Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

hồ sơ dạy học tích hợp bài 7, tiết 29 luyện nói kể chuyện – chương trình ngữ văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 18 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HOÀN KIẾM
TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN

HỒ SƠ DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. Tên chủ đề dạy học: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
2. Môn học chính của chủ đề: Ngữ văn
3. Các môn được tích hợp: Ngoại ngữ (Tiếng Anh),
Lịch sử, Giáo dục công dân, HĐNGLL - Giáo dục nếp
sống Thanh lịch – văn minh cho học sinh Hà Nội
Hà Nội - 2014
1
Phụ lục I
Phiếu thông tin về giáo viên dự thi
- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/ thành phố Hà Nội
- Phòng giáo dục và đào tạo (nếu là giáo viên THCS): Quận Hoàn Kiếm
- Trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên
- Địa chỉ: 27-29 Hàm Long, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 04 3943 0089; Email:
- Thông tin về giáo viên:
Họ và tên: Nguyễn Đức Tâm An
Ngày sinh: 20/07/1992 Môn : Ngữvăn
Điện thoại: 0976852610; Email:
2
Phụ lục II
Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên
1. Tên hồ sơ dạy học: Bài 7, Tiết 29: Luyện nói kể chuyện – Chương trình Ngữ
văn 6
2. Mục tiêu dạy học
- Kiến thức: Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn của
các môn sau đây để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra:


+ Môn Ngữ văn: Tiết 29, Bài Luyện nói kể chuyện (chương trình Ngữ văn 6).
Học sinh phải nắm được bố cục, thứ tự kể, các sự việc, nhân vật, cốt truyện, biết
trình bày tóm lược hay chi tiết một truyện truyền thuyết bằng lời văn của mình
Luyện nói, liên kết kiến thức các bộ môn Sử, Giáo dục công dân, Tiếng Anh,
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh cho học sinh Hà Nội
+ Môn Tiếng Anh: Bài 4 – My neighborhood (chương trình sách giáo khoa
Tiếng Anh 6 thí điểm). Học sinh biết vận dụng các mẫu câu kể, dẫn dắt và giới
thiệu địa điểm đã học trong tiếng Anh
+ Môn Lịch sử: Bài 10 - Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước, Bài
20 - Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) (chương trình Lịch sử 7). Liên hệ,
mở rộng kiến thức về thời Lý, Lê cùng các sự kiện đương thời liên quan đến
truyền thuyết được kể
+ Môn Giáo dục công dân: Bài 9 - Lịch sự, tế nhị (chương trình Giáo dục công
dân 6). Dạy các biểu hiện của lịch sự, tế nhị; Bổ sung một số ví dụ về hành vi
giao tiếp thể hiện lịch sự, tế nhị: biết chào hỏi, giới thiệu, tự giới thiệu, cảm ơn,
xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị ; thể hiện lời nói, hành vi nhã nhặn, từ tốn, khéo
léo ở nơi công cộng…
+ Môn Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh cho học sinh Hà Nội: Bài 1-
Tác phong của người Hà Nội, Bài 2 - Giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội, Bài 5 -
Ứng xử với các di tích, danh thắng (chương trình lớp 8).
- Kĩ năng:
+ Biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng một cách chân thật
3
+ Biết ứng dụng mẫu câu kể trong tiếng Anh để kể truyền thuyết địa danh cho
người nước ngoài
+ Kĩ năng giao tiếp không lời: ngôn ngữ cử chỉ trong thuyết trình
+ Biết rèn luyện cử chỉ, hành vi, sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sử, tế nhị, thể
hiện nếp sống thanh lịch, văn minh của học sinh Hà Nội, biết nhận xét, góp ý
cho bạn bè
+ Rèn luyện phát triển năng lực vận dụng tổng hợp, năng lực hợp tác, làm việc

nhóm, vận dụng công nghệ thông tin (soạn thảo kế hoạch, quay clip, trình
chiếu…) để xây dựng và hoàn thành dự án
- Thái độ
+ Có nếp giao tiếp văn minh, lịch sự, tế nhị khi trình bày vấn đề
+ Có ý thức yêu mến, trân trọng, bảo vệ những di sản văn hóa, danh thắng, di
tích lịch sử.
3. Đối tượng dạy học
Học sinh lớp 6A, là lớp Chất lượng cao trường THCS Ngô Sĩ Liên, đang học
chương trình Tiếng Anh thí điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sĩ số 45. Đây là
lớp học sinh năng động, sáng tạo và tự chủ, có khả năng sử dụng thành thạo
công nghệ số (quay phim, internet, chụp ảnh, biên tập trên máy tính).
4. Ý nghĩa bài học
Bài học thuộc phân môn Tập làm văn của môn Ngữ văn lớp 6, tập trung phát
triển khả năng xây dựng dàn bài và tạo lập văn bản Tự sự ở dạng nói.
Giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp dạy học theo dư án. Theo phương pháp
này, học sinh là người quyết định cách tiếp cận vấn đề cũng như cách thức và
các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề. Giáo viên áp dụng kĩ
thuật dạy học theo dự án để giúp học sinh tập giải quyết các vấn đề bằng các kĩ
năng của người lớn thông qua làm việc theo nhóm: thu thập tài liệu, giao việc,
thực hành quay video, tổng hợp dữ liệu, tạo thành kết quả của nhóm Chính học
sinh là người lựa chọn các nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu từ những nguồn khác
nhau, rồi tổng hợp (synthesize), phân tích (analyze) và tích lũy kiến thức từ quá
trình làm việc của các em.Học sinh hoàn thành việc học với các sản phẩm cụ thể
(dự án) và có thể trình bày, bảo vệ sản phẩm đó. Học sinh cũng là người trình
4
bày kiến thức mới mà họ đã tích lũy thông qua dự án. Cuối cùng, bản thân học
sinh là người đánh giá và được đánh giá dựa trên những gì đã thu thập được,
dựa trên tính khúc chiết, tính hợp lý trong cách thức trình bày của các em theo
những tiêu chí đã xây dựng trước đó.
Khác với phương pháp dạy học truyền thống, trong kĩ thuật dạy học dự án, giáo

viên là chỉ là người hướng dẫn (guide) và tham vấn (advise) chứ không phải là
“cầm tay chỉ việc” cho học sinh của mình. Theo đó, giáo viên không dạy nội
dung cần học theo cách truyền thống mà từ nội dung (thực hành luyện nói kể
chuyện) nhìn ra sự liên quan của nó tới các vấn đề của cuộc sống (thuyết trình,
kể chuyện, giới thiệu bối cảnh lịch sử của câu chuyện…), hình thành ý tưởng về
một dự án liên quan đến nội dung học (dự án giới thiệu di tích, thắng cảnh thông
qua kể truyền thuyết về di tích), tạo vai trò cho học sinh trong dự án, làm cho
vai trò của học sinh gằn với nội dung cần học…Tóm lại, giáo viên không còn
giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học mà trở thành người hướng dẫn,
người giúp đỡ học sinh, tạo môi trường thuận lợi nhất cho các em trên con
đường thực hiện dự án.
Dự án còn giúp nâng cao kinh nghiệm học tập và đem lại cho học sinh cơ hội để
hòa nhập với thế giới bên ngoài, tìm thấy các nguồn tài nguyên và tạo ra sản
phẩm. Phương pháp dự án được áp dụng trong hoạt động dạy-học còn gắn lý
thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội:
• Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học;
• Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm;
• Phát triển khả năng sáng tạo;
• Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp;
• Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn;
• Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc;
• Phát triển năng lực đánh giá.
Về nội dung hoạt luyện nói, bài Luyện nói kể chuyện soạn trong Sách giáo khoa
6 trên thực tế đã có phần lỗi thời với học sinh hiện đại. Các đề văn đã cũ (VD:
kể về gia đình, về một ngày hoạt động của mình, kể về một chuyến về quê, cuộc
thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn), thậm chí không phù hợp với đối tượng học
(VD: kể về một chuyến ra thành phố)… Thay vì dạy thể loại văn tự sự chỉ cần
5
nắm vững lý thuyết, giáo viên yêu cầu học sinh thu thập tài liệu, đi thực tế, trải
nghiệm cuộc sống với dự án “Truyền thuyết Thăng Long – Hà Nội qua lời kể

của chúng tôi”. Với vị thế là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả
nước, Hà Nội trong trường kỳ lịch sử phát triển, đặc biệt là từ thời Lý, cùng với
việc định đô là cuộc phục hưng văn hoá dân tộc, cùng với những chủ trương của
các nhà nước phong kiến về việc thu hút nhân tài thì tự thân Thăng Long cũng
đã là “miền đất hứa” đối với nhân tài, kẻ sĩ và cư dân tứ chiếng. Do đó, Thăng
Long – Hà Nội thực sự là “nơi hội tụ của bốn phương trời đất”, của không chỉ
người Việt mà còn cả nhân thần và nhiên thần… Chính điều này đã tạo nên kho
tàng các truyền thuyết dân gian vô cùng phong phú của Hà Nội ở cả phương
diện truyền miệng và ghi chép. Thăng Long là đất rồng bay lên. Rồng là một
con vật truyền thuyết mà khi chọn con vật này để đặt tên cho kinh đô thì cũng
đã thừa nhận đây là xứ sở của những truyền thuyết. Có rồng vàng bay lên mở ra
một kỷ nguyên độc lập, có rùa vàng giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa
(Truyền thuyết rùa vàng) và rùa vàng với truyền thuyết trả gươm (Truyền thuyết
hồ Gươm) để khẳng định đất nước có chủ quyền và đã hoàn toàn độc lập, hoà
bình. Đó còn là thần Bạch Mã, với vai trò như là kiến trúc sư chỉ rõ con đường
quy hoạch thành Thăng Long mà nay còn đền thờ thần Bạch Mã. Có trâu vàng
tắm nước hồ Tây tạo cho Thăng Long rất nhiều gương diễm lệ (Truyền thuyết
hồ Tây), có hồ còn giữ được cái tên Kim Ngưu. Có vật linh thiêng, Thăng Long
– Hà Nội lại có cả những vị thần linh thiêng, cả nhân thần và nhiên thần. Đó là
những vị thần đã trợ giúp nhân dân, trợ giúp Thăng Long trong quá trình hình
thành như thần Tô Lịch/ Long Đỗ. Đây là vị thành hoàng của thành Đại La xưa,
vốn được nhân dân vùng Hà Nội cổ lập đền thờ từ lâu. Đến đời Lý thì lại được
tôn làm Quốc đô Thành hoàng, tức là vị thần bảo vệ thủ đô của cả nước…
Trong dặm dài phát triển của lịch sử, kho tàng truyền thuyết đã thực sự đi sâu
vào đời sống nhân dân, góp phần làm nên sự phong phú và đa dạng trong đời
sống văn hoá tinh thần của cư dân Thăng Long. Đồng thời chứa đựng nhiều giá
trị văn hoá, lịch sử của Thăng Long. Đó là những giá trị cốt lõi về truyền thống
anh hùng, tinh thần bất khuất truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, cũng
như ý thức tự lực tự cường của dân tộc ta nói chung của Kinh đô ngàn năm văn
hiến nói riêng. Việc tìm hiểu những truyền thuyết trong kho tàng ấy là vô cùng

cần thiết đối với học sinh, nhất là với đối tượng học sinh Thủ đô.
Khi tiếp xúc với khách du lịch nước ngoài, những người chưa có hiểu biết đầy
đủ về nguồn gốc, truyền thuyết văn hóa gắn liền với di tích, danh thắng trong
thành phố, học sinh sẽ có cơ hội thể hiện tri thức của bản thân, đồng thời rèn
luyện kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, truyết trình cho hấp dẫn, cảm nhận sinh
6
động về cuộc sống bên ngoài trang sách. Khách du lịch thường chỉ được hướng
dẫn viên giới thiệu những thông tin khá cơ bản, thuần thuyết minh về danh
thắng (VD: địa điểm ở đâu, năm xây dựng, mục đích xây dựng, năm khôi phục,
thông tin về diện tích, kiến trúc…). Dự án của học sinh sẽ giúp du khách có thể
lắng nghe những câu chuyện li kì, hoang đường và vô cùng hấp dẫn, cùng lúc
lại có thể quảng bá cho bạn bè năm châu về ý nghĩa mang tính dân tộc của
những di tích, danh thắng đó.
Sau khi cùng nhau thực hiện dự án, học sinh sẽ hiểu vấn đề và biết cách vận
dụng kiến thức đã học ở nhiều môn để hoàn thành những nhiệm vụ sau này. Dự
án không chỉ giúp học sinh học môn Văn mà còn buộc học sinh phải tư duy,
sáng tạo, có kỹ năng kết hợp kiến thức liên môn học như Lịch sử, Giáo dục
công dân, Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh, kiến thức công nghệ thông
tin để xử lý vấn đề, làm clip… Dự án còn giúp học sinh phát huy năng lực làm
việc nhóm, năng lực cá thể, tư duy độc lập và thỏa sức thể hiện đam mê khám
phá thế giới xung quanh. Cái được lớn nhất mà các em cảm nhận, lưu giữ trong
hành trang chính là những kỉ niệm với bạn bè nước ngoài, những kiến thức mà
các em đào sâu tìm hiểu, và ý thức trân trọng những giá trị lịch sử, truyền thống
còn đọng lại trên những danh thắng, di tích của Thủ đô.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
• GV chuẩn bị giáo án, bài giảng điện tử (có gửi kèm trong hồ sơ), máy tính, máy chiếu,
loa, mic
• Sưu tầm tranh ảnh về di tích lịch sử liên quan đến bài dạy
• Sách giáo khoa, sách giáo viên các môn Ngữ văn 6, Tiếng Anh 6 thí điểm, Lịch sử 7,
Giáo dục công dân 6, Bộ tài liệu Giáo dục nếp sống Thanh lịch văn minh cho học sinh

Hà Nội
• Phát phiếu dự án (mẫu có đính kèm hồ sơ dự thi) cho các nhóm dự án
• Học sinh làm dự án (quay clip), báo cáo thực hiện dự án, chuẩn bị dàn bài được giao
thực hiện, gửi lại toàn bộ sản phẩm dự án cho GV trước khi đến tiết học, báo cáo kết
quả trong giờ học (thuyết trình và chiếu clip).
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
6.1. Ổn định lớp (1p)
6.2. Kiểm tra bài cũ (1p): Học sinh nhắc lại dàn bài của bài văn tự sự
6.3. Bài mới (40p):
7
Các em đã biết, kĩ năng giao tiếp là một trong những kĩ năng mềm rất quan trọng mà chúng
ta phải trau dồi và rèn luyện để chuẩn bị cho cuộc sống. Chương trình Ngữ văn của lớp 6 cũng
có những tiết đặc biệt cho cô trò ta có thể tập trung phát triển kĩ năng này, đó là những bài
Luyện nói. Trong tiết Luyện nói đầu tiên của năm học này, chúng ta sẽ cùng nhau thực hành,
quan sát và nhận xét kết quả dự án “Truyền thuyết Thăng Long – Hà Nội qua lời kể của chúng
tôi” – dự án luyện nói mà cô đã giao cho các em cách đây 1 tuần.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung bài
HOẠT ĐỘNG 1:
• HƯỚNG DẪN LUYỆN NÓI
(15p)
• - Hà Nội là một trong những
thành phố có mật độ các di tích,
thắng cảnh lớn nhất trong khu
vực. Đi trên những con đường,
qua những ngôi nhà, những
công trình kiến trúc, dường như
đâu đâu ta cũng thấy dấu ấn của
lịch sử Thủ đô ngàn năm tuổi.
Những dấu ấn ấy thường gắn
liền với những câu chuyện kì bí,

những truyền thuyết có từ những
thế kỉ trước. Nhiệm vụ của
chúng ta là tìm hiểu, kể lại
những truyền thuyết ấy cho đối
tượng là du khách nước ngoài.
• - Các em có thể kể tên một vài
di tích, thắng cảnh của Thăng
Long, Hà Nội có gắn với các
truyền thuyết không?
- Nhiệm vụ lần này của các em
là: Thực hành kể cho du khách
nước ngoài những truyền thuyết
gắn với danh thắng, công trình
hoặc di tích của Hà Nội
- GVchỉ dẫn cách hình thành
dàn bài, cách sử dụng mẫu câu
tiếng Anh cho hợp lí (Tích hợp
môn Tiếng Anh)
- Học sinh thảo luận, phát
biểu: Hồ Hoàn Kiếm, Hồ
Tây (Hồ Trâu Vàng), Chùa
Một Cột, Đền Bạch Mã,
Đền Voi Phục…
(Kết hợp ghi bảng với
giáo án điện tử - có gửi
kèm trong hồ sơ dự thi)
I. Hướng dẫn luyện nói
1. Đối tượng luyện nói:
- Các di tích, thắng cảnh ở
Hà Nội có thể chọn để kể

truyền thuyết:
+ Hồ Hoàn Kiếm
+ Hồ Tây (Hồ Trâu Vàng)
+ Chùa Một Cột
+ Đền Bạch Mã
+ Đền Voi Phục
- Lưu ý: bài luyện nói này
tập trung vào kể truyền
thuyết, các chi tiết giới
thiệu địa điểm, kiến trúc…
vẫn được trình bày nhưng
không phải là trọng tâm.
2. Hướng dẫn luyện nói
a. Xây dựng dàn bài
1) Mở bài: Giới thiệu bản
thân và chủ đề sẽ trình bày
2) Thân bài:
- Vài nét sơ quan về di tích,
thắng cảnh mà em chọn
- Kể truyền thuyết về di
8
tích, thắng cảnh: những sự
kiện nào dẫn đến sự ra đời/
tên gọi của di tích? Những
nhân vật nào có liên quan
trong những sự việc đó?
Những sự việc vừa kể có ý
nghĩa gì?…
3) Kết bài: Cảm ơn sự chú
ý lắng nghe của du khách

b. Một số mẫu câu có thể
sử dụng:
KHI GIỚI THIỆU SƠ QUA
VỀ DI TÍCH, THẮNG
CẢNH:
- Giới thiệu có điều gì/
cảnh gì đặc biệt: There is/
are…
- Miêu tả: sử dụng các tính
từ: historic (cổ kính, có tính
lịch sử), peaceful (yên
bình), quiet (yên tĩnh),
sacred (thiêng liêng),
beautiful, fine, nice (đẹp
đẽ)
KHI KỂ LẠI TRUYỀN
THUYẾT:
+ According to the legend
+ Now please close your
eyes and turn back time…
+ Let’s travel back in time
+ One day, …
+ After that incident, …
+ Hence/ So/ Therefore, …
HOẠT ĐỘNG 2:
BÁO CÁO KẾT QUẢ
DỰ ÁN LUYỆN NÓI (25p)
• - GV yêu cầu các nhóm báo cáo
sơ bộ về quá trình hình thành ý
- Học sinh đại diện của mỗi

II. Thực hành luyện nói
1. Báo cáo quá trình
làm việc
+ Nhóm 1: Kể Truyền
9
tưởng, làm việc nhóm của mình
trong tuần qua (Dạy học theo dự
án, phát triển năng lực làm việc
nhóm, học tập tích cực của học
sinh)
- GV nhận xét về tác phong, thái
độ khi nói của học sinh, điều
chỉnh, yêu cầu học sinh nói to, rõ
ràng, nghiêm túc, tự nhiên, mắt
nhìn xuống lớp.
- GV chọn 2 nhóm dự án tiêu
biểu để trình bày sản phẩm của
nhóm (clip) trước lớp: Nhóm 1
và Nhóm 3
• - GV uốn nắn và sửa chữa
những chỗ học sinh còn hạn chế
để bài phát biểu đạt yêu cầu:
• + Về tri thức lịch sử (Tích hợp
nội dung môn Lịch sử):
• Cần nắm chắc những thông tin
về lịch sử triều Lý (sự hình
thành nhà nước, những tiến bộ
về kiến trúc trong công cuộc xây
dựng đất nước), triều Lê (cuộc
kháng chiến chống quân Minh

của Lê Lợi) để lồng ghép chính
xác trong bài nói, giúp khách
nước ngoài hiểu được mối liên
kết giữa di tích với lịch sử
Thăng Long, Hà Nội
• + Về tác phong, ngôn ngữ cơ thể
(Tích hợp môn GDCD và tài
liệu GD nếp sống thanh lịch văn
minh cho học sinh Hà Nội):
• Biết chào hỏi thân thiện
• Đi đứng nhanh nhẹn, gọn
gàng, tác phong bình dị
• Ứng xử thanh lịch, văn
minh, sẵn sàng, tích cực
nhóm trình bày kết quả:
• + Cách phân công công
việc, thời gian thực hiện
nhiệm vụ
• + Cách tiếp cận khách
quốc tế
• + Quá trình tổng hợp sản
phẩm nhóm
• + Đánh giá của nhóm
trưởng về hiệu quả công
việc của các thành viên
• - Nhóm trưởng lên trình
chiếu và giới thiệu clip của
nhóm mình trước lớp.

• - Các nhóm khác lắng

nghe và nhận xét, góp ý về
kiến thức, khả năng diễn
đạt, cử chỉ và tác phong
của các bạn thuyết trình;
cho điểm các nhóm bạn
theo yêu cầu của GV
- Học sinh lắng nghe và
rút kinh nghiệm cho
nhóm mình
thuyết Hồ Gươm
+ Nhóm 2: Kể Truyền
thuyết Hồ Tây (Hồ Trâu
Vàng)
+ Nhóm 3: Kể Truyền
thuyết Đền Bạch Mã
+ Nhóm 4: Kể Truyền
thuyết Đền Voi Phục
+ Nhóm 5: Kể Truyền
thuyết Chùa Một Cột
2. Trình bày sản phẩm
trước lớp
*Lưu ý:
• - Về tri thức lịch sử
• - Về tác phong, ngôn ngữ
cơ thể
- Về thái độ với di tích,
thắng cảnh
10
• Giao tiếp cởi mở, lịch sự,
ân cần, niềm nở, thân

thiện, biết thể hiện cảm
xúc tự hào khi kể về di
tích quê hương
• Biết lắng nghe khi du
khách muốn hỏi thêm
• Biết cảm ơn du khách đã
lắng nghe
+ Về thái độ khi kể chuyện về di
tích (Tích hợp môn GDCD và
tài liệu GD nếp sống thanh lịch
văn minh cho học sinh Hà Nội):
• Phải thể hiện thái độ ham
học hỏi, ham tìm hiểu giá
trị của di tích,thể hiện
trình độ văn hóa của
người con đất Thăng
Long, khơi gợi được thiện
cảm, niềm hứng thú với
các di tích ở khách du lịch
• Phải trân trọng di tích:
trang phục đồng phục
chỉnh tề khi giới thiệu di
tích, nói lời thanh lịch,
không đùa nghịch ồn ào,
thái độ nhiệt thành khi
quảng bá, giới thiệu về ý
nghĩa, lịch sử, giá trị văn
hóa, kiến trúc, vẻ đẹp của
các di tích quê hương
• - GV nhận xét – ghi điểm


6.4. Củng cố (2p):
- Để đạt kết quả khi luyện nói, ta cần:
• Nắm vững cách xây dựng một dàn ý bài Tự sự, phương thức biểu đạt Tự sự
• Trang bị tri thức đầy đủ về chủ đề, vấn đề hoặc đối tượng muốn nói
• Chuẩn bị chu đáo về trang phục, tác phong, ngôn ngữ cơ thể, thái độ
• Rèn luyện và không ngừng trau dồi các kĩ năng mềm: giao tiếp văn minh lịch sự, ứng
xử chan hòa, thân thiện, thuyết trình lưu loát, trôi chảy, hấp dẫn…
11
6.5. Dặn dò (1p):
- Ôn lại phần lý thuyết đã học
- Chuẩn bị: “Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự”
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Giáo viên thực hiện dạy tích hợp các môn Lịch sử, Tiếng Anh, GDCD và GD
nếp sống thanh lịch văn minh, lại ứng dụng kĩ thuật Dự án, nên cách đánh giá
cũng dựa trên tiêu chí của những yếu tố đó.
- Đánh giá dự án
Đánh giá bài học dựa trên đánh giá kết quả dự án không chỉ đơn thuần là đánh
giá sản phẩm của dự án mà còn phải đánh giá mức độ hiểu, khả năng nhận thức
và kĩ năng của học sinh đồng thời theo dõi sự tiến bộ ở các em. Một số cơ sở để
đánh giá:
+ Sổ ghi chép: Sổ ghi chép là những phản ảnh về việc thực hiện dự án của nhóm
và những hồi đáp với những gợi ý ở dạng viết. Ngoài những phản hồi, các gợi ý
giúp thể hiện rõ các kỹ năng tư duy cụ thể ở những phần quan trọng của dự án.
+ Phỏng vấn và quan sát dựa trên kế hoạch đã chuẩn bị. Giáo viên phỏng vấn
các thành viên trong nhóm ngay trong tiết học để thăm dò sự hiểu bài của học
sinh. Thể thức câu hỏi phỏng vấn là yêu cầu học sinh giải thích và đưa ra lý do
về cách hiểu vấn đề. Các quan sát cũng được tiến hành tương tự nhưng dùng
cho việc đánh giá kỹ năng, tiến trình và sự thể hiện năng lực và cũng có thể
được thực hiện bởi học sinh.

+ Sự thể hiện – là những bài trình bày, các sản phẩm và các sự kiện mà học sinh
thiết kế và thực hiện để thể hiện quá trình học tập của các em. Tại đây, giáo viên
cùng các nhóm dự án khác lắng nghe và theo dõi sự trình bày của nhóm đang
xét và cho điểm.Bài trình bày phải có đề cương thuyết phục, bài phát biểu gây
cảm hứng, tranh luận ủng hộ-phản đối, bài thuyết trình nhiều thông tin, phân
tích nghiên cứu và kết luận, bản tin trên đài.
+ Kế hoạch dự án: Kế hoạch dự án giúp học sinh tự chủ trong học tập. Học sinh
xác định mục tiêu, thiết kế chiến lược để đạt mục tiêu, đặt thời gian biểu và xác
định các tiêu chí để đánh giá.
12
+ Phản hồi cho câu hỏi (nếu có) của các nhóm bạn. Phản hồi của bạn học giúp
cho học sinh tiếp thu được đặc điểm về chất lượng học tập qua đánh giá việc
học của bạn học.
+ Các sản phẩm: là những gì học sinh sáng tạo ra hoặc xây dựng nên thể hiện
việc học tập của các em. Sản phẩm có thể là các báo cáo thực tế tìm hiểu di tích
thắng cảnh (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh), truyền thuyết về di tích, clip quay
lại quá trình kể truyền thuyết cho du khách ngoại quốc…
Học sinh phải thể hiện được các kỹ năng trong quá trình báo cáo kết quả dự án
Các cơ sở đánh giá này phải được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện dự án,
tại các thời điểm quan trọng hay vào giai đoạn cuối của dự án.
Những cơ sở đánh giá trên cung cấp thông tin có giá trị cho cả giáo viên và học
sinh. Điều then chốt là phải hiểu được các mục đích khác nhau của chúng,
chúng được thiết kế như thế nào, và cuối cùng, xử lí kết quả thu được ra sao.
- Đánh giá nội dung tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề của các
nhóm dự án:
+ Các nhóm phối hợp được nhiều kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều phân môn khác
nhau
+ Kết hợp các kiến thức, kĩ năng đó một cách nhuần nhuyễn, khéo léo, có sự
liên kết và chuyển tiếp
+ Các nội dung kiến thức được liên hệ phải hợp lí, chuẩn kiến thức và phù hợp

với yêu cầu dự án, mục tiêu bài học
8. Các sản phẩm của học sinh
Học sinh sau khi thực hiện dự án nộp lại cho giáo viên qua bản mềm các kết quả
sau:
- Báo cáo thực hiện dự án theo mẫu trong phiếu dự án đã phát cho các
nhóm
- Bài thuyết trình (sưu tầm và biên tập, xử lí cho hấp dẫn, đúng yêu cầu dàn
bài đã xây dựng) bản word (có đính kèm trong hồ sơ)
- Các clip quay lại quá trinh kể truyền thuyết cho du khách ngoại quốc,
kèm ảnh nếu có (có đính kèm trong hồ sơ)
Các sản phẩm này đã được gửi kèm trong hồ sơ dự thi.
Kết quả điểm số:
13
- Nhóm 1: 9.5 điểm
- Nhóm 2: 8 điểm
- Nhóm 3: 10 điểm
- Nhóm 4: 9 điểm
- Nhóm 5: 9 điểm
14
PHỤ LỤC
1. Các hình ảnh thực tế giảng dạy tiết học trên lớp
Hình 1: Hoạt động 1 – Hướng dẫn luyện nói
Hình 2: Hoạt động 2 – Thực hành luyện nói (Nhóm 1 báo cáo kết quả dự án)
15
Hình 3: Hoạt động 2 – Nhóm 1 kể về chuyến đi thực tế
Hình 4: Hoạt động 2 – Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày Clip
16
Hình 5: Hoạt động 2 – Nhóm 3 trình bày sản phẩm
2. Bảng thống kê các môn học và bài học có thể khai thác sử dụng
STT Môn học Tên bài có thể tích hợp Ghi chú

1 Lịch sử Lớp 7
Bài 10 - Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng
đất nước
Bài 20 - Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)

2 Giáo dục công
dân
Lớp 6
Bài 9 - Lịch sự, tế nhị

3 HDDNGLL:
Giáo dục nếp
sống thanh lịch
– văn minh cho
học sinh Hà Nội
Lớp 8
Bài 1- Tác phong của người Hà Nội
Bài 2 - Giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội
Bài 5 - Ứng xử với các di tích, danh thắng
4 Tiếng Anh Lớp 6 Sách chương
trình thí điểm
17
Bài 4- My neighborhood của Bộ GD
2014

18

×