là dòng chảy của các hoạt động. Quản lí gắn
liền với cuộc sống, với hoạt động của con người, vì thế nó rất đa dạng và
phức tạp. Nhận thức của con người về quản lí vì thế cũng rất phong phú.
Trong các giáo trình và tài liệu về quản lí, khi trình bày khái niệm quản
lí, ngoài việc trích dẫn những tư tưởng của các tác giả kinh điển của lí luận
chủ nghĩa Mác – Lênin, các tác giả thường dẫn ra quan điểm của một số tác
giả nước ngoài như
(6)
: Frederich Winslon Taylor (1855-1915); Henry Fayol
(1841-1925); Mary Parkor Pollet (1868-1933); Harold Koontz… và một số
tác giả Việt Nam như: Nguyễn Ngọc Quang, Hồ Văn Vĩnh, Phạm Minh Hạc,
Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Duy Quý, Bùi Trọng Tuân…

Các nghiên cứu về quản lí có thể được khái quát theo những khuynh
hướng như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu quản lí theo quan điểm của điều khiển học và lí
thuyết hệ thống. Theo đó, quản lý là một quá trình điều khiển, là chức năng
của những hệ có tổ chức với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kỹ thuật
v.v…) nó bảo toàn cấu trúc, duy trì chế độ hoạt động của các hệ đó. Quản lý là
tác động hợp quy luật khách quan, làm cho hệ vận động, vận hành và phát triển.
Thứ hai, nghiên cứu quản lí với tư cách là một hoạt động, một lao động tất
yếu trong các tổ chức của con người. Theo đó, "Quản lý là sự tác động liên
14
tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức
quản lý) lên đối tượng quản lý về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế
bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương
pháp, các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát
triển đối tượng"; "Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể
quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức, làm cho tổ chức đó vận hành và
đạt được mục đích của tổ chức"; “ Hoạt động quản lý bao gồm hai quá trình
tích hợp với nhau: Đó là, quá trình "quản" và quá trình "lý". Quá trình "quản"
bao gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái "ổn định"; quá trình "lý" bao
gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ thống, đưa hệ thống vào thế phát triển.
Nếu chỉ lo việc "quản" tổ chức sẽ trì trệ, bảo thủ; nếu chỉ quan tâm đến "lý" tổ
chức đó sẽ rơi vào thế mất cân bằng, mất ổn định. Như vậy quản lý chính là
hoạt động tạo ra sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức đến một
trạng thái mới có chất lượng mới cao hơn”
(7)
.
Thứ ba, nghiên cứu quản lí với tư cách là một quá trình trong đó các
chức năng quản lí được thực hiện trong sự tương tác lẫn nhau. Theo hướng
này, "Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các
công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các

nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích xác định"; "Quản lý là quá trình
đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch
hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra"
Mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau, song có thể khái quát nội
dung cơ bản của quản lí được đề cập đến trong các quan niệm trên là: 1/ Quản
lý là thuộc tính bất biến, nội tại của mọi quá trình hoạt động xã hội. Lao động
quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vận hành
phát triển; 2/ Quản lý được thực hiện với một tổ chức hay một nhóm xã hội;
3/ Quản lý là những tác động có tính hướng đích, là những tác động phối hợp
15
nỗ lực của các cá nhân thực hiện mục tiêu của tổ chức; 4/ Yếu tố con người,
trong đó chủ yếu bao gồm người quản lý và người bị quản lý giữ vai trò trung
tâm trong chu trình, trong hoạt động quản lý.
Do tính đa dạng của quản lí nên việc đưa ra một định nghĩa khái niệm
được sử dụng chung cho nhiều lĩnh vực là một việc khó khăn. Do vậy, cần
thiết phải có sự khu biệt phạm vi mà khái niệm quản lí phản ánh từ đó để định
nghĩa khái niệm này một cách chính xác. Điều này đòi hỏi phải có sự thống
nhất một số vấn đề sau:
i) Mặc dù quản lí là đa dạng, phức tạp nhưng có thể khái quát những
lĩnh vực quản lí cơ bản sau:
+ Quản lí giới vô sinh. Ví dụ: quản lí nhà xưởng, hầm mỏ, thiết bị, đồ
dùng dạy học
+ Quản lí giới sinh vật. Ví dụ: quản lí vật nuôi, quản lí cây trồng
+ Quản lí xã hội. Ví dụ: quản lí sản xuất –kinh tế, quản lí xã hội – chính
trị, quản lí đời sống tinh thần.
ii) Các lĩnh vực quản lí nêu trên được xác định theo đối tượng tượng
quản lí. Đối tượng quản lí mặc dù rất đa dạng nhưng con người luôn được xác
định là đối tượng cơ bản, chính yếu của quản lí. Nói con người là đối tượng
cơ bản của quản lí vì con người có quan hệ với tất cả các đối tượng quản lí
khác, hơn nữa, quản lí các đối tượng đó, xét cho cùng là vì con người và do

con người. Quản lí là do con người và vì con người.
iii) Khẳng định con người là đối tượng cơ bản của quản lí phải đồng
thời nhấn mạnh rằng, con người sống và hoạt động trong những nhóm, những
tổ chức nhất định (từ đây gọi chung là tổ chức). Như vậy, dạng quản lí cơ bản
là quản lí xã hội, trong quản lí xã hội, quản lí con người và hành vi của của
con người là chính yếu. Một cách khái quát, quản lí nói chung (hay nói đến
quản lí) là quản lí các tổ chức của con người và hành vi, hoạt động của con
người trong các tổ chức đó.
16
Với cách hiểu quản lí là quản lí tổ chức của con người, hoạt động của
con người, có thể định nghĩa khái niệm quản lí như sau:
Quản lý là quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ
chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lí theo kế
hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến
đối tượng quản lí nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự
tồn tại (duy trì), ổn định và phát triển của tổ chức trong một môi trường luôn
biến động.
Quan niệm trên nhấn mạnh những khía cạnh sau của quản lí:
1/ Quản lí có hình thức thực thể là những hoạt động do chủ thể quản lí
thực hiện. Điều đó có nghĩa không có những hoạt động này, chưa có hoạt
động quản lí trên thực tế, chưa có cơ sở để khẳng định hoạt động quản lí đã
xảy ra. Các hoạt động của chủ thể quản lí có hai nội dung chính. Thứ nhất, tác
động đến đối tượng quản lí (con ngưòi và những đối tượng khác); Thứ hai,
khai thác, tổ chức và thực hiện các nguồn lực.
Cần lưu ý rằng, nguồn lực cũng tồn tại như một trong những đối tượng
quản lí nhưng không đồng nhất hoạt động tác động đến đối tượng quản lí với
hoạt động khai thác, tổ chức nguồn lực. Rất nhiều hoạt động tác động đến đối
tượng quản lí cần đến điều kiện là nguồn lực. Khai thác, tổ chức và thực hiện
nguồn lực, trong những trường hợp cụ thể là tạo điều kiện để hoạt động tác
động của chủ thể đến đối tượng quản lí được thực hiện có hiệu quả.

2/ Quản lí thể hiện tập trung trí tuệ và ý chí của chủ thể quản lí. Điều
này được thể hiện ở những tác động hướng đích có chủ định do chủ thể quản
lí thực hiện và những mục tiêu mà chủ thể quản lí xác định. Tuy nhiên, những
tác động này của chủ thể chỉ có hiệu quả khi nó dựa trên cơ sở nhận thức của
chủ thể về các qui luật khách quan trong lĩnh vực hoạt động của mình và ý
thức của chủ thể trong việc tuân thủ các qui luật khách quan đó. Mức độ
17
thống nhất giữa những tác động hướng đích, có chủ định và hệ thống mục tiêu
do chủ thể quản lí xác định với các qui luật khách quan khẳng định mức độ
của tính khoa học, nghệ thuật của quản lí.
3/ Quản lí đồng nghĩa với sự thay đổi có chủ định cho tổ chức trong và
bằng những tác động của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí cũng như trong
việc khai thác, tổ chức và thực hiện các nguồn lực của tổ chức.
Thay đổi là thuộc tính của vật chất. Bản thân tổ chức thay đổi và môi
trường của nó luôn luôn biến động tạo ra tính “không chắc chắn” đối với tổ
chức. Do vậy sự thay đổi cũng phải được quản lí và sự thay đổi cần phải được
thực hiện một cách tự giác. Đứng trước những biến đổi của môi trường, để tạo
khả năng thích ứng của tổ chức với môi trường, chủ thể quản lí phải chủ động
tạo ra sự thay đổi đối với tổ chức của mình. Khi chủ thể thực hiện sự thay đổi
một cách tự giác, đó là những hành động (rộng và bao quát hơn là hoạt động)
mang tính cải tiến, canh tân, đổi mới, cải tổ, cải cách và cách mạng đối với tổ
chức của mình. Những tác động của chủ thể nhằm tạo ra sự thay đổi của tổ
chức được định hướng bởi mục đích chung của quản lí. Mục đích của quản lí
nói chung là nhằm duy trì, nhằm ổn định và phát triển tổ chức. Tuỳ theo thực
tế của tổ chức mà các cấp độ mục đích nêu trên được xác định một cách cụ
thể. Với một tổ chức có nguy cơ tan dã, thông thường, mục đích trước mắt
của chủ thể quản lí là giữ cho tổ chức đó tồn tại (duy trì). Khi đã giữ được tổ
chức, cần phải ổn định tổ chức đó. Sự ổn định tổ chức phải hướng đến phát
triển tổ chức đó lên một trình độ cao hơn.
Việc phân định các cấp độ mục đích quản lí theo trình tự nêu trên có ý

nghĩa tương đối. Trong nhiều trường hợp, chủ thể quản lí phải đồng thời thực
hiện các mục đích này một cách đồng thời bởi trình độ phát triển của các bộ
phận của tổ chức là khác nhau và sự phát triển của tổ chức theo thời gian
không phải bao giờ cũng tuần tự theo các mức độ của sự phát triển.
18
Mục đích quản lí được cụ thể hoá bởi các mục tiêu quản lí. Mục tiêu
quản lí được hiểu là các trạng thái cần và có thể có của tổ chức trong những
giai đoạn nhất định được xác định theo tình thế của tổ chức và mối quan hệ
giữa tổ chức và môi trường. Trạng thái cần có là trạng thái mà tổ chức phải
đạt được để có thể tồn tại và phát triển. Trạng thái có thể có là trạng thái mà
tổ chức có thể đạt được hoặc không đạt được tuỳ thuộc vào khả năng và mức
độ huy động các nguồn lực của tổ chức.
4/ Quản lí luôn tồn tại với tư cách là hệ thống. Hệ thống quản lí được
tạo bởi nhiều thành tố, nhưng các thành tố cơ bản thường được đề cập khi
phân tích hệ thống quản lí là:
+ Chủ thể quản lí: là trung tâm thực hiện những hoạt động khai thác, tổ
chức và thực hiện nguồn lực của tổ chức; thực hiện những tác động hướng
đích, có chủ định đến đối tượng quản lí. Chủ thể quản lí có thể là cá nhân
hoặc tập thể.
+ Đối tượng quản lí: là những đối tượng chịu tác động và thay đổi dưới
những tác động hướng đích có chủ định của chủ thể quản lí. Đối tượng quản lí
là con người (cá nhân và tập thể) trong tổ chức và các yếu tố được sử dụng là
nguồn lực của tổ chức (thông qua việc khai thác, tổ chức và thực hiện).
Đối tượng quản lí bao giờ cũng tồn tại trong một khách thể quản lí xác
định. Khách thể quản lí là cơ sở khách quan của đối tượng quản lí (cụ thể hơn
là cơ sở khách quan làm nảy sinh đối tượng quản lí). Ví dụ: hệ thống giáo dục quốc
dân là khách thể của quản lí giáo dục, từ đó những yếu tố như tài chính, nhân
lực có thể trở thành đối tượng của những chủ thể quản lí giáo dục xác định.
Trong quan hệ với chủ thể quản lí, đối tượng quản lí luôn là cái khách quan,
thuộc hiện thực bên ngoài chủ thể quản lí. Đối tượng quản lí nằm ở khách thể

quản lí, đối diện với chủ thể quản lí. Chủ thể quản lí và đối tượng quản lí luôn
gắn liền với nhau (với những hoạt động cụ thể được tiến hành trong quản lí),
cùng một lúc xuất hiện hoặc cùng một lúc biến mất. Cá nhân chỉ là chủ thể
quản lí một cách đích thực khi anh ta có đối tượng cho mỗi hoạt động quản lí
19
của mình. Những cái gì thuộc khách thể quản lí đã khiến cá nhân ấy trở thành
chủ thể quản lí cũng lập tức trở thành đối tượng hoạt động quản lí của anh ta.
Khi cá nhân chưa xác định được đối tượng quản lí, đương nhiên quản lí chưa
diễn ra, và cá nhân đó chưa phải là chủ thể quản lí. Như vậy, chỉ có những
yếu tố nào đó của khách thể quản lí tham gia vào hoạt động, có tác dụng động
cơ hoá (chứa đựng mục đích quản lí) một cá nhân (tập thể) nào đó thì nó mới
trở thành đối tượng quản lí.
+ Cơ chế quản lí: là phương thức vận động hợp qui luật của hệ thống
quản lí, mà trước hết là sự tác lẫn nhau một cách hợp qui luật trong quá trình
quản lí. Theo nghĩa này, cơ chế quản lí bao hàm cả những yếu tố của công cụ,
như phương tiện, giải pháp của chủ thể quản lí nhằm định hướng, dẫn dắt,
khích lệ, điều hoà, phối hợp hoạt động của con người và các bộ phận trong tổ
chức trong việc đạt đến các mục tiêu đã đề ra. Cơ chế quản lí có vai trò quan
trọng trong việc thiết lập phương thức hoạt động hợp với qui luật khách quan
cho hoạt động quản lí. Cơ chế quản lí có tác động trực tiếp đến việc xác lập và
vận hành mối quan hệ giữa chủ thể quản lí và đối tượng quản lí, đến việc định
hướng tổ chức thực hiện và điều chỉnh các hoạt động trong tổ chức.
Có nhiều cách phân loại cơ chế quản lí. Xét theo hình thức thể hiện, cơ
chế quản lí gồm hai loại:
+ Cơ chế hình thức: là những qui định thành văn có tác dụng định
hướng, vận hành, điều chỉnh những quan hệ và hoạt động trong tổ chức. Ví
dụ: Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước mà tổ chức phải tuân thủ; điều lệ, nội
qui của tổ chức mà các thành viên của tổ chức phải tuân theo
+ Cơ chế phi hình thức: là những qui định bất thành văn những có tác
dụng định hướng, vận hành, điều chỉnh những quan hệ và hoạt động trong tổ

chức. Ví dụ: phong tục, tập quán, truyền thống và tiền lệ của tổ chức
Hệ thống quản lí vận hành theo cả hai loại cơ chế này, trong đó cơ chế
hình thức có vai trò chủ đạo. Là chủ đạo vì cơ chế hình thức được xác lập một
cách chính thống, được đảm bảo bởi quyền lực của nhà nước và của tổ chức
20

×